Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 29
Buổi tối, trong bữa cơm, Nhược Hi bảo Ngọc Đàn:
- Hôm nay là sinh nhật mười tám tuổi của tôi. Thập tam a ca có sang tặng chút quà.
Ngọc Đàn nghe vậy, im lìm một lúc lâu rồi gượng cười:
- Tôi với chị thật có duyên, không ngờ lại sinh cùng ngày – Cô đứng dậy cúi mình lạy Nhược Hi – Chúc mừng sinh nhật chị.
Nhược Hi cảm thán:
- Thật trùng hợp quá!
Ăn cơm xong, nàng nói muốn ra ngoài tản bộ, Ngọc Đàn bảo cũng tưng tức bụng, nên cả hai cùng đi.
Đương dịp cuối tháng, trăng treo trên trời đã khuyết, nhưng vẫn sáng vằng vặc. Nhược Hi và Ngọc Đàn nhẹ nhàng bước đi, dọc đường chẳng ai nói một lời. Qua một lúc lâu, Nhược Hi mới hỏi:
- Nghĩ gì thế?
Ngọc Đàn vẫn im lặng, cuối cùng đáp, giọng nhẹ như bỗng:
- Nhớ mẹ và các em ở nhà.
Năm trước, vốn để ý thấy Ngọc Đàn ít tuổi nhưng điềm đạm hơn hẳn người khác, làm việc nhanh nhẹn, biết suy nghĩ trước sau, bình thường cũng rất kín tiếng, không bao giờ hùa theo những cung nữ khác mà đàm tiếu bới móc chuyện người ta, nên Nhược Hi cố ý thu xếp để giữ cô lại bên cạnh. Nay nghe vậy bèn nói:
- Thì ra chị là con lớn trong nhà, thảo nào hành xử rất chín chắn.
- Chị quá khen. Chẳng qua con cái nhà nghèo thì khôn sớm, vắng a ma nên phải bươn chải hơn, hiểu chuyện đời hơn người khác vài phần thôi.
Nhược Hi không kìm được, ngoảnh mặt sang ngắm Ngọc Đàn. Nàng vẫn giữ thói quen của xã hội hiện đại, là không tọc mạch chuyện đời tư người khác, bởi vậy Ngọc Đàn theo phụ tá đã một năm, nhưng nàng chỉ biết cô là người Mãn, xuất thân bao y. Địa vị của bao y rất thấp, nhưng thi thoảng cũng xuất hiện người phú quý, chẳng hạn Lương phi mẹ đẻ Bát a ca vốn là bao y, Niên Canh Nghiêu danh tiếng lẫy lừng cũng là nô tài bao y của Ung Chính, tổ tiên của Tào Tuyết Cần tác giả Hồng lâu mộng cũng có nguồn gốc bao y trong Hán quân Chính Bạch kỳ. Lúc này nghe Ngọc Đàn nhắc đến gia đình, Nhược Hi mới biết hóa ra nhà cô rất nghèo khổ. Dù ở thời hiện đại trước đây hay cổ đại bây giờ, từ “nghèo khổ” cũng đều là một từ xa lạ với Nhược Hi. Nàng không biết an ủi thế nào, đành chỉ lặng lẽ bước đi bên cô.
Bao y là giai cấp hạ đẳng nhất trong xã hội Mãn Châu. Bao y là gọi tắt từ tiếng Mãn Bao y a cáp (nô lệ của nhà), dịch ra tiếng Hán là gia nô. Thành phần chủ yếu của Bao y là tù binh chiến tranh, tội phạm, kẻ phá sản và con cháu của những bao y đời trước. Họ là tầng lớp không có tự do, bị cắt đặt làm đủ mọi việc từ lặt vặt tới khổ sai, tuy có những người vì công lao hoặc may mắn mà được hưởng phú quý, nhưng vẫn bị nhìn nhận với thân phận thấp hèn. Trong Cung tỏa tâm ngọc, Khang Hy cũng nói Lương phi xuất thân đê mọn, nên con trai bà không tư cách gì mà kế thừa đế vị. Bát a ca uất ức về bảo Tình Xuyên, đại ý, ông ấy chê mẹ ta thấp kém mà còn ngủ với mẹ ta, ngủ với mẹ ta rồi còn chê mẹ ta thấp kém.
Thấy nàng nín thinh, Ngọc Đàn gượng cười lảng đi:
- Hôm nay là ngày vui của chị, tôi lại kể lể những chuyện không đâu, thật đáng đánh đòn.
Nhược Hi tủm tỉm nhìn cô:
- Tôi lại cảm thấy nói những chuyện ấy mới là thân thiết. Nếu chị không chê, thì cứ coi tôi như chị gái – Nàng khẽ thở dài, bụng bảo dạ, ở trong cung muốn nhìn thấy cha mẹ thật khó, nhưng một mai trở về, chị vẫn có thể gặp được, còn tôi, chỉ e vĩnh viễn không bao giờ gặp được nữa. Giọng nàng chùng xuống – Tôi cũng nhớ cha mẹ lắm.
Ngọc Đàn thở dài:
- Vâng. Từ khi vào cung, ai mà chẳng khó lòng gặp cha mẹ anh chị em – Cô ngập ngừng – Nói câu thật lòng không sợ chị giận, chị còn may mắn hơn chúng em nhiều lắm. Bát Bối lặc gia là anh rể chị, các a ca bình thường cũng rất tử tế với chị. Sinh nhật còn có người nhớ nữa.
Cô lặng đi, rồi khẽ khàng tiếp:
- Trong cung toàn chủ nhân, ai buồn nhớ đến sinh nhật nô tỳ?
Nhược Hi im lặng ngẩng đầu ngắm vầng trăng trên cao:
- Chúng ta và cha mẹ đều nhìn thấy cùng một vầng trăng – Nhưng trong lòng nàng lại tự hỏi, vầng trăng con và cha mẹ trông thấy có giống nhau không?
Ngọc Đàn cũng bắt chước ngẩng lên ngắm trăng, ngắm một lúc, nàng bảo Nhược Hi:
- Chị ạ, em muốn lạy vầng trăng này, coi như lạy cha mẹ.
Nhược Hi gật đầu, hai người cùng quỳ xuống, lạy ba lạy. Đương khi làm lễ, chợt nghe sau lưng có tiếng xào xạc rất khẽ, Nhược Hi ngoái đầu lại thì thấy Lý Đức Toàn cầm đèn Hệ thống cấm nói bậyg sừng trâu đi đến, đằng sau là Khang Hy. Nhược Hi và Ngọc Đàn giật mình, vội tránh sang một bên, quỳ xuống đất. Khang Hy đến gần thì đứng lại, cúi đầu nhìn cả hai, ôn tồn bảo:
- Bình thân! Trẫm muốn yên ổn một chút nên không cho người đi trước dẹp đường, không trách các ngươi kinh động thánh giá đâu.
Bấy giờ Nhược Hi Ngọc Đàn mới khấu đầu rồi đứng dậy. Khang Hy hỏi:
- Các ngươi vừa lạy gì thế?
Nhược Hi thưa:
- Chúng nô tỳ nhất thời nhớ song thân, nghĩ đôi bên cùng ngắm một vầng trăng, nên bái lạy mặt trăng, cũng coi như tế sống cha mẹ.
Nghe vậy, Khang Hy ngẩng đầu nhìn trăng, lâu lắm không nói năng gì. Nhược Hi thầm than, biết là nói thế này Khang Hy sẽ không vui, nhưng đột ngột như vậy, không nói thực thì cũng chẳng bịa ra được câu đưa đà nào thỏa đáng. Hơn nữa có mặt cả Ngọc Đàn, nói dối lại mang cái tội khi quân.
Khang Hy tư lự ngắm trăng một lúc, rồi bảo Lý Đức Toàn cầm đèn, hai người chậm rãi đi tiếp. Nhược Hi Ngọc Đàn quỳ gối mãi cho đến khi Khang Hy xa hẳn mới đứng dậy đi về. Đang đi, nàng bất giác ngoái lại trông theo, nhưng không còn thấy ánh đèn nữa, thầm thở dài, người già bình thường có khi còn có con cháu cùng đi dạo, nhưng con người cô độc trên ngôi cao này lại chỉ có thái giám đi cùng. Ngai vàng kia cũng như trâm ngọc của Vương Mẫu nương nương, đã chia cắt ông và hơn hai mươi người con trai ở hai bờ cách biệt.
Về đến phòng, Nhược Hi mở hộp trang sức. Số trang sức này, một phần là do Mã Nhi Thái tổng binh chuẩn bị cho con, một phần là do Nhược Lan tặng trong mấy năm qua. Nhược Hi lật đi lật lại mãi, cuối cùng chọn ra một chiếc trâm hoa nạm ngọc bích và một bộ khuyên tai phù hợp, trông cả tay nghề và chất ngọc đều thuộc hàng cực phẩm. Nàng gói lại rồi đi ra khỏi phòng.
Ngọc Đàn đang cởi áo gỡ tóc. Nhược Hi mỉm cười đưa món đồ cho cô:
- Quà sinh nhật đến muộn. Xin em chớ trách.
Ngọc Đàn nói không dám không dám, rồi giơ tay đẩy đi. Nhược Hi nghiêm mặt bảo:
- Em đã gọi một tiếng chị, mà không nhận quà của tôi ư?
Bấy giờ Ngọc Đàn mới ngại ngùng đón lấy, nhưng không giở ra xem ngay, chỉ nói:
- Sinh nhật của chị, em còn chưa tặng gì này.
Nhược Hi cười bảo:
- Tôi không biết thêu, mai tôi vẽ mấy mẫu hoa, em phải dốc hết tâm sức mà thêu cho tôi mấy cái khăn tay thật đẹp. Tôi đang cần đây.
Ngọc Đàn vội đáp được. Nhược Hi đi ra, Ngọc Đàn tiễn đến cửa, còn định đưa tiếp nữa, nhưng Nhược Hi cười ngăn lại:
- Cửa sát nhau thế này, hay em muốn vào phòng tôi ngồi một lúc? Tôi muốn nghỉ lắm rồi.
Ngọc Đàn nghe vậy mới đứng lại, đưa mắt tiễn Nhược Hi.
oOo
Năm Khang Hy thứ bốn mươi tám, tháng Sáu, tại Nhiệt Hà.
Nhiệt Hà nguyên là một vùng chăn thả nằm ở phía bắc tỉnh Hà Bắc. Khi lên ngôi, Ung Chính đổi Nhiệt Hà thành Thừa Đức, tên dùng cho tới nay.
Lần này vi hành biên tái, Khang Hy chỉ dẫn theo thái tử Dận Nhưng và Bát a ca Dận Tự, nhưng không phải vì sủng ái đặc biệt gì.
Nguyên nhân thật sự là do từ sau vụ phế thái tử, tuy đã bị trách phạt vì tội ngấm ngầm kết bè kết đảng, nhưng Dận Tự vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất trước chiếc ghế kế vị. Các đại thần âm thầm giao hảo với chàng thường dâng sớ yêu cầu đánh giá hành vi của thái tử, còn các trọng thần như Lý Quang Địa thì phủ nhận Dận Nhưng, cho rằng tài đức y không đủ thuyết phục lòng người, bởi vậy tất cả đều đang đứng về phía Bát a ca Dận Tự, người mà trong triều hay gọi là Bát hiền vương. Dận Tự không chỉ gần gũi với hậu duệ hoàng thất hay quý tộc, mà còn được nhân sĩ Giang Nam khen ngợi hết lời. Hà Trác thầy dạy của chàng là một học giả, một nhà sưu tầm sách và một thư pháp gia nổi tiếng từng theo học những danh nhân như Tiền Khiêm Ích, Phương Bao. Họ Hà rất có ảnh hưởng trong giới trí thức Giang Nam, thường thay mặt Bát a ca tìm mua sách vở và đãi đằng nhân sĩ ở đây, đến nỗi bọn họ đều tán tụng chàng “thực là hiền vương”. Tất cả đều khiến đấng vương chủ “bất kể việc gì cũng phải do trẫm định đoạt” như Khang Hy không thể chịu đựng được. Ông không yên tâm để Bát a ca lại kinh thành, bèn ra lệnh cho chàng tùy giá, lại bắt các hoàng tử thân với Bát a ca như Cửu, Thập và Thập tứ a ca ở lại kinh, hai bên không được nhắn gửi tin tức gì hết, đề phòng phát sinh chuyện ngoài ý muốn trong khi ông vắng mặt.
Nguyên nhân thứ hai là, kể từ ngày khôi phục địa vị, do vây cánh yếu, thái tử Dận Nhưng bắt đầu tích cực kết giao thêm với quan viên khác trong triều thông qua sự dẫn dắt của các đại thần theo phe mình, và thường tổ chức hội họp ở phủ riêng. Điều này khiến Khang Hy bất an, chỉ sợ có chuyện “ập vào cung ép thoái vị”, bèn mang luôn y theo bên mình.
Vả chăng, Khang Hy dự định kéo dài chuyến du hành này từ cuối tháng Tư đến cuối tháng Chín. Đằng đẵng năm tháng trời, ông đâu thể yên tâm để thái tử và Bát hoàng tử ở lại kinh thành. Mọi sự vụ trong triều đều do khoái mã cấp báo hằng ngày cho Khang Hy đích thân quyết định. Ông lại hạ lệnh cho Tứ a ca, người vừa được tấn phong Thân vương và được ông tín nhiệm vì tỏ ra chín chắn điềm tĩnh trong “vụ thái tử” hồi đầu năm, ở lại kinh thay ông giám sát việc thực hiện.
Dận Nhưng rất căm hận và dè chừng Dận Tự. Những lúc không tự chủ, y toàn nhìn chàng với vẻ mặt thâm hiểm, mắt thì loang loáng ánh đao bóng kiếm, nhưng hễ tự nhận ra thất thố là lại vồn vã “Bát đệ” rồi cười nói nồng nhiệt, gắng sức lấp liếm đi. Bát a ca vẫn nhã nhặn ôn tồn, đối nhân xử thế khiêm tốn lịch sự, với thái tử lại càng tôn trọng lễ phép, như thể không nhận ra thái độ thù địch của y. Nhược Hi thường trông hai anh em nhà ấy, lại nghĩ tới Khang Hy rồi thở dài, Mệt thật, cha không phải cha, con không phải con, anh không ra anh, em không ra em. Chẳng muốn nhìn lâu nữa, nàng bèn cúi đầu xuống.
Một hôm Khang Hy cưỡi ngựa về, đang ngồi đàm đạo với các a ca và đại thần thì Nhược Hi bưng trà vào. Khang Hy hớp một ngụm, bỗng cười bảo:
- Trẫm thấy nhơ nhớ thứ nước quả ướp lạnh ngươi làm trong chuyến vi hành năm ngoái đấy! – Rồi ông bảo thái tử – Còn nhớ hồi ấy của trẫm là hoa cúc, của Dận Nhưng là mẫu đơn.
Thái tử cười đáp:
- Của nhi thần đúng là mẫu đơn thật. Nhi thần cũng rất nhớ, trông đã tinh tế, ăn vào lại giải nhiệt.
Nhược Hi cúi mình thưa:
- Nếu Hoàng thượng bằng lòng thì để mai nô tỳ chuẩn bị.
Khang Hy khẽ gật đầu, rồi hỏi:
- Cũng nhớ là hôm ấy ngươi xin trẫm cho phép học cưỡi ngựa, giờ cưỡi được chưa?
- Tạm coi là được ạ.
- Trẫm cho phép ngươi tiếp tục học, học cho đến khi nào thành thạo thì thôi.
Nhược Hi không muốn làm nhà vua cụt hứng, bèn ra chiều hân hoan, dõng dạc đáp:
- Tạ ơn Hoàng thượng.
Trông bộ dạng “mèo nhỏ bắt chuột con” của Nhược Hi, Khang Hy không nhịn được cười. Các đại thần ngồi dưới cũng cười hùa theo. Nhược Hi hành lễ xong rồi lui ra, nhớ lại lúc nàng đối đáp với Khang Hy và thái tử, Bát a ca cứ tủm tỉm nhìn nàng. Nàng không dám nhìn lại, đành giả lơ không biết.
Lần này Nhược Hi vẫn ở cùng lán với Ngọc Đàn. Từ bữa nghe cô thổ lộ tâm tư dưới trăng, nàng đối xử với cô càng thêm đặc biệt, thật lòng thương yêu cô như em gái, cô cũng đáp lại rất ân cần, tình cảm hai bên vô cùng thân thiết.
Thấy Nhược Hi được chỉ dụ mà vẫn không đi lấy ngựa tập, Ngọc Đàn thắc mắc hỏi:
- Chẳng phải chị rất thích cưỡi ngựa ư? Sao không học nữa?
Nhược Hi ngán ngẩm, nếu bảo binh sĩ hướng dẫn, thể nào hắn ta cũng lại nựng nịu nàng như Nê Man, mục tiêu không phải dạy nàng cưỡi ngựa, mà là nhất quyết tránh cho nàng mọi sự cố ngoài ý muốn. Như thế thà không học còn hơn, trừ phi có người không câu nệ thân phận nàng, cứ thẳng thắn dạy dỗ như Tứ a ca. Đang lan man hồi tưởng dáng vẻ chuyên chú nghiêm túc của chàng khi dạy nàng cưỡi ngựa, Nhược Hi thốt giật mình, sao đầu óc nàng lại nhớ mồn một nhất cử nhất động, không để sót lời nói việc làm nào của chàng đến thế. Nàng cố nghĩ tới điều khác, gượng cười đáp:
- Hai hôm nay hơi mệt, nghỉ cho khỏe rồi học.
Chuyến này ít a ca tham dự, có hai người đi thì lại không hợp nhau, các đại thần tùy tùng cũng hục hà hục hặc, phái trung gian thì càng không muốn đứng ra làm bia, đành cứ ngập ngừng ở giữa, cẩn thận hành sự, chỉ sợ dù chọc giận bên nào thì cuối cùng đều khó lòng gánh vác nổi hậu quả. Thêm vào đó, người Mông Cổ đến bệ kiến, hễ gặp thái tử là đều tỏ vẻ không vui. Trước mặt Khang Hy, bọn họ vẫn ra chiều hòa bình thân thiện, nhưng không khí hết sức gượng gạo. Khang Hy nhận ra từ đầu song vờ như không biết. Nhược Hi đánh giá, không tồi, tai bưng mắt lấp đúng là cách xử sự thích hợp.
Một buổi chiều, Nhược Hi đang thư thả đi dạo thì trông thấy Mẫn Mẫn cách cách, vẫn xinh đẹp như ngày nào. Nàng vội đứng dẹp sang lề đường để cô đi qua, nhưng đến trước mặt Nhược Hi, Mẫn Mẫn lại dừng bước, nhìn nàng bảo:
- Lần trước tôi có trông thấy chị!
Trước đây không để ý, bây giờ mới nhận ra Mẫn Mẫn phát âm tiếng Hán không chuẩn, Nhược Hi chăm chú lắng nghe rồi cố ý đáp thật chậm:
- Vâng, lần trước nô tỳ cũng tùy giá đến đây.
Nghe nàng rời rạc từng chữ, Mẫn Mẫn bật cười:
- Tuy tôi nói không sõi, nhưng nghe rất thạo. Chị cứ nói như thường thôi.
Nhược Hi gật đầu. Mẫn Mẫn trông ra chỗ khác, ngẫm nghĩ một chốc rồi hỏi:
- Nếu chị rảnh, thì đi với tôi một lát nhé?
Nhược Hi tự nhủ, có rảnh thật, trò chuyện với nàng quận chúa phóng khoáng này cũng vui, mà trông cô như bận lòng chuyện gì, cứ định nói lại thôi, nếu liên quan đến Thập tam thì càng không thể không thăm dò, nàng bèn cùng cô đi dạo. Nàng hỏi:
- Sao cách cách không cưỡi ngựa?
Mẫn Mẫn đáp:
- Cả ngày tôi cưỡi lúc nào chả được, đâu có giống các anh chị sống trong Tử Cấm thành, cứ nhăm nhăm tìm cơ hội ra cưỡi.
Nhược Hi chỉ mủm mỉm, không nói năng gì. Mẫn Mẫn lại hỏi:
- Chị cưỡi ngựa giỏi không?
Nhược Hi phì cười:
- Cô hỏi thế không chuẩn đâu, lẽ ra nên hỏi: Chị biết cưỡi ngựa không?
Mẫn Mẫn sửng sốt nhìn nàng:
- Nghe nói chỉ con gái Hán mới không biết cưỡi ngựa, sao chị lại là người Hán à?
- Tôi là người Mãn – Nhược Hi đáp – Thế mà chẳng biết cưỡi, nhưng rất muốn học.
Ngược Hi nghe vậy, nổi hứng bảo:
- Thế để tôi dạy. Tôi chưa dạy ai cưỡi ngựa bao giờ, song tôi đảm bảo sẽ dạy chị tử tế.
Nhược Hi nghe vậy mừng quýnh, nghĩ thế là tốt quá rồi, bèn vui vẻ nhận lời.
Mẫn Mẫn đúng là một người nôn nóng, nói dạy là dạy ngay. Cô lôi Nhược Hi đến chỗ tàu ngựa, đi mãi vẫn chưa tới, giữa đường gặp mấy gã đang ruổi ngựa chậm rãi, có người Mông, cũng có người Mãn. Trông thấy Mẫn Mẫn và Nhược Hi, họ đều xuống ngựa, người Mông thì thỉnh an Mẫn Mẫn, người Mãn thì thỉnh an Mẫn Mẫn xong lại thỉnh an Nhược Hi.
Mẫn Mẫn cười bảo:
- Đỡ công chúng ta bao nhiêu – Nói đoạn, cô dắt luôn hai con ngựa, mấy người Mông Cổ đều bằng lòng. Hai gã lên cưỡi chung một con rồi thong thả rời đi. Mẫn Mẫn quay mặt sang nhìn Nhược Hi – Chị không phải là cung nữ bình thường hả?
Nhược Hi đáp:
- Chẳng qua hầu cận Hoàng thượng nên người ta cũng nể mặt đôi chút.
Mẫn Mẫn hỏi:
- Chị xinh thế này, sao chỉ làm cung nữ thôi? Mấy phi tử của a ma tôi còn thua xa chị.
Nhược Hi nghĩ bụng, cô quận chúa này nói năng thẳng thắn quá. Có điều trong cung toàn gặp những người khép nép e dè, hôm nay gặp được một người thế này kể cũng thích thú, bởi vậy nàng không đáp, nhưng nhoẻn cười.
Mẫn Mẫn chỉ dạy rất nhiệt tình, đáng tiếc con ngựa quá cao lớn, Nhược Hi lần đầu cưỡi nó, lòng không khỏi sợ hãi, tim đập chân run. Mẫn Mẫn kè theo bên cạnh, luôn miệng hướng dẫn, bảo Nhược Hi cứ bạo dạn mà cưỡi, đừng sợ. Cô còn nói cưỡi ngựa thì phải ngã chứ, hồi nhỏ cô cũng từng ngã rồi. Nhược Hi cảm thấy Mẫn Mẫn nói rất hợp lý, bèn ậm ừ hưởng ứng, tuy vậy vẫn không thể toàn tâm toàn ý tuân theo, cứ níu chặt lấy dây cương, giữ cho con ngựa đi bước nhỏ thôi.
Chợt Mẫn Mẫn cười vang: “Ngồi vững nhé!” Dứt lời, cô quất đét ngọn roi vào mông con ngựa của Nhược Hi. Nhược Hi chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì con ngựa đã lao vọt tới trước. Người bị giật nghiêng hẳn về sau, nàng há miệng định thét lên thì Mẫn Mẫn đã cười vang nhắc với theo:
- Đừng sợ! Cứ ngồi cho vững.
Nhược Hi cảm thấy con ngựa phi mỗi lúc một nhanh, dây cương cũng đã lỏng ra tự khi nào, nàng chỉ còn cách áp sát mình xuống lưng ngựa, hai tay bấu chặt lấy lớp lông bờm hai bên cổ nó. Con ngựa bị đau, lại không có dây cương kìm hãm, bèn nổi tính hung chạy lung tung, định hất người đang làm mình đau xuống đất.
Nhược Hi không còn cả sức mà kêu, bèn nhắm nghiền mắt, ra sức giữ không để mình bị ngã. Gió vù vù bên tai nàng, tiếng Mẫn Mẫn la thất thanh.
Ngựa vừa chạy điên cuồng vừa gồng mình lên để hất Nhược Hi. Nàng cảm thấy không trụ nổi nữa, lông bờm càng lúc càng trơn, tay cũng trượt dần ra, thầm nghĩ, lẽ nào ta xuyên thời gian về thời xa xưa, mục đích là để ngã ngựa mà chết? Đang lẩn thẩn tuyệt vọng thì nghe bên tai vang lên một giọng quen thuộc:
- Nhược Hi, gắng chút nữa!
- Hôm nay là sinh nhật mười tám tuổi của tôi. Thập tam a ca có sang tặng chút quà.
Ngọc Đàn nghe vậy, im lìm một lúc lâu rồi gượng cười:
- Tôi với chị thật có duyên, không ngờ lại sinh cùng ngày – Cô đứng dậy cúi mình lạy Nhược Hi – Chúc mừng sinh nhật chị.
Nhược Hi cảm thán:
- Thật trùng hợp quá!
Ăn cơm xong, nàng nói muốn ra ngoài tản bộ, Ngọc Đàn bảo cũng tưng tức bụng, nên cả hai cùng đi.
Đương dịp cuối tháng, trăng treo trên trời đã khuyết, nhưng vẫn sáng vằng vặc. Nhược Hi và Ngọc Đàn nhẹ nhàng bước đi, dọc đường chẳng ai nói một lời. Qua một lúc lâu, Nhược Hi mới hỏi:
- Nghĩ gì thế?
Ngọc Đàn vẫn im lặng, cuối cùng đáp, giọng nhẹ như bỗng:
- Nhớ mẹ và các em ở nhà.
Năm trước, vốn để ý thấy Ngọc Đàn ít tuổi nhưng điềm đạm hơn hẳn người khác, làm việc nhanh nhẹn, biết suy nghĩ trước sau, bình thường cũng rất kín tiếng, không bao giờ hùa theo những cung nữ khác mà đàm tiếu bới móc chuyện người ta, nên Nhược Hi cố ý thu xếp để giữ cô lại bên cạnh. Nay nghe vậy bèn nói:
- Thì ra chị là con lớn trong nhà, thảo nào hành xử rất chín chắn.
- Chị quá khen. Chẳng qua con cái nhà nghèo thì khôn sớm, vắng a ma nên phải bươn chải hơn, hiểu chuyện đời hơn người khác vài phần thôi.
Nhược Hi không kìm được, ngoảnh mặt sang ngắm Ngọc Đàn. Nàng vẫn giữ thói quen của xã hội hiện đại, là không tọc mạch chuyện đời tư người khác, bởi vậy Ngọc Đàn theo phụ tá đã một năm, nhưng nàng chỉ biết cô là người Mãn, xuất thân bao y. Địa vị của bao y rất thấp, nhưng thi thoảng cũng xuất hiện người phú quý, chẳng hạn Lương phi mẹ đẻ Bát a ca vốn là bao y, Niên Canh Nghiêu danh tiếng lẫy lừng cũng là nô tài bao y của Ung Chính, tổ tiên của Tào Tuyết Cần tác giả Hồng lâu mộng cũng có nguồn gốc bao y trong Hán quân Chính Bạch kỳ. Lúc này nghe Ngọc Đàn nhắc đến gia đình, Nhược Hi mới biết hóa ra nhà cô rất nghèo khổ. Dù ở thời hiện đại trước đây hay cổ đại bây giờ, từ “nghèo khổ” cũng đều là một từ xa lạ với Nhược Hi. Nàng không biết an ủi thế nào, đành chỉ lặng lẽ bước đi bên cô.
Bao y là giai cấp hạ đẳng nhất trong xã hội Mãn Châu. Bao y là gọi tắt từ tiếng Mãn Bao y a cáp (nô lệ của nhà), dịch ra tiếng Hán là gia nô. Thành phần chủ yếu của Bao y là tù binh chiến tranh, tội phạm, kẻ phá sản và con cháu của những bao y đời trước. Họ là tầng lớp không có tự do, bị cắt đặt làm đủ mọi việc từ lặt vặt tới khổ sai, tuy có những người vì công lao hoặc may mắn mà được hưởng phú quý, nhưng vẫn bị nhìn nhận với thân phận thấp hèn. Trong Cung tỏa tâm ngọc, Khang Hy cũng nói Lương phi xuất thân đê mọn, nên con trai bà không tư cách gì mà kế thừa đế vị. Bát a ca uất ức về bảo Tình Xuyên, đại ý, ông ấy chê mẹ ta thấp kém mà còn ngủ với mẹ ta, ngủ với mẹ ta rồi còn chê mẹ ta thấp kém.
Thấy nàng nín thinh, Ngọc Đàn gượng cười lảng đi:
- Hôm nay là ngày vui của chị, tôi lại kể lể những chuyện không đâu, thật đáng đánh đòn.
Nhược Hi tủm tỉm nhìn cô:
- Tôi lại cảm thấy nói những chuyện ấy mới là thân thiết. Nếu chị không chê, thì cứ coi tôi như chị gái – Nàng khẽ thở dài, bụng bảo dạ, ở trong cung muốn nhìn thấy cha mẹ thật khó, nhưng một mai trở về, chị vẫn có thể gặp được, còn tôi, chỉ e vĩnh viễn không bao giờ gặp được nữa. Giọng nàng chùng xuống – Tôi cũng nhớ cha mẹ lắm.
Ngọc Đàn thở dài:
- Vâng. Từ khi vào cung, ai mà chẳng khó lòng gặp cha mẹ anh chị em – Cô ngập ngừng – Nói câu thật lòng không sợ chị giận, chị còn may mắn hơn chúng em nhiều lắm. Bát Bối lặc gia là anh rể chị, các a ca bình thường cũng rất tử tế với chị. Sinh nhật còn có người nhớ nữa.
Cô lặng đi, rồi khẽ khàng tiếp:
- Trong cung toàn chủ nhân, ai buồn nhớ đến sinh nhật nô tỳ?
Nhược Hi im lặng ngẩng đầu ngắm vầng trăng trên cao:
- Chúng ta và cha mẹ đều nhìn thấy cùng một vầng trăng – Nhưng trong lòng nàng lại tự hỏi, vầng trăng con và cha mẹ trông thấy có giống nhau không?
Ngọc Đàn cũng bắt chước ngẩng lên ngắm trăng, ngắm một lúc, nàng bảo Nhược Hi:
- Chị ạ, em muốn lạy vầng trăng này, coi như lạy cha mẹ.
Nhược Hi gật đầu, hai người cùng quỳ xuống, lạy ba lạy. Đương khi làm lễ, chợt nghe sau lưng có tiếng xào xạc rất khẽ, Nhược Hi ngoái đầu lại thì thấy Lý Đức Toàn cầm đèn Hệ thống cấm nói bậyg sừng trâu đi đến, đằng sau là Khang Hy. Nhược Hi và Ngọc Đàn giật mình, vội tránh sang một bên, quỳ xuống đất. Khang Hy đến gần thì đứng lại, cúi đầu nhìn cả hai, ôn tồn bảo:
- Bình thân! Trẫm muốn yên ổn một chút nên không cho người đi trước dẹp đường, không trách các ngươi kinh động thánh giá đâu.
Bấy giờ Nhược Hi Ngọc Đàn mới khấu đầu rồi đứng dậy. Khang Hy hỏi:
- Các ngươi vừa lạy gì thế?
Nhược Hi thưa:
- Chúng nô tỳ nhất thời nhớ song thân, nghĩ đôi bên cùng ngắm một vầng trăng, nên bái lạy mặt trăng, cũng coi như tế sống cha mẹ.
Nghe vậy, Khang Hy ngẩng đầu nhìn trăng, lâu lắm không nói năng gì. Nhược Hi thầm than, biết là nói thế này Khang Hy sẽ không vui, nhưng đột ngột như vậy, không nói thực thì cũng chẳng bịa ra được câu đưa đà nào thỏa đáng. Hơn nữa có mặt cả Ngọc Đàn, nói dối lại mang cái tội khi quân.
Khang Hy tư lự ngắm trăng một lúc, rồi bảo Lý Đức Toàn cầm đèn, hai người chậm rãi đi tiếp. Nhược Hi Ngọc Đàn quỳ gối mãi cho đến khi Khang Hy xa hẳn mới đứng dậy đi về. Đang đi, nàng bất giác ngoái lại trông theo, nhưng không còn thấy ánh đèn nữa, thầm thở dài, người già bình thường có khi còn có con cháu cùng đi dạo, nhưng con người cô độc trên ngôi cao này lại chỉ có thái giám đi cùng. Ngai vàng kia cũng như trâm ngọc của Vương Mẫu nương nương, đã chia cắt ông và hơn hai mươi người con trai ở hai bờ cách biệt.
Về đến phòng, Nhược Hi mở hộp trang sức. Số trang sức này, một phần là do Mã Nhi Thái tổng binh chuẩn bị cho con, một phần là do Nhược Lan tặng trong mấy năm qua. Nhược Hi lật đi lật lại mãi, cuối cùng chọn ra một chiếc trâm hoa nạm ngọc bích và một bộ khuyên tai phù hợp, trông cả tay nghề và chất ngọc đều thuộc hàng cực phẩm. Nàng gói lại rồi đi ra khỏi phòng.
Ngọc Đàn đang cởi áo gỡ tóc. Nhược Hi mỉm cười đưa món đồ cho cô:
- Quà sinh nhật đến muộn. Xin em chớ trách.
Ngọc Đàn nói không dám không dám, rồi giơ tay đẩy đi. Nhược Hi nghiêm mặt bảo:
- Em đã gọi một tiếng chị, mà không nhận quà của tôi ư?
Bấy giờ Ngọc Đàn mới ngại ngùng đón lấy, nhưng không giở ra xem ngay, chỉ nói:
- Sinh nhật của chị, em còn chưa tặng gì này.
Nhược Hi cười bảo:
- Tôi không biết thêu, mai tôi vẽ mấy mẫu hoa, em phải dốc hết tâm sức mà thêu cho tôi mấy cái khăn tay thật đẹp. Tôi đang cần đây.
Ngọc Đàn vội đáp được. Nhược Hi đi ra, Ngọc Đàn tiễn đến cửa, còn định đưa tiếp nữa, nhưng Nhược Hi cười ngăn lại:
- Cửa sát nhau thế này, hay em muốn vào phòng tôi ngồi một lúc? Tôi muốn nghỉ lắm rồi.
Ngọc Đàn nghe vậy mới đứng lại, đưa mắt tiễn Nhược Hi.
oOo
Năm Khang Hy thứ bốn mươi tám, tháng Sáu, tại Nhiệt Hà.
Nhiệt Hà nguyên là một vùng chăn thả nằm ở phía bắc tỉnh Hà Bắc. Khi lên ngôi, Ung Chính đổi Nhiệt Hà thành Thừa Đức, tên dùng cho tới nay.
Lần này vi hành biên tái, Khang Hy chỉ dẫn theo thái tử Dận Nhưng và Bát a ca Dận Tự, nhưng không phải vì sủng ái đặc biệt gì.
Nguyên nhân thật sự là do từ sau vụ phế thái tử, tuy đã bị trách phạt vì tội ngấm ngầm kết bè kết đảng, nhưng Dận Tự vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất trước chiếc ghế kế vị. Các đại thần âm thầm giao hảo với chàng thường dâng sớ yêu cầu đánh giá hành vi của thái tử, còn các trọng thần như Lý Quang Địa thì phủ nhận Dận Nhưng, cho rằng tài đức y không đủ thuyết phục lòng người, bởi vậy tất cả đều đang đứng về phía Bát a ca Dận Tự, người mà trong triều hay gọi là Bát hiền vương. Dận Tự không chỉ gần gũi với hậu duệ hoàng thất hay quý tộc, mà còn được nhân sĩ Giang Nam khen ngợi hết lời. Hà Trác thầy dạy của chàng là một học giả, một nhà sưu tầm sách và một thư pháp gia nổi tiếng từng theo học những danh nhân như Tiền Khiêm Ích, Phương Bao. Họ Hà rất có ảnh hưởng trong giới trí thức Giang Nam, thường thay mặt Bát a ca tìm mua sách vở và đãi đằng nhân sĩ ở đây, đến nỗi bọn họ đều tán tụng chàng “thực là hiền vương”. Tất cả đều khiến đấng vương chủ “bất kể việc gì cũng phải do trẫm định đoạt” như Khang Hy không thể chịu đựng được. Ông không yên tâm để Bát a ca lại kinh thành, bèn ra lệnh cho chàng tùy giá, lại bắt các hoàng tử thân với Bát a ca như Cửu, Thập và Thập tứ a ca ở lại kinh, hai bên không được nhắn gửi tin tức gì hết, đề phòng phát sinh chuyện ngoài ý muốn trong khi ông vắng mặt.
Nguyên nhân thứ hai là, kể từ ngày khôi phục địa vị, do vây cánh yếu, thái tử Dận Nhưng bắt đầu tích cực kết giao thêm với quan viên khác trong triều thông qua sự dẫn dắt của các đại thần theo phe mình, và thường tổ chức hội họp ở phủ riêng. Điều này khiến Khang Hy bất an, chỉ sợ có chuyện “ập vào cung ép thoái vị”, bèn mang luôn y theo bên mình.
Vả chăng, Khang Hy dự định kéo dài chuyến du hành này từ cuối tháng Tư đến cuối tháng Chín. Đằng đẵng năm tháng trời, ông đâu thể yên tâm để thái tử và Bát hoàng tử ở lại kinh thành. Mọi sự vụ trong triều đều do khoái mã cấp báo hằng ngày cho Khang Hy đích thân quyết định. Ông lại hạ lệnh cho Tứ a ca, người vừa được tấn phong Thân vương và được ông tín nhiệm vì tỏ ra chín chắn điềm tĩnh trong “vụ thái tử” hồi đầu năm, ở lại kinh thay ông giám sát việc thực hiện.
Dận Nhưng rất căm hận và dè chừng Dận Tự. Những lúc không tự chủ, y toàn nhìn chàng với vẻ mặt thâm hiểm, mắt thì loang loáng ánh đao bóng kiếm, nhưng hễ tự nhận ra thất thố là lại vồn vã “Bát đệ” rồi cười nói nồng nhiệt, gắng sức lấp liếm đi. Bát a ca vẫn nhã nhặn ôn tồn, đối nhân xử thế khiêm tốn lịch sự, với thái tử lại càng tôn trọng lễ phép, như thể không nhận ra thái độ thù địch của y. Nhược Hi thường trông hai anh em nhà ấy, lại nghĩ tới Khang Hy rồi thở dài, Mệt thật, cha không phải cha, con không phải con, anh không ra anh, em không ra em. Chẳng muốn nhìn lâu nữa, nàng bèn cúi đầu xuống.
Một hôm Khang Hy cưỡi ngựa về, đang ngồi đàm đạo với các a ca và đại thần thì Nhược Hi bưng trà vào. Khang Hy hớp một ngụm, bỗng cười bảo:
- Trẫm thấy nhơ nhớ thứ nước quả ướp lạnh ngươi làm trong chuyến vi hành năm ngoái đấy! – Rồi ông bảo thái tử – Còn nhớ hồi ấy của trẫm là hoa cúc, của Dận Nhưng là mẫu đơn.
Thái tử cười đáp:
- Của nhi thần đúng là mẫu đơn thật. Nhi thần cũng rất nhớ, trông đã tinh tế, ăn vào lại giải nhiệt.
Nhược Hi cúi mình thưa:
- Nếu Hoàng thượng bằng lòng thì để mai nô tỳ chuẩn bị.
Khang Hy khẽ gật đầu, rồi hỏi:
- Cũng nhớ là hôm ấy ngươi xin trẫm cho phép học cưỡi ngựa, giờ cưỡi được chưa?
- Tạm coi là được ạ.
- Trẫm cho phép ngươi tiếp tục học, học cho đến khi nào thành thạo thì thôi.
Nhược Hi không muốn làm nhà vua cụt hứng, bèn ra chiều hân hoan, dõng dạc đáp:
- Tạ ơn Hoàng thượng.
Trông bộ dạng “mèo nhỏ bắt chuột con” của Nhược Hi, Khang Hy không nhịn được cười. Các đại thần ngồi dưới cũng cười hùa theo. Nhược Hi hành lễ xong rồi lui ra, nhớ lại lúc nàng đối đáp với Khang Hy và thái tử, Bát a ca cứ tủm tỉm nhìn nàng. Nàng không dám nhìn lại, đành giả lơ không biết.
Lần này Nhược Hi vẫn ở cùng lán với Ngọc Đàn. Từ bữa nghe cô thổ lộ tâm tư dưới trăng, nàng đối xử với cô càng thêm đặc biệt, thật lòng thương yêu cô như em gái, cô cũng đáp lại rất ân cần, tình cảm hai bên vô cùng thân thiết.
Thấy Nhược Hi được chỉ dụ mà vẫn không đi lấy ngựa tập, Ngọc Đàn thắc mắc hỏi:
- Chẳng phải chị rất thích cưỡi ngựa ư? Sao không học nữa?
Nhược Hi ngán ngẩm, nếu bảo binh sĩ hướng dẫn, thể nào hắn ta cũng lại nựng nịu nàng như Nê Man, mục tiêu không phải dạy nàng cưỡi ngựa, mà là nhất quyết tránh cho nàng mọi sự cố ngoài ý muốn. Như thế thà không học còn hơn, trừ phi có người không câu nệ thân phận nàng, cứ thẳng thắn dạy dỗ như Tứ a ca. Đang lan man hồi tưởng dáng vẻ chuyên chú nghiêm túc của chàng khi dạy nàng cưỡi ngựa, Nhược Hi thốt giật mình, sao đầu óc nàng lại nhớ mồn một nhất cử nhất động, không để sót lời nói việc làm nào của chàng đến thế. Nàng cố nghĩ tới điều khác, gượng cười đáp:
- Hai hôm nay hơi mệt, nghỉ cho khỏe rồi học.
Chuyến này ít a ca tham dự, có hai người đi thì lại không hợp nhau, các đại thần tùy tùng cũng hục hà hục hặc, phái trung gian thì càng không muốn đứng ra làm bia, đành cứ ngập ngừng ở giữa, cẩn thận hành sự, chỉ sợ dù chọc giận bên nào thì cuối cùng đều khó lòng gánh vác nổi hậu quả. Thêm vào đó, người Mông Cổ đến bệ kiến, hễ gặp thái tử là đều tỏ vẻ không vui. Trước mặt Khang Hy, bọn họ vẫn ra chiều hòa bình thân thiện, nhưng không khí hết sức gượng gạo. Khang Hy nhận ra từ đầu song vờ như không biết. Nhược Hi đánh giá, không tồi, tai bưng mắt lấp đúng là cách xử sự thích hợp.
Một buổi chiều, Nhược Hi đang thư thả đi dạo thì trông thấy Mẫn Mẫn cách cách, vẫn xinh đẹp như ngày nào. Nàng vội đứng dẹp sang lề đường để cô đi qua, nhưng đến trước mặt Nhược Hi, Mẫn Mẫn lại dừng bước, nhìn nàng bảo:
- Lần trước tôi có trông thấy chị!
Trước đây không để ý, bây giờ mới nhận ra Mẫn Mẫn phát âm tiếng Hán không chuẩn, Nhược Hi chăm chú lắng nghe rồi cố ý đáp thật chậm:
- Vâng, lần trước nô tỳ cũng tùy giá đến đây.
Nghe nàng rời rạc từng chữ, Mẫn Mẫn bật cười:
- Tuy tôi nói không sõi, nhưng nghe rất thạo. Chị cứ nói như thường thôi.
Nhược Hi gật đầu. Mẫn Mẫn trông ra chỗ khác, ngẫm nghĩ một chốc rồi hỏi:
- Nếu chị rảnh, thì đi với tôi một lát nhé?
Nhược Hi tự nhủ, có rảnh thật, trò chuyện với nàng quận chúa phóng khoáng này cũng vui, mà trông cô như bận lòng chuyện gì, cứ định nói lại thôi, nếu liên quan đến Thập tam thì càng không thể không thăm dò, nàng bèn cùng cô đi dạo. Nàng hỏi:
- Sao cách cách không cưỡi ngựa?
Mẫn Mẫn đáp:
- Cả ngày tôi cưỡi lúc nào chả được, đâu có giống các anh chị sống trong Tử Cấm thành, cứ nhăm nhăm tìm cơ hội ra cưỡi.
Nhược Hi chỉ mủm mỉm, không nói năng gì. Mẫn Mẫn lại hỏi:
- Chị cưỡi ngựa giỏi không?
Nhược Hi phì cười:
- Cô hỏi thế không chuẩn đâu, lẽ ra nên hỏi: Chị biết cưỡi ngựa không?
Mẫn Mẫn sửng sốt nhìn nàng:
- Nghe nói chỉ con gái Hán mới không biết cưỡi ngựa, sao chị lại là người Hán à?
- Tôi là người Mãn – Nhược Hi đáp – Thế mà chẳng biết cưỡi, nhưng rất muốn học.
Ngược Hi nghe vậy, nổi hứng bảo:
- Thế để tôi dạy. Tôi chưa dạy ai cưỡi ngựa bao giờ, song tôi đảm bảo sẽ dạy chị tử tế.
Nhược Hi nghe vậy mừng quýnh, nghĩ thế là tốt quá rồi, bèn vui vẻ nhận lời.
Mẫn Mẫn đúng là một người nôn nóng, nói dạy là dạy ngay. Cô lôi Nhược Hi đến chỗ tàu ngựa, đi mãi vẫn chưa tới, giữa đường gặp mấy gã đang ruổi ngựa chậm rãi, có người Mông, cũng có người Mãn. Trông thấy Mẫn Mẫn và Nhược Hi, họ đều xuống ngựa, người Mông thì thỉnh an Mẫn Mẫn, người Mãn thì thỉnh an Mẫn Mẫn xong lại thỉnh an Nhược Hi.
Mẫn Mẫn cười bảo:
- Đỡ công chúng ta bao nhiêu – Nói đoạn, cô dắt luôn hai con ngựa, mấy người Mông Cổ đều bằng lòng. Hai gã lên cưỡi chung một con rồi thong thả rời đi. Mẫn Mẫn quay mặt sang nhìn Nhược Hi – Chị không phải là cung nữ bình thường hả?
Nhược Hi đáp:
- Chẳng qua hầu cận Hoàng thượng nên người ta cũng nể mặt đôi chút.
Mẫn Mẫn hỏi:
- Chị xinh thế này, sao chỉ làm cung nữ thôi? Mấy phi tử của a ma tôi còn thua xa chị.
Nhược Hi nghĩ bụng, cô quận chúa này nói năng thẳng thắn quá. Có điều trong cung toàn gặp những người khép nép e dè, hôm nay gặp được một người thế này kể cũng thích thú, bởi vậy nàng không đáp, nhưng nhoẻn cười.
Mẫn Mẫn chỉ dạy rất nhiệt tình, đáng tiếc con ngựa quá cao lớn, Nhược Hi lần đầu cưỡi nó, lòng không khỏi sợ hãi, tim đập chân run. Mẫn Mẫn kè theo bên cạnh, luôn miệng hướng dẫn, bảo Nhược Hi cứ bạo dạn mà cưỡi, đừng sợ. Cô còn nói cưỡi ngựa thì phải ngã chứ, hồi nhỏ cô cũng từng ngã rồi. Nhược Hi cảm thấy Mẫn Mẫn nói rất hợp lý, bèn ậm ừ hưởng ứng, tuy vậy vẫn không thể toàn tâm toàn ý tuân theo, cứ níu chặt lấy dây cương, giữ cho con ngựa đi bước nhỏ thôi.
Chợt Mẫn Mẫn cười vang: “Ngồi vững nhé!” Dứt lời, cô quất đét ngọn roi vào mông con ngựa của Nhược Hi. Nhược Hi chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì con ngựa đã lao vọt tới trước. Người bị giật nghiêng hẳn về sau, nàng há miệng định thét lên thì Mẫn Mẫn đã cười vang nhắc với theo:
- Đừng sợ! Cứ ngồi cho vững.
Nhược Hi cảm thấy con ngựa phi mỗi lúc một nhanh, dây cương cũng đã lỏng ra tự khi nào, nàng chỉ còn cách áp sát mình xuống lưng ngựa, hai tay bấu chặt lấy lớp lông bờm hai bên cổ nó. Con ngựa bị đau, lại không có dây cương kìm hãm, bèn nổi tính hung chạy lung tung, định hất người đang làm mình đau xuống đất.
Nhược Hi không còn cả sức mà kêu, bèn nhắm nghiền mắt, ra sức giữ không để mình bị ngã. Gió vù vù bên tai nàng, tiếng Mẫn Mẫn la thất thanh.
Ngựa vừa chạy điên cuồng vừa gồng mình lên để hất Nhược Hi. Nàng cảm thấy không trụ nổi nữa, lông bờm càng lúc càng trơn, tay cũng trượt dần ra, thầm nghĩ, lẽ nào ta xuyên thời gian về thời xa xưa, mục đích là để ngã ngựa mà chết? Đang lẩn thẩn tuyệt vọng thì nghe bên tai vang lên một giọng quen thuộc:
- Nhược Hi, gắng chút nữa!