Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 4-6
Nỗi nhớ nhà “Ăn đôi khi là nỗi nhớ nhà, niềm khao khát, sự ấm áp, mong muốn được an ủi.” Một nhà triết học nào đó khi thấy câu này đã chạm đến nỗi niềm của những người xa quê.
Quê hương.
Mỗi năm Tết đến, trong nhà đều làm xúc xích. Tìm chỗ thôn quê đặt mấy bộ ruột lợn, nhận được thì rửa sạch sẽ. Mẹ tìm một cái thau lớn, đặt mười cân chân thịt lợn vào, không phải cắt nhỏ làm nhân mà là băm nhỏ toàn bộ rồi làm thành thịt viên, làm vậy thì xúc xích khi làm ra mới giữ được vị ngon. Trộn chút với rượu trắng, muối ăn, hạt tiêu xay nhỏ ướp với chút đường để trong mấy ngày. Sau đó rưới lên đầy thịt làm xúc xích, mỗi một cây đều được quét phủ đầy đủ, ước chừng một thau lớn.
Làm xúc xích là cả một quá trình từ từ, không thể sốt ruột. Chờ thịt ngấm đầy đủ còn phải đem đi phơi nắng, dưới mái hiên nhà một hàng thịt được xếp ngay ngắn chờ phơi khô, mỗi lần đi qua chỉ cần ngẩng đầu lên là có thể thấy nó. Chờ xúc xích phơi khô thì có thể bắt đầu xông khói. Mỗi lần xông khói thịt sẽ giống như trẻ con ngày lễ. Cả nhà đi tìm mùn cưa, cành tùng khô với vỏ quýt mùa đông làm nhiên liệu, như vậy lửa sẽ không quá lớn mà cũng có thể xông được xúc xích. Chúng tôi vừa tám chuyện vừa canh lửa, thỉnh thoảng vén lò lên kiểm tra xem xúc xích đã đổi màu chưa, vây quanh lò ca hát đôi lúc là nhảy múa. Tuyệt vời nhất là lúc đợi xúc xích xông xong nhét mấy củ khoai lang vừa mới đào vào không ngừng nghỉ, ăn một củ khoai lang nướng nóng bỏng tay, ngày hôm đó quả thật là quá viên mãn.
Xúc xích vừa mới xông sẽ được xem xét để chọn một cây ngon nhất làm cơm tối, cắt thành lát mỏng, đặt trên cơm nấu chung, cơm chín thì xúc xích cũng chín theo, hiện lên màu vàng óng ánh của dầu mỡ. Tôi không dằn lòng được múc một thìa cho vào miệng, mùi rượu, mùi thịt, mà đặc biệt còn có mùi củi đốt cùng nhau xông lên, đây gọi là vị nhà.
Sau đó, cho dù đi đến đâu, mẹ tôi cũng sẽ gói cho tôi một ít xúc xích. Lúc nhớ nhà thì cắt một đoạn, hấp lên hoặc xào cùng với thức ăn, cứ như vậy, nỗi nhớ quê sẽ vơi đi một chút, hoặc là lại nhiều hơn.
Dục vọng Cảm xúc khi yêu một ai đó và khi muốn ăn thứ gì đó là giống nhau: nhung nhớ đến cồn cào ruột gan, như thể trong đầu có một con quỷ nhỏ liên tục nhắc nhở bạn. Cảm giác đó chính là dục vọng.
Đôi khi từng ký ức ngọt ngào bên nhau hiện lên trong tâm trí: nắm tay nhau đi qua từng con phố hay cùng nhau xem một bộ phim. Vùi đầu trong lồng ngực anh tựa như cả thế giới. Nhớ lại lúc ăn bánh ga-tô rừng đen cũng vậy, kem bơ vương trên đầu lưỡi, mùi sô-cô-la đậm đà phủ cả chiếc bánh, mỗi khi nhắm mắt lại hồi tưởng là thấy hạnh phúc ngọt ngào.
Dĩ nhiên cũng có những cay đắng. Tự hỏi tại sao anh ấy muốn chia tay, hay là anh ấy đã quên mình. Loại cay đắng ấy lan ra một chút một, muốn dừng lại, nhưng hoàn toàn vô ích. Nó y như khoảnh khắc ăn canh mướp đắng, dẫu biết ăn vào là đắng nhưng cứ ăn không ngừng nghỉ như thể uống rượu độc giải khát vậy, tất cả chỉ vì dục vọng không thể nào dừng lại.
Thức ăn và tình yêu giống nhau thế đấy, có thể mang lại cho ta sự mãn nguyện, niềm vui và nỗi đau. Yêu đúng người giống như ăn được thức ăn ngon nhất, bất ngờ mà hạnh phúc, mà yêu sai người thì lại chẳng khác nào ăn phải đồ hỏng, chẳng có gì ngon cả.
Thế nhưng, dục vọng còn tồn tại, ta vẫn cứ yêu, hoặc vẫn kiếm tìm đồ ngon.
Ấm áp Thực ra ấm áp là một khái niệm rất trừu tượng. Nó không chỉ là một loại cảm giác trong nội tâm, chưa chắc đã tồn tại, song trớ trêu thay ai ai cũng muốn có nó.
Qua con ngõ nhỏ, một ông lão đẩy chiếc xe ba bánh nhỏ bán khoai lang nướng. Hương vị có thể không ngon lắm, nhưng vẫn muốn mua một củ. Cầm củ khoai nóng trên tay, chầm chậm bóc vỏ, dần dần màu đỏ bên trong hiện ra, cắn một miếng mà ấm áp cả cõi lòng.
Hồi bé, vào mùa đông, trước khi đi học bà đều bưng một bát cháo trứng nóng hổi cho rất nhiều đường, sợi trứng gà với một chút rượu. Bà ngoại vừa nhìn tôi húp bát cháo vừa nắm tay tôi mỉm cười, ừ, bây giờ ấm rồi, ra ngoài gió bắc thổi mạnh thế nào cũng không sợ nữa.
Tôi cuộn mình cùng bạn trai trên sô-pha xem phim, bên ngoài có tuyết rơi. Chúng tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, trong đầu bỗng nhiên nảy ra ý định muốn ăn mì, thế là bắt tay úp mì ăn liền, hơi nóng bốc lên, cả hai cùng ăn xì xụp. Bộ phim kia đã bị chúng tôi lãng quên mà hộp mì lại khiến chúng tôi cảm thấy ấm áp, quên đi cái lạnh.
Đa số sự ấm áp của thức ăn sẽ khiến bạn nhớ mãi, nó giống như mặt trời tỏa nắng vậy.
An ủi Khi thất tình bạn thích ăn hơn bao giờ hết, như thể trong ngực có một khoảng trống lớn mà chỉ có thức ăn mới có thể lấp đầy. Máy móc ăn kem va-ni, cầm cái thìa múc kem cho vào miệng, kem có vị ngọt, ăn vào miệng hòa tan được phần nào vị đắng. Hoặc là ăn khoai tây chiên, ăn từng cái một, ngoài giòn trong mềm, vừa mới rán qua thơm phưng phức chấm với sốt cà chua, cứ như thể chỉ cần ăn thế này bạn sẽ quên hết mọi điều không vui.
Trong các bộ phim truyền hình TVB, nữ chính thường nói một câu: “Không vui à? Vậy anh/chị ăn bát mì đi!” Nhiều khi cảm thấy lạc lõng, trống vắng, hay thậm chí có cảm giác bị cả thế giới bỏ rơi, tất cả những gì bạn cần là thức ăn. Cảm giác ấy tuyệt vời lắm. Thức ăn là người bạn trung thành của chúng ta, mãi mãi ở bên ta không bao giờ rời bỏ. Nó vẫn ở đó mỗi khi ta cần đến, là chỗ dựa vững chắc nhất cho ta.
Một lần nọ bị ông chủ mắng, tôi đứng giữa dòng người tấp nập qua lại mà cảm tưởng bản thân bị thế giới phản bội. Đến một tiệm bánh mua một chiếc bánh mới ra lò, sảng khoái ăn một miếng, thời khắc đó tôi mới nhận ra nó gần gũi thân thương đến nhường nào, hương thơm quen thuộc cho tôi sức mạnh. Lau khô nước mắt, bừng bừng khí thế làm việc. Bởi vì tôi biết, ít nhất thức ăn sẽ không bỏ rơi tôi.
An ủi chúng ta đôi khi chỉ cần câu đó: “Bạn có muốn ăn một bát mì không?”
Chúng ta nuôi dưỡng sự thèm ăn và tâm hồn của chính mình bằng thức ăn. Từ từ thưởng thức từng miếng ăn, và rồi cảm nhận sức mạnh mà chúng mang lại cho ta.
Quê hương.
Mỗi năm Tết đến, trong nhà đều làm xúc xích. Tìm chỗ thôn quê đặt mấy bộ ruột lợn, nhận được thì rửa sạch sẽ. Mẹ tìm một cái thau lớn, đặt mười cân chân thịt lợn vào, không phải cắt nhỏ làm nhân mà là băm nhỏ toàn bộ rồi làm thành thịt viên, làm vậy thì xúc xích khi làm ra mới giữ được vị ngon. Trộn chút với rượu trắng, muối ăn, hạt tiêu xay nhỏ ướp với chút đường để trong mấy ngày. Sau đó rưới lên đầy thịt làm xúc xích, mỗi một cây đều được quét phủ đầy đủ, ước chừng một thau lớn.
Làm xúc xích là cả một quá trình từ từ, không thể sốt ruột. Chờ thịt ngấm đầy đủ còn phải đem đi phơi nắng, dưới mái hiên nhà một hàng thịt được xếp ngay ngắn chờ phơi khô, mỗi lần đi qua chỉ cần ngẩng đầu lên là có thể thấy nó. Chờ xúc xích phơi khô thì có thể bắt đầu xông khói. Mỗi lần xông khói thịt sẽ giống như trẻ con ngày lễ. Cả nhà đi tìm mùn cưa, cành tùng khô với vỏ quýt mùa đông làm nhiên liệu, như vậy lửa sẽ không quá lớn mà cũng có thể xông được xúc xích. Chúng tôi vừa tám chuyện vừa canh lửa, thỉnh thoảng vén lò lên kiểm tra xem xúc xích đã đổi màu chưa, vây quanh lò ca hát đôi lúc là nhảy múa. Tuyệt vời nhất là lúc đợi xúc xích xông xong nhét mấy củ khoai lang vừa mới đào vào không ngừng nghỉ, ăn một củ khoai lang nướng nóng bỏng tay, ngày hôm đó quả thật là quá viên mãn.
Xúc xích vừa mới xông sẽ được xem xét để chọn một cây ngon nhất làm cơm tối, cắt thành lát mỏng, đặt trên cơm nấu chung, cơm chín thì xúc xích cũng chín theo, hiện lên màu vàng óng ánh của dầu mỡ. Tôi không dằn lòng được múc một thìa cho vào miệng, mùi rượu, mùi thịt, mà đặc biệt còn có mùi củi đốt cùng nhau xông lên, đây gọi là vị nhà.
Sau đó, cho dù đi đến đâu, mẹ tôi cũng sẽ gói cho tôi một ít xúc xích. Lúc nhớ nhà thì cắt một đoạn, hấp lên hoặc xào cùng với thức ăn, cứ như vậy, nỗi nhớ quê sẽ vơi đi một chút, hoặc là lại nhiều hơn.
Dục vọng Cảm xúc khi yêu một ai đó và khi muốn ăn thứ gì đó là giống nhau: nhung nhớ đến cồn cào ruột gan, như thể trong đầu có một con quỷ nhỏ liên tục nhắc nhở bạn. Cảm giác đó chính là dục vọng.
Đôi khi từng ký ức ngọt ngào bên nhau hiện lên trong tâm trí: nắm tay nhau đi qua từng con phố hay cùng nhau xem một bộ phim. Vùi đầu trong lồng ngực anh tựa như cả thế giới. Nhớ lại lúc ăn bánh ga-tô rừng đen cũng vậy, kem bơ vương trên đầu lưỡi, mùi sô-cô-la đậm đà phủ cả chiếc bánh, mỗi khi nhắm mắt lại hồi tưởng là thấy hạnh phúc ngọt ngào.
Dĩ nhiên cũng có những cay đắng. Tự hỏi tại sao anh ấy muốn chia tay, hay là anh ấy đã quên mình. Loại cay đắng ấy lan ra một chút một, muốn dừng lại, nhưng hoàn toàn vô ích. Nó y như khoảnh khắc ăn canh mướp đắng, dẫu biết ăn vào là đắng nhưng cứ ăn không ngừng nghỉ như thể uống rượu độc giải khát vậy, tất cả chỉ vì dục vọng không thể nào dừng lại.
Thức ăn và tình yêu giống nhau thế đấy, có thể mang lại cho ta sự mãn nguyện, niềm vui và nỗi đau. Yêu đúng người giống như ăn được thức ăn ngon nhất, bất ngờ mà hạnh phúc, mà yêu sai người thì lại chẳng khác nào ăn phải đồ hỏng, chẳng có gì ngon cả.
Thế nhưng, dục vọng còn tồn tại, ta vẫn cứ yêu, hoặc vẫn kiếm tìm đồ ngon.
Ấm áp Thực ra ấm áp là một khái niệm rất trừu tượng. Nó không chỉ là một loại cảm giác trong nội tâm, chưa chắc đã tồn tại, song trớ trêu thay ai ai cũng muốn có nó.
Qua con ngõ nhỏ, một ông lão đẩy chiếc xe ba bánh nhỏ bán khoai lang nướng. Hương vị có thể không ngon lắm, nhưng vẫn muốn mua một củ. Cầm củ khoai nóng trên tay, chầm chậm bóc vỏ, dần dần màu đỏ bên trong hiện ra, cắn một miếng mà ấm áp cả cõi lòng.
Hồi bé, vào mùa đông, trước khi đi học bà đều bưng một bát cháo trứng nóng hổi cho rất nhiều đường, sợi trứng gà với một chút rượu. Bà ngoại vừa nhìn tôi húp bát cháo vừa nắm tay tôi mỉm cười, ừ, bây giờ ấm rồi, ra ngoài gió bắc thổi mạnh thế nào cũng không sợ nữa.
Tôi cuộn mình cùng bạn trai trên sô-pha xem phim, bên ngoài có tuyết rơi. Chúng tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, trong đầu bỗng nhiên nảy ra ý định muốn ăn mì, thế là bắt tay úp mì ăn liền, hơi nóng bốc lên, cả hai cùng ăn xì xụp. Bộ phim kia đã bị chúng tôi lãng quên mà hộp mì lại khiến chúng tôi cảm thấy ấm áp, quên đi cái lạnh.
Đa số sự ấm áp của thức ăn sẽ khiến bạn nhớ mãi, nó giống như mặt trời tỏa nắng vậy.
An ủi Khi thất tình bạn thích ăn hơn bao giờ hết, như thể trong ngực có một khoảng trống lớn mà chỉ có thức ăn mới có thể lấp đầy. Máy móc ăn kem va-ni, cầm cái thìa múc kem cho vào miệng, kem có vị ngọt, ăn vào miệng hòa tan được phần nào vị đắng. Hoặc là ăn khoai tây chiên, ăn từng cái một, ngoài giòn trong mềm, vừa mới rán qua thơm phưng phức chấm với sốt cà chua, cứ như thể chỉ cần ăn thế này bạn sẽ quên hết mọi điều không vui.
Trong các bộ phim truyền hình TVB, nữ chính thường nói một câu: “Không vui à? Vậy anh/chị ăn bát mì đi!” Nhiều khi cảm thấy lạc lõng, trống vắng, hay thậm chí có cảm giác bị cả thế giới bỏ rơi, tất cả những gì bạn cần là thức ăn. Cảm giác ấy tuyệt vời lắm. Thức ăn là người bạn trung thành của chúng ta, mãi mãi ở bên ta không bao giờ rời bỏ. Nó vẫn ở đó mỗi khi ta cần đến, là chỗ dựa vững chắc nhất cho ta.
Một lần nọ bị ông chủ mắng, tôi đứng giữa dòng người tấp nập qua lại mà cảm tưởng bản thân bị thế giới phản bội. Đến một tiệm bánh mua một chiếc bánh mới ra lò, sảng khoái ăn một miếng, thời khắc đó tôi mới nhận ra nó gần gũi thân thương đến nhường nào, hương thơm quen thuộc cho tôi sức mạnh. Lau khô nước mắt, bừng bừng khí thế làm việc. Bởi vì tôi biết, ít nhất thức ăn sẽ không bỏ rơi tôi.
An ủi chúng ta đôi khi chỉ cần câu đó: “Bạn có muốn ăn một bát mì không?”
Chúng ta nuôi dưỡng sự thèm ăn và tâm hồn của chính mình bằng thức ăn. Từ từ thưởng thức từng miếng ăn, và rồi cảm nhận sức mạnh mà chúng mang lại cho ta.