Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 7: Cậu Ba Tặng Quà
Chân tôi bị phỏng không nặng cũng không nhẹ, tôi ngâm chân qua nước lạnh rồi lấy kem đánh răng thoa lên cho mau lành. Cuộc sống ở đây khắc nghiệt quá, tôi không biết tôi có thể chịu đựng được trong bao lâu nữa.
Cả đêm tôi trằn trọc không ngủ được vì đau, đến sáng ra chị Hồng mới phát hiện hai chân tôi đỏ rần bỏng rộp. Dì Tư biết tôi bị phỏng, dì tức tốc chạy ra hiệu thuốc mua thuốc bôi với lại thuốc uống. Chú làm vườn thì hái cho tôi mấy loại thuốc ngâm, ngâm cho mau lành lại. Đặt cái thau nước ngâm dưới đất, chị Hồng ngồi dưới giúp tôi rửa chân, chị cằn nhằn:
- Phải hôm qua chị biết thì bữa nay chân em nó không rộp lên vậy rồi. Mốt có cái gì thì nói, chị em ở chung không à, em ngại cái gì.
Tôi gải gải đầu, cười hề hề:
- Em tưởng là phỏng nhẹ chứ đâu nghĩ nó rộp lên dữ vậy đâu.
Dì Tư liếc ngang liếc dọc nhìn tôi:
- Con gái có nước da, mày ẩu tả đi rồi mốt hối hận không kịp. Con Hồng nó nói đúng đó, có gì mày phải nói, để chết đi rồi báo tao nữa.
Nói rồi, dì đi tới gần tôi, chỉ vào thau nước:
- Thêm cho nó mấy cục đá đi Hồng.
- Dạ.
Thấy chị Hồng với dì Tư lo lắng cho tôi mà tôi thấy an ủi được phần nào. Cũng may, tôi ở đây vẫn còn có bọn họ...
Chị Liễu từ xa đi vào, thấy tôi ngâm chân trong thau nước, chị cau mày ngạc nhiên hỏi:
- Ủa Mùa, chân bị sao vậy?
Tôi cười trừ:
- Em bất cẩn để bị phỏng á mà.
Chị Liễu nhìn tôi kiểu dò xét, chị nói:
- Em nói thiệt không... hôm qua chị thấy hết chứ không phải không thấy đâu nghen. Chị tưởng là nước không có trúng em chứ nếu chị biết trúng em là chị nói với chú Bảy đi hái thuốc ngâm cho em rồi.
Dì Tư đi tới gần, dì cau mày, hỏi:
- Cái vụ gì? Trúng nước gì?
Nghe dì Tư hỏi, chị Liễu nhìn hết nhìn dì rồi lại nhìn sang tôi, chị lúng túng hỏi:
- Mùa... em không có nói cho dì Tư nghe hả?
Tôi ngập ngừng:
- Thì em... em thấy chuyện cũng không đáng nên...
Dì Tư quát lớn:
- Chuyện gì? Chuyện gì mà đáng với không đáng? Liễu... mày kể tao nghe coi.
Biết là không giấu được dì Tư với mọi người, tôi mới đành khai thật tất cả. Nghe xong, dì Tư nhìn tôi kiểu thương xót, dì thở dài nói:
- Mày xui quá vậy con... tao muốn bênh mày mà không biết bênh làm sao.
Tôi cười trừ:
- Bênh gì dì Tư ơi, người ta có tiền muốn nói sao thì nói, con ráng làm đủ tháng rồi cũng đi, gây chuyện chi cho mệt.
Chị Hồng cũng thở dài vỗ vỗ lên tay tôi:
- Đau vậy sao không nói, biết là không giúp được gì cho em nhưng buồn thì kiếm chị với dì Tư tâm sự... để trong lòng chi.
Tôi rũ mắt, giọng nhạt tuếch:
- Thôi, chuyện nhỏ xíu mà, em thấy cũng bình thường nên cũng không biết nói gì. Ở đây mọi người thương em vậy là em thấy vui rồi, thiệt đó.
Mấy người bọn tôi nhìn nhau nở nụ cười buồn bã khó nhọc, cùng là phận làm công tôi tớ như nhau nên chắc hẳn là mọi người hiểu được nỗi lòng của nhau lắm. Nghèo mà, nghèo hay bị người ta chà đạp rồi đem đồng tiền ra áp đặt lắm. Có đôi chuyện mình biết là mình oan nhưng để giữ lại công chuyện làm ăn mình bắt buộc phải ngậm ngùi chịu đựng. Lớn rồi, không phải cái gì không thích hay bị oan cũng có thể khóc lóc than vãn được đâu, cố mà chịu vậy.
Sau chuyện đó, mợ Tư Diệp tỏ ra có chút lo lắng cho tôi nhưng tôi cương quyết không nhận sự quan tâm của mợ. Tôi không biết liệu mợ Diệp có từng nghĩ oan cho tôi hay không nhưng cái cách mợ đồng thỏa với cô Thuỳ, tôi thật sự không thông cảm được. Nếu là tôi, tôi sẽ không hồ đồ như vậy, và tôi, tôi cũng không để người khác mượn tay mình hại người như là mợ Diệp đâu. Mợ Diệp hiền nhưng sự hiền lành của mợ lại vô tình làm tổn thương tới người khác. So với việc bị phỏng thì việc bị mợ nghi ngờ mới là việc làm tôi buồn lòng nhất.
Về phần cô Diệp, cô ấy tỏ ra vô cùng bình thường, cứ như là chưa từng có chuyện gì xảy ra vậy. Vẫn hằng ngày ở lại nhà họ Quý ăn uống sinh hoạt vui chơi như bình thường, cậu Tư, cậu Ba với bà chủ đều không biết chuyện ngoài vườn ngày hôm đó. Chỉ có con Hạ là vênh mặt lên với tôi thôi, mà nó càng vênh thì tôi càng coi thường, là chủ cả thì tôi còn nể chứ là một con chốt thí sai đâu đánh đó như nó thì tôi sợ gì.
Sau chuyện đó, tôi tự động biết giữ khoảng cách với cậu chủ trong nhà, ngoài những khi có chuyện cần phải hỏi ra, tôi sẽ không đến gần chủ cả.
.......................
Sáng sớm như thường khi, tôi dậy sớm quét sân, bữa nay cậu Tư cũng dậy tập thể dục, thấy cậu, tôi gật đầu chào rồi lảng đi vào trong. Vừa đi được mấy bữa, tôi đã nghe giọng cậu gọi lại:
- Mùa... mấy bữa nay bệnh hả?
Nghe cậu hỏi, tôi mới xoay người lại nhìn, tôi hơi cúi mặt trả lời:
- Dạ... bị bệnh vặt cậu.
Cậu Tư đi tới gần tôi, cậu hỏi:
- Mệt quá thì nói dì Tư đưa đi khám... à hay là để lát cậu chở đi luôn, cậu đưa mợ đi khám thai tiện đường chở em đi cùng.
Tôi nhìn cậu, lắc đầu:
- Dạ thôi cậu, em trúng gió mà cậu, đâu có nặng đâu mà đi bệnh viện.
- Ừ... mà chân em bị sao vậy?
Nghe cậu hỏi tới chân, tôi liền rụt chân về sau, tôi đánh trống lảng:
- À em không để ý bị phỏng á mà cậu... thôi cậu tập thể dục đi nha, em vô nấu nước pha trà cho bà.
- Ờ.
Nói rồi tôi quay người đi thật nhanh vào trong, mới đi tới cửa đã gặp ngay cậu Ba đứng khoanh tay dựa vào tường đợi sẵn. Thấy cậu, tôi có hơi giật mình nhưng miệng vẫn thức thời chào hỏi:
- Cậu Ba.
Cậu Ba gật đầu, cậu nhàn nhạt nói:
- Ừ, chào buổi sáng cô... nghe nói... con chó của cô chết rồi hả?
- Dạ cậu.
- Sao chết vậy?
Tôi mím môi:
- Bị người ta đánh chết.
Cậu Ba cau mày, cậu hỏi:
- Ai đánh?
Tôi lắc đầu:
- Không biết cậu.
Nhất thời cả hai bọn tôi đều im lặng, cậu nhìn tôi, tôi nhìn sang hướng khác, mãi lát sau, tôi mới nghe cậu cất giọng:
- Hèn chi... tôi không thấy cô xích nó ở gốc mận nữa.
- Dạ, chuyện cũng qua rồi, chó cũng chết rồi, cậu đừng để tâm chi cho mệt. Thôi em vô trong làm công chuyện, cậu cần gì thì kêu em một tiếng.
Thấy tôi đi vô trong, cậu Ba liền kêu tôi lại:
- Khoan đã, chân cô sao vậy? Sao đi cà nhắc?
Hai cái thằng cha này, sao mà tinh mắt quá vậy trời?
Tôi trả lời cho qua:
- Chân em lâu lâu nó tê nên đi cà nhắc, lát nữa hết à... nè, hết rồi nè cậu... cái tật em nó vậy á.
Cậu Ba chau mày nhìn tôi, mắt cậu dán chặt dưới chân tôi, giọng dò hỏi:
- Sao tôi thấy nó đỏ... bộ cô bị thương hả?
Tôi rụt chân về rồi nhanh nhảu nói:
- Thương gì đâu cậu, chân em nó vậy mà... thôi em vô trong làm công chuyện, sắp tới bữa sáng rồi cậu.
Cậu Ba chưa kịp ừ thì tôi đã đi nhanh vào trong, thiệt tình sáng này dậy không coi giờ hay sao á, mở đầu ngày mới đã gặp hai ông chú tinh mắt. Biết là hai cậu đang quan tâm tới sức khỏe của tôi nhưng tôi lại không muốn bị người ta hiểu lầm... Haiz, làm ô sin cũng không dễ dàng chút nào nhỉ?
Qua bữa sáng, đang ngồi rửa rau nấu cơm thì cậu Ba từ đâu đi xuống, cậu lấy chân đá đá vào lưng tôi, đợi tôi quay sang nhìn thấy cậu, cậu liền nói:
- Đứng dậy đi theo tôi qua nhà ông nội.
Tôi trố mắt lên nhìn cậu:
- Dạ?
Cậu liếc mắt:
- Tôi đem cho ông nội ít đồ mà không thích đi xe, xách tay thì mỏi... cô đi theo xách đồ dùm tôi... nhanh đi.
- Bây giờ luôn hả cậu, em đang nấu cơm...
- Để cho dì Tư nấu, đi nhanh không trễ việc của tôi.
- Ơ dạ... dạ.
Cậu Ba vừa đi, tôi cũng vừa thấy con Hạ chạy lên nhà trước, ui chà, chắc là đi rình méc nữa chứ không đâu... mệt ghê!
Tôi chạy vào phòng lấy áo khoác rồi lấy nón để đi theo cậu, tầm này nắng vỡ đầu, đi bang bang ngoài đường có mà điên. Đợi mấy phút sau, cậu Ba đi từ trong nhà ra, trên tay xách theo túi đồ. Đi tới chỗ tôi, cậu giao hết túi đồ cho tôi rồi ra lệnh:
- Đi, cô đi trước tôi đi theo sau.
- Dạ.
Cứ thế một nam một nữ, một trước một sau đi dọc theo con đường dài để tới nhà ông Năm. Suốt đường đi, tôi với cậu cũng không có nói chuyện gì với nhau, lắm lúc tôi liếc mắt nhìn về phía sau thì thấy cậu đang vừa đi vừa tận hưởng cảnh sông nước. Bộ dáng thong dong, hai tay chắp sau mông, miệng ngâm nga hát trông yêu đời lắm. Có khi còn dừng lại chào hỏi bà con đang trồng cây làm ruộng, cứ giống y như ông hội đồng đi thăm đất ruộng vậy. Còn tôi, tôi đúng chất một con sen, tay xách túi nặng giữa trời nắng y như con trâu đang cày ruộng. Lắm lúc tôi còn thở phì phò, hai mắt muốn trợn trắng lên vì mệt, chả nhẽ ngã ra bất tỉnh luôn cho khỏe chứ...
Đi tới nhà ông Năm, đưa đồ rồi chào hỏi ông xong, tôi với cậu tiếp tục đi bộ về. Lần này ông Năm đưa cho tôi cây dù, mục đích là che cho cháu đích tôn của ông đỡ chịu nắng. Vãi thật, đàn ông đàn ang mà để con gái che ô che dù cho, còn gì là nam nhi đại trượng phu nữa?
Lúc đi thì tôi đi trước nên dễ đi, giờ lại đi song song che dù cho cậu, chân tôi đau nên có đi nhanh cũng theo không kịp bước chân của cậu. Thấy tôi có vẻ đi chậm, cậu mở khăn rằn ra nhìn tôi, giọng trách móc:
- Đi chậm vậy? Mệt hả?
Tôi gật gật:
- Em mệt quá cậu Ba ơi... nghỉ chút được không cậu?
Thấy tôi mệt thiệt, cậu mới chỉ tay vào góc cây to bên đường, cậu nói:
- Đằng kia có nước mía, lại kêu hai ly đi, tôi cũng khát rồi.
- Dạ.
Tôi đi nhanh tới chỗ quán nước, kêu hai ly nước mía ra, không đợi cậu uống trước tôi đã hút một phát nửa ly. Thấy tôi gấp gáp uống lấy uống để, cậu cằn nhằn:
- Cô chết khát hả? Đi có chút làm gì mệt dữ vậy?
Tôi nuốt nước bọt, làu bàu:
- Cậu thử vừa đi vừa xách đồ như em đi rồi cậu biết, sức em con gái... bì làm sao với cậu được.
Cậu Ba cau mày:
- Đó là do cô không thường xuyên tập thể dục, trông cô cũng đâu tới nỗi yếu ớt mà mới đi có chút đã rên rồi.
- Chân em đau... đi không mạnh dạng đâu cậu.
- Đau thế nào? Bị trật khớp hả?
Tôi lắc đầu, tự giác rụt chân về:
- Không phải, bị đau vậy thôi chứ không có trật khớp.
Cậu Ba nhìn tôi, ánh mắt dò xét:
- Chứ không phải bị phỏng hả?
Nghe cậu hỏi, tôi có chút chột dạ, chối quanh:
- Đâu có, đâu phải đâu cậu...
Cậu Ba cúi xuống nhìn chân tôi, cậu cười nhạt:
- Tôi nhìn là biết... cô sao phải chối với tôi, phỏng thì cứ nói là phỏng... tôi nghe cô nói chuyện với thằng Luân rồi. Tôi thấy cô giống như đang giấu diếm gì đó thì phải? Chuyện gì?
Tôi lắc lắc đầu, cười trừ:
- Em có giấu diếm gì đâu cậu, cậu đa nghi quá đó mà.
- Cô giấu cũng được, tôi đi hỏi dì Tư là được chứ gì.
Thấy cậu đứng dậy định đi, tôi liền kéo tay giữ cậu lại, tôi nhìn cậu, nói gấp:
- Cậu... cậu đừng có hỏi làm gì... để em nói cậu nghe...
Cậu Ba ngồi xuống, cậu nhướn mày ra hiệu cho tôi nói. Biết là giấu không được, tôi đành khai báo thật thà hết mọi chuyện, cũng không quên giàu bớt đi vài chi tiết nặng nề. Nghe xong, cậu Ba cau mày nhìn tôi, thần sắc có hơi không vui. Sợ là cậu làm cho lớn chuyện, tôi liền khuyên ngăn:
- Cậu Ba... em thấy chuyện cũng không có gì, cậu đừng hỏi cô Thuỳ hay mợ Tư mắc công lớn chuyện...
Cậu Ba nhìn tôi, cậu làu bàu:
- Tôi biết là kiểu gì Thuỳ nó cũng làm ra chuyện nhảm nhí mà.
- Nhưng chuyện cũng xong rồi, giải tán rồi mà cậu...
- Thì chứ tôi có nói gì đâu, tôi hỏi cho biết chứ đã định làm gì đâu mà cô lo. Hay là cô đang nghĩ tôi sẽ lấy lại công bằng cho cô?
Ơ, tôi có đang nghĩ vậy không nhỉ? Hình như là có một chút... à không nhiều chút...
Cậu Ba nhìn tôi cười, ý tứ hơi đểu:
- Tôi không rảnh để đi bênh cô đâu, tôi đang muốn kiếm cớ tống cổ nhỏ Thuỳ đi thôi. Cô đối với tôi... không là gì hết, đừng nghĩ nhiều.
Đúng rồi, tôi với cậu Ba... có là gì đâu. Ủa tôi biết mà, bộ cậu tưởng tôi muốn có gì với cậu lắm hả? Cậu bị ngáo rồi cậu Ba, làm như ai cũng thèm cậu như cô Thuỳ không bằng... gớm!
Nghĩ là nghĩ vậy thôi chứ tôi không dám nói ra, nói ra cậu đuổi tôi luôn rồi sao... nên thôi. Uống hết ly nước mía, cậu bắt tôi trả tiền rồi mới đi về. Mẹ kiếp, có hai ly nước mía cũng bắt tôi trả, đã nghèo rồi mà còn bị hành nữa... tức ghê.
Về tới nhà, tôi trót lọt không bị ai quấy rầy như lần trước. Qua ngày hôm sau, đang lúi húi làm cỏ trong vườn, cậu Ba từ đâu lù lù đi tới, cậu quăng vào người tôi một túi đen, cậu nhàn nhạt nói:
- Thuốc bôi trị phỏng, hàng xách tay đem về, tốt hơn hàng bán ngoài tiệm thuốc nhiều. Có lọ thuốc uống trị phỏng với lại... cây son... đang có khuyến mãi mua 2 tặng 1 nên tôi lấy luôn.
Tôi mở túi ra xem, đúng thiệt là có hai lọ thuốc với một cây son...
Ý trời! Son MAC màu đỏ gạch... cây này mắc lắm... phải 4,5 trăm ngàn một cây đó trời!
Thấy đắc quá, tôi không dám nhận:
- Cậu... mấy cái này mắc lắm cậu... em không có tiền trả lại cho cậu đâu.
Cậu Ba liếc mắt nhìn tôi:
- Ai cần cô trả, tôi là tôi trả công cho cô hồi bữa xách đồ dùm cho tôi. Con người tôi không muốn mắc nợ ai cái gì hết, cô làm công cho nhà tôi là khác, tôi nhờ cô là khác nữa. Tôi cho cô, cô muốn giữ xài thì giữ, không giữ thì bỏ đi, tôi không quan tâm.
Nói xong, cậu quay người đi vào trong, để mặc tôi ngồi ngơ ngác với túi đồ trong tay. Tôi hết nhìn bóng lưng cậu rồi lại nhìn xuống túi đồ, cái này... tôi nhận thì cũng không sao đúng không nhỉ?
Cậu Ba có nói trả công cho tôi, mà nếu đã là trả công thì tôi cứ nhận thôi. Đâu phải tự dưng cậu cho đâu mà ngại, hôm bữa tôi xách đồ muốn ngã ngang ra xỉu ngoài đường luôn chứ bộ. Thôi đi, của cho mà, không lấy thì uổng, hi hi.
Cả đêm tôi trằn trọc không ngủ được vì đau, đến sáng ra chị Hồng mới phát hiện hai chân tôi đỏ rần bỏng rộp. Dì Tư biết tôi bị phỏng, dì tức tốc chạy ra hiệu thuốc mua thuốc bôi với lại thuốc uống. Chú làm vườn thì hái cho tôi mấy loại thuốc ngâm, ngâm cho mau lành lại. Đặt cái thau nước ngâm dưới đất, chị Hồng ngồi dưới giúp tôi rửa chân, chị cằn nhằn:
- Phải hôm qua chị biết thì bữa nay chân em nó không rộp lên vậy rồi. Mốt có cái gì thì nói, chị em ở chung không à, em ngại cái gì.
Tôi gải gải đầu, cười hề hề:
- Em tưởng là phỏng nhẹ chứ đâu nghĩ nó rộp lên dữ vậy đâu.
Dì Tư liếc ngang liếc dọc nhìn tôi:
- Con gái có nước da, mày ẩu tả đi rồi mốt hối hận không kịp. Con Hồng nó nói đúng đó, có gì mày phải nói, để chết đi rồi báo tao nữa.
Nói rồi, dì đi tới gần tôi, chỉ vào thau nước:
- Thêm cho nó mấy cục đá đi Hồng.
- Dạ.
Thấy chị Hồng với dì Tư lo lắng cho tôi mà tôi thấy an ủi được phần nào. Cũng may, tôi ở đây vẫn còn có bọn họ...
Chị Liễu từ xa đi vào, thấy tôi ngâm chân trong thau nước, chị cau mày ngạc nhiên hỏi:
- Ủa Mùa, chân bị sao vậy?
Tôi cười trừ:
- Em bất cẩn để bị phỏng á mà.
Chị Liễu nhìn tôi kiểu dò xét, chị nói:
- Em nói thiệt không... hôm qua chị thấy hết chứ không phải không thấy đâu nghen. Chị tưởng là nước không có trúng em chứ nếu chị biết trúng em là chị nói với chú Bảy đi hái thuốc ngâm cho em rồi.
Dì Tư đi tới gần, dì cau mày, hỏi:
- Cái vụ gì? Trúng nước gì?
Nghe dì Tư hỏi, chị Liễu nhìn hết nhìn dì rồi lại nhìn sang tôi, chị lúng túng hỏi:
- Mùa... em không có nói cho dì Tư nghe hả?
Tôi ngập ngừng:
- Thì em... em thấy chuyện cũng không đáng nên...
Dì Tư quát lớn:
- Chuyện gì? Chuyện gì mà đáng với không đáng? Liễu... mày kể tao nghe coi.
Biết là không giấu được dì Tư với mọi người, tôi mới đành khai thật tất cả. Nghe xong, dì Tư nhìn tôi kiểu thương xót, dì thở dài nói:
- Mày xui quá vậy con... tao muốn bênh mày mà không biết bênh làm sao.
Tôi cười trừ:
- Bênh gì dì Tư ơi, người ta có tiền muốn nói sao thì nói, con ráng làm đủ tháng rồi cũng đi, gây chuyện chi cho mệt.
Chị Hồng cũng thở dài vỗ vỗ lên tay tôi:
- Đau vậy sao không nói, biết là không giúp được gì cho em nhưng buồn thì kiếm chị với dì Tư tâm sự... để trong lòng chi.
Tôi rũ mắt, giọng nhạt tuếch:
- Thôi, chuyện nhỏ xíu mà, em thấy cũng bình thường nên cũng không biết nói gì. Ở đây mọi người thương em vậy là em thấy vui rồi, thiệt đó.
Mấy người bọn tôi nhìn nhau nở nụ cười buồn bã khó nhọc, cùng là phận làm công tôi tớ như nhau nên chắc hẳn là mọi người hiểu được nỗi lòng của nhau lắm. Nghèo mà, nghèo hay bị người ta chà đạp rồi đem đồng tiền ra áp đặt lắm. Có đôi chuyện mình biết là mình oan nhưng để giữ lại công chuyện làm ăn mình bắt buộc phải ngậm ngùi chịu đựng. Lớn rồi, không phải cái gì không thích hay bị oan cũng có thể khóc lóc than vãn được đâu, cố mà chịu vậy.
Sau chuyện đó, mợ Tư Diệp tỏ ra có chút lo lắng cho tôi nhưng tôi cương quyết không nhận sự quan tâm của mợ. Tôi không biết liệu mợ Diệp có từng nghĩ oan cho tôi hay không nhưng cái cách mợ đồng thỏa với cô Thuỳ, tôi thật sự không thông cảm được. Nếu là tôi, tôi sẽ không hồ đồ như vậy, và tôi, tôi cũng không để người khác mượn tay mình hại người như là mợ Diệp đâu. Mợ Diệp hiền nhưng sự hiền lành của mợ lại vô tình làm tổn thương tới người khác. So với việc bị phỏng thì việc bị mợ nghi ngờ mới là việc làm tôi buồn lòng nhất.
Về phần cô Diệp, cô ấy tỏ ra vô cùng bình thường, cứ như là chưa từng có chuyện gì xảy ra vậy. Vẫn hằng ngày ở lại nhà họ Quý ăn uống sinh hoạt vui chơi như bình thường, cậu Tư, cậu Ba với bà chủ đều không biết chuyện ngoài vườn ngày hôm đó. Chỉ có con Hạ là vênh mặt lên với tôi thôi, mà nó càng vênh thì tôi càng coi thường, là chủ cả thì tôi còn nể chứ là một con chốt thí sai đâu đánh đó như nó thì tôi sợ gì.
Sau chuyện đó, tôi tự động biết giữ khoảng cách với cậu chủ trong nhà, ngoài những khi có chuyện cần phải hỏi ra, tôi sẽ không đến gần chủ cả.
.......................
Sáng sớm như thường khi, tôi dậy sớm quét sân, bữa nay cậu Tư cũng dậy tập thể dục, thấy cậu, tôi gật đầu chào rồi lảng đi vào trong. Vừa đi được mấy bữa, tôi đã nghe giọng cậu gọi lại:
- Mùa... mấy bữa nay bệnh hả?
Nghe cậu hỏi, tôi mới xoay người lại nhìn, tôi hơi cúi mặt trả lời:
- Dạ... bị bệnh vặt cậu.
Cậu Tư đi tới gần tôi, cậu hỏi:
- Mệt quá thì nói dì Tư đưa đi khám... à hay là để lát cậu chở đi luôn, cậu đưa mợ đi khám thai tiện đường chở em đi cùng.
Tôi nhìn cậu, lắc đầu:
- Dạ thôi cậu, em trúng gió mà cậu, đâu có nặng đâu mà đi bệnh viện.
- Ừ... mà chân em bị sao vậy?
Nghe cậu hỏi tới chân, tôi liền rụt chân về sau, tôi đánh trống lảng:
- À em không để ý bị phỏng á mà cậu... thôi cậu tập thể dục đi nha, em vô nấu nước pha trà cho bà.
- Ờ.
Nói rồi tôi quay người đi thật nhanh vào trong, mới đi tới cửa đã gặp ngay cậu Ba đứng khoanh tay dựa vào tường đợi sẵn. Thấy cậu, tôi có hơi giật mình nhưng miệng vẫn thức thời chào hỏi:
- Cậu Ba.
Cậu Ba gật đầu, cậu nhàn nhạt nói:
- Ừ, chào buổi sáng cô... nghe nói... con chó của cô chết rồi hả?
- Dạ cậu.
- Sao chết vậy?
Tôi mím môi:
- Bị người ta đánh chết.
Cậu Ba cau mày, cậu hỏi:
- Ai đánh?
Tôi lắc đầu:
- Không biết cậu.
Nhất thời cả hai bọn tôi đều im lặng, cậu nhìn tôi, tôi nhìn sang hướng khác, mãi lát sau, tôi mới nghe cậu cất giọng:
- Hèn chi... tôi không thấy cô xích nó ở gốc mận nữa.
- Dạ, chuyện cũng qua rồi, chó cũng chết rồi, cậu đừng để tâm chi cho mệt. Thôi em vô trong làm công chuyện, cậu cần gì thì kêu em một tiếng.
Thấy tôi đi vô trong, cậu Ba liền kêu tôi lại:
- Khoan đã, chân cô sao vậy? Sao đi cà nhắc?
Hai cái thằng cha này, sao mà tinh mắt quá vậy trời?
Tôi trả lời cho qua:
- Chân em lâu lâu nó tê nên đi cà nhắc, lát nữa hết à... nè, hết rồi nè cậu... cái tật em nó vậy á.
Cậu Ba chau mày nhìn tôi, mắt cậu dán chặt dưới chân tôi, giọng dò hỏi:
- Sao tôi thấy nó đỏ... bộ cô bị thương hả?
Tôi rụt chân về rồi nhanh nhảu nói:
- Thương gì đâu cậu, chân em nó vậy mà... thôi em vô trong làm công chuyện, sắp tới bữa sáng rồi cậu.
Cậu Ba chưa kịp ừ thì tôi đã đi nhanh vào trong, thiệt tình sáng này dậy không coi giờ hay sao á, mở đầu ngày mới đã gặp hai ông chú tinh mắt. Biết là hai cậu đang quan tâm tới sức khỏe của tôi nhưng tôi lại không muốn bị người ta hiểu lầm... Haiz, làm ô sin cũng không dễ dàng chút nào nhỉ?
Qua bữa sáng, đang ngồi rửa rau nấu cơm thì cậu Ba từ đâu đi xuống, cậu lấy chân đá đá vào lưng tôi, đợi tôi quay sang nhìn thấy cậu, cậu liền nói:
- Đứng dậy đi theo tôi qua nhà ông nội.
Tôi trố mắt lên nhìn cậu:
- Dạ?
Cậu liếc mắt:
- Tôi đem cho ông nội ít đồ mà không thích đi xe, xách tay thì mỏi... cô đi theo xách đồ dùm tôi... nhanh đi.
- Bây giờ luôn hả cậu, em đang nấu cơm...
- Để cho dì Tư nấu, đi nhanh không trễ việc của tôi.
- Ơ dạ... dạ.
Cậu Ba vừa đi, tôi cũng vừa thấy con Hạ chạy lên nhà trước, ui chà, chắc là đi rình méc nữa chứ không đâu... mệt ghê!
Tôi chạy vào phòng lấy áo khoác rồi lấy nón để đi theo cậu, tầm này nắng vỡ đầu, đi bang bang ngoài đường có mà điên. Đợi mấy phút sau, cậu Ba đi từ trong nhà ra, trên tay xách theo túi đồ. Đi tới chỗ tôi, cậu giao hết túi đồ cho tôi rồi ra lệnh:
- Đi, cô đi trước tôi đi theo sau.
- Dạ.
Cứ thế một nam một nữ, một trước một sau đi dọc theo con đường dài để tới nhà ông Năm. Suốt đường đi, tôi với cậu cũng không có nói chuyện gì với nhau, lắm lúc tôi liếc mắt nhìn về phía sau thì thấy cậu đang vừa đi vừa tận hưởng cảnh sông nước. Bộ dáng thong dong, hai tay chắp sau mông, miệng ngâm nga hát trông yêu đời lắm. Có khi còn dừng lại chào hỏi bà con đang trồng cây làm ruộng, cứ giống y như ông hội đồng đi thăm đất ruộng vậy. Còn tôi, tôi đúng chất một con sen, tay xách túi nặng giữa trời nắng y như con trâu đang cày ruộng. Lắm lúc tôi còn thở phì phò, hai mắt muốn trợn trắng lên vì mệt, chả nhẽ ngã ra bất tỉnh luôn cho khỏe chứ...
Đi tới nhà ông Năm, đưa đồ rồi chào hỏi ông xong, tôi với cậu tiếp tục đi bộ về. Lần này ông Năm đưa cho tôi cây dù, mục đích là che cho cháu đích tôn của ông đỡ chịu nắng. Vãi thật, đàn ông đàn ang mà để con gái che ô che dù cho, còn gì là nam nhi đại trượng phu nữa?
Lúc đi thì tôi đi trước nên dễ đi, giờ lại đi song song che dù cho cậu, chân tôi đau nên có đi nhanh cũng theo không kịp bước chân của cậu. Thấy tôi có vẻ đi chậm, cậu mở khăn rằn ra nhìn tôi, giọng trách móc:
- Đi chậm vậy? Mệt hả?
Tôi gật gật:
- Em mệt quá cậu Ba ơi... nghỉ chút được không cậu?
Thấy tôi mệt thiệt, cậu mới chỉ tay vào góc cây to bên đường, cậu nói:
- Đằng kia có nước mía, lại kêu hai ly đi, tôi cũng khát rồi.
- Dạ.
Tôi đi nhanh tới chỗ quán nước, kêu hai ly nước mía ra, không đợi cậu uống trước tôi đã hút một phát nửa ly. Thấy tôi gấp gáp uống lấy uống để, cậu cằn nhằn:
- Cô chết khát hả? Đi có chút làm gì mệt dữ vậy?
Tôi nuốt nước bọt, làu bàu:
- Cậu thử vừa đi vừa xách đồ như em đi rồi cậu biết, sức em con gái... bì làm sao với cậu được.
Cậu Ba cau mày:
- Đó là do cô không thường xuyên tập thể dục, trông cô cũng đâu tới nỗi yếu ớt mà mới đi có chút đã rên rồi.
- Chân em đau... đi không mạnh dạng đâu cậu.
- Đau thế nào? Bị trật khớp hả?
Tôi lắc đầu, tự giác rụt chân về:
- Không phải, bị đau vậy thôi chứ không có trật khớp.
Cậu Ba nhìn tôi, ánh mắt dò xét:
- Chứ không phải bị phỏng hả?
Nghe cậu hỏi, tôi có chút chột dạ, chối quanh:
- Đâu có, đâu phải đâu cậu...
Cậu Ba cúi xuống nhìn chân tôi, cậu cười nhạt:
- Tôi nhìn là biết... cô sao phải chối với tôi, phỏng thì cứ nói là phỏng... tôi nghe cô nói chuyện với thằng Luân rồi. Tôi thấy cô giống như đang giấu diếm gì đó thì phải? Chuyện gì?
Tôi lắc lắc đầu, cười trừ:
- Em có giấu diếm gì đâu cậu, cậu đa nghi quá đó mà.
- Cô giấu cũng được, tôi đi hỏi dì Tư là được chứ gì.
Thấy cậu đứng dậy định đi, tôi liền kéo tay giữ cậu lại, tôi nhìn cậu, nói gấp:
- Cậu... cậu đừng có hỏi làm gì... để em nói cậu nghe...
Cậu Ba ngồi xuống, cậu nhướn mày ra hiệu cho tôi nói. Biết là giấu không được, tôi đành khai báo thật thà hết mọi chuyện, cũng không quên giàu bớt đi vài chi tiết nặng nề. Nghe xong, cậu Ba cau mày nhìn tôi, thần sắc có hơi không vui. Sợ là cậu làm cho lớn chuyện, tôi liền khuyên ngăn:
- Cậu Ba... em thấy chuyện cũng không có gì, cậu đừng hỏi cô Thuỳ hay mợ Tư mắc công lớn chuyện...
Cậu Ba nhìn tôi, cậu làu bàu:
- Tôi biết là kiểu gì Thuỳ nó cũng làm ra chuyện nhảm nhí mà.
- Nhưng chuyện cũng xong rồi, giải tán rồi mà cậu...
- Thì chứ tôi có nói gì đâu, tôi hỏi cho biết chứ đã định làm gì đâu mà cô lo. Hay là cô đang nghĩ tôi sẽ lấy lại công bằng cho cô?
Ơ, tôi có đang nghĩ vậy không nhỉ? Hình như là có một chút... à không nhiều chút...
Cậu Ba nhìn tôi cười, ý tứ hơi đểu:
- Tôi không rảnh để đi bênh cô đâu, tôi đang muốn kiếm cớ tống cổ nhỏ Thuỳ đi thôi. Cô đối với tôi... không là gì hết, đừng nghĩ nhiều.
Đúng rồi, tôi với cậu Ba... có là gì đâu. Ủa tôi biết mà, bộ cậu tưởng tôi muốn có gì với cậu lắm hả? Cậu bị ngáo rồi cậu Ba, làm như ai cũng thèm cậu như cô Thuỳ không bằng... gớm!
Nghĩ là nghĩ vậy thôi chứ tôi không dám nói ra, nói ra cậu đuổi tôi luôn rồi sao... nên thôi. Uống hết ly nước mía, cậu bắt tôi trả tiền rồi mới đi về. Mẹ kiếp, có hai ly nước mía cũng bắt tôi trả, đã nghèo rồi mà còn bị hành nữa... tức ghê.
Về tới nhà, tôi trót lọt không bị ai quấy rầy như lần trước. Qua ngày hôm sau, đang lúi húi làm cỏ trong vườn, cậu Ba từ đâu lù lù đi tới, cậu quăng vào người tôi một túi đen, cậu nhàn nhạt nói:
- Thuốc bôi trị phỏng, hàng xách tay đem về, tốt hơn hàng bán ngoài tiệm thuốc nhiều. Có lọ thuốc uống trị phỏng với lại... cây son... đang có khuyến mãi mua 2 tặng 1 nên tôi lấy luôn.
Tôi mở túi ra xem, đúng thiệt là có hai lọ thuốc với một cây son...
Ý trời! Son MAC màu đỏ gạch... cây này mắc lắm... phải 4,5 trăm ngàn một cây đó trời!
Thấy đắc quá, tôi không dám nhận:
- Cậu... mấy cái này mắc lắm cậu... em không có tiền trả lại cho cậu đâu.
Cậu Ba liếc mắt nhìn tôi:
- Ai cần cô trả, tôi là tôi trả công cho cô hồi bữa xách đồ dùm cho tôi. Con người tôi không muốn mắc nợ ai cái gì hết, cô làm công cho nhà tôi là khác, tôi nhờ cô là khác nữa. Tôi cho cô, cô muốn giữ xài thì giữ, không giữ thì bỏ đi, tôi không quan tâm.
Nói xong, cậu quay người đi vào trong, để mặc tôi ngồi ngơ ngác với túi đồ trong tay. Tôi hết nhìn bóng lưng cậu rồi lại nhìn xuống túi đồ, cái này... tôi nhận thì cũng không sao đúng không nhỉ?
Cậu Ba có nói trả công cho tôi, mà nếu đã là trả công thì tôi cứ nhận thôi. Đâu phải tự dưng cậu cho đâu mà ngại, hôm bữa tôi xách đồ muốn ngã ngang ra xỉu ngoài đường luôn chứ bộ. Thôi đi, của cho mà, không lấy thì uổng, hi hi.