Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chiến Tranh Và Hòa Bình (Quyển 1) - Phần 1 - Chương 23
Phần I
Chương - 23
Người hầu buồng tóc bạc đang ngồi ngủ gật, tai lắng nghe tiếng ngáy của công tước ở trong phòng làm việc rộng thênh thang. Từ một căn phòng ở mãi phía bên kia nhà, qua mấy làn cửa đóng, vẳng đến những đoạn khó đánh của một bản sonata(1) của Dusek(2) tập đi tập lại đến hai mươi lần.
(1) Tấu khúc soạn cho nhạc cụ gồm ba hay bốn đoạn (sonata)
(2) Johan Vaixlievats Dusek nhà chơi dương cầm và soạn nhạc người Tiệp(1761-1821)
Đúng lúc ấy, một chiếc xe hòm song mã và một chiếc Britxka đỗ trước thềm; công tước Andrey từ trên xe hòm bước xuống, đỡ người vợ xinh xắn bước ra và nhường cho nàng bước lên trước.
Người lão bộc Tikhôn, đầu đội tóc giả, ló đầu qua cửa phòng đợi khe khẽ báo tin rằng công tước đang nghỉ trưa, rồi vội vàng đóng cửa lại. Tikhôn biết rằng con trai công tước đến hay bất cứ việc gì xảy ra, dù là việc phi thường đến đâu, cũng không thể sai lệch thời gian biểu hàng ngày. Hẳn công tước Andrey cũng biết như vậy, chàng nhìn đồng hồ như để kiểm nghiệm xem những thói quen của cha có thay đổi gì từ khi chàng vắng mặt không, và khi đã thấy rằng những thói quen ấy vẫn như cũ, chàng quay lại bảo vợ:
- Hai mươi phút nữa cha mới dậy. Ta vào phòng Maria đi.
Công tước phu nhân nhỏ nhắn dạo này có đẫy ra, nhưng khi nàng nói đôi mắt và cái môi ngắn có lông tơ vẫn cong lên vui vẻ và duyên dáng.
- Ồ thật là một cung điện. Thôi nhanh đi, nhanh đi. - Nàng vừa nói với chồng vừa nhìn sang quanh nhà, vẻ như đang khen vị chủ nhân của một buổi vũ hội. Nhìn quanh nàng, nàng mỉm cười với Tikhôn, với chồng, với người hầu đang dẫn họ vào.
- Maria đang tập đàn phải không? Đi khẽ chứ, làm cho cô ấy ngạc nhiên mới được!
Công tước Andrey đi theo nàng, vẻ lễ độ và buồn buồn. Đi qua mặt người lão bộc, chàng đưa tay cho ông lão hôn và nói:
- Lão rày già đi đấy, Tikhôn ạ.
Trước khi hai người đến căn phòng có tiếng dương cầm vẳng ra thì một cô gái người Pháp xinh xắn tóc bạch kim đã từ một cái cửa ngang nhanh nhẹn bước ra. Cô Burien tựa hồ phát điên lên vì vui sướng. Cô ta nói:
- A! đã về đây rồi. Công tước tiểu thư vẽ sung sướng biết chừng nào! Tôi phải vào báo với tiểu thư mới được!
Công tước phu nhân ôm hôn cô Burien và ngăn lại:
- Đừng, đừng, xin cô… Cô là Burien. Tôi đã biết cô vì tình bạn của cô em chồng tôi đối với cô. Đừng báo, cô ấy không biết chúng tôi đến đâu.
Họ lại gần cánh cửa phòng khách, nơi vẫn vẳng ra cái đoạn nhạc đánh đi đánh lại mãi. Công tước Andrey dừng lại, cau mày như đang chờ đợi một điều gì khó chịu.
Công tước phu nhân bước vào. Tiếng nhạc ngừng bặt giữa chừng; người ta nghe một tiếng kêu, những bước chân nặng nề của tiểu thư Maria và tiếng hôn hít. Khi công tước Andrey vào thì hai người đang ôm nhau hôn lấy hôn để bạ chỗ nào thì hôn ngay vào chỗ ấy tuy hai người mới chỉ gặp nhau có một lần ngắn ngủi hôm lễ cưới của chàng. Cô Burien thì đứng bên cạnh, hai tay ép lên ngực và mỉm cười hể hả: rõ ràng lúc bấy giờ cô ta sẵn sàng khóc ngay hay cười ngay cũng được. Công tước Andrey nhún vai và cau mày, như người sành nhạc nghe phải một tiếng đàn sai cung bậc. Hai người buông nhau ra, rồi như sợ không còn có thì giờ nữa, lại nắm lấy tay nhau đưa lên môi hôn, giằng tay lại, rồi ôm lấy nhau và hôn hít, và thật là công tước không thể ngờ tí nào, cả hai òa lên khóc rồi lại ôm nhau hôn nữa. Cô Burien cũng khóc theo. Công tước Andrey thấy ngượng quá; nhưng hai người thì khóc rất tự nhiên, hình như họ không thể tưởng tượng cuộc gặp gỡ này có thể diễn ra cách nào khác. Bỗng cả hai đều nói và đều bật lên tiếng cười.
- A! Chị… A! Maria… Đêm qua em nằm mê thấy… Cô không biết chúng tôi đến hôm nay chứ? Ô! Maria, nom cô gầy đi… Còn chị thì đẫy ra…
Cô Burien chêm vào:
- Tôi nhận ra công tước phu nhân ngay.
Nữ công tước Maria nói:
- Thế mà em không hề ngờ đấy! Ồ Andrey, lúc nãy em chưa trông thấy anh.
Công tước Andrey hôn em; và cầm tay em, công tước bảo rằng nàng cũng vẫn hay khóc như xưa. Công tước tiểu thư Maria quay về phía anh và qua hàng mi, đôi mắt to sáng bây giờ rất đẹp của nàng nhìn lên mặt anh, cái nhìn âu yếm, ấm áp và dịu dàng.
Công tước phu nhân nói không ngớt miệng. Cái môi trên hơi ngắn, phơn phớt lông tơ chốc chốc lại hạ xuống, chạm rất đúng vào chỗ cái môi dưới đỏ thắm như son, rồi lại cong lên trong khi một nụ cười rạng rỡ ánh lên từ hàng răng trắng bóng và từ đôi mắt long lanh. Nàng kể lại việc không may mắn xảy ra cho hai vợ chồng ở núi Xpatxkaya suýt nguy hiểm đến cái thai của nàng, rồi ngay sau đó nàng bảo là nàng để lại tất cả áo xống ở Peterburg và đến đây không biết lấy gì mà mặc nữa, nào là Andrey đã thay đổi hẳn, nào là Kitty Ozytxova đã lấy một ông lão, người ta đã chọn cho tiểu thư Maria một vị hôn phu thật sự, nhưng việc đó sau này sẽ nói chuyện. Công tước tiểu thư Maria vẫn lẳng lặng nhìn anh, đôi mắt đẹp đẽ chứa chan âu yếm và buồn rầu. Rõ ràng là ý nghĩ của nàng đã quay sang một hướng khác, không liên quan gì đến những chuyện mà chị dâu nàng đang kể. Giữa lúc công tước phu nhân đang kể lại buổi dạ hội vừa qua ở Peterburg thì nàng quay sang phía anh thở dài rồi hỏi:
- Anh quyết ra trận thật đấy à, anh Andrey?
Liza cũng thở dài:
- Ừ, mai đã đi.
Anh ấy bỏ tôi ở đây; có trời biết tại sao, trong khi anh ấy có thể được thăng chức…
Nữ công tước tiểu thư Maria không để nàng nói hết và cứ theo dòng tư tưởng riêng của mình âu yếm nhìn vào cái bụng chị dâu hỏi:
- Chắc đấy chứ?
Công tước phu nhân biến sắc đi. Nàng thở dài nói:
- Vâng, chắc chứ? Ôi thật đáng sợ
Cái môi xinh xắn của Liza hạ xuống. Nàng ghé sát mặt vào mặt cô em chồng rồi bỗng dưng khóc òa lên. Công tước Andrey cau mày nói:
- Liza cần nghỉ ngơi. Phải không mình? Em đưa chị sang phòng em, để anh sang chào cha. Không biết cha thế nào, vẵn như trước chứ?
- Vâng vẫn thế, còn anh thì không biết anh sẽ thấy thế nào? - Maria vui vẻ đáp.
- Vẫn theo giờ giấc như trước? Vẫn đi dạo trong vườn chứ? Vẫn cái bàn tiện chứ? Công tước Andrey hỏi, khẽ nhếch miệng cười tỏ ra rằng dù thương yêu và kính trọng cha, chàng cũng biết rõ nhược điểm của cha.
- Vẫn giờ giấc ấy, và vẫn cái bàn tiện, rồi những bài toán và những bài hình học dạy cho em. - Nữ công tước tiểu thư Maria trả lời vui vẻ làm như những bài hình học là một trong những tiêu khiển lý thú nhất của đời nàng.
Khi cái thời hạn hai mươi phút cần thiết cho mỗi buổi thức giấc lão công tước đã qua. Tikhôn mời công tước Andrey đến gặp ông. Nhân con trai về, lão công tước bỏ một cái lệ thường ngày và cho chàng vào ngay buồng riêng trong khi đang thay áo để ra ăn bữa chiều. Công tước ăn mặc theo lối cổ: áo kaftan dài, tóc rãc phấn. Và khi công tước Andrey bước vào phòng rửa mặt thì ông lão đang khoác chiếc áo choàng lông ngồi trong một chiếc ghế bành da dê rộng, đưa đầu cho Tikhôn chải. Andrey vào đây không phải với vẻ mặt lầm lì và điệu bộ kiểu cách như ở trong các phòng khách, mà với vẻ mặt lầm lì và điệu bộ kiểu cách như ở trong các phòng khách, mà với vẻ mặt linh hoạt như khi nói chuyện với Piotr.
- A! Chàng chiến sĩ? Anh muốn đi đánh Buônapáctê đấy à?
Ông nói, đoạn lắc nhẹ mái tóc rắc phấn; bây giờ Tikhôn đang tết bím cho ông, nhưng đầu còn tự do ngần nào là ông lắc ngần ấy, và nói:
- Này là lo đối phó với hắn, kẻo hắn biến chúng ta thành thần dân của hắn hết cả bây giờ. Nào, chào anh. - Rồi công tước chìa má cho con hôn.
Lão công tước đang lúc thư thái sau giấc ngủ trưa và trước bữa ăn chiều (ông thường nói là giấc ngủ sau bữa ăn chiều quý như bạc còn giấc ngủ trước bữa cơm chiều thì quý như vàng). Ông vui vẻ liếc nhìn con trai dưới hai hàng lông mày dậm nhô ra. Công tước Andrey đến hôn cha ở chỗ đã chỉ. Chàng không hưởng ứng đề tài nói chuyện mà cha chàng vẫn thích là nhạo báng các quân nhân thời nay và nhất là Buônapáctê.
- Vâng, thưa cha con về đây, cả nhà con đang có mang cũng cùng về. Sức khoẻ của cha thế nào? - Công tước Andrey vừa nói vừa theo dõi từng nét mặt của cha trong một cái nhìn cung kính.
- Chỉ có bọn ngốc với bọn trác táng mới hay ốm đau. Còn ta thì anh vẫn biết: ta sống điều độ, làm việc từ sáng đến chìều nên ta vẫn mạnh.
- Đội ơn chúa! - Andrey mỉm cười nói.
- Chúa chẳng liên quan gì đến đấy cả - Rồi công tước lại quay về câu chuyện ưa thích. - Thế nào kể cho ta nghe đi, người Đức họ dạy cho các anh đánh nhau với Buônnapactc như thế nào, theo cái khoa học mới của các anh mà người ta gọi là khoa chiến lược.
Công tước Andrey mỉm cười.
- Cha cho con thở đã chứ. Con mới về đã xếp đặt đồ đạc gì đâu? - Chàng vừa nói vừa mỉm cười tỏ rằng những nhược điểm của ông cụ không làm cho chàng bớt thương yêu và kính trọng cha.
Ông lão vẫy cái bím tóc xem tết có chắc không và nắm lấy cánh tay con trai nói lớn:
- Bậy nào, bậy nào, phòng của vợ anh đã dọn xong, sẵn sàng cả; Công tước tiểu thư Maria sẽ đưa vợ anh đến, chỉ cho chị ấy và sẽ kể hết chuyện này đến chuyện nọ, chẳng bao giờ xong được. Mặc họ, chuyện đàn bà. Ta cũng bằng lòng là vợ anh về đây với ta. Ngồi xuống đây, kể cho ta nghe đi. Đạo quân của Mikhelxon, ta hiểu, và đạo quân của Tolstoy nữa… đổ bộ cùng một lúc… Còn đạo quân phía nam sẽ làm gì? Nước Phổ, trung lập… ta biết. Còn nước Áo?(3) - Vừa nói công tước vừa đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Tikhôn phải lẽo đẽo theo sau đưa áo cho công tước mặc. - Còn nước Thuỵ Điển nữa? Thế cho quân tiến qua xứ Pomerani bằng cách nào?
(3) Đây là ám chỉ kế hoạch của Vinixngerot nhàm tấn công vào Pháp từ cả ba mặt: quân Anh, Nga, Áo tấn công vào mặt trung và liên quân Nga. - Anh tấn công mặt nam.
Thấy cha thúc giục một cách thiết tha thật sự, công tước Andrey trình bày kế hoạch dự định của chiến dịch, mới đầu thì miễn cưỡng, nhưng càng nói càng hăng, và giữa chừng câu chuyện vô tình theo thói quen đang nói tiếng Nga lại chuyển sang tiếng Pháp. Chàng kể rằng một đạo quân chín vạn người sẽ uy hiếp nước Phổ buộc nó phải bỏ thái độ trung lập và tôi cuốn nó vào chiến tranh, rằng một bộ phận của đạo quân ấy phải tiến đến Strazund, họp với quân Thuỵ Điển, rằng hai mươi vạn quân Áo họp với mười vạn quân Nga sẽ mở mặt trận ở Ý và dọc sông Ranh, rằng năm vạn quân Nga và năm vạn quân Anh sẽ đổ bộ ở Naple và tất cả là năm mươi vạn quân sẽ tấn công quân Pháp khắp các mặt. Lão công tước không tỏ ra chú ý một chút nào trong khi con trình bày, tựa hồ không nghe gì hết, vừa đi đi lại lại vừa tiếp tục mặc áo và ngắt lời con ba lần một cách bất ngờ. Lần thứ nhất thì kêu lên:
- Cái trắng, cái trắng kia!
Như thế nghĩa là Tikhôn không đưa cho công tước đúng cái áo gi lê mà công tước muốn. Lần thứ hai công tước dừng lại để hỏi:
- Này, sắp đẻ đấy chứ? - rồi lắc đầu với vẻ trách móc, công tước nói thêm. - Không tốt! Kể tiếp đi, kể tiểp đi.
Lần thứ ba, khi công tước Andrey kể gần xong, lão công tước cất tiếng hát với cái giọng ông già, sai cả điệu "Malbruk ra đi đánh trận. Có trời biết khi nào trở về".(4)
(4) Malbrough s en va en guere. Dieu sait quand reviendra. (Dân ca Pháp có tính hài hước).
Andrey chỉ mỉm cười, chàng nói tiếp:
- Con không nói là con tán thành kế hoạch này, con chỉ kể lại cha nghe nó như thế nào. Chắc Napoléon cũng không có kế hoạch, không thua kém gì kế hoạch này đâu.
- Thật đấy mà, anh chẳng cho ta biết thêm điều gì mới cả. - Vẻ trầm ngâm, lão công tước nói một mình rất nhanh. - "Có trời mới biết khi nào trở về". Thôi, đi ăn đi.
Chương - 23
Người hầu buồng tóc bạc đang ngồi ngủ gật, tai lắng nghe tiếng ngáy của công tước ở trong phòng làm việc rộng thênh thang. Từ một căn phòng ở mãi phía bên kia nhà, qua mấy làn cửa đóng, vẳng đến những đoạn khó đánh của một bản sonata(1) của Dusek(2) tập đi tập lại đến hai mươi lần.
(1) Tấu khúc soạn cho nhạc cụ gồm ba hay bốn đoạn (sonata)
(2) Johan Vaixlievats Dusek nhà chơi dương cầm và soạn nhạc người Tiệp(1761-1821)
Đúng lúc ấy, một chiếc xe hòm song mã và một chiếc Britxka đỗ trước thềm; công tước Andrey từ trên xe hòm bước xuống, đỡ người vợ xinh xắn bước ra và nhường cho nàng bước lên trước.
Người lão bộc Tikhôn, đầu đội tóc giả, ló đầu qua cửa phòng đợi khe khẽ báo tin rằng công tước đang nghỉ trưa, rồi vội vàng đóng cửa lại. Tikhôn biết rằng con trai công tước đến hay bất cứ việc gì xảy ra, dù là việc phi thường đến đâu, cũng không thể sai lệch thời gian biểu hàng ngày. Hẳn công tước Andrey cũng biết như vậy, chàng nhìn đồng hồ như để kiểm nghiệm xem những thói quen của cha có thay đổi gì từ khi chàng vắng mặt không, và khi đã thấy rằng những thói quen ấy vẫn như cũ, chàng quay lại bảo vợ:
- Hai mươi phút nữa cha mới dậy. Ta vào phòng Maria đi.
Công tước phu nhân nhỏ nhắn dạo này có đẫy ra, nhưng khi nàng nói đôi mắt và cái môi ngắn có lông tơ vẫn cong lên vui vẻ và duyên dáng.
- Ồ thật là một cung điện. Thôi nhanh đi, nhanh đi. - Nàng vừa nói với chồng vừa nhìn sang quanh nhà, vẻ như đang khen vị chủ nhân của một buổi vũ hội. Nhìn quanh nàng, nàng mỉm cười với Tikhôn, với chồng, với người hầu đang dẫn họ vào.
- Maria đang tập đàn phải không? Đi khẽ chứ, làm cho cô ấy ngạc nhiên mới được!
Công tước Andrey đi theo nàng, vẻ lễ độ và buồn buồn. Đi qua mặt người lão bộc, chàng đưa tay cho ông lão hôn và nói:
- Lão rày già đi đấy, Tikhôn ạ.
Trước khi hai người đến căn phòng có tiếng dương cầm vẳng ra thì một cô gái người Pháp xinh xắn tóc bạch kim đã từ một cái cửa ngang nhanh nhẹn bước ra. Cô Burien tựa hồ phát điên lên vì vui sướng. Cô ta nói:
- A! đã về đây rồi. Công tước tiểu thư vẽ sung sướng biết chừng nào! Tôi phải vào báo với tiểu thư mới được!
Công tước phu nhân ôm hôn cô Burien và ngăn lại:
- Đừng, đừng, xin cô… Cô là Burien. Tôi đã biết cô vì tình bạn của cô em chồng tôi đối với cô. Đừng báo, cô ấy không biết chúng tôi đến đâu.
Họ lại gần cánh cửa phòng khách, nơi vẫn vẳng ra cái đoạn nhạc đánh đi đánh lại mãi. Công tước Andrey dừng lại, cau mày như đang chờ đợi một điều gì khó chịu.
Công tước phu nhân bước vào. Tiếng nhạc ngừng bặt giữa chừng; người ta nghe một tiếng kêu, những bước chân nặng nề của tiểu thư Maria và tiếng hôn hít. Khi công tước Andrey vào thì hai người đang ôm nhau hôn lấy hôn để bạ chỗ nào thì hôn ngay vào chỗ ấy tuy hai người mới chỉ gặp nhau có một lần ngắn ngủi hôm lễ cưới của chàng. Cô Burien thì đứng bên cạnh, hai tay ép lên ngực và mỉm cười hể hả: rõ ràng lúc bấy giờ cô ta sẵn sàng khóc ngay hay cười ngay cũng được. Công tước Andrey nhún vai và cau mày, như người sành nhạc nghe phải một tiếng đàn sai cung bậc. Hai người buông nhau ra, rồi như sợ không còn có thì giờ nữa, lại nắm lấy tay nhau đưa lên môi hôn, giằng tay lại, rồi ôm lấy nhau và hôn hít, và thật là công tước không thể ngờ tí nào, cả hai òa lên khóc rồi lại ôm nhau hôn nữa. Cô Burien cũng khóc theo. Công tước Andrey thấy ngượng quá; nhưng hai người thì khóc rất tự nhiên, hình như họ không thể tưởng tượng cuộc gặp gỡ này có thể diễn ra cách nào khác. Bỗng cả hai đều nói và đều bật lên tiếng cười.
- A! Chị… A! Maria… Đêm qua em nằm mê thấy… Cô không biết chúng tôi đến hôm nay chứ? Ô! Maria, nom cô gầy đi… Còn chị thì đẫy ra…
Cô Burien chêm vào:
- Tôi nhận ra công tước phu nhân ngay.
Nữ công tước Maria nói:
- Thế mà em không hề ngờ đấy! Ồ Andrey, lúc nãy em chưa trông thấy anh.
Công tước Andrey hôn em; và cầm tay em, công tước bảo rằng nàng cũng vẫn hay khóc như xưa. Công tước tiểu thư Maria quay về phía anh và qua hàng mi, đôi mắt to sáng bây giờ rất đẹp của nàng nhìn lên mặt anh, cái nhìn âu yếm, ấm áp và dịu dàng.
Công tước phu nhân nói không ngớt miệng. Cái môi trên hơi ngắn, phơn phớt lông tơ chốc chốc lại hạ xuống, chạm rất đúng vào chỗ cái môi dưới đỏ thắm như son, rồi lại cong lên trong khi một nụ cười rạng rỡ ánh lên từ hàng răng trắng bóng và từ đôi mắt long lanh. Nàng kể lại việc không may mắn xảy ra cho hai vợ chồng ở núi Xpatxkaya suýt nguy hiểm đến cái thai của nàng, rồi ngay sau đó nàng bảo là nàng để lại tất cả áo xống ở Peterburg và đến đây không biết lấy gì mà mặc nữa, nào là Andrey đã thay đổi hẳn, nào là Kitty Ozytxova đã lấy một ông lão, người ta đã chọn cho tiểu thư Maria một vị hôn phu thật sự, nhưng việc đó sau này sẽ nói chuyện. Công tước tiểu thư Maria vẫn lẳng lặng nhìn anh, đôi mắt đẹp đẽ chứa chan âu yếm và buồn rầu. Rõ ràng là ý nghĩ của nàng đã quay sang một hướng khác, không liên quan gì đến những chuyện mà chị dâu nàng đang kể. Giữa lúc công tước phu nhân đang kể lại buổi dạ hội vừa qua ở Peterburg thì nàng quay sang phía anh thở dài rồi hỏi:
- Anh quyết ra trận thật đấy à, anh Andrey?
Liza cũng thở dài:
- Ừ, mai đã đi.
Anh ấy bỏ tôi ở đây; có trời biết tại sao, trong khi anh ấy có thể được thăng chức…
Nữ công tước tiểu thư Maria không để nàng nói hết và cứ theo dòng tư tưởng riêng của mình âu yếm nhìn vào cái bụng chị dâu hỏi:
- Chắc đấy chứ?
Công tước phu nhân biến sắc đi. Nàng thở dài nói:
- Vâng, chắc chứ? Ôi thật đáng sợ
Cái môi xinh xắn của Liza hạ xuống. Nàng ghé sát mặt vào mặt cô em chồng rồi bỗng dưng khóc òa lên. Công tước Andrey cau mày nói:
- Liza cần nghỉ ngơi. Phải không mình? Em đưa chị sang phòng em, để anh sang chào cha. Không biết cha thế nào, vẵn như trước chứ?
- Vâng vẫn thế, còn anh thì không biết anh sẽ thấy thế nào? - Maria vui vẻ đáp.
- Vẫn theo giờ giấc như trước? Vẫn đi dạo trong vườn chứ? Vẫn cái bàn tiện chứ? Công tước Andrey hỏi, khẽ nhếch miệng cười tỏ ra rằng dù thương yêu và kính trọng cha, chàng cũng biết rõ nhược điểm của cha.
- Vẫn giờ giấc ấy, và vẫn cái bàn tiện, rồi những bài toán và những bài hình học dạy cho em. - Nữ công tước tiểu thư Maria trả lời vui vẻ làm như những bài hình học là một trong những tiêu khiển lý thú nhất của đời nàng.
Khi cái thời hạn hai mươi phút cần thiết cho mỗi buổi thức giấc lão công tước đã qua. Tikhôn mời công tước Andrey đến gặp ông. Nhân con trai về, lão công tước bỏ một cái lệ thường ngày và cho chàng vào ngay buồng riêng trong khi đang thay áo để ra ăn bữa chiều. Công tước ăn mặc theo lối cổ: áo kaftan dài, tóc rãc phấn. Và khi công tước Andrey bước vào phòng rửa mặt thì ông lão đang khoác chiếc áo choàng lông ngồi trong một chiếc ghế bành da dê rộng, đưa đầu cho Tikhôn chải. Andrey vào đây không phải với vẻ mặt lầm lì và điệu bộ kiểu cách như ở trong các phòng khách, mà với vẻ mặt lầm lì và điệu bộ kiểu cách như ở trong các phòng khách, mà với vẻ mặt linh hoạt như khi nói chuyện với Piotr.
- A! Chàng chiến sĩ? Anh muốn đi đánh Buônapáctê đấy à?
Ông nói, đoạn lắc nhẹ mái tóc rắc phấn; bây giờ Tikhôn đang tết bím cho ông, nhưng đầu còn tự do ngần nào là ông lắc ngần ấy, và nói:
- Này là lo đối phó với hắn, kẻo hắn biến chúng ta thành thần dân của hắn hết cả bây giờ. Nào, chào anh. - Rồi công tước chìa má cho con hôn.
Lão công tước đang lúc thư thái sau giấc ngủ trưa và trước bữa ăn chiều (ông thường nói là giấc ngủ sau bữa ăn chiều quý như bạc còn giấc ngủ trước bữa cơm chiều thì quý như vàng). Ông vui vẻ liếc nhìn con trai dưới hai hàng lông mày dậm nhô ra. Công tước Andrey đến hôn cha ở chỗ đã chỉ. Chàng không hưởng ứng đề tài nói chuyện mà cha chàng vẫn thích là nhạo báng các quân nhân thời nay và nhất là Buônapáctê.
- Vâng, thưa cha con về đây, cả nhà con đang có mang cũng cùng về. Sức khoẻ của cha thế nào? - Công tước Andrey vừa nói vừa theo dõi từng nét mặt của cha trong một cái nhìn cung kính.
- Chỉ có bọn ngốc với bọn trác táng mới hay ốm đau. Còn ta thì anh vẫn biết: ta sống điều độ, làm việc từ sáng đến chìều nên ta vẫn mạnh.
- Đội ơn chúa! - Andrey mỉm cười nói.
- Chúa chẳng liên quan gì đến đấy cả - Rồi công tước lại quay về câu chuyện ưa thích. - Thế nào kể cho ta nghe đi, người Đức họ dạy cho các anh đánh nhau với Buônnapactc như thế nào, theo cái khoa học mới của các anh mà người ta gọi là khoa chiến lược.
Công tước Andrey mỉm cười.
- Cha cho con thở đã chứ. Con mới về đã xếp đặt đồ đạc gì đâu? - Chàng vừa nói vừa mỉm cười tỏ rằng những nhược điểm của ông cụ không làm cho chàng bớt thương yêu và kính trọng cha.
Ông lão vẫy cái bím tóc xem tết có chắc không và nắm lấy cánh tay con trai nói lớn:
- Bậy nào, bậy nào, phòng của vợ anh đã dọn xong, sẵn sàng cả; Công tước tiểu thư Maria sẽ đưa vợ anh đến, chỉ cho chị ấy và sẽ kể hết chuyện này đến chuyện nọ, chẳng bao giờ xong được. Mặc họ, chuyện đàn bà. Ta cũng bằng lòng là vợ anh về đây với ta. Ngồi xuống đây, kể cho ta nghe đi. Đạo quân của Mikhelxon, ta hiểu, và đạo quân của Tolstoy nữa… đổ bộ cùng một lúc… Còn đạo quân phía nam sẽ làm gì? Nước Phổ, trung lập… ta biết. Còn nước Áo?(3) - Vừa nói công tước vừa đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Tikhôn phải lẽo đẽo theo sau đưa áo cho công tước mặc. - Còn nước Thuỵ Điển nữa? Thế cho quân tiến qua xứ Pomerani bằng cách nào?
(3) Đây là ám chỉ kế hoạch của Vinixngerot nhàm tấn công vào Pháp từ cả ba mặt: quân Anh, Nga, Áo tấn công vào mặt trung và liên quân Nga. - Anh tấn công mặt nam.
Thấy cha thúc giục một cách thiết tha thật sự, công tước Andrey trình bày kế hoạch dự định của chiến dịch, mới đầu thì miễn cưỡng, nhưng càng nói càng hăng, và giữa chừng câu chuyện vô tình theo thói quen đang nói tiếng Nga lại chuyển sang tiếng Pháp. Chàng kể rằng một đạo quân chín vạn người sẽ uy hiếp nước Phổ buộc nó phải bỏ thái độ trung lập và tôi cuốn nó vào chiến tranh, rằng một bộ phận của đạo quân ấy phải tiến đến Strazund, họp với quân Thuỵ Điển, rằng hai mươi vạn quân Áo họp với mười vạn quân Nga sẽ mở mặt trận ở Ý và dọc sông Ranh, rằng năm vạn quân Nga và năm vạn quân Anh sẽ đổ bộ ở Naple và tất cả là năm mươi vạn quân sẽ tấn công quân Pháp khắp các mặt. Lão công tước không tỏ ra chú ý một chút nào trong khi con trình bày, tựa hồ không nghe gì hết, vừa đi đi lại lại vừa tiếp tục mặc áo và ngắt lời con ba lần một cách bất ngờ. Lần thứ nhất thì kêu lên:
- Cái trắng, cái trắng kia!
Như thế nghĩa là Tikhôn không đưa cho công tước đúng cái áo gi lê mà công tước muốn. Lần thứ hai công tước dừng lại để hỏi:
- Này, sắp đẻ đấy chứ? - rồi lắc đầu với vẻ trách móc, công tước nói thêm. - Không tốt! Kể tiếp đi, kể tiểp đi.
Lần thứ ba, khi công tước Andrey kể gần xong, lão công tước cất tiếng hát với cái giọng ông già, sai cả điệu "Malbruk ra đi đánh trận. Có trời biết khi nào trở về".(4)
(4) Malbrough s en va en guere. Dieu sait quand reviendra. (Dân ca Pháp có tính hài hước).
Andrey chỉ mỉm cười, chàng nói tiếp:
- Con không nói là con tán thành kế hoạch này, con chỉ kể lại cha nghe nó như thế nào. Chắc Napoléon cũng không có kế hoạch, không thua kém gì kế hoạch này đâu.
- Thật đấy mà, anh chẳng cho ta biết thêm điều gì mới cả. - Vẻ trầm ngâm, lão công tước nói một mình rất nhanh. - "Có trời mới biết khi nào trở về". Thôi, đi ăn đi.