Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Em phải đến Harvard học kinh tế - Chương 04 - Phần 9
SÁU TUỔI LÊN TRUYỀN HÌNH, DIỄN VỞ “ĐÀO HOA KHÚC”
Mùa thu năm 1986, tôi đã kết thúc chương trình tự học đại học, chuyên ngành văn học với luận văn xuất sắc. Tôi đến đón Đình Nhi trở lại Thành Đô. Chứng nửa năm sau, rất ngẫu nhiên cháu gặp một cơ hội cũng là một thử thách khá lớn trong đời: được đóng vai bé Tiểu Anh trong vở kịch truyền hình “Đào hoa khúc” do Bộ y tế phối hợp với Hội văn nghệ Tỉnh Tứ Xuyên hợp tác làm. Khi đó Đình Nhi sắp tròn sáu tuổi, một hôm vừa ngủ dậy, bị chảy máu cam khong đi nhà trẻ được, tôi đành phải đem theo cháu đến cơ quan. Ông đạo diễn Trần Phúc Kiềm gặp Đình Nhi tại phòng làm việc của tôi. Ông hỏi Đình Nhi: “Cháu tên gì?” Đình Nhi ngước đôi mắt đen láy và hai má đỏ hồng nhìn ông nói: “Cháu là Lưu Nhất Đình (mãi đến năm lên lớp 4, tôi mới đổi tên cháu là Lưu Diệc Đình), bác cứ gọi cháu là Đình Đình thôi”. Thấy Đình Nhi là một cháu bé ngây thơ lanh lợi, có vẻ thông minh và mạnh dạn, dáng vẻ như cô học sinh lớp 1, đạo diễn đề nghị để Đình Nhi đóng vai Tiểu Anh, con gái của Đào Hoa trong vở kịch truyền hình ông đang dàn dựng. Rồi ông kể sơ qua câu chuyện trong vở kịch “Đào Hoa Khúc” ấy: “Sau khi cha của Tiểu Anh qua đời, bà nội từ trại phong trở về nhà, dân làng lớn bé ái cũng sợ bị lậy bệnh phong của bà, họ kỳ thị và xa lánh gia đình Tiểu Anh như xa lánh một thứ ôn dịch kinh khủng lắm. Mẹ của Tiểu Anh, cô Đào Hoa không thể không chăm sóc mẹ chồng hàng ngày, người yêu mới của cô cũng xa lánh cô. Sau này nhờ có Tiểu Anh mà tình yêu chân thành giữa mẹ Tiểu Anh và bác lái xe của Tiểu Anh “người bạn lớn” (do diễn viên Trương Quốc Lập đóng) đã nảy nở…”
Hai mẹ con tôi đều thấy nhân vật Tiểu Anh rất đáng yêu, liền nhận lời mời của đạo diễn. Mấy ngày sau, tôi lần lượt đến cơ quan, rồi đến nhà trẻ làm đơn xin cho mẹ con tôi nghỉ phép nửa tháng. Tôi dẫn Đình Nhi theo đoàn làm phim đến tận Hồ Long Tuyền, đang mùa hoa đào nở rộ. Trong quá trình quay phim suốt nửa tháng trời, Đình Nhi đã chứng tỏ một khả năng hiểu biết đáng ngạc nhiên, và diễn thành công nhân vật Tiểu Anh. Những ngày đầu, đạo diễn định dùng phương pháp làm mẫu để Đình Nhi bắt chước, nhưng Đình Nhi không quen kiểu bắt chước mù quáng nên rất khó “nhập vai”. Tôi đề nghị với đạo diễn cứ thử dùng biện pháp “giảng giải” như đối với diễn viên người lớn, để Đình Nhi diễn theo sự hiểu biết của mình. Kết quả đúng như dự đoán, cháu hiểu rất nhanh và “nhập vai” rất tốt. Có thể nói rằng, mỗi một cảnh có nhân vật Tiểu Anh, Đình Nhi đều diễn theo cảm hứng sau khi được đạo diễn giảng giải cặn kẽ. Đối với các diễn viên nhi đồng, khó khăn nhất là những “cảnh khóc”. Trong cả hai tập phim truyền hình “Đào Hoa Khúc” này, vai Tiểu Anh có đến bốn cảnh “gào khóc thảm thiết”. Để quay được thành công bốn cảnh đó, cũng đã có nhiều chuyện thú vị. Tôi đã ghi lại được một vài chuyện trong chương “Bốn lần khóc của Tiểu Anh” trong hồi ký “Thú vị thay, cô bé diễn viên”.
Quay cảnh bé cười thì dễ, còn quay cảnh bé khóc thì thật là khó, thế mà theo kịch bản, Tiểu Anh phải khóc đến bốn lần. Đình Đình được mẹ dẫn đến quay phim, làm cho Đình Đình phải khóc, đó là nhiệm vụ của mẹ.
Lần thứ nhất phải khóc là cảnh sau khi bà nội của Tiểu Anh từ trại phong trở về, các bà mẹ của bạn học với Tiểu Anh cấm các con chơi với Tiểu Anh. Tiểu Anh còn bị các bạn đẩy ngã trên đường, cháu sợ quá khóc thét lên. Để quay được cận cảnh đặc tả Tiểu Anh khóc, Đình Đình đã phải khổ sở biết bao. Tôi cho rằng cứ đánh Đình Đình thật mạnh mấy roi thì cháu sẽ phải khóc ngay. Không ngờ cháu vừa được quay xong cảnh “khiêng kiệu hoa”, tôi đánh cháu đến bảy tám roi rất đau, cháu vẫn cứ cười xin tha, đến lúc đau quá không chịu được mới khóc òa lên.
Để quay lại được cảnh ấm ức nhịn mãi rồi mới khóc òa lên được, đạo diễn cố ý quát to: “Câm mồm ngay không được khóc!” Đình Nhi vội vã ngậm miệng lại, khong bật ra tiếng khóc. Đạo diễn lại quát: “Khóc đi, khóc to vào!”, cháu liền khóc òa lên nức nở. Quay xong cảnh đặc tả đó, đạo diễn vội chạy ùa đến ôm lấy Đình Nhi ra sức an ủi: “Nín đi, nín đi cháu! Quay xong rồi, Đình Nhi ngoan quá, nào bây giờ cháu cười lên nào, cháu sẽ là một diễn viên giỏi nhất đấy!” Câu nói đó thật là hiệu nghiệm, Đình Nhi quả nhiên bật cười.
Khóc lần thứ hai và thứ ba thì quả thật là một màn kịch. Tiểu Anh bị các bạn học xa lánh, chèn ép, định không học nữa, mẹ Đào Hoa giận quá, định đánh Tiểu Anh, Tiểu Anh bật khóc. Để tiện cho việc quay phim, trước hết phải quay cảnh khóc sau khi bị đánh, sau đó mới quay cảnh đánh và cảnh hai mẹ con ôm nhau khóc. Làm như vậy đỡ bắt Đình Nhi phải khóc hai lần. Lần này thì tôi không thể đang tâm đánh Đình Nhi nữa, nghĩ rằng Đình Nhi sợ nhất là phải xa mẹ, tôi bảo La Tú Xuân, một nữ diễn viên, đến trường quay nói: “Mẹ của Đình Đình đã về rồi, cơ quan của cô ấy vừa điện đến, yêu cầu cô ấy phải một mình về ngay”. Đình Nhi không biết thật giả thế nào, nước mắt cứ trào ra. Từ chỗ nấp xa, tôi thấy con gái khóc thật là thảm thiết, trong lòng bỗng thấy thương con: còn phải khóc những hai lần nữa cơ, làm thế nào bây giờ?
Thật không ngờ, lần thứ ba lại quá dễ dàng. Mẹ Đào Hoa đánh không đau lắm, thế mà Đình Nhi khóc rất là thảm thương. Đạo diễn vừa hô: “Dừng lại!” mẹ Đào Hoa không kịp lau nước mắt vội vã chạy đến ôm lấy Đình Nhi, vừa vỗ về vừa hỏi: “Có đau không con?” Đình Nhi vừa cười vừa nũng nịu: “Không đau mẹ Đào Hoa ạ, không đau đâu mà!” Quay xong cảnh nay, tôi hỏi cháu: “Mới đánh nhẹ như thế mà con đã khóc rồi à?” Đình Nhi đắc ý trả lời: “Lúc đầu là con khóc giả vờ đấy, thế rồi con nghĩ bụng: phải khóc đi chứ, khóc thật đi, thế là con khóc thật”. Đạo diễn nghe cháu nói vậy kinh ngạc nói: “Ôi! Cháu bé thế này mà đã biết rằng “con người thứ hai” của mình để diễn kịch rồi đấy!”
Làm cho diễn viên nhi đồng khóc, việc ấy cũng chưa thật khó lắm, khó nhất là: dù khóc thế nào đi chăng nữa, các cháu cũng không được quên rằng mình đang diễn kịch. Cảnh khóc lần cuối cùng, có lúc Đình Nhi làm chúng tôi khó xử. Vừa quay xong cảnh các bạn học xông đến quăng cặp sách của Tiểu Anh đi, con đẩy Tiểu Anh ngã xuống vũng bùn, Đình Nhi liền nằng nặc thay ngay quần áo sạch. Tôi không làm theo, còn cố ý chỉ vào những vết bẩn bám đầy trên quần áo Đình Nhi doạ: “Eo ôi! Trứng giun, trứng sán đang bám đầy quần con kìa!”. Đình Nhi vừa tức vừa sợ khóc òa lên. Máy quay vội chớp cảnh ấy. Đạo diễn nói với Đình Nhi: “Nói đi, nói đi: sách của tôi…” Đình Nhi chẳng thèm để ý, càng khóc to hơn: “Đánh mẹ đi cơ, con ghét mẹ lắm…” Tôi vội chạy đến bảo: “Nghe lời mẹ nào, nhân lúc trứng giun chưa nở thành giun con, con phải nhanh chóng diễn kịch đi chứ!” Lúc bấy giờ Đình Nhi mới vừa khoác vừa nói: “Sách của tôi đâu? Cặp sách của tôi đâu?...”
Rất may là vở kịch “Đào Hoa Khúc” được chiếu trên hệ thống 2 Đài truyền hình trung ương, ông bà ngoại cũng vừa mới mua được chiếc ti vi màu. Khi ấy ông bà nhìn thấy Đình Nhi, đứa cháu ngày đêm mong nhớ, trên màn hình, ông bà mừng đến rơi nước mắt. Mẹ con tôi cũng dúng số tiền thù lao đóng phim của Đình Nhi, được 200 đồng, góp vào khoản tiền mua ti vi. Chiếc ti vi màu 18 inch đã cũ mang nặng bao nhiêu kỉ niệm ấy, cho đến nay tôi vẫn còn.
CUỐN BĂNG GHI CUỘC TRÒ CHUYỆN GIỮA MẸ CON TÔI ĐƯƠC CHỌN ĐĂNG VÀO CHUYÊN MỤC “MỘT NGÀY TRÊN ĐẤT NƯỚC TRUNG HOA MỚI”
Niềm vui của việc đóng phim chưa hết, cùng lúc các báo chí đăng trên mục nhắn tin: Thông báo đề nghị viết bài cho chuyên mục “Một ngày trên đất nước Trung Hoa mới”. Mẩu tin này đã thu hút sự chú ý của tôi.
Khi còn đang học hệ chuyên tu chương trình “Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc”, tôi đã biết: nửa thế kỉ về trước một nhóm các nhà văn hóa tiến bộ do Mao Thuẫn đứng đầu đã cho ra đời một tập sách báo văn học khá dày dặn với tiêu đề là: “Một ngày ở Trung Quốc” với sự tham gia của nhiều cây bút nổ tiếng và chưa có tiếng. Tập sách đã khắc họa nên một “Bức tranh sinh động” về hiện tượng Trung Quốc trong ngày 21 tháng 5 năm 1936. Tập sách đã lập nên một chiến công bất hủ: làm thức tỉnh ý thức cứu nước của người Trung Hoa. Thật không ngờ, năm mươi năm sau, chính ngày hôm nay, ngày 21 tháng 5 năm 1987 này, lại có một nhóm người tâm huyết muốn cùng trong một thời gian, cùng một phương thức, khắc họa một “bức tranh” hiện thực về đất nước Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa. Với mục đích vừa để lại một ấn tượng trực quan sinh động cho các bạn đọc trong và ngoài nước đang khát khao tìm hiểu về hiện thực Trung Quốc ngày nay, đồng thời cũng là một sự so sánh giữa Trung Quốc ngày nay và Trung Quốc năm mươi năm về trước, Ban biên tập chuyên mục “Một ngày trên đất nước Trung Hoa mới” kêu gọi bạn đọc gần xa hãy viết bài nói về hiện thực xã hộ, hay cảm xúc của bản thân trong ngày hôm nay, ngày 21 tháng 5 năm 1987. Những bài được tuyển chọn sẽ được tập hợp lại xuất bản thành sách do Nhà xuất bản Hoa Hạ chịu trách nhiệm.
Mẩu tin thông báo đó được khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng. Chỉ trong vòng một tháng, Ban Biên tập đã nhận được hơn 13.000 bài gửi đến. Có rất nhiều các nhân sĩ trong và ngoài nước nô nức tham gia hoạt động này như các vị: Tống Hy Liêm, Phí Hiếu Thông, Hạ Diễn, Dương Mạt, Niếp Vệ Bình, Thẩm Túy, Diệp Vĩnh Liệt, Trịnh Nãi San… Cũng như mọi người công dân yêu nước khác, tôi cho rằng “mình phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia hoạt động viết bài giúp cho việc tìm hiểu một cắt đoạn trong tiến trình của lịch sử dân tộc Trung Hoa này, để lại cho hậu thế dấu ấn của một ngày trong xã hội Trung Hoa ngày nay”. Hơn nữa, tôi hi vọng có những lớp người kế thừa như Đình Nhi, cũng đúng ngày 21 tháng 5 của năm mươi năm về sau lại phát động một phong trào viết bài cho chuyên mục “Một ngày trên đất nước Trung Hoa thế kỉ mới”, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “mỗi quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Trước ngày 21 tháng 5, tôi đã kể cho Đình Nhi nghe tất cả ngọn ngành sự việc, rồi bảo cháu: Mẹ dự định viết lại “bản tin gia đình” về việc đang rèn trí lực cho con hiện nay để tham dự cuộc thi. Đình Nhi thích thú lắm. Hôm đó vừa ra khỏi nhà trẻ, trên đường về nhà, mẹ con tôi làm lại cuộc hỏi đáp đó từ đầu, đồng thời thu vào máy ghi âm. Tôi căn cứ vào cuộn băng đó, có sửa chút ít để viết lại thành bài viết sau đây tham dự cuộc thi.
Bản tin trong nhà trẻ
(Mẹ hỏi, Lưu Nhất Đình trả lời)
Mẹ: Đình Nhi, con có thể tự giới thiệu về mình được không?
Đình Nhi: Được ạ. Con tên là Lưu Nhất Đình (Diệc Đình là tên sau này cha dượng đổi cho), là một bạn nhỏ, học lớp mẫu giáo lớn, thuộc nhà trẻ số 3, thành phố Thành Đô. Năm năy con sáu tuổi, con sinh vào tháng 3. Sau khi con tròn sáu tuổi, mỗi lần từ nhà trẻ trở về nhà, mẹ đều yêu cầu con phải “báo tin” trong ngày. Cứ bắt đầu ngồi vào “chuyên xa” của con, (chiếc ghế mây buộc đằng sau xe đạp của mẹ) là con bắt đầu kể cho mẹ nghe đủ mọi chuyện đã xảy ra trong nhà trẻ của con. Mẹ vừa đạp xe, vừa bình phẩm về “bản tin trong ngày” ấy của con. Có hôm mẹ khen “bản tin” hay, có hôm mẹ chỉ nói “tin bình thường”, cũng có hôm mẹ chê là “không phải bản tin”, thật buồn cười!
Mẹ: Hôm nay khác mọi hôm con ạ! Mẹ con mình phải ghi lại “bản tin” hôm nay để gửi đến nhà xuất bản Hoa hạ in thành sách, con có còn nhớ là sách gì không?
Đình Nhi: “Một ngày trên đất nước Trung Hoa mới”, trong sách in những sự việc chân thực xảy ra trong ngày 21 tháng 5, có đúng không mẹ?
Mẹ: Đúng, con ạ! Quyển sách này cứ sau năm mươi năm mới lại xuất bản quyển thứ hai. Lần này bài của mẹ con ta có được xuất bản hay không, chủ yếu là xem hôm nay con có tin gì mới không.
Đình Nhi: Đừng lo, mẹ ạ! Hôm nay con có nhiều tin mới lắm.
Mẹ: Những tin gì hả con?
Đình Nhi: Cuộc thi thể dục trong nhà trẻ hôm thứ ba vừa rồi đã có kết quả, lớp con được giải nhất. Tin này được chứ, mẹ nhỉ?
Mẹ: Khá lắm, thế là các con đã giành được hai lần giải nhất rồi đấy nhỉ?
Đình Nhi: Giải nhất lần này khác giải nhất lần trước mẹ ạ. Lần trước thi “nhảy cầu” là do nhà trẻ tự tổ chức. Chúng con được giải nhất cũng chỉ mang vinh dự lại cho mình lớp con mà thôi. Lần này thi thể dục là do khu Đông Thành tổ chức, chúng con đại diện cho Nhà trẻ số 3 đi tham dự, giải nhất của chúng con đã đem lại vinh dự cho cả Nhà trẻ. Mẹ biết không, lúc vào thi, cả lớp con không có bạn nào làm sai động tác, hàng ngũ rất nghiêm chỉnh. Tiếc quá, hôm đó không có mẹ đi xem.
Mẹ: Thật đáng tiếc, có điều mẹ muốn con kể lại tỉ mỉ cho mẹ nghe.
Đình Nhi: Tại sao hả mẹ?
Mẹ: Có nhiều cái lợi lắm đấy. Con thử nghĩ xem, muốn thông báo được tin tức cho mẹ, trước tiên con phải biết quan sát, đúng không? Nếu luyện tập nhiều lần, con sẽ có được một thói quen: biết nhìn, biết nghĩ và biết trình bày. Cứ vậy, con sẽ tiến bộ rất nhanh.
Đình Nhi: Đúng thế, mẹ ạ! Bây giờ, ở trên lớp thầy giáo thường khen con dùng từ chính xác, phản ứng nhanh đấy.
Mẹ: Phải chăm luyện tập mới có được như vậy đúng không con?
Đình Nhi: Đúng, mẹ ạ! Hôm nay chúng con học được một bài hát mới, hay lắm mẹ ạ. Con hát thử mẹ nghe nhé? Thôi chết, câu đầu tiên con quên mất rồi.
Mẹ: Vậy con hát từ câu thứ hai vậy.
Đình Nhi: Con hát nhé!
…
Giống như chiếc cầu nối hai nơi.
Ta đi trên đó, mừng hớn hở.
Đón bạn ta về từ khắp nơi
Chào bạn, chào bạn, xin chào bạn!
Nhật Bản, quê hương của mặt trời.
Hoan nghênh các bạn đến nhà tôi.
Mừng ngày mồng một tháng sáu này.
Bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới,
Về đây chung một mái nhà vui
Mẹ: Ừ, hay lắm! Câu đầu tiên có phải là câu thơ nói về cầu vồng không?
Đình Nhi: Đúng đấy, mẹ ạ! Con nhớ ra rồi, “Một chiếc càu vồng vắt ngang trời. Giống như chiếc cầu nối hai nơi…”
Mẹ: Thôi, kết thúc chuyện này đi con! Con phải luyện tập giới thiệu chương trình cơ mà. Thứ bảy là ngày 23, là ngày mở đầu hội diễn chương trình văn nghệ thiếu niên nhi đồng khu Đông Thành. Ngày mai mẹ con mình phải xem bộ phim “Gập ghềnh” (Phim truyền hình nhiều tập của Mexico) nên không luyện được rồi, chỉ còn tối nay thôi.
Đình Nhi: Thôi vạy, mẹ cho con nói nốt tin cuối cùng, con chỉ xin mẹ một phút thôi, mẹ cứ nhìn đồng hồ đi. Bắt đầu nhé! Trưa nay khi ăn cơm ở nhà trẻ, con thấy ở lợi mình có hai vật cưng cứng, chèn vào răng rất đau.
Mẹ: Để mẹ xem nào… ái chà, con sắp thay răng rồi đấy. Răng sữa chưa rụng, răng khôn đã mọc rồi. Thông thường, trẻ em phải bảy tuổi mới thay răng, con mới sáu tuổi mà sao thay thế nhỉ?
Đình Nhi: Lớp con có nhiều bạn đang thay răng lắm mẹ ạ, bạn Mông Tiêu, bạn La Khải, bạn Dương Lệ Na, bạn Hoàng Kỳ… các bạn ấy đều sáu tuổi mà. Bác sĩ Tăng nói: Trẻ con trong các gia đình chỉ có một con được nuôi nấng tốt nên phát triển sớm.
Mẹ: Ồ, thật thế à! Này, đến nhà rồi đấy, mời “tiểu thư” xuống xe cho.
Một năm sau trong bài viết “Quá trình biên tập cuốn Một ngày trên đất nước Trung Hoa đổi mới”, tôi đọc được một thông tin: “Trong số 13.000 bài viết gửi đến Ban biên tập, các tác giả gồm đủ mọi lứa tuổi, từ các cháu nhi đồng 6-7 tuổi, đến các bậc cao niên thọ gần trăm tuổi…” “Nhi đồng” 6-7 tuổi ấy chính là Đình Nhi.
Bài viết của chúng tôi đã lần lượt phải trải qua bốn lần sàng lọc. Vì các địa phương như Bắc Kinh, Giang Tô, Tứ Xuyên, Liêu Ninh là những nơi gửi bài về nhiều nhất, bởi vậy công tác tuyển chọn càng phải khắt khe hơn. Thế mà bài viết của chúng tôi cuối cùng cũng đã vượt qua được, để in được thành sách cùng với 480 bài khác, vinh dự được trở thành một mảnh gương nhỏ phản ánh trung thực xã hội Trung Quốc thời hiện đại. Được đánh một dấu chấm hết, kết thúc tuổi mẫu giáo của Đình Nhi bằng một “chiến công” như vậy, quả thực tôi thấy rất hài lòng.
Mùa thu năm 1986, tôi đã kết thúc chương trình tự học đại học, chuyên ngành văn học với luận văn xuất sắc. Tôi đến đón Đình Nhi trở lại Thành Đô. Chứng nửa năm sau, rất ngẫu nhiên cháu gặp một cơ hội cũng là một thử thách khá lớn trong đời: được đóng vai bé Tiểu Anh trong vở kịch truyền hình “Đào hoa khúc” do Bộ y tế phối hợp với Hội văn nghệ Tỉnh Tứ Xuyên hợp tác làm. Khi đó Đình Nhi sắp tròn sáu tuổi, một hôm vừa ngủ dậy, bị chảy máu cam khong đi nhà trẻ được, tôi đành phải đem theo cháu đến cơ quan. Ông đạo diễn Trần Phúc Kiềm gặp Đình Nhi tại phòng làm việc của tôi. Ông hỏi Đình Nhi: “Cháu tên gì?” Đình Nhi ngước đôi mắt đen láy và hai má đỏ hồng nhìn ông nói: “Cháu là Lưu Nhất Đình (mãi đến năm lên lớp 4, tôi mới đổi tên cháu là Lưu Diệc Đình), bác cứ gọi cháu là Đình Đình thôi”. Thấy Đình Nhi là một cháu bé ngây thơ lanh lợi, có vẻ thông minh và mạnh dạn, dáng vẻ như cô học sinh lớp 1, đạo diễn đề nghị để Đình Nhi đóng vai Tiểu Anh, con gái của Đào Hoa trong vở kịch truyền hình ông đang dàn dựng. Rồi ông kể sơ qua câu chuyện trong vở kịch “Đào Hoa Khúc” ấy: “Sau khi cha của Tiểu Anh qua đời, bà nội từ trại phong trở về nhà, dân làng lớn bé ái cũng sợ bị lậy bệnh phong của bà, họ kỳ thị và xa lánh gia đình Tiểu Anh như xa lánh một thứ ôn dịch kinh khủng lắm. Mẹ của Tiểu Anh, cô Đào Hoa không thể không chăm sóc mẹ chồng hàng ngày, người yêu mới của cô cũng xa lánh cô. Sau này nhờ có Tiểu Anh mà tình yêu chân thành giữa mẹ Tiểu Anh và bác lái xe của Tiểu Anh “người bạn lớn” (do diễn viên Trương Quốc Lập đóng) đã nảy nở…”
Hai mẹ con tôi đều thấy nhân vật Tiểu Anh rất đáng yêu, liền nhận lời mời của đạo diễn. Mấy ngày sau, tôi lần lượt đến cơ quan, rồi đến nhà trẻ làm đơn xin cho mẹ con tôi nghỉ phép nửa tháng. Tôi dẫn Đình Nhi theo đoàn làm phim đến tận Hồ Long Tuyền, đang mùa hoa đào nở rộ. Trong quá trình quay phim suốt nửa tháng trời, Đình Nhi đã chứng tỏ một khả năng hiểu biết đáng ngạc nhiên, và diễn thành công nhân vật Tiểu Anh. Những ngày đầu, đạo diễn định dùng phương pháp làm mẫu để Đình Nhi bắt chước, nhưng Đình Nhi không quen kiểu bắt chước mù quáng nên rất khó “nhập vai”. Tôi đề nghị với đạo diễn cứ thử dùng biện pháp “giảng giải” như đối với diễn viên người lớn, để Đình Nhi diễn theo sự hiểu biết của mình. Kết quả đúng như dự đoán, cháu hiểu rất nhanh và “nhập vai” rất tốt. Có thể nói rằng, mỗi một cảnh có nhân vật Tiểu Anh, Đình Nhi đều diễn theo cảm hứng sau khi được đạo diễn giảng giải cặn kẽ. Đối với các diễn viên nhi đồng, khó khăn nhất là những “cảnh khóc”. Trong cả hai tập phim truyền hình “Đào Hoa Khúc” này, vai Tiểu Anh có đến bốn cảnh “gào khóc thảm thiết”. Để quay được thành công bốn cảnh đó, cũng đã có nhiều chuyện thú vị. Tôi đã ghi lại được một vài chuyện trong chương “Bốn lần khóc của Tiểu Anh” trong hồi ký “Thú vị thay, cô bé diễn viên”.
Quay cảnh bé cười thì dễ, còn quay cảnh bé khóc thì thật là khó, thế mà theo kịch bản, Tiểu Anh phải khóc đến bốn lần. Đình Đình được mẹ dẫn đến quay phim, làm cho Đình Đình phải khóc, đó là nhiệm vụ của mẹ.
Lần thứ nhất phải khóc là cảnh sau khi bà nội của Tiểu Anh từ trại phong trở về, các bà mẹ của bạn học với Tiểu Anh cấm các con chơi với Tiểu Anh. Tiểu Anh còn bị các bạn đẩy ngã trên đường, cháu sợ quá khóc thét lên. Để quay được cận cảnh đặc tả Tiểu Anh khóc, Đình Đình đã phải khổ sở biết bao. Tôi cho rằng cứ đánh Đình Đình thật mạnh mấy roi thì cháu sẽ phải khóc ngay. Không ngờ cháu vừa được quay xong cảnh “khiêng kiệu hoa”, tôi đánh cháu đến bảy tám roi rất đau, cháu vẫn cứ cười xin tha, đến lúc đau quá không chịu được mới khóc òa lên.
Để quay lại được cảnh ấm ức nhịn mãi rồi mới khóc òa lên được, đạo diễn cố ý quát to: “Câm mồm ngay không được khóc!” Đình Nhi vội vã ngậm miệng lại, khong bật ra tiếng khóc. Đạo diễn lại quát: “Khóc đi, khóc to vào!”, cháu liền khóc òa lên nức nở. Quay xong cảnh đặc tả đó, đạo diễn vội chạy ùa đến ôm lấy Đình Nhi ra sức an ủi: “Nín đi, nín đi cháu! Quay xong rồi, Đình Nhi ngoan quá, nào bây giờ cháu cười lên nào, cháu sẽ là một diễn viên giỏi nhất đấy!” Câu nói đó thật là hiệu nghiệm, Đình Nhi quả nhiên bật cười.
Khóc lần thứ hai và thứ ba thì quả thật là một màn kịch. Tiểu Anh bị các bạn học xa lánh, chèn ép, định không học nữa, mẹ Đào Hoa giận quá, định đánh Tiểu Anh, Tiểu Anh bật khóc. Để tiện cho việc quay phim, trước hết phải quay cảnh khóc sau khi bị đánh, sau đó mới quay cảnh đánh và cảnh hai mẹ con ôm nhau khóc. Làm như vậy đỡ bắt Đình Nhi phải khóc hai lần. Lần này thì tôi không thể đang tâm đánh Đình Nhi nữa, nghĩ rằng Đình Nhi sợ nhất là phải xa mẹ, tôi bảo La Tú Xuân, một nữ diễn viên, đến trường quay nói: “Mẹ của Đình Đình đã về rồi, cơ quan của cô ấy vừa điện đến, yêu cầu cô ấy phải một mình về ngay”. Đình Nhi không biết thật giả thế nào, nước mắt cứ trào ra. Từ chỗ nấp xa, tôi thấy con gái khóc thật là thảm thiết, trong lòng bỗng thấy thương con: còn phải khóc những hai lần nữa cơ, làm thế nào bây giờ?
Thật không ngờ, lần thứ ba lại quá dễ dàng. Mẹ Đào Hoa đánh không đau lắm, thế mà Đình Nhi khóc rất là thảm thương. Đạo diễn vừa hô: “Dừng lại!” mẹ Đào Hoa không kịp lau nước mắt vội vã chạy đến ôm lấy Đình Nhi, vừa vỗ về vừa hỏi: “Có đau không con?” Đình Nhi vừa cười vừa nũng nịu: “Không đau mẹ Đào Hoa ạ, không đau đâu mà!” Quay xong cảnh nay, tôi hỏi cháu: “Mới đánh nhẹ như thế mà con đã khóc rồi à?” Đình Nhi đắc ý trả lời: “Lúc đầu là con khóc giả vờ đấy, thế rồi con nghĩ bụng: phải khóc đi chứ, khóc thật đi, thế là con khóc thật”. Đạo diễn nghe cháu nói vậy kinh ngạc nói: “Ôi! Cháu bé thế này mà đã biết rằng “con người thứ hai” của mình để diễn kịch rồi đấy!”
Làm cho diễn viên nhi đồng khóc, việc ấy cũng chưa thật khó lắm, khó nhất là: dù khóc thế nào đi chăng nữa, các cháu cũng không được quên rằng mình đang diễn kịch. Cảnh khóc lần cuối cùng, có lúc Đình Nhi làm chúng tôi khó xử. Vừa quay xong cảnh các bạn học xông đến quăng cặp sách của Tiểu Anh đi, con đẩy Tiểu Anh ngã xuống vũng bùn, Đình Nhi liền nằng nặc thay ngay quần áo sạch. Tôi không làm theo, còn cố ý chỉ vào những vết bẩn bám đầy trên quần áo Đình Nhi doạ: “Eo ôi! Trứng giun, trứng sán đang bám đầy quần con kìa!”. Đình Nhi vừa tức vừa sợ khóc òa lên. Máy quay vội chớp cảnh ấy. Đạo diễn nói với Đình Nhi: “Nói đi, nói đi: sách của tôi…” Đình Nhi chẳng thèm để ý, càng khóc to hơn: “Đánh mẹ đi cơ, con ghét mẹ lắm…” Tôi vội chạy đến bảo: “Nghe lời mẹ nào, nhân lúc trứng giun chưa nở thành giun con, con phải nhanh chóng diễn kịch đi chứ!” Lúc bấy giờ Đình Nhi mới vừa khoác vừa nói: “Sách của tôi đâu? Cặp sách của tôi đâu?...”
Rất may là vở kịch “Đào Hoa Khúc” được chiếu trên hệ thống 2 Đài truyền hình trung ương, ông bà ngoại cũng vừa mới mua được chiếc ti vi màu. Khi ấy ông bà nhìn thấy Đình Nhi, đứa cháu ngày đêm mong nhớ, trên màn hình, ông bà mừng đến rơi nước mắt. Mẹ con tôi cũng dúng số tiền thù lao đóng phim của Đình Nhi, được 200 đồng, góp vào khoản tiền mua ti vi. Chiếc ti vi màu 18 inch đã cũ mang nặng bao nhiêu kỉ niệm ấy, cho đến nay tôi vẫn còn.
CUỐN BĂNG GHI CUỘC TRÒ CHUYỆN GIỮA MẸ CON TÔI ĐƯƠC CHỌN ĐĂNG VÀO CHUYÊN MỤC “MỘT NGÀY TRÊN ĐẤT NƯỚC TRUNG HOA MỚI”
Niềm vui của việc đóng phim chưa hết, cùng lúc các báo chí đăng trên mục nhắn tin: Thông báo đề nghị viết bài cho chuyên mục “Một ngày trên đất nước Trung Hoa mới”. Mẩu tin này đã thu hút sự chú ý của tôi.
Khi còn đang học hệ chuyên tu chương trình “Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc”, tôi đã biết: nửa thế kỉ về trước một nhóm các nhà văn hóa tiến bộ do Mao Thuẫn đứng đầu đã cho ra đời một tập sách báo văn học khá dày dặn với tiêu đề là: “Một ngày ở Trung Quốc” với sự tham gia của nhiều cây bút nổ tiếng và chưa có tiếng. Tập sách đã khắc họa nên một “Bức tranh sinh động” về hiện tượng Trung Quốc trong ngày 21 tháng 5 năm 1936. Tập sách đã lập nên một chiến công bất hủ: làm thức tỉnh ý thức cứu nước của người Trung Hoa. Thật không ngờ, năm mươi năm sau, chính ngày hôm nay, ngày 21 tháng 5 năm 1987 này, lại có một nhóm người tâm huyết muốn cùng trong một thời gian, cùng một phương thức, khắc họa một “bức tranh” hiện thực về đất nước Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa. Với mục đích vừa để lại một ấn tượng trực quan sinh động cho các bạn đọc trong và ngoài nước đang khát khao tìm hiểu về hiện thực Trung Quốc ngày nay, đồng thời cũng là một sự so sánh giữa Trung Quốc ngày nay và Trung Quốc năm mươi năm về trước, Ban biên tập chuyên mục “Một ngày trên đất nước Trung Hoa mới” kêu gọi bạn đọc gần xa hãy viết bài nói về hiện thực xã hộ, hay cảm xúc của bản thân trong ngày hôm nay, ngày 21 tháng 5 năm 1987. Những bài được tuyển chọn sẽ được tập hợp lại xuất bản thành sách do Nhà xuất bản Hoa Hạ chịu trách nhiệm.
Mẩu tin thông báo đó được khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng. Chỉ trong vòng một tháng, Ban Biên tập đã nhận được hơn 13.000 bài gửi đến. Có rất nhiều các nhân sĩ trong và ngoài nước nô nức tham gia hoạt động này như các vị: Tống Hy Liêm, Phí Hiếu Thông, Hạ Diễn, Dương Mạt, Niếp Vệ Bình, Thẩm Túy, Diệp Vĩnh Liệt, Trịnh Nãi San… Cũng như mọi người công dân yêu nước khác, tôi cho rằng “mình phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia hoạt động viết bài giúp cho việc tìm hiểu một cắt đoạn trong tiến trình của lịch sử dân tộc Trung Hoa này, để lại cho hậu thế dấu ấn của một ngày trong xã hội Trung Hoa ngày nay”. Hơn nữa, tôi hi vọng có những lớp người kế thừa như Đình Nhi, cũng đúng ngày 21 tháng 5 của năm mươi năm về sau lại phát động một phong trào viết bài cho chuyên mục “Một ngày trên đất nước Trung Hoa thế kỉ mới”, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “mỗi quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Trước ngày 21 tháng 5, tôi đã kể cho Đình Nhi nghe tất cả ngọn ngành sự việc, rồi bảo cháu: Mẹ dự định viết lại “bản tin gia đình” về việc đang rèn trí lực cho con hiện nay để tham dự cuộc thi. Đình Nhi thích thú lắm. Hôm đó vừa ra khỏi nhà trẻ, trên đường về nhà, mẹ con tôi làm lại cuộc hỏi đáp đó từ đầu, đồng thời thu vào máy ghi âm. Tôi căn cứ vào cuộn băng đó, có sửa chút ít để viết lại thành bài viết sau đây tham dự cuộc thi.
Bản tin trong nhà trẻ
(Mẹ hỏi, Lưu Nhất Đình trả lời)
Mẹ: Đình Nhi, con có thể tự giới thiệu về mình được không?
Đình Nhi: Được ạ. Con tên là Lưu Nhất Đình (Diệc Đình là tên sau này cha dượng đổi cho), là một bạn nhỏ, học lớp mẫu giáo lớn, thuộc nhà trẻ số 3, thành phố Thành Đô. Năm năy con sáu tuổi, con sinh vào tháng 3. Sau khi con tròn sáu tuổi, mỗi lần từ nhà trẻ trở về nhà, mẹ đều yêu cầu con phải “báo tin” trong ngày. Cứ bắt đầu ngồi vào “chuyên xa” của con, (chiếc ghế mây buộc đằng sau xe đạp của mẹ) là con bắt đầu kể cho mẹ nghe đủ mọi chuyện đã xảy ra trong nhà trẻ của con. Mẹ vừa đạp xe, vừa bình phẩm về “bản tin trong ngày” ấy của con. Có hôm mẹ khen “bản tin” hay, có hôm mẹ chỉ nói “tin bình thường”, cũng có hôm mẹ chê là “không phải bản tin”, thật buồn cười!
Mẹ: Hôm nay khác mọi hôm con ạ! Mẹ con mình phải ghi lại “bản tin” hôm nay để gửi đến nhà xuất bản Hoa hạ in thành sách, con có còn nhớ là sách gì không?
Đình Nhi: “Một ngày trên đất nước Trung Hoa mới”, trong sách in những sự việc chân thực xảy ra trong ngày 21 tháng 5, có đúng không mẹ?
Mẹ: Đúng, con ạ! Quyển sách này cứ sau năm mươi năm mới lại xuất bản quyển thứ hai. Lần này bài của mẹ con ta có được xuất bản hay không, chủ yếu là xem hôm nay con có tin gì mới không.
Đình Nhi: Đừng lo, mẹ ạ! Hôm nay con có nhiều tin mới lắm.
Mẹ: Những tin gì hả con?
Đình Nhi: Cuộc thi thể dục trong nhà trẻ hôm thứ ba vừa rồi đã có kết quả, lớp con được giải nhất. Tin này được chứ, mẹ nhỉ?
Mẹ: Khá lắm, thế là các con đã giành được hai lần giải nhất rồi đấy nhỉ?
Đình Nhi: Giải nhất lần này khác giải nhất lần trước mẹ ạ. Lần trước thi “nhảy cầu” là do nhà trẻ tự tổ chức. Chúng con được giải nhất cũng chỉ mang vinh dự lại cho mình lớp con mà thôi. Lần này thi thể dục là do khu Đông Thành tổ chức, chúng con đại diện cho Nhà trẻ số 3 đi tham dự, giải nhất của chúng con đã đem lại vinh dự cho cả Nhà trẻ. Mẹ biết không, lúc vào thi, cả lớp con không có bạn nào làm sai động tác, hàng ngũ rất nghiêm chỉnh. Tiếc quá, hôm đó không có mẹ đi xem.
Mẹ: Thật đáng tiếc, có điều mẹ muốn con kể lại tỉ mỉ cho mẹ nghe.
Đình Nhi: Tại sao hả mẹ?
Mẹ: Có nhiều cái lợi lắm đấy. Con thử nghĩ xem, muốn thông báo được tin tức cho mẹ, trước tiên con phải biết quan sát, đúng không? Nếu luyện tập nhiều lần, con sẽ có được một thói quen: biết nhìn, biết nghĩ và biết trình bày. Cứ vậy, con sẽ tiến bộ rất nhanh.
Đình Nhi: Đúng thế, mẹ ạ! Bây giờ, ở trên lớp thầy giáo thường khen con dùng từ chính xác, phản ứng nhanh đấy.
Mẹ: Phải chăm luyện tập mới có được như vậy đúng không con?
Đình Nhi: Đúng, mẹ ạ! Hôm nay chúng con học được một bài hát mới, hay lắm mẹ ạ. Con hát thử mẹ nghe nhé? Thôi chết, câu đầu tiên con quên mất rồi.
Mẹ: Vậy con hát từ câu thứ hai vậy.
Đình Nhi: Con hát nhé!
…
Giống như chiếc cầu nối hai nơi.
Ta đi trên đó, mừng hớn hở.
Đón bạn ta về từ khắp nơi
Chào bạn, chào bạn, xin chào bạn!
Nhật Bản, quê hương của mặt trời.
Hoan nghênh các bạn đến nhà tôi.
Mừng ngày mồng một tháng sáu này.
Bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới,
Về đây chung một mái nhà vui
Mẹ: Ừ, hay lắm! Câu đầu tiên có phải là câu thơ nói về cầu vồng không?
Đình Nhi: Đúng đấy, mẹ ạ! Con nhớ ra rồi, “Một chiếc càu vồng vắt ngang trời. Giống như chiếc cầu nối hai nơi…”
Mẹ: Thôi, kết thúc chuyện này đi con! Con phải luyện tập giới thiệu chương trình cơ mà. Thứ bảy là ngày 23, là ngày mở đầu hội diễn chương trình văn nghệ thiếu niên nhi đồng khu Đông Thành. Ngày mai mẹ con mình phải xem bộ phim “Gập ghềnh” (Phim truyền hình nhiều tập của Mexico) nên không luyện được rồi, chỉ còn tối nay thôi.
Đình Nhi: Thôi vạy, mẹ cho con nói nốt tin cuối cùng, con chỉ xin mẹ một phút thôi, mẹ cứ nhìn đồng hồ đi. Bắt đầu nhé! Trưa nay khi ăn cơm ở nhà trẻ, con thấy ở lợi mình có hai vật cưng cứng, chèn vào răng rất đau.
Mẹ: Để mẹ xem nào… ái chà, con sắp thay răng rồi đấy. Răng sữa chưa rụng, răng khôn đã mọc rồi. Thông thường, trẻ em phải bảy tuổi mới thay răng, con mới sáu tuổi mà sao thay thế nhỉ?
Đình Nhi: Lớp con có nhiều bạn đang thay răng lắm mẹ ạ, bạn Mông Tiêu, bạn La Khải, bạn Dương Lệ Na, bạn Hoàng Kỳ… các bạn ấy đều sáu tuổi mà. Bác sĩ Tăng nói: Trẻ con trong các gia đình chỉ có một con được nuôi nấng tốt nên phát triển sớm.
Mẹ: Ồ, thật thế à! Này, đến nhà rồi đấy, mời “tiểu thư” xuống xe cho.
Một năm sau trong bài viết “Quá trình biên tập cuốn Một ngày trên đất nước Trung Hoa đổi mới”, tôi đọc được một thông tin: “Trong số 13.000 bài viết gửi đến Ban biên tập, các tác giả gồm đủ mọi lứa tuổi, từ các cháu nhi đồng 6-7 tuổi, đến các bậc cao niên thọ gần trăm tuổi…” “Nhi đồng” 6-7 tuổi ấy chính là Đình Nhi.
Bài viết của chúng tôi đã lần lượt phải trải qua bốn lần sàng lọc. Vì các địa phương như Bắc Kinh, Giang Tô, Tứ Xuyên, Liêu Ninh là những nơi gửi bài về nhiều nhất, bởi vậy công tác tuyển chọn càng phải khắt khe hơn. Thế mà bài viết của chúng tôi cuối cùng cũng đã vượt qua được, để in được thành sách cùng với 480 bài khác, vinh dự được trở thành một mảnh gương nhỏ phản ánh trung thực xã hội Trung Quốc thời hiện đại. Được đánh một dấu chấm hết, kết thúc tuổi mẫu giáo của Đình Nhi bằng một “chiến công” như vậy, quả thực tôi thấy rất hài lòng.