Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-345
Chương 345: Văn Tư Bình danh bất hư truyền
Cập nhật chương mới nhất tại Vietwriter
Bùi Nguyên Minh thản nhiên liếc nhìn Trương Đình, nói: "Hội trưởng Trương nếu đã có hứng thú đến thế, thì tôi đành múa rìu qua mắt thợ vậy!"
Sắc mặt Trương Đình lạnh như băng, cái tên Bùi Nguyên Minh này rõ ràng là đang trêu chọc ông ta, nhưng ông ta lại muốn xem thằng nhóc thối này có thể rao giảng được cái thá gì!
Bùi Nguyên Minh nói tiếp: "Hội trưởng Trương hằng là từng nghe nói đến công chúa Văn Thành rồi nhỉ?"
Nét mặt vốn tỏ ra khinh thường của Trương Đình vừa nghe thấy lời này liền nghĩ tới một truyền thuyết trong giới đồ cổ, lúc này toàn thân ông ta khẽ chấn động, môi mấp mấy: "Ý của mày là..."
Nói đến đây, ông ta không ngừng lắc đầu: "Không thể, tuyệt đối không thể!"
Các ghi chép lịch sử về công chúa Văn Thành chủ yếu đều nói đến việc liên hôn với dân tộc Thổ Phiên, nhưng trong giới đồ cổ, thì lại có một truyền thuyết liên quan đến vị công chúa này.
Công chúa Văn Thành từ nhỏ đã thích đồ sứ , lúc công chúa xuất giá, Đường Thái Tông từng tặng cô một món cống phẩm của cung đình.
Mà thứ này nghe đâu là một trong những món đồ sứ mà Tùy Dạng Đế của triều đại trước vô cùng yêu thích!
Mòn đồ sứ này cũng không phải là vật phẩm của Trung Nguyên mà là do Tùy Dạng Đế ba lần tiến đánh Cao Ly (nay là Hàn Quốc) mà giành được.
Cao Ly từ xưa đến nay đều là nước thuộc địa của nước ta, các phương pháp chế tác gốm sứ của nước này cũng là học hỏi từ nước ta.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp gốm sứ ở Cao Ly phát triển không ổn định là bởi có sự chênh lệch trong việc học hỏi.
Nhưng kém phát triển không có nghĩa là không làm ra được đồ tốt, ngược lại, Cao Ly cũng từng có một hai loại gốm sứ tốt được lưu truyền đời sau.
Chỉ là, những thứ này đều chỉ tồn tại trong truyền thuyết, tương truyền rằng thứ mà Hoàng đế Đường Thái Tông ban cho công chúa Văn Thành lúc đó xuất phát từ thời Cao Ly, qua đời nhà Tùy rồi cuối cùng rơi vào tay nhà Đường.
Việc này đã được người người truyền miệng lại trở thành một thứ vô cùng kì diệu. Nghe nói nếu dựa sát vào nghe thử, sẽ nghe được tiếng sáo du dương từ bên trong vọng lại, như nói thay nỗi niềm nhớ quê nhà.
Vì vậy, theo truyền thuyết, thứ này có tên là Văn Tư Bình, ngụ ý về giai thoại công chúa Văn Thành thương nhớ quê hương.
Thứ này đã xuất hiện vài lần trong lịch sử, nhưng đến cuối vẫn không ai biết nó trôi lạc về nơi nào, nghe nói lần cuối cùng nó xuất hiện là vào thời kỳ hỗn chiến quân phiệt, rồi mất tích kể từ đó.
Mãi cho đến ngày nay, chiếc Văn Tư Bình này rốt cuộc còn tồn tại hay không, hay đã bị phá hủy từ lâu vẫn là một nỗi băn khoăn của rất nhiều người.
Vì thế, khi Bùi Nguyên Minh nhắc đến công chúa Văn Thành, Trương Đình bất giác nghĩ ngay đến giai thoại này.
Nhưng mà, thứ đồ trông giống như đồ giả này có phải là Văn Tư Bình huyền thoại không? Điều này hoàn toàn không có căn cứ!
Vật cổ trong truyền thuyết này lại xuất hiện ở thành phố Hải Dương ư? Đã vậy, Nạp Hoàng Chi còn mua nó với giá 170 nghìn? Há chẳng phải là một chuyện nực cười lớn nhất trên đời sao?
Lúc này, nét mặt Trương Đình không ngừng biển sắc, mọi người xung ai ai cũng chung một vẻ mờ mịt.
Bùi Nguyên Minh tiếp tục nói: "Hội trưởng Trương nhìn kĩ sẽ thấy. Mặc dù kiểu dáng của chiếc bình sứ này na ná với phong cách của nước chúng ta, nhưng rõ ràng nó vẫn mang trên mình phong vị của Cao Ly. Chính nhờ điều kiện quốc gia đặc thù của Cao Ly mới có thể tạo ra được loại này."
"Và thứ này chắc hẳn là vật ngự dụng trong hoàng cung lúc đó. Những thứ như thế này, đã hiếm lại càng hiếm."
"Ông nhìn vào màu sắc của nó xem, thoạt nhìn thì trông rất mới, cảm giác giống như là sản phẩm ở thời cận đại, nhưng đây là vì Cao Ly sản xuất rất nhiều ngọc trai, vì vậy người ta đập vỡ một ngọc trai rồi trộn vào bên trong, tạo ra hiệu ứng như ngọc lưu ly."
"Nếu ông không tin, ông có thể gửi thứ này đi giám định nguyên tố cacbon. Không khó để xác định niên đại và thành phần của nó đâu nhỉ?" Giọng nói tuy không to nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát.
Tất cả mọi người ở đây đều ngây dại, ngoại trừ số ít người như Nạp Hoàng Chi, Nạp Nhã Lan, Trương Đình, Trương Lăng ra, quả thực không ai biết Bùi Nguyên Minh đang nói về cái gì.
Cái gì mà Cao Ly?
Cái gì mà công chúa Văn Thành?
Mấy thứ này có liên quan với nhau không?
Tôi ít đọc sách, ít nghiên cứu, nên đừng có lừa tôi!
Đúng lúc này, Nạp Hoàng Chi cười nói: "Được rồi ông Trương, cậu Bùi không có nói xằng bậy đâu, thứ này chính là Văn Tư Bình danh bất hư truyền đấy."
Cập nhật chương mới nhất tại Vietwriter
Cập nhật chương mới nhất tại Vietwriter
Bùi Nguyên Minh thản nhiên liếc nhìn Trương Đình, nói: "Hội trưởng Trương nếu đã có hứng thú đến thế, thì tôi đành múa rìu qua mắt thợ vậy!"
Sắc mặt Trương Đình lạnh như băng, cái tên Bùi Nguyên Minh này rõ ràng là đang trêu chọc ông ta, nhưng ông ta lại muốn xem thằng nhóc thối này có thể rao giảng được cái thá gì!
Bùi Nguyên Minh nói tiếp: "Hội trưởng Trương hằng là từng nghe nói đến công chúa Văn Thành rồi nhỉ?"
Nét mặt vốn tỏ ra khinh thường của Trương Đình vừa nghe thấy lời này liền nghĩ tới một truyền thuyết trong giới đồ cổ, lúc này toàn thân ông ta khẽ chấn động, môi mấp mấy: "Ý của mày là..."
Nói đến đây, ông ta không ngừng lắc đầu: "Không thể, tuyệt đối không thể!"
Các ghi chép lịch sử về công chúa Văn Thành chủ yếu đều nói đến việc liên hôn với dân tộc Thổ Phiên, nhưng trong giới đồ cổ, thì lại có một truyền thuyết liên quan đến vị công chúa này.
Công chúa Văn Thành từ nhỏ đã thích đồ sứ , lúc công chúa xuất giá, Đường Thái Tông từng tặng cô một món cống phẩm của cung đình.
Mà thứ này nghe đâu là một trong những món đồ sứ mà Tùy Dạng Đế của triều đại trước vô cùng yêu thích!
Mòn đồ sứ này cũng không phải là vật phẩm của Trung Nguyên mà là do Tùy Dạng Đế ba lần tiến đánh Cao Ly (nay là Hàn Quốc) mà giành được.
Cao Ly từ xưa đến nay đều là nước thuộc địa của nước ta, các phương pháp chế tác gốm sứ của nước này cũng là học hỏi từ nước ta.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp gốm sứ ở Cao Ly phát triển không ổn định là bởi có sự chênh lệch trong việc học hỏi.
Nhưng kém phát triển không có nghĩa là không làm ra được đồ tốt, ngược lại, Cao Ly cũng từng có một hai loại gốm sứ tốt được lưu truyền đời sau.
Chỉ là, những thứ này đều chỉ tồn tại trong truyền thuyết, tương truyền rằng thứ mà Hoàng đế Đường Thái Tông ban cho công chúa Văn Thành lúc đó xuất phát từ thời Cao Ly, qua đời nhà Tùy rồi cuối cùng rơi vào tay nhà Đường.
Việc này đã được người người truyền miệng lại trở thành một thứ vô cùng kì diệu. Nghe nói nếu dựa sát vào nghe thử, sẽ nghe được tiếng sáo du dương từ bên trong vọng lại, như nói thay nỗi niềm nhớ quê nhà.
Vì vậy, theo truyền thuyết, thứ này có tên là Văn Tư Bình, ngụ ý về giai thoại công chúa Văn Thành thương nhớ quê hương.
Thứ này đã xuất hiện vài lần trong lịch sử, nhưng đến cuối vẫn không ai biết nó trôi lạc về nơi nào, nghe nói lần cuối cùng nó xuất hiện là vào thời kỳ hỗn chiến quân phiệt, rồi mất tích kể từ đó.
Mãi cho đến ngày nay, chiếc Văn Tư Bình này rốt cuộc còn tồn tại hay không, hay đã bị phá hủy từ lâu vẫn là một nỗi băn khoăn của rất nhiều người.
Vì thế, khi Bùi Nguyên Minh nhắc đến công chúa Văn Thành, Trương Đình bất giác nghĩ ngay đến giai thoại này.
Nhưng mà, thứ đồ trông giống như đồ giả này có phải là Văn Tư Bình huyền thoại không? Điều này hoàn toàn không có căn cứ!
Vật cổ trong truyền thuyết này lại xuất hiện ở thành phố Hải Dương ư? Đã vậy, Nạp Hoàng Chi còn mua nó với giá 170 nghìn? Há chẳng phải là một chuyện nực cười lớn nhất trên đời sao?
Lúc này, nét mặt Trương Đình không ngừng biển sắc, mọi người xung ai ai cũng chung một vẻ mờ mịt.
Bùi Nguyên Minh tiếp tục nói: "Hội trưởng Trương nhìn kĩ sẽ thấy. Mặc dù kiểu dáng của chiếc bình sứ này na ná với phong cách của nước chúng ta, nhưng rõ ràng nó vẫn mang trên mình phong vị của Cao Ly. Chính nhờ điều kiện quốc gia đặc thù của Cao Ly mới có thể tạo ra được loại này."
"Và thứ này chắc hẳn là vật ngự dụng trong hoàng cung lúc đó. Những thứ như thế này, đã hiếm lại càng hiếm."
"Ông nhìn vào màu sắc của nó xem, thoạt nhìn thì trông rất mới, cảm giác giống như là sản phẩm ở thời cận đại, nhưng đây là vì Cao Ly sản xuất rất nhiều ngọc trai, vì vậy người ta đập vỡ một ngọc trai rồi trộn vào bên trong, tạo ra hiệu ứng như ngọc lưu ly."
"Nếu ông không tin, ông có thể gửi thứ này đi giám định nguyên tố cacbon. Không khó để xác định niên đại và thành phần của nó đâu nhỉ?" Giọng nói tuy không to nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát.
Tất cả mọi người ở đây đều ngây dại, ngoại trừ số ít người như Nạp Hoàng Chi, Nạp Nhã Lan, Trương Đình, Trương Lăng ra, quả thực không ai biết Bùi Nguyên Minh đang nói về cái gì.
Cái gì mà Cao Ly?
Cái gì mà công chúa Văn Thành?
Mấy thứ này có liên quan với nhau không?
Tôi ít đọc sách, ít nghiên cứu, nên đừng có lừa tôi!
Đúng lúc này, Nạp Hoàng Chi cười nói: "Được rồi ông Trương, cậu Bùi không có nói xằng bậy đâu, thứ này chính là Văn Tư Bình danh bất hư truyền đấy."
Cập nhật chương mới nhất tại Vietwriter