Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 17
Suy đi nghĩ lại. Phượng thấy mình có được gần gũi Nhã là bao, anh luôn là người chủ động trong việc gặp nhau. Chỉ ngồi bên anh vài lần trong các capheteria ấm cúng, sang trọng là Phượng đã hạnh phúc lắm rồi, cô không đòi hỏi gì hơn vì cô nghĩ Nhã luôn luôn là người chừng mực, anh biết giữ tình yêu trong sáng của hai người. Anh là người yêu và cũng là người anh thân thương của riêng cô từ thuở nào, anh có trách nhiệm với tình yêu của mình, anh không hề vội vã vì Phượng vẫn còn bé, anh không cần tốn thời gian đeo đuổi vì anh đã nắm được trái tim cô, anh biết rằng duy nhất anh là người đàn ông cô yêu.
Phượng thở dài buông đũa xuống. Tại sao cô phải lệ thuộc vào người khác đến khổ như vậy chứ? Cô cứ phải trông chờ đợi đến bao giờ? Bất chợt Nhật Phượng nhớ lời… dỏm dắt của Thiên. Nhã là người từng xa quê bảy, tám năm dài, rồi anh sẽ lại ra đi vì bây giờ gia đình anh có ở đây đâu. Cô và anh chưa ràng buộc nhau bởi bất cứ mối liên hệ nào ngoài lời tỏ tình mong manh của anh. Mà lời nói thì gió thoảng mây bay. Có lẽ đã đến lúc buộc Nhã phải danh chánh ngôn thuận tiến tới nói chuyện với gia đình rồi. Nếu anh thật sự yêu cô thì đó là việc làm đúng chớ có gì phải ngần ngại.
Chậm chạp dọn bát dĩa dơ vào thau, cô bắt đầu rửa. Ba cô ở lại Long An với ông bà nội, hai ông tướng Minh và Trung tha hồ đi hoang. “Đi hoang” là từ mẹ cô dùng để mắng hai cậu con trai cưng khi cả hai đi suốt đêm không về nhà.
Anh Minh thì lầm lì làm thinh còn anh Trung thì viện lý do này nọ, rốt cuộc trong nhà cũng không ai biết hai người làm gì, ở đâu vào những đêm đó. Hai ông ấy thì già đời quá rồi, làm sao có chuyện đi lạc mà lo, ý Phượng muốn đề cập vấn đề riêng tư kia… Rõ ràng anh, chị em cô ai cũng muốn dấu kỹ con người thật của mình. Tại sao vậy kìa? Phượng không hiểu nổi, nhưng bản thân cô, cô cũng đâu muốn để lộ ra cô đang yêu ai, đi chơi ở nơi nào, có thèm tâm sự nhưng chỉ thích tâm sự với bạn bè chớ không thích tỉ tê với anh chị trong nhà. Có lẽ trong gia đình này ai cũng là người tự lập và bươn chải giỏi trong mọi tình huống nên không cần sự giúp đỡ góp ý của kẻ khác.
Bước vào phòng giữa, Phượng mở ti vi xem để giết thời gian. Con người ta cũng lạ! Mới sáng nay Phượng còn nghĩ khi thi xong, việc đầu tiên là cô sẽ về nhà tắm cho thật mát rồi ôm gối ngủ một giấc quên đời, để bù những đêm gật lên gật xuống ngồi giữ quyển vở, nhưng bây giờ cô tỉnh như sáo, buồn ngủ là chuyện của hôm qua, hôm kia, không chừng tối nay cô lại thao thức khi tâm trí quá thảnh thơi còn trái tim thì quá nặng nề.
Chương trình ti vi đêm nay quá là nghèo nàn tệ nhất. Ngồi xem mục từ giới thiệu trên đài, mà cô chợt cười một mình khi nhớ gương mặt nhăn nhó của Trung. Anh cằn nhằn cứ như rằng: “Riết rồi hết dám xem ti vi với bạn gái, nhất là bạn gái mới quen. Vì một đêm không đoán được người ta quảng cáo bao nhiêu loại… băng vệ sinh phụ nữ để các đấng anh hào biết trước mà né cho khỏi xui”.
Lúc nghe Trung cằn nhằn, Uyên đã hợm hỉnh đùa:
- Té ra mày cũng sợ bi “kẹt” à. Thế mày “kẹt” mấy lần rồi. Và “kẹt” với loại băng nào?
Phượng chưa kịp cười hùn với chị Uyên khi thấy anh Trung thộn mặt ra ngớ, thì đã nghe giọng chị Linh rít lên:
- Thôi dẹp ba câu đùa bá láp ấy đi! Rẻ tiền quá!
Vốn kiêng mặt Nhật Linh, nhưng hôm ấy Trung cũng không nhịn để đốp chát lại:
- Tui em sinh sau đẻ muộn nên rẻ tiền hơn đồ cổ là phải rồi!…
Vậy đó! Chị Linh hình như không biết đùa, và Phượng thấy mình có cố gắng cỡ nào cũng không thể gần gũi chị ấy nhiều hơn nữa được…
Ngã người ra ghế bố, Phượng theo dõi màn hình một cách lơ đãng, những hình ảnh màu sắc nhẹ nhàng cùng các âm thanh ả ơi của điệu ca mau chóng đưa cô vào giấc ngủ không mộng mị.
Phượng bừng tỉnh khi bị Nhật Uyên kéo chăn:
- Dậy đi rước mẹ về Phượng!
Cô cự nự:
- Chị với chị Linh làm gì không đi?
- Bận có khách. Anh Nhã tới chơi nãy giờ.
Phượng tỉnh ngủ hẳn:
- Ai chứ?
- Anh Nhã, bạn anh Vi hồi đó đó…
Trời ơi! Vậy mà mình mê ngủ không hay gì cả. Nhật Phượng ngồi dậy:
- Sao chị không kêu em?
Giọng Uyên lạ lùng:
- Bộ anh là bạn mày sao mà kêu?
- Nhưng… anh Nhã cũng không phải là bạn chị.
- Thì nãy giờ tao làm người giúp việc lo pha trà bưng nước chớ có ngồi làm bà chủ tiếp khách đâu. Để cho bà Linh ngồi nói chuyện với Việt kiều mới xứng!
Nhật Phượng chẳng để ý điệu bộ hờn dỗi của Nhật Uyên, cô như mở cờ trong bụng khi sung sướng nghĩ rằng “Cuối cùng anh cũng đã đến vì yêu em”.
Bước xuống bếp rửa mặt, Phượng nheo mắt với mình trong gương rồi đi lên phòng khách.
Nhã đón cô bằng nụ cười tươi và cái nhìn chỉ riêng anh mới có. Ánh mắt anh âu yếm vờn lên gương mặt hơi ửng hồng của Phượng:
- Trông Phượng ốm hơn so với hôm gặp… ở nhà Nhật Vi. Chắc lo học thi dữ lắm phải không?
- Dạ! Em vừa học vừa trông dài cả cổ.
Linh nhíu mày:
- Trông cái gì dài cổ vậy Phượng?
Phượng gãi gãi đầu:
- Ý em muốn nói với anh Nhã là mấy hôm trước em vừa học vừa trông tới ngày thi. Ngày đó đáng sợ thật, nhưng muốn thi đậu thì đừng sợ. Vì có trông hay không, ngày ấy dứt khoát cũng sẽ đến.
Nhã nhìn Linh một cái rồi quay sang Phượng, anh trầm giọng:
- Ngày ấy đã tới rồi.
Và nhìn Phượng, anh thừa biết cô bé đang rất hài lòng.
Cố nén niềm vui xuống, Phượng phụng phịu:
- Em chỉ hơi hơi hài lòng thôi. Vì em còn phải chờ kết quả nữa.
Nhã bật cười tự tin:
- Kết quả sẽ rất tốt! Anh bảo đảm đó!
Nhật Linh góp lời vào:
- Sao anh dám chắc như vậy? Con bé này là gà xước, ngồi đâu gục đó, học ít ngủ nhiều. Anh thấy không? Mới giờ này đã đánh một giấc rồi. Y như gà!…
Phượng xụ mặt:
- Tự nhiên khai xấu em. Đây rồi tiếng dữ đồn tới… Canada cho chị vừa lòng!
Nhã vội giảng hòa:
- Nhật Linh đùa một chút mà Phượng đã giận rồi. Đúng là công chúa út có khác!
Định nói với Nhã là chị Linh không biết đùa đâu, nhưng khôn hồn sao Phượng kịp giữ mồm lại. Cô ngồi bẻ tay và biết mình với Nhã chỉ có thể ngầm trao nhau những ánh mắt nhung nhớ nồng nàn thôi.
Nhật Linh sửa lại cách ngồi và hỏi:
- Anh Nhã thấy ngôi nhà này có khác gì xưa không?
Nhã ngước mắt nhìn quanh, cái nhìn của anh không có vẻ ước lượng đánh giá mà đong đầy xúc cảm. Anh như đang chìm khuất trong kỷ niệm xa xăm nào đó.
Mãi một lúc sau anh mới giật mình rồi vội vã nói khi thấy mọi người đang chờ đợi.
- Đương nhiên tất cả đều đổi thay. Anh nhớ hồi đó ở gần bể cửa sổ có để ba bốn chậu xương rồng. Có một cây xương rồng tròn như quả bí đỏ rất nhiều gai, Nhật Trung thường gọi nó là hành tinh gai góc của chàng hoàng tử trong chuyện “Hoàng Tử Bé” mà Thu rất mê.
Nhật Uyên gật gù:
- Nhớ dai thật! Chị Thu đi lấy chồng và mang theo cái… tình chậu gai góc ấy rồi. Vì trong nhà này ngoài chị ra, không ai thích thứ cây toàn là gai mà không có lá ấy cả.
Giọng Nhã trầm hẳn xuống:
- Xương rồng là loại hoa đặc biệt chỉ có gai và hoa. Có lẽ số phận Nhật Thu cũng độc đáo như loại cây cô ấy thích.
Nhật Linh dửng dưng nói như nói về người xa lạ:
- Số phận của chị do chị chọn, trong nhà tụi em nào dám có ý kiến gì, bây giờ khổ, chị Thu cũng không trách ai được.
Tự nhiên Nhật Phượng khó chịu trước cách nói của hai bà chị. Cô thoáng thấy Nhã vướng chút gì như muộn phiền. Phượng đã từng tâm sự cùng anh rằng ở gia đình cô, mọi người rất vô tình với nhau, nhưng có lẽ anh không tưởng tượng được mức đó vô tình đó tới đâu, bây giờ nghe Nhật Uyên và Nhật Linh nói ra suy nghĩ của mình về chị Thu, chắc anh mới hình dung cô đã từng cô đơn như thế nào để bày tỏ thương cảm bằng ánh mắt thiết tha kia.
Còn Nhật Uyên với Nhật Linh mới thật là kỳ! Hai chị và Nhã chưa đủ thân tình như Phượng, sao lai đi nói về chị Thu như vậy chứ? Đành rằng đó là sự thật, nhưng có cần nhắc tới người vắng mặt với khách theo kiểu trên không?
- Coi chừng trời sẽ mưa to, vì bữa nay bà Linh nói nhiều quá!
- Phượng đi rước mẹ đi!
Tiếng Nhật Linh nhẹ nhàng cất lên như vừa nhắc nhở vừa ra lệnh làm Phượng… ức trong lòng. Hừm! Nếu biết Nhã tới vì ai thì chị Linh đã không sai bảo một cách bất lịch sự như thế này đâu.
Biết là không thể nạnh chuyện này với người khác, Phượng hoãn binh:
- Còn sớm mà chị Linh!
- Mẹ dặn bảy giờ rưỡi đến rước, bây giờ đã tám giờ rưỡi rồi, sớm gì mà sớm.
- Nhưng ít ra vẫn còn sớm so với em phải không anh Nhã?
Phượng muốn khóc khi nghe anh vô tư trả lời:
- Đi sớm về sớm. Anh sẽ ngồi chơi tới lúc Phượng chở bác về mà.
Tức giận cô nói lẫy:
- Anh nên về thì hơn, vì thế nào trời cũng mưa to.
Nhật Linh chau mày:
- Sao em biết sắp mưa mà nói kỳ vậy?
Chỉ chờ Linh rơi vào bẫy là Phượng sáp lại ngay. Tủm tỉm với vẻ thích chí, cô cao giọng:
- Em nghe cóc mở miệng nãy giờ.
Nhật Uyên cười thành tiếng, cô bảo:
- Đi cho rồi đi chị… cả, ở đó láp ráp coi chừng ăn đòn đấy!
Ngước mắt nhìn Phượng, Linh nói như đang ra lệnh cho nhân viên của mình:
- Chìa khóa xe trong túi xách, vào lấy và đi kẻo mưa đúng như em tiên đoán.
Liếc vội Nhã một cái để tìm ánh mắt cảm thông, nhưng Phượng thất vọng khi nhận ra anh đang mãi mê nhìn về phiá bệ cửa sổ nơi ngày xưa để mấy chậu xương rồng anh An tặng chị Thu. Có cái gì đó lạ lùng toát ra từ anh, Phượng ngỡ ngàng đôi chút không hiểu sao lúc đó đôi chân cô tự động bước vào nhà trong để lấy chìa khóa của Nhật Linh.
Phượng thở dài buông đũa xuống. Tại sao cô phải lệ thuộc vào người khác đến khổ như vậy chứ? Cô cứ phải trông chờ đợi đến bao giờ? Bất chợt Nhật Phượng nhớ lời… dỏm dắt của Thiên. Nhã là người từng xa quê bảy, tám năm dài, rồi anh sẽ lại ra đi vì bây giờ gia đình anh có ở đây đâu. Cô và anh chưa ràng buộc nhau bởi bất cứ mối liên hệ nào ngoài lời tỏ tình mong manh của anh. Mà lời nói thì gió thoảng mây bay. Có lẽ đã đến lúc buộc Nhã phải danh chánh ngôn thuận tiến tới nói chuyện với gia đình rồi. Nếu anh thật sự yêu cô thì đó là việc làm đúng chớ có gì phải ngần ngại.
Chậm chạp dọn bát dĩa dơ vào thau, cô bắt đầu rửa. Ba cô ở lại Long An với ông bà nội, hai ông tướng Minh và Trung tha hồ đi hoang. “Đi hoang” là từ mẹ cô dùng để mắng hai cậu con trai cưng khi cả hai đi suốt đêm không về nhà.
Anh Minh thì lầm lì làm thinh còn anh Trung thì viện lý do này nọ, rốt cuộc trong nhà cũng không ai biết hai người làm gì, ở đâu vào những đêm đó. Hai ông ấy thì già đời quá rồi, làm sao có chuyện đi lạc mà lo, ý Phượng muốn đề cập vấn đề riêng tư kia… Rõ ràng anh, chị em cô ai cũng muốn dấu kỹ con người thật của mình. Tại sao vậy kìa? Phượng không hiểu nổi, nhưng bản thân cô, cô cũng đâu muốn để lộ ra cô đang yêu ai, đi chơi ở nơi nào, có thèm tâm sự nhưng chỉ thích tâm sự với bạn bè chớ không thích tỉ tê với anh chị trong nhà. Có lẽ trong gia đình này ai cũng là người tự lập và bươn chải giỏi trong mọi tình huống nên không cần sự giúp đỡ góp ý của kẻ khác.
Bước vào phòng giữa, Phượng mở ti vi xem để giết thời gian. Con người ta cũng lạ! Mới sáng nay Phượng còn nghĩ khi thi xong, việc đầu tiên là cô sẽ về nhà tắm cho thật mát rồi ôm gối ngủ một giấc quên đời, để bù những đêm gật lên gật xuống ngồi giữ quyển vở, nhưng bây giờ cô tỉnh như sáo, buồn ngủ là chuyện của hôm qua, hôm kia, không chừng tối nay cô lại thao thức khi tâm trí quá thảnh thơi còn trái tim thì quá nặng nề.
Chương trình ti vi đêm nay quá là nghèo nàn tệ nhất. Ngồi xem mục từ giới thiệu trên đài, mà cô chợt cười một mình khi nhớ gương mặt nhăn nhó của Trung. Anh cằn nhằn cứ như rằng: “Riết rồi hết dám xem ti vi với bạn gái, nhất là bạn gái mới quen. Vì một đêm không đoán được người ta quảng cáo bao nhiêu loại… băng vệ sinh phụ nữ để các đấng anh hào biết trước mà né cho khỏi xui”.
Lúc nghe Trung cằn nhằn, Uyên đã hợm hỉnh đùa:
- Té ra mày cũng sợ bi “kẹt” à. Thế mày “kẹt” mấy lần rồi. Và “kẹt” với loại băng nào?
Phượng chưa kịp cười hùn với chị Uyên khi thấy anh Trung thộn mặt ra ngớ, thì đã nghe giọng chị Linh rít lên:
- Thôi dẹp ba câu đùa bá láp ấy đi! Rẻ tiền quá!
Vốn kiêng mặt Nhật Linh, nhưng hôm ấy Trung cũng không nhịn để đốp chát lại:
- Tui em sinh sau đẻ muộn nên rẻ tiền hơn đồ cổ là phải rồi!…
Vậy đó! Chị Linh hình như không biết đùa, và Phượng thấy mình có cố gắng cỡ nào cũng không thể gần gũi chị ấy nhiều hơn nữa được…
Ngã người ra ghế bố, Phượng theo dõi màn hình một cách lơ đãng, những hình ảnh màu sắc nhẹ nhàng cùng các âm thanh ả ơi của điệu ca mau chóng đưa cô vào giấc ngủ không mộng mị.
Phượng bừng tỉnh khi bị Nhật Uyên kéo chăn:
- Dậy đi rước mẹ về Phượng!
Cô cự nự:
- Chị với chị Linh làm gì không đi?
- Bận có khách. Anh Nhã tới chơi nãy giờ.
Phượng tỉnh ngủ hẳn:
- Ai chứ?
- Anh Nhã, bạn anh Vi hồi đó đó…
Trời ơi! Vậy mà mình mê ngủ không hay gì cả. Nhật Phượng ngồi dậy:
- Sao chị không kêu em?
Giọng Uyên lạ lùng:
- Bộ anh là bạn mày sao mà kêu?
- Nhưng… anh Nhã cũng không phải là bạn chị.
- Thì nãy giờ tao làm người giúp việc lo pha trà bưng nước chớ có ngồi làm bà chủ tiếp khách đâu. Để cho bà Linh ngồi nói chuyện với Việt kiều mới xứng!
Nhật Phượng chẳng để ý điệu bộ hờn dỗi của Nhật Uyên, cô như mở cờ trong bụng khi sung sướng nghĩ rằng “Cuối cùng anh cũng đã đến vì yêu em”.
Bước xuống bếp rửa mặt, Phượng nheo mắt với mình trong gương rồi đi lên phòng khách.
Nhã đón cô bằng nụ cười tươi và cái nhìn chỉ riêng anh mới có. Ánh mắt anh âu yếm vờn lên gương mặt hơi ửng hồng của Phượng:
- Trông Phượng ốm hơn so với hôm gặp… ở nhà Nhật Vi. Chắc lo học thi dữ lắm phải không?
- Dạ! Em vừa học vừa trông dài cả cổ.
Linh nhíu mày:
- Trông cái gì dài cổ vậy Phượng?
Phượng gãi gãi đầu:
- Ý em muốn nói với anh Nhã là mấy hôm trước em vừa học vừa trông tới ngày thi. Ngày đó đáng sợ thật, nhưng muốn thi đậu thì đừng sợ. Vì có trông hay không, ngày ấy dứt khoát cũng sẽ đến.
Nhã nhìn Linh một cái rồi quay sang Phượng, anh trầm giọng:
- Ngày ấy đã tới rồi.
Và nhìn Phượng, anh thừa biết cô bé đang rất hài lòng.
Cố nén niềm vui xuống, Phượng phụng phịu:
- Em chỉ hơi hơi hài lòng thôi. Vì em còn phải chờ kết quả nữa.
Nhã bật cười tự tin:
- Kết quả sẽ rất tốt! Anh bảo đảm đó!
Nhật Linh góp lời vào:
- Sao anh dám chắc như vậy? Con bé này là gà xước, ngồi đâu gục đó, học ít ngủ nhiều. Anh thấy không? Mới giờ này đã đánh một giấc rồi. Y như gà!…
Phượng xụ mặt:
- Tự nhiên khai xấu em. Đây rồi tiếng dữ đồn tới… Canada cho chị vừa lòng!
Nhã vội giảng hòa:
- Nhật Linh đùa một chút mà Phượng đã giận rồi. Đúng là công chúa út có khác!
Định nói với Nhã là chị Linh không biết đùa đâu, nhưng khôn hồn sao Phượng kịp giữ mồm lại. Cô ngồi bẻ tay và biết mình với Nhã chỉ có thể ngầm trao nhau những ánh mắt nhung nhớ nồng nàn thôi.
Nhật Linh sửa lại cách ngồi và hỏi:
- Anh Nhã thấy ngôi nhà này có khác gì xưa không?
Nhã ngước mắt nhìn quanh, cái nhìn của anh không có vẻ ước lượng đánh giá mà đong đầy xúc cảm. Anh như đang chìm khuất trong kỷ niệm xa xăm nào đó.
Mãi một lúc sau anh mới giật mình rồi vội vã nói khi thấy mọi người đang chờ đợi.
- Đương nhiên tất cả đều đổi thay. Anh nhớ hồi đó ở gần bể cửa sổ có để ba bốn chậu xương rồng. Có một cây xương rồng tròn như quả bí đỏ rất nhiều gai, Nhật Trung thường gọi nó là hành tinh gai góc của chàng hoàng tử trong chuyện “Hoàng Tử Bé” mà Thu rất mê.
Nhật Uyên gật gù:
- Nhớ dai thật! Chị Thu đi lấy chồng và mang theo cái… tình chậu gai góc ấy rồi. Vì trong nhà này ngoài chị ra, không ai thích thứ cây toàn là gai mà không có lá ấy cả.
Giọng Nhã trầm hẳn xuống:
- Xương rồng là loại hoa đặc biệt chỉ có gai và hoa. Có lẽ số phận Nhật Thu cũng độc đáo như loại cây cô ấy thích.
Nhật Linh dửng dưng nói như nói về người xa lạ:
- Số phận của chị do chị chọn, trong nhà tụi em nào dám có ý kiến gì, bây giờ khổ, chị Thu cũng không trách ai được.
Tự nhiên Nhật Phượng khó chịu trước cách nói của hai bà chị. Cô thoáng thấy Nhã vướng chút gì như muộn phiền. Phượng đã từng tâm sự cùng anh rằng ở gia đình cô, mọi người rất vô tình với nhau, nhưng có lẽ anh không tưởng tượng được mức đó vô tình đó tới đâu, bây giờ nghe Nhật Uyên và Nhật Linh nói ra suy nghĩ của mình về chị Thu, chắc anh mới hình dung cô đã từng cô đơn như thế nào để bày tỏ thương cảm bằng ánh mắt thiết tha kia.
Còn Nhật Uyên với Nhật Linh mới thật là kỳ! Hai chị và Nhã chưa đủ thân tình như Phượng, sao lai đi nói về chị Thu như vậy chứ? Đành rằng đó là sự thật, nhưng có cần nhắc tới người vắng mặt với khách theo kiểu trên không?
- Coi chừng trời sẽ mưa to, vì bữa nay bà Linh nói nhiều quá!
- Phượng đi rước mẹ đi!
Tiếng Nhật Linh nhẹ nhàng cất lên như vừa nhắc nhở vừa ra lệnh làm Phượng… ức trong lòng. Hừm! Nếu biết Nhã tới vì ai thì chị Linh đã không sai bảo một cách bất lịch sự như thế này đâu.
Biết là không thể nạnh chuyện này với người khác, Phượng hoãn binh:
- Còn sớm mà chị Linh!
- Mẹ dặn bảy giờ rưỡi đến rước, bây giờ đã tám giờ rưỡi rồi, sớm gì mà sớm.
- Nhưng ít ra vẫn còn sớm so với em phải không anh Nhã?
Phượng muốn khóc khi nghe anh vô tư trả lời:
- Đi sớm về sớm. Anh sẽ ngồi chơi tới lúc Phượng chở bác về mà.
Tức giận cô nói lẫy:
- Anh nên về thì hơn, vì thế nào trời cũng mưa to.
Nhật Linh chau mày:
- Sao em biết sắp mưa mà nói kỳ vậy?
Chỉ chờ Linh rơi vào bẫy là Phượng sáp lại ngay. Tủm tỉm với vẻ thích chí, cô cao giọng:
- Em nghe cóc mở miệng nãy giờ.
Nhật Uyên cười thành tiếng, cô bảo:
- Đi cho rồi đi chị… cả, ở đó láp ráp coi chừng ăn đòn đấy!
Ngước mắt nhìn Phượng, Linh nói như đang ra lệnh cho nhân viên của mình:
- Chìa khóa xe trong túi xách, vào lấy và đi kẻo mưa đúng như em tiên đoán.
Liếc vội Nhã một cái để tìm ánh mắt cảm thông, nhưng Phượng thất vọng khi nhận ra anh đang mãi mê nhìn về phiá bệ cửa sổ nơi ngày xưa để mấy chậu xương rồng anh An tặng chị Thu. Có cái gì đó lạ lùng toát ra từ anh, Phượng ngỡ ngàng đôi chút không hiểu sao lúc đó đôi chân cô tự động bước vào nhà trong để lấy chìa khóa của Nhật Linh.