-
Chương 19: C19: Chương 19
Trước khi xuất phát đến ngoại ô, Thang Yểu quay về trường.
Cô chào bạn cùng phòng, lấy quần áo và tài liệu ôn thi bỏ vào cặp sách.
Lại mang cặp sách đến gặp Văn Bách Linh và Phí Dục Chi, cô lịch sự hỏi họ muốn ngồi đâu.
Phí Dục Chi cố tình trêu chọc cô: "Em ngồi ghế phụ đi, anh và Bách Linh sẽ ngồi ghế sau."
Thang Yểu thật thà đồng ý, mở cửa ghế phụ định ngồi vào, nhưng Phí Dục Chi túm lấy cặp sách của cô kéo ra.
Đã quen đùa giỡn với đàn ông con trai, lần này Phí Dục Chi không kiểm soát lực kéo của mình, làm Thang Yểu lảo đảo, bị Văn Bách Linh đá một cái.
"Không phải chứ, hai người..."
Đôi lúc Phí Dục Chi cũng không thật sự hiểu mối quan hệ giữa Văn Bách Linh và Thang Yểu, chỉ là những cảm xúc mơ mơ hồ hồ, vào xe cũng có thể không ngồi với nhau mà.
Như lúc này, Thang Yểu đang ngồi ở ghế sau nhưng lại đặt cặp sách to tướng giữa hàng ghế, như phân định ranh giới Hán – Sở, cặp nằm ngay giữa cô và Văn Bách Linh.
Không hiểu được, thật sự không hiểu được.
Chuyến đi kéo dài hai tiếng, tương đối lâu.
Phí Dục Chi nói không ngừng, từ lúc vào xe đã trò chuyện với tài xế, thỉnh thoảng còn ngân nga vài câu hát.
Đang ngân nga thì bị chọc hai cái vào vai, lực rất nhẹ, không thô bạo như con mèo Maine Coon mà em gái anh nuôi.
Phí Dục Chi quay đầu, Thang Yểu rút ngón tay về, áy náy cười với anh ta.
Nhưng cô cũng ngại nói thêm, chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở: "Văn Bách Linh ngủ rồi."
"...À, anh im lặng ngay đây."
Chỉ nhịn được năm phút, "nói nhảm nhiều quá" lại quên mất lời hứa, còn than thở về bồn cây dọc đường đi: "Không biết ai quy hoạch khu vực này, đúng là biết cách tra tấn người khác, xấu không chịu nổi đúng không?"
Anh ta nói rất lớn giọng.
Thang Yểu ngồi sau Phí Dục Chi, hít một hơi, giận đến mức suýt chút nữa phồng môi trợn má như cá nóc, nghiến răng nghiến lợi, cực kỳ muốn đánh vào đầu Phí Dục Chi.
Văn Bách Linh tỉnh giấc vừa lúc nhìn thấy cảnh này.
Thật đáng yêu.
Anh cười khẽ: "Để yên cho cậu ấy đi, cậu ấy mà không nói sẽ bị nghẹn chết đấy."
"Anh không ngủ à?"
"Không ngủ nữa, nói chuyện với em."
Cuối cùng, người ngủ trên xe là Thang Yểu.
Cô ngủ hết nửa quãng đường, khi nghe có người gọi tên thì đã đến nơi. Tài xế và Phí Dục Chi đứng cách xe khoảng mười mét, nói chuyện với ai đó, chỉ còn Văn Bách Linh bên cạnh cô.
Văn Bách Linh hết sức tự nhiên, đưa tay vuốt ve gò má cô bị mặt trời chiếu rọi đến ửng hồng, nói khẽ: "Dậy đi em, đến nơi rồi."
Đó là thời điểm ánh nắng đẹp nhất vào buổi chiều, Văn Bách Linh kéo Thang Yểu ra khỏi xe.
Khi thấy cảnh tượng trước mắt mình, cô kinh ngạc.
Nơi này không khác gì thiên đường hạ giới.
Đó là mùa hoa đào nở, cành cây phủ màu một hồng nhạt, trời xanh mây trắng in bóng xuống mặt hồ gợn sóng, vài con ngựa trắng đi dạo bên dòng nước...
"Chà, Thang Yểu dậy rồi à?"
Phí Dục Chi nói đây là thế giới nho nhỏ của họ, vài người bạn bỏ tiền xây nên, được chăm sóc quanh năm, khi nào chán ở thành phố thì lại lái xe đến đây ở lại một, hai ngày.
Mùa xuân năm ngoái, khi Thang Yểu theo nhóm Tôn Tự đến vườn nho mượn địa điểm quay chụp, cô đã thấy nơi đó rất đẹp rồi, nhưng cảnh tượng nơi đây còn đẹp hơn thế nữa, đồng cỏ vô tận như trải một chiếc thảm xanh, chỉ là không có ai đến thuê làm địa điểm quay chụp.
Thang Yểu kéo tay áo Văn Bách Linh, hỏi khẽ: "Việc làm ăn của các anh ở đây tốt không?"
"Làm ăn gì?"
Cô không biết nhiều về kinh doanh, lúc này cũng không thể giải thích rõ ràng, chỉ nói cô nhớ năm ngoái đã thấy rất nhiều người đến vườn nho quay chụp, có nhiều cặp đôi mặc đồ cưới.
"Mỗi người có một tham vọng riêng."
Văn Bách Linh nói với Thang Yểu, vườn nho bên kia là của một người bạn. Nếu có người thích nơi đó, người bạn kia cũng không ngại cho thuê để thu ít tiền.
Họ không định thu lời từ trường đua ngựa và sân gôn bên này.
Anh nói: "Tốn rất nhiều tiền để bảo dưỡng hàng năm."
Người giàu đúng là muốn làm gì cũng được.
Tìm được một miếng đất hợp phong thủy, xây theo cách mình thích, vung tiền như nước, nhưng không mong nó sinh ra tiền.
Sẵn sàng đốt tiền theo ý thích.
Ngôi nhà ba tầng bên bờ hồ có khoảng mười phòng.
Văn Bách Linh giúp Thang Yểu cầm cặp sách, sắp xếp cho cô một căn phòng có ánh nắng đẹp nhất: "Anh ở ngay cạnh phòng em."
Khi xe gôn đến, Phí Dục Chi chạy lên lầu tìm bạn cùng đi đánh gôn, nhưng chỉ nhìn thấy Văn Bách Linh.
Cửa phòng Thang Yểu không đóng, Phí Dục Chi thấy cô bày sách vở ra dưới ánh nắng, ghi ghi chép chép, hơi bất ngờ: "Đã bắt đầu học rồi à? Đi đánh gôn với bọn anh không?"
"Em không đi đâu, em không biết chơi."
Thang Yểu không bài xích nhà giàu, cũng không tùy tiện so sánh bản thân với người khác, chỉ mỉm cười: "Các anh sinh ra ở La Mã, đi chơi vui đi, em còn phải nỗ lực thêm."
Có vẻ Phí Dục Chi còn muốn thuyết phục thêm, Văn Bách Linh đã xuất hiện đúng lúc, đẩy anh ta đi, còn nghiêm túc cảnh cáo: "Đừng làm phiền Thang Yểu, tháng sáu cô ấy còn có một kỳ thi quan trọng, áp lực lắm đấy."
Trái tim Thang Yểu được sưởi ấm, đuổi theo mấy bước ra cửa: "Văn Bách Linh, khi nào học xong em sẽ ra tìm các anh."
"Được rồi."
Sau khi họ rời đi, Thang Yểu học hành cật lực một hồi, mãi đến hoàng hôn mới dừng bút, đứng dậy duỗi cổ.
Phong cảnh ngoài cửa sổ hữu tình, đột nhiên cô nghĩ đến dì nhỏ.
Nghĩ đến buổi tối mấy hôm trước, dì cô đơn nhìn sang khu phố cũ kỹ mà sang trọng phía đối diện, nói rằng dì tự nhủ phải kiếm tiền và có địa vị ở đây.
Dường như cô hiểu ra tâm lý của dì khi đó.
Thang Yểu gọi dì.
Trước đây, cô thường dành thời gian thăm dì vào kỳ nghỉ lễ, cô muốn kể với dì rằng cô và bạn mình đi chơi ở ngoại ô, dĩ nhiên không thể nhắc đến cái tên Văn Bách Linh.
Nhưng dì nhỏ không nghe máy, kể cả khi cô gọi dì vào buổi trưa để hỏi mật khẩu, dì cũng không trả lời điện thoại.
Hôm nay bận vậy sao?
Thang Yểu gửi tin nhắn WeChat, hy vọng dì hết bận sẽ gọi lại cho cô.
Cô lại ngồi vào bàn, chờ điện thoại của Văn Bách Linh, biết Thang Yểu đã học xong, anh hỏi Thang Yểu có muốn qua đó hít thở không khí không, sau đó gọi người lái xe gôn đến đón cô.
Khi Thang Yểu đến nơi, bầu trời đã nhuốm màu hoàng hôn, Văn Bách Linh thay quần áo thể thao màu trắng, đứng giữa ánh nắng, giữa đất trời, vẫy tay với cô: "Đến đây thử đi."
Anh hướng dẫn cô đánh bóng, không nhân thời cơ làm chuyện mờ ám, cư xử vô cùng lịch thiệp.
Chỉ có điều khi Thang Yểu học bộ môn này lại không biết phải làm sao dù cho Văn Bách Linh có là giáo viên giỏi thế nào.
Thang Yểu cảm thấy không thể thực hiện động tác nhịp nhàng được.
Trông thì đơn giản, chỉ cần vung gậy, nhưng khi cô nín thở vung gậy trong tay thì lại đánh bóng hụt, bay cả một mảng cỏ.
Cô ngồi xổm trên mặt đất, mang mảng cỏ đắp lại vào chỗ cũ, nghe Phí Dục Chi cười lớn bên cạnh, không chừa mặt mũi cho cô, còn cười đến mức run rẩy.
Thang Yểu nhìn Văn Bách Linh, anh cũng mỉm cười!
Cảnh tượng này lập tức khơi dậy tính hiếu thắng, lớp trưởng Thang phủi đất trên tay, lại giơ gậy lên: "Chẳng qua là chưa phát huy hết thôi, lần này chắc chắn sẽ làm được..."
Thực tế là:
Cô không giỏi bộ môn này, sau nhiều lần thử đi thử lại, mảng cỏ trước mặt cô đã tan nát.
Quả bóng vẫn yên vị trên giá đỡ, không dịch chuyển chút nào.
Thang Yểu đầu hàng trước môn thể thao này, ngồi một bên ăn trái cây.
Nhưng thấy họ không còn hứng chơi nữa, cô hỏi thêm một câu: "Các anh mệt à?"
"Bên này là sân tập, chơi không vui, vì hướng dẫn em nên mới sang đây", Phí Dục Chi nói.
Trời tối dần, họ dừng chơi, ngồi trong khu vực nghỉ ngơi trò chuyện với Thang Yểu.
Cô kiểm tra điện thoại vài lần nữa, nhưng không nhận được tin nhắn hay cuộc gọi nào của dì nhỏ.
Bữa tối là đồ nướng trong sân.
Ban đầu, Thang Yểu nghĩ những chàng trai trẻ sang trọng như Văn Bách Linh và Phí Dục Chi chắc chắn không tự làm những việc này, nhưng không ngờ họ lại đứng bên lò nướng, kỹ năng hết sức thuần thục.
Thịt xiên nướng cũng ngon, cô ăn hết xiên này đến xiên kia, còn sợ người ta nghĩ cô lười biếng ham ăn làm nên cầm nửa số thịt xiên đến bên lò nướng nói chuyện với họ.
Chỉ có điều chọn chỗ đứng không tốt lắm, mới nói vài lời đã bị sặc khói, ho liên tục.
Văn Bách Linh lấy nước cho cô, nói cô ngồi bên kia đợi thịt chín, đừng quấy rầy họ.
"Em đâu có quầy rầy, em động viên các anh mà."
"Đưa em đi một chuyến, dù em không cần nạp năng lượng thì cũng phải nhường em ăn no chứ."
Văn Bách Linh đeo găng tay dùng một lần, lấy một ít bột ớt, chu đáo hỏi cô: "Có muốn rắc ớt bột lên không?"
Thang Yểu nói: "Dạ có."
Phí Dục Chi đứng bên cạnh ngáp dài: "Sao không ai hỏi tôi có muốn rắc ớt bột không thế?"
Thang Yểu mỉm cười, cúi đầu, cảm nhận niềm hạnh phúc không thể diễn tả thành lời trong lòng mình.
Họ nói cười vui vẻ, gần như không nhắc đến chuyện gì hệ trọng, nhưng vẫn có rào cản, thỉnh thoảng vẫn có vài từ ngữ mà Thang Yểu không hiểu, chẳng hạn như quyền chọn và tiền nóng.
Có lẽ sợ cô buồn chán, họ chuyển sang nói chuyện với cô.
Phí Dục Chi hỏi cô đang ôn tập cho kỳ thi nào, Thang Yểu nói về chuyên ngành của cô, nói học kỳ này sẽ thi CET-4 và CET-6.
Văn Bách Linh ở nước ngoài cả năm, vậy nên Phí Dục Chi nghĩ ngợi về những nỗ lực của cô: "Sau này em có định đi du học không?"
Thang Yểu nói cô không có kế hoạch như vậy: "Chi phí du học đắt quá, em muốn thi kỳ tuyển sinh cao học ở trường em."
Ăn uống tán gẫu một lát mới phát hiện đã trễ. Ăn xong, Văn Bách Linh đến phòng Thang Yểu ngồi, thả mình trên ghế sofa, đột nhiên thấy cây bút trên bàn, anh cầm lên chơi, hỏi cô bút có dễ sử dụng không.
Rèm phòng đã buông, ánh sáng từ đèn bàn soi rọi một bên khuôn mặt anh.
Thang Yểu gật đầu, nói nó rất hữu dụng: "Nhân tiện, Văn Bách Linh à, sinh nhật anh là ngày nào thế? Khi nào đến sinh nhật anh, em cũng sẽ tặng anh một món quà."
"Lại muốn trả ơn nữa à?"
Thang Yểu nói không phải.
Ngay cả với bạn cùng phòng, cô cũng hứa mời họ một bữa, cũng sẽ cẩn thận chọn quà sinh nhật cho họ.
"Sắp rồi, vào tháng sáu."
Thang Yểu không giấu được tâm tư của mình: "Vậy em mong anh sẽ về nước vào ngày sinh nhật."
Cô vừa nói vừa lấy điện thoại định thêm vào ghi chú.
Nhưng vừa mở điện thoại lên, cô lại nghĩ đến dì nhỏ.
Vẫn không có tin tức gì của dì, Thang Yểu một lúc làm hai việc, vừa ghi lại sinh nhật của Văn Bách Linh, vừa nghĩ cách liên lạc với dì nhỏ.
Trong ví của cô có tấm danh thiếp ghi thông tin tiệm bánh của dì, vậy nên cô mở ví, tìm số điện thoại bàn trên danh thiếp để gọi cho dì.
Trong lúc lục lọi, bức ảnh polaroid chụp với bạn cùng phòng hôm sinh nhật cô rơi ra.
Văn Bách Linh thấy cô vội vàng, cúi người nhặt giúp cô.
Trong bức ảnh, ba cô gái đứng cạnh nhau, gương mặt trắng nõn của Thang Yểu dính kem, trên môi cũng có kem, đôi môi đỏ hơi mím lại, hôn lên bên mặt bạn cùng phòng.
Anh nhìn chằm chằm bức ảnh, nheo mắt.
"Thang Yểu."
"Dạ?" Thang Yểu lấy điện thoại ra, bấm số điện thoại bàn của tiệm bánh mới mở.
Văn Bách Linh đột nhiên nắm cổ tay cô.
Anh giật lấy điện thoại của cô, ném lên sofa, tiến lại gần, mùi hương nước hoa trên quần áo làm người ta hết sức gấp gáp khẩn trương, Thang Yểu cảm giác như một con hamster bị chạm vào đột ngột, cả người cứng đờ, tay nắm chặt góc bàn bằng gỗ cứng bên cạnh, hơi thở nặng nề.
Đầu ngón tay của Văn Bách Linh chạm vào tai cô, nhẹ nhàng vuốt ve.
Thang Yểu mơ hồ hiểu được chuyện gì sắp xảy ra, nhưng anh chỉ cụp mắt nhìn cô một lát, sau đó lui về, ngồi lại trên sofa.
Cô chào bạn cùng phòng, lấy quần áo và tài liệu ôn thi bỏ vào cặp sách.
Lại mang cặp sách đến gặp Văn Bách Linh và Phí Dục Chi, cô lịch sự hỏi họ muốn ngồi đâu.
Phí Dục Chi cố tình trêu chọc cô: "Em ngồi ghế phụ đi, anh và Bách Linh sẽ ngồi ghế sau."
Thang Yểu thật thà đồng ý, mở cửa ghế phụ định ngồi vào, nhưng Phí Dục Chi túm lấy cặp sách của cô kéo ra.
Đã quen đùa giỡn với đàn ông con trai, lần này Phí Dục Chi không kiểm soát lực kéo của mình, làm Thang Yểu lảo đảo, bị Văn Bách Linh đá một cái.
"Không phải chứ, hai người..."
Đôi lúc Phí Dục Chi cũng không thật sự hiểu mối quan hệ giữa Văn Bách Linh và Thang Yểu, chỉ là những cảm xúc mơ mơ hồ hồ, vào xe cũng có thể không ngồi với nhau mà.
Như lúc này, Thang Yểu đang ngồi ở ghế sau nhưng lại đặt cặp sách to tướng giữa hàng ghế, như phân định ranh giới Hán – Sở, cặp nằm ngay giữa cô và Văn Bách Linh.
Không hiểu được, thật sự không hiểu được.
Chuyến đi kéo dài hai tiếng, tương đối lâu.
Phí Dục Chi nói không ngừng, từ lúc vào xe đã trò chuyện với tài xế, thỉnh thoảng còn ngân nga vài câu hát.
Đang ngân nga thì bị chọc hai cái vào vai, lực rất nhẹ, không thô bạo như con mèo Maine Coon mà em gái anh nuôi.
Phí Dục Chi quay đầu, Thang Yểu rút ngón tay về, áy náy cười với anh ta.
Nhưng cô cũng ngại nói thêm, chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở: "Văn Bách Linh ngủ rồi."
"...À, anh im lặng ngay đây."
Chỉ nhịn được năm phút, "nói nhảm nhiều quá" lại quên mất lời hứa, còn than thở về bồn cây dọc đường đi: "Không biết ai quy hoạch khu vực này, đúng là biết cách tra tấn người khác, xấu không chịu nổi đúng không?"
Anh ta nói rất lớn giọng.
Thang Yểu ngồi sau Phí Dục Chi, hít một hơi, giận đến mức suýt chút nữa phồng môi trợn má như cá nóc, nghiến răng nghiến lợi, cực kỳ muốn đánh vào đầu Phí Dục Chi.
Văn Bách Linh tỉnh giấc vừa lúc nhìn thấy cảnh này.
Thật đáng yêu.
Anh cười khẽ: "Để yên cho cậu ấy đi, cậu ấy mà không nói sẽ bị nghẹn chết đấy."
"Anh không ngủ à?"
"Không ngủ nữa, nói chuyện với em."
Cuối cùng, người ngủ trên xe là Thang Yểu.
Cô ngủ hết nửa quãng đường, khi nghe có người gọi tên thì đã đến nơi. Tài xế và Phí Dục Chi đứng cách xe khoảng mười mét, nói chuyện với ai đó, chỉ còn Văn Bách Linh bên cạnh cô.
Văn Bách Linh hết sức tự nhiên, đưa tay vuốt ve gò má cô bị mặt trời chiếu rọi đến ửng hồng, nói khẽ: "Dậy đi em, đến nơi rồi."
Đó là thời điểm ánh nắng đẹp nhất vào buổi chiều, Văn Bách Linh kéo Thang Yểu ra khỏi xe.
Khi thấy cảnh tượng trước mắt mình, cô kinh ngạc.
Nơi này không khác gì thiên đường hạ giới.
Đó là mùa hoa đào nở, cành cây phủ màu một hồng nhạt, trời xanh mây trắng in bóng xuống mặt hồ gợn sóng, vài con ngựa trắng đi dạo bên dòng nước...
"Chà, Thang Yểu dậy rồi à?"
Phí Dục Chi nói đây là thế giới nho nhỏ của họ, vài người bạn bỏ tiền xây nên, được chăm sóc quanh năm, khi nào chán ở thành phố thì lại lái xe đến đây ở lại một, hai ngày.
Mùa xuân năm ngoái, khi Thang Yểu theo nhóm Tôn Tự đến vườn nho mượn địa điểm quay chụp, cô đã thấy nơi đó rất đẹp rồi, nhưng cảnh tượng nơi đây còn đẹp hơn thế nữa, đồng cỏ vô tận như trải một chiếc thảm xanh, chỉ là không có ai đến thuê làm địa điểm quay chụp.
Thang Yểu kéo tay áo Văn Bách Linh, hỏi khẽ: "Việc làm ăn của các anh ở đây tốt không?"
"Làm ăn gì?"
Cô không biết nhiều về kinh doanh, lúc này cũng không thể giải thích rõ ràng, chỉ nói cô nhớ năm ngoái đã thấy rất nhiều người đến vườn nho quay chụp, có nhiều cặp đôi mặc đồ cưới.
"Mỗi người có một tham vọng riêng."
Văn Bách Linh nói với Thang Yểu, vườn nho bên kia là của một người bạn. Nếu có người thích nơi đó, người bạn kia cũng không ngại cho thuê để thu ít tiền.
Họ không định thu lời từ trường đua ngựa và sân gôn bên này.
Anh nói: "Tốn rất nhiều tiền để bảo dưỡng hàng năm."
Người giàu đúng là muốn làm gì cũng được.
Tìm được một miếng đất hợp phong thủy, xây theo cách mình thích, vung tiền như nước, nhưng không mong nó sinh ra tiền.
Sẵn sàng đốt tiền theo ý thích.
Ngôi nhà ba tầng bên bờ hồ có khoảng mười phòng.
Văn Bách Linh giúp Thang Yểu cầm cặp sách, sắp xếp cho cô một căn phòng có ánh nắng đẹp nhất: "Anh ở ngay cạnh phòng em."
Khi xe gôn đến, Phí Dục Chi chạy lên lầu tìm bạn cùng đi đánh gôn, nhưng chỉ nhìn thấy Văn Bách Linh.
Cửa phòng Thang Yểu không đóng, Phí Dục Chi thấy cô bày sách vở ra dưới ánh nắng, ghi ghi chép chép, hơi bất ngờ: "Đã bắt đầu học rồi à? Đi đánh gôn với bọn anh không?"
"Em không đi đâu, em không biết chơi."
Thang Yểu không bài xích nhà giàu, cũng không tùy tiện so sánh bản thân với người khác, chỉ mỉm cười: "Các anh sinh ra ở La Mã, đi chơi vui đi, em còn phải nỗ lực thêm."
Có vẻ Phí Dục Chi còn muốn thuyết phục thêm, Văn Bách Linh đã xuất hiện đúng lúc, đẩy anh ta đi, còn nghiêm túc cảnh cáo: "Đừng làm phiền Thang Yểu, tháng sáu cô ấy còn có một kỳ thi quan trọng, áp lực lắm đấy."
Trái tim Thang Yểu được sưởi ấm, đuổi theo mấy bước ra cửa: "Văn Bách Linh, khi nào học xong em sẽ ra tìm các anh."
"Được rồi."
Sau khi họ rời đi, Thang Yểu học hành cật lực một hồi, mãi đến hoàng hôn mới dừng bút, đứng dậy duỗi cổ.
Phong cảnh ngoài cửa sổ hữu tình, đột nhiên cô nghĩ đến dì nhỏ.
Nghĩ đến buổi tối mấy hôm trước, dì cô đơn nhìn sang khu phố cũ kỹ mà sang trọng phía đối diện, nói rằng dì tự nhủ phải kiếm tiền và có địa vị ở đây.
Dường như cô hiểu ra tâm lý của dì khi đó.
Thang Yểu gọi dì.
Trước đây, cô thường dành thời gian thăm dì vào kỳ nghỉ lễ, cô muốn kể với dì rằng cô và bạn mình đi chơi ở ngoại ô, dĩ nhiên không thể nhắc đến cái tên Văn Bách Linh.
Nhưng dì nhỏ không nghe máy, kể cả khi cô gọi dì vào buổi trưa để hỏi mật khẩu, dì cũng không trả lời điện thoại.
Hôm nay bận vậy sao?
Thang Yểu gửi tin nhắn WeChat, hy vọng dì hết bận sẽ gọi lại cho cô.
Cô lại ngồi vào bàn, chờ điện thoại của Văn Bách Linh, biết Thang Yểu đã học xong, anh hỏi Thang Yểu có muốn qua đó hít thở không khí không, sau đó gọi người lái xe gôn đến đón cô.
Khi Thang Yểu đến nơi, bầu trời đã nhuốm màu hoàng hôn, Văn Bách Linh thay quần áo thể thao màu trắng, đứng giữa ánh nắng, giữa đất trời, vẫy tay với cô: "Đến đây thử đi."
Anh hướng dẫn cô đánh bóng, không nhân thời cơ làm chuyện mờ ám, cư xử vô cùng lịch thiệp.
Chỉ có điều khi Thang Yểu học bộ môn này lại không biết phải làm sao dù cho Văn Bách Linh có là giáo viên giỏi thế nào.
Thang Yểu cảm thấy không thể thực hiện động tác nhịp nhàng được.
Trông thì đơn giản, chỉ cần vung gậy, nhưng khi cô nín thở vung gậy trong tay thì lại đánh bóng hụt, bay cả một mảng cỏ.
Cô ngồi xổm trên mặt đất, mang mảng cỏ đắp lại vào chỗ cũ, nghe Phí Dục Chi cười lớn bên cạnh, không chừa mặt mũi cho cô, còn cười đến mức run rẩy.
Thang Yểu nhìn Văn Bách Linh, anh cũng mỉm cười!
Cảnh tượng này lập tức khơi dậy tính hiếu thắng, lớp trưởng Thang phủi đất trên tay, lại giơ gậy lên: "Chẳng qua là chưa phát huy hết thôi, lần này chắc chắn sẽ làm được..."
Thực tế là:
Cô không giỏi bộ môn này, sau nhiều lần thử đi thử lại, mảng cỏ trước mặt cô đã tan nát.
Quả bóng vẫn yên vị trên giá đỡ, không dịch chuyển chút nào.
Thang Yểu đầu hàng trước môn thể thao này, ngồi một bên ăn trái cây.
Nhưng thấy họ không còn hứng chơi nữa, cô hỏi thêm một câu: "Các anh mệt à?"
"Bên này là sân tập, chơi không vui, vì hướng dẫn em nên mới sang đây", Phí Dục Chi nói.
Trời tối dần, họ dừng chơi, ngồi trong khu vực nghỉ ngơi trò chuyện với Thang Yểu.
Cô kiểm tra điện thoại vài lần nữa, nhưng không nhận được tin nhắn hay cuộc gọi nào của dì nhỏ.
Bữa tối là đồ nướng trong sân.
Ban đầu, Thang Yểu nghĩ những chàng trai trẻ sang trọng như Văn Bách Linh và Phí Dục Chi chắc chắn không tự làm những việc này, nhưng không ngờ họ lại đứng bên lò nướng, kỹ năng hết sức thuần thục.
Thịt xiên nướng cũng ngon, cô ăn hết xiên này đến xiên kia, còn sợ người ta nghĩ cô lười biếng ham ăn làm nên cầm nửa số thịt xiên đến bên lò nướng nói chuyện với họ.
Chỉ có điều chọn chỗ đứng không tốt lắm, mới nói vài lời đã bị sặc khói, ho liên tục.
Văn Bách Linh lấy nước cho cô, nói cô ngồi bên kia đợi thịt chín, đừng quấy rầy họ.
"Em đâu có quầy rầy, em động viên các anh mà."
"Đưa em đi một chuyến, dù em không cần nạp năng lượng thì cũng phải nhường em ăn no chứ."
Văn Bách Linh đeo găng tay dùng một lần, lấy một ít bột ớt, chu đáo hỏi cô: "Có muốn rắc ớt bột lên không?"
Thang Yểu nói: "Dạ có."
Phí Dục Chi đứng bên cạnh ngáp dài: "Sao không ai hỏi tôi có muốn rắc ớt bột không thế?"
Thang Yểu mỉm cười, cúi đầu, cảm nhận niềm hạnh phúc không thể diễn tả thành lời trong lòng mình.
Họ nói cười vui vẻ, gần như không nhắc đến chuyện gì hệ trọng, nhưng vẫn có rào cản, thỉnh thoảng vẫn có vài từ ngữ mà Thang Yểu không hiểu, chẳng hạn như quyền chọn và tiền nóng.
Có lẽ sợ cô buồn chán, họ chuyển sang nói chuyện với cô.
Phí Dục Chi hỏi cô đang ôn tập cho kỳ thi nào, Thang Yểu nói về chuyên ngành của cô, nói học kỳ này sẽ thi CET-4 và CET-6.
Văn Bách Linh ở nước ngoài cả năm, vậy nên Phí Dục Chi nghĩ ngợi về những nỗ lực của cô: "Sau này em có định đi du học không?"
Thang Yểu nói cô không có kế hoạch như vậy: "Chi phí du học đắt quá, em muốn thi kỳ tuyển sinh cao học ở trường em."
Ăn uống tán gẫu một lát mới phát hiện đã trễ. Ăn xong, Văn Bách Linh đến phòng Thang Yểu ngồi, thả mình trên ghế sofa, đột nhiên thấy cây bút trên bàn, anh cầm lên chơi, hỏi cô bút có dễ sử dụng không.
Rèm phòng đã buông, ánh sáng từ đèn bàn soi rọi một bên khuôn mặt anh.
Thang Yểu gật đầu, nói nó rất hữu dụng: "Nhân tiện, Văn Bách Linh à, sinh nhật anh là ngày nào thế? Khi nào đến sinh nhật anh, em cũng sẽ tặng anh một món quà."
"Lại muốn trả ơn nữa à?"
Thang Yểu nói không phải.
Ngay cả với bạn cùng phòng, cô cũng hứa mời họ một bữa, cũng sẽ cẩn thận chọn quà sinh nhật cho họ.
"Sắp rồi, vào tháng sáu."
Thang Yểu không giấu được tâm tư của mình: "Vậy em mong anh sẽ về nước vào ngày sinh nhật."
Cô vừa nói vừa lấy điện thoại định thêm vào ghi chú.
Nhưng vừa mở điện thoại lên, cô lại nghĩ đến dì nhỏ.
Vẫn không có tin tức gì của dì, Thang Yểu một lúc làm hai việc, vừa ghi lại sinh nhật của Văn Bách Linh, vừa nghĩ cách liên lạc với dì nhỏ.
Trong ví của cô có tấm danh thiếp ghi thông tin tiệm bánh của dì, vậy nên cô mở ví, tìm số điện thoại bàn trên danh thiếp để gọi cho dì.
Trong lúc lục lọi, bức ảnh polaroid chụp với bạn cùng phòng hôm sinh nhật cô rơi ra.
Văn Bách Linh thấy cô vội vàng, cúi người nhặt giúp cô.
Trong bức ảnh, ba cô gái đứng cạnh nhau, gương mặt trắng nõn của Thang Yểu dính kem, trên môi cũng có kem, đôi môi đỏ hơi mím lại, hôn lên bên mặt bạn cùng phòng.
Anh nhìn chằm chằm bức ảnh, nheo mắt.
"Thang Yểu."
"Dạ?" Thang Yểu lấy điện thoại ra, bấm số điện thoại bàn của tiệm bánh mới mở.
Văn Bách Linh đột nhiên nắm cổ tay cô.
Anh giật lấy điện thoại của cô, ném lên sofa, tiến lại gần, mùi hương nước hoa trên quần áo làm người ta hết sức gấp gáp khẩn trương, Thang Yểu cảm giác như một con hamster bị chạm vào đột ngột, cả người cứng đờ, tay nắm chặt góc bàn bằng gỗ cứng bên cạnh, hơi thở nặng nề.
Đầu ngón tay của Văn Bách Linh chạm vào tai cô, nhẹ nhàng vuốt ve.
Thang Yểu mơ hồ hiểu được chuyện gì sắp xảy ra, nhưng anh chỉ cụp mắt nhìn cô một lát, sau đó lui về, ngồi lại trên sofa.