Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 33: Trận chiến cầu Lodi
Trên con đường dẫn đến Lombardi, có hai kỵ sĩ, một già, một trẻ di chuyển khá nhanh. Họ vừa đi vừa nói chuyện.
- Đức cha, chúng ta còn phải đi bao lâu nữa mới đến nơi?
- Theo tốc độ hiện nay thì khoảng hai giờ nữa sẽ đến.
- Thế thì cũng không cần đi quá gấp. Trời cũng trưa rồi, chúng ta hãy đến kia nghỉ ngơi, ăn chút gì đó để lấy sức. Tôi không thể đến gặp cấp trên với vẻ mặt mệt mỏi được.
Kỵ sĩ trẻ chỉ vào một gốc cây tùng to với tán lá rộng bên đường. Ra đây là Hoàng tử Cảnh đi cùng Bá Đa Lộc đến Lombardi nhậm chức. Cậu không theo đạo Thiên Chúa nên cũng không xưng hô "cha, con" như những người khác.
- Trước khi đi, Tổng tài có đưa cho tôi một bức thư, bảo chuyển đến tay Đại tá Lannes. Theo Đức cha thì trong thư viết gì?
- Tôi cũng không biết, chỉ có vài suy đoán.
- Mời Đức cha nói.
- Tôi nghĩ, trong thư, Tổng tài yêu cầu Jean Lannes phải quan sát Ngài thật kỹ và báo cáo về. Đồng thời cũng không để Ngài phải mạo hiểm.
- Tôi thấy có lẽ mình cũng chỉ là lính kiểng thôi. Bonaparte không tin tôi. Nếu thế thì cũng tốt, tôi đứng ngoài sẽ có cái nhìn tốt hơn và sẽ học được nhiều thứ.
Ăn uống qua loa với vài mẫu bánh cùng một ít nước, cả hai lại lên đường. Lúc này, đường không còn quá xa, Cảnh không cần phải quá gấp gáp. Cậu tranh thủ vừa đi vừa suy nghĩ cho các bước tiếp theo phải làm.
Đến hơn ba giờ chiều, rốt cuộc cả hai cũng đến nơi. Quân đoàn đóng ở đây quả thật như Napoleon đã nói, là một đơn vị hỗn hợp của bộ binh, kỵ binh và pháo binh đặt dưới sự chỉ huy của Tướng Beaumont. Đại tá Jean Lannes lãnh đạo đơn vị kỵ binh với khoảng một nghìn sáu trăm người.
Bước vào doanh trại, Cảnh thật sự bất ngờ với sự bố trí ở đây. Binh sĩ được sắp xếp phòng thủ thành ba vòng từ ngoài vào trong. Bắt đầu từ bộ binh, kỵ binh rồi mới đến pháo binh. Cậu đếm thử thì thấy có tất cả ba mươi khẩu đại bác, có lẽ pháo binh có số lượng ít nhất mà được xếp trong cùng chăng.
Cách bố trí này khác hẳn với Đại Việt và nhà Thanh, bố trí theo cụm. Với doanh trại của người phương Đông, nếu kẻ địch đánh úp, chỉ một binh chủng có thể gặp nguy hiểm, các đơn vị khác sẽ kéo về hỗ trợ. Như vậy, chí ít, nếu thua cũng có thể bảo tồn được một chi binh sĩ hoàn chỉnh.
Trong khi đó, bố trí của quan Pháp lại cho thấy sự phòng thủ tổng lực. Nếu một điểm bị tấn công, vòng tròn phòng thủ sẽ biến đổi. Lúc này, tâm vòng tròn không còn là lều chỉ huy nữa, thay vào đó chính là quân thù. Bằng cách này, đội quân đánh úp sẽ bị bao vây hoàn toàn. Cách duy nhất là phải từ xa tấn công vào, mở thẳng một đường tiến về lều chỉ huy. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ phai vượt qua được những quả đạn pháo từ trong bắn ra.
Mỗi cách phòng thủ đều có ưu điểm riêng. Song, Cảnh nhận thấy cách bố trí của người Pháp ưu việt hơn. "Hèn gì Napoleon được xưng là vị tướng bất bại", Cảnh thầm khen. Có điều, cậu được điều về đại đội kỵ binh của Lannes. Vậy chẳng phải là không học được gì từ pháo binh hay sao?
"Thôi mặc kệ. Cái chính là mình sẽ học được nghệ thuật quân sự của họ", Cảnh nghĩ. Huống chi, với cách bố phòng này, từ lều chỉ huy, cậu có thể quan sát mà. Vả lại, kỵ binh được xếp ở vòng tròn thứ hai, tức là ở giữa. Nghĩ vậy, cậu không do dự nữa mà bước đến lều của Đại tá Lannes.
- Trung uý Cảnh Nguyễn xin trình diện Đại tá. - Cảnh chào theo nghi thức nhà binh rồi đưa bức thư của Napoleon cho Lannes.
- Nghỉ! Trung uý ngồi đi. Đợi tôi đọc xong bức thư rồi ta sẽ nói chuyện sau.
Cảnh y lời ngồi xuống. Lannes mở thư ra và bắt đầu đọc. Hoá ra nội dung thư không khác mấy so với suy đoán của Cảnh. Có điều cậu không biết mối quan hệ hết sức mật thiết giữa hai vị chỉ huy này, họ là đôi bạn thân.
Trong thư có đoạn nói: "Không cần bố trí vị Hoàng tử bé này vào vị trí chiến đấu. Thay vào đó là một chỗ trong ban tham mưu. Đừng nên xem thường những người Á Đông này. Như tôi đã từng phản bác những kẻ chê mình lùn, trí thông minh phải được tính bằng chiều cao từ vầng trán đến bầu trời. Người Á Đông nổi tiếng với mưu sâu kế dày. Hãy tận dụng điều đó".
- Tôi đã đọc xong bức thư. Tổng tài yêu cầu xếp Trung uý vào Ban tham mưu.
- Quả thật Tổng tài đối xử với tôi quá tốt. Thế khi nào thì tôi có thể chính thức nhận nhiệm vụ? Ngay bây giờ chăng? - Cảnh có vẻ nôn nóng.
- Cứ thong thả. Trung uý cứ nghỉ ngơi một hom để lại sức sau một ngày đai đi đường vất vả. Tôi còn có việc muốn hỏi Đức cha cái đã.
Cảnh lui ra ngoài. Theo sự dẫn đường của một binh sĩ, cậu về căn lều mình được bố trí để nghỉ ngơi.
Sau mấy ngày quan sát binh sĩ tập luyện, Cảnh nhìn thấy có một vài điểm yếu. Thứ nhất là thể lực họ không tốt bằng người Việt dù có tạng người cao lớn hơn. Cậu tin, nếu đơn đả độc đấu, một người lính Việt có thể kết liễu ba người lính Pháp. Có điều, lúc này người ta chiến đấu bằng súng ống chứ không phải là gươm giáo.
Thứ hai, cách nạp đạn bắn quá chậm và rườm rà. Trước tiên là người ta phải đổ thuốc súng vào, dùng que thông nòng để nén chặt. Sau đó là thả viên đạn vào, đổ thuốc mồi vào buồng đốt, kéo mỏ gà rồi mới ngắm bắn. Bằng cách này, mỗi phút binh sĩ chỉ bắn được ba phát. Nếu so với cách bắn và uy lực của cây súng nhà Tây Sơn giờ này đã chia sẻ cho người Anh thì lại kém quá xa. Cậu suy nghĩ và đã tìm ra cách để cải thiện.
- Đại tá, tôi thấy cách bắn của chúng ta hiện nay quá chậm.
- Thế thì theo Trung uý, chúng ta phải làm cách nào?
- Này nhé. Chúng ta trước vẫn đổ thuốc súng vào, dộng mạnh báng súng xuống đất, thả viên đạn vào rồi mới dùng đến cây thông nòng. Như vậy có thể tiết kiệm đước một khối thời gian.
- Ừm... Nghe có vẻ có lý. Nào, chúng ta cùng thử nghiệm chứng xem sao.
Họ bắt đầu đem cách bắn mới ra thử nghiệm. Quả thật, cách này giúp binh sĩ bắn được bốn phát cũng chỉ trong một phút. Tuy là vẫn kém xa so với người Anh nhưng nên nhớ là họ chưa tham chiến và loại súng mới cũng chưa thể sản xuất với số lượng lớn. Đây sẽ là một ưu thế rõ ràng so với quân Áo.
Đầu tháng 5 năm 1796, Napoleon Bonaparte quyết định tấn công thành Milan từ hướng Bắc. Muốn làm được điều đó, đầu tiên, ông xua quân vượt sông Po, men theo cánh trái mà công hạ Piacenza.
Với ưu thế về binh lực ba mươi nghìn người cộng thêm cách bắn mới mà Cảnh ra sức phổ biến, quân Pháp áp đảo hoàn toàn. Tuy nhiên, Piacenza với sáu pháo đài cũng không phải là quả hồng mềm. Phải mất gần một tuần lễ, đến ngày 9 tháng 5 mới hạ được thành.
Quân Áo vỡ trận, vội vả vượt sông Adda, bỏ cả thành Milan mà cố thủ ở thị trấn Lodi, phía tả ngạn con sông. Chiếm được Milan, Napoleon thừa thắng truy kích quân Áo đến tận hữu ngạn sông Adda.
Đứng trước thị trấn Lodi, Napoleon cảm thấy mọi việc trở nên rất khó khăn. Trấn nhỏ này khác với thành Piacenza. Con sông chắn trước mặt trở thành một bờ hào tự nhiên rất khó vượt qua. Ông quyết định pháo kích pháo đài phòng thủ trước, sau đó mới xua quân vượt cầu.
Đúng bảy giờ sáng ngày 10 tháng 5, ba mươi khẩu đại bác dàn hàng ngang, bắt đầu khạc đạn oanh tạc pháo đài. Ông cố tình tránh xa cây cầu, sợ chẳng may đạn lạc sẽ đánh sập cầu, không thể vượt sông.
Ở trong pháo đài, tướng Karl Sebottendorf đốc thúc mười hai nghìn binh sĩ phòng thủ. Với mười lăm khẩu đại bác cùng ưu thế trên pháo đài cao, quân Áo không cho phép Pháp lập trận địa pháo được.
Thế cũng chẳng nói làm gì, điều làm quân Pháp không ngờ tới là tầm bắn của đối phương quá xa so với mình. Vả lại, mỗi quả đạn rơi xuống lại nổ tung, mảnh đạn bay khắp nơi. Từ bao giờ đại bác của Áo lại có uy lực mạnh đến vậy?
Kể ra phải nói đến chuyện một tuần trước. Hôm đó, người Anh gửi đến cho Sebottendorf mười thùng đạn đại bác mới, mỗi thùng có năm mươi quả. Loại đạn mới này có kích thước không khác gì loại cũ. Có điều chúng không phải là đặc ruột. Mỗi quả đạn là một khối cầu thép rỗng ruột, bên trong là một bọc thuốc nổ nén chặt, bên ngoài phủ một lớp hạt nổ làm thành lõi, đặt vừa khít. Quả đạn rớt xuống đất làm hạt nổ va chạm mạnh sinh ra tia lửa đốt cháy thuốc nổ và... bùm, mọi việc sau đó thì ai cũng hiểu. Cũng bởi thế nên quả đạn nhẹ hơn và bay xa hơn.
Quay lại với trận chiến, Napoleon đau đầu, không biết phải làm sao, trận địa pháo không lập được. Ông hy vọng cánh quân của tướng Beaumont vượt sông an toàn ở thượng nguồn và kịp quay về đây phối hợp.
Nói đến đây, chắc mọi người thắc mắc vị Hoàng tử trẻ của chúng ta đang làm gì. Thì ra cậu đang cùng Đại tá Lannes dẫn kỵ binh theo tướng Beaumont lên thượng nguồn sông Adda. Đến một đoạn sông rộng khoảng ba mươi mét thì dừng lại. Vị tướng quân triệu tập các sĩ quan họp bàn phương án qua sông, trong đó có Cảnh. Ông nói:
- Các Ngài cũng biết tình thế lúc này. Sông thì sâu mà không có cầu, làm sao để vượt qua đây?
Sự im lặng bao trùm cuộc họp. Các sĩ quan vẫn không nghĩ ra cách.
- Quân sĩ có thể bơi qua nhưng thuốc súng sẽ ướt hết, không dùng được - Lannes nói.
- Tôi có ý này.
Cảnh lên tiếng làm mọi người chú ý. Cậu tiếp:
- Ở nước tôi có một loại cầu gọi là "cầu phao". Nó rất dễ làm. Chúng ta có thể thực hiện. Khi hoàn thành thì đừng nói ngựa, cả đại bác cũng qua được.
- Làm thế nào? - Một vị Thiếu tá hỏi.
- Trước tiên, cho tôi hỏi chúng ta có khoảng ba mươi thùng thuốc súng không?
- Chúng ta có khoảng bốn mươi thùng. Ngài hỏi để làm gì?
Không để mọi người chờ lâu, Cảnh nói cho họ cách làm. Nghe xong, mọi người hồ hởi thấy rõ. Đoạn Beaumont ra lệnh vận động toàn bộ binh sĩ làm cầu. Với một nghìn sáu trăm người thì mọi việc quá đơn giản.
Họ nhanh chóng chặt cây, kết thành hai chiếc bè lớn, rộng hai mét, dài mười hai mét được nối với nhau. Ở hai cạnh dài của các chiếc bè, họ buộc chặt các cặp thùng thuốc súng rỗng bị bịt kín, cứ cách một mét lại có một cặp. Chiếc cầu phao cứ thế mà thành hình. Nó nhanh chóng được bắt qua sông. Đoàn kỵ binh nhanh chóng vượt qua.
Đến giữa trưa, đoàn kỵ binh cuối cùng cũng đến được chân pháo đài. Napoleon lấy làm mừng vội giục toan quân vượt cầu Lodi. Lúc này, việc công hạ pháo đài trở nên quá đơn giản. Bởi lẽ các khẩu đại bác thủ thành đã trở nên vô dụng khi bị áp sát.
Quân Pháp tràn vào thị trấn. Với quân số áp đảo, Pháp nhanh chóng tiêu diệt những người lính Áo. Tướng Sebottendorf buộc dẫn binh rút lui về phía nam với hơn chín nghìn người còn lại. Trước khi đi, ông không quên hạ lệnh bỏ lại số đại bác, chỉ mang theo những thùng đạn pháo mới bỏ chạy.
Kết thúc trận đánh, Napoleon thắng lớn cùng với việc chiếm được thành Milan, giết chết hơn hai nghìn quân Áo. Tuy nhiên, thu hoạch lớn nhất theo ông, đó là cách làm cầu phao mà Cảnh đã phổ biến. Từ nay, các con hào nước sâu không còn là trở ngại với quân Pháp nữa.
- Đức cha, chúng ta còn phải đi bao lâu nữa mới đến nơi?
- Theo tốc độ hiện nay thì khoảng hai giờ nữa sẽ đến.
- Thế thì cũng không cần đi quá gấp. Trời cũng trưa rồi, chúng ta hãy đến kia nghỉ ngơi, ăn chút gì đó để lấy sức. Tôi không thể đến gặp cấp trên với vẻ mặt mệt mỏi được.
Kỵ sĩ trẻ chỉ vào một gốc cây tùng to với tán lá rộng bên đường. Ra đây là Hoàng tử Cảnh đi cùng Bá Đa Lộc đến Lombardi nhậm chức. Cậu không theo đạo Thiên Chúa nên cũng không xưng hô "cha, con" như những người khác.
- Trước khi đi, Tổng tài có đưa cho tôi một bức thư, bảo chuyển đến tay Đại tá Lannes. Theo Đức cha thì trong thư viết gì?
- Tôi cũng không biết, chỉ có vài suy đoán.
- Mời Đức cha nói.
- Tôi nghĩ, trong thư, Tổng tài yêu cầu Jean Lannes phải quan sát Ngài thật kỹ và báo cáo về. Đồng thời cũng không để Ngài phải mạo hiểm.
- Tôi thấy có lẽ mình cũng chỉ là lính kiểng thôi. Bonaparte không tin tôi. Nếu thế thì cũng tốt, tôi đứng ngoài sẽ có cái nhìn tốt hơn và sẽ học được nhiều thứ.
Ăn uống qua loa với vài mẫu bánh cùng một ít nước, cả hai lại lên đường. Lúc này, đường không còn quá xa, Cảnh không cần phải quá gấp gáp. Cậu tranh thủ vừa đi vừa suy nghĩ cho các bước tiếp theo phải làm.
Đến hơn ba giờ chiều, rốt cuộc cả hai cũng đến nơi. Quân đoàn đóng ở đây quả thật như Napoleon đã nói, là một đơn vị hỗn hợp của bộ binh, kỵ binh và pháo binh đặt dưới sự chỉ huy của Tướng Beaumont. Đại tá Jean Lannes lãnh đạo đơn vị kỵ binh với khoảng một nghìn sáu trăm người.
Bước vào doanh trại, Cảnh thật sự bất ngờ với sự bố trí ở đây. Binh sĩ được sắp xếp phòng thủ thành ba vòng từ ngoài vào trong. Bắt đầu từ bộ binh, kỵ binh rồi mới đến pháo binh. Cậu đếm thử thì thấy có tất cả ba mươi khẩu đại bác, có lẽ pháo binh có số lượng ít nhất mà được xếp trong cùng chăng.
Cách bố trí này khác hẳn với Đại Việt và nhà Thanh, bố trí theo cụm. Với doanh trại của người phương Đông, nếu kẻ địch đánh úp, chỉ một binh chủng có thể gặp nguy hiểm, các đơn vị khác sẽ kéo về hỗ trợ. Như vậy, chí ít, nếu thua cũng có thể bảo tồn được một chi binh sĩ hoàn chỉnh.
Trong khi đó, bố trí của quan Pháp lại cho thấy sự phòng thủ tổng lực. Nếu một điểm bị tấn công, vòng tròn phòng thủ sẽ biến đổi. Lúc này, tâm vòng tròn không còn là lều chỉ huy nữa, thay vào đó chính là quân thù. Bằng cách này, đội quân đánh úp sẽ bị bao vây hoàn toàn. Cách duy nhất là phải từ xa tấn công vào, mở thẳng một đường tiến về lều chỉ huy. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ phai vượt qua được những quả đạn pháo từ trong bắn ra.
Mỗi cách phòng thủ đều có ưu điểm riêng. Song, Cảnh nhận thấy cách bố trí của người Pháp ưu việt hơn. "Hèn gì Napoleon được xưng là vị tướng bất bại", Cảnh thầm khen. Có điều, cậu được điều về đại đội kỵ binh của Lannes. Vậy chẳng phải là không học được gì từ pháo binh hay sao?
"Thôi mặc kệ. Cái chính là mình sẽ học được nghệ thuật quân sự của họ", Cảnh nghĩ. Huống chi, với cách bố phòng này, từ lều chỉ huy, cậu có thể quan sát mà. Vả lại, kỵ binh được xếp ở vòng tròn thứ hai, tức là ở giữa. Nghĩ vậy, cậu không do dự nữa mà bước đến lều của Đại tá Lannes.
- Trung uý Cảnh Nguyễn xin trình diện Đại tá. - Cảnh chào theo nghi thức nhà binh rồi đưa bức thư của Napoleon cho Lannes.
- Nghỉ! Trung uý ngồi đi. Đợi tôi đọc xong bức thư rồi ta sẽ nói chuyện sau.
Cảnh y lời ngồi xuống. Lannes mở thư ra và bắt đầu đọc. Hoá ra nội dung thư không khác mấy so với suy đoán của Cảnh. Có điều cậu không biết mối quan hệ hết sức mật thiết giữa hai vị chỉ huy này, họ là đôi bạn thân.
Trong thư có đoạn nói: "Không cần bố trí vị Hoàng tử bé này vào vị trí chiến đấu. Thay vào đó là một chỗ trong ban tham mưu. Đừng nên xem thường những người Á Đông này. Như tôi đã từng phản bác những kẻ chê mình lùn, trí thông minh phải được tính bằng chiều cao từ vầng trán đến bầu trời. Người Á Đông nổi tiếng với mưu sâu kế dày. Hãy tận dụng điều đó".
- Tôi đã đọc xong bức thư. Tổng tài yêu cầu xếp Trung uý vào Ban tham mưu.
- Quả thật Tổng tài đối xử với tôi quá tốt. Thế khi nào thì tôi có thể chính thức nhận nhiệm vụ? Ngay bây giờ chăng? - Cảnh có vẻ nôn nóng.
- Cứ thong thả. Trung uý cứ nghỉ ngơi một hom để lại sức sau một ngày đai đi đường vất vả. Tôi còn có việc muốn hỏi Đức cha cái đã.
Cảnh lui ra ngoài. Theo sự dẫn đường của một binh sĩ, cậu về căn lều mình được bố trí để nghỉ ngơi.
Sau mấy ngày quan sát binh sĩ tập luyện, Cảnh nhìn thấy có một vài điểm yếu. Thứ nhất là thể lực họ không tốt bằng người Việt dù có tạng người cao lớn hơn. Cậu tin, nếu đơn đả độc đấu, một người lính Việt có thể kết liễu ba người lính Pháp. Có điều, lúc này người ta chiến đấu bằng súng ống chứ không phải là gươm giáo.
Thứ hai, cách nạp đạn bắn quá chậm và rườm rà. Trước tiên là người ta phải đổ thuốc súng vào, dùng que thông nòng để nén chặt. Sau đó là thả viên đạn vào, đổ thuốc mồi vào buồng đốt, kéo mỏ gà rồi mới ngắm bắn. Bằng cách này, mỗi phút binh sĩ chỉ bắn được ba phát. Nếu so với cách bắn và uy lực của cây súng nhà Tây Sơn giờ này đã chia sẻ cho người Anh thì lại kém quá xa. Cậu suy nghĩ và đã tìm ra cách để cải thiện.
- Đại tá, tôi thấy cách bắn của chúng ta hiện nay quá chậm.
- Thế thì theo Trung uý, chúng ta phải làm cách nào?
- Này nhé. Chúng ta trước vẫn đổ thuốc súng vào, dộng mạnh báng súng xuống đất, thả viên đạn vào rồi mới dùng đến cây thông nòng. Như vậy có thể tiết kiệm đước một khối thời gian.
- Ừm... Nghe có vẻ có lý. Nào, chúng ta cùng thử nghiệm chứng xem sao.
Họ bắt đầu đem cách bắn mới ra thử nghiệm. Quả thật, cách này giúp binh sĩ bắn được bốn phát cũng chỉ trong một phút. Tuy là vẫn kém xa so với người Anh nhưng nên nhớ là họ chưa tham chiến và loại súng mới cũng chưa thể sản xuất với số lượng lớn. Đây sẽ là một ưu thế rõ ràng so với quân Áo.
Đầu tháng 5 năm 1796, Napoleon Bonaparte quyết định tấn công thành Milan từ hướng Bắc. Muốn làm được điều đó, đầu tiên, ông xua quân vượt sông Po, men theo cánh trái mà công hạ Piacenza.
Với ưu thế về binh lực ba mươi nghìn người cộng thêm cách bắn mới mà Cảnh ra sức phổ biến, quân Pháp áp đảo hoàn toàn. Tuy nhiên, Piacenza với sáu pháo đài cũng không phải là quả hồng mềm. Phải mất gần một tuần lễ, đến ngày 9 tháng 5 mới hạ được thành.
Quân Áo vỡ trận, vội vả vượt sông Adda, bỏ cả thành Milan mà cố thủ ở thị trấn Lodi, phía tả ngạn con sông. Chiếm được Milan, Napoleon thừa thắng truy kích quân Áo đến tận hữu ngạn sông Adda.
Đứng trước thị trấn Lodi, Napoleon cảm thấy mọi việc trở nên rất khó khăn. Trấn nhỏ này khác với thành Piacenza. Con sông chắn trước mặt trở thành một bờ hào tự nhiên rất khó vượt qua. Ông quyết định pháo kích pháo đài phòng thủ trước, sau đó mới xua quân vượt cầu.
Đúng bảy giờ sáng ngày 10 tháng 5, ba mươi khẩu đại bác dàn hàng ngang, bắt đầu khạc đạn oanh tạc pháo đài. Ông cố tình tránh xa cây cầu, sợ chẳng may đạn lạc sẽ đánh sập cầu, không thể vượt sông.
Ở trong pháo đài, tướng Karl Sebottendorf đốc thúc mười hai nghìn binh sĩ phòng thủ. Với mười lăm khẩu đại bác cùng ưu thế trên pháo đài cao, quân Áo không cho phép Pháp lập trận địa pháo được.
Thế cũng chẳng nói làm gì, điều làm quân Pháp không ngờ tới là tầm bắn của đối phương quá xa so với mình. Vả lại, mỗi quả đạn rơi xuống lại nổ tung, mảnh đạn bay khắp nơi. Từ bao giờ đại bác của Áo lại có uy lực mạnh đến vậy?
Kể ra phải nói đến chuyện một tuần trước. Hôm đó, người Anh gửi đến cho Sebottendorf mười thùng đạn đại bác mới, mỗi thùng có năm mươi quả. Loại đạn mới này có kích thước không khác gì loại cũ. Có điều chúng không phải là đặc ruột. Mỗi quả đạn là một khối cầu thép rỗng ruột, bên trong là một bọc thuốc nổ nén chặt, bên ngoài phủ một lớp hạt nổ làm thành lõi, đặt vừa khít. Quả đạn rớt xuống đất làm hạt nổ va chạm mạnh sinh ra tia lửa đốt cháy thuốc nổ và... bùm, mọi việc sau đó thì ai cũng hiểu. Cũng bởi thế nên quả đạn nhẹ hơn và bay xa hơn.
Quay lại với trận chiến, Napoleon đau đầu, không biết phải làm sao, trận địa pháo không lập được. Ông hy vọng cánh quân của tướng Beaumont vượt sông an toàn ở thượng nguồn và kịp quay về đây phối hợp.
Nói đến đây, chắc mọi người thắc mắc vị Hoàng tử trẻ của chúng ta đang làm gì. Thì ra cậu đang cùng Đại tá Lannes dẫn kỵ binh theo tướng Beaumont lên thượng nguồn sông Adda. Đến một đoạn sông rộng khoảng ba mươi mét thì dừng lại. Vị tướng quân triệu tập các sĩ quan họp bàn phương án qua sông, trong đó có Cảnh. Ông nói:
- Các Ngài cũng biết tình thế lúc này. Sông thì sâu mà không có cầu, làm sao để vượt qua đây?
Sự im lặng bao trùm cuộc họp. Các sĩ quan vẫn không nghĩ ra cách.
- Quân sĩ có thể bơi qua nhưng thuốc súng sẽ ướt hết, không dùng được - Lannes nói.
- Tôi có ý này.
Cảnh lên tiếng làm mọi người chú ý. Cậu tiếp:
- Ở nước tôi có một loại cầu gọi là "cầu phao". Nó rất dễ làm. Chúng ta có thể thực hiện. Khi hoàn thành thì đừng nói ngựa, cả đại bác cũng qua được.
- Làm thế nào? - Một vị Thiếu tá hỏi.
- Trước tiên, cho tôi hỏi chúng ta có khoảng ba mươi thùng thuốc súng không?
- Chúng ta có khoảng bốn mươi thùng. Ngài hỏi để làm gì?
Không để mọi người chờ lâu, Cảnh nói cho họ cách làm. Nghe xong, mọi người hồ hởi thấy rõ. Đoạn Beaumont ra lệnh vận động toàn bộ binh sĩ làm cầu. Với một nghìn sáu trăm người thì mọi việc quá đơn giản.
Họ nhanh chóng chặt cây, kết thành hai chiếc bè lớn, rộng hai mét, dài mười hai mét được nối với nhau. Ở hai cạnh dài của các chiếc bè, họ buộc chặt các cặp thùng thuốc súng rỗng bị bịt kín, cứ cách một mét lại có một cặp. Chiếc cầu phao cứ thế mà thành hình. Nó nhanh chóng được bắt qua sông. Đoàn kỵ binh nhanh chóng vượt qua.
Đến giữa trưa, đoàn kỵ binh cuối cùng cũng đến được chân pháo đài. Napoleon lấy làm mừng vội giục toan quân vượt cầu Lodi. Lúc này, việc công hạ pháo đài trở nên quá đơn giản. Bởi lẽ các khẩu đại bác thủ thành đã trở nên vô dụng khi bị áp sát.
Quân Pháp tràn vào thị trấn. Với quân số áp đảo, Pháp nhanh chóng tiêu diệt những người lính Áo. Tướng Sebottendorf buộc dẫn binh rút lui về phía nam với hơn chín nghìn người còn lại. Trước khi đi, ông không quên hạ lệnh bỏ lại số đại bác, chỉ mang theo những thùng đạn pháo mới bỏ chạy.
Kết thúc trận đánh, Napoleon thắng lớn cùng với việc chiếm được thành Milan, giết chết hơn hai nghìn quân Áo. Tuy nhiên, thu hoạch lớn nhất theo ông, đó là cách làm cầu phao mà Cảnh đã phổ biến. Từ nay, các con hào nước sâu không còn là trở ngại với quân Pháp nữa.