Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Bảy Bước Tới Mùa Hè - Chương 21
Hai Mươi Mốt
Ông Mười khòm hỏi Mừng:
- Tại sao cháu không đi học nữa hả Mừng!
Ông hỏi đột ngột quá làm Mừng cứng lưỡi. Nó không biết phải trả lời thế nào. T ừ ngày ba mẹ nó bị lũ cuốn trôi, nhà nó lâm vào cảnh neo đơn. Chỉ có hai bà cháu quanh quẩn ra vào, Mừng phải ở nhà phụ giúp bà nó. Ba nó mất đi, trong nhà không người chèo chống, nó cũng không đủ tiền để theo đuổi chuyện học hành. Phần khác là do nó lười.
Có quá nhiều lý do dẫn tới việc nó nghỉ học. Vì vậy Mừng không biết giải thích với ông Mười khòm ra sao.
- Cháu phải đi học, cháu ạ. - Ông Mười khòm nói, một tay trong tay Mừng, tay kia dọ dẫm đầu gậy xuống mặt đường.
- Dạ. - Mừng lí nhí đáp.
- Con người không học chẳng khác nào bị khòm. Suốt đời chỉ nhìn xuống đất, không thế ngước mặt lên trời như thiên hạ.
Giọng ông Mười khòm nghe như tâm sự. Ông không ngại lôi khuyết tật của ông ra để khuyên răn thằng bé. Ông làm Mừng xốn xang quá. Nó chưa thấy ai nói với nó về chuyện học hành giống như ông.
- Dạ.
- Cháu có muốn bị khòm giống như ông không?
- Dạ, cháu không muốn. - Mừng rưng rưng đáp.
- Vậy cháu phải cố gắng lên! Cháu còn trẻ, lại là đứa bé ngoan, cháu cần phải có tương lai tươi sáng.
- Dạ.
Mừng lại dạ. Ông Mười khòm làm nó cảm dộng quá. Ông còn khen nó ngoan nữa. Nó nghĩ nó sẽ cố. Nó sẽ thôi lười. Cháu gái ông Mười khòm tuy không thích nó nhưng ông quý nó là nó vui rồi. Ông đã đánh lên một que diêm trong đầu óc tối tăm của nó, khiến nó tự dưng muốn ôm tập đến trường như ngày xưa quá.
- Cháu sẽ nghe lời ông chứ? – Ông Mười khòm ngừng khua gậy, cố quay mặt về phía Mừng. Trông ông cử động thật vất vả.
- Cháu... cháu...
Mừng ấp úng và cố tránh ánh mắt của ông. Mừng đã muốn gật đầu Dạ, cháu sẽ đi học lại
nhưng sực nhớ đến hoàn cảnh khó khăn của mình, nó lắp bắp mấy tiếng rồi ngậm miệng làm thinh. Nó không muốn nói dối ông Mười khòm. Ông vừa khen nỗ là một đứa bé ngoan, nó không thể hứa một đường làm một nẻo.
Mừng nhìn bâng quơ cánh đồng bắp bên kìa đường, bụng thon thót sợ ông thắc mắc. Tại sao cháu không trả lời ông. Nhưng ông Mười khòm đã không hỏi gì. Ông chỉ báo:
-Mặt trời lên cao rồi đó. Cháu đưa ông về nhà đi!
**
Sau lần trò chuyện đó, ông Mười khòm không nhắc gì đến chuyện học hành của Mừng nữa.
Ông không nhắc, Mừng đỡ lúng túng. Người làm nó lúng túng bây giờ là cháu nội của ông.
Thằng Bông tìm gặp Mừng, cự nự:
- Mày xúi ông tao nuôi heo phải không!
Mừng ngơ ngác:
- Đâu có!
- Chắc là mày xúi! - Bông nhìn lom lom vô mặt bạn - Mấy ngày nay ông tao không biết nổi chứng gì mà nằng nặc đòi nuôi heo.
- Ông mày nói tao xúi hả?
- Không. - Bông đưa tay quẹt mũi - Ông tao chỉ bảo rảnh rỗi không biết làm gì, mua cặp heo về nuôi cho đỡ buồn.
Mừng nhíu mày:
- Ông mày sức khỏe như thế làm sao nuôi heo được.
- Thì vậy! Ba mẹ tao can thế nào ông tao cũng không nghe.
Hôm sau gặp ông Mười khòm, Mừng hỏi ngay:
- Nghe nói ông định nuôi heo hả ông?
- Ờ.
Mừng liếm môi:
- Ông đừng nuôi heo ông ạ.
- Sao thế cháu?
- Nuôi heo cực lắm. Ông lớn tuổi rồi, lại không nhiều sức khỏe. - Mừng đáp, tránh nhắc cái lưng còng của ông.
- Ông chịu cực từ nhỏ quen rồi, cháu à. Hơn nữa chăm mấy con heo làm ông thấy vui, thấy ý nghĩa hơn là cả ngày đi lòng vòng.
Ông Mười khòm vừa nói vừa khua gậy lộp cộp Nghe tiếng gậy, Mừng đoán là ông muốn bảo ý ông đã quyết, đừng ai can ngăn ông nữa. Mừng đành cười trừ:
- Vậy mỗi ngày cháu sẽ qua nhà phụ ông.
Khi nói như vậy, Mừng hoàn toàn không nghĩ nó sẽ giáp mặt với nhỏ Đào ở... chuồng heo nhà thằng Bông.
Lúc Mừng tới, trời lưng lửng chiều, thấy nhỏ Đào đang lom khom rửa chuồng.
Ở ngăn bên cạnh, hai con heo trắng hồng, mông nở; thân dài kêu Ủn ỉn không ngừng. Ông Mười khòm đang loay hoay sửa sang máng ăn gần lối ra vào. Ba thằng Bông làm ở phòng thương nghiệp huyện, ít khi có nhà. Mẹ nó giờ này chắc đã ra đồng. Riêng thằng Bông chắng biết tếch đi đâu.
Thoạt nhìn thấy nhỏ Đào, Mừng đã bủn rủn tay chân, chỉ muốn thối lui. Những ngày gần đây, hễ thấy nhỏ Đào qua nhà chơi với bà là Mừng lảng tuốt ra xa. Mừng không dám bắt chuyện với nhỏ Đào đã đành, nó cũng không muốn con nhỏ này trông thấy mình. Bây giờ không còn như hồi trước nữa. Bây giờ nhỏ Đào đã biết Mừng thích nó. nhỏ chẳng những không thích lại, còn bảo Ông Mừng này lăng nhăng quá. Chỉ hình dung đến cảnh nhỏ Đào nói câu đó với thằng Bông là Mừng đã nóng ran cả mặt, và bần thần nghĩ: Chắc thể nào khi nói câu đó, môi con nhỏ cũng trề ra cả thước!
Nhỏ Đào đang cầm vòi nước cắm cúi xịt nên không nhìn thấy Mừng.
Mừng rón rén bước về phía ông Mười khòm vừa lấm lét liếc công nương của nó, mặt mày nhớn nhác y như thằng trộm gà.
- Ông à. - Mừng cúi người xuống ông Mười khòm, thấp giọng - Ông làm gì vậy? Để cháu làm cho!
Mừng nói bằng giọng vo ve, cốt đế nhỏ Đào không nghe thấy. Ồng Mười khòm đâu có hiểu tâm trạng của thằng bé. Ông reo lên vui vẻ:
- A, cháu Mừng đây rồi!
Ông chi tay về phía nhỏ Đào:
- Cháu lại đằng kia rửa chuồng giùm ông đi! Để cháu Đào rảnh tay sửa soạn mấy bình thuốc diệt côn trùng cho ông.
Ngay khi ông ngoại nó vừa cất tiếng reo, nhỏ Đào đã quay mặt nhìn về phía Mừng. Mừng đoán được đỉều đó nên nó cứ cúi gằm đầu xuống đất cứ như thể mặt đất dưới chân nó có quá nhiều thứ để khám phá, và trong tư thế của người nghiền cứu địa chất đó nó lầm lũi đi về phía nhỏ Đào.
- Anh Mừng rửa sàn giùm em nha!
Nhỏ Đào vừa nói vừa nhét vòi nước vào tay Mừng, ngạc nhiên thấy thằng này cho đến khi cầm lấy chiếc vòi mặt vẫn không chịu ngẩng lên. Hay ảnh đi chơi với ông ngoại mình riết, ảnh cũng sắp bị khòm theo?- Nhỏ Đào bước ra khỏi chuồng, lo lắng nghĩ.
Ở lại trong chuồng, Mừng lo lắng theo kiểu khác. Bụng Mừng nơm nớp: nhỏ Đào không thích mình cũng không sao nhưng nếu nó cao hứng đem chuyện đó méc với ông ngoại nó chắc mình chỉ có nước độn thổ. Ông Mười khòm vẫn luôn tin nó là đứa bé ngoan; nếu ông biết được nó lẽo đẽo đi theo ông khắp làng trên xóm dưới chỉ vì nó mê tít cháu gái ông chắc ông thất vọng về nó lắm. Thực ra thì thoạt đầu Mừng có ý như vậy thật. Nhưng sau một thời gian gần gũi ông, nó nhận ra nó quý mến ông thật lòng. Bây giờ đã biết chắc nhỏ Đào không thích mình, nó vẫn sẵn sàng giúp đỡ ông đó thôi.
Mừng vừa rửa chuồng vừa nghĩ lan man, nước văng tứ tung.
- Ướt áo em!
Nhỏ Đào cầm mấy bình thuốc đi vào, bị vòi nước trên tay Mừng lia một đường, bật la oai oái.
- Í, tôi xin lỗi!
Mừng lúng búng nói, lật đật hạ tay xuống.
Nhỏ Đào cười:
- Chuồng sạch rồi đó anh. Anh giúp ông em đưa mấy con heo ra ngoài đi, để em xịt thuốc.
Mừng bước qua ngăn chuồng kế bên, chỗ nhốt hai con heo, bất giác nhận ra lòng mình nôn nao quá. Nó nhắm mắt lại, thấy có cái gì đó đang cựa quậy trong lồng ngực. Đây là lần đầu tiên nó trò chuyện với nhỏ Đào. Dù nó chỉ nói có một câu thôi, nhưng vẫn là trò chuyện. Lần trước, khi nó nói Coi chừng chó cắn thì đó không phải là trò chuyện, vì chỉ có một mình nó mở miệng.
Thế ra trò chuyện với người mình thích cũng không khó lắm, Mừng hớn hớ nhủ bụng, miễn là mình phải làm điều gì đó cho người mình thích la toáng lên - như xịt nước tùm lum vô áo chẳng hạn.
Ông Mười khòm hỏi Mừng:
- Tại sao cháu không đi học nữa hả Mừng!
Ông hỏi đột ngột quá làm Mừng cứng lưỡi. Nó không biết phải trả lời thế nào. T ừ ngày ba mẹ nó bị lũ cuốn trôi, nhà nó lâm vào cảnh neo đơn. Chỉ có hai bà cháu quanh quẩn ra vào, Mừng phải ở nhà phụ giúp bà nó. Ba nó mất đi, trong nhà không người chèo chống, nó cũng không đủ tiền để theo đuổi chuyện học hành. Phần khác là do nó lười.
Có quá nhiều lý do dẫn tới việc nó nghỉ học. Vì vậy Mừng không biết giải thích với ông Mười khòm ra sao.
- Cháu phải đi học, cháu ạ. - Ông Mười khòm nói, một tay trong tay Mừng, tay kia dọ dẫm đầu gậy xuống mặt đường.
- Dạ. - Mừng lí nhí đáp.
- Con người không học chẳng khác nào bị khòm. Suốt đời chỉ nhìn xuống đất, không thế ngước mặt lên trời như thiên hạ.
Giọng ông Mười khòm nghe như tâm sự. Ông không ngại lôi khuyết tật của ông ra để khuyên răn thằng bé. Ông làm Mừng xốn xang quá. Nó chưa thấy ai nói với nó về chuyện học hành giống như ông.
- Dạ.
- Cháu có muốn bị khòm giống như ông không?
- Dạ, cháu không muốn. - Mừng rưng rưng đáp.
- Vậy cháu phải cố gắng lên! Cháu còn trẻ, lại là đứa bé ngoan, cháu cần phải có tương lai tươi sáng.
- Dạ.
Mừng lại dạ. Ông Mười khòm làm nó cảm dộng quá. Ông còn khen nó ngoan nữa. Nó nghĩ nó sẽ cố. Nó sẽ thôi lười. Cháu gái ông Mười khòm tuy không thích nó nhưng ông quý nó là nó vui rồi. Ông đã đánh lên một que diêm trong đầu óc tối tăm của nó, khiến nó tự dưng muốn ôm tập đến trường như ngày xưa quá.
- Cháu sẽ nghe lời ông chứ? – Ông Mười khòm ngừng khua gậy, cố quay mặt về phía Mừng. Trông ông cử động thật vất vả.
- Cháu... cháu...
Mừng ấp úng và cố tránh ánh mắt của ông. Mừng đã muốn gật đầu Dạ, cháu sẽ đi học lại
nhưng sực nhớ đến hoàn cảnh khó khăn của mình, nó lắp bắp mấy tiếng rồi ngậm miệng làm thinh. Nó không muốn nói dối ông Mười khòm. Ông vừa khen nỗ là một đứa bé ngoan, nó không thể hứa một đường làm một nẻo.
Mừng nhìn bâng quơ cánh đồng bắp bên kìa đường, bụng thon thót sợ ông thắc mắc. Tại sao cháu không trả lời ông. Nhưng ông Mười khòm đã không hỏi gì. Ông chỉ báo:
-Mặt trời lên cao rồi đó. Cháu đưa ông về nhà đi!
**
Sau lần trò chuyện đó, ông Mười khòm không nhắc gì đến chuyện học hành của Mừng nữa.
Ông không nhắc, Mừng đỡ lúng túng. Người làm nó lúng túng bây giờ là cháu nội của ông.
Thằng Bông tìm gặp Mừng, cự nự:
- Mày xúi ông tao nuôi heo phải không!
Mừng ngơ ngác:
- Đâu có!
- Chắc là mày xúi! - Bông nhìn lom lom vô mặt bạn - Mấy ngày nay ông tao không biết nổi chứng gì mà nằng nặc đòi nuôi heo.
- Ông mày nói tao xúi hả?
- Không. - Bông đưa tay quẹt mũi - Ông tao chỉ bảo rảnh rỗi không biết làm gì, mua cặp heo về nuôi cho đỡ buồn.
Mừng nhíu mày:
- Ông mày sức khỏe như thế làm sao nuôi heo được.
- Thì vậy! Ba mẹ tao can thế nào ông tao cũng không nghe.
Hôm sau gặp ông Mười khòm, Mừng hỏi ngay:
- Nghe nói ông định nuôi heo hả ông?
- Ờ.
Mừng liếm môi:
- Ông đừng nuôi heo ông ạ.
- Sao thế cháu?
- Nuôi heo cực lắm. Ông lớn tuổi rồi, lại không nhiều sức khỏe. - Mừng đáp, tránh nhắc cái lưng còng của ông.
- Ông chịu cực từ nhỏ quen rồi, cháu à. Hơn nữa chăm mấy con heo làm ông thấy vui, thấy ý nghĩa hơn là cả ngày đi lòng vòng.
Ông Mười khòm vừa nói vừa khua gậy lộp cộp Nghe tiếng gậy, Mừng đoán là ông muốn bảo ý ông đã quyết, đừng ai can ngăn ông nữa. Mừng đành cười trừ:
- Vậy mỗi ngày cháu sẽ qua nhà phụ ông.
Khi nói như vậy, Mừng hoàn toàn không nghĩ nó sẽ giáp mặt với nhỏ Đào ở... chuồng heo nhà thằng Bông.
Lúc Mừng tới, trời lưng lửng chiều, thấy nhỏ Đào đang lom khom rửa chuồng.
Ở ngăn bên cạnh, hai con heo trắng hồng, mông nở; thân dài kêu Ủn ỉn không ngừng. Ông Mười khòm đang loay hoay sửa sang máng ăn gần lối ra vào. Ba thằng Bông làm ở phòng thương nghiệp huyện, ít khi có nhà. Mẹ nó giờ này chắc đã ra đồng. Riêng thằng Bông chắng biết tếch đi đâu.
Thoạt nhìn thấy nhỏ Đào, Mừng đã bủn rủn tay chân, chỉ muốn thối lui. Những ngày gần đây, hễ thấy nhỏ Đào qua nhà chơi với bà là Mừng lảng tuốt ra xa. Mừng không dám bắt chuyện với nhỏ Đào đã đành, nó cũng không muốn con nhỏ này trông thấy mình. Bây giờ không còn như hồi trước nữa. Bây giờ nhỏ Đào đã biết Mừng thích nó. nhỏ chẳng những không thích lại, còn bảo Ông Mừng này lăng nhăng quá. Chỉ hình dung đến cảnh nhỏ Đào nói câu đó với thằng Bông là Mừng đã nóng ran cả mặt, và bần thần nghĩ: Chắc thể nào khi nói câu đó, môi con nhỏ cũng trề ra cả thước!
Nhỏ Đào đang cầm vòi nước cắm cúi xịt nên không nhìn thấy Mừng.
Mừng rón rén bước về phía ông Mười khòm vừa lấm lét liếc công nương của nó, mặt mày nhớn nhác y như thằng trộm gà.
- Ông à. - Mừng cúi người xuống ông Mười khòm, thấp giọng - Ông làm gì vậy? Để cháu làm cho!
Mừng nói bằng giọng vo ve, cốt đế nhỏ Đào không nghe thấy. Ồng Mười khòm đâu có hiểu tâm trạng của thằng bé. Ông reo lên vui vẻ:
- A, cháu Mừng đây rồi!
Ông chi tay về phía nhỏ Đào:
- Cháu lại đằng kia rửa chuồng giùm ông đi! Để cháu Đào rảnh tay sửa soạn mấy bình thuốc diệt côn trùng cho ông.
Ngay khi ông ngoại nó vừa cất tiếng reo, nhỏ Đào đã quay mặt nhìn về phía Mừng. Mừng đoán được đỉều đó nên nó cứ cúi gằm đầu xuống đất cứ như thể mặt đất dưới chân nó có quá nhiều thứ để khám phá, và trong tư thế của người nghiền cứu địa chất đó nó lầm lũi đi về phía nhỏ Đào.
- Anh Mừng rửa sàn giùm em nha!
Nhỏ Đào vừa nói vừa nhét vòi nước vào tay Mừng, ngạc nhiên thấy thằng này cho đến khi cầm lấy chiếc vòi mặt vẫn không chịu ngẩng lên. Hay ảnh đi chơi với ông ngoại mình riết, ảnh cũng sắp bị khòm theo?- Nhỏ Đào bước ra khỏi chuồng, lo lắng nghĩ.
Ở lại trong chuồng, Mừng lo lắng theo kiểu khác. Bụng Mừng nơm nớp: nhỏ Đào không thích mình cũng không sao nhưng nếu nó cao hứng đem chuyện đó méc với ông ngoại nó chắc mình chỉ có nước độn thổ. Ông Mười khòm vẫn luôn tin nó là đứa bé ngoan; nếu ông biết được nó lẽo đẽo đi theo ông khắp làng trên xóm dưới chỉ vì nó mê tít cháu gái ông chắc ông thất vọng về nó lắm. Thực ra thì thoạt đầu Mừng có ý như vậy thật. Nhưng sau một thời gian gần gũi ông, nó nhận ra nó quý mến ông thật lòng. Bây giờ đã biết chắc nhỏ Đào không thích mình, nó vẫn sẵn sàng giúp đỡ ông đó thôi.
Mừng vừa rửa chuồng vừa nghĩ lan man, nước văng tứ tung.
- Ướt áo em!
Nhỏ Đào cầm mấy bình thuốc đi vào, bị vòi nước trên tay Mừng lia một đường, bật la oai oái.
- Í, tôi xin lỗi!
Mừng lúng búng nói, lật đật hạ tay xuống.
Nhỏ Đào cười:
- Chuồng sạch rồi đó anh. Anh giúp ông em đưa mấy con heo ra ngoài đi, để em xịt thuốc.
Mừng bước qua ngăn chuồng kế bên, chỗ nhốt hai con heo, bất giác nhận ra lòng mình nôn nao quá. Nó nhắm mắt lại, thấy có cái gì đó đang cựa quậy trong lồng ngực. Đây là lần đầu tiên nó trò chuyện với nhỏ Đào. Dù nó chỉ nói có một câu thôi, nhưng vẫn là trò chuyện. Lần trước, khi nó nói Coi chừng chó cắn thì đó không phải là trò chuyện, vì chỉ có một mình nó mở miệng.
Thế ra trò chuyện với người mình thích cũng không khó lắm, Mừng hớn hớ nhủ bụng, miễn là mình phải làm điều gì đó cho người mình thích la toáng lên - như xịt nước tùm lum vô áo chẳng hạn.