Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1
Lúc này Dữ Trầm lại nói: "Vùng này ít nhất cũng phải có đến trăm nghìn mẫu ruộng, hơn nghìn dân làng. Nếu hồng thủy ập đến thì những người này khó mà giữ được tính mạng rồi." Y cười nói với Cơ Tự: "Nếu nữ lang thật sự lo lắng thì ta tạm thời đừng vào trong thôn nữa, cứ ở bên ngoài chờ xem tình hình thế nào đã rồi quyết định."
Cơ Tự gật đầu. Nàng dằn xuống tâm trạng bất ổn, hồi tưởng lại cặn kẽ những âm thanh và hình ảnh thoáng nghe thấy khi bị ảo giác vừa rồi, thầm nghĩ: Không, đây không phải là ảo giác!
Ngay lập tức nàng ra quyết định. Thật là kì lạ, vừa hạ quyết tâm, nỗi lòng thấp thỏm bất an cũng chợt trở nên bình tĩnh.
Cơ Tự hít sâu một hơi, quyết đoán ra lệnh: "Đi thôi! Chúng ta đến nhà của vu sư nổi danh nhất vùng này."
Người thời này vô cùng tin quỷ thần, cũng vì thế mà vu sư nhiều nhan nhản. Hầu như ở huyện thành nào cũng có một nhóm vu sư có già có trẻ, nổi tiếng lẫn vô danh. Những vu sư này thường giải quẻ cho dân chúng, xem phong thủy và chủ trì các lễ tế quỷ thần, đôi khi còn có vu sư kiêm cả đại phu chữa bệnh nữa. Không đúng, hẳn phải nên nói thế này, những thần y tài ba nhất đương đại đều giỏi vu thuật, giống như Đào Hoằng Cảnh và Cát Hồng. Bởi vì có sự tồn tại của lớp người như họ mà thời đại này thuật Đơn Đạo (1) và quỷ thần mới thấm nhuần vào lòng dân hơn.
(1) Thuật Đơn Đạo có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, tu theo đường tự tiềm thức bản thân giác ngộ để thao túng sinh mạng, hướng tới trường sinh.
Nghe Cơ Tự yêu cầu như vậy, ba người còn lại đều sững sờ. Họ nhìn thoáng qua nhau, Lê thúc lớn tuổi nhất dè dặt khuyên: "Nữ lang, người nghiêm túc ư? Đây không phải là chuyện nhỏ có thể nói đùa được đâu, liên quan đến tính mạng của hơn một nghìn người dân đấy. Nếu như đó là lời tiên đoán về thiên tai, có thể sẽ trở thành việc hệ trọng kinh động đến các chư công trong châu quận, chúng ta không gánh nổi trách nhiệm này đâu. Hơn nữa nữ lang cũng thấy đấy, bây giờ trong thôn La Thủy còn có nhóm quý tộc, nếu kinh động đến họ mà không có một lời giải thích hợp lý thì sẽ xảy ra việc lớn đấy."
Cơ Tự nhìn chằm chằm y một hồi, chỉ nói: "Đến nhà vu sư! Những chuyện còn lại ta tự có chủ trương."
Cơ Tự là chủ nhân của ba người Lê thúc, Tôn Phù và Dữ Trầm, quan hệ chủ tớ có cấp bậc rõ rệt. Ba người hầu nghe giọng điệu nàng có vẻ không vui nên cũng không dám chần chừ nữa. Lại nghe thêm lời quả quyết của Cơ Tự, tuy trong lòng vẫn còn khó tin nhưng cũng không khuyên nổi nàng nên đành phải nghe theo.
Chỉ chốc lát sau, họ đã tìm được đến nơi ở của vu sư nổi tiếng nhất vùng. So với những căn nhà tranh bình thường của thứ dân, ngôi nhà gỗ của vu sư trước mắt họ có hai tầng, trông cao sang quý hơn nhiều.
Sau khi Lê thúc lấy mười cân ngô để đút lót, vợ con và đồ đệ của vu sư kia bèn lui xuống, nhường không gian lại cho mấy vị khách đường xa tới thăm.
Lão vu sư đã sáu mươi tuổi ngẩng khuôn mặt vàng vọt lên nhìn Cơ Tự đeo mạng che mặt đang đi đến, rồi lại liếc thoáng qua Lê thúc đang khiêng hơn năm mươi cân bạc và ngô, ung dung nói: "Các ngươi đến gặp ta để cầu xin điều gì?"
Cơ Tự khẽ liếc mắt ra hiệu cho Tôn Phù, sau đó cất bước đi đến đối diện vu sư rồi ngồi xuống. Cùng lúc đó Lê thúc và Dữ Trầm đứng cửa phòng và cửa sổ liền cẩn thận đóng lại.
Lúc này vu sư vẫn còn nhìn đau đáu vào túi tiền trên đống ngô, mãi sau lão mới thờ ơ nhìn Cơ Tự. Lão ta hỏi lại họ lần nữa bằng chất giọng na ná người Lạc Dương: "Cô muốn cầu xin điều gì?"
Cơ Tự khẽ liếc nhìn Tôn Phù đứng sau lưng lão già vàng vọt kia, rồi mới nhìn ông ta, nói nghiêm túc: "Người dân trong thôn La Thủy đang đắp thổ long để che chắn cho miếu thổ địa, ta hi vọng ngài có thể thông báo cho họ biết, trong vòng nửa tháng sau huyện Thanh Sơn sẽ liên tục có mưa lớn."
Cơ Tự vừa dứt lời, lão ta đã cười sang sảng nhe cả hàm răng vàng khè, quát to: "Vớ vẩn! Ăn nói vớ vẩn! Nữ lang đang nói đùa đấy à?"
Chợt nghe thấy một tiếng "keng", Tôn Phù rút thanh đoản kiếm ra từ ống tay áo ra, đặt lên cổ lão ta.
Phía đối diện, Cơ Tự vẫn ngồi ngay ngắn tiếp tục cất lời: "Tất nhiên đây không phải là chuyện đùa."
Sắc mặt lão vu sư sa sầm, trợn trừng đôi mắt ngả vàng nhìn Cơ Tự, chẳng màng thanh đoản kiếm đang đặt trên cổ mình, phẫn nộ quát lên: "Một nữ lang nhỏ tuổi như ngươi mà cũng dám đe dọa ta ư?"
Cơ Tự đáp: "Thầy có thể không đồng ý, nhưng ta đã vào đây rồi thì không có đạo lý nào tay trắng ra ngoài được. Nếu thầy không chịu làm theo, ta đành phải lấy mạng thầy thôi. Ta thấy xà ngang của căn phòng này rất chắc chắn, nếu treo cổ ngài ở đây, rồi lấy máu của ngài viết bức thư tuyệt mệnh 'Nửa đêm ta quan sát thiên tượng, tiên đoán trong nửa tháng tới huyện Thanh Sơn sẽ có mưa to... Vì tiết lộ thiên cơ nên bị yêu ma quỷ quái giết chết...', chỉ vài lời như thế ta cũng đã đạt được mục đích của mình rồi."
Lão ta nghe xong, vẻ mặt thay đổi đột ngột. Cuối cùng ánh mắt nhìn về phía Cơ Tự cũng mang theo nét sợ hãi.
Cơ Tự khẽ cười: "Xem ra thầy đã hiểu ý ta nói, nếu đã vậy thì chúng ta nên bàn bạc một số chuyện tiếp theo cần làm đi."
Thôn La Thủy.
Trên toàn huyện Thanh Sơn, chỉ mỗi thôn La Thủy nổi tiếng có phong cảnh nên thơ, bên trái thôn làng nho nhỏ có một hồ nước xanh trong như ngọc, thấy rõ cả đáy. Giữa hồ nước có cồn cát nhỏ mà bầy chim thường đậu trông cực kì tráng lệ. Cho nên người dân thôn này cũng không lạ gì việc mấy con cháu thế tộc thường đến đây.
Khi đội xe bò bệ vệ tiến vào thôn, dân làng đều tỏ vẻ cung kính, lẳng lặng cúi đầu nghênh đón, ngay cả trẻ con cũng im lặng đứng chờ hai bên vệ đường mà không hề ồn ã đuổi theo, trông vô cùng lễ phép.
Trần Thập Cửu năm nay ba mươi lăm tuổi khuôn mặt trắng nõn thấy thế cảm thán: “Không biết Lư Tử Do nghĩ thế nào, nếu đã thích nơi này như vậy sao lại để mấy dân đen trồng trọt ở đây làm gì, không vận dụng thế lực của Lư thị Kinh Châu biến chỗ này thành trang viên nhà mình cho rồi?”
Thiếu niên lang vẫn luôn cung kính ngồi cùng gã lập tức cười đáp: “Ai mà hiểu nổi ý nghĩ của những danh sĩ như y được chứ?” Lúc bấy giờ, nhà Tấn diệt vong, thiên hạ do Lưu thị xuất thân bần hàn cai quản, tuy phong thái vẫn còn đó nhưng danh sĩ đã mất đi nhiều. Nhiều hơn cả là càng ngày càng có nhiều người cậy danh nghĩ mình là con cháu quyền quý, giả làm danh sĩ để ngồi không ăn bám.
Đúng lúc này, thiếu niên tuấn tú Tô Thập Tam lang giật mình nói: “Sao ở đây lại có khách vậy nhỉ?”
Mọi người nhìn theo ánh mắt của hắn, quả nhiên thấy bảy tám cỗ xe ngựa xa hoa đang đỗ trước ngôi nhà nhỏ có chiếc cầu phao bằng gỗ, thấp thoáng sau rừng cây và cách cồn đất chim đậu khoảng bốn mươi mét.
Nam triều hằng năm đều chinh chiến, nhưng ngựa vẫn vô cùng hiếm thấy. Toàn bộ cỗ xe trước mắt này đều sử dụng ngựa kéo, hơn nữa tất cả đều là loại tuấn mã thượng hạng, đây có thể gọi là xa hoa lãng phí vô độ rồi.
Kể cả Trần Thập Cửu tự xưng là danh môn sĩ tộc, thế lực gia tộc còn vượt xa gia tộc khác rất nhiều, nhưng giờ khắc này gã cũng phải kinh sợ. Mắt gã nhìn đăm đăm vào những chiếc xe ngựa kia: “Trên xe ngựa không có huy hiệu của gia tộc, ta không biết người bên trong có lai lịch thế nào.”
Gần như gã vừa dứt lời, một chuỗi tiếng đàn du dương truyền đến từ trong ngôi nhà nhỏ. Cùng lúc tiếng đàn vang lên, đám người Trần Thập Cửu bất chợt trợn to hai mắt.
Những người này đều thuộc dòng dõi thư hương, mấy trăm năm qua các đời con cháu đều một bụng sách vở, nghiên cứu cầm kỳ thi họa. Với xuất thân như vậy, cho dù họ không có học hành đàng hoàng nhưng khả năng nhìn người cũng không đến nỗi tầm thường. Cũng chính vì không tầm thường nên chỉ với tiếng đàn loáng thoáng trong căn nhà kia đã khiến tâm trí họ lạc lối, quên cả hít thở.
Tiếng đàn vừa mới vang lên rồi lại im bặt, hiển nhiên người nọ chỉ tiện tay lướt trên dây đàn, sau đó trong nhà loáng thoáng có tiếng người nói chuyện. Giọng nói ấy không lớn, chỉ lát sau cánh cửa phòng được mở ra, mười hộ vệ có vóc dáng cao to, phong thái hiên ngang lui ra ngoài, tiếp đến là bốn tỳ nữ.
Gần như vừa nhìn rõ mặt của mấy tỳ nữ, thiếu niên nào đó đứng sau Trần Thập Cửu sơ ý giẫm phải viên đá, ngã phịch xuống đất. Nhưng y cũng không mất mặt, bởi vì ngay cả người vốn mang tiếng phong lưu như Trần Thập Cửu cùng với đồng bạn của y đều ngây dại ngắm bốn tỳ nữ kia.
Bốn người họ đều mặc áo gấm mỏng tang, dung nhan như họa, quả thực phải khen rằng họ đẹp tuyệt thế. Với sắc vóc như thế, dù chỉ một người xuất hiện ở bất kì nơi đâu cũng khiến nơi đó xôn xao nhốn nháo, nhưng ở đây có đến những bốn người, hơn nữa thân phận của họ chỉ là thị tỳ cho người ta thôi.
Trong lúc đám người nín thở ngóng nhìn, một công tử vận bộ bạch y thong thả bước ra ngoài.
Tô Thập Tam bỗng bừng tỉnh, hóa ra bốn nô tỳ này cũng chỉ bình thường thôi. Bởi vì thứ khiến người ta si mê choáng váng trên thế gian này không phải là khuôn mặt xinh xắn mà là phong tư khí phách không gì sánh bằng của công tử kia.
Công tử bạch y như mặt trời tỏa ánh hào quang, sau khi chàng ra khỏi căn nhà gỗ, liền thờ ơ liếc mắt nhìn đám người Trần Thập Cửu. Dưới ánh nhìn của chàng, mọi người bao gồm cả Trần Thập Cửu đều bất giác cúi đầu hành lễ.
Công tử bạch y khẽ gật đầu đáp lễ họ rồi cất bước đi về chiếc xe ngựa của mình. Sau đó đoàn xe bắt đầu khởi hành, hùng dũng lướt qua đám người Trần Thập Cửu, đi trên con đường quanh co uốn lượn.
Mọi người vẫn dõi mắt nhìn theo.
Cũng không biết qua bao lâu, Tô Thập Tam lang hoàn hồn trước, y vui sướng kêu lên: “Là hắn! Đó chính là Tạ lang, Tạ Thập Bát lang của Trần Quận Tạ thị! Lý công từng bảo, 'thế chi tuấn ngạn, tạ chi lâm lang' (2), ngoài Tạ lang ra không ai có phong thái khí khái nhường này cả!”
(2) Ý nghĩa câu này khen Tạ Thập Bát tuấn tú, tài đức hơn người, dáng vẻ như ngọc quý sáng chói.
Cái tên “Tạ lang” vừa xuất hiện, lập tức dấy lên tiếng bàn tán xôn xao. Hai mắt Trần Thập Cửu sáng rỡ: “Người vừa nãy chính là Tạ lang sao? Thảo nào, thảo nào.”
“Thảo nào người đời đều nói rằng Tạ lang phong lưu, ngay cả đến nơi thâm sơn cùng cốc này hắn cũng mang theo bốn tỳ nữ tuyệt sắc, quả nhiên phong lưu hơn người.”
“Đã thấy Tạ lang rồi mà còn bảo bốn tỳ nữ kia tuyệt sắc à? Với tư thái của Tạ lang, nam nữ phàm trần đều không đáng nhắc đến!"
Bảy tám người trong đám thế gia vọng tộc càng bàn luận càng hưng phấn. Gặp được Tạ lang, họ không còn hứng thú với chuyện đến bái phỏng Lư Tử Do nữa.
Mà vào lúc này, những người dân đang hối hả đắp thổ long tu sửa miếu thổ địa đã quay về. Hai ba trăm dân làng cầm cuốc, dắt trâu, vừa đi vừa nói chuyện khiến ngôi làng miền núi yên tĩnh thoáng cái ồn ào hẳn lên.
Trần Thập Cửu ngước nhìn bầu trời, ngạc nhiên hỏi: “Mặt trời còn chưa xuống núi, sao bọn dân đen này đã về nhà rồi? Tu sửa thổ long còn chưa xong đã lười biếng, thế mà cũng gọi là cung kính thần linh được à.”
Chợt lúc này một người dân hô to: “Các nhà các hộ nghe cho kỹ đây! Lão vu sư phán rằng trong nửa tháng tới huyện Thanh Sơn sẽ liên tục có mưa to! Các nhà các hộ nghe cho kỹ đây! Lão vu sư phán rằng, trong vòng nửa tháng tới huyện Thanh Sơn sẽ liên tục có mưa to.”
Người dân kia vừa dứt lời, vô số phụ nữ trong thôn ló đầu ra khỏi nhà tranh. Trong nghi vấn không ngừng của mọi người, người dân kia lại hắng giọng hô to, “Các nhà các hộ nghe cho kỹ đây! Hiện tại sắp thu hoạch vụ thu, chúng ta không thể để thóc bị ướt, tranh thủ trong bốn ngày trời quang mây tạnh tới đây, mọi người mau gác lại mọi việc vặt trong nhà để tiến hành thu hoạch vụ mùa đi. Đồng thời mỗi nhà phải cử ra một thanh niên trai tráng đi sửa chữa đê điều, đắp lại chỗ bị rò rỉ, đề phòng mưa to dẫn đến lũ lụt!”
Cơ Tự gật đầu. Nàng dằn xuống tâm trạng bất ổn, hồi tưởng lại cặn kẽ những âm thanh và hình ảnh thoáng nghe thấy khi bị ảo giác vừa rồi, thầm nghĩ: Không, đây không phải là ảo giác!
Ngay lập tức nàng ra quyết định. Thật là kì lạ, vừa hạ quyết tâm, nỗi lòng thấp thỏm bất an cũng chợt trở nên bình tĩnh.
Cơ Tự hít sâu một hơi, quyết đoán ra lệnh: "Đi thôi! Chúng ta đến nhà của vu sư nổi danh nhất vùng này."
Người thời này vô cùng tin quỷ thần, cũng vì thế mà vu sư nhiều nhan nhản. Hầu như ở huyện thành nào cũng có một nhóm vu sư có già có trẻ, nổi tiếng lẫn vô danh. Những vu sư này thường giải quẻ cho dân chúng, xem phong thủy và chủ trì các lễ tế quỷ thần, đôi khi còn có vu sư kiêm cả đại phu chữa bệnh nữa. Không đúng, hẳn phải nên nói thế này, những thần y tài ba nhất đương đại đều giỏi vu thuật, giống như Đào Hoằng Cảnh và Cát Hồng. Bởi vì có sự tồn tại của lớp người như họ mà thời đại này thuật Đơn Đạo (1) và quỷ thần mới thấm nhuần vào lòng dân hơn.
(1) Thuật Đơn Đạo có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, tu theo đường tự tiềm thức bản thân giác ngộ để thao túng sinh mạng, hướng tới trường sinh.
Nghe Cơ Tự yêu cầu như vậy, ba người còn lại đều sững sờ. Họ nhìn thoáng qua nhau, Lê thúc lớn tuổi nhất dè dặt khuyên: "Nữ lang, người nghiêm túc ư? Đây không phải là chuyện nhỏ có thể nói đùa được đâu, liên quan đến tính mạng của hơn một nghìn người dân đấy. Nếu như đó là lời tiên đoán về thiên tai, có thể sẽ trở thành việc hệ trọng kinh động đến các chư công trong châu quận, chúng ta không gánh nổi trách nhiệm này đâu. Hơn nữa nữ lang cũng thấy đấy, bây giờ trong thôn La Thủy còn có nhóm quý tộc, nếu kinh động đến họ mà không có một lời giải thích hợp lý thì sẽ xảy ra việc lớn đấy."
Cơ Tự nhìn chằm chằm y một hồi, chỉ nói: "Đến nhà vu sư! Những chuyện còn lại ta tự có chủ trương."
Cơ Tự là chủ nhân của ba người Lê thúc, Tôn Phù và Dữ Trầm, quan hệ chủ tớ có cấp bậc rõ rệt. Ba người hầu nghe giọng điệu nàng có vẻ không vui nên cũng không dám chần chừ nữa. Lại nghe thêm lời quả quyết của Cơ Tự, tuy trong lòng vẫn còn khó tin nhưng cũng không khuyên nổi nàng nên đành phải nghe theo.
Chỉ chốc lát sau, họ đã tìm được đến nơi ở của vu sư nổi tiếng nhất vùng. So với những căn nhà tranh bình thường của thứ dân, ngôi nhà gỗ của vu sư trước mắt họ có hai tầng, trông cao sang quý hơn nhiều.
Sau khi Lê thúc lấy mười cân ngô để đút lót, vợ con và đồ đệ của vu sư kia bèn lui xuống, nhường không gian lại cho mấy vị khách đường xa tới thăm.
Lão vu sư đã sáu mươi tuổi ngẩng khuôn mặt vàng vọt lên nhìn Cơ Tự đeo mạng che mặt đang đi đến, rồi lại liếc thoáng qua Lê thúc đang khiêng hơn năm mươi cân bạc và ngô, ung dung nói: "Các ngươi đến gặp ta để cầu xin điều gì?"
Cơ Tự khẽ liếc mắt ra hiệu cho Tôn Phù, sau đó cất bước đi đến đối diện vu sư rồi ngồi xuống. Cùng lúc đó Lê thúc và Dữ Trầm đứng cửa phòng và cửa sổ liền cẩn thận đóng lại.
Lúc này vu sư vẫn còn nhìn đau đáu vào túi tiền trên đống ngô, mãi sau lão mới thờ ơ nhìn Cơ Tự. Lão ta hỏi lại họ lần nữa bằng chất giọng na ná người Lạc Dương: "Cô muốn cầu xin điều gì?"
Cơ Tự khẽ liếc nhìn Tôn Phù đứng sau lưng lão già vàng vọt kia, rồi mới nhìn ông ta, nói nghiêm túc: "Người dân trong thôn La Thủy đang đắp thổ long để che chắn cho miếu thổ địa, ta hi vọng ngài có thể thông báo cho họ biết, trong vòng nửa tháng sau huyện Thanh Sơn sẽ liên tục có mưa lớn."
Cơ Tự vừa dứt lời, lão ta đã cười sang sảng nhe cả hàm răng vàng khè, quát to: "Vớ vẩn! Ăn nói vớ vẩn! Nữ lang đang nói đùa đấy à?"
Chợt nghe thấy một tiếng "keng", Tôn Phù rút thanh đoản kiếm ra từ ống tay áo ra, đặt lên cổ lão ta.
Phía đối diện, Cơ Tự vẫn ngồi ngay ngắn tiếp tục cất lời: "Tất nhiên đây không phải là chuyện đùa."
Sắc mặt lão vu sư sa sầm, trợn trừng đôi mắt ngả vàng nhìn Cơ Tự, chẳng màng thanh đoản kiếm đang đặt trên cổ mình, phẫn nộ quát lên: "Một nữ lang nhỏ tuổi như ngươi mà cũng dám đe dọa ta ư?"
Cơ Tự đáp: "Thầy có thể không đồng ý, nhưng ta đã vào đây rồi thì không có đạo lý nào tay trắng ra ngoài được. Nếu thầy không chịu làm theo, ta đành phải lấy mạng thầy thôi. Ta thấy xà ngang của căn phòng này rất chắc chắn, nếu treo cổ ngài ở đây, rồi lấy máu của ngài viết bức thư tuyệt mệnh 'Nửa đêm ta quan sát thiên tượng, tiên đoán trong nửa tháng tới huyện Thanh Sơn sẽ có mưa to... Vì tiết lộ thiên cơ nên bị yêu ma quỷ quái giết chết...', chỉ vài lời như thế ta cũng đã đạt được mục đích của mình rồi."
Lão ta nghe xong, vẻ mặt thay đổi đột ngột. Cuối cùng ánh mắt nhìn về phía Cơ Tự cũng mang theo nét sợ hãi.
Cơ Tự khẽ cười: "Xem ra thầy đã hiểu ý ta nói, nếu đã vậy thì chúng ta nên bàn bạc một số chuyện tiếp theo cần làm đi."
Thôn La Thủy.
Trên toàn huyện Thanh Sơn, chỉ mỗi thôn La Thủy nổi tiếng có phong cảnh nên thơ, bên trái thôn làng nho nhỏ có một hồ nước xanh trong như ngọc, thấy rõ cả đáy. Giữa hồ nước có cồn cát nhỏ mà bầy chim thường đậu trông cực kì tráng lệ. Cho nên người dân thôn này cũng không lạ gì việc mấy con cháu thế tộc thường đến đây.
Khi đội xe bò bệ vệ tiến vào thôn, dân làng đều tỏ vẻ cung kính, lẳng lặng cúi đầu nghênh đón, ngay cả trẻ con cũng im lặng đứng chờ hai bên vệ đường mà không hề ồn ã đuổi theo, trông vô cùng lễ phép.
Trần Thập Cửu năm nay ba mươi lăm tuổi khuôn mặt trắng nõn thấy thế cảm thán: “Không biết Lư Tử Do nghĩ thế nào, nếu đã thích nơi này như vậy sao lại để mấy dân đen trồng trọt ở đây làm gì, không vận dụng thế lực của Lư thị Kinh Châu biến chỗ này thành trang viên nhà mình cho rồi?”
Thiếu niên lang vẫn luôn cung kính ngồi cùng gã lập tức cười đáp: “Ai mà hiểu nổi ý nghĩ của những danh sĩ như y được chứ?” Lúc bấy giờ, nhà Tấn diệt vong, thiên hạ do Lưu thị xuất thân bần hàn cai quản, tuy phong thái vẫn còn đó nhưng danh sĩ đã mất đi nhiều. Nhiều hơn cả là càng ngày càng có nhiều người cậy danh nghĩ mình là con cháu quyền quý, giả làm danh sĩ để ngồi không ăn bám.
Đúng lúc này, thiếu niên tuấn tú Tô Thập Tam lang giật mình nói: “Sao ở đây lại có khách vậy nhỉ?”
Mọi người nhìn theo ánh mắt của hắn, quả nhiên thấy bảy tám cỗ xe ngựa xa hoa đang đỗ trước ngôi nhà nhỏ có chiếc cầu phao bằng gỗ, thấp thoáng sau rừng cây và cách cồn đất chim đậu khoảng bốn mươi mét.
Nam triều hằng năm đều chinh chiến, nhưng ngựa vẫn vô cùng hiếm thấy. Toàn bộ cỗ xe trước mắt này đều sử dụng ngựa kéo, hơn nữa tất cả đều là loại tuấn mã thượng hạng, đây có thể gọi là xa hoa lãng phí vô độ rồi.
Kể cả Trần Thập Cửu tự xưng là danh môn sĩ tộc, thế lực gia tộc còn vượt xa gia tộc khác rất nhiều, nhưng giờ khắc này gã cũng phải kinh sợ. Mắt gã nhìn đăm đăm vào những chiếc xe ngựa kia: “Trên xe ngựa không có huy hiệu của gia tộc, ta không biết người bên trong có lai lịch thế nào.”
Gần như gã vừa dứt lời, một chuỗi tiếng đàn du dương truyền đến từ trong ngôi nhà nhỏ. Cùng lúc tiếng đàn vang lên, đám người Trần Thập Cửu bất chợt trợn to hai mắt.
Những người này đều thuộc dòng dõi thư hương, mấy trăm năm qua các đời con cháu đều một bụng sách vở, nghiên cứu cầm kỳ thi họa. Với xuất thân như vậy, cho dù họ không có học hành đàng hoàng nhưng khả năng nhìn người cũng không đến nỗi tầm thường. Cũng chính vì không tầm thường nên chỉ với tiếng đàn loáng thoáng trong căn nhà kia đã khiến tâm trí họ lạc lối, quên cả hít thở.
Tiếng đàn vừa mới vang lên rồi lại im bặt, hiển nhiên người nọ chỉ tiện tay lướt trên dây đàn, sau đó trong nhà loáng thoáng có tiếng người nói chuyện. Giọng nói ấy không lớn, chỉ lát sau cánh cửa phòng được mở ra, mười hộ vệ có vóc dáng cao to, phong thái hiên ngang lui ra ngoài, tiếp đến là bốn tỳ nữ.
Gần như vừa nhìn rõ mặt của mấy tỳ nữ, thiếu niên nào đó đứng sau Trần Thập Cửu sơ ý giẫm phải viên đá, ngã phịch xuống đất. Nhưng y cũng không mất mặt, bởi vì ngay cả người vốn mang tiếng phong lưu như Trần Thập Cửu cùng với đồng bạn của y đều ngây dại ngắm bốn tỳ nữ kia.
Bốn người họ đều mặc áo gấm mỏng tang, dung nhan như họa, quả thực phải khen rằng họ đẹp tuyệt thế. Với sắc vóc như thế, dù chỉ một người xuất hiện ở bất kì nơi đâu cũng khiến nơi đó xôn xao nhốn nháo, nhưng ở đây có đến những bốn người, hơn nữa thân phận của họ chỉ là thị tỳ cho người ta thôi.
Trong lúc đám người nín thở ngóng nhìn, một công tử vận bộ bạch y thong thả bước ra ngoài.
Tô Thập Tam bỗng bừng tỉnh, hóa ra bốn nô tỳ này cũng chỉ bình thường thôi. Bởi vì thứ khiến người ta si mê choáng váng trên thế gian này không phải là khuôn mặt xinh xắn mà là phong tư khí phách không gì sánh bằng của công tử kia.
Công tử bạch y như mặt trời tỏa ánh hào quang, sau khi chàng ra khỏi căn nhà gỗ, liền thờ ơ liếc mắt nhìn đám người Trần Thập Cửu. Dưới ánh nhìn của chàng, mọi người bao gồm cả Trần Thập Cửu đều bất giác cúi đầu hành lễ.
Công tử bạch y khẽ gật đầu đáp lễ họ rồi cất bước đi về chiếc xe ngựa của mình. Sau đó đoàn xe bắt đầu khởi hành, hùng dũng lướt qua đám người Trần Thập Cửu, đi trên con đường quanh co uốn lượn.
Mọi người vẫn dõi mắt nhìn theo.
Cũng không biết qua bao lâu, Tô Thập Tam lang hoàn hồn trước, y vui sướng kêu lên: “Là hắn! Đó chính là Tạ lang, Tạ Thập Bát lang của Trần Quận Tạ thị! Lý công từng bảo, 'thế chi tuấn ngạn, tạ chi lâm lang' (2), ngoài Tạ lang ra không ai có phong thái khí khái nhường này cả!”
(2) Ý nghĩa câu này khen Tạ Thập Bát tuấn tú, tài đức hơn người, dáng vẻ như ngọc quý sáng chói.
Cái tên “Tạ lang” vừa xuất hiện, lập tức dấy lên tiếng bàn tán xôn xao. Hai mắt Trần Thập Cửu sáng rỡ: “Người vừa nãy chính là Tạ lang sao? Thảo nào, thảo nào.”
“Thảo nào người đời đều nói rằng Tạ lang phong lưu, ngay cả đến nơi thâm sơn cùng cốc này hắn cũng mang theo bốn tỳ nữ tuyệt sắc, quả nhiên phong lưu hơn người.”
“Đã thấy Tạ lang rồi mà còn bảo bốn tỳ nữ kia tuyệt sắc à? Với tư thái của Tạ lang, nam nữ phàm trần đều không đáng nhắc đến!"
Bảy tám người trong đám thế gia vọng tộc càng bàn luận càng hưng phấn. Gặp được Tạ lang, họ không còn hứng thú với chuyện đến bái phỏng Lư Tử Do nữa.
Mà vào lúc này, những người dân đang hối hả đắp thổ long tu sửa miếu thổ địa đã quay về. Hai ba trăm dân làng cầm cuốc, dắt trâu, vừa đi vừa nói chuyện khiến ngôi làng miền núi yên tĩnh thoáng cái ồn ào hẳn lên.
Trần Thập Cửu ngước nhìn bầu trời, ngạc nhiên hỏi: “Mặt trời còn chưa xuống núi, sao bọn dân đen này đã về nhà rồi? Tu sửa thổ long còn chưa xong đã lười biếng, thế mà cũng gọi là cung kính thần linh được à.”
Chợt lúc này một người dân hô to: “Các nhà các hộ nghe cho kỹ đây! Lão vu sư phán rằng trong nửa tháng tới huyện Thanh Sơn sẽ liên tục có mưa to! Các nhà các hộ nghe cho kỹ đây! Lão vu sư phán rằng, trong vòng nửa tháng tới huyện Thanh Sơn sẽ liên tục có mưa to.”
Người dân kia vừa dứt lời, vô số phụ nữ trong thôn ló đầu ra khỏi nhà tranh. Trong nghi vấn không ngừng của mọi người, người dân kia lại hắng giọng hô to, “Các nhà các hộ nghe cho kỹ đây! Hiện tại sắp thu hoạch vụ thu, chúng ta không thể để thóc bị ướt, tranh thủ trong bốn ngày trời quang mây tạnh tới đây, mọi người mau gác lại mọi việc vặt trong nhà để tiến hành thu hoạch vụ mùa đi. Đồng thời mỗi nhà phải cử ra một thanh niên trai tráng đi sửa chữa đê điều, đắp lại chỗ bị rò rỉ, đề phòng mưa to dẫn đến lũ lụt!”