Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 45: Quốc hiệu Việt Nam và sai lầm của Nguyễn Ánh
Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại
Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam
Dịch thơ:
Ngửa trông sao sáng trên cao
Trước sau rực sáng, chiếu vào Việt Nam
Từ rất lâu, danh xưng Việt Nam đã được dùng để làm Quốc hiệu của Đại Việt. Trải qua bao thăng trầm của dòng chảy lịch sử, nó đã được thay đổi mấy lần. Tên gọi này tưởng đâu đã chìm vào quên lãng. Hôm nay đây, một lần nữa, nó lại là một đề tài được bàn luận của người đời.
Gia Định ngày 25 tháng 10 năm 1800.
Giữa buổi chầu triều vào sáng sớm, Gia Long ngồi trên Ngai vàng theo dõi bá quan tranh luận. Hôm nay vốn dĩ cũng bình thường như bao ngày khác. Sau những bản tấu nhàm chán của bá quan, Hộ bộ Hữu Tham tri Trịnh Hoài Đức làm dấy lên một trận tranh cãi dữ dội ngay giữa chính điện. Ông nói:
- Khởi bẩm Bệ hạ , thần có việc cần tấu.
- Chuẩn tấu.
- Tâu Bệ hạ! Mấy năm nay, nhờ sự anh minh của cùng với sự chiếu cố của trời cao, nước ta được hưởng thái bình dù chỉ là tạm thời, người dân no ấm. Khắp các hành tỉnh, lúa thóc đầy kho, kinh tế ngày càng phát triển. Ta lại có giao thương buôn bán với người phương Tây, sự tình rất thuận lợi. Thế nhưng, hiện đất nước đang phân hai miền nam bắc. Cả ta và giặc Nguỵ đều dùng tên Đại Việt để giao thương với nước bạn. Điều này gây ra nhiều hiểu lầm không đáng có. Bởi vậy, thần nghĩ, chúng ta nên dùng một tên khác để làm Quốc hiệu. Trước là để tiện bề giao thương, sau nữa là để chứng tỏ chúng ta nay đã khác, sẽ trở thành một quốc gia hùng mạnh hơn xa các triều đại trước.
- Thay đổi Quốc hiệu là một việc lớn. Trẫm không thể cứ thế mà quyết được. Chư vị Khanh gia thấy thế nào?
- Tâu Bệ hạ - Lê Quang Định nói. - Nếu dựa vào những gì đại nhân Trịnh Hoài Đức nói thì chúng ta không cần phải đổi Quốc hiệu.
- Sao Khanh nói vậy?
- Một lý do thôi thưa Bệ hạ. Chúng ta là chính thống, tại sao lai phải đổi tên để cho giặc Nguỵ dùng tên Đại Việt. Há chẳng phải là ta e sợ giặc mà nhượng bộ hay công nhận chúng.
- Thần cũng không đồng ý. Bệ hạ chẳng phải nhiều lần đã nói sao? Chúng ta giao thương với người phương Tây nhưng phải hạn chế tối đa. Phải xem Ấn Độ là tấm gương để tự cảnh tỉnh chính mình. Bởi vậy, ta không cần phải giao thiệp với họ nên cũng chẳng cần phải đổi tên.
- Ông nói sai rồi - Trịnh Hoài Đức phản bác. - Đồng ý là chúng ta hạn chế giao thương với họ nhưng không phải là đang có quan hệ tốt với Phú Lang Sa sao? Chẳng phải vừa rồi Duệ Thái tử Cảnh mang về từ Pháp năm chiến thuyền sao? Đó không phải là do họ đồng ý bán trả chậm cho ta hay sao?
- Hừ, làm gì có chuyện tốt đến thế - Định cãi lại. - Duệ Thái tử chẳng phải là đã đánh đổi bằng mấy năm phục vụ cho quân đội Phú Lang Sa hay sao? Vả lại, họ bán trả chậm cho ta cũng là vì nhắm đến lợi ích sau này. Nói chung là không đáng tin.
- Bệ hạ, thần ngược lại, đồng ý với Đức đại nhân - người đứng ra là Ngô Tòng Châu, một trong nhị thập tinh tú đất Gia Định khác. - Hạn chế giao thương không có nghĩa là đoạn tuyệt quan hệ. Việc chúng ta đổi tên còn có một cái lợi khác. Nếu sau này người Phú Lang Sa dây dưa với ta về Hiệp ước Marseill khi xưa thì thế nào? Ta có thể nói đó là Đại Việt ký, chúng ta có Quốc hiệu khác.
- Hừ, nhưng chữ ký trên bản Hiệp ước đó là của Bệ hạ, họ vịn vào đó mà phản bác thì sao? - Định vẫn kiên trì.
- Nếu vậy thì ta nói với họ, ấy là Bệ hạ ký với vua Louis XVI, hãy nói ông vua đó ra nói chuyện - Đức đáp.
- Không được, vậy há là ta có thể chịu tiếng xấu là kẻ chuyên nuốt lời sao?
- Cũng chưa hẳn, Louis XVI là kẻ bị phế truất và treo cổ, tức là có tội với người Phú Lang Sa.
Cuộc tranh cãi còn diễn ra gay gắt hơn. Trong suốt thời gian này, Gia Long chỉ ngồi trên bệ rồng mà lắng nghe. Cuối cùng, ông ta lên tiếng:
- Được rồi, các Khanh ai cũng có lý do của mình hết. Và xem ra, chúng đều rất hợp lý. Thật ra, ngay từ đầu Trẫm đã muốn đổi cái tên khác. Trẫm muốn thoát khỏi hoàn toàn sự ảnh hưởng của người phương Bắc. Chư vị Khanh gia ngẫm lại xem, Đại Việt nghe có giống như Đại Hán, Đại Đường, Đại Minh, Đại Thanh hay không? Trẫm không muốn gọi là Đại Việt nữa, như thế chẳng khác nào chúng ta là một phần của Trung Hoa. Nay ý Trẫm thế này, đồng ý đổi Quốc hiệu nhưng phải có chữ Việt, đó là gốc gác của ta. Các Khanh bàn xem ta nên lấy tên là gì?
Mọi người đến lúc này mới chịu thôi tranh cãi. Ai cũng nhăn mặt lại, ra chiều suy nghĩ. Một lúc sau, Đức mới nói:
- Bệ hạ! Thần thấy nên dùng Nam Việt. Ý chỉ người Việt ở phương Nam.
- Không được - Định lại một lần nữa phản bác. - Ông quên đó là tên của quốc gia cổ Nam Việt ở Trung Hoa sao? Vả lại, vua của nó là Triệu Đà, kẻ đã đô hộ chúng ta nghìn năm trước hay sao?
- Thế thì ông giỏi thì nghĩ ra cái tên đi!
Giữa hai ông dường như không ai chịu ai. Lúc này, một người khác cũng trong nhóm thập nhị tinh tú tên Hoàng Minh Khánh xen vào.
- Bệ hạ, thế thì chúng ta hãy đảo ngược lại, gọi là Việt Nam. Thần chợt nhớ đến năm xưa Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thế này:
Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại
Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam
- Đúng... Đúng... Tôi cũng vừa nghĩ ra như ông - Định cười lớn.
- Ai da! - Trịnh Hoài Đức lại châm chọc - Nếu đã nghĩ ra thì sao không nói từ sớm, phải đợi Khánh Đại nhân nói ra rồi mới vơ vào mình.
- Ông... Ông... Ông...
Định chỉ tay vào Đức, miệng lắp ba lắp bắp. Đức nói đúng quá rồi còn gì, ông ta có nghĩ ra được gì đâu.
- Được rồi, hai vị Khanh gia không cần phải tranh cãi nữa, Quốc hiệu mới sẽ là Việt Nam. Hai ngày sau sẽ tế trời, công bố cho toàn dân.
Vậy là hai ngày sau, ngày 27 tháng 10 năm 1800, Vua Gia Long cho làm lễ tế cáo trời đất, bố cáo thiên hạ đổi Quốc hiệu thành Việt Nam. Mỉa mai thay, đây cũng là ngày cậu con trai của Quang Bàn ra đời. Phải chăng đây là một điềm báo trước về cục diện nước Nam sau này?
Buổi lễ tế trời thành công tốt đẹp. Cũng nhân dịp này, Nguyễn Ánh cũng thay y phục đi thăm thú kinh thành. Phải nói, thành Gia Định mấy năm gần đây đã thay một diện mạo mới. Nếu so về độ phồn vinh thì Gia Định còn phồn vinh gấp hai lần so với Phú Xuân. Lý do rất đơn giản. Nhà Nguyễn định đô ở một vùng đất trù phú, lúa gạo dư thừa. Các thương buôn lúa gạo và nông sản vì thế mà làm ăn phát đạt. Cơ sở chính của họ đều đặt tại thành Gia Định. Chính bởi thế, nơi đây càng ngày càng xuất hiện nhiều gia đình trọc phú. Để phục vụ nhu cầu mới, nhiều loại hình kinh doanh giải trí cũng mọc lên.
Thành công trong kinh doanh nông sản không có nghĩa là cũng thắng lợi ở những mảng kinh doanh khác. Các mảng kinh doanh khác hầu như bị bỏ quên. Cả công nghiệp cũng vậy, tất cả hầu như chỉ tập trung trong tay triều đình, người dân không được quyền đụng đến. Bởi thế mà chỉ có ngành thủ công vốn tập trung trong các làng nghề nhưng cũng bị hạn chế ít nhiều. Vì sao ư? Đơn giản lắm, cũng bởi chính sách hạn chế thương buôn phương Tây mà ra. Chính họ mới có nhu cầu thu mua các mặt hàng này. Thế mà hầu như chỉ có những người Phú Lang Sa là còn được tự do buôn bán nhưng cũng chủ yếu là giao thương với triều đình.
Trở lại với chuyến thị sát của nhà vua. Đi ngang qua một con đường nhộn nhịp, nơi tập trung nhiều người Hoa, từ đằng xa, Nguyễn Ánh thấy có một cuộc cãi vả lớn tiếng. Lại gần hơn, đoàn thị sát nhìn thấy ba người Phú Lang Sa bị bao vây bởi khoảng hai mươi người Hoa. Hỏi ra mới biết, những người phương Tây mới mở một cửa hàng vải vóc trên con đường này. Cửa hàng mới khai trương được ba ngày, hôm nay, có một nhóm anh chị người Hoa đến thu "phí bảo kê". Tranh cãi nổ ra khi mà những người chủ cửa hàng không đồng ý khoản phí vô lý này. Điều gì đến đã phải đến. Nhóm "anh chị" kia gọi thêm nhiều người đến đập phá, mặc kệ sự kêu la của mấy người Phú Lang Sa.
Mọi việc chỉ dừng lại khi có một tiếng nổ chát chúa vang lên. Một người Phú Lang Sa rút súng bắn thẳng vào thủ lãnh của những người gây rối. Người này ngã xuống trong vũng máu. Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến không ai kịp phản ứng. Sau phút giây bàng hoàng, những người Hoa lao vào tấn công tới tấp. Lại hai tiếng súng nổ vang, lần này là từ hai người Phú Lang Sa còn lại.
Quan sát đã đủ, Nguyễn Ánh bảo đoàn người quay trở về. Họ không muốn nhúng tay vào giải quyết vụ việc, đây là phần việc của quan địa phương. Ánh và đoàn người suy nghĩ rất nhiều, sự việc này sẽ được mổ xẻ trên triều vào ngày hôm sau.
Không như mọi người nghĩ, ngay vào buổi chiều, Nguyễn Ánh triệu Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu và Hoàng Minh Khánh đến Ngự thư phòng. Nguyễn Ánh hỏi ngay:
- Các Khanh có biết hôm nay được triệu đến là vì việc gì không?
Lê Quang Định nói trước:
- Phải chăng Bệ hạ muốn nói đến vụ rắc rối sáng nay ở phố người Hoa?
- Đúng vậy. Các Khanh nghĩ thế nào?
Lê Quang Định nói tiếp:
- Theo thần thấy, rắc rối do những người Hoa kiều gây ra. Việc nổ súng là do những người Phú Lang Sa tự vệ.
- Thần thấy cũng chưa hẳn. Có thể những người Phú Lang Sa đã có chuẩn bị. Họ biết trước việc này sẽ xảy ra. Bằng chứng là tại sao họ lại mang theo súng. Không ai vô duyên vô cớ mà mang súng theo mình hết.
Người vừa lên tiếng là Trịnh Hoài Đức. Ông ta mặc dù là người cấp tiến, muốn mở rộng giao thương với phương Tây nhưng việc liên quan đến mạng người thì cần suy xét kỹ.
Hoàng Minh Khánh cũng tiếp lời:
- Theo thần thì người Phú Lang Sa đã tính toán từ trước. Họ cố tình gây rối, ép chúng ta thu nhỏ địa bàn hoạt động của người Hoa mà nhường cho họ. Họ dám làm thế vì hiện tại chúng ta còn cần họ hỗ trợ trong việc bình định Giang sơn.
- Thần cũng có suy nghĩ như vậy - Định lên tiếng. - Kết hợp với việc họ bán trả chậm năm chiến thuyền cho ta thì thấy rõ đây là một âm mưu.
- Khanh nói là âm mưu. Vậy Khanh phân tích thử xem.
- Muôn tâu. Nếu như Đức đại nhân đã nói, nếu xử không khéo, họ sẽ ép chúng ta trả toàn bộ số tiền kia. Bằng ngược lại, họ lấy cớ đó mà dùng chính những chiến thuyền này mà tấn công ta từ bên trong. Lúc đó, chúng ta sẽ trở tay không kịp.
- Vậy các Khanh có kế sách gì không?
Ngô Tòng Châu bây giờ mới lên tiếng:
- Bệ hạ. Giờ chúng ta đã ở trên lưng cọp, không thể xuống nữa. Người Phú Lang Sa muốn có một địa bàn, chúng ta cho họ là được chứ gì. Theo thần, chúng ta cứ cho họ một khu vực. Họ có buôn bán gì cũng được, miễn nộp thuế đầy đủ là được. Mặc khác, ta cũng bí mật khuyến khích bá tính không sử dụng hay buôn bán hàng hoá gì của họ cả. Lâu dần, họ không thấy có lợi ích gì ở đây thì mọi chuyện sẽ êm đẹp ngay thôi.
- Ý Khanh cũng có lý. Các Khanh gia, các Khanh thấy thế nào?
Cả bốn người cùng nhau bàn bạc. Tính tới tính lui chỉ thấy cách của Châu là khả thi nhất nên cũng đồng ý. Vậy là, mọi chuyện đã được định đoạt, Nguyễn Ánh cũng giao cho Ngô Tòng Châu thay mặt Việt Nam đàm phán.
Ở đời không có việc gì dễ dàng cả. Người Phú Lang Sa cũng không phải là những kẻ ngốc. Họ yêu cầu có một khu vực riêng cho mình ở Gia Định và gọi là "Tô giới". Khu vực được chọn là vùng Sài Gòn. Trong Tô giới, mọi việc triều đình đều không được can thiệp nếu chưa có sự thỏa thuận với người đứng đầu của họ. Chưa hết, người Phú Lang Sa còn cho xây dựng một cảng lớn trên sông Sài Gòn và gọi là cảng Sài Gòn với lý do để thuận tiện buôn bán và vận chuyển hàng hoá. Thực tế, họ cho xây dựng một cảng nước sâu, cho phép nhiều tàu lớn ra vào và neo đậu, đặc biệt là các chiến thuyền. Đây là sai lầm lớn nhất của triều thần vua Gia Long, thể hiện rõ sau này.
Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam
Dịch thơ:
Ngửa trông sao sáng trên cao
Trước sau rực sáng, chiếu vào Việt Nam
Từ rất lâu, danh xưng Việt Nam đã được dùng để làm Quốc hiệu của Đại Việt. Trải qua bao thăng trầm của dòng chảy lịch sử, nó đã được thay đổi mấy lần. Tên gọi này tưởng đâu đã chìm vào quên lãng. Hôm nay đây, một lần nữa, nó lại là một đề tài được bàn luận của người đời.
Gia Định ngày 25 tháng 10 năm 1800.
Giữa buổi chầu triều vào sáng sớm, Gia Long ngồi trên Ngai vàng theo dõi bá quan tranh luận. Hôm nay vốn dĩ cũng bình thường như bao ngày khác. Sau những bản tấu nhàm chán của bá quan, Hộ bộ Hữu Tham tri Trịnh Hoài Đức làm dấy lên một trận tranh cãi dữ dội ngay giữa chính điện. Ông nói:
- Khởi bẩm Bệ hạ , thần có việc cần tấu.
- Chuẩn tấu.
- Tâu Bệ hạ! Mấy năm nay, nhờ sự anh minh của cùng với sự chiếu cố của trời cao, nước ta được hưởng thái bình dù chỉ là tạm thời, người dân no ấm. Khắp các hành tỉnh, lúa thóc đầy kho, kinh tế ngày càng phát triển. Ta lại có giao thương buôn bán với người phương Tây, sự tình rất thuận lợi. Thế nhưng, hiện đất nước đang phân hai miền nam bắc. Cả ta và giặc Nguỵ đều dùng tên Đại Việt để giao thương với nước bạn. Điều này gây ra nhiều hiểu lầm không đáng có. Bởi vậy, thần nghĩ, chúng ta nên dùng một tên khác để làm Quốc hiệu. Trước là để tiện bề giao thương, sau nữa là để chứng tỏ chúng ta nay đã khác, sẽ trở thành một quốc gia hùng mạnh hơn xa các triều đại trước.
- Thay đổi Quốc hiệu là một việc lớn. Trẫm không thể cứ thế mà quyết được. Chư vị Khanh gia thấy thế nào?
- Tâu Bệ hạ - Lê Quang Định nói. - Nếu dựa vào những gì đại nhân Trịnh Hoài Đức nói thì chúng ta không cần phải đổi Quốc hiệu.
- Sao Khanh nói vậy?
- Một lý do thôi thưa Bệ hạ. Chúng ta là chính thống, tại sao lai phải đổi tên để cho giặc Nguỵ dùng tên Đại Việt. Há chẳng phải là ta e sợ giặc mà nhượng bộ hay công nhận chúng.
- Thần cũng không đồng ý. Bệ hạ chẳng phải nhiều lần đã nói sao? Chúng ta giao thương với người phương Tây nhưng phải hạn chế tối đa. Phải xem Ấn Độ là tấm gương để tự cảnh tỉnh chính mình. Bởi vậy, ta không cần phải giao thiệp với họ nên cũng chẳng cần phải đổi tên.
- Ông nói sai rồi - Trịnh Hoài Đức phản bác. - Đồng ý là chúng ta hạn chế giao thương với họ nhưng không phải là đang có quan hệ tốt với Phú Lang Sa sao? Chẳng phải vừa rồi Duệ Thái tử Cảnh mang về từ Pháp năm chiến thuyền sao? Đó không phải là do họ đồng ý bán trả chậm cho ta hay sao?
- Hừ, làm gì có chuyện tốt đến thế - Định cãi lại. - Duệ Thái tử chẳng phải là đã đánh đổi bằng mấy năm phục vụ cho quân đội Phú Lang Sa hay sao? Vả lại, họ bán trả chậm cho ta cũng là vì nhắm đến lợi ích sau này. Nói chung là không đáng tin.
- Bệ hạ, thần ngược lại, đồng ý với Đức đại nhân - người đứng ra là Ngô Tòng Châu, một trong nhị thập tinh tú đất Gia Định khác. - Hạn chế giao thương không có nghĩa là đoạn tuyệt quan hệ. Việc chúng ta đổi tên còn có một cái lợi khác. Nếu sau này người Phú Lang Sa dây dưa với ta về Hiệp ước Marseill khi xưa thì thế nào? Ta có thể nói đó là Đại Việt ký, chúng ta có Quốc hiệu khác.
- Hừ, nhưng chữ ký trên bản Hiệp ước đó là của Bệ hạ, họ vịn vào đó mà phản bác thì sao? - Định vẫn kiên trì.
- Nếu vậy thì ta nói với họ, ấy là Bệ hạ ký với vua Louis XVI, hãy nói ông vua đó ra nói chuyện - Đức đáp.
- Không được, vậy há là ta có thể chịu tiếng xấu là kẻ chuyên nuốt lời sao?
- Cũng chưa hẳn, Louis XVI là kẻ bị phế truất và treo cổ, tức là có tội với người Phú Lang Sa.
Cuộc tranh cãi còn diễn ra gay gắt hơn. Trong suốt thời gian này, Gia Long chỉ ngồi trên bệ rồng mà lắng nghe. Cuối cùng, ông ta lên tiếng:
- Được rồi, các Khanh ai cũng có lý do của mình hết. Và xem ra, chúng đều rất hợp lý. Thật ra, ngay từ đầu Trẫm đã muốn đổi cái tên khác. Trẫm muốn thoát khỏi hoàn toàn sự ảnh hưởng của người phương Bắc. Chư vị Khanh gia ngẫm lại xem, Đại Việt nghe có giống như Đại Hán, Đại Đường, Đại Minh, Đại Thanh hay không? Trẫm không muốn gọi là Đại Việt nữa, như thế chẳng khác nào chúng ta là một phần của Trung Hoa. Nay ý Trẫm thế này, đồng ý đổi Quốc hiệu nhưng phải có chữ Việt, đó là gốc gác của ta. Các Khanh bàn xem ta nên lấy tên là gì?
Mọi người đến lúc này mới chịu thôi tranh cãi. Ai cũng nhăn mặt lại, ra chiều suy nghĩ. Một lúc sau, Đức mới nói:
- Bệ hạ! Thần thấy nên dùng Nam Việt. Ý chỉ người Việt ở phương Nam.
- Không được - Định lại một lần nữa phản bác. - Ông quên đó là tên của quốc gia cổ Nam Việt ở Trung Hoa sao? Vả lại, vua của nó là Triệu Đà, kẻ đã đô hộ chúng ta nghìn năm trước hay sao?
- Thế thì ông giỏi thì nghĩ ra cái tên đi!
Giữa hai ông dường như không ai chịu ai. Lúc này, một người khác cũng trong nhóm thập nhị tinh tú tên Hoàng Minh Khánh xen vào.
- Bệ hạ, thế thì chúng ta hãy đảo ngược lại, gọi là Việt Nam. Thần chợt nhớ đến năm xưa Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thế này:
Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại
Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam
- Đúng... Đúng... Tôi cũng vừa nghĩ ra như ông - Định cười lớn.
- Ai da! - Trịnh Hoài Đức lại châm chọc - Nếu đã nghĩ ra thì sao không nói từ sớm, phải đợi Khánh Đại nhân nói ra rồi mới vơ vào mình.
- Ông... Ông... Ông...
Định chỉ tay vào Đức, miệng lắp ba lắp bắp. Đức nói đúng quá rồi còn gì, ông ta có nghĩ ra được gì đâu.
- Được rồi, hai vị Khanh gia không cần phải tranh cãi nữa, Quốc hiệu mới sẽ là Việt Nam. Hai ngày sau sẽ tế trời, công bố cho toàn dân.
Vậy là hai ngày sau, ngày 27 tháng 10 năm 1800, Vua Gia Long cho làm lễ tế cáo trời đất, bố cáo thiên hạ đổi Quốc hiệu thành Việt Nam. Mỉa mai thay, đây cũng là ngày cậu con trai của Quang Bàn ra đời. Phải chăng đây là một điềm báo trước về cục diện nước Nam sau này?
Buổi lễ tế trời thành công tốt đẹp. Cũng nhân dịp này, Nguyễn Ánh cũng thay y phục đi thăm thú kinh thành. Phải nói, thành Gia Định mấy năm gần đây đã thay một diện mạo mới. Nếu so về độ phồn vinh thì Gia Định còn phồn vinh gấp hai lần so với Phú Xuân. Lý do rất đơn giản. Nhà Nguyễn định đô ở một vùng đất trù phú, lúa gạo dư thừa. Các thương buôn lúa gạo và nông sản vì thế mà làm ăn phát đạt. Cơ sở chính của họ đều đặt tại thành Gia Định. Chính bởi thế, nơi đây càng ngày càng xuất hiện nhiều gia đình trọc phú. Để phục vụ nhu cầu mới, nhiều loại hình kinh doanh giải trí cũng mọc lên.
Thành công trong kinh doanh nông sản không có nghĩa là cũng thắng lợi ở những mảng kinh doanh khác. Các mảng kinh doanh khác hầu như bị bỏ quên. Cả công nghiệp cũng vậy, tất cả hầu như chỉ tập trung trong tay triều đình, người dân không được quyền đụng đến. Bởi thế mà chỉ có ngành thủ công vốn tập trung trong các làng nghề nhưng cũng bị hạn chế ít nhiều. Vì sao ư? Đơn giản lắm, cũng bởi chính sách hạn chế thương buôn phương Tây mà ra. Chính họ mới có nhu cầu thu mua các mặt hàng này. Thế mà hầu như chỉ có những người Phú Lang Sa là còn được tự do buôn bán nhưng cũng chủ yếu là giao thương với triều đình.
Trở lại với chuyến thị sát của nhà vua. Đi ngang qua một con đường nhộn nhịp, nơi tập trung nhiều người Hoa, từ đằng xa, Nguyễn Ánh thấy có một cuộc cãi vả lớn tiếng. Lại gần hơn, đoàn thị sát nhìn thấy ba người Phú Lang Sa bị bao vây bởi khoảng hai mươi người Hoa. Hỏi ra mới biết, những người phương Tây mới mở một cửa hàng vải vóc trên con đường này. Cửa hàng mới khai trương được ba ngày, hôm nay, có một nhóm anh chị người Hoa đến thu "phí bảo kê". Tranh cãi nổ ra khi mà những người chủ cửa hàng không đồng ý khoản phí vô lý này. Điều gì đến đã phải đến. Nhóm "anh chị" kia gọi thêm nhiều người đến đập phá, mặc kệ sự kêu la của mấy người Phú Lang Sa.
Mọi việc chỉ dừng lại khi có một tiếng nổ chát chúa vang lên. Một người Phú Lang Sa rút súng bắn thẳng vào thủ lãnh của những người gây rối. Người này ngã xuống trong vũng máu. Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến không ai kịp phản ứng. Sau phút giây bàng hoàng, những người Hoa lao vào tấn công tới tấp. Lại hai tiếng súng nổ vang, lần này là từ hai người Phú Lang Sa còn lại.
Quan sát đã đủ, Nguyễn Ánh bảo đoàn người quay trở về. Họ không muốn nhúng tay vào giải quyết vụ việc, đây là phần việc của quan địa phương. Ánh và đoàn người suy nghĩ rất nhiều, sự việc này sẽ được mổ xẻ trên triều vào ngày hôm sau.
Không như mọi người nghĩ, ngay vào buổi chiều, Nguyễn Ánh triệu Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu và Hoàng Minh Khánh đến Ngự thư phòng. Nguyễn Ánh hỏi ngay:
- Các Khanh có biết hôm nay được triệu đến là vì việc gì không?
Lê Quang Định nói trước:
- Phải chăng Bệ hạ muốn nói đến vụ rắc rối sáng nay ở phố người Hoa?
- Đúng vậy. Các Khanh nghĩ thế nào?
Lê Quang Định nói tiếp:
- Theo thần thấy, rắc rối do những người Hoa kiều gây ra. Việc nổ súng là do những người Phú Lang Sa tự vệ.
- Thần thấy cũng chưa hẳn. Có thể những người Phú Lang Sa đã có chuẩn bị. Họ biết trước việc này sẽ xảy ra. Bằng chứng là tại sao họ lại mang theo súng. Không ai vô duyên vô cớ mà mang súng theo mình hết.
Người vừa lên tiếng là Trịnh Hoài Đức. Ông ta mặc dù là người cấp tiến, muốn mở rộng giao thương với phương Tây nhưng việc liên quan đến mạng người thì cần suy xét kỹ.
Hoàng Minh Khánh cũng tiếp lời:
- Theo thần thì người Phú Lang Sa đã tính toán từ trước. Họ cố tình gây rối, ép chúng ta thu nhỏ địa bàn hoạt động của người Hoa mà nhường cho họ. Họ dám làm thế vì hiện tại chúng ta còn cần họ hỗ trợ trong việc bình định Giang sơn.
- Thần cũng có suy nghĩ như vậy - Định lên tiếng. - Kết hợp với việc họ bán trả chậm năm chiến thuyền cho ta thì thấy rõ đây là một âm mưu.
- Khanh nói là âm mưu. Vậy Khanh phân tích thử xem.
- Muôn tâu. Nếu như Đức đại nhân đã nói, nếu xử không khéo, họ sẽ ép chúng ta trả toàn bộ số tiền kia. Bằng ngược lại, họ lấy cớ đó mà dùng chính những chiến thuyền này mà tấn công ta từ bên trong. Lúc đó, chúng ta sẽ trở tay không kịp.
- Vậy các Khanh có kế sách gì không?
Ngô Tòng Châu bây giờ mới lên tiếng:
- Bệ hạ. Giờ chúng ta đã ở trên lưng cọp, không thể xuống nữa. Người Phú Lang Sa muốn có một địa bàn, chúng ta cho họ là được chứ gì. Theo thần, chúng ta cứ cho họ một khu vực. Họ có buôn bán gì cũng được, miễn nộp thuế đầy đủ là được. Mặc khác, ta cũng bí mật khuyến khích bá tính không sử dụng hay buôn bán hàng hoá gì của họ cả. Lâu dần, họ không thấy có lợi ích gì ở đây thì mọi chuyện sẽ êm đẹp ngay thôi.
- Ý Khanh cũng có lý. Các Khanh gia, các Khanh thấy thế nào?
Cả bốn người cùng nhau bàn bạc. Tính tới tính lui chỉ thấy cách của Châu là khả thi nhất nên cũng đồng ý. Vậy là, mọi chuyện đã được định đoạt, Nguyễn Ánh cũng giao cho Ngô Tòng Châu thay mặt Việt Nam đàm phán.
Ở đời không có việc gì dễ dàng cả. Người Phú Lang Sa cũng không phải là những kẻ ngốc. Họ yêu cầu có một khu vực riêng cho mình ở Gia Định và gọi là "Tô giới". Khu vực được chọn là vùng Sài Gòn. Trong Tô giới, mọi việc triều đình đều không được can thiệp nếu chưa có sự thỏa thuận với người đứng đầu của họ. Chưa hết, người Phú Lang Sa còn cho xây dựng một cảng lớn trên sông Sài Gòn và gọi là cảng Sài Gòn với lý do để thuận tiện buôn bán và vận chuyển hàng hoá. Thực tế, họ cho xây dựng một cảng nước sâu, cho phép nhiều tàu lớn ra vào và neo đậu, đặc biệt là các chiến thuyền. Đây là sai lầm lớn nhất của triều thần vua Gia Long, thể hiện rõ sau này.