Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 10
Ngày 4 tháng 4 năm 2009
Nghe đâu khoa địa lý nổi tiếng dương thịnh âm suy, đến nơi mới biết, đúng là “ai bảo gái không bằng trai”.
(Ai bảo gái không bằng trai: tên một bài kịch nổi tiếng).
Đứng trước tôi là một cô gái nhỏ nhắn, tay cầm điện thoại: “Thi vòng hai vào lễ thanh minh, trời ơi thi vòng hai vào lễ thanh minhhh!! Lần này mà không đỗ, có thành quỷ tao cũng không tha cho cái trường này!” Vừa nói xong thì trượt chân.
Lúc tôi chạy đến chỉ kịp đỡ cô ấy lên: “Cậu là người Tứ Xuyên?”
Cô gái Tứ Xuyên xinh xắn vịn tay tôi đứng lên: “Ừ, bò qua một nửa Trung Quốc để thi vòng hai, có khổ không cơ chứ.”
Cứ thế, tôi đã làm quen với bạn học và cũng là bạn cùng phòng tương lai – đồng chí Tiểu Thảo. Về sau nó bảo, giữa ngàn vạn người, tại sao lại là tôi đỡ nó, duyên phận chứ còn gì! Tôi không nỡ bảo, thực ra cũng có rất nhiều chàng muốn chạy lại đỡ, chỉ có điều không ai nhanh bằng tôi…
Thi viết, vấn đáp, kiểm tra sức khỏe xong xuôi, Tiểu Thảo từ chối khéo lời đề nghị đi dạo đại học X của tôi: “Tớ phải về nghỉ ngơi thích nghi với vùng này. Trường học có những ba năm tha hồ dạo, không vội không vội.”
Nhìn cô ấy khập khiễng nhảy lò cò về phòng trọ, tôi không hỏi nên lời, cô gái, sao cậu đã biết chúng mình đỗ rồi?
Ngày 8 tháng 4 năm 2009
Ba hôm sau, tôi nhận được tin nhắn trúng tuyển, cùng lúc đó, mẹ vừa nghe xong điện thoại của phòng y tá: “Hôm nay không có giường, ba mày chưa đi được.” Bây giờ bệnh viện nào cũng hết giường, tôi nhìn chiếc vali bên cạnh, do dự không biết có nên dọn tiếp hay không.
Mẹ đang làm cơm trưa thì điện thoại sáng: “Có bệnh nhân chiều nay xuất viện sớm, hai bác đến nhanh không ngày mai lại hết chỗ.”
Thanh niên đáng tin cậy.
Một giờ chiều, bệnh viện. Bên phòng y tá, bác sĩ Cố đã ký đơn xin nhập viện, làm thủ tục rất thuận lợi.
Lau xong bàn ghế giường tủ, tôi đi giặt khăn, đến cửa thì Tiểu Thảo gọi đến: “Lâm Chi Hiệu Lâm Chi Hiệu! Từ giờ chúng mình thành bạn học rồi!”
Tôi cười: “Có khi còn là bạn cùng phòng. Lần này thi vòng hai chỉ có bốn nữ, nghe các chị ấy bảo ký túc xá bọn mình cũng dành cho bốn người.” (Nửa năm sau, bốn cô gái được phân vào ba phòng ký túc, Tiểu Thảo cười: “Duyên trời định chứ sao!”)
Nghe tiếng cười ở đầu dây bên kia, bất giác tôi cũng thấy vui vẻ: “Chúng mình có đủ ba năm dạo ĐH X đến chán thì thôi.”
Tắt máy, quay lại, thấy Bác sĩ đang đứng cách tôi năm mét, khoanh tay cười. Hai mươi ngày không gặp, nụ cười của anh như ấm dần theo những mùa lá chuyển.
Trong ánh nắng ấm áp đầu giờ chiều, tôi thiếu chút giơ tay “Hi” một tiếng, mỗi tội một tay cầm khăn lau một tay vướng điện thoại.
“Chào bác sĩ.”
Ánh mắt anh lướt qua điện thoại tôi, gật đầu.
“Cảm ơn anh.” Chiến trường tranh giường bệnh dữ dội như thế…
Anh mỉm cười: “Không có gì, việc nên làm.” Rồi lướt qua tôi về phòng làm việc. Nhìn bóng lưng anh, không hiểu sao tôi thấy có gì đó là lạ. Mãi về sau anh mới ung dung kể lại: “À, tim đập nhanh hơn một chút ấy mà.”
Chiều, mẹ và thầy Lâm đi kiểm tra, tôi bị điều động sang tư vấn phương án hóa trị.
Gõ cửa: “Bác sĩ Cố.”
Người đang ngồi trước máy tính gõ đơn thuốc quay lại nhìn tôi năm giây, rồi vỗ vỗ chiếc ghế bên cạnh: “Em ngồi đây.”
Vội vàng ngồi nghiêm chỉnh, có trai đẹp trước mặt, tôi bỗng thấy hơi choáng váng nên đành nhìn xuống những ngón tay tung bay trên bàn phím. Khi tôi đang thầm tự nhủ “không chơi piano thì thật phí” các kiểu, những ngón tay ấy dừng lại.
Tôi ngẩng đầu, thấy Bác sĩ đang nhìn tôi mỉm cười: “Em muốn hỏi gì?”
Trời ạ còn ngẩn ngơ nhìn tay người ta, tôi lúng túng sờ trán: “Về phác đồ điều trị của thầy Lâm ạ.”
Anh rút chiếc bút trong túi áo ngực, mở quyển sổ trong tay tôi, vừa nói vừa viết: “Phác đồ XELOX. Thành phần chủ yếu của nước truyền là Oxaliplatin, thuốc chống ung thư tương đối tốt, liều lượng không cao, trước và sau khi truyền sẽ dùng thêm thuốc bảo vệ gan, đồng thời uống Xeloda…”
“Vậy phản ứng phụ thì sao?” Đây là điều tôi chú ý nhất.
“Phản ứng của mỗi người một khác. Oxaliplatin có lượng độc tính nhất định, có thể sẽ cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn.”
Ra phòng làm việc, tôi nhìn quyển sổ lẫn lộn Trung – Anh trong tay, đang cảm khái chất lượng phục vụ của bệnh viện hiện nay thật tốt thì vọng lại tiếng Bác sĩ: “Lâm… Lâm…”
Tôi quay lại, thấy anh vẫn đang dừng ở chữ Lâm không nói thêm: “Lâm Chi Hiệu ạ.”
“Ừm, Lâm Chi Hiệu,” Bác sĩ dừng một chút, “Mua cho ba em một đôi găng tay, trong thời gian hóa trị không được chạm vào kim loại hay bất cứ thứ gì lạnh.” Sau đó quay lại về phòng làm việc.
Tôi còn thấy anh nhỏ giọng lẩm bẩm một câu: “Tên như con trai…”
________________________________________
Bác sĩ: Hahahaha…
(Sao anh ngoài cười ngây ngô vẫn là cười ngây ngô thế)
Nghe đâu khoa địa lý nổi tiếng dương thịnh âm suy, đến nơi mới biết, đúng là “ai bảo gái không bằng trai”.
(Ai bảo gái không bằng trai: tên một bài kịch nổi tiếng).
Đứng trước tôi là một cô gái nhỏ nhắn, tay cầm điện thoại: “Thi vòng hai vào lễ thanh minh, trời ơi thi vòng hai vào lễ thanh minhhh!! Lần này mà không đỗ, có thành quỷ tao cũng không tha cho cái trường này!” Vừa nói xong thì trượt chân.
Lúc tôi chạy đến chỉ kịp đỡ cô ấy lên: “Cậu là người Tứ Xuyên?”
Cô gái Tứ Xuyên xinh xắn vịn tay tôi đứng lên: “Ừ, bò qua một nửa Trung Quốc để thi vòng hai, có khổ không cơ chứ.”
Cứ thế, tôi đã làm quen với bạn học và cũng là bạn cùng phòng tương lai – đồng chí Tiểu Thảo. Về sau nó bảo, giữa ngàn vạn người, tại sao lại là tôi đỡ nó, duyên phận chứ còn gì! Tôi không nỡ bảo, thực ra cũng có rất nhiều chàng muốn chạy lại đỡ, chỉ có điều không ai nhanh bằng tôi…
Thi viết, vấn đáp, kiểm tra sức khỏe xong xuôi, Tiểu Thảo từ chối khéo lời đề nghị đi dạo đại học X của tôi: “Tớ phải về nghỉ ngơi thích nghi với vùng này. Trường học có những ba năm tha hồ dạo, không vội không vội.”
Nhìn cô ấy khập khiễng nhảy lò cò về phòng trọ, tôi không hỏi nên lời, cô gái, sao cậu đã biết chúng mình đỗ rồi?
Ngày 8 tháng 4 năm 2009
Ba hôm sau, tôi nhận được tin nhắn trúng tuyển, cùng lúc đó, mẹ vừa nghe xong điện thoại của phòng y tá: “Hôm nay không có giường, ba mày chưa đi được.” Bây giờ bệnh viện nào cũng hết giường, tôi nhìn chiếc vali bên cạnh, do dự không biết có nên dọn tiếp hay không.
Mẹ đang làm cơm trưa thì điện thoại sáng: “Có bệnh nhân chiều nay xuất viện sớm, hai bác đến nhanh không ngày mai lại hết chỗ.”
Thanh niên đáng tin cậy.
Một giờ chiều, bệnh viện. Bên phòng y tá, bác sĩ Cố đã ký đơn xin nhập viện, làm thủ tục rất thuận lợi.
Lau xong bàn ghế giường tủ, tôi đi giặt khăn, đến cửa thì Tiểu Thảo gọi đến: “Lâm Chi Hiệu Lâm Chi Hiệu! Từ giờ chúng mình thành bạn học rồi!”
Tôi cười: “Có khi còn là bạn cùng phòng. Lần này thi vòng hai chỉ có bốn nữ, nghe các chị ấy bảo ký túc xá bọn mình cũng dành cho bốn người.” (Nửa năm sau, bốn cô gái được phân vào ba phòng ký túc, Tiểu Thảo cười: “Duyên trời định chứ sao!”)
Nghe tiếng cười ở đầu dây bên kia, bất giác tôi cũng thấy vui vẻ: “Chúng mình có đủ ba năm dạo ĐH X đến chán thì thôi.”
Tắt máy, quay lại, thấy Bác sĩ đang đứng cách tôi năm mét, khoanh tay cười. Hai mươi ngày không gặp, nụ cười của anh như ấm dần theo những mùa lá chuyển.
Trong ánh nắng ấm áp đầu giờ chiều, tôi thiếu chút giơ tay “Hi” một tiếng, mỗi tội một tay cầm khăn lau một tay vướng điện thoại.
“Chào bác sĩ.”
Ánh mắt anh lướt qua điện thoại tôi, gật đầu.
“Cảm ơn anh.” Chiến trường tranh giường bệnh dữ dội như thế…
Anh mỉm cười: “Không có gì, việc nên làm.” Rồi lướt qua tôi về phòng làm việc. Nhìn bóng lưng anh, không hiểu sao tôi thấy có gì đó là lạ. Mãi về sau anh mới ung dung kể lại: “À, tim đập nhanh hơn một chút ấy mà.”
Chiều, mẹ và thầy Lâm đi kiểm tra, tôi bị điều động sang tư vấn phương án hóa trị.
Gõ cửa: “Bác sĩ Cố.”
Người đang ngồi trước máy tính gõ đơn thuốc quay lại nhìn tôi năm giây, rồi vỗ vỗ chiếc ghế bên cạnh: “Em ngồi đây.”
Vội vàng ngồi nghiêm chỉnh, có trai đẹp trước mặt, tôi bỗng thấy hơi choáng váng nên đành nhìn xuống những ngón tay tung bay trên bàn phím. Khi tôi đang thầm tự nhủ “không chơi piano thì thật phí” các kiểu, những ngón tay ấy dừng lại.
Tôi ngẩng đầu, thấy Bác sĩ đang nhìn tôi mỉm cười: “Em muốn hỏi gì?”
Trời ạ còn ngẩn ngơ nhìn tay người ta, tôi lúng túng sờ trán: “Về phác đồ điều trị của thầy Lâm ạ.”
Anh rút chiếc bút trong túi áo ngực, mở quyển sổ trong tay tôi, vừa nói vừa viết: “Phác đồ XELOX. Thành phần chủ yếu của nước truyền là Oxaliplatin, thuốc chống ung thư tương đối tốt, liều lượng không cao, trước và sau khi truyền sẽ dùng thêm thuốc bảo vệ gan, đồng thời uống Xeloda…”
“Vậy phản ứng phụ thì sao?” Đây là điều tôi chú ý nhất.
“Phản ứng của mỗi người một khác. Oxaliplatin có lượng độc tính nhất định, có thể sẽ cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn.”
Ra phòng làm việc, tôi nhìn quyển sổ lẫn lộn Trung – Anh trong tay, đang cảm khái chất lượng phục vụ của bệnh viện hiện nay thật tốt thì vọng lại tiếng Bác sĩ: “Lâm… Lâm…”
Tôi quay lại, thấy anh vẫn đang dừng ở chữ Lâm không nói thêm: “Lâm Chi Hiệu ạ.”
“Ừm, Lâm Chi Hiệu,” Bác sĩ dừng một chút, “Mua cho ba em một đôi găng tay, trong thời gian hóa trị không được chạm vào kim loại hay bất cứ thứ gì lạnh.” Sau đó quay lại về phòng làm việc.
Tôi còn thấy anh nhỏ giọng lẩm bẩm một câu: “Tên như con trai…”
________________________________________
Bác sĩ: Hahahaha…
(Sao anh ngoài cười ngây ngô vẫn là cười ngây ngô thế)