Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 50: Người Phú Lang Sa tấn công
Trời buồn trời tiếc thương ai
Mà sầu đổ lệ bi ai xuống trần
Thanh Gia Định hôm nay nhuốm một màu tang thương. Vị thành chủ trẻ tuổi, tài cao vang đang hôm nay đã từ giã cõi đời. Anh ra đi bỏ lai vợ cùng hai đứa con thơ. Vậy là Nguyễn Phúc Cảnh đã ra đi vào ngày 20 tháng 3 năm 1801 mang theo nhiều tiếc thương. Người có khả năng kìm chế sự xâm phạm của người Phú Lang Sa nay đã không còn.
Người chủ trì tang sự cho Cảnh là Hộ bộ Tham tri Trịnh Hoài Đức, người được anh ủy thác từ trước. Sự ra đi của Cảnh cho dù đã được dự báo từ trước nhưng trong tâm khảm ông ít nhiều cũng có chút bàng hoàng và tiếc nuối. Ông lại còn rất ngạc nhiên khi vị Thái tử trẻ căn dặn phải chủ động gây hấn với người Phú Lang Sa. Lý do lại hết sức kỳ lạ, đó là để cầu viện nhà Tây Sơn. Ông vô cùng ngạc nhiên khi việc gây hấn này lại là sự cầu viện. Ông dù đã đoán trước rằng đại thế nhà Việt Nam đã mất, sự sụp đổ sẽ đến trong sớm tối và mặc dù nhà Tây Sơn thế rất mạnh nhưng chẳng lẽ họ không chịu cảnh thương gân động cốt sau một hồi quyết chiến với đoàn quân của Hoàng thượng hay sao? Lẽ nào đang trong lúc dầu sôi lửa bỏng thế này mà họ chấp nhận vượt hàng trăm cây số để đến đây giải nguy cho Gia Định hay sao? Và còn nhiều, rất nhiều điều nữa mà ông không thể lý giải nổi.
Trịnh Hoài Đức nhớ như in buổi nói chuyện cuối cùng với Cảnh hai ngày trước. Cảnh bảo ông không được đụng đến bất cứ vật gì trong phòng, lại phải mang khăn che mặt. Các cánh cửa sổ cũng được đóng kín, trong phòng nghi ngút mùi hương trầm và long não. Thái tử cũng che kín mặt, thế nhưng vẫn không giấu được những cái mụn bọc trên trán và mu bàn tay. “Làm thế này để ta không lây bệnh cho người khác. Ta mất đi, ông cũng hãy cho người ngày ngày vào đây đốt lò than để không khí không còn những vật ô uế”. Đó là những lời dặn dò đầu tiên của Cảnh. Lái câu chuyện qua hướng khác, Cảnh hỏi Trịnh Hoài Đức:
- Trịnh Hoài Đức, ông có phải là một người yêu nước? Ông có thấy đau lòng khi người Pháp giẫm đạp lên quê hương ta?
“Thái tử nghĩ sao mà lại hỏi mình như vậy? Còn nữa, người Pháp là ai? Phải chăng trong cơn bạo bệnh, Thái tử lầm lẫn tên gọi người Phú Lang Sa là người Pháp hay chăng?” – Đức nghĩ thầm như thế.
- Thái tử, Ngài hiểu rõ tôi yêu mến đất nước này đến dường nào. Và người Pháp là ai? Phải chăng ý ngài là người Phú Lang Sa?
- Pháp và Phú Lang Sa chỉ là một thôi. Chúng ta gọi là Phú Lang Sa là vì người phương Bắc gọi như thế. Với họ, ta chỉ cần nói người Pháp là đủ. Ông cũng đừng thắc mắc. Ông thử cho tôi biết nhận định thế nào về đất nước trong thời gian tới, ta hay nhà Tây Sơn sẽ thắng?
- Ra là thế. Thứ cho thần nói thẳng. Triều đình ta sụp đổ là điều sớm muộn. Bước ngoặt chính là trong trận quyết chiến đang diễn ra. Nếu như Hoàng thượng có thể chiến thắng thì người làm chủ giang sơn này chính là chúng ta. Thế nhưng khả năng này nhỏ vô cùng. Hơn nữa, nếu có thắng, chính chúng ta cũng sẽ bị đại thương. Bằng ngược lại, Ngụy quân có nhiều ưu thế hơn chúng ta. Nhưng kết thúc trận chiến, họ cũng chẳng còn bao nhiêu binh mã. Người Pháp sẽ dễ dàng đập tan. Vậy là dù có là ai chiến thắng chung cuộc đi chăng nữa thì ta vẫn sẽ phải lâm vào tình cảnh nước mất nhà tan thôi.
- Ông nói đúng mà chưa đúng. Đúng là bởi vì triều ta sụp đổ ngày một ngày hai. Sai là bở vì cả hai phía sẽ không phải đại thương đâu. Và người Pháp cũng không có khả năng đè bẹp được đoàn quân Tây Sơn, đặc biệt là trên biển.
- Ý Thái tử là sao? Thần không hiểu.
Quả thật, Đức không ngờ Cảnh lại có suy nghĩ như thế. Căn cứ vào đâu mà anh ta lại cho rằng nhà Tây Sơn lại có thể thắng lợi dễ dàng như vậy. Và tại sao người Pháp với đội thuyền chiến hùng hậu thế mà lại sẽ phải chịu thất bại trước đoàn chiến thuyền Tây Sơn.
- Ta biết ông đang rất nghi hoặc. Này nhé, lúc này thành Diên Khánh có lẽ đã mất, nhà Tây Sơn đang một đường vượt qua Cam Ranh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Biên Hòa để tiến về đây. Đoàn quân của Phụ Hoàng đang bị cầm cố ở đèo Cù Mông. Đoàn chiến thuyền của ta có lẽ cũng sẽ bị nghiền nát khi tiến về phụ cận Quy Nhơn.
- Ý ngài nói là cánh quân của tướng quân Nguyễn Huỳnh Đức thật sự đã bị đập tan? Và toàn quân bị diệt? Họ không quay về giáp công hai mặt Hoàng thượng mà nhất tề đánh đến đây?
- Phải. Sự thật đã rõ mười mươi. Ta trong thời gian ở phương Tây đã mục kích sự đáng sợ của đại pháo và uy lực của loại súng mới mà họ chia sẻ với người Anh. Đặc biệt hơn là những quả đạn mà họ gọi là tên lửa. Tầm bắn của chúng phải gấp đôi đạn đại bác của ta. Tin ta đi, trong vòng ba đến năm ngày nữa, Phụ hoàng sẽ bại trận. Phụ hoàng sẽ không bị bắt, nhưng người sẽ tự vẫn và các binh sĩ khác sẽ phải đầu hàng.
Trịnh Hoài Đức trầm ngâm suy nghĩ. Ông dù còn nghiều nghi hoặc nhưng những phán đoán của vị Thái tử trẻ chưa bao giờ sai lệch.
- Có lẽ ngài đã đúng. Nhưng còn tại sao người Pháp sẽ phải chịu thua họ? Và như ngài nói, đặc biệt là họ thua ngay trên biển?
- Vì những chiếc Định Quốc. Một chiến thuyền như thế có thể dễ dàng nhấn chìm ba chiếc chiến thuyền cấp ba của người Pháp. Hơn nữa, họ còn có hàng trăm chiến thuyền khác, nhỏ hơn, nhẹ hơn và tốc độ nhanh hơn. Ông thử nghĩ, bảy mươi chiến thuyền của người Pháp sẽ làm gì được nếu bị hàng trăm chiếc nhỏ hơn bao vây? Đã vậy còn có hỏa lực của những chiếc Định Quốc từ bên ngoài bắn vào.
- Thần hiểu rồi. Vậy theo ngài, giờ đây chúng ta phải làm gì?
- Ta đoán, trong vòng một tuần lễ nữa, đoàn thuyền Tây Sơn sẽ đến đây. Và ngày ta phải về trời cũng không còn xa nữa. Ta hiểu rõ sức khỏe của mình. Việc của ông cần làm là phải gây hấn với người Pháp ngay sau khi ta chết. Hãy lấy lý do là ta bị chính Đại tá Lampier hạ độc mấy ngày trước ở buổi Toàn Thịnh Yến. Hãy bắt y, nếu có thể thì xử tử ngay. Khi đó, người Pháp sẽ tấn công ta vì dám giết một sĩ quan cấp cao của họ. Việc cấp bách tiếp theo là ráng sức cầm cự, không cho người Pháp đổ bộ trên đất ta chờ nhà Tây Sơn đến.
- Thần hiểu rồi.
- Ta còn một bức di thư nữa. Phiền ông lưu lại, khi nhà Tây Sơn đến thành, hãy mở cửa, đừng phòng thủ làm chi. Ông hãy đưa bức di thư này cho vị tướng cầm quân của họ. Bảo ông ta hãy chuyển đến cho vua Cảnh Thịnh và không ai được đọc bức thư này, kể cả ông. Ông hãy cầm lấy nó, hơ qua lửa để diệt hết mọi sự ô uế bám vào rồi theo lời tôi mà làm.
- Thần, tuân chỉ.
- Thôi, ta mệt rồi. Ông lấy bức thư rồi ra về sắp đặt như ta nói.
Trịnh Hoài Đức trở về với thực tại khi nghe thái giám truyền chỉ nói có Đại tá Lampier đến viếng. “Hừ, ông ta đến thật đúng lúc” – Đức nghĩ. Đoạn ông ra lệnh cho cấm vệ quân:
- Người đâu, bắt trói Lampier lại cho ta và mang đến đây.
- Dạ!
Mấy anh lính dạ ran rồi thi hành lệnh ngay lập tức. Không mấy khó khăn, họ đã bắt trói được Lampier và đưa đến trước mặt Trịnh Hoài Đức. Nhìn thẳng vào người sĩ quan Phú Lang Sa trước mặt, ông nói:
- Ta và Thái tử khi còn sống đã cho người âm thầm điều tra. Kẻ hạ độc và gây ra cái chết cho Thái tử là chính y.
Đoạn, ông lập lại lời vừa nói bằng tiếng Phú Lang Sa cho Lampier nghe. Vị Đại tá tuy có bất ngờ nhưng vẫn ngoan cố đáp trả:
- Các ông lấy lý do gì mà bảo chính chúng ta hạ độc? Không phải chính tôi cũng trúng độc hay sao? Chính người của khách sạn Toàn Thịnh làm.
- Ông không cần chối cãi quanh co. Đây là điều mà đích thân Thái tử tra được. Ngài còn bảo là sẽ xử tử ông ngay lập tức để trên đường đến Hoàng tuyền Ngài còn có bạn.
- Các ông dám sao? Nên nhớ tôi là sĩ quan cấp cao của Pháp. Có cả trăm chiến thuyền và mười nghìn binh lính Pháp đang ở ngoài khơi. Tôi chết thì cả thành này sẽ chìm trong biển lửa.
- Không cần nói nhiều nữa, yên tâm mà ra đi đi.
Đoạn, ông quay lại nói với mấy người cấm vệ quân:
- Đem y ra ngọ môn, xử tử ngay lập tức.
- Tuân lệnh.
Lampier nhanh chóng bị lôi ra ngoài ngọ môn. Trước ánh mắt giận dữ của dân chúng khi biết được “tội ác” của y, Lampier nhìn tên đao phủ chầm chậm bước tới mà không khỏi run lẩy bẩy. Y nào biết chính mình mới là cái cớ để chiến sự bùng nổ chứ không phải là một sự dàn xếp nào khác.
Phập!!! Lưỡi đao chém mạnh xuống. Nhát chém rất lạnh lùng và dứt khoát. Giờ đây, Lampier đã đầu một nơi, mình một nẻo.
Tiếng reo hò vang lên khắp nơi. Dân chúng trong thành tỏ ra vô cùng phấn khích khi thấy “kẻ tội đồ” đã phải rơi đầu. Mà hơn thế nữa, kẻ phải chết lại là một người Phú Lang Sa, là một sĩ quan cao cấp. Trong đám dân chúng đứng xem hành hình đó, có mấy người Phú Lang Sa. Họ không những không thấy lo sợ mà ngược lại, nụ cười lại nở trên môi. Họ nhanh chóng rút ra và chạy về Tô giới nhanh nhất có thể.
Ba ngày tang gia vừa hết cũng là lúc đoàn chiến thuyền của người Phú Lang Sa phong tỏa cảng Bến Nghé. Trịnh Hoài Đức trước đó huy động một trăm chiến thuyền còn lại làm thành hai vòng phòng thủ hình bán nguyệt che chở bên ngoài thành Gia Định. Ông không phải là một vị tướng nên chỉ nghĩ đơn giản với hai vòng chiến thuyền này thì đối phương không thể nào xâm nhập. Nếu nhìn từ trên cao, thành Gia Định như được bao bọc bởi hai bức tường khổng lồ. Những con thuyền xếp chật như nêm.
Với cách phòng thủ này, nhìn bề ngoài thì có vẻ rất kín kẽ, đối phương không thể nào tấn công được. Quả vậy, trong thời gian đầu, những chiến thuyền của người Phú Lang Sa cố gắng tấn công vào nhưng không được. Binh sĩ Việt Nam thấy thế thì sảng khoái vô cùng. Mấy ngày qua lo sợ nhiều quả là thừa thải, đó chính là suy nghĩ chung của những người đang phòng thủ. Họ nào biết đây mới chỉ là những đòn thử của đối phương.
Tổng chỉ huy của hải đội Phú Lang Sa lúc này là Chuẩn Đô đốc Francois Jannier. Sau một ngày thử dùng những chiến thuyền lớn cố gắng khoan thủng tuyến phòng thủ của đối phương không thành công vẫn cảm thấy không hề nao núng. Ngược lại, trên gương mặt của vị tướng hải quân dày dạn kinh nghiệm trận mạc lại nở một nụ cười. Đó là một nụ cười khinh thường. Ông quay sang nói với phụ tá của mình là Trung tá Daniel Rolande:
- Daniel, anh xem, cái lũ Việt Nam này đúng là ngu hết thuốc chữa. Anh có biết vì sao không?
- Chuẩn Đô đốc, rõ ràng chúng không biết tác chiến trên biển là gì. Các chiến thuyền đứng cố định như thế chẳng khác nào trở thành cái bia tập bắn cho chúng ta. Chúng lai còn không biết trở mạn thuyền để tận dụng đại bác của cả hai mạn nữa chứ.
- Thế theo anh thì tiếp theo chúng ta sẽ làm gì để khoan thủng phòng tuyến của chúng?
- Chúng ta chỉ cần dùng những thuyền nhỏ lao thẳng vào. Đại bác của chúng sẽ khó bắn trúng những chiếc thuyền này. Hơn nữa, thuyền nhỏ có tốc độ rất cao, chúng sẽ nhanh chóng tiếp cận phòng tuyến địch. Lúc đó, chúng cứ việc xen vào giữa mà bắn hết đại bác hai bên mạn thôi là đủ. Hoặc đơn giản hơn, các thuyền này đâm thẳng vào những chiếc thuyền to lớn kia. Địch sẽ bị rối loạn ngay. Lúc này, chúng ta có thể cho thuyền lớn tiếp cận dùng đại bác oanh tạc từ xa là đủ.
- Ha... ha... Không uổng công anh theo ta mấy năm nay. Thế mà không hiểu sao Tổng tài cứ nhắc đi nhắc lại chúng ta phải cẩn thận.
- Thế khi nào ngào cho tấn công? Ngay trong đêm nay chăng?
- Không. Hãy để sáng mai, khi trời đã sáng tỏ. Ta muốn những tên da vàng trên bờ kia hiểu được thế nào là nghệ thuật.
Vậy là đúng chín giờ sáng hôm sau, Chuẩn Đô đốc Jannier sai Trung tá Rolande ra hiệu lệnh cho mười chiếc Gale nhỏ hơn và cơ động lao thẳng vào phòng tuyến của Việt Nam. Quả thật chẳng mấy chốc mà phòng tuyến thứ nhất đã bị khoan thủng.
Đứng trên bờ, Trịnh Hoài Đức lo lắng khi nhìn thấy từng cột khói đen bốc len từ những chiến thuyền của mình. "Phải làm sao đây? Thái tử căn dặn bằng mọi giá phải kìm chân giặc trên biển, không cho chúng tràn lên bờ khi đoàn thuyền Tây Sơn chưa đến".
Vậy là tuyến phòng thủ thứ nhất đã tan vỡ. Trong ánh mắt thất thần của vị Hộ bộ Tham tri, người ta thấy được sự bất lực cùng với những giọt nước mắt thống khổ của ông. Điều mọi người mong đợi nhất lúc này, đoàn chiến thuyền Tây Sơn vẫn chưa thấy tăm hơi. Liệu họ có đến kịp lúc để giải vây như những dự đoán của Duệ Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh khi còn sống hay không đây?
Mà sầu đổ lệ bi ai xuống trần
Thanh Gia Định hôm nay nhuốm một màu tang thương. Vị thành chủ trẻ tuổi, tài cao vang đang hôm nay đã từ giã cõi đời. Anh ra đi bỏ lai vợ cùng hai đứa con thơ. Vậy là Nguyễn Phúc Cảnh đã ra đi vào ngày 20 tháng 3 năm 1801 mang theo nhiều tiếc thương. Người có khả năng kìm chế sự xâm phạm của người Phú Lang Sa nay đã không còn.
Người chủ trì tang sự cho Cảnh là Hộ bộ Tham tri Trịnh Hoài Đức, người được anh ủy thác từ trước. Sự ra đi của Cảnh cho dù đã được dự báo từ trước nhưng trong tâm khảm ông ít nhiều cũng có chút bàng hoàng và tiếc nuối. Ông lại còn rất ngạc nhiên khi vị Thái tử trẻ căn dặn phải chủ động gây hấn với người Phú Lang Sa. Lý do lại hết sức kỳ lạ, đó là để cầu viện nhà Tây Sơn. Ông vô cùng ngạc nhiên khi việc gây hấn này lại là sự cầu viện. Ông dù đã đoán trước rằng đại thế nhà Việt Nam đã mất, sự sụp đổ sẽ đến trong sớm tối và mặc dù nhà Tây Sơn thế rất mạnh nhưng chẳng lẽ họ không chịu cảnh thương gân động cốt sau một hồi quyết chiến với đoàn quân của Hoàng thượng hay sao? Lẽ nào đang trong lúc dầu sôi lửa bỏng thế này mà họ chấp nhận vượt hàng trăm cây số để đến đây giải nguy cho Gia Định hay sao? Và còn nhiều, rất nhiều điều nữa mà ông không thể lý giải nổi.
Trịnh Hoài Đức nhớ như in buổi nói chuyện cuối cùng với Cảnh hai ngày trước. Cảnh bảo ông không được đụng đến bất cứ vật gì trong phòng, lại phải mang khăn che mặt. Các cánh cửa sổ cũng được đóng kín, trong phòng nghi ngút mùi hương trầm và long não. Thái tử cũng che kín mặt, thế nhưng vẫn không giấu được những cái mụn bọc trên trán và mu bàn tay. “Làm thế này để ta không lây bệnh cho người khác. Ta mất đi, ông cũng hãy cho người ngày ngày vào đây đốt lò than để không khí không còn những vật ô uế”. Đó là những lời dặn dò đầu tiên của Cảnh. Lái câu chuyện qua hướng khác, Cảnh hỏi Trịnh Hoài Đức:
- Trịnh Hoài Đức, ông có phải là một người yêu nước? Ông có thấy đau lòng khi người Pháp giẫm đạp lên quê hương ta?
“Thái tử nghĩ sao mà lại hỏi mình như vậy? Còn nữa, người Pháp là ai? Phải chăng trong cơn bạo bệnh, Thái tử lầm lẫn tên gọi người Phú Lang Sa là người Pháp hay chăng?” – Đức nghĩ thầm như thế.
- Thái tử, Ngài hiểu rõ tôi yêu mến đất nước này đến dường nào. Và người Pháp là ai? Phải chăng ý ngài là người Phú Lang Sa?
- Pháp và Phú Lang Sa chỉ là một thôi. Chúng ta gọi là Phú Lang Sa là vì người phương Bắc gọi như thế. Với họ, ta chỉ cần nói người Pháp là đủ. Ông cũng đừng thắc mắc. Ông thử cho tôi biết nhận định thế nào về đất nước trong thời gian tới, ta hay nhà Tây Sơn sẽ thắng?
- Ra là thế. Thứ cho thần nói thẳng. Triều đình ta sụp đổ là điều sớm muộn. Bước ngoặt chính là trong trận quyết chiến đang diễn ra. Nếu như Hoàng thượng có thể chiến thắng thì người làm chủ giang sơn này chính là chúng ta. Thế nhưng khả năng này nhỏ vô cùng. Hơn nữa, nếu có thắng, chính chúng ta cũng sẽ bị đại thương. Bằng ngược lại, Ngụy quân có nhiều ưu thế hơn chúng ta. Nhưng kết thúc trận chiến, họ cũng chẳng còn bao nhiêu binh mã. Người Pháp sẽ dễ dàng đập tan. Vậy là dù có là ai chiến thắng chung cuộc đi chăng nữa thì ta vẫn sẽ phải lâm vào tình cảnh nước mất nhà tan thôi.
- Ông nói đúng mà chưa đúng. Đúng là bởi vì triều ta sụp đổ ngày một ngày hai. Sai là bở vì cả hai phía sẽ không phải đại thương đâu. Và người Pháp cũng không có khả năng đè bẹp được đoàn quân Tây Sơn, đặc biệt là trên biển.
- Ý Thái tử là sao? Thần không hiểu.
Quả thật, Đức không ngờ Cảnh lại có suy nghĩ như thế. Căn cứ vào đâu mà anh ta lại cho rằng nhà Tây Sơn lại có thể thắng lợi dễ dàng như vậy. Và tại sao người Pháp với đội thuyền chiến hùng hậu thế mà lại sẽ phải chịu thất bại trước đoàn chiến thuyền Tây Sơn.
- Ta biết ông đang rất nghi hoặc. Này nhé, lúc này thành Diên Khánh có lẽ đã mất, nhà Tây Sơn đang một đường vượt qua Cam Ranh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Biên Hòa để tiến về đây. Đoàn quân của Phụ Hoàng đang bị cầm cố ở đèo Cù Mông. Đoàn chiến thuyền của ta có lẽ cũng sẽ bị nghiền nát khi tiến về phụ cận Quy Nhơn.
- Ý ngài nói là cánh quân của tướng quân Nguyễn Huỳnh Đức thật sự đã bị đập tan? Và toàn quân bị diệt? Họ không quay về giáp công hai mặt Hoàng thượng mà nhất tề đánh đến đây?
- Phải. Sự thật đã rõ mười mươi. Ta trong thời gian ở phương Tây đã mục kích sự đáng sợ của đại pháo và uy lực của loại súng mới mà họ chia sẻ với người Anh. Đặc biệt hơn là những quả đạn mà họ gọi là tên lửa. Tầm bắn của chúng phải gấp đôi đạn đại bác của ta. Tin ta đi, trong vòng ba đến năm ngày nữa, Phụ hoàng sẽ bại trận. Phụ hoàng sẽ không bị bắt, nhưng người sẽ tự vẫn và các binh sĩ khác sẽ phải đầu hàng.
Trịnh Hoài Đức trầm ngâm suy nghĩ. Ông dù còn nghiều nghi hoặc nhưng những phán đoán của vị Thái tử trẻ chưa bao giờ sai lệch.
- Có lẽ ngài đã đúng. Nhưng còn tại sao người Pháp sẽ phải chịu thua họ? Và như ngài nói, đặc biệt là họ thua ngay trên biển?
- Vì những chiếc Định Quốc. Một chiến thuyền như thế có thể dễ dàng nhấn chìm ba chiếc chiến thuyền cấp ba của người Pháp. Hơn nữa, họ còn có hàng trăm chiến thuyền khác, nhỏ hơn, nhẹ hơn và tốc độ nhanh hơn. Ông thử nghĩ, bảy mươi chiến thuyền của người Pháp sẽ làm gì được nếu bị hàng trăm chiếc nhỏ hơn bao vây? Đã vậy còn có hỏa lực của những chiếc Định Quốc từ bên ngoài bắn vào.
- Thần hiểu rồi. Vậy theo ngài, giờ đây chúng ta phải làm gì?
- Ta đoán, trong vòng một tuần lễ nữa, đoàn thuyền Tây Sơn sẽ đến đây. Và ngày ta phải về trời cũng không còn xa nữa. Ta hiểu rõ sức khỏe của mình. Việc của ông cần làm là phải gây hấn với người Pháp ngay sau khi ta chết. Hãy lấy lý do là ta bị chính Đại tá Lampier hạ độc mấy ngày trước ở buổi Toàn Thịnh Yến. Hãy bắt y, nếu có thể thì xử tử ngay. Khi đó, người Pháp sẽ tấn công ta vì dám giết một sĩ quan cấp cao của họ. Việc cấp bách tiếp theo là ráng sức cầm cự, không cho người Pháp đổ bộ trên đất ta chờ nhà Tây Sơn đến.
- Thần hiểu rồi.
- Ta còn một bức di thư nữa. Phiền ông lưu lại, khi nhà Tây Sơn đến thành, hãy mở cửa, đừng phòng thủ làm chi. Ông hãy đưa bức di thư này cho vị tướng cầm quân của họ. Bảo ông ta hãy chuyển đến cho vua Cảnh Thịnh và không ai được đọc bức thư này, kể cả ông. Ông hãy cầm lấy nó, hơ qua lửa để diệt hết mọi sự ô uế bám vào rồi theo lời tôi mà làm.
- Thần, tuân chỉ.
- Thôi, ta mệt rồi. Ông lấy bức thư rồi ra về sắp đặt như ta nói.
Trịnh Hoài Đức trở về với thực tại khi nghe thái giám truyền chỉ nói có Đại tá Lampier đến viếng. “Hừ, ông ta đến thật đúng lúc” – Đức nghĩ. Đoạn ông ra lệnh cho cấm vệ quân:
- Người đâu, bắt trói Lampier lại cho ta và mang đến đây.
- Dạ!
Mấy anh lính dạ ran rồi thi hành lệnh ngay lập tức. Không mấy khó khăn, họ đã bắt trói được Lampier và đưa đến trước mặt Trịnh Hoài Đức. Nhìn thẳng vào người sĩ quan Phú Lang Sa trước mặt, ông nói:
- Ta và Thái tử khi còn sống đã cho người âm thầm điều tra. Kẻ hạ độc và gây ra cái chết cho Thái tử là chính y.
Đoạn, ông lập lại lời vừa nói bằng tiếng Phú Lang Sa cho Lampier nghe. Vị Đại tá tuy có bất ngờ nhưng vẫn ngoan cố đáp trả:
- Các ông lấy lý do gì mà bảo chính chúng ta hạ độc? Không phải chính tôi cũng trúng độc hay sao? Chính người của khách sạn Toàn Thịnh làm.
- Ông không cần chối cãi quanh co. Đây là điều mà đích thân Thái tử tra được. Ngài còn bảo là sẽ xử tử ông ngay lập tức để trên đường đến Hoàng tuyền Ngài còn có bạn.
- Các ông dám sao? Nên nhớ tôi là sĩ quan cấp cao của Pháp. Có cả trăm chiến thuyền và mười nghìn binh lính Pháp đang ở ngoài khơi. Tôi chết thì cả thành này sẽ chìm trong biển lửa.
- Không cần nói nhiều nữa, yên tâm mà ra đi đi.
Đoạn, ông quay lại nói với mấy người cấm vệ quân:
- Đem y ra ngọ môn, xử tử ngay lập tức.
- Tuân lệnh.
Lampier nhanh chóng bị lôi ra ngoài ngọ môn. Trước ánh mắt giận dữ của dân chúng khi biết được “tội ác” của y, Lampier nhìn tên đao phủ chầm chậm bước tới mà không khỏi run lẩy bẩy. Y nào biết chính mình mới là cái cớ để chiến sự bùng nổ chứ không phải là một sự dàn xếp nào khác.
Phập!!! Lưỡi đao chém mạnh xuống. Nhát chém rất lạnh lùng và dứt khoát. Giờ đây, Lampier đã đầu một nơi, mình một nẻo.
Tiếng reo hò vang lên khắp nơi. Dân chúng trong thành tỏ ra vô cùng phấn khích khi thấy “kẻ tội đồ” đã phải rơi đầu. Mà hơn thế nữa, kẻ phải chết lại là một người Phú Lang Sa, là một sĩ quan cao cấp. Trong đám dân chúng đứng xem hành hình đó, có mấy người Phú Lang Sa. Họ không những không thấy lo sợ mà ngược lại, nụ cười lại nở trên môi. Họ nhanh chóng rút ra và chạy về Tô giới nhanh nhất có thể.
Ba ngày tang gia vừa hết cũng là lúc đoàn chiến thuyền của người Phú Lang Sa phong tỏa cảng Bến Nghé. Trịnh Hoài Đức trước đó huy động một trăm chiến thuyền còn lại làm thành hai vòng phòng thủ hình bán nguyệt che chở bên ngoài thành Gia Định. Ông không phải là một vị tướng nên chỉ nghĩ đơn giản với hai vòng chiến thuyền này thì đối phương không thể nào xâm nhập. Nếu nhìn từ trên cao, thành Gia Định như được bao bọc bởi hai bức tường khổng lồ. Những con thuyền xếp chật như nêm.
Với cách phòng thủ này, nhìn bề ngoài thì có vẻ rất kín kẽ, đối phương không thể nào tấn công được. Quả vậy, trong thời gian đầu, những chiến thuyền của người Phú Lang Sa cố gắng tấn công vào nhưng không được. Binh sĩ Việt Nam thấy thế thì sảng khoái vô cùng. Mấy ngày qua lo sợ nhiều quả là thừa thải, đó chính là suy nghĩ chung của những người đang phòng thủ. Họ nào biết đây mới chỉ là những đòn thử của đối phương.
Tổng chỉ huy của hải đội Phú Lang Sa lúc này là Chuẩn Đô đốc Francois Jannier. Sau một ngày thử dùng những chiến thuyền lớn cố gắng khoan thủng tuyến phòng thủ của đối phương không thành công vẫn cảm thấy không hề nao núng. Ngược lại, trên gương mặt của vị tướng hải quân dày dạn kinh nghiệm trận mạc lại nở một nụ cười. Đó là một nụ cười khinh thường. Ông quay sang nói với phụ tá của mình là Trung tá Daniel Rolande:
- Daniel, anh xem, cái lũ Việt Nam này đúng là ngu hết thuốc chữa. Anh có biết vì sao không?
- Chuẩn Đô đốc, rõ ràng chúng không biết tác chiến trên biển là gì. Các chiến thuyền đứng cố định như thế chẳng khác nào trở thành cái bia tập bắn cho chúng ta. Chúng lai còn không biết trở mạn thuyền để tận dụng đại bác của cả hai mạn nữa chứ.
- Thế theo anh thì tiếp theo chúng ta sẽ làm gì để khoan thủng phòng tuyến của chúng?
- Chúng ta chỉ cần dùng những thuyền nhỏ lao thẳng vào. Đại bác của chúng sẽ khó bắn trúng những chiếc thuyền này. Hơn nữa, thuyền nhỏ có tốc độ rất cao, chúng sẽ nhanh chóng tiếp cận phòng tuyến địch. Lúc đó, chúng cứ việc xen vào giữa mà bắn hết đại bác hai bên mạn thôi là đủ. Hoặc đơn giản hơn, các thuyền này đâm thẳng vào những chiếc thuyền to lớn kia. Địch sẽ bị rối loạn ngay. Lúc này, chúng ta có thể cho thuyền lớn tiếp cận dùng đại bác oanh tạc từ xa là đủ.
- Ha... ha... Không uổng công anh theo ta mấy năm nay. Thế mà không hiểu sao Tổng tài cứ nhắc đi nhắc lại chúng ta phải cẩn thận.
- Thế khi nào ngào cho tấn công? Ngay trong đêm nay chăng?
- Không. Hãy để sáng mai, khi trời đã sáng tỏ. Ta muốn những tên da vàng trên bờ kia hiểu được thế nào là nghệ thuật.
Vậy là đúng chín giờ sáng hôm sau, Chuẩn Đô đốc Jannier sai Trung tá Rolande ra hiệu lệnh cho mười chiếc Gale nhỏ hơn và cơ động lao thẳng vào phòng tuyến của Việt Nam. Quả thật chẳng mấy chốc mà phòng tuyến thứ nhất đã bị khoan thủng.
Đứng trên bờ, Trịnh Hoài Đức lo lắng khi nhìn thấy từng cột khói đen bốc len từ những chiến thuyền của mình. "Phải làm sao đây? Thái tử căn dặn bằng mọi giá phải kìm chân giặc trên biển, không cho chúng tràn lên bờ khi đoàn thuyền Tây Sơn chưa đến".
Vậy là tuyến phòng thủ thứ nhất đã tan vỡ. Trong ánh mắt thất thần của vị Hộ bộ Tham tri, người ta thấy được sự bất lực cùng với những giọt nước mắt thống khổ của ông. Điều mọi người mong đợi nhất lúc này, đoàn chiến thuyền Tây Sơn vẫn chưa thấy tăm hơi. Liệu họ có đến kịp lúc để giải vây như những dự đoán của Duệ Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh khi còn sống hay không đây?