Chương 35 - Cung lăng vân, điện hội tiên
Đứng bên dưới tòa điện tráng lệ như cung điện nhà trời ấy, cảm thấy bản thân mình sao mà quá bé nhỏ. Cung điện là loại kiến trúc đặc thù ngưng kết tất cả các phong cách cổ điển cùng toàn bộ tinh túy của kỹ thuật kiến trúc Trung Quốc., trực tiếp phản ánh quan niệm về chính trị và luân lý của các bậc đế vương. Ngay từ thời nhà Hạ đã có những khuôn mẫu của cung điện, rồi phát triển cực thịnh vào thời Tùy - Đường. Các thời đại tiếp theo như Minh - Thanh cũng không thể vươn xa hơn, chẳng qua chỉ tinh xảo tỉ mỉ hơn về mặt chi tiết mà thôi.
Nước Điền cổ đại tuy ở miền Tây Nam hoang vu khuất nẻo, là một nước lạc hậu, nhưng vốn là một phần của nước Tần. Trước thời Hán Vũ đế, vương quyền luôn nằm trong tay người Tần. Khu mộ Hiến Vương này đương nhiên không nằm ngoài khuôn khổ chung của quy tắc kiến trúc Tần - Hán, hình thức và bố cục đều theo kiểu Tần, nhưng việc sử dụng vật liệu kiến trúc lại hấp thụ vô số kinh nghiệm tiên tiến của thời nhà Hán.
Bên dưới chính điện là bậc thang ngọc gồm chín mươi chín bậc, ứng với chín mươi chín vì tinh tú, vì lí do địa hình nên bậc ngọc tuy khá rộng nhưng lại rất dốc, đoạn dưới cùng vừa khéo trải vào vùng ánh sáng của những dải cầu vồng rồi cứ thế lên cao dần, dẫn thẳng đến cửa điện. Đại điện do một trăm sáu mươi cây cột gỗ nam mộc chống đỡ, khắp chốn là tầng tầng lớp lớp trụ dọc xà ngang vàng son đủ màu, bên trên là gạch Tần ngói Hán, cực kì xa hoa. Tất cả đều khớp với lời miêu tả trong trấn lăng phả, ở cái chốn cao vút hiểm trở, vách đá đan xen từng lớp này, các tầng cung điện đều đóng nêm bám sát vào vách đá dựng đứng, rồi dần dâng cao, nằm giữa khói mây hư ảo, trông như lúc nào cũng chực rơi xuống dưới. Ba chúng tôi nhìn mà mắt hoa lòng sợ. Đi theo sạn đạo bậc đá hõm vào vách núi bước lên thềm ngọc, phóng mắt nhìn ra xa, chỉ thấy nhô cao trên đỉnh núi là những nóc vàng phủ trên lầu gác, bên những cổ đạo chênh vênh trên vách đá là những thác nước buông rèm, quanh hồ nước toàn những cây cổ thụ cùng dây leo kì dị giăng khắp, bốn bề bên dưới ngập ánh cầu vồng rực rỡ lung linh, từ thung lũng xa xa vẳng lại tiếng chim hót, quả thật là một cảnh tượng thoát tục cách biệt trần thế. Nếu trước đó chưa thấy những sự vật rùng rợn ẩn sâu trong thung lũng, có khi chúng tôi còn cho rằng đây đúng là một nơi tiên cảnh cũng nên.
Nhưng giờ thì mặc cho cảnh tượng cung trời điện ngọc này thần kỳ tới nhường nào, cảm giác trước tiên vẫn là bên trong nơi đây đang toát ra một luồng tà khí, cho dù có được điểm tô ra sao, xa hoa thế nào, nó vẫn là một tòa cung điện dành cho người chết, một ngôi mộ lớn. Mà để xây cất nên ngôi mộ này, đã có không biết bao nhiêu người phải bỏ mạng. Xưa vẫn có câu rằng: "Muôn người khốn khổ đốn cây, để cho một kẻ đủ đầy lên tiên".
Bậc thềm bạch ngọc treo chơi vơi trên hồ nước thung sâu, vừa dốc vừa trơn, có thể là do lệch trọng tâm, cả tòa cung điện nghiêng ra phía hồ nước vài độ, trông có vẻ như bất cứ lúc nào cũng có thể lật nhào xuống vực sâu dưới kia. Từ lúc trên sạn đạo, Tuyền béo đâm sợ tái mặt, không dám ho he nửa lời, lúc này ở trên cao ngất, bước trên những bậc đá bạch ngọc cực kì nguy hiểm, cậu ta lại càng hồn bất phụ thể, tôi và Shirley Dương đàng phải dìu cậu ta chầm chậm đi lên, hai mắt cậu chàng nhắm tịt híp cả lại.
Lên đến tận cùng bậc thang ngọc, tôi bỗng nhận ra rằng không khí ở đây hoàn toàn khác với bên dưới. Bên dưới long huân, ngập ngụa ẩm ướt, còn thiên cung nơi chúng tôi đang đứng lại khô ráo thoáng mát lạ thường. Không ngờ chỉ ở hai chốn cao thấp khác nhau mà độ ẩm lại chênh lệch nhiều như thế, có lẽ là vì long huân đã chặn giữ hết hơi nước lại trong môi trường trong đục không tách biệt bên dưới, cho nên mới giúp quần thể cung điện này bền vững cho đến tận ngày nay, trông vẫn như vừa xây cất xong. Thật xứng danh là một tiên huyệt huyền diệu cao siêu bậc nhất, hình thế thần tiên của long huân quả là khác hẳn chốn phàm trần.
Đoạn thềm ngọc này vốn rất khó đi, chúng tôi lại phải dìu Tuyền béo thành thử bước đi càng khó khăn. Ba chúng tôi vừa lết vừa bò, chật vật mãi mới lên được bậc thềm cao nhất. Tôi bảo Shirley Dương đưa tôi chiếc ô Kim Cang, rồi bước đến trước cửa điện, cạnh cửa có một tấm bia đá, bên dưới tấm bia là một con quái thú đang quỳ, thể hiện thế cưỡi mây cõng bia, bia khắc mấy chữ đại tự, nét bút chằng chịt rối mù, tôi chẳng đọc được chữ nào, chỉ biết đây có thể là chữ theo thể Cỏ Triện mà thôi.
Tôi đành bảo Shirley Dương đến đọc. Cô nhìn một lượt, rồi chỉ tay vào từng chữ đọc luôn: Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn, Lăng Vân thiên cung, Hội Tiên bảo điện." Thì ra minh lâu của ngôi mộ cổ này có tên gọi hẳn hoi, gọi là "cung Lăng Vân", còn gian điện gác đầu tiên thì gọi là "điện Hội Tiên".
Tôi không nhịn được bật cười giễu cợt: "Lão Hiến Vương mê thành tiên đâm ra điên bố nó rồi, chắc nghĩ xây cung điện trên vách núi cao chót vót là có thể mời được thần tiên xuống giao lưu, cùng lão đánh cờ, gảy đàn, rồi truyền cho lão phép trường sinh bất từ đây!"
Shirley Dương nói: "Có vua chúa nào không ham sống lâu? Tuy nhiên kể từ sau thời Tần Thủy Hoàng và Hán Vũ Đế, các bậc quân vương đời sau phần nhiều đều hiểu rằng đó chỉ là giấc mơ hư ảo, sinh lão bệnh tử là quy luật của tự nhiên, dẫu là chân mệnh thiên tử cao quý cũng khó bề đi ngược ý trời. Nhưng mặc dù hiểu ra điều này, họ vẫn hi vọng sau khi chết được hưởng vinh hoa phú quý như lúc còn sống, cho nên mới coi trọng việc sắp đặt lăng mộ như thế."
Tôi bảo Shirley Dương: "Nhưng nếu bọn họ không phóng đãng xa xỉ vô độ hòng thực hiện tham vọng thì trên đời này làm gì có Mô kim hiệu úy nữa?" Miệng vừa nói chân tôi đã giơ lên đạp cánh cửa điện. Cửa chỉ khép hờ không khóa nhưng rất nặng nề, đạp liền ba cái mới chỉ hé ra tí xíu, khó lách người qua được, bên trong tối om không nhìn thấy gì hết.
Tuy nói rằng theo kinh nghiệm trước đây, trong minh lâu hiếm khi có cơ quan hay ám khí gì, nhưng tôi vẫn không muốn mạo hiểm vô ích, cánh cửa vừa hé tôi vội nép người sang một bên, mở ô Kim Cang ra chắn, chờ một lát, không thấy trong điện có động tĩnh gì, tôi mới đẩy cánh cửa mở ra rộng hơn.
Tôi gật đầu ra hiệu với Tuyền béo và Shirley Dương rằng có thể tiến vào, ba chúng tôi cầm vũ khí và đèn chiếu, cùng hợp sức đẩy cánh cửa mở hẳn ra. Tuy đang là ban ngày nhưng ánh sáng chỉ chiếu được đến cửa, phía sâu bên trong cung điện thênh thang vẫn tối đen âm u, đành rọi đèn pin dò đường vậy.
Vừa bước qua bậu cửa gỗ gụ cao rộng, tôi đã thấy vài chục pho tượng cỡ lớn sắp thành hai hàng ngay sau cửa vào, đầu tiên là hai tượng sư tử bằng đồng để trị tà, cao hơn đầu người, trông rất uy vũ. Bên trái là con sư tử đực tì chân lên một quả cậu vàng, tượng trưng cho quyền lực tối cao thống nhất vũ trụ, con bên phải là sư tử cái, chân tì lên một con sư tử con, tượng trưng con cháu sinh sôi tiếp nối vô tận.
Sư tử đăt trên bệ đồng, trên bệ khắc các hình phượng hoàng và mẫu đơn, cả ba hợp lại tượng trưng cho "vua", vua của loài thú, vua của loài chim và vua của các loài hoa.
Người ta thường thấy sư tử đá, còn sư tử đồng thì ít thấy chứ không phải là không có, cho nên cũng không có gì quá bất thường, lạ ở chỗ đôi sư tử đồng này không bày ngoài cửa điện mà lại đặt ở hai bên sau cửa, không rõ nguyên nhân gì nhưng vẫn rất khác thường.
Phía tiếp sau sư tử đồng lần lượt xếp từng cặp giải trãi, hống, voi, kỳ lân, lạc đà, ngựa, tiếp đó là tượng võ tướng, văn thần, đại công thần cả thảy 36 pho (1). Tư thế và trang phục của các pho tượng người đều rất lạ, họ đang thực hiện một nghi thức kỳ quái nào đó chứ không phải tư thế bá quan đứng chầu trên kim điện. Đám tượng đồng bao gồm cả thú lẫn người tựa như tinh tú chầu nguyệt, cùng canh giữ ngai vàng cho vua ngự ở tít sâu bên trong.
Tuyền béo nói: "Sao cung điện này lại khác minh lâu ở Thập tam lăng ta từng tham quan thế nhỉ? Trong thập tam lăng có cung điện nhưng lại không có những tượng người tượng thú kì quái này."
Tôi nói với Tuyền béo: "Có gì lạ đâu? Họ đều mong sau khi chết vẫn được hầu hạ như khi còn sống, triều đại khác nhau hình thức khác nhau nhưng tôn chỉ mục đích cũng chỉ là một. Hồi chúng ta đi Thiểm Tây đổ ... à du lịch, đã từng nhìn thấy vô số những mảnh ngói lớn rải rác khắp khu lăng nhà Hán, đó đều là vết tích còn lại các cung điện thuộc về phần mộ nhà Hán đã sập đổ. Cột gỗ xà gỗ không chịu nổi sức tàn phá của ngàn năm, đã tan nát cả rồi, nhưng gạch ngói thì vẫn tồn tại được đến ngày nay."
Thứ gọi là "triều đại khác nhau, hình thức thể chế cũng khác" chẳng qua chỉ là cách nói của tôi để tự an ủi mình, còn đám tượng đồng đang đứng sừng sững nơi đây có ý nghĩa ra sao, tôi hoàn toàn không hiểu, tuy nhiên tôi không muốn chuyển cái tâm lý ngờ vực này thành áp lực đối với Tuyền béo và Shirley Dương. Mong sao chỉ là tôi cả nghĩ mà thôi.
Shirley Dương thấy cảnh tượng phi thường trong gian đại điện này, cũng nói nước Điền cổ ở miền biên viễn Tây Nam mà lăng mộ vua đã bề thế nhường này, so ra với mộ Đường Thái Tông, Hán Vũ Đế đại diện cho chế độ trung ương tập quyền, báu vật trong đó phải tính bằng đơn vị ngàn tấn, không biết là quy mô còn hoành tráng cỡ nào. Chỉ tiếc rằng những khu mộ ấy đã bị tàn phá từ lâu, những người thời nay vĩnh viễn không có cơ hội được nhìn thấy nữa, chỉ còn cách suy ngẫm tưởng tượng vậy thôi.
Tôi nói với Shirley Dương: "Không hẳn là tất cả các mộ vua chúa đều bề thế như mộ Hiến vương này đâu. Lão già Hiến vương ấy căn bản không nghĩ cho người đời sau, mà có khi suốt đời chỉ theo đuổi mục đích sau khi chết được chôn ở long huân để thành tiên thôi ấy chứ."
Bởi lẽ cung Lăng Vân là phần được xây cất trên mặt đất của địa cung ngôi mộ, chứ không phải là nơi đặt quan quách, cho nên chúng tôi vẫn thấy người nhẹ nhõm chứ không căng thẳng như khi bước vào huyền cung. Trong điện này tĩnh lặng lạ thường, càng không có động tĩnh gì không khí lại càng toát lên vẻ âm u đáng sợ.
Lòng bàn tay tôi bắt đầu nhớp mồ hôi. Nơi này ít ra cũng phải hai ngàn năm không có ai bước vào, vậy mà không hề có mùi ẩm mốc, mọi vật đều bị một lớp bụi dày bao phủ. Bụi cũng là từ gạch ngói bên trên rơi xuống chứ không có chút bụi tạp của thế giới ngoài kia, như thể che phủ đi hai ngàn năm lịch sử.
Bảo tọa được nạm vàng khảm ngọc đặt ở tận cùng trong điện Hội Tiên, phía trước có một khoảnh ao kim thủy ngăn cách, nhưng lại không thấy có cầu bạch ngọc nối liền. Ao kim thủy khá rộng, nước đã khô cạn từ lâu, từ chỗ chúng tôi chiếu đèn pin qua, chỉ thấp thoáng có một con rồng ngọc đỏ nằm cuộn bên trên bảo tọa, không nhìn rõ có tượng Hiến vương ngồi đó hay không.
Tuyền béo thấy thế bèn mạt sát: "Người làm lãnh đạo rồi đều thích xa rời quần chúng chang? Lão ta ngồi xa thế kia thì còn nghị sự triều chính cái mẹ gì được? nào, ta vào tận nơi xem sao!" Tuyền béo xách khẩu "máy chữ Chicago" nhảy xuống ao Kim Thủy đã cạn nước, sâu hơn một mét.
Tôi và Shirley Dương cũng nhảy xuống theo, thấy trong hồ có con thuyền gỗ được tạo hình như chiếc lá sen, hóa ra trước kia muốn đi qua hồ thì phải ngồi thuyền. Xem ra Hiến vương cũng là tay chơi đây.
Chưa lên tới bờ bên kia ao, chúng tôi đã không nén nổi hiếu kì, bèn chiếu đèn pin mắt sói lia khắp phía trước, hình như trên bảo tọa của Hiến vương không có tượng, nhưng phía sau trông không bình thường chút nào. Ba chúng tôi càng nhìn càng thấy kì lạ, bèn vội leo lên ngay, trong lòng tôi bỗng thấp thỏm không yên: "Với đầu óc liệu sự như thần của Hồ Bát Nhất ra, lẽ nào ta lại hiểu sai ý nghĩa của "thiên băng"? Xem chừng thiên băng không hề liên quan gì đến chuyện máy bay rơi, vậy thi thể Hiến vương có còn trong mộ hay không?"
--------------------------------
Chú thích:
1. Giải trãi, hống, kỳ lân: các dị thú trong truyền thuyết.
Đứng bên dưới tòa điện tráng lệ như cung điện nhà trời ấy, cảm thấy bản thân mình sao mà quá bé nhỏ. Cung điện là loại kiến trúc đặc thù ngưng kết tất cả các phong cách cổ điển cùng toàn bộ tinh túy của kỹ thuật kiến trúc Trung Quốc., trực tiếp phản ánh quan niệm về chính trị và luân lý của các bậc đế vương. Ngay từ thời nhà Hạ đã có những khuôn mẫu của cung điện, rồi phát triển cực thịnh vào thời Tùy - Đường. Các thời đại tiếp theo như Minh - Thanh cũng không thể vươn xa hơn, chẳng qua chỉ tinh xảo tỉ mỉ hơn về mặt chi tiết mà thôi.
Nước Điền cổ đại tuy ở miền Tây Nam hoang vu khuất nẻo, là một nước lạc hậu, nhưng vốn là một phần của nước Tần. Trước thời Hán Vũ đế, vương quyền luôn nằm trong tay người Tần. Khu mộ Hiến Vương này đương nhiên không nằm ngoài khuôn khổ chung của quy tắc kiến trúc Tần - Hán, hình thức và bố cục đều theo kiểu Tần, nhưng việc sử dụng vật liệu kiến trúc lại hấp thụ vô số kinh nghiệm tiên tiến của thời nhà Hán.
Bên dưới chính điện là bậc thang ngọc gồm chín mươi chín bậc, ứng với chín mươi chín vì tinh tú, vì lí do địa hình nên bậc ngọc tuy khá rộng nhưng lại rất dốc, đoạn dưới cùng vừa khéo trải vào vùng ánh sáng của những dải cầu vồng rồi cứ thế lên cao dần, dẫn thẳng đến cửa điện. Đại điện do một trăm sáu mươi cây cột gỗ nam mộc chống đỡ, khắp chốn là tầng tầng lớp lớp trụ dọc xà ngang vàng son đủ màu, bên trên là gạch Tần ngói Hán, cực kì xa hoa. Tất cả đều khớp với lời miêu tả trong trấn lăng phả, ở cái chốn cao vút hiểm trở, vách đá đan xen từng lớp này, các tầng cung điện đều đóng nêm bám sát vào vách đá dựng đứng, rồi dần dâng cao, nằm giữa khói mây hư ảo, trông như lúc nào cũng chực rơi xuống dưới. Ba chúng tôi nhìn mà mắt hoa lòng sợ. Đi theo sạn đạo bậc đá hõm vào vách núi bước lên thềm ngọc, phóng mắt nhìn ra xa, chỉ thấy nhô cao trên đỉnh núi là những nóc vàng phủ trên lầu gác, bên những cổ đạo chênh vênh trên vách đá là những thác nước buông rèm, quanh hồ nước toàn những cây cổ thụ cùng dây leo kì dị giăng khắp, bốn bề bên dưới ngập ánh cầu vồng rực rỡ lung linh, từ thung lũng xa xa vẳng lại tiếng chim hót, quả thật là một cảnh tượng thoát tục cách biệt trần thế. Nếu trước đó chưa thấy những sự vật rùng rợn ẩn sâu trong thung lũng, có khi chúng tôi còn cho rằng đây đúng là một nơi tiên cảnh cũng nên.
Nhưng giờ thì mặc cho cảnh tượng cung trời điện ngọc này thần kỳ tới nhường nào, cảm giác trước tiên vẫn là bên trong nơi đây đang toát ra một luồng tà khí, cho dù có được điểm tô ra sao, xa hoa thế nào, nó vẫn là một tòa cung điện dành cho người chết, một ngôi mộ lớn. Mà để xây cất nên ngôi mộ này, đã có không biết bao nhiêu người phải bỏ mạng. Xưa vẫn có câu rằng: "Muôn người khốn khổ đốn cây, để cho một kẻ đủ đầy lên tiên".
Bậc thềm bạch ngọc treo chơi vơi trên hồ nước thung sâu, vừa dốc vừa trơn, có thể là do lệch trọng tâm, cả tòa cung điện nghiêng ra phía hồ nước vài độ, trông có vẻ như bất cứ lúc nào cũng có thể lật nhào xuống vực sâu dưới kia. Từ lúc trên sạn đạo, Tuyền béo đâm sợ tái mặt, không dám ho he nửa lời, lúc này ở trên cao ngất, bước trên những bậc đá bạch ngọc cực kì nguy hiểm, cậu ta lại càng hồn bất phụ thể, tôi và Shirley Dương đàng phải dìu cậu ta chầm chậm đi lên, hai mắt cậu chàng nhắm tịt híp cả lại.
Lên đến tận cùng bậc thang ngọc, tôi bỗng nhận ra rằng không khí ở đây hoàn toàn khác với bên dưới. Bên dưới long huân, ngập ngụa ẩm ướt, còn thiên cung nơi chúng tôi đang đứng lại khô ráo thoáng mát lạ thường. Không ngờ chỉ ở hai chốn cao thấp khác nhau mà độ ẩm lại chênh lệch nhiều như thế, có lẽ là vì long huân đã chặn giữ hết hơi nước lại trong môi trường trong đục không tách biệt bên dưới, cho nên mới giúp quần thể cung điện này bền vững cho đến tận ngày nay, trông vẫn như vừa xây cất xong. Thật xứng danh là một tiên huyệt huyền diệu cao siêu bậc nhất, hình thế thần tiên của long huân quả là khác hẳn chốn phàm trần.
Đoạn thềm ngọc này vốn rất khó đi, chúng tôi lại phải dìu Tuyền béo thành thử bước đi càng khó khăn. Ba chúng tôi vừa lết vừa bò, chật vật mãi mới lên được bậc thềm cao nhất. Tôi bảo Shirley Dương đưa tôi chiếc ô Kim Cang, rồi bước đến trước cửa điện, cạnh cửa có một tấm bia đá, bên dưới tấm bia là một con quái thú đang quỳ, thể hiện thế cưỡi mây cõng bia, bia khắc mấy chữ đại tự, nét bút chằng chịt rối mù, tôi chẳng đọc được chữ nào, chỉ biết đây có thể là chữ theo thể Cỏ Triện mà thôi.
Tôi đành bảo Shirley Dương đến đọc. Cô nhìn một lượt, rồi chỉ tay vào từng chữ đọc luôn: Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn, Lăng Vân thiên cung, Hội Tiên bảo điện." Thì ra minh lâu của ngôi mộ cổ này có tên gọi hẳn hoi, gọi là "cung Lăng Vân", còn gian điện gác đầu tiên thì gọi là "điện Hội Tiên".
Tôi không nhịn được bật cười giễu cợt: "Lão Hiến Vương mê thành tiên đâm ra điên bố nó rồi, chắc nghĩ xây cung điện trên vách núi cao chót vót là có thể mời được thần tiên xuống giao lưu, cùng lão đánh cờ, gảy đàn, rồi truyền cho lão phép trường sinh bất từ đây!"
Shirley Dương nói: "Có vua chúa nào không ham sống lâu? Tuy nhiên kể từ sau thời Tần Thủy Hoàng và Hán Vũ Đế, các bậc quân vương đời sau phần nhiều đều hiểu rằng đó chỉ là giấc mơ hư ảo, sinh lão bệnh tử là quy luật của tự nhiên, dẫu là chân mệnh thiên tử cao quý cũng khó bề đi ngược ý trời. Nhưng mặc dù hiểu ra điều này, họ vẫn hi vọng sau khi chết được hưởng vinh hoa phú quý như lúc còn sống, cho nên mới coi trọng việc sắp đặt lăng mộ như thế."
Tôi bảo Shirley Dương: "Nhưng nếu bọn họ không phóng đãng xa xỉ vô độ hòng thực hiện tham vọng thì trên đời này làm gì có Mô kim hiệu úy nữa?" Miệng vừa nói chân tôi đã giơ lên đạp cánh cửa điện. Cửa chỉ khép hờ không khóa nhưng rất nặng nề, đạp liền ba cái mới chỉ hé ra tí xíu, khó lách người qua được, bên trong tối om không nhìn thấy gì hết.
Tuy nói rằng theo kinh nghiệm trước đây, trong minh lâu hiếm khi có cơ quan hay ám khí gì, nhưng tôi vẫn không muốn mạo hiểm vô ích, cánh cửa vừa hé tôi vội nép người sang một bên, mở ô Kim Cang ra chắn, chờ một lát, không thấy trong điện có động tĩnh gì, tôi mới đẩy cánh cửa mở ra rộng hơn.
Tôi gật đầu ra hiệu với Tuyền béo và Shirley Dương rằng có thể tiến vào, ba chúng tôi cầm vũ khí và đèn chiếu, cùng hợp sức đẩy cánh cửa mở hẳn ra. Tuy đang là ban ngày nhưng ánh sáng chỉ chiếu được đến cửa, phía sâu bên trong cung điện thênh thang vẫn tối đen âm u, đành rọi đèn pin dò đường vậy.
Vừa bước qua bậu cửa gỗ gụ cao rộng, tôi đã thấy vài chục pho tượng cỡ lớn sắp thành hai hàng ngay sau cửa vào, đầu tiên là hai tượng sư tử bằng đồng để trị tà, cao hơn đầu người, trông rất uy vũ. Bên trái là con sư tử đực tì chân lên một quả cậu vàng, tượng trưng cho quyền lực tối cao thống nhất vũ trụ, con bên phải là sư tử cái, chân tì lên một con sư tử con, tượng trưng con cháu sinh sôi tiếp nối vô tận.
Sư tử đăt trên bệ đồng, trên bệ khắc các hình phượng hoàng và mẫu đơn, cả ba hợp lại tượng trưng cho "vua", vua của loài thú, vua của loài chim và vua của các loài hoa.
Người ta thường thấy sư tử đá, còn sư tử đồng thì ít thấy chứ không phải là không có, cho nên cũng không có gì quá bất thường, lạ ở chỗ đôi sư tử đồng này không bày ngoài cửa điện mà lại đặt ở hai bên sau cửa, không rõ nguyên nhân gì nhưng vẫn rất khác thường.
Phía tiếp sau sư tử đồng lần lượt xếp từng cặp giải trãi, hống, voi, kỳ lân, lạc đà, ngựa, tiếp đó là tượng võ tướng, văn thần, đại công thần cả thảy 36 pho (1). Tư thế và trang phục của các pho tượng người đều rất lạ, họ đang thực hiện một nghi thức kỳ quái nào đó chứ không phải tư thế bá quan đứng chầu trên kim điện. Đám tượng đồng bao gồm cả thú lẫn người tựa như tinh tú chầu nguyệt, cùng canh giữ ngai vàng cho vua ngự ở tít sâu bên trong.
Tuyền béo nói: "Sao cung điện này lại khác minh lâu ở Thập tam lăng ta từng tham quan thế nhỉ? Trong thập tam lăng có cung điện nhưng lại không có những tượng người tượng thú kì quái này."
Tôi nói với Tuyền béo: "Có gì lạ đâu? Họ đều mong sau khi chết vẫn được hầu hạ như khi còn sống, triều đại khác nhau hình thức khác nhau nhưng tôn chỉ mục đích cũng chỉ là một. Hồi chúng ta đi Thiểm Tây đổ ... à du lịch, đã từng nhìn thấy vô số những mảnh ngói lớn rải rác khắp khu lăng nhà Hán, đó đều là vết tích còn lại các cung điện thuộc về phần mộ nhà Hán đã sập đổ. Cột gỗ xà gỗ không chịu nổi sức tàn phá của ngàn năm, đã tan nát cả rồi, nhưng gạch ngói thì vẫn tồn tại được đến ngày nay."
Thứ gọi là "triều đại khác nhau, hình thức thể chế cũng khác" chẳng qua chỉ là cách nói của tôi để tự an ủi mình, còn đám tượng đồng đang đứng sừng sững nơi đây có ý nghĩa ra sao, tôi hoàn toàn không hiểu, tuy nhiên tôi không muốn chuyển cái tâm lý ngờ vực này thành áp lực đối với Tuyền béo và Shirley Dương. Mong sao chỉ là tôi cả nghĩ mà thôi.
Shirley Dương thấy cảnh tượng phi thường trong gian đại điện này, cũng nói nước Điền cổ ở miền biên viễn Tây Nam mà lăng mộ vua đã bề thế nhường này, so ra với mộ Đường Thái Tông, Hán Vũ Đế đại diện cho chế độ trung ương tập quyền, báu vật trong đó phải tính bằng đơn vị ngàn tấn, không biết là quy mô còn hoành tráng cỡ nào. Chỉ tiếc rằng những khu mộ ấy đã bị tàn phá từ lâu, những người thời nay vĩnh viễn không có cơ hội được nhìn thấy nữa, chỉ còn cách suy ngẫm tưởng tượng vậy thôi.
Tôi nói với Shirley Dương: "Không hẳn là tất cả các mộ vua chúa đều bề thế như mộ Hiến vương này đâu. Lão già Hiến vương ấy căn bản không nghĩ cho người đời sau, mà có khi suốt đời chỉ theo đuổi mục đích sau khi chết được chôn ở long huân để thành tiên thôi ấy chứ."
Bởi lẽ cung Lăng Vân là phần được xây cất trên mặt đất của địa cung ngôi mộ, chứ không phải là nơi đặt quan quách, cho nên chúng tôi vẫn thấy người nhẹ nhõm chứ không căng thẳng như khi bước vào huyền cung. Trong điện này tĩnh lặng lạ thường, càng không có động tĩnh gì không khí lại càng toát lên vẻ âm u đáng sợ.
Lòng bàn tay tôi bắt đầu nhớp mồ hôi. Nơi này ít ra cũng phải hai ngàn năm không có ai bước vào, vậy mà không hề có mùi ẩm mốc, mọi vật đều bị một lớp bụi dày bao phủ. Bụi cũng là từ gạch ngói bên trên rơi xuống chứ không có chút bụi tạp của thế giới ngoài kia, như thể che phủ đi hai ngàn năm lịch sử.
Bảo tọa được nạm vàng khảm ngọc đặt ở tận cùng trong điện Hội Tiên, phía trước có một khoảnh ao kim thủy ngăn cách, nhưng lại không thấy có cầu bạch ngọc nối liền. Ao kim thủy khá rộng, nước đã khô cạn từ lâu, từ chỗ chúng tôi chiếu đèn pin qua, chỉ thấp thoáng có một con rồng ngọc đỏ nằm cuộn bên trên bảo tọa, không nhìn rõ có tượng Hiến vương ngồi đó hay không.
Tuyền béo thấy thế bèn mạt sát: "Người làm lãnh đạo rồi đều thích xa rời quần chúng chang? Lão ta ngồi xa thế kia thì còn nghị sự triều chính cái mẹ gì được? nào, ta vào tận nơi xem sao!" Tuyền béo xách khẩu "máy chữ Chicago" nhảy xuống ao Kim Thủy đã cạn nước, sâu hơn một mét.
Tôi và Shirley Dương cũng nhảy xuống theo, thấy trong hồ có con thuyền gỗ được tạo hình như chiếc lá sen, hóa ra trước kia muốn đi qua hồ thì phải ngồi thuyền. Xem ra Hiến vương cũng là tay chơi đây.
Chưa lên tới bờ bên kia ao, chúng tôi đã không nén nổi hiếu kì, bèn chiếu đèn pin mắt sói lia khắp phía trước, hình như trên bảo tọa của Hiến vương không có tượng, nhưng phía sau trông không bình thường chút nào. Ba chúng tôi càng nhìn càng thấy kì lạ, bèn vội leo lên ngay, trong lòng tôi bỗng thấp thỏm không yên: "Với đầu óc liệu sự như thần của Hồ Bát Nhất ra, lẽ nào ta lại hiểu sai ý nghĩa của "thiên băng"? Xem chừng thiên băng không hề liên quan gì đến chuyện máy bay rơi, vậy thi thể Hiến vương có còn trong mộ hay không?"
--------------------------------
Chú thích:
1. Giải trãi, hống, kỳ lân: các dị thú trong truyền thuyết.