• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (5 Viewers)

  • Chap-369

Chương 343: Vấn cừ ná đắc thanh như hứa (1)






Vấn cừ ná đắc thanh như hứa: Xin hỏi nước trong hồ này sao lại trong thế?

Tiếng Trung cổ đại không có các kí hiệu, dấu câu. Nhưng khi đọc thì yêu cầu ngữ khí phải trôi chảy và hiểu đúng nghĩa của câu văn, tất nhiên là cũng cần chú ý khởi – thừa – chuyển – hợp câu văn (tức là mở đầu – tiếp mạch – chuyển ý – kết hợp lại giống như lập dàn bài, mở bài, thân bài, kết luận của Việt Nam). Người đọc sách sẽ tự mình thêm vào những dấu câu thích hợp, cái này được gọi là “ngắt câu”, nếu như không biết ngắt câu thì khi đọc sẽ trở thành đọc nhầm, hiểu nhầm ý của tác giả.

Bởi vậy học sinh cần “ngắt câu đúng chỗ”, chính là học tập cách dựa vào ngữ cảm của văn chương, trợ từ ngữ khí, cấu trúc ngữ pháp... V. V để ngắt câu. Nhưng sau khi học ngắt câu xong, cũng vẫn thường xuyên xuất hiện nghĩa khác, tạo nên sự hiểu lầm ý nghĩa của bài văn.

Ví dụ như câu nói đùa: “Hạ vũ thiên lưu khách thiên lưu ngã bất lưu” (*), hai người chủ và khách qua các cách đọc khác nhau thì lại biểu đạt bảy ý nghĩa khác nhau, khiến người ta không thể không bật cười. Nhưng nếu như là công văn hay trong thư tịch thì đây lại không còn là một chuyện cười nữa mà đã trở thành rắc rối và sai lầm rồi.

(*) Mình kể một chút về câu chuyện này. “Vào một ngày mưa, chủ nhà lại không muốn vị khách tới chơi ở lại tá túc, vậy là ông viết lên tờ giấy mấy chữ: ‘Hạ vũ thiên lưu khách thiên lưu ngã bất lưu’ ýạ ủa chủ nhà là 'hạ vũ, thiên lưu khách, thiên lưu ngã bất lưu' tức 'Trời mưa, trời giữ người, trời giữ ta không giữ'. Người khách đọc, và lén thêm chấm câu lên đó thành ‘hạ vũ thiên, lưu khách thiên, lưu ngã bất? Lưu!’ Nghũ thiên, ời mưa, giữ khách, có giữ tôi không? Giữ!’. Chủ nhân đọc được cũng không đành lòng để khách ra về.

Trong lịch sử, đâu đâu cũng có vụ án phức tạp xảy ra chỉ bởi vì cách ngắt câu khác nhau, nổi tiếng nhất là câu nói của Khổng Tử “Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi” (Dân có thể khiến họ làm theo, chẳng thể khiến họ hiểu biết), chỉ một câu nói này mà khiến các học giả hàng ngàn năm nay đều tranh luận không ngớt. Nếu như hồi đó có dấu câu thì các cuộc tranh luận chắc chắn cũng sẽ không xảy ra rồi.

Người đời trước có thói quen khiến phải như vậy, nên Trần Khác không thể nào đọc nổi một bài văn mà từ đầu đến cuối đều không có nổi một dấu câu, bởi vậy mỗi lần đọc một cuốn sách, hắn đều tự mình thêm vào các “dấu câu”.

Trong phần lời mở đầu của cuốn “Thượng thư ngụy kinh khảo”, Trần Khác nói độc giả phải tự mình ngắt câu, không chỉ không thuận tiện mà còn có thể dẫn đến hiểu sai ý của tác giả, đây chính là điều thể hiện sự vô trách nhiệm của tác giả bởi họ không muốn nói rõ ý của mình ra. Để tránh việc ý của mình bị hiểu sai và cũng để thuận tiện hơn cho độc giả, trước khi xuất bản sách hắn thường thêm vào đó các dấu câu trước.

Các loại dấu câu truyền thống bao gồm dấu chấm tròn và dấu đọc, tương đương với dấu chấm và dấu phẩy hiện nay. Trong cuốn “đọc văn hiểu chữ” của Hứa Thận thời Hán còn có các dấu như “,” và dấu “()”, bởi vậy thời cổ đại không phải là không có dấu câu mà là do không có ai sử dụng chúng theo đúng quy phạm thôi.

Ở phần cuối sách, Trần Khác đã làm một phụ lục, liệt kê mười loại dấu câu thường dùng và ghi rõ ràng ra cách dùng của chúng.

Hắn làm như vậy không phải vì muốn tránh cho văn chương của mình bị người ta hiểu sai ý, cũng không phải vì đơn giản muốn phổ biến cách sử dụng dấu câu. Dụng ý sâu xa hơn của hắn chính là thể hiện ở hai cuốn “Đại học”, “Trung Dung”...

Ở thời đại kia của Trần Khác, người có chút văn hóa đều biết “luận ngữ”, “Mạnh Tử”, “Trung Dung”, “Đại học” được xưng là Nho gia tứ thư. Bốn cuốn sách này đã đắp nặn hệ tư tưởng của Nho gia, đúc tạo nên nhân cách tinh thần của các Nho sĩ, tầm quan trọng của chúng là không thể nào nói hết được.

Nhưng mà ở thời kỳ Bắc Tống này thì “đại học” và “Trung Dung” chưa được làm thành một cuốn sách riêng, mới chỉ là hai trong bốn mươi chin chương của cuốn “Tiểu Đới lễ kí”. Đối với việc tại sao phải tách riêng chúng ra thì sau khi được đưa vào cuốn “Thượng thư ngụy kinh khảo”, Trần Khác nói ở phần lời mở đầu như sau:

Tự mình đi khảo chứng Thượng thư là ngụy kinh (kinh giả), tuyệt đối không phải là muốn làm hỏng căn cơ văn hóa của Nho gia. Mà ngược lại, bản thân là vì đi tìm gốc rễ, tìm kiếm ngọn nguồn, làm rõ hệ thống tư tưởng của Tiên Nho. Bởi vậy mới đi sâu vào nghiên cứu, mới phát hiện ra ngụy kinh. Nhưng phát hiện ra ngụy kinh không phải là mục đích, mà hiểu rõ hệ thống tư tưởng Tiên Nho này mới là mục đích thực sự.

Vậy làm thể nào để hiểu rõ được đây? Đi tìm cuốn “thượng thư” chân kinh ư?
Tìm được cuốn “thượng thư” thật cố nhiên là một việc quan trọng, bởi nó có thể cho chúng ta biết được hình dáng thật sự (bộ mặt thật) của Tam đại. Nhưng đối với việc hiểu rõ hệ thống tư tưởng Tiên Nho lại không có tác dụng gì cả. Bởi vì đây là sách ghi lại lịch sử, hơn nữa lại là cuốn sách không hề có liên quan đến lịch sử về Tiên Nho.

Cũng đạo lí đó, ý nghĩ của cuốn “Xuân thu” cũng không lớn. Cuốn “Chu Dịch” chủ yếu là về bói toán, cuốn “Lễ kí” là tổng hợp về các loại lễ nghi, mà “Thi kinh” lại là tổng hợp về thơ ca... Cho nên Trần Khác tổng kết rằng “Ngũ kinh” nội dung phong phú nhưng lại tạp nham, ý nghĩa biểu đạt không tập trung, rõ ràng nên không thể hình thành một hệ thống tư tưởng lí luận hoàn chỉnh được.

Như vậy làm thế nào mới có thể làm rõ hệ tư tưởng Tiên Nho này? Trần Khác chủ trương đem hai chương “Đại học” và “Trung Dung” trong “Luận ngữ”, “Mạnh tử” và “Lễ kí”, kết hợp với “Tứ thư”. Rút “Ngũ kinh” cho vào cuốn “Tứ thư” để cho độc giả có thể dễ dàng hiểu được một cách đúng đắn đạo lí của Khổng Mạnh.

Được rồi, đây đều là quan điểm của Chu Hy, Trần Khác chỉ là đem sự nghiệp này của ông ta làm sớm một trăm năm mà thôi. Nhưng đây tuyệt không phải đơn giản chỉ là dập theo khuôn mẫu đó, mà là một cuộc cải tạo tư tưởng cho dân tộc Trung Hoa.

Bởi Chu Hy chính là thông qua “Tứ thư” làm nền móng, đem tư tưởng của chính mình đưa vào trong kinh điển Nho gia, từ đó làm cho người đọc sách đời, đã tiếp nhận được tư tưởng lí học, làm cho toàn bộ xã hội đều biến thành xã hội của lí học.

Trần Khác muốn cướp vị trí này của Chu Hy, dùng phương pháp của Chu Hy để đem tư tưởng của mình vào trong “Tứ thư”, làm cho các văn sĩ Đại Tống tiếp nhận tư tưởng của hắn, tiếp tục kế hoạch thay đổi toàn bộ xã hội.

Trần Khác biết, con đường này so với phò tá Triệu Tông Tích đoạt ngôi vị Hoàng đế, còn khó khăn gấp trăm lần. Để khiến cho người khác tiếp nhận tư tưởng của mình, và trở thành tư tưởng của họ, quả thật là một chuyện khó khăn nhất trên đời. Nhưng bất kể có khó khăn thế nào hắn cũng phải làm, bởi vì ông trời đem hắn đưa đến nơi đây, chính là vì muốn cho Hoa Hạ một cơ hội để thay đổi linh hồn.

Đương nhiên, Trần Khác cũng biết, việc này không thể so sánh được với một thánh nhân như Chu Hy, ít nhất lấy trình độ hiện tại của hắn vẫn là làm không nổi. Tuy nhiên đừng lo, giống như năm đó, hắn biết rõ Triệu Tông Thực là Tống Anh Tông tương lai nhưng vẫn dám ủng hộ Triệu Tông Tích, tranh đấu với gã một phen, Trần Khác chưa bao giờ thiếu dũng khí và sự tự tin cả.

Hoặc là nói, trời sinh hắn đã có gan làm loạn, tự cho mình là nhân vật bất phàm, không tin có chuyện gì là hắn làm không được... Suy xét đến năng lực tiếp nhận của độc giả, cùng với trình độ trước mắt của bản thân, Trần Khác không hề vừa lên liền lấy “Đại học”, “Trung dung” làm chủ, mà chỉ bắt đầu hoàn chỉnh rút ra từ “Lễ kí”... Thậm chí hắn cũng không thay đổi thứ tự các đoạn, chỉ là thêm vào các dấu câu theo lí giải của bản thân mà thôi.

Bước chân quá lớn sẽ rách quần, việc này phải tiến hành từ từ, nếu không đem tư tưởng của mình và tư tưởng của Chu tử dung hòa lại với nhau được, để hình thành một bộ Hoa Hạ tân nho học phù hợp, thì Trần Khác sẽ không tùy tiện chú giải và chú thích trong đó.

Tuy nhiên, chỉ cần cuốn sách này và thêm vào đó là cuốn “Thượng thư ngụy kinh khảo”, là đủ để hắn trở thành tiêu điểm để hàng vạn người chú ý rồi.

Thành Biện Kinh, kể cả các văn nhân Đại Tống đều biết rằng, Trần Khác đã từng nói trong buổi kinh diên rằng cuốn “Thượng thư” là kinh giả, nhưng cụ thể nói là gì thì không ai biết. Rất nhiều người không phục, muốn bác bỏ ý kiến của hắn để bảo vệ tư tưởng chính thống, từ đó hắn mới thành danh. Rất nhiều người đơn thuần chỉ là xuất phát từ sự hiếu kì, muốn xem xem là cao kiến nào, đã khiến cho hoàng đế và các bá quan bàn trong suốt một tháng liền...

Bất kể là người có tâm tính như thế nào, nhưng chỉ cần là người đọc sách có chút quan tâm đến chuyện bên ngoài đều bắt đầu có ý niệm xem cuốn sách này. Hơn nữa cuốn sách này còn rất dễ mua, gần như trong một thời gian rất ngắn đều xuất hiện trong tất cả các tiệm sách ở thành Biện Kinh, lại còn nằm ở vị trí bắt mắt nhất nữa.

Nhiều nhất là qua hai ba ngày sau, các tiệm sách của Lạc Dương, Ứng Thiên, Đại Danh, Thành Đô, Giang Ninh, Tô Châu... Thậm chí cả Phúc Châu, Quảng Châu cũng xuất hiện bóng dáng của cuốn sách này, hơn nữa đều được bày ở vị trí nổi bật nhất nữa. Đối với Trần Khác hiện nay mà nói, dù chỉ là một cuốn sách dùng chân để viết ra, hắn cũng có thể dùng thủ đoạn thương nghiệp để bán rất chạy.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom