Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 34: Đối đầu
Sau trận chiến cầu Lodi, toàn bộ vùng Lombardi rơi vào tay quân Pháp. Thừa thắng xông lên, Napoleon xua quân tiến về miền nam nước Ý. Dưới trí tuệ và tài cầm quân của ông, các thành trì lớn nhỏ bắt đầu đổi chủ. Bắt đầu từ Boghetto đến Mantua, Lonato, Castiglione, Roveveto, Bassano, Calliano. Một chuỗi dài chiến thắng nữa kết thúc vào ngày 23 tháng 3 năm 1797 ở Tarvisio đã chứng tỏ tài năng quân sự của vị Tổng tài trẻ tuổi Napoleon Bonaparte. Chỉ một lần duy nhất quân Pháp phải nếm mùi thất bại, đó là trận chiến tại Caldiero ngày 12 tháng 11 năm 1796.
Trong suốt thời gian này, Cảnh luôn sát cánh cùng Đại tá Jean Lannes. Trong báo cáo của mình gửi Napoleon, Lannes đã viết:
“Quả thật không thể tin được trí tuệ và bản lĩnh của những người xứ Đông Dương như cậu sĩ quan trẻ này. Đã rất nhiều lần cậu ta đưa ra những chiến lược tấn công không giống ai nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Ngài còn nhớ lần bị vây hãm ở Thị trấn Arcole? Lần đó nếu không có kế hoạch đưa một nhóm lặng lẽ qua cầu trong đêm, bố trí mai phục, đánh tập hậu quân Áo thì tôi cũng không thể liều mạng cứu Ngài thoát khỏi vòng vây.
Một người còn quá trẻ tuổi mà đã quá tài giỏi như vậy huống gì những vị tướng quân của họ ở Đông Dương. Người như Trung úy Cảnh cần được trọng dụng. Tôi đề nghị phong hàm vượt cấp từ Trung Úy lên Thiếu Tá như tôi đã từng từ hàm Đại úy lên Đại tá ba năm trước đây. Việc giúp đỡ đất nước của cậu ta, tôi nghĩ cũng nên làm. Như thế, chúng ta sẽ có một đồng minh chống lại sự bành trướng của Anh ở Châu Á mà theo tôi được biết, họ đã vào miền Bắc Đông Dương, vùng An Nam. Tuy nhiên, chúng ta có thể ràng buộc bằng cách yêu cầu Trung úy Cảnh phải phục vụ cho quân đội Pháp ít nhất ba năm”.
Vậy là, những cố gắng không mệt mỏi của Cảnh đã được đền đáp. Ngày 2 tháng 9 năm 1796, trước khi trận đại chiến thành Calliano nổ ra, Cảnh được phong hàm Thiếu tá cùng với lời hứa sẽ giúp đỡ nhà Nguyễn từ chính vị Tổng tài hai mươi sáu tuổi này của Pháp. Điều kiện là cậu phải phục vụ quân đội Pháp cho đến năm 1800 cũng như nhà Nguyễn phải dành cho Pháp một số ưu tiên nhất định.
Ngày 18 tháng 4 năm 1797, trong lều chỉ huy của quân đội Pháp ở thượng nguồn sông Rhine.
Hôm nay, tại đây có một cuộc họp của ủy ban tác chiến. Tham dự cuộc họp, có các tướng lãnh kỳ cựu như tướng Jean Victor Marie Moreau - Tổng chỉ huy, Tướng Duhesme - chỉ huy bán lữ đoàn 76, tướng Vandamme - chỉ huy bán lữ đoàn 100, tướng Davoust - chỉ huy bán lữ đoàn 31 cùng các sĩ quan khác. Ngoài ra, còn có mặt một thiếu tá rất trẻ tuổi, Thiếu tá Cảnh.
Tại sao Cảnh có mặt ở đây? Thì ra gần một tháng trước, cậu được Napoleon phái đến đây. Nhiệm vụ của cậu rất đơn giản, báo cho tướng Moreau tin thắng lợi ở nước Ý. Đồng thời dặn ông nếu có thể kiểm soát được sông Rhine trước ngày 15 tháng 4 thì cứ thực hiện, nếu không thì cứ áng binh bất động, chờ hiệp định sơ bộ Leoben ký kết mới hành động tiếp.
- Trận đánh Neuwide chúng ta thắng lợi lớn quá - Vandamme tỏ ra khá hào hứng khi vừa bắt đầu họp.
- Ha... Ha... Sẽ thắng lớn hơn nếu chúng ta bắt được Werneck - Duhesme tạt ông một gáo nước lạnh. - Nếu không có sự xuất hiện của Trung đoàn South Esset thì y đã xong rồi.
- Nghe nói chỉ huy Trung đoàn này là một người An Nam, tên là Thiếu tá Jack.
Nhìn về phía Cảnh, ông ta hỏi tiếp với vẻ mặt khinh khỉnh:
- Đó là đất nước của Ngài, Thiếu tá có biết người này không?
Cảnh từ tốn trả lời:
- Người này là ai, tôi cũng chỉ khẳng định khoảng bảy phần mười thôi. Dạo trước, Nguỵ quốc phái một đoàn ba trăm người sang Anh quốc du học, dẫn đầu là Chinh tây Vương Bàn Nguyễn. Có thể một trong số chúng lấy tên tiếng Anh là Jack.
- Vậy thì - tướng Moreau lúc này mới lên tiếng - chắc đó chính là vị Thân vương kia rồi. Thiếu tá biết gì về con người này?
- Nếu là người khác thì không cần phải lo lắng, còn nếu là y thì rắc rối lớn đây.
- Có gì mà rắc rối? - Vandamme vẫn nói với giọng điệu khinh thường - Người Đông Dương, ngoài Thiếu tá là người đã được kiểm chứng với những chiến thuật và chiến công không thể chối cãi, tôi không tin có ai gây khó dễ được cho chúng ta.
- Tướng quân lầm rồi. Y là con thứ hai của Nguỵ đế. Lúc tôi mới chín tuổi, y đã xông pha chiến trường rồi và cũng nổi danh là vị tướng bách thắng. Mười lăm tuổi y đã được cầm quân, tham gia đánh tan nát quân Xiêm.
Dừng lại quan sát những người xung quanh, Cảnh nói tiếp.
- Tôi giỏi một, y còn gấp hai, ba lần tôi. Các Ngài thử nghĩ, nếu là mình, các Ngài có nghĩ ra cách bắn hạ khinh khí cầu không? Nếu là một chiếc thì còn có thể cho là may mắn, đằng này lại tới ba chiếc. Chưa hết, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, các Ngài có đủ tỉnh táo cho quân rút đi, để lại một nhóm nhỏ chặn đường, hủy đại bác, hủy cầu hay không?
Mọi người trong phòng rơi vào trầm mặc. Câu chất vấn của Cảnh quá đúng, nếu đổi Bàn là họ, chắc gì họ làm được như chàng Thiếu tá trẻ kia.
- Thế thì theo Thiếu tá, chúng ta phải làm gì đây? - Tướng Duhesme hỏi.
- Hiện thời, Tổng tài đang tiến hành đàn phán với Áo ở Leoben, giờ này chắc cũng xong rồi. Theo đó, chúng ta sẽ lấy sông Rhine làm ranh giới tạm thời. Vậy nếu chúng ta tiếp tục đánh cũng chẳng để làm gì. Cứ thủ chắc ở đây thôi.
- Hừ! - Moreau đập bàn nói - Bonaparte chỉ là một thằng lõi con. Y chỉ muốn tranh công thôi. Y sợ chúng ta nổi trội so với y.
- Đúng vậy - Vandamme ủng hộ. - Chưa đầu ba mươi đã được phong làm tướng. Trẻ con háo thắng, muốn tranh công thôi. Chúng ta cứ tiếp tục đánh. Dù là hiệp ước được ký kết, chúng ta cũng làm quân Áo không thể gượng dậy nổi trong thời gian ngắn.
- Thiếu tá nếu e ngại thì cứ đứng ngoài - tướng Duhesme tiếp lời. - Vả lại, Ngài là người của Bonaparte nên không cần tham gia cùng chúng ta.
- Đúng vậy, Thiếu tá cứ đứng ngoài. Tôi nghĩ Ngài có thể về nghỉ ngơi được rồi. - Moreau lại thẳng thừng hơn.
Không chờ đến lúc phải bị mời đi lần thứ hai, Cảnh bước nhanh ra ngoài. Cậu vừa đi, vừa lắc đầu ngao ngán. "Hoá ra nội bộ tướng lĩnh Pháp chia rẽ sâu sắc như vậy. Hừ các người không nghe ta thì chết cũng đừng có hối".
Ngày 20, Moreau chia binh hai đường tiến đánh quân Áo ở làng Diershem nơi tướng Latour của Áo trấn thủ. Cánh quân thứ nhất do tướng Davoust chỉ huy đổ bộ lên đảo Stein-Werth. Cánh thứ hai do Vandamme và Duhesme xuôi theo nhánh sông Ill đổ về sông Rhine, dự tính tấn công trực diện.
Lại nói về Bàn, sau khi yểm trợ quân Áo ở Neuwide, anh nhanh chóng hội quân với tướng Latour ở thượng nguồn sông Rhine. Nơi đây, anh được đối xử như một anh hùng.
Vốn là một chiến tướng am hiểu binh pháp, anh quá hiểu câu "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Bởi vậy, Bàn chưa từng lơi lỏng động tĩnh của đối phương. Sáng ngày mười chín, thám tử báo về, có một đoàn thuyền chiến của Pháp đang tập trung ở nhánh sông Ill và có những động thái muốn xuôi đong đánh xuống.
Nói một chút về song Ill. Đây là một nhánh sông khá rộng nhưng lại nông, chỉ những thuyền nhẹ mới qua được dễ dàng. Phía thượng nguồn sông, ít nhất có hai đập nước thủy lợi khá lớn.
Nhận được tin báo, Bàn tức tốc đến gặp tướng Latour.
- Theo thám báo, - Bàn nói. - Quân Pháp có ít nhất bốn mươi tám nghìn, ta chỉ có hai mươi bốn nghìn, khó bảo toàn.
- Theo tôi thấy chúng có khả năng chia hai hướng tấn công.
Latour ra chiều suy tư rồi chỉ lên sa bàn, bắt đầu phân tích.
- Địch ngoài đường thủy, chắc sẽ có thêm một toán quân khác tấn công theo ngã đảo Stein-Werth. Nếu địch chỉ đi một đường thì ta còn có thể chống lại, đằng này...
- Tướng quân - Bàn trấn an, tôi có cách này khiến chúng chỉ có đi không về.
- Cách nào? - Latour lộ rõ vẻ vui mừng.
Bàn nói:
- Chúng ta sẽ dùng cách mà tổ tiên chúng tôi diệt sạch thủy quân phương Bắc trên sông Bạch Đằng để chống lại nhánh thủy quân, tôi sẽ giúp Ngài bố trí. Còn nữa, ta sẽ chọn những điểm cao gần đảo, sau đó lập hai trận địa pháo, dùng loại đạn mới của chúng tôi mà cho chúng tan tành.
- Hay lắm. Thật Ngài cũng có thể xem là thiên tài quân sự.
- Ngài hãy nhớ, đây là chiến công của mình. Trung đoàn South Esset sẽ đứng ngoài. Lý do thì sau này Ngài sẽ hiểu. Còn nữa, tôi không muốn bị chú ý.
- Tôi hiểu, nhưng Trung đoàn của Ngài phải giúp tôi bố trí.
Cả hai bắt đầu chia nhau hành động, Latour lo bố trí trận địa pháo gần hòn đảo. Phần Bàn, anh chỉ huy binh sĩ chặt cây, vót nhọn đầu và trồng dưới đáy sông, nơi Ill đổ vào sông Rhine. Chưa hết, Bàn còn cho người nấp sẵn ở hai con đập nơi thượng du sông Ill. Đập được mở ra hết cỡ, đến lúc quân Pháp chính thức chuyển quân mới đóng tất cả cửa đập làm mực nước dần hạ thấp.
Đúng như dự đoán, sáng sớm ngày hai mươi, bốn mươi chiếc chiến thuyền mang cờ Pháp xuất phát. Theo như dặn đo của Bàn, cửa đập bắt đầu đóng lại một cách chậm rãi, mãi đến bảy giờ sáng mới đóng hoàn toàn.
Đoàn thuyền khi đến cửa sông lập tức phải đối mặt với rừng chông đay đặc. Đúng lúc này, các họng pháo trên bờ khai hỏa. Lửa đỏ bắt đầu bao trùm cả đoàn thuyền. Chưa hết, đúng lúc này, quân Áo lại mở hết cỡ các cửa đập. Đong sông Ill lúc này nổi lên từng con sóng dữ, xô đẩy, dồn các chiến thuyền va vào nhau.
Lúc này, quân Pháp khổ không thể tả. Phía sau là sóng dữ, bên dưới là rừng chông, trên đầu là lửa đỏ ngợp trời.
Phía bên kia, tướng Davoust cũng không khá hơn là bao. Vừa đặt chân lên đảo, tiếp đón đoàn quân của ông là hàng loạt những quả đại bác bắn tới tấp.
Tại đại bản doanh của Pháp, Moreau đứng ngồi không yên. Ông đi đi lại lại, chốc chốc lại than "Ôi! Lạy Chúa! Phải làm sao đây?"
Đúng lúc này, Cảnh bước vào. Moreau cười chua xót:
- Ngài đến để mỉa mai tôi đúng không, Thiếu tá?
- Ngài nghĩ đi đâu vậy? Tôi cũng đang nóng lòng cùng Ngài đây.
- Ôi! Phải chi lúc đầu tôi nghe lời Ngài thì đâu đến nỗi.
- Tôi đã xác định đúng người kia là Vương gia Nguỵ quốc rồi. Đây là mưu kế của tổ tiên tôi năm xưa. Cái chính bây giờ là làm sao cứu vãn. Tôi sẽ dẫn theo một tiểu đoàn kỵ binh vượt sông Rhine theo hướng chính diện đánh vào Diersheim. Địch phải lui về cứu viện. Đây là kế "vây ngụy cứu triệu".
- Ôi! Thế thì còn gì bằng. Tất cả nhờ Ngài.
Cảnh lập tức thi hành kế sách của mình. Cậu dẫn theo bảy trăm kỵ binh, tức tốc chạy về cầu Diersheim. Chẳng mấy chốc mà đã đến nơi.
Quang cảnh trước mắt làm Cảnh hơi nghi ngờ: Làng Diersheim không có người phòng thủ. "Lẽ nào đây là kế không thành?" Cậu nghĩ. "Thôi, nếu là kế không thành thì vào làng mới đáng sợ. Mình chỉ qua cầu xong đánh thốc lên cũng được".
Khi những người đầu tiên đi đến giữa cầu. Chợt hai bên vang lên tiếng gầm của đại bác. Thì ra Bàn đã đoán biết trước, với mười hai khẩu súng lớn mà South Esset mang theo, anh chia làm hai bên đầu cầu phía hữu ngạn sông Rhine.
Cùng lúc này, hơn ba trăm kỵ binh của Trung đoàn South Esset vốn đã vượt cầu từ sớm, ẩn mình đi, lúc này chợt lộ diện tập hậu. Với ưu thế hỏa lực của loại súng mới, đoàn kỵ binh của Anh đu quân số ít hơn vẫn dễ dàng áp đảo.
Cầu đã gãy, quân Pháp cùng Hoàng tử Cảnh cuống cuồng mở đường máu lui binh. Cuối cùng, Cảnh cũng thoát ra được với quân số còn chưa đến hai trăm.
Trở lại chiến trường chính. Cuối cùng, trận đánh cũng kết thúc luc giữa trưa với phần thắng hoàn toàn nghiêng về Áo. Pháp mất bốn mươi chiến thuyền cùng với mười tám nghìn binh sĩ.
Đây cũng là lần đối chiến đầu tiên giữa Bàn và Cảnh trên đất Châu Âu. Tuy chưa là chính thức vì sự gặp mặt vô tình nhưng nó cũng đánh dấu cho sự bắt đầu của cuộc tranh đấu giữa hai người nhân tài đất Việt ở trời Tây.
Trong suốt thời gian này, Cảnh luôn sát cánh cùng Đại tá Jean Lannes. Trong báo cáo của mình gửi Napoleon, Lannes đã viết:
“Quả thật không thể tin được trí tuệ và bản lĩnh của những người xứ Đông Dương như cậu sĩ quan trẻ này. Đã rất nhiều lần cậu ta đưa ra những chiến lược tấn công không giống ai nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Ngài còn nhớ lần bị vây hãm ở Thị trấn Arcole? Lần đó nếu không có kế hoạch đưa một nhóm lặng lẽ qua cầu trong đêm, bố trí mai phục, đánh tập hậu quân Áo thì tôi cũng không thể liều mạng cứu Ngài thoát khỏi vòng vây.
Một người còn quá trẻ tuổi mà đã quá tài giỏi như vậy huống gì những vị tướng quân của họ ở Đông Dương. Người như Trung úy Cảnh cần được trọng dụng. Tôi đề nghị phong hàm vượt cấp từ Trung Úy lên Thiếu Tá như tôi đã từng từ hàm Đại úy lên Đại tá ba năm trước đây. Việc giúp đỡ đất nước của cậu ta, tôi nghĩ cũng nên làm. Như thế, chúng ta sẽ có một đồng minh chống lại sự bành trướng của Anh ở Châu Á mà theo tôi được biết, họ đã vào miền Bắc Đông Dương, vùng An Nam. Tuy nhiên, chúng ta có thể ràng buộc bằng cách yêu cầu Trung úy Cảnh phải phục vụ cho quân đội Pháp ít nhất ba năm”.
Vậy là, những cố gắng không mệt mỏi của Cảnh đã được đền đáp. Ngày 2 tháng 9 năm 1796, trước khi trận đại chiến thành Calliano nổ ra, Cảnh được phong hàm Thiếu tá cùng với lời hứa sẽ giúp đỡ nhà Nguyễn từ chính vị Tổng tài hai mươi sáu tuổi này của Pháp. Điều kiện là cậu phải phục vụ quân đội Pháp cho đến năm 1800 cũng như nhà Nguyễn phải dành cho Pháp một số ưu tiên nhất định.
Ngày 18 tháng 4 năm 1797, trong lều chỉ huy của quân đội Pháp ở thượng nguồn sông Rhine.
Hôm nay, tại đây có một cuộc họp của ủy ban tác chiến. Tham dự cuộc họp, có các tướng lãnh kỳ cựu như tướng Jean Victor Marie Moreau - Tổng chỉ huy, Tướng Duhesme - chỉ huy bán lữ đoàn 76, tướng Vandamme - chỉ huy bán lữ đoàn 100, tướng Davoust - chỉ huy bán lữ đoàn 31 cùng các sĩ quan khác. Ngoài ra, còn có mặt một thiếu tá rất trẻ tuổi, Thiếu tá Cảnh.
Tại sao Cảnh có mặt ở đây? Thì ra gần một tháng trước, cậu được Napoleon phái đến đây. Nhiệm vụ của cậu rất đơn giản, báo cho tướng Moreau tin thắng lợi ở nước Ý. Đồng thời dặn ông nếu có thể kiểm soát được sông Rhine trước ngày 15 tháng 4 thì cứ thực hiện, nếu không thì cứ áng binh bất động, chờ hiệp định sơ bộ Leoben ký kết mới hành động tiếp.
- Trận đánh Neuwide chúng ta thắng lợi lớn quá - Vandamme tỏ ra khá hào hứng khi vừa bắt đầu họp.
- Ha... Ha... Sẽ thắng lớn hơn nếu chúng ta bắt được Werneck - Duhesme tạt ông một gáo nước lạnh. - Nếu không có sự xuất hiện của Trung đoàn South Esset thì y đã xong rồi.
- Nghe nói chỉ huy Trung đoàn này là một người An Nam, tên là Thiếu tá Jack.
Nhìn về phía Cảnh, ông ta hỏi tiếp với vẻ mặt khinh khỉnh:
- Đó là đất nước của Ngài, Thiếu tá có biết người này không?
Cảnh từ tốn trả lời:
- Người này là ai, tôi cũng chỉ khẳng định khoảng bảy phần mười thôi. Dạo trước, Nguỵ quốc phái một đoàn ba trăm người sang Anh quốc du học, dẫn đầu là Chinh tây Vương Bàn Nguyễn. Có thể một trong số chúng lấy tên tiếng Anh là Jack.
- Vậy thì - tướng Moreau lúc này mới lên tiếng - chắc đó chính là vị Thân vương kia rồi. Thiếu tá biết gì về con người này?
- Nếu là người khác thì không cần phải lo lắng, còn nếu là y thì rắc rối lớn đây.
- Có gì mà rắc rối? - Vandamme vẫn nói với giọng điệu khinh thường - Người Đông Dương, ngoài Thiếu tá là người đã được kiểm chứng với những chiến thuật và chiến công không thể chối cãi, tôi không tin có ai gây khó dễ được cho chúng ta.
- Tướng quân lầm rồi. Y là con thứ hai của Nguỵ đế. Lúc tôi mới chín tuổi, y đã xông pha chiến trường rồi và cũng nổi danh là vị tướng bách thắng. Mười lăm tuổi y đã được cầm quân, tham gia đánh tan nát quân Xiêm.
Dừng lại quan sát những người xung quanh, Cảnh nói tiếp.
- Tôi giỏi một, y còn gấp hai, ba lần tôi. Các Ngài thử nghĩ, nếu là mình, các Ngài có nghĩ ra cách bắn hạ khinh khí cầu không? Nếu là một chiếc thì còn có thể cho là may mắn, đằng này lại tới ba chiếc. Chưa hết, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, các Ngài có đủ tỉnh táo cho quân rút đi, để lại một nhóm nhỏ chặn đường, hủy đại bác, hủy cầu hay không?
Mọi người trong phòng rơi vào trầm mặc. Câu chất vấn của Cảnh quá đúng, nếu đổi Bàn là họ, chắc gì họ làm được như chàng Thiếu tá trẻ kia.
- Thế thì theo Thiếu tá, chúng ta phải làm gì đây? - Tướng Duhesme hỏi.
- Hiện thời, Tổng tài đang tiến hành đàn phán với Áo ở Leoben, giờ này chắc cũng xong rồi. Theo đó, chúng ta sẽ lấy sông Rhine làm ranh giới tạm thời. Vậy nếu chúng ta tiếp tục đánh cũng chẳng để làm gì. Cứ thủ chắc ở đây thôi.
- Hừ! - Moreau đập bàn nói - Bonaparte chỉ là một thằng lõi con. Y chỉ muốn tranh công thôi. Y sợ chúng ta nổi trội so với y.
- Đúng vậy - Vandamme ủng hộ. - Chưa đầu ba mươi đã được phong làm tướng. Trẻ con háo thắng, muốn tranh công thôi. Chúng ta cứ tiếp tục đánh. Dù là hiệp ước được ký kết, chúng ta cũng làm quân Áo không thể gượng dậy nổi trong thời gian ngắn.
- Thiếu tá nếu e ngại thì cứ đứng ngoài - tướng Duhesme tiếp lời. - Vả lại, Ngài là người của Bonaparte nên không cần tham gia cùng chúng ta.
- Đúng vậy, Thiếu tá cứ đứng ngoài. Tôi nghĩ Ngài có thể về nghỉ ngơi được rồi. - Moreau lại thẳng thừng hơn.
Không chờ đến lúc phải bị mời đi lần thứ hai, Cảnh bước nhanh ra ngoài. Cậu vừa đi, vừa lắc đầu ngao ngán. "Hoá ra nội bộ tướng lĩnh Pháp chia rẽ sâu sắc như vậy. Hừ các người không nghe ta thì chết cũng đừng có hối".
Ngày 20, Moreau chia binh hai đường tiến đánh quân Áo ở làng Diershem nơi tướng Latour của Áo trấn thủ. Cánh quân thứ nhất do tướng Davoust chỉ huy đổ bộ lên đảo Stein-Werth. Cánh thứ hai do Vandamme và Duhesme xuôi theo nhánh sông Ill đổ về sông Rhine, dự tính tấn công trực diện.
Lại nói về Bàn, sau khi yểm trợ quân Áo ở Neuwide, anh nhanh chóng hội quân với tướng Latour ở thượng nguồn sông Rhine. Nơi đây, anh được đối xử như một anh hùng.
Vốn là một chiến tướng am hiểu binh pháp, anh quá hiểu câu "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Bởi vậy, Bàn chưa từng lơi lỏng động tĩnh của đối phương. Sáng ngày mười chín, thám tử báo về, có một đoàn thuyền chiến của Pháp đang tập trung ở nhánh sông Ill và có những động thái muốn xuôi đong đánh xuống.
Nói một chút về song Ill. Đây là một nhánh sông khá rộng nhưng lại nông, chỉ những thuyền nhẹ mới qua được dễ dàng. Phía thượng nguồn sông, ít nhất có hai đập nước thủy lợi khá lớn.
Nhận được tin báo, Bàn tức tốc đến gặp tướng Latour.
- Theo thám báo, - Bàn nói. - Quân Pháp có ít nhất bốn mươi tám nghìn, ta chỉ có hai mươi bốn nghìn, khó bảo toàn.
- Theo tôi thấy chúng có khả năng chia hai hướng tấn công.
Latour ra chiều suy tư rồi chỉ lên sa bàn, bắt đầu phân tích.
- Địch ngoài đường thủy, chắc sẽ có thêm một toán quân khác tấn công theo ngã đảo Stein-Werth. Nếu địch chỉ đi một đường thì ta còn có thể chống lại, đằng này...
- Tướng quân - Bàn trấn an, tôi có cách này khiến chúng chỉ có đi không về.
- Cách nào? - Latour lộ rõ vẻ vui mừng.
Bàn nói:
- Chúng ta sẽ dùng cách mà tổ tiên chúng tôi diệt sạch thủy quân phương Bắc trên sông Bạch Đằng để chống lại nhánh thủy quân, tôi sẽ giúp Ngài bố trí. Còn nữa, ta sẽ chọn những điểm cao gần đảo, sau đó lập hai trận địa pháo, dùng loại đạn mới của chúng tôi mà cho chúng tan tành.
- Hay lắm. Thật Ngài cũng có thể xem là thiên tài quân sự.
- Ngài hãy nhớ, đây là chiến công của mình. Trung đoàn South Esset sẽ đứng ngoài. Lý do thì sau này Ngài sẽ hiểu. Còn nữa, tôi không muốn bị chú ý.
- Tôi hiểu, nhưng Trung đoàn của Ngài phải giúp tôi bố trí.
Cả hai bắt đầu chia nhau hành động, Latour lo bố trí trận địa pháo gần hòn đảo. Phần Bàn, anh chỉ huy binh sĩ chặt cây, vót nhọn đầu và trồng dưới đáy sông, nơi Ill đổ vào sông Rhine. Chưa hết, Bàn còn cho người nấp sẵn ở hai con đập nơi thượng du sông Ill. Đập được mở ra hết cỡ, đến lúc quân Pháp chính thức chuyển quân mới đóng tất cả cửa đập làm mực nước dần hạ thấp.
Đúng như dự đoán, sáng sớm ngày hai mươi, bốn mươi chiếc chiến thuyền mang cờ Pháp xuất phát. Theo như dặn đo của Bàn, cửa đập bắt đầu đóng lại một cách chậm rãi, mãi đến bảy giờ sáng mới đóng hoàn toàn.
Đoàn thuyền khi đến cửa sông lập tức phải đối mặt với rừng chông đay đặc. Đúng lúc này, các họng pháo trên bờ khai hỏa. Lửa đỏ bắt đầu bao trùm cả đoàn thuyền. Chưa hết, đúng lúc này, quân Áo lại mở hết cỡ các cửa đập. Đong sông Ill lúc này nổi lên từng con sóng dữ, xô đẩy, dồn các chiến thuyền va vào nhau.
Lúc này, quân Pháp khổ không thể tả. Phía sau là sóng dữ, bên dưới là rừng chông, trên đầu là lửa đỏ ngợp trời.
Phía bên kia, tướng Davoust cũng không khá hơn là bao. Vừa đặt chân lên đảo, tiếp đón đoàn quân của ông là hàng loạt những quả đại bác bắn tới tấp.
Tại đại bản doanh của Pháp, Moreau đứng ngồi không yên. Ông đi đi lại lại, chốc chốc lại than "Ôi! Lạy Chúa! Phải làm sao đây?"
Đúng lúc này, Cảnh bước vào. Moreau cười chua xót:
- Ngài đến để mỉa mai tôi đúng không, Thiếu tá?
- Ngài nghĩ đi đâu vậy? Tôi cũng đang nóng lòng cùng Ngài đây.
- Ôi! Phải chi lúc đầu tôi nghe lời Ngài thì đâu đến nỗi.
- Tôi đã xác định đúng người kia là Vương gia Nguỵ quốc rồi. Đây là mưu kế của tổ tiên tôi năm xưa. Cái chính bây giờ là làm sao cứu vãn. Tôi sẽ dẫn theo một tiểu đoàn kỵ binh vượt sông Rhine theo hướng chính diện đánh vào Diersheim. Địch phải lui về cứu viện. Đây là kế "vây ngụy cứu triệu".
- Ôi! Thế thì còn gì bằng. Tất cả nhờ Ngài.
Cảnh lập tức thi hành kế sách của mình. Cậu dẫn theo bảy trăm kỵ binh, tức tốc chạy về cầu Diersheim. Chẳng mấy chốc mà đã đến nơi.
Quang cảnh trước mắt làm Cảnh hơi nghi ngờ: Làng Diersheim không có người phòng thủ. "Lẽ nào đây là kế không thành?" Cậu nghĩ. "Thôi, nếu là kế không thành thì vào làng mới đáng sợ. Mình chỉ qua cầu xong đánh thốc lên cũng được".
Khi những người đầu tiên đi đến giữa cầu. Chợt hai bên vang lên tiếng gầm của đại bác. Thì ra Bàn đã đoán biết trước, với mười hai khẩu súng lớn mà South Esset mang theo, anh chia làm hai bên đầu cầu phía hữu ngạn sông Rhine.
Cùng lúc này, hơn ba trăm kỵ binh của Trung đoàn South Esset vốn đã vượt cầu từ sớm, ẩn mình đi, lúc này chợt lộ diện tập hậu. Với ưu thế hỏa lực của loại súng mới, đoàn kỵ binh của Anh đu quân số ít hơn vẫn dễ dàng áp đảo.
Cầu đã gãy, quân Pháp cùng Hoàng tử Cảnh cuống cuồng mở đường máu lui binh. Cuối cùng, Cảnh cũng thoát ra được với quân số còn chưa đến hai trăm.
Trở lại chiến trường chính. Cuối cùng, trận đánh cũng kết thúc luc giữa trưa với phần thắng hoàn toàn nghiêng về Áo. Pháp mất bốn mươi chiến thuyền cùng với mười tám nghìn binh sĩ.
Đây cũng là lần đối chiến đầu tiên giữa Bàn và Cảnh trên đất Châu Âu. Tuy chưa là chính thức vì sự gặp mặt vô tình nhưng nó cũng đánh dấu cho sự bắt đầu của cuộc tranh đấu giữa hai người nhân tài đất Việt ở trời Tây.