Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 626: Sự kính sợ chúng ta thiếu năm đó
Muốn tìm ra nhà cung cấp nguyên liệu người Karamay đó không phải chuyện khó khăn gì. Một là Tưởng Ly có đường đi cặn kẽ, hai là người bạn đó của Thai Tử Tân rất trượng nghĩa, vất cả có được liên lạc với nhà cung cấp nguyên liệu đó trước, coi như có lời chào ban đầu, bằng không ông lão đi vào sa mạc rồi thì chẳng biết khi nào mới gặp mặt được.
Nhưng, người bạn đó cũng đã nhắc nhở Tưởng Ly, nói tính cách của ông già đó cực kỳ quái đản, có chịu giúp hay không còn phải xem tâm trạng của ông ấy. Nếu ông ấy đã quyết tâm không muốn giúp thì sẽ không bao giờ vì nể mặt người bạn này mà bật đèn xanh cho cô, vậy nên đừng tiếp tục miễn cưỡng ông ấy.
Điểm này cũng trùng khớp với những gì Nguyễn Kỳ nghe ngóng được. Cuối cùng, Nguyễn Kỳ thở dài nói với Tưởng Ly: "Không biết liệu ông ấy có nể tình người cùng ngành mà linh động một chút không."
Taklamakan, sa mạc dịch chuyển lớn thứ hai thế giới, trong tiếng Hồi nó có biệt danh là "đại dương của cái chết", có nghĩa là đi vào được mà không đi ra được. Ông cụ người Karamay không sống ở Karamay. Ông ấy thường xuyên sống ở biên giới mặt phía Đông của Taklamakan, sát gần La Bố Trang.
Điều này cũng hợp ý Tưởng Ly. Như vậy đi tìm kiếm Huyền thạch sẽ tiết kiệm được nhiều công sức đi bộ. Hơn nữa trong lòng cô càng thêm khẳng định ông lão ấy cực kỳ thông hiểu về sa mạc, bằng không sao dám quanh năm sống ở nơi ma quỷ đó.
Một đoàn xe rầm rộ khí thế, thích hợp nhất là đi xa lộ sa mạc. Đi thẳng một mạch vào huyện Luân Đài tức là vào xa lộ sa mạc, bắt đầu không còn nhìn thấy bất kỳ căn nhà nào hai bên đường nữa.
Nhiêu Tôn, Tưởng Ly và Nguyễn Kỳ, ba người họ lái một chiếc xe vật tư cỡ to đã được cải tiến, bên trong đựng đầy các trang bị và lương thực sau khi vào trong sa mạc. Tất cả mọi thứ đều do Nhiêu Tôn chuẩn bị, Tưởng Ly làm công việc kiểm tra thu hoạch cuối cùng.
Những người ngồi trong các xe khác đều là vệ sỹ. Có người của Nhiêu Tôn, cũng có người của Lục Môn, ngàn dặm xa xôi tụ tập về đây, khí thế vô cùng hoành tráng.
Đối với việc này, Tưởng Ly lắc đầu liên tục, nói với Nhiêu Tôn: "Đâu phải anh chưa từng đi qua những nơi nguy hiểm kiểu này, đông người như thế này vốn dĩ không thể đưa cả vào."
Nhiêu Tôn đương nhiên hiểu rõ, nói: "Tuy rằng họ không thể vào trong sa mạc, nhưng có thể đợi sẵn ở một vị trí thích hợp, một khi có nguy hiểm gì cũng lập tức cứu viện được."
Tưởng Ly nhìn cả đoàn xe dài dằng dặc qua gương chiếu hậu, lẩm bẩm: "Chỉ có tác dụng tâm lý thôi mà."
Nhiêu Tôn không phản bác.
Cô nói đúng, tác dụng tâm lý.
Ai cũng biết một nơi nguy hiểm như sa mạc, không phải cứ càng đông mới càng an toàn. Ngược lại, có lúc vì đông người nên sinh ra phiền phức. Ở các sa mạc, đặc biệt là sa mạc dịch chuyển, khí hậu thay đổi thất thường, một khi gặp nguy hiểm rồi, chẳng ai lo được cho ai. Thế nên suy nghĩ ban đầu của Tưởng Ly là đúng đắn, không cần người bảo vệ. Ở những nơi như thế chỉ có thể tự bảo vệ mình, hà tất liên lụy những tính mạng vô tội khác?
Về điểm này, năm xưa khi tới Gobi, Nhiêu Tôn hiểu quá rõ ràng. Gobi, nơi cũng không khác gì tử địa ấy, chỉ có những dải đất kiềm dài tít tắp không có điểm dừng, hoang lạnh tới nghẹt thở, không có bất cứ tín hiệu nào, giống như một khu vực bị người ta bỏ rơi trên thế gian vậy.
Khi xe đi trên xa lộ, hai bên thi thoảng lại có những bụi cây và những rừng hồ dương. Vùng trũng của Taklamacan là nơi có rừng hồ dương lớn nhất. Thế nên ở đây, rừng hồ dương trở thành phong cảnh thường thấy nhất. Cảnh tượng dọc đường này giống hệt năm xưa khi họ đi vào Gobi. Anh ấy, Tả Thời và Hạ Trú, ba người như ba con thỏ được sổ lồng, thoải mái bay nhảy, reo hò đã đời giữa trời đất bao la, cảm giác như tất cả mọi thứ trên thế gian đều thuộc về họ vậy.
Đến tận khi Tả Thời gặp nguy, họ thoát ra khỏi Gobi bằng hơi thở cuối cùng... họ mới hiểu, họ không thể chinh phục trời đất, còn tự nhiên nếu muốn róc xương lọc thịt họ lại là chuyện dễ như trở bàn tay.
Nhiêu Tôn những tưởng lần này Tưởng Ly sẽ tức cảnh sinh tình nhưng trong mắt cô không có quá nhiều bi thương. Cô cũng không cố tình né tránh chuyện của Tả Thời. Cô nhìn hai bên hoang vắng quạnh quẽ, nói: "Năm đó, chúng ta thiếu đi sự kính sợ tự nhiên."
Kính sợ, là quy luật cơ bản trói buộc nhân tính.
Trong hoàn cảnh xã hội hiện tại, kính sợ đã sớm bị lợi ích nghiền nát vụn, chẳng còn lại nhiều. Chỉ khi quay về với tự nhiên, đối mặt với thiên nhiên, hiểu thấu được sự nhỏ bé của loài người, sự kính sợ mới như sống dậy.
Xa lộ sa mạc không hề cô đơn, ngoài đoàn xe của họ ra, còn có một vài chiếc xe đi xuyên qua sa mạc, là những người yêu thích thám hiểm, trên đời này không thiếu những người thích cả đời bầu bạn cùng tự nhiên.
Cũng có người đi xe đạp, không nhiều, thi thoảng một hai người.
Bước vào tháng mười mới là thời điểm đẹp nhất để vào sa mạc, bây giờ vẫn chưa phải mùa du lịch. Nhưng cho dù là mùa du lịch, cũng không quá nhiều người dám đánh cược tính mạng, bước vào "đại dương của cái chết".
Nhiêu Tôn lái xe.
Tưởng Ly và Nguyễn Kỳ ngồi ở ghế sau, bàn bạc xem sau khi gặp ông lão nên thuyết phục thế nào. Khi chiếc xe vượt qua một người đi xe đạp, Tưởng Ly bò lên cửa sổ nhìn ra, thiếu nước chảy nước dãi. Cô vẫy gọi Nguyễn Kỳ: "Này này này, mau nhìn xem, chàng thanh niên kia dáng đẹp thật."
"Đâu cơ, đâu cơ?" Nguyễn Kỳ hưng phấn, rướn người qua nhìn rồi chép miệng: "Vừa nhìn là biết dân đạp xe chuyên nghiệp rồi, cô xem, cánh tay rắn chắc, gân guốc lắm."
Nhiêu Tôn nhướng mày, nhấn chân ga cho chiếc xe lao vọt về phía trước, trong phút chốc đã bỏ anh chàng đó lại xa tít tắp.
Tưởng Ly bĩu môi, quay đầu nhìn Nguyễn Kỳ: "Sao cô lại nghĩ tới chuyện lấy một người tâm địa hẹp hòi như anh ấy chứ?"
Nguyễn Kỳ sửa chữa: "Chưa lấy đâu, cả cầu hôn còn bị gạt nữa."
Không còn cậu thanh niên chướng mắt, tâm trạng Nhiêu Tôn cũng trở nên rất thoải mái, anh cười hờ hờ: "Người có dáng đẹp nhất đang ngồi ngay trước mặt hai em, nhìn người khác chẳng phải lãng phí thời gian sao? Khiêm tốn mà nói thì dáng của Lục Đông Thâm cũng đẹp lắm. Hạ Hạ, em đừng có như chết đói vậy."
"Sao lại gọi là khiêm tốn mà nói?" Tưởng Ly nhìn anh, cười mà như không cười.
Nhiêu Tôn vững vàng tay lái, tốc độ rất nhanh: "Ý là, dáng người Lục Đông Thâm không đẹp bằng anh."
Tưởng Ly bĩu môi, chêm một câu: "Mắt anh phải đui mù cỡ nào không biết."
Sự thật chứng minh, họ vẫn quá lạc quan.
Sự cố chấp của ông cụ người Karamay vượt xa tưởng tượng của họ.
Khi cả đoàn người tới gần nơi ở của ông ấy cũng đã là lúc hoàng hôn rợp trời. Cái nóng nực ban ngày cũng sắp biến mất cùng sự khuất dạng của mặt trời sau ngọn núi. Tuy rằng chưa đi hẳn vào trung tâm sa mạc nhưng sự chênh lệch nhiệt độ đã rất lớn rồi. Ban ngày nóng chảy mỡ, ban đêm lạnh đóng băng.
Cái gọi là nơi ở, thật ra một căn nhà nhỏ làm bằng gạch khá đơn sơ, tổng cộng có ba gian nối liền, đến một cái sân cũng không có, nhưng có một sa mạc mênh mông và một rừng hồ dương như đảo ngược trước mắt, nơi đây coi như cũng đứng cạnh chân trời rồi. Trước không có thôn, sau không có hàng quán nhưng lại trở thành nơi mà những người muốn vượt qua sa mạc tới dừng chân.
Trong ba gian phòng, một gian để đồ lặt vặt, một gian là nơi ở của ông cụ, gian thứ ba để trống, coi như là phòng cho khách.
Điều kiện về nước ở đây không tốt, trước căn nhà có một chiếc vại to, bên trong đựng đầy nước, nghe nói là được vận chuyển tới từ một nơi khá xa, thế nên dùng phải rất tiết kiệm.
Ông lão ấy cũng chưa già lắm, trước đó Nguyễn Kỳ nghe ngóng thì ông ấy mới ngoài năm mươi. Có điều vì quanh năm sống ở khu vực sa mạc thế nên kết cấu khuôn mặt, da dẻ đều bị gió thổi đến khô cong. So với người cùng tuổi, ông ấy phải già hơn chục tuổi nhưng tay chân lại nhanh nhẹn, mạnh khỏe hơn họ nhiều.
Ông ấy không tránh mặt họ, có điều sau khi nhìn thấy cả đoàn xe thì nhíu mày. Thấy vậy, Nhiêu Tôn lập tức giải thích tác dụng của họ, không hề tới đây để gây rối.
~Hết chương 626~
Nhưng, người bạn đó cũng đã nhắc nhở Tưởng Ly, nói tính cách của ông già đó cực kỳ quái đản, có chịu giúp hay không còn phải xem tâm trạng của ông ấy. Nếu ông ấy đã quyết tâm không muốn giúp thì sẽ không bao giờ vì nể mặt người bạn này mà bật đèn xanh cho cô, vậy nên đừng tiếp tục miễn cưỡng ông ấy.
Điểm này cũng trùng khớp với những gì Nguyễn Kỳ nghe ngóng được. Cuối cùng, Nguyễn Kỳ thở dài nói với Tưởng Ly: "Không biết liệu ông ấy có nể tình người cùng ngành mà linh động một chút không."
Taklamakan, sa mạc dịch chuyển lớn thứ hai thế giới, trong tiếng Hồi nó có biệt danh là "đại dương của cái chết", có nghĩa là đi vào được mà không đi ra được. Ông cụ người Karamay không sống ở Karamay. Ông ấy thường xuyên sống ở biên giới mặt phía Đông của Taklamakan, sát gần La Bố Trang.
Điều này cũng hợp ý Tưởng Ly. Như vậy đi tìm kiếm Huyền thạch sẽ tiết kiệm được nhiều công sức đi bộ. Hơn nữa trong lòng cô càng thêm khẳng định ông lão ấy cực kỳ thông hiểu về sa mạc, bằng không sao dám quanh năm sống ở nơi ma quỷ đó.
Một đoàn xe rầm rộ khí thế, thích hợp nhất là đi xa lộ sa mạc. Đi thẳng một mạch vào huyện Luân Đài tức là vào xa lộ sa mạc, bắt đầu không còn nhìn thấy bất kỳ căn nhà nào hai bên đường nữa.
Nhiêu Tôn, Tưởng Ly và Nguyễn Kỳ, ba người họ lái một chiếc xe vật tư cỡ to đã được cải tiến, bên trong đựng đầy các trang bị và lương thực sau khi vào trong sa mạc. Tất cả mọi thứ đều do Nhiêu Tôn chuẩn bị, Tưởng Ly làm công việc kiểm tra thu hoạch cuối cùng.
Những người ngồi trong các xe khác đều là vệ sỹ. Có người của Nhiêu Tôn, cũng có người của Lục Môn, ngàn dặm xa xôi tụ tập về đây, khí thế vô cùng hoành tráng.
Đối với việc này, Tưởng Ly lắc đầu liên tục, nói với Nhiêu Tôn: "Đâu phải anh chưa từng đi qua những nơi nguy hiểm kiểu này, đông người như thế này vốn dĩ không thể đưa cả vào."
Nhiêu Tôn đương nhiên hiểu rõ, nói: "Tuy rằng họ không thể vào trong sa mạc, nhưng có thể đợi sẵn ở một vị trí thích hợp, một khi có nguy hiểm gì cũng lập tức cứu viện được."
Tưởng Ly nhìn cả đoàn xe dài dằng dặc qua gương chiếu hậu, lẩm bẩm: "Chỉ có tác dụng tâm lý thôi mà."
Nhiêu Tôn không phản bác.
Cô nói đúng, tác dụng tâm lý.
Ai cũng biết một nơi nguy hiểm như sa mạc, không phải cứ càng đông mới càng an toàn. Ngược lại, có lúc vì đông người nên sinh ra phiền phức. Ở các sa mạc, đặc biệt là sa mạc dịch chuyển, khí hậu thay đổi thất thường, một khi gặp nguy hiểm rồi, chẳng ai lo được cho ai. Thế nên suy nghĩ ban đầu của Tưởng Ly là đúng đắn, không cần người bảo vệ. Ở những nơi như thế chỉ có thể tự bảo vệ mình, hà tất liên lụy những tính mạng vô tội khác?
Về điểm này, năm xưa khi tới Gobi, Nhiêu Tôn hiểu quá rõ ràng. Gobi, nơi cũng không khác gì tử địa ấy, chỉ có những dải đất kiềm dài tít tắp không có điểm dừng, hoang lạnh tới nghẹt thở, không có bất cứ tín hiệu nào, giống như một khu vực bị người ta bỏ rơi trên thế gian vậy.
Khi xe đi trên xa lộ, hai bên thi thoảng lại có những bụi cây và những rừng hồ dương. Vùng trũng của Taklamacan là nơi có rừng hồ dương lớn nhất. Thế nên ở đây, rừng hồ dương trở thành phong cảnh thường thấy nhất. Cảnh tượng dọc đường này giống hệt năm xưa khi họ đi vào Gobi. Anh ấy, Tả Thời và Hạ Trú, ba người như ba con thỏ được sổ lồng, thoải mái bay nhảy, reo hò đã đời giữa trời đất bao la, cảm giác như tất cả mọi thứ trên thế gian đều thuộc về họ vậy.
Đến tận khi Tả Thời gặp nguy, họ thoát ra khỏi Gobi bằng hơi thở cuối cùng... họ mới hiểu, họ không thể chinh phục trời đất, còn tự nhiên nếu muốn róc xương lọc thịt họ lại là chuyện dễ như trở bàn tay.
Nhiêu Tôn những tưởng lần này Tưởng Ly sẽ tức cảnh sinh tình nhưng trong mắt cô không có quá nhiều bi thương. Cô cũng không cố tình né tránh chuyện của Tả Thời. Cô nhìn hai bên hoang vắng quạnh quẽ, nói: "Năm đó, chúng ta thiếu đi sự kính sợ tự nhiên."
Kính sợ, là quy luật cơ bản trói buộc nhân tính.
Trong hoàn cảnh xã hội hiện tại, kính sợ đã sớm bị lợi ích nghiền nát vụn, chẳng còn lại nhiều. Chỉ khi quay về với tự nhiên, đối mặt với thiên nhiên, hiểu thấu được sự nhỏ bé của loài người, sự kính sợ mới như sống dậy.
Xa lộ sa mạc không hề cô đơn, ngoài đoàn xe của họ ra, còn có một vài chiếc xe đi xuyên qua sa mạc, là những người yêu thích thám hiểm, trên đời này không thiếu những người thích cả đời bầu bạn cùng tự nhiên.
Cũng có người đi xe đạp, không nhiều, thi thoảng một hai người.
Bước vào tháng mười mới là thời điểm đẹp nhất để vào sa mạc, bây giờ vẫn chưa phải mùa du lịch. Nhưng cho dù là mùa du lịch, cũng không quá nhiều người dám đánh cược tính mạng, bước vào "đại dương của cái chết".
Nhiêu Tôn lái xe.
Tưởng Ly và Nguyễn Kỳ ngồi ở ghế sau, bàn bạc xem sau khi gặp ông lão nên thuyết phục thế nào. Khi chiếc xe vượt qua một người đi xe đạp, Tưởng Ly bò lên cửa sổ nhìn ra, thiếu nước chảy nước dãi. Cô vẫy gọi Nguyễn Kỳ: "Này này này, mau nhìn xem, chàng thanh niên kia dáng đẹp thật."
"Đâu cơ, đâu cơ?" Nguyễn Kỳ hưng phấn, rướn người qua nhìn rồi chép miệng: "Vừa nhìn là biết dân đạp xe chuyên nghiệp rồi, cô xem, cánh tay rắn chắc, gân guốc lắm."
Nhiêu Tôn nhướng mày, nhấn chân ga cho chiếc xe lao vọt về phía trước, trong phút chốc đã bỏ anh chàng đó lại xa tít tắp.
Tưởng Ly bĩu môi, quay đầu nhìn Nguyễn Kỳ: "Sao cô lại nghĩ tới chuyện lấy một người tâm địa hẹp hòi như anh ấy chứ?"
Nguyễn Kỳ sửa chữa: "Chưa lấy đâu, cả cầu hôn còn bị gạt nữa."
Không còn cậu thanh niên chướng mắt, tâm trạng Nhiêu Tôn cũng trở nên rất thoải mái, anh cười hờ hờ: "Người có dáng đẹp nhất đang ngồi ngay trước mặt hai em, nhìn người khác chẳng phải lãng phí thời gian sao? Khiêm tốn mà nói thì dáng của Lục Đông Thâm cũng đẹp lắm. Hạ Hạ, em đừng có như chết đói vậy."
"Sao lại gọi là khiêm tốn mà nói?" Tưởng Ly nhìn anh, cười mà như không cười.
Nhiêu Tôn vững vàng tay lái, tốc độ rất nhanh: "Ý là, dáng người Lục Đông Thâm không đẹp bằng anh."
Tưởng Ly bĩu môi, chêm một câu: "Mắt anh phải đui mù cỡ nào không biết."
Sự thật chứng minh, họ vẫn quá lạc quan.
Sự cố chấp của ông cụ người Karamay vượt xa tưởng tượng của họ.
Khi cả đoàn người tới gần nơi ở của ông ấy cũng đã là lúc hoàng hôn rợp trời. Cái nóng nực ban ngày cũng sắp biến mất cùng sự khuất dạng của mặt trời sau ngọn núi. Tuy rằng chưa đi hẳn vào trung tâm sa mạc nhưng sự chênh lệch nhiệt độ đã rất lớn rồi. Ban ngày nóng chảy mỡ, ban đêm lạnh đóng băng.
Cái gọi là nơi ở, thật ra một căn nhà nhỏ làm bằng gạch khá đơn sơ, tổng cộng có ba gian nối liền, đến một cái sân cũng không có, nhưng có một sa mạc mênh mông và một rừng hồ dương như đảo ngược trước mắt, nơi đây coi như cũng đứng cạnh chân trời rồi. Trước không có thôn, sau không có hàng quán nhưng lại trở thành nơi mà những người muốn vượt qua sa mạc tới dừng chân.
Trong ba gian phòng, một gian để đồ lặt vặt, một gian là nơi ở của ông cụ, gian thứ ba để trống, coi như là phòng cho khách.
Điều kiện về nước ở đây không tốt, trước căn nhà có một chiếc vại to, bên trong đựng đầy nước, nghe nói là được vận chuyển tới từ một nơi khá xa, thế nên dùng phải rất tiết kiệm.
Ông lão ấy cũng chưa già lắm, trước đó Nguyễn Kỳ nghe ngóng thì ông ấy mới ngoài năm mươi. Có điều vì quanh năm sống ở khu vực sa mạc thế nên kết cấu khuôn mặt, da dẻ đều bị gió thổi đến khô cong. So với người cùng tuổi, ông ấy phải già hơn chục tuổi nhưng tay chân lại nhanh nhẹn, mạnh khỏe hơn họ nhiều.
Ông ấy không tránh mặt họ, có điều sau khi nhìn thấy cả đoàn xe thì nhíu mày. Thấy vậy, Nhiêu Tôn lập tức giải thích tác dụng của họ, không hề tới đây để gây rối.
~Hết chương 626~