-
Chương 26: C26: Chương 26
Bó hoa sen nở mấy ngày liền trên bậu cửa sổ được sưởi ấm.
Giấy gói hoa rất trang nhã, màu xanh rêu, in vài dòng Kinh Thi bằng chữ thảo.
Không biết có phải chủ tiệm hoa cố tình chọn những dòng Kinh Thi đó không, nhưng trong đó ẩn chứa nhiều tình ý.
Thang Yểu không hiểu chữ thảo, chật vật một lúc mới phân biệt được và đọc ra một câu: "Tử sinh khiết khoát, dữ tử thành thuyết."
(* Chết sống hay xa cách, đã cùng nàng thành lời thề ước.)
Cô không cam tâm vứt giấy gói hoa đi, giữ lại trong phòng một thời gian.
Mãi đến khi thi cuối kỳ xong, đến kỳ nghỉ đông, Thang Yểu và bạn cùng phòng tổng vệ sinh trước khi rời ký túc xá, cô mới xác định mình không dùng đến giấy gói hoa nên nhét vào thùng rác.
Mua vé tàu Tết rất khó, Thang Yểu mất nhiều thời gian mới mua được một vé ngồi ghế cứng.
Khi về quê, tất nhiên sẽ bị mẹ kéo đến hỏi về dì nhỏ.
Mới vào nhà được nửa tiếng, câu hỏi đã ập đến dồn dập: "Dì con có tiến triển gì không? Có nói về việc chuẩn bị kết hôn hay gì không?"
Dì nhỏ cũng sẽ về quê vào mấy ngày Tết, sợ dì ngại nên Thang Yểu mới nói trước tình hình với mẹ, nói là dì và Hàn Hạo đã chia tay, dặn mẹ không được hỏi dì về chuyện đó.
Mẹ Thang Yểu đến từ một thành phố nhỏ, là một người đơn giản, bà khó hiểu: "Tình cảm mấy năm qua tốt như vậy sao lại chia tay? Dì nói gì với con? Có hiểu lầm gì không? Tìm được người mình thích không phải là dễ dâu. Ôi trời ơi, Yểu Yểu, con nói xem, khi dì con về nhà, mẹ có nên khuyên nhủ dì một chút..."
"Mẹ đừng khuyên nhủ dì."
Thang Yểu thốt ra, sau đó giải thích: "Người đó rất xấu xa, không xứng với dì chút nào."
Thang Yểu biết Hàn Hạo có tiền.
Nhưng trong lòng cô cảm thấy gã đàn ông đó là rác rưởi, không xứng với dì chút nào.
Có quá nhiều thứ không thể giải thích chi tiết với mẹ, cũng không thể nói dì từng có lúc tham lam lợi lộc.
Giấu lại phần đáng xấu hổ nhất, Thang Yểu chỉ nói vài lời như vậy, vậy thì mẹ cũng không cảm thấy tiếc, vô tình khuyên nhủ điều không nên ——
"Người đàn ông đó có xu hướng bạo lực gia đình, ông ta đánh dì, dì bị thương nặng lắm."
Chị gái mỗi ngày đều lo lắng cho em gái ở nơi xa cũng là vì sợ em mình phải khổ sở.
Họ thường kể những chuyện vui, không nhắc đến chuyện buồn, đột nhiên Thang Yểu nói như vậy, hốc mắt mẹ cô đỏ lên: "Dì con thế nào rồi?"
Thang Yểu trấn an mẹ, nói chuyện xảy ra vào mùa xuân, sợ mẹ lo nên không nói ra, giờ đã giải quyết xong rồi, tên xấu xa đó sẽ không quấy rầy dì nữa.
Hai mẹ con đồng ý không hỏi lại, không làm dì buồn lòng.
Đêm đến, Thang Yểu nghe thấy động tĩnh trong bếp.
Cô lặng lẽ nhìn qua khe cửa, thấy mẹ đang khóc.
Mẹ luôn là một người hiền lành đức độ, lau nước mắt, lẩm bẩm một mình, còn nói vài từ chửi thề, mắng gã kia là súc sinh, đánh phụ nữ mà không biết xấu hổ, chó lợn còn không tệ bạc bằng...
Trước đây, khi dì nhỏ về quê ăn Tết, dì luôn mang về những hộp quà sang trọng.
Khô hải sâm, bào ngư, bong bóng cá,... lúc nào cũng nói dối là bạn trai dì mua cho.
Những thứ đắt tiền như vậy, mẹ cũng không cam lòng mà ăn, vậy nên cất lại chờ dì dẫn bạn trai về nhà.
"Trong nhà không có gì tốt đãi khách, mẹ muốn làm mấy món ngon để những người từ thành phố lớn không coi thường, giữ thể diện cho dì con."
Mẹ Thang Yểu đã chuẩn bị cho dì.
Nhưng vào một đêm mùa đông, biết dì nhỏ bị bạo hành, gió rít bên ngoài cửa sổ, mẹ tức giận ném thùng nguyên liệu đó vào thùng rác.
Nghĩ ngợi một hồi, lại nhặt ra.
Trong những sự giằng co của mẹ, có một thứ gọi là sự thỏa hiệp của người nghèo lạc hậu, Thang Yểu nhìn thấy cảnh này, rơi nước mắt.
Không có cách nào xác minh được, năm đó dì nóng lòng kiếm tiền là vì cái gì, nhưng đêm nay, Thang Yểu đột nhiên nghĩ cô phải nỗ lực hơn nữa.
Nỗ lực của cô mang lại may mắn.
Vài ngày sau, một gia đình trong xóm nhờ người đến gặp mẹ Thang Yểu, hỏi xem Thang Yểu có muốn dành hai tiếng một ngày dạy thêm, giúp con của gia đình đó chuẩn bị thi đại học.
Mẹ Thang Yểu không quyết định được.
Bà không phải kiểu phụ huynh tham lợi lộc, biết Thang Yểu đã học hành và đi làm vất vả, cũng không muốn gây áp lực thêm cho cô: "Phải hỏi ý Thang Yểu đã, con bé vất vả lắm mới đến kỳ nghỉ, để nó nghỉ ngơi nhiều một chút..."
Thang Yểu đang nhai táo, nghe nhắc đến tên mình, cô đi ra khỏi nhà nghe ngóng.
Cô sẵn lòng.
Khi còn học năm nhất, cô đã làm gia sư tiếng Anh nên cũng tương đối giỏi việc này.
Vì dạy giỏi và có trách nhiệm, phụ huynh học sinh cũng công nhận việc dạy kèm của Thang Yểu.
Huống hồ chi cô còn đang giữ cả đống chứng chỉ tiếng Anh với thành tích xuất sắc.
Phụ huynh nhà đó ngày nào thấy cô cũng cười tươi như tìm được kho báu, gọi cô là "cô giáo Thang", còn giới thiệu cho mấy phụ huynh khác.
Có một thời gian, cô sinh viên Thang Yểu chuyên ngành tiếng Anh ở Bắc Kinh trở nên nổi tiếng trong xóm.
Mỗi lần gặp được mẹ Thang Yểu, hàng xóm lại hỏi: "Nghe nói Thang Yểu rất giỏi tiếng Anh..."
Mẹ Thang Yểu hết sức vui vẻ.
Việc làm ăn của Thang Yểu bùng nổ vào kỳ nghỉ đông năm đó.
Mỗi ngày, cô dạy kèm ở năm nhà, hai nhà buổi sáng, hai nhà buổi chiều, một nhà buổi tối.
Kín lịch, nhưng vẫn hưởng thụ, kiếm được "một đống tiền".
Văn Bách Linh luôn gọi sau giờ dạy kèm của cô.
Không biết từ lúc nào, anh đã chuyển từ "lớp trưởng Thang" sang "cô giáo Thang".
Anh hỏi cô: "Sắp đến Tết rồi, cô giáo Thang không nghỉ Tết à?"
Mỗi tuần, họ nói chuyện điện thoại hai, ba lần, tối nay Văn Bách Linh gọi đến, Thang Yểu còn đang đếm tiền trên tay.
Học bổng, tiền làm thêm ở thành phố, tiền dạy thêm trong kỳ nghỉ đông, tất cả cộng lại, trừ đi chi phí học kỳ sau, thật sự có thể có số tiền tiết kiệm năm con số.
Thang Yểu vui vẻ, nghĩ cách kiếm tiền, còn hỏi Văn Bách Linh phương pháp quản lý tài chính phù hợp cho sinh viên.
Văn Bách Linh cười cô qua điện thoại: "Không sợ anh lừa em à?"
"Vậy... anh sẽ lừa em chứ?"
"Không."
"Em thấy lãi suất quản lý tài chính trên các ứng dụng ngân hàng rất cao, em mua được không?"
Khi nghe hỏi về mức độ rủi ro, cô bấm vào kiểm tra, ngoan ngoãn tìm theo đánh dấu trang, đọc cho Văn Bách Linh nghe: "Mức độ rủi ro, R5..."
"Gan thật, R5 mà cũng dám cân nhắc?"
"R5 thì sao ạ?"
Văn Bách Linh hỏi cô chấp nhận mất bao nhiêu phần trong số tiền gốc gửi vào, Thang Yểu không nghĩ gì, thẳng thắn nói: "Không đồng nào."
Nghĩ xong, cô ngập ngừng thay đổi giọng điệu: "Thật ra, vài đồng cũng được."
Lời này làm Văn Bách Linh bật cười, anh nói cô đừng nghĩ đến chuyện một lần ăn hết, cứ tiết kiệm sao cho thận trọng và ít rủi ro nhất.
Trong điện thoại đột nhiên phát ra một giọng nữ ——
"Văn Bách Linh, cậu định đầu tư gì mới à, muốn nghe tôi nói không?"
Văn Bách Linh cũng không giấu diếm chuyện anh nói chuyện với Thang Yểu.
Trước đây từng có lần, không biết ai ở bên cạnh anh, hỏi anh nói chuyện điện thoại với ai.
Văn Bách Linh thẳng thắn nói tên cô: "Thang Yểu."
Chuyện này làm Thang Yểu bối rối, anh từng nhắc đến cô với người khác sao?
Hôm nay anh ở nhà anh trai.
Người bên cạnh hình như trạc tuổi anh, nghe Văn Bách Linh nói về quản lý tài chính, còn nhắc vài thuật ngữ đầu tư.
Thang Yểu nghe Văn Bách Linh cười.
Anh nói, đừng làm phiền anh, cô bé còn đi học, không có nhiều tiền trong tay, cũng không có quỹ dự phòng xử lý rủi ro, nếu nghĩ ra ý tưởng gì không hay, thật sự mất tiền, cậu có cho tiền không?
"Kệ cô ấy."
Văn Bách Linh nói với Thang Yểu: "Đó là em gái của chị dâu anh, đầu tư dở tệ, ngày ngày nghiên cứu Bachelier, lúc nào cũng toàn nói về quyền chọn và đầu tư phân tán, năm ngoái thực hiện một thao tác, mất 160.000 ——"
Anh nói xong lời này, bên kia cũng phát ra tiếng sư tử gầm, muốn chặn họng anh.
Văn Bách Linh bình tĩnh nói tiếp: "—— đô la Mỹ."
Hôm nay xung quanh anh đặc biệt ầm ĩ, chọc em gái của chị dâu giận dữ bỏ đi xong, lại nghe đến giọng một cô bé.
Chính là cháu gái nhỏ của anh, đang nài nỉ anh đọc truyện.
"Đang giữa trưa mà đọc truyện gì chứ?"
Văn Bách Linh làm mọi cách có thể để từ chối, nói lát nữa gọi điện thoại xong sẽ đọc, nhưng không dỗ dành được, Thang Yểu nghe tiếng anh thở dài bất lực cũng không nhịn được mà bật cười.
Kết quả là bị Văn Bách Linh nghe được: "Thấy anh gặp nạn thì hả hê lắm chứ gì?"
Đó là lần đầu tiên Thang Yểu bị Văn Bách Linh kéo vào đời sống gia đình anh, anh nói, cô giáo Thang à, xin giúp tôi một chuyện, đứa nhỏ này đang quấy rầy tôi, cô giúp tôi đọc truyện tiếng Anh được không?
Cô cố tình nói muốn cô dạy kèm phải tốn nhiều tiền lắm.
Văn Bách Linh cười: "Double."
Đọc truyện thôi mà, làm sao Thang Yểu thu tiền anh được.
Cô đóng cửa phòng lại, tìm truyện trên mạng, hắng giọng, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng.
Đọc xong, cô đột nhiên nghe Văn Bách Linh hỏi: "Thang Yểu, có muốn gặp anh không?"
Muốn.
Nhưng Thang Yểu không dám nói ra, như thể từ "muốn" này có thể mở ra chiếc hộp Pandora, cô chỉ lịch sự hỏi: "Khi nào anh về nước?"
(* Chiếc hộp Pandora: Trong thần thoại Hy Lạp, chiếc hộp Pandora là một chiếc hộp mà nàng Pandora, người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người, sở hữu. Pandora đã mở chiếc hộp ra và những gì trong chiếc hộp đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh...)
Văn Bách Linh nói: "Qua Tết đi."
Chỉ có điều, mùa đông này vốn được sắp đặt đầy biến cố.
Thang Yểu không ngờ sẽ gặp lại Văn Bách Linh trong tình cảnh này.
Hôm nọ, sau khi ăn xong, mặt bà ngoại đột nhiên trắng bệch, Thang Yểu chỉ có thể chạy ra rót nước, khi quay lại, bà ngoại đã ướt đẫm mồ hôi, như vừa tắm xong.
Mẹ gọi 120, xe cứu thương đưa bà đến phòng cấp cứu.
Khi nhận cuộc gọi của Văn Bách Linh tối đó, bà ngoại vừa nôn xong, nằm yếu ớt trên giường bệnh trong phòng cấp cứu, thở oxy và truyền dịch.
Mẹ Thang Yểu ở bên cạnh bà ngoại, còn Thang Yểu đứng ngay cạnh máy in phim, chờ kết quả chụp CT đầu.
Cô đi ra, quay đầu nhìn lại hai lần, nhưng bà ngoại trông yếu ớt, gương mặt vẫn trắng bệch.
Khi nghe máy, cô không kiềm được nữa, bật khóc: "Văn Bách Linh..."
Người trong điện thoại lúc nào cũng vững vàng, giờ đây cũng hoảng hốt: "Sao thế em? Có chuyện gì?"
"Văn Bách Linh, bà ngoại em bệnh nặng lắm, bà vẫn đang thở oxy trong phòng cấp cứu."
Hồi còn trẻ, bà ngoại bị nhồi máu não, nhiều năm qua đã bị liệt, lần này có triệu chứng tương tự, tình hình còn nghiêm trọng hơn.
Sau một đêm lăn lộn, tình trạng cũng đã ổn định, nhưng bà ngoại vẫn phải ở lại bệnh viện để tiến hành kiểm tra và theo dõi thêm.
Vào đêm thứ ba bà ngoại nhập viện, Thang Yểu nói mẹ về nhà để cô ở lại trông chừng bà ngoại.
Phòng có ba giường bệnh, đều có bệnh nhân, Thang Yểu lo cho bà ngoại nên cả đêm không ngủ chút nào, cô ngồi căng thẳng ngồi trên chiếc giường gấp chật chội, nghĩ ngợi miên man.
Sau lần nhồi máu não trước đây, bà ngoại đã không thể đi đứng hay nói rõ được nữa, di chứng lần này có nghiêm trọng hơn không?
Cô mặc áo khoác, bần thần một hồi lâu, mãi đến nửa đêm mới thấy trên điện thoại hiện tin nhắn chưa đọc từ Văn Bách Linh.
Trong tin nhắn, anh hỏi cô số phòng bệnh.
Khi nói chuyện điện thoại tối hôm trước, Thang Yểu rất hoảng loạn, cô còn không nhớ đã nói gì với anh.
Cô không biết Văn Bách Linh hỏi số phòng bệnh làm gì, sợ anh nhờ người mang hoa hay giỏ trái cây đến.
Đang soạn tin nhắn, định thông báo tình hình cho anh và nói anh đừng phí tiền, điện thoại đột nhiên rung lên, màn hình hiện ra tin nhắn mới.
Là Văn Bách Linh nhắn, chỉ có vỏn vẹn ba từ:
"Ra ngoài đi."
Thang Yểu còn chưa tin, nhìn về phía cửa.
Như trong giấc mộng, Văn Bách Linh đã xuất hiện ở thành phố của cô, anh vẫy vẫy chiếc điện thoại với cô qua ô kính nhỏ trên cửa, ra hiệu cho cô ra ngoài.
Hành lang bệnh viện giữa đêm vô cùng tĩnh lặng, nồng nặc mùi thuốc khử trùng, người nhà của một bệnh nhân ngồi co ro trên ghế.
Văn Bách Linh bay một chuyến bay hơn 20 tiếng đồng hồ đến thành phố, thuê một chiếc xe, lái đến chỗ Thang Yểu.
Sau một chặng đường dài, anh đến, nhẹ nhàng ôm lấy Thang Yểu, vỗ lưng cô an ủi: "Bà ngoại thế nào rồi em?"
Giấy gói hoa rất trang nhã, màu xanh rêu, in vài dòng Kinh Thi bằng chữ thảo.
Không biết có phải chủ tiệm hoa cố tình chọn những dòng Kinh Thi đó không, nhưng trong đó ẩn chứa nhiều tình ý.
Thang Yểu không hiểu chữ thảo, chật vật một lúc mới phân biệt được và đọc ra một câu: "Tử sinh khiết khoát, dữ tử thành thuyết."
(* Chết sống hay xa cách, đã cùng nàng thành lời thề ước.)
Cô không cam tâm vứt giấy gói hoa đi, giữ lại trong phòng một thời gian.
Mãi đến khi thi cuối kỳ xong, đến kỳ nghỉ đông, Thang Yểu và bạn cùng phòng tổng vệ sinh trước khi rời ký túc xá, cô mới xác định mình không dùng đến giấy gói hoa nên nhét vào thùng rác.
Mua vé tàu Tết rất khó, Thang Yểu mất nhiều thời gian mới mua được một vé ngồi ghế cứng.
Khi về quê, tất nhiên sẽ bị mẹ kéo đến hỏi về dì nhỏ.
Mới vào nhà được nửa tiếng, câu hỏi đã ập đến dồn dập: "Dì con có tiến triển gì không? Có nói về việc chuẩn bị kết hôn hay gì không?"
Dì nhỏ cũng sẽ về quê vào mấy ngày Tết, sợ dì ngại nên Thang Yểu mới nói trước tình hình với mẹ, nói là dì và Hàn Hạo đã chia tay, dặn mẹ không được hỏi dì về chuyện đó.
Mẹ Thang Yểu đến từ một thành phố nhỏ, là một người đơn giản, bà khó hiểu: "Tình cảm mấy năm qua tốt như vậy sao lại chia tay? Dì nói gì với con? Có hiểu lầm gì không? Tìm được người mình thích không phải là dễ dâu. Ôi trời ơi, Yểu Yểu, con nói xem, khi dì con về nhà, mẹ có nên khuyên nhủ dì một chút..."
"Mẹ đừng khuyên nhủ dì."
Thang Yểu thốt ra, sau đó giải thích: "Người đó rất xấu xa, không xứng với dì chút nào."
Thang Yểu biết Hàn Hạo có tiền.
Nhưng trong lòng cô cảm thấy gã đàn ông đó là rác rưởi, không xứng với dì chút nào.
Có quá nhiều thứ không thể giải thích chi tiết với mẹ, cũng không thể nói dì từng có lúc tham lam lợi lộc.
Giấu lại phần đáng xấu hổ nhất, Thang Yểu chỉ nói vài lời như vậy, vậy thì mẹ cũng không cảm thấy tiếc, vô tình khuyên nhủ điều không nên ——
"Người đàn ông đó có xu hướng bạo lực gia đình, ông ta đánh dì, dì bị thương nặng lắm."
Chị gái mỗi ngày đều lo lắng cho em gái ở nơi xa cũng là vì sợ em mình phải khổ sở.
Họ thường kể những chuyện vui, không nhắc đến chuyện buồn, đột nhiên Thang Yểu nói như vậy, hốc mắt mẹ cô đỏ lên: "Dì con thế nào rồi?"
Thang Yểu trấn an mẹ, nói chuyện xảy ra vào mùa xuân, sợ mẹ lo nên không nói ra, giờ đã giải quyết xong rồi, tên xấu xa đó sẽ không quấy rầy dì nữa.
Hai mẹ con đồng ý không hỏi lại, không làm dì buồn lòng.
Đêm đến, Thang Yểu nghe thấy động tĩnh trong bếp.
Cô lặng lẽ nhìn qua khe cửa, thấy mẹ đang khóc.
Mẹ luôn là một người hiền lành đức độ, lau nước mắt, lẩm bẩm một mình, còn nói vài từ chửi thề, mắng gã kia là súc sinh, đánh phụ nữ mà không biết xấu hổ, chó lợn còn không tệ bạc bằng...
Trước đây, khi dì nhỏ về quê ăn Tết, dì luôn mang về những hộp quà sang trọng.
Khô hải sâm, bào ngư, bong bóng cá,... lúc nào cũng nói dối là bạn trai dì mua cho.
Những thứ đắt tiền như vậy, mẹ cũng không cam lòng mà ăn, vậy nên cất lại chờ dì dẫn bạn trai về nhà.
"Trong nhà không có gì tốt đãi khách, mẹ muốn làm mấy món ngon để những người từ thành phố lớn không coi thường, giữ thể diện cho dì con."
Mẹ Thang Yểu đã chuẩn bị cho dì.
Nhưng vào một đêm mùa đông, biết dì nhỏ bị bạo hành, gió rít bên ngoài cửa sổ, mẹ tức giận ném thùng nguyên liệu đó vào thùng rác.
Nghĩ ngợi một hồi, lại nhặt ra.
Trong những sự giằng co của mẹ, có một thứ gọi là sự thỏa hiệp của người nghèo lạc hậu, Thang Yểu nhìn thấy cảnh này, rơi nước mắt.
Không có cách nào xác minh được, năm đó dì nóng lòng kiếm tiền là vì cái gì, nhưng đêm nay, Thang Yểu đột nhiên nghĩ cô phải nỗ lực hơn nữa.
Nỗ lực của cô mang lại may mắn.
Vài ngày sau, một gia đình trong xóm nhờ người đến gặp mẹ Thang Yểu, hỏi xem Thang Yểu có muốn dành hai tiếng một ngày dạy thêm, giúp con của gia đình đó chuẩn bị thi đại học.
Mẹ Thang Yểu không quyết định được.
Bà không phải kiểu phụ huynh tham lợi lộc, biết Thang Yểu đã học hành và đi làm vất vả, cũng không muốn gây áp lực thêm cho cô: "Phải hỏi ý Thang Yểu đã, con bé vất vả lắm mới đến kỳ nghỉ, để nó nghỉ ngơi nhiều một chút..."
Thang Yểu đang nhai táo, nghe nhắc đến tên mình, cô đi ra khỏi nhà nghe ngóng.
Cô sẵn lòng.
Khi còn học năm nhất, cô đã làm gia sư tiếng Anh nên cũng tương đối giỏi việc này.
Vì dạy giỏi và có trách nhiệm, phụ huynh học sinh cũng công nhận việc dạy kèm của Thang Yểu.
Huống hồ chi cô còn đang giữ cả đống chứng chỉ tiếng Anh với thành tích xuất sắc.
Phụ huynh nhà đó ngày nào thấy cô cũng cười tươi như tìm được kho báu, gọi cô là "cô giáo Thang", còn giới thiệu cho mấy phụ huynh khác.
Có một thời gian, cô sinh viên Thang Yểu chuyên ngành tiếng Anh ở Bắc Kinh trở nên nổi tiếng trong xóm.
Mỗi lần gặp được mẹ Thang Yểu, hàng xóm lại hỏi: "Nghe nói Thang Yểu rất giỏi tiếng Anh..."
Mẹ Thang Yểu hết sức vui vẻ.
Việc làm ăn của Thang Yểu bùng nổ vào kỳ nghỉ đông năm đó.
Mỗi ngày, cô dạy kèm ở năm nhà, hai nhà buổi sáng, hai nhà buổi chiều, một nhà buổi tối.
Kín lịch, nhưng vẫn hưởng thụ, kiếm được "một đống tiền".
Văn Bách Linh luôn gọi sau giờ dạy kèm của cô.
Không biết từ lúc nào, anh đã chuyển từ "lớp trưởng Thang" sang "cô giáo Thang".
Anh hỏi cô: "Sắp đến Tết rồi, cô giáo Thang không nghỉ Tết à?"
Mỗi tuần, họ nói chuyện điện thoại hai, ba lần, tối nay Văn Bách Linh gọi đến, Thang Yểu còn đang đếm tiền trên tay.
Học bổng, tiền làm thêm ở thành phố, tiền dạy thêm trong kỳ nghỉ đông, tất cả cộng lại, trừ đi chi phí học kỳ sau, thật sự có thể có số tiền tiết kiệm năm con số.
Thang Yểu vui vẻ, nghĩ cách kiếm tiền, còn hỏi Văn Bách Linh phương pháp quản lý tài chính phù hợp cho sinh viên.
Văn Bách Linh cười cô qua điện thoại: "Không sợ anh lừa em à?"
"Vậy... anh sẽ lừa em chứ?"
"Không."
"Em thấy lãi suất quản lý tài chính trên các ứng dụng ngân hàng rất cao, em mua được không?"
Khi nghe hỏi về mức độ rủi ro, cô bấm vào kiểm tra, ngoan ngoãn tìm theo đánh dấu trang, đọc cho Văn Bách Linh nghe: "Mức độ rủi ro, R5..."
"Gan thật, R5 mà cũng dám cân nhắc?"
"R5 thì sao ạ?"
Văn Bách Linh hỏi cô chấp nhận mất bao nhiêu phần trong số tiền gốc gửi vào, Thang Yểu không nghĩ gì, thẳng thắn nói: "Không đồng nào."
Nghĩ xong, cô ngập ngừng thay đổi giọng điệu: "Thật ra, vài đồng cũng được."
Lời này làm Văn Bách Linh bật cười, anh nói cô đừng nghĩ đến chuyện một lần ăn hết, cứ tiết kiệm sao cho thận trọng và ít rủi ro nhất.
Trong điện thoại đột nhiên phát ra một giọng nữ ——
"Văn Bách Linh, cậu định đầu tư gì mới à, muốn nghe tôi nói không?"
Văn Bách Linh cũng không giấu diếm chuyện anh nói chuyện với Thang Yểu.
Trước đây từng có lần, không biết ai ở bên cạnh anh, hỏi anh nói chuyện điện thoại với ai.
Văn Bách Linh thẳng thắn nói tên cô: "Thang Yểu."
Chuyện này làm Thang Yểu bối rối, anh từng nhắc đến cô với người khác sao?
Hôm nay anh ở nhà anh trai.
Người bên cạnh hình như trạc tuổi anh, nghe Văn Bách Linh nói về quản lý tài chính, còn nhắc vài thuật ngữ đầu tư.
Thang Yểu nghe Văn Bách Linh cười.
Anh nói, đừng làm phiền anh, cô bé còn đi học, không có nhiều tiền trong tay, cũng không có quỹ dự phòng xử lý rủi ro, nếu nghĩ ra ý tưởng gì không hay, thật sự mất tiền, cậu có cho tiền không?
"Kệ cô ấy."
Văn Bách Linh nói với Thang Yểu: "Đó là em gái của chị dâu anh, đầu tư dở tệ, ngày ngày nghiên cứu Bachelier, lúc nào cũng toàn nói về quyền chọn và đầu tư phân tán, năm ngoái thực hiện một thao tác, mất 160.000 ——"
Anh nói xong lời này, bên kia cũng phát ra tiếng sư tử gầm, muốn chặn họng anh.
Văn Bách Linh bình tĩnh nói tiếp: "—— đô la Mỹ."
Hôm nay xung quanh anh đặc biệt ầm ĩ, chọc em gái của chị dâu giận dữ bỏ đi xong, lại nghe đến giọng một cô bé.
Chính là cháu gái nhỏ của anh, đang nài nỉ anh đọc truyện.
"Đang giữa trưa mà đọc truyện gì chứ?"
Văn Bách Linh làm mọi cách có thể để từ chối, nói lát nữa gọi điện thoại xong sẽ đọc, nhưng không dỗ dành được, Thang Yểu nghe tiếng anh thở dài bất lực cũng không nhịn được mà bật cười.
Kết quả là bị Văn Bách Linh nghe được: "Thấy anh gặp nạn thì hả hê lắm chứ gì?"
Đó là lần đầu tiên Thang Yểu bị Văn Bách Linh kéo vào đời sống gia đình anh, anh nói, cô giáo Thang à, xin giúp tôi một chuyện, đứa nhỏ này đang quấy rầy tôi, cô giúp tôi đọc truyện tiếng Anh được không?
Cô cố tình nói muốn cô dạy kèm phải tốn nhiều tiền lắm.
Văn Bách Linh cười: "Double."
Đọc truyện thôi mà, làm sao Thang Yểu thu tiền anh được.
Cô đóng cửa phòng lại, tìm truyện trên mạng, hắng giọng, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng.
Đọc xong, cô đột nhiên nghe Văn Bách Linh hỏi: "Thang Yểu, có muốn gặp anh không?"
Muốn.
Nhưng Thang Yểu không dám nói ra, như thể từ "muốn" này có thể mở ra chiếc hộp Pandora, cô chỉ lịch sự hỏi: "Khi nào anh về nước?"
(* Chiếc hộp Pandora: Trong thần thoại Hy Lạp, chiếc hộp Pandora là một chiếc hộp mà nàng Pandora, người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người, sở hữu. Pandora đã mở chiếc hộp ra và những gì trong chiếc hộp đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh...)
Văn Bách Linh nói: "Qua Tết đi."
Chỉ có điều, mùa đông này vốn được sắp đặt đầy biến cố.
Thang Yểu không ngờ sẽ gặp lại Văn Bách Linh trong tình cảnh này.
Hôm nọ, sau khi ăn xong, mặt bà ngoại đột nhiên trắng bệch, Thang Yểu chỉ có thể chạy ra rót nước, khi quay lại, bà ngoại đã ướt đẫm mồ hôi, như vừa tắm xong.
Mẹ gọi 120, xe cứu thương đưa bà đến phòng cấp cứu.
Khi nhận cuộc gọi của Văn Bách Linh tối đó, bà ngoại vừa nôn xong, nằm yếu ớt trên giường bệnh trong phòng cấp cứu, thở oxy và truyền dịch.
Mẹ Thang Yểu ở bên cạnh bà ngoại, còn Thang Yểu đứng ngay cạnh máy in phim, chờ kết quả chụp CT đầu.
Cô đi ra, quay đầu nhìn lại hai lần, nhưng bà ngoại trông yếu ớt, gương mặt vẫn trắng bệch.
Khi nghe máy, cô không kiềm được nữa, bật khóc: "Văn Bách Linh..."
Người trong điện thoại lúc nào cũng vững vàng, giờ đây cũng hoảng hốt: "Sao thế em? Có chuyện gì?"
"Văn Bách Linh, bà ngoại em bệnh nặng lắm, bà vẫn đang thở oxy trong phòng cấp cứu."
Hồi còn trẻ, bà ngoại bị nhồi máu não, nhiều năm qua đã bị liệt, lần này có triệu chứng tương tự, tình hình còn nghiêm trọng hơn.
Sau một đêm lăn lộn, tình trạng cũng đã ổn định, nhưng bà ngoại vẫn phải ở lại bệnh viện để tiến hành kiểm tra và theo dõi thêm.
Vào đêm thứ ba bà ngoại nhập viện, Thang Yểu nói mẹ về nhà để cô ở lại trông chừng bà ngoại.
Phòng có ba giường bệnh, đều có bệnh nhân, Thang Yểu lo cho bà ngoại nên cả đêm không ngủ chút nào, cô ngồi căng thẳng ngồi trên chiếc giường gấp chật chội, nghĩ ngợi miên man.
Sau lần nhồi máu não trước đây, bà ngoại đã không thể đi đứng hay nói rõ được nữa, di chứng lần này có nghiêm trọng hơn không?
Cô mặc áo khoác, bần thần một hồi lâu, mãi đến nửa đêm mới thấy trên điện thoại hiện tin nhắn chưa đọc từ Văn Bách Linh.
Trong tin nhắn, anh hỏi cô số phòng bệnh.
Khi nói chuyện điện thoại tối hôm trước, Thang Yểu rất hoảng loạn, cô còn không nhớ đã nói gì với anh.
Cô không biết Văn Bách Linh hỏi số phòng bệnh làm gì, sợ anh nhờ người mang hoa hay giỏ trái cây đến.
Đang soạn tin nhắn, định thông báo tình hình cho anh và nói anh đừng phí tiền, điện thoại đột nhiên rung lên, màn hình hiện ra tin nhắn mới.
Là Văn Bách Linh nhắn, chỉ có vỏn vẹn ba từ:
"Ra ngoài đi."
Thang Yểu còn chưa tin, nhìn về phía cửa.
Như trong giấc mộng, Văn Bách Linh đã xuất hiện ở thành phố của cô, anh vẫy vẫy chiếc điện thoại với cô qua ô kính nhỏ trên cửa, ra hiệu cho cô ra ngoài.
Hành lang bệnh viện giữa đêm vô cùng tĩnh lặng, nồng nặc mùi thuốc khử trùng, người nhà của một bệnh nhân ngồi co ro trên ghế.
Văn Bách Linh bay một chuyến bay hơn 20 tiếng đồng hồ đến thành phố, thuê một chiếc xe, lái đến chỗ Thang Yểu.
Sau một chặng đường dài, anh đến, nhẹ nhàng ôm lấy Thang Yểu, vỗ lưng cô an ủi: "Bà ngoại thế nào rồi em?"