-
Chương 72: Người đàn ông lợi hại nhất
Editor: Bèo
Bố trí nội thất trong sảnh phụ rất trang nhã, thoải mái. Bình thường ở Tạ gia dưỡng thai, Khương Nại rất hay đến đây ngồi, dần dà quản gia đã chủ động đổi đệm sô pha thành loại dày dặn êm ái. Mấy thứ đồ trang trí dễ vỡ cũng bị cất đi, ngay cả đèn chiếu sáng cũng đổi sang loại đèn ánh sáng vàng tốt cho mắt.
Đêm đã khuya, Khương Nại dựa vào đầu gối của người đàn ông, mái tóc dài đen nhánh xõa ra bốn phía mơ hồ che khuất đường nét xinh đẹp trên khuôn mặt. Tâm tư của Tạ Lan Thâm không đặt ở mấy chú heo con trên tivi, thỉnh thoảng anh sẽ cúi đầu xuống dùng ngón tay thon dài luồn qua những lọn tóc, mân mê vành tay trắng nõn của Khương Nại, tiếp xúc nhẹ nhàng tinh tế. Anh nhìn thấy hàng mi yêu kiều của cô khẽ rung lên một cái.
Khương Nại bắt lấy ngón tay anh, ngẩng đầu lên nói: “Chồng à… em muốn cắt tóc”.
Ngón tay cô vạch ra một vị trí trên mái tóc, muốn cắt đến ngang vai, hỏi ý kiến anh: “Anh thấy như vậy có xấu không?”
Tạ Lan Thâm nâng khuôn mặt cô, bất ngờ đặt xuống một nụ hôn rất dịu dàng: “Không đâu, em thế nào cũng đẹp”.
Khương Nại chưa từng cắt tóc ngắn nên đã do dự mất mấy ngày. Thấy Tạ Lan Thâm nói vậy cô nhanh chóng vui vẻ trở lại, tin anh vô điều kiện: “Vậy anh cắt giúp em đi”.
Tạ Lan Thâm hỏi: “Em chắc chắn chứ?”
“Đây là lần đầu em để tóc ngắn”.
Khương Nại bò dậy khỏi sô pha, đưa tay ôm lấy cổ anh, giọng nói yêu kiều rất dễ nghe như muốn ngấm vào tận xương cốt của anh: “Trong lòng em, Tạ công tử nhà chúng ta không gì là không thể, là người đàn ông lợi hại nhất cả thế gian này”.
“Đương nhiên là anh lợi hại nhất rồi”.
Về điểm này Tạ Lan Thâm nhận luôn không từ chối, cứ vậy dễ dàng bị cô dùng lời ngọt ngào dỗ dành, suy tính vài giây lại hỏi: “Có hình để tham khảo không?”
Khương Nại nhào vào lòng anh cười, thật sự lấy điện thoại tìm một tấm ảnh trên mạng cho anh xem.
Hai vợ chồng quấn quýt trên sô pha một lúc lâu, Tạ Lan Thâm đặt cô trên sô pha rồi đứng dậy đi tìm kéo.
Nửa đêm nửa hôm anh đi tìm kéo khiến quản gia cũng bị gọi tới. Ông ấy nhìn thấy Tạ Lan Thâm đứng trước bàn, thân hình vẫn vậy nhưng bởi vì ở Tạ gia nên anh không mặc âu phục chỉnh tề như thường ngày mà chỉ mặc một chiếc áo sơ mi thoải mái với quần dài đồng bộ đều màu trắng ngà, tổng thể càng trở nên điềm đạm, vô hại.
Cũng có thể là do sắp được làm cha, ngay cả cặp lông mày cũng giãn ra ít nhiều, ôn hòa hơn, không hề nhìn ra sự lạnh lùng.
Còn có một điểm quản gia không thể không thừa nhận, so với trước đây thì sau khi cưới vợ sinh con, chủ nhân của ông càng trông có ý vị tình người hơn.
Tạ Lan Thâm chọn một chiếc kéo màu trắng cầm thuận tay, một bên mở điện thoại ra đọc hướng dẫn quá trình cắt tóc. Anh chỉ mất mười phút để nhét vào đầu những thông tin ấy, đợi đến khi anh trở lại sảnh phụ thì phát hiện lúc này Khương Nại đã cuộn mình thành một cục tròn tròn mà ngủ thiếp đi trong một góc sô pha.
Phim hoạt hình trên tivi còn chưa hết, đôi hàng mi khép chặt hắt xuống một chiếc bóng xinh đẹp trên khuôn mặt.
Ngay cả khi bước chân của người đàn ông tiến lại gần thì cô cũng không tỉnh lại.
Trước khi mang thai Khương Nại rất dễ bị đánh thức. Nếu như ở bên cạnh cô vào ban đêm thì không thể phát ra tiếng động gì quá lớn. Nhưng từ lúc có thai, cô cứ điên cuồng thèm ngủ, động một cái là ngủ say như chết.
Tạ Lan Thâm đặt kéo sang một bên, ngồi xuống bên cạnh cô. Đáy mắt sâu thẳm quan sát cô thật lâu, hít thở nhẹ nhàng gần như không nghe thấy. Đợi một lúc, anh cong khớp ngón tay đưa tới dưới mũi cô dừng lại vài giây.
Bất chợt anh cảm thấy sau lưng đổ một tầng mồ hôi, gần như nhuốm thẫm cả lớp áo sơ mi.
Tạ Lan Thâm bình tĩnh rụt tay lại, bờ môi như muốn cười cợt bản thân mình thần hồn nát thần tính, ngón tay day day xương lông mày.
Quản gia bê một cốc trà đến vừa hay nhìn thấy một cảnh này, bận tâm Khương Nại đang ngủ nên hạ giọng thấp nhất có thể nói: “Sức lực của phụ nữ có thai không tốt như trước, phu nhân thèm ngủ cũng là chuyện thường, chủ nhân đừng lo lắng”.
Tạ Lan Thâm nhận lấy cốc trà, đưa đến miệng nhấp một ngụm nhuận họng nhưng cũng không trả lời.
Anh lo cho tình trạng sức khỏe của Khương Nại cũng là phản ứng theo bản năng, cho dù người bên cạnh có giải thích thế nào thì anh cũng khó lòng áp xuống sự lo lắng ấy.
Quản gia đứng một lúc, đợi cho phim hoạt hình trên tivi kết thúc mới lên tiếng nói: “Nhị công tử về rồi”.
Tạ Lan Thâm chẳng thèm nhấc mí mắt lên, không mấy quan tâm chuyện này.
Giờ đây Tạ Lâm đã yên phận hơn nhiều, không dám đi trêu chọc Vưu Ý. Cũng không biết là anh ta không chào đón Khương Nại hay là biết bản thân mình không được chào đón ở Tạ gia mà dăm ba ngày nay chơi bời ở bên ngoài, không thấy bóng dáng đâu. Nửa đêm nửa hôm quay về, có lẽ rạng sáng lại đi mất.
Chỉ cần Tạ Lâm không gây ra chuyện gì lớn thì Tạ Lan Thâm cũng lười quản đứa em trai cùng cha khác mẹ này.
Quản gia còn nói: “Bữa trước tiểu thư nói ra ngoài nửa tháng, đến giờ vẫn chưa quay về… nghe nói ở tại Ô trấn”.
Ô trấn là quê nhà của Bùi Tứ, cha mẹ nuôi của anh ta vẫn ở tại đó. Tạ Lan Tịch nói muốn ra ngoài khuây khỏa mà lại ở lại đó không về, quản gia nói chuyện này cho Tạ Lan Thâm, nhắc nhở anh: “Có cần sai người đi đón tiểu thư về không ạ?”
Trong con mắt của Tạ Lan Thâm, Bùi Tứ chỉ là con rối trong tay Tạ gia, là công cụ để người ta áp bức lợi dụng. Giá trị của anh ta chỉ là giải sầu cho Tạ Lan Tịch.
Nếu như có thể dỗ Tạ Lan Tịch vui vẻ, anh sẽ không keo kiệt mà cho anh ta chút ơn huệ nho nhỏ.
Đến khi Tạ Lan Tịch không còn cần Bùi Tứ nữa, tự nhiên Tạ Lan Thâm sẽ không mang tình cảm, trực tiếp vô tình đá Bùi Tứ ra khỏi cuộc đời cô ấy.
Nói cách khác, trong cả giới hào môn này nếu em gái anh nhìn trúng người đàn ông nào anh đều có cách đưa người đó về Tạ gia.
Vì vậy khi tin đồn của Bùi Tứ bị tung ra, nó còn không đáng để được Tạ Lan Thâm nhắc đến. Lúc nào anh cũng có thể đổi một người ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn ngồi vào vị trí đó. Bây giờ Tạ Lan Tịch ở Ô trấn không về Tạ gia, anh chỉ khẽ nhíu mày một chút, môi mỏng nhếch lên nói: “Ông gọi điện nói anh trai gọi con bé về”.
Quản gia nghe dặn dò rồi gật đầu, khóe mắt nhìn thấy Khương Nại sắp tỉnh lại bèn thức thời không tiếp tục ở lại sảnh phụ nữa.
Trên sô pha, Khương Nại vẫn chưa mở mắt, ngón tay theo bản năng lần mò tới cúc áo của Tạ Lan Thâm, giọng nói trong đêm lộ ra sự mơ hồ: “Anh muốn gọi ai về?”
Tạ Lan Thâm ôm cô lên, bàn tay men theo bờ vai trượt xuống lưng cô, rất giống như ôm một đứa trẻ, thản nhiên nói một câu: “Nào nào…”
Sau đó, bờ môi anh áp lên mái tóc mềm mại của cô, hơi thở truyền đến hơi ấm nhẹ nhàng: “Còn muốn cắt tóc không?”
Khương Nại gần như tỉnh táo hoàn toàn, gật đầu cái rụp: “Muốn”.
…
Ngay đêm đó quản gia đã gọi một cuộc điện thoại giục Tạ Lan Tịch về nhà.
Trước khi nhận được điện thoại, Tạ Lan Tịch đang ở trên tầng hai trong một con hẻm nhỏ. Cô ấy ngồi cạnh cửa sổ, sắc trời phía ngoài đã tối đen, đèn đường cũng chỉ có lác đác vài cái, không gian yên tĩnh lạ thường.
Cô ấy áp hai tay lên má, cẩn thận nhìn những hàng dây leo xanh mướt bám trên bức tường bên ngoài.
Trong phòng bếp dưới tầng một, mấy người chị dâu họ của Bùi Tứ đang bận rộn thu dọn rửa bát. Cô ấy không biết làm việc nhà, cho dù muốn làm thì cũng không ai để cô ấy phải đụng tay đụng chân. Vì vậy Tạ Lan Tịch chỉ có thể ngồi ngây ngốc ở đây. Đêm khuya yên tĩnh, trong lòng khó tránh nghĩ đến vài chuyện lung tung. Tạ Lan Tịch nghĩ đến nguyên nhân đến đây vào nửa tháng trước.
Không phải cô ấy muốn đến mà vì mẹ nuôi của Bùi Tứ phát hiện ra bệnh ung thư giai đoạn cuối nên gọi điện cho cô ấy tới.
Lúc còn ở trường, Tạ Lan Tịch đã biết rõ gia cảnh của Bùi Tứ. Anh ta là trẻ mồ côi, được một cặp vợ chồng nghèo ở Ô trấn nuôi lớn. Nhà không có tiền, từ nhỏ học phí đều là dựa vào học bổng mà nhà trường trao tặng, nơi ở cũng chỉ là một căn nhà tồi tàn cũ kỹ.
Khi kết hôn, cô ấy muốn mời cha mẹ nuôi của Bùi Tứ chuyển đến Tứ Thành sống, kết quả bị hai người khéo léo từ chối. Họ nói là đã quen ở nơi nhỏ bé thế này, nửa đời người đã sống ở Ô trấn, nếu như chuyển đến thành phố lớn sợ là không biết sống ra sao.
Bùi Tứ cũng không ép cha mẹ nuôi. Mỗi tháng đều gửi cho họ một khoản phí sinh hoạt, coi như để họ dưỡng lão.
Sau đó, có một lần cha mẹ nuôi của Bùi Tứ ngồi tàu hỏa lén lút đến Tứ Thành tìm cô ấy.
Từ nhỏ Tạ Lan Tịch đã được Tạ gia cưng chiều, có thứ sơn hào hải vị, của ngon vật lạ nào mà cô ấy chưa từng thấy, chưa từng ăn. Vậy mà khi đó cha mẹ nuôi của Bùi Tứ ôm túi lớn túi nhỏ đựng toàn thịt gà và trứng gà quê đã rửa sạch sẽ đến đưa cho cô ấy, bàn tay già nua nhăn nheo nhét vào tay cô ấy một cuốn sổ tiết kiệm…
Lúc đó trái tim cô ấy đã bị cảm động.
Tiền Bùi Tứ gửi về nhà từ lúc đi học, tiền mấy năm nay anh ta gửi về nhà, còn cả tiền dưỡng lão… hai người đều không nỡ tiêu lấy một đồng, tất cả đều giữ trong cuốn sổ tiết kiệm mỏng dính đã ngả vàng.
Tạ Lan Tịch còn nhớ khi ấy hai người họ ngồi trong một phòng bao cao cấp cảm thấy rất không tự nhiên, cảm giác giống như bị kim châm không chịu được phải uống vài ngụm nước, cười lúng túng nói với cô ấy: “Từ nhỏ Tiểu Tứ đã là đứa trẻ rất cố gắng… nếu như nó muốn ở lại thành phố lớn, cha mẹ cũng già rồi thì không làm phiền nó nữa, ở lại Ô trấn cũng rất tốt… Tịch Tịch, cha mẹ là người không được học hành, không biết nói mấy lời hoa mỹ, khoản tiết kiệm này con nhận lấy đi, coi như tâm ý của hai kẻ già này”.
Tạ Lan Tịch kiên trì không nhận, cô ấy còn chưa làm hết trách nhiệm của con dâu làm sao dám nhận thứ này.
Nhưng hai người vẫn một mực kiên trì, sau đó họ đành giữ lại sổ tiết kiệm đưa cho Bùi Tứ, để anh ta giao lại cho vợ, nói là sính lễ Bùi gia cho con dâu, cho dù không có nhiều tiền nhưng dù gì cũng là chút thành ý. Tuyệt đối không thể bạc đãi cô ấy.
Sau này, cha mẹ nuôi của Bùi Tứ không hề đến Tứ Thành nữa, còn cô ấy vì phải ngồi xe lăn nên bình thường cũng không ra khỏi Tạ gia.
Mỗi lần Bùi Tứ về Ô trấn một mình thăm cha mẹ nuôi trở về đều sẽ đem theo một bọc lớn đặc sản quê hương, thịt gà và trứng gà lần nào cũng có, nói là muốn bồi bổ thân thể cho cô ấy.
Dần dà Tạ Lan Tịch cảm nhận được ý tốt của hai người họ nên cũng có chút cảm tình với cha mẹ chồng.
Mấy năm nay, trứng gà quê của nhà Bùi Tứ đều chui vào trong bụng Tạ Lan Tịch.
…
Cha mẹ nuôi của Bùi Tứ không hề biết đến chuyện ly hôn. Hai người già lớn tuổi rất ít khi xem tin tức.
Hơn một năm trôi qua, nếu không phải là nhận được điện thoại từ Ô trấn thì Tạ Lan Tịch cũng không biết Bùi Tứ chưa nói chuyện này cho gia đình. Bỏ lỡ cơ hội tốt nhất, bây giờ mẹ nuôi anh ta bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, thời gian không còn nhiều nữa, tuổi tác càng cao càng khó chịu nổi đả kích vì thế không tiện nói rõ tình hình.
Tạ Lan Tịch đành phải dùng thân phận con dâu đến Ô trấn một chuyến. Nửa tháng nay cô ấy phải giả làm vợ chồng hòa thuận với Bùi Tứ. Trước mặt người khác, tình cảm của cô ấy và anh ta vẫn vẹn nguyên như cũ. Chỉ những lúc riêng tư hai người mới trở về trạng thái chân thực vốn có.
Tạ Lan Tịch nhìn bóng đêm vừa nghĩ, ăn bao nhiêu trứng gà quê của người ta rồi, tình cảnh lúc này giống như một lời nói bông đùa mà anh trai từng nói: Sớm muộn cũng phải trả lại.
Bố trí nội thất trong sảnh phụ rất trang nhã, thoải mái. Bình thường ở Tạ gia dưỡng thai, Khương Nại rất hay đến đây ngồi, dần dà quản gia đã chủ động đổi đệm sô pha thành loại dày dặn êm ái. Mấy thứ đồ trang trí dễ vỡ cũng bị cất đi, ngay cả đèn chiếu sáng cũng đổi sang loại đèn ánh sáng vàng tốt cho mắt.
Đêm đã khuya, Khương Nại dựa vào đầu gối của người đàn ông, mái tóc dài đen nhánh xõa ra bốn phía mơ hồ che khuất đường nét xinh đẹp trên khuôn mặt. Tâm tư của Tạ Lan Thâm không đặt ở mấy chú heo con trên tivi, thỉnh thoảng anh sẽ cúi đầu xuống dùng ngón tay thon dài luồn qua những lọn tóc, mân mê vành tay trắng nõn của Khương Nại, tiếp xúc nhẹ nhàng tinh tế. Anh nhìn thấy hàng mi yêu kiều của cô khẽ rung lên một cái.
Khương Nại bắt lấy ngón tay anh, ngẩng đầu lên nói: “Chồng à… em muốn cắt tóc”.
Ngón tay cô vạch ra một vị trí trên mái tóc, muốn cắt đến ngang vai, hỏi ý kiến anh: “Anh thấy như vậy có xấu không?”
Tạ Lan Thâm nâng khuôn mặt cô, bất ngờ đặt xuống một nụ hôn rất dịu dàng: “Không đâu, em thế nào cũng đẹp”.
Khương Nại chưa từng cắt tóc ngắn nên đã do dự mất mấy ngày. Thấy Tạ Lan Thâm nói vậy cô nhanh chóng vui vẻ trở lại, tin anh vô điều kiện: “Vậy anh cắt giúp em đi”.
Tạ Lan Thâm hỏi: “Em chắc chắn chứ?”
“Đây là lần đầu em để tóc ngắn”.
Khương Nại bò dậy khỏi sô pha, đưa tay ôm lấy cổ anh, giọng nói yêu kiều rất dễ nghe như muốn ngấm vào tận xương cốt của anh: “Trong lòng em, Tạ công tử nhà chúng ta không gì là không thể, là người đàn ông lợi hại nhất cả thế gian này”.
“Đương nhiên là anh lợi hại nhất rồi”.
Về điểm này Tạ Lan Thâm nhận luôn không từ chối, cứ vậy dễ dàng bị cô dùng lời ngọt ngào dỗ dành, suy tính vài giây lại hỏi: “Có hình để tham khảo không?”
Khương Nại nhào vào lòng anh cười, thật sự lấy điện thoại tìm một tấm ảnh trên mạng cho anh xem.
Hai vợ chồng quấn quýt trên sô pha một lúc lâu, Tạ Lan Thâm đặt cô trên sô pha rồi đứng dậy đi tìm kéo.
Nửa đêm nửa hôm anh đi tìm kéo khiến quản gia cũng bị gọi tới. Ông ấy nhìn thấy Tạ Lan Thâm đứng trước bàn, thân hình vẫn vậy nhưng bởi vì ở Tạ gia nên anh không mặc âu phục chỉnh tề như thường ngày mà chỉ mặc một chiếc áo sơ mi thoải mái với quần dài đồng bộ đều màu trắng ngà, tổng thể càng trở nên điềm đạm, vô hại.
Cũng có thể là do sắp được làm cha, ngay cả cặp lông mày cũng giãn ra ít nhiều, ôn hòa hơn, không hề nhìn ra sự lạnh lùng.
Còn có một điểm quản gia không thể không thừa nhận, so với trước đây thì sau khi cưới vợ sinh con, chủ nhân của ông càng trông có ý vị tình người hơn.
Tạ Lan Thâm chọn một chiếc kéo màu trắng cầm thuận tay, một bên mở điện thoại ra đọc hướng dẫn quá trình cắt tóc. Anh chỉ mất mười phút để nhét vào đầu những thông tin ấy, đợi đến khi anh trở lại sảnh phụ thì phát hiện lúc này Khương Nại đã cuộn mình thành một cục tròn tròn mà ngủ thiếp đi trong một góc sô pha.
Phim hoạt hình trên tivi còn chưa hết, đôi hàng mi khép chặt hắt xuống một chiếc bóng xinh đẹp trên khuôn mặt.
Ngay cả khi bước chân của người đàn ông tiến lại gần thì cô cũng không tỉnh lại.
Trước khi mang thai Khương Nại rất dễ bị đánh thức. Nếu như ở bên cạnh cô vào ban đêm thì không thể phát ra tiếng động gì quá lớn. Nhưng từ lúc có thai, cô cứ điên cuồng thèm ngủ, động một cái là ngủ say như chết.
Tạ Lan Thâm đặt kéo sang một bên, ngồi xuống bên cạnh cô. Đáy mắt sâu thẳm quan sát cô thật lâu, hít thở nhẹ nhàng gần như không nghe thấy. Đợi một lúc, anh cong khớp ngón tay đưa tới dưới mũi cô dừng lại vài giây.
Bất chợt anh cảm thấy sau lưng đổ một tầng mồ hôi, gần như nhuốm thẫm cả lớp áo sơ mi.
Tạ Lan Thâm bình tĩnh rụt tay lại, bờ môi như muốn cười cợt bản thân mình thần hồn nát thần tính, ngón tay day day xương lông mày.
Quản gia bê một cốc trà đến vừa hay nhìn thấy một cảnh này, bận tâm Khương Nại đang ngủ nên hạ giọng thấp nhất có thể nói: “Sức lực của phụ nữ có thai không tốt như trước, phu nhân thèm ngủ cũng là chuyện thường, chủ nhân đừng lo lắng”.
Tạ Lan Thâm nhận lấy cốc trà, đưa đến miệng nhấp một ngụm nhuận họng nhưng cũng không trả lời.
Anh lo cho tình trạng sức khỏe của Khương Nại cũng là phản ứng theo bản năng, cho dù người bên cạnh có giải thích thế nào thì anh cũng khó lòng áp xuống sự lo lắng ấy.
Quản gia đứng một lúc, đợi cho phim hoạt hình trên tivi kết thúc mới lên tiếng nói: “Nhị công tử về rồi”.
Tạ Lan Thâm chẳng thèm nhấc mí mắt lên, không mấy quan tâm chuyện này.
Giờ đây Tạ Lâm đã yên phận hơn nhiều, không dám đi trêu chọc Vưu Ý. Cũng không biết là anh ta không chào đón Khương Nại hay là biết bản thân mình không được chào đón ở Tạ gia mà dăm ba ngày nay chơi bời ở bên ngoài, không thấy bóng dáng đâu. Nửa đêm nửa hôm quay về, có lẽ rạng sáng lại đi mất.
Chỉ cần Tạ Lâm không gây ra chuyện gì lớn thì Tạ Lan Thâm cũng lười quản đứa em trai cùng cha khác mẹ này.
Quản gia còn nói: “Bữa trước tiểu thư nói ra ngoài nửa tháng, đến giờ vẫn chưa quay về… nghe nói ở tại Ô trấn”.
Ô trấn là quê nhà của Bùi Tứ, cha mẹ nuôi của anh ta vẫn ở tại đó. Tạ Lan Tịch nói muốn ra ngoài khuây khỏa mà lại ở lại đó không về, quản gia nói chuyện này cho Tạ Lan Thâm, nhắc nhở anh: “Có cần sai người đi đón tiểu thư về không ạ?”
Trong con mắt của Tạ Lan Thâm, Bùi Tứ chỉ là con rối trong tay Tạ gia, là công cụ để người ta áp bức lợi dụng. Giá trị của anh ta chỉ là giải sầu cho Tạ Lan Tịch.
Nếu như có thể dỗ Tạ Lan Tịch vui vẻ, anh sẽ không keo kiệt mà cho anh ta chút ơn huệ nho nhỏ.
Đến khi Tạ Lan Tịch không còn cần Bùi Tứ nữa, tự nhiên Tạ Lan Thâm sẽ không mang tình cảm, trực tiếp vô tình đá Bùi Tứ ra khỏi cuộc đời cô ấy.
Nói cách khác, trong cả giới hào môn này nếu em gái anh nhìn trúng người đàn ông nào anh đều có cách đưa người đó về Tạ gia.
Vì vậy khi tin đồn của Bùi Tứ bị tung ra, nó còn không đáng để được Tạ Lan Thâm nhắc đến. Lúc nào anh cũng có thể đổi một người ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn ngồi vào vị trí đó. Bây giờ Tạ Lan Tịch ở Ô trấn không về Tạ gia, anh chỉ khẽ nhíu mày một chút, môi mỏng nhếch lên nói: “Ông gọi điện nói anh trai gọi con bé về”.
Quản gia nghe dặn dò rồi gật đầu, khóe mắt nhìn thấy Khương Nại sắp tỉnh lại bèn thức thời không tiếp tục ở lại sảnh phụ nữa.
Trên sô pha, Khương Nại vẫn chưa mở mắt, ngón tay theo bản năng lần mò tới cúc áo của Tạ Lan Thâm, giọng nói trong đêm lộ ra sự mơ hồ: “Anh muốn gọi ai về?”
Tạ Lan Thâm ôm cô lên, bàn tay men theo bờ vai trượt xuống lưng cô, rất giống như ôm một đứa trẻ, thản nhiên nói một câu: “Nào nào…”
Sau đó, bờ môi anh áp lên mái tóc mềm mại của cô, hơi thở truyền đến hơi ấm nhẹ nhàng: “Còn muốn cắt tóc không?”
Khương Nại gần như tỉnh táo hoàn toàn, gật đầu cái rụp: “Muốn”.
…
Ngay đêm đó quản gia đã gọi một cuộc điện thoại giục Tạ Lan Tịch về nhà.
Trước khi nhận được điện thoại, Tạ Lan Tịch đang ở trên tầng hai trong một con hẻm nhỏ. Cô ấy ngồi cạnh cửa sổ, sắc trời phía ngoài đã tối đen, đèn đường cũng chỉ có lác đác vài cái, không gian yên tĩnh lạ thường.
Cô ấy áp hai tay lên má, cẩn thận nhìn những hàng dây leo xanh mướt bám trên bức tường bên ngoài.
Trong phòng bếp dưới tầng một, mấy người chị dâu họ của Bùi Tứ đang bận rộn thu dọn rửa bát. Cô ấy không biết làm việc nhà, cho dù muốn làm thì cũng không ai để cô ấy phải đụng tay đụng chân. Vì vậy Tạ Lan Tịch chỉ có thể ngồi ngây ngốc ở đây. Đêm khuya yên tĩnh, trong lòng khó tránh nghĩ đến vài chuyện lung tung. Tạ Lan Tịch nghĩ đến nguyên nhân đến đây vào nửa tháng trước.
Không phải cô ấy muốn đến mà vì mẹ nuôi của Bùi Tứ phát hiện ra bệnh ung thư giai đoạn cuối nên gọi điện cho cô ấy tới.
Lúc còn ở trường, Tạ Lan Tịch đã biết rõ gia cảnh của Bùi Tứ. Anh ta là trẻ mồ côi, được một cặp vợ chồng nghèo ở Ô trấn nuôi lớn. Nhà không có tiền, từ nhỏ học phí đều là dựa vào học bổng mà nhà trường trao tặng, nơi ở cũng chỉ là một căn nhà tồi tàn cũ kỹ.
Khi kết hôn, cô ấy muốn mời cha mẹ nuôi của Bùi Tứ chuyển đến Tứ Thành sống, kết quả bị hai người khéo léo từ chối. Họ nói là đã quen ở nơi nhỏ bé thế này, nửa đời người đã sống ở Ô trấn, nếu như chuyển đến thành phố lớn sợ là không biết sống ra sao.
Bùi Tứ cũng không ép cha mẹ nuôi. Mỗi tháng đều gửi cho họ một khoản phí sinh hoạt, coi như để họ dưỡng lão.
Sau đó, có một lần cha mẹ nuôi của Bùi Tứ ngồi tàu hỏa lén lút đến Tứ Thành tìm cô ấy.
Từ nhỏ Tạ Lan Tịch đã được Tạ gia cưng chiều, có thứ sơn hào hải vị, của ngon vật lạ nào mà cô ấy chưa từng thấy, chưa từng ăn. Vậy mà khi đó cha mẹ nuôi của Bùi Tứ ôm túi lớn túi nhỏ đựng toàn thịt gà và trứng gà quê đã rửa sạch sẽ đến đưa cho cô ấy, bàn tay già nua nhăn nheo nhét vào tay cô ấy một cuốn sổ tiết kiệm…
Lúc đó trái tim cô ấy đã bị cảm động.
Tiền Bùi Tứ gửi về nhà từ lúc đi học, tiền mấy năm nay anh ta gửi về nhà, còn cả tiền dưỡng lão… hai người đều không nỡ tiêu lấy một đồng, tất cả đều giữ trong cuốn sổ tiết kiệm mỏng dính đã ngả vàng.
Tạ Lan Tịch còn nhớ khi ấy hai người họ ngồi trong một phòng bao cao cấp cảm thấy rất không tự nhiên, cảm giác giống như bị kim châm không chịu được phải uống vài ngụm nước, cười lúng túng nói với cô ấy: “Từ nhỏ Tiểu Tứ đã là đứa trẻ rất cố gắng… nếu như nó muốn ở lại thành phố lớn, cha mẹ cũng già rồi thì không làm phiền nó nữa, ở lại Ô trấn cũng rất tốt… Tịch Tịch, cha mẹ là người không được học hành, không biết nói mấy lời hoa mỹ, khoản tiết kiệm này con nhận lấy đi, coi như tâm ý của hai kẻ già này”.
Tạ Lan Tịch kiên trì không nhận, cô ấy còn chưa làm hết trách nhiệm của con dâu làm sao dám nhận thứ này.
Nhưng hai người vẫn một mực kiên trì, sau đó họ đành giữ lại sổ tiết kiệm đưa cho Bùi Tứ, để anh ta giao lại cho vợ, nói là sính lễ Bùi gia cho con dâu, cho dù không có nhiều tiền nhưng dù gì cũng là chút thành ý. Tuyệt đối không thể bạc đãi cô ấy.
Sau này, cha mẹ nuôi của Bùi Tứ không hề đến Tứ Thành nữa, còn cô ấy vì phải ngồi xe lăn nên bình thường cũng không ra khỏi Tạ gia.
Mỗi lần Bùi Tứ về Ô trấn một mình thăm cha mẹ nuôi trở về đều sẽ đem theo một bọc lớn đặc sản quê hương, thịt gà và trứng gà lần nào cũng có, nói là muốn bồi bổ thân thể cho cô ấy.
Dần dà Tạ Lan Tịch cảm nhận được ý tốt của hai người họ nên cũng có chút cảm tình với cha mẹ chồng.
Mấy năm nay, trứng gà quê của nhà Bùi Tứ đều chui vào trong bụng Tạ Lan Tịch.
…
Cha mẹ nuôi của Bùi Tứ không hề biết đến chuyện ly hôn. Hai người già lớn tuổi rất ít khi xem tin tức.
Hơn một năm trôi qua, nếu không phải là nhận được điện thoại từ Ô trấn thì Tạ Lan Tịch cũng không biết Bùi Tứ chưa nói chuyện này cho gia đình. Bỏ lỡ cơ hội tốt nhất, bây giờ mẹ nuôi anh ta bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, thời gian không còn nhiều nữa, tuổi tác càng cao càng khó chịu nổi đả kích vì thế không tiện nói rõ tình hình.
Tạ Lan Tịch đành phải dùng thân phận con dâu đến Ô trấn một chuyến. Nửa tháng nay cô ấy phải giả làm vợ chồng hòa thuận với Bùi Tứ. Trước mặt người khác, tình cảm của cô ấy và anh ta vẫn vẹn nguyên như cũ. Chỉ những lúc riêng tư hai người mới trở về trạng thái chân thực vốn có.
Tạ Lan Tịch nhìn bóng đêm vừa nghĩ, ăn bao nhiêu trứng gà quê của người ta rồi, tình cảnh lúc này giống như một lời nói bông đùa mà anh trai từng nói: Sớm muộn cũng phải trả lại.