Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 56: Chế độ khoa cử và những chức tước nhắc đến trong sách này
Trong sách này có nói đến một số danh từ chuyên môn khoa cử và chức tước đời Minh, nếu để nguyên sợ khó hiểu. Mặt khác chế độ thi cử và chức tước đời Minh giống hệt như triều Nguyễn trước nên cũng cần trình bày những điểm chính một cách có hệ thống để tiện việc theo dõi.
Nói chung chế độ thi cử và hệ thống quan lại đời Minh cũng như đời Thanh, lúc tác giả sống. Giữa hai triều đại có sự khác nhau nhưng không đáng kể.
Việc thi cử gồm ba bực: Viện thí, Hương thí, và những kỳ thi cao nhất ở kinh gồm Hội thí, Phúc thí, Điện thí.
Viện thí là kỳ thi mở ở huyện. Trước khi mở Viện thí có hai kỳ thi thử. Kỳ thi đầu gọi là Huyện thí do quan huyện chủ tọa. Ai được thi thì gọi là đồng sinh. Ai thi phủ đỗ thì gọi là tú tài. Quan học đạo phụ trách việc thi cử ba năm một lần và phải đi các nơi trong địa hạt của mình để tổ chức hai kỳ thi huyện thí và phủ thí.
Mục đích của Viện thí là chọn những người tú tài. Ai giỏi được thưởng, ai kém bị phạt, có thể bị đòn. Số tú tài lấy từ tám đến hai mươi tùy theo. Một số tú tài mỗi năm được chọn làm lẫm sinh. Những người này được ưu đãi hơn vì họ có học bổng của chính phủ. Có những kỳ thi riêng của triều đình để chọn một số cống sinh. Những người đỗ cống sinh sau một kỳ thi những có thể ra làm quan.
Nói chung, những người đỗ tú tài không cần phải giỏi lắm. Cốt nhất là biết viết văn bát cổ là có hy vọng đỗ. Có những người không thi lại nhờ người khác thi thay mình hay đút lót tiền cho quan chấm thi để lấy đỗ tú tài.
Địa vị xã hội một anh tú tài không phải cao lắm, nhưng vẫn còn hơn địa vị dân thường. Đó là vì họ có thể giao thiệp trực tiếp với các quan. Họ không phải quỳ lạy quan phủ, huyện và có khi có thể xem các quan phủ huyện cùng ngang vai vế với mình. Nhờ vậy họ thường dựa vào đấy để áp bức người khác. Sau khi đỗ tú tài, họ có thể kiếm cách sinh nhai bằng việc dạy học.
Hương thí thi ở tỉnh một năm sau phú thi, và như vậy là cứ ba năm một lần. Kỳ thi tổ chức ở các tỉnh lỵ cũng như ở Bắc Kinh và Nam Kinh. Thí sinh thi đỗ gọi là cử nhân. Muốn thi hương phải là tú tài, hay cống sinh hay nếu thi hỏng tú tài thì phải có tiền mua chức giám sinh mới được thi hương.
Trường Quốc tử giám ở Bắc Kinh và ở Nam Kinh là tổ chức giáo dục cao nhất ở đời Minh và đời Thanh. Theo lệ thì phải cống sinh hay con các quan to mới được vào Quốc tử giám. Nhưng ở đời Thanh, miễn là trả một số tiền là được vào, cách này rõ rệt là một phương tiện bệnh vực con nhà giàu và quyền thế vì họ có thể đi thẳng lên công danh và tiền tài không phải qua nhiều bậc thi cử.
Quan chủ khảo chủ tọa kỳ thi hương, có những quan phó chủ khảo giúp việc. Lại có những người thư ký gọi là mạc khách để đọc các bài trước. Số cử nhân thay đổi tùy tỉnh, từ năm mươi đến hơn một trăm. Đỗ thi hương là một sự kiện quan trọng. Nó có nghĩa rằng thí sinh có thể thi hội và nếu thi hội có hỏng cũng có thể làm quan.
Thi hội do bộ Lễ tổ chức. Phúc thí do một ông quan đại thần được nhà vua chỉ định làm chủ khảo. Còn Điện thí thì chính nhà vua làm chủ khảo. Trong ba kỳ thi cuối cùng này thì quan trọng nhất vẫn là hội thí. Hội thí ba năm một lần ở Bắc Kinh. Cử nhân ở tất cả các tỉnh đều đến thi. Ai đỗ thì gọi là cống sĩ được chọn để thi Phúc thí. Thường đã thi Phúc thí thì ít ai hỏng. Phúc thú và Điện thí gọi là tiến sĩ chia làm ba giáp là đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, đệ tam giáp tiến sĩ. Ba người ở trong đệ nhất giáp là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Đệ nhị giáp gồm từ sáu mươi đến bảy mươi người.
° ° °
Thi dỗ xong các ông tân khoa được bổ làm quan. Những người đỗ đệ nhất giáp thì được vào Hàn lâm biên tu. Có người thi đỗ Điện thí nhưng không chịu làm quan. Địa vị xã hội của họ tuy vậy cũng rất cao.
Hệ thống quan lại đời Minh gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở tỉnh, phủ, huyện.
Chính quyền trung ương gồm có những cơ quan trung ương như là Nội các, Lục bộ, Đô sát viên, Thông Chính sứ tư, Hàn Lâm viện, Quốc tử giám.
Vị quan cao nhất ở trong chính quyền trung ương là Đại học sĩ tương đương với chức tể tướng. Dưới Đại học sĩ có các thị độc học sĩ và Thị giảng lo về việc giấy tờ và các Trung thư để làm các giấy tờ, sắc lệnh. Chức vụ Trung thư là một chức vụ có thể mua được.
Lục bộ là sáu bộ: bộ Lại, bộ Lễ, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Hình và bộ Công. Đó là những cơ quan cai trị chính.
Đô sát viên lo việc kiểm soát và giám sát các quan lại. Trong Đô sát viện có Tả, hữu đô ngự sử và một số ngự sử có thể để ở kinh hay gửi đi các nơi để điều tra.
Thông Chính tư là chức quan lo việc giấy tờ công văn ở các địa phương gửi về trung ương. Viện Hàn lâm gồm một số học giả do Chưởng viện học sĩ cầm đầu. Những người khác gọi là Thị độc học sĩ hay Thị giảng học sĩ. Họ có nhiệm vụ thảo các đạo dụ, sắc, luật và các Tu soạn và Biên tu để soạn các bộ sử.
Từ trung diệp đời Minh trở đi, hầu hết những người ở trong Nội các đều xuất thân ở Hàn lâm ra. Vì vậy, một người vào Hàn lâm là có hy vọng sau này làm tể tướng. Từ thế kỷ XVIII các quan chủ khảo các tỉnh đều lấy trong những người làm Tu soạn hay Biên tu ở Viện hàn lâm.
Quốc tử giám là cơ quan giáo dục cao nhất. Đứng đầu Quốc tử giám là Tế tửu rồi đến Tư nghiệp.
Ngoài các chức vụ có thực quyền lại có những chức phong. Những người làm thượng thư được phong làm Thái bảo hay Thiếu bảo, Trung tân đại phu cũng là một chức phong rất cao.
Ở địa phương chia ra các tỉnh, các đạo, các phủ hay châu và huyện. Ở tỉnh có quan Tổng đốc và quan Tuần vũ cầm đầu. Dưới quan Tuần vũ có quan Bố chánh và quan Án sát. Quan Bố chánh lo việc tài chính và dân sự, quan Án sát lo việc tư pháp. Cứ hai hay ba phủ thì có ông Đạo đài kiểm soát. Cầm đầu một phủ là Tri phủ, cầm đầu một huyện là Tri huyện. Ở làng cầm đầu một làng gọi là Bảo giáp.
Về việc học, ở phủ, châu, huyện có những học quan lo việc sổ sách học sinh, và các quan khác lo các đạo sĩ và nhà sư.
Về việc buôn muối ở tỉnh nào sản xuất muối thì cơ quan Diêm vân sứ thu thuế muối và giữ độc quyền về muối. Việc chuyên chở thì do những nhà buôn phụ trách dưới sự kiểm soát của chính phủ. Điều này khiến cho nhiều nhà buôn muối thành triệu phú.
Về việc binh, cầm đầu những vị trí quân sự là quan đề đốc ở dưới đề đốc có Tham tướng, Thủ bị, Thiên tổng, Bá tổng.
Những danh từ này thường được nhắc luôn trong sách. Các bạn đọc nên xem lại ở trong bảng phụ lục này thì đỡ lẫn lộn và có thể có ích cho việc hiểu tổ chức xã hội đời Minh Thanh hơn.
Nói chung chế độ thi cử và hệ thống quan lại đời Minh cũng như đời Thanh, lúc tác giả sống. Giữa hai triều đại có sự khác nhau nhưng không đáng kể.
Việc thi cử gồm ba bực: Viện thí, Hương thí, và những kỳ thi cao nhất ở kinh gồm Hội thí, Phúc thí, Điện thí.
Viện thí là kỳ thi mở ở huyện. Trước khi mở Viện thí có hai kỳ thi thử. Kỳ thi đầu gọi là Huyện thí do quan huyện chủ tọa. Ai được thi thì gọi là đồng sinh. Ai thi phủ đỗ thì gọi là tú tài. Quan học đạo phụ trách việc thi cử ba năm một lần và phải đi các nơi trong địa hạt của mình để tổ chức hai kỳ thi huyện thí và phủ thí.
Mục đích của Viện thí là chọn những người tú tài. Ai giỏi được thưởng, ai kém bị phạt, có thể bị đòn. Số tú tài lấy từ tám đến hai mươi tùy theo. Một số tú tài mỗi năm được chọn làm lẫm sinh. Những người này được ưu đãi hơn vì họ có học bổng của chính phủ. Có những kỳ thi riêng của triều đình để chọn một số cống sinh. Những người đỗ cống sinh sau một kỳ thi những có thể ra làm quan.
Nói chung, những người đỗ tú tài không cần phải giỏi lắm. Cốt nhất là biết viết văn bát cổ là có hy vọng đỗ. Có những người không thi lại nhờ người khác thi thay mình hay đút lót tiền cho quan chấm thi để lấy đỗ tú tài.
Địa vị xã hội một anh tú tài không phải cao lắm, nhưng vẫn còn hơn địa vị dân thường. Đó là vì họ có thể giao thiệp trực tiếp với các quan. Họ không phải quỳ lạy quan phủ, huyện và có khi có thể xem các quan phủ huyện cùng ngang vai vế với mình. Nhờ vậy họ thường dựa vào đấy để áp bức người khác. Sau khi đỗ tú tài, họ có thể kiếm cách sinh nhai bằng việc dạy học.
Hương thí thi ở tỉnh một năm sau phú thi, và như vậy là cứ ba năm một lần. Kỳ thi tổ chức ở các tỉnh lỵ cũng như ở Bắc Kinh và Nam Kinh. Thí sinh thi đỗ gọi là cử nhân. Muốn thi hương phải là tú tài, hay cống sinh hay nếu thi hỏng tú tài thì phải có tiền mua chức giám sinh mới được thi hương.
Trường Quốc tử giám ở Bắc Kinh và ở Nam Kinh là tổ chức giáo dục cao nhất ở đời Minh và đời Thanh. Theo lệ thì phải cống sinh hay con các quan to mới được vào Quốc tử giám. Nhưng ở đời Thanh, miễn là trả một số tiền là được vào, cách này rõ rệt là một phương tiện bệnh vực con nhà giàu và quyền thế vì họ có thể đi thẳng lên công danh và tiền tài không phải qua nhiều bậc thi cử.
Quan chủ khảo chủ tọa kỳ thi hương, có những quan phó chủ khảo giúp việc. Lại có những người thư ký gọi là mạc khách để đọc các bài trước. Số cử nhân thay đổi tùy tỉnh, từ năm mươi đến hơn một trăm. Đỗ thi hương là một sự kiện quan trọng. Nó có nghĩa rằng thí sinh có thể thi hội và nếu thi hội có hỏng cũng có thể làm quan.
Thi hội do bộ Lễ tổ chức. Phúc thí do một ông quan đại thần được nhà vua chỉ định làm chủ khảo. Còn Điện thí thì chính nhà vua làm chủ khảo. Trong ba kỳ thi cuối cùng này thì quan trọng nhất vẫn là hội thí. Hội thí ba năm một lần ở Bắc Kinh. Cử nhân ở tất cả các tỉnh đều đến thi. Ai đỗ thì gọi là cống sĩ được chọn để thi Phúc thí. Thường đã thi Phúc thí thì ít ai hỏng. Phúc thú và Điện thí gọi là tiến sĩ chia làm ba giáp là đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, đệ tam giáp tiến sĩ. Ba người ở trong đệ nhất giáp là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Đệ nhị giáp gồm từ sáu mươi đến bảy mươi người.
° ° °
Thi dỗ xong các ông tân khoa được bổ làm quan. Những người đỗ đệ nhất giáp thì được vào Hàn lâm biên tu. Có người thi đỗ Điện thí nhưng không chịu làm quan. Địa vị xã hội của họ tuy vậy cũng rất cao.
Hệ thống quan lại đời Minh gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở tỉnh, phủ, huyện.
Chính quyền trung ương gồm có những cơ quan trung ương như là Nội các, Lục bộ, Đô sát viên, Thông Chính sứ tư, Hàn Lâm viện, Quốc tử giám.
Vị quan cao nhất ở trong chính quyền trung ương là Đại học sĩ tương đương với chức tể tướng. Dưới Đại học sĩ có các thị độc học sĩ và Thị giảng lo về việc giấy tờ và các Trung thư để làm các giấy tờ, sắc lệnh. Chức vụ Trung thư là một chức vụ có thể mua được.
Lục bộ là sáu bộ: bộ Lại, bộ Lễ, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Hình và bộ Công. Đó là những cơ quan cai trị chính.
Đô sát viên lo việc kiểm soát và giám sát các quan lại. Trong Đô sát viện có Tả, hữu đô ngự sử và một số ngự sử có thể để ở kinh hay gửi đi các nơi để điều tra.
Thông Chính tư là chức quan lo việc giấy tờ công văn ở các địa phương gửi về trung ương. Viện Hàn lâm gồm một số học giả do Chưởng viện học sĩ cầm đầu. Những người khác gọi là Thị độc học sĩ hay Thị giảng học sĩ. Họ có nhiệm vụ thảo các đạo dụ, sắc, luật và các Tu soạn và Biên tu để soạn các bộ sử.
Từ trung diệp đời Minh trở đi, hầu hết những người ở trong Nội các đều xuất thân ở Hàn lâm ra. Vì vậy, một người vào Hàn lâm là có hy vọng sau này làm tể tướng. Từ thế kỷ XVIII các quan chủ khảo các tỉnh đều lấy trong những người làm Tu soạn hay Biên tu ở Viện hàn lâm.
Quốc tử giám là cơ quan giáo dục cao nhất. Đứng đầu Quốc tử giám là Tế tửu rồi đến Tư nghiệp.
Ngoài các chức vụ có thực quyền lại có những chức phong. Những người làm thượng thư được phong làm Thái bảo hay Thiếu bảo, Trung tân đại phu cũng là một chức phong rất cao.
Ở địa phương chia ra các tỉnh, các đạo, các phủ hay châu và huyện. Ở tỉnh có quan Tổng đốc và quan Tuần vũ cầm đầu. Dưới quan Tuần vũ có quan Bố chánh và quan Án sát. Quan Bố chánh lo việc tài chính và dân sự, quan Án sát lo việc tư pháp. Cứ hai hay ba phủ thì có ông Đạo đài kiểm soát. Cầm đầu một phủ là Tri phủ, cầm đầu một huyện là Tri huyện. Ở làng cầm đầu một làng gọi là Bảo giáp.
Về việc học, ở phủ, châu, huyện có những học quan lo việc sổ sách học sinh, và các quan khác lo các đạo sĩ và nhà sư.
Về việc buôn muối ở tỉnh nào sản xuất muối thì cơ quan Diêm vân sứ thu thuế muối và giữ độc quyền về muối. Việc chuyên chở thì do những nhà buôn phụ trách dưới sự kiểm soát của chính phủ. Điều này khiến cho nhiều nhà buôn muối thành triệu phú.
Về việc binh, cầm đầu những vị trí quân sự là quan đề đốc ở dưới đề đốc có Tham tướng, Thủ bị, Thiên tổng, Bá tổng.
Những danh từ này thường được nhắc luôn trong sách. Các bạn đọc nên xem lại ở trong bảng phụ lục này thì đỡ lẫn lộn và có thể có ích cho việc hiểu tổ chức xã hội đời Minh Thanh hơn.