Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 76
Hưng Hòa vương triều năm thứ chín mươi, Hàn Cẩm Khanh nhậm chức Hộ bộ Thị lang, nhưng vì đắc tội với một gia tộc có quý phi được sủng ái nên bị biếm tới thành Hào Chau làm Thứ sử.
Hào Châu giáp biên giới Tề Dự quốc, diện tích nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, bách tính đa số là đầy tớ và tiểu thương dựa vào việc buôn bán hàng hóa qua lại giữa hai nước mới miễn cưỡng duy trì được cuộc sống. Nhưng lúc nào cũng phải đối mặt với cảnh bọn thổ phỉ hung hãn dã man quấy rầy, dân chúng lầm than.
Trước khi Hàn Cẩm Khanh đến đây, thế cục của Hưng Hòa quốc và Tề Dự quốc có sự thay đổi lớn, Hào Châu lại nằm ở biên cảnh hai nước nên người dân lúc nào cũng lo sợ, sống dưới bóng ma chiến tranh. Phố xá tiêu điều, bách tính tận lực tránh ra ngoài, đêm đến thì đóng chặt cổng chính. Toàn bộ Hào Châu như một tòa thành trống.
Từ năm mười bảy tuổi Hàn Cẩm Khanh đã được đề tên bảng vàng, được đương kim Thánh thượng ngự bút phong làm Trạng Nguyên. Con đường làm quan của hắn thuận buồm xuôi gió, được Thánh thượng yêu quý vì tài hòa và năng lực làm việc. Hắn chỉ dùng năm năm từ chức quan thất phẩm được đề bạt lên tứ phẩm, không chỉ nổi tiếng trong những đồng nghiệp trẻ tuổi mà còn khiến rất nhiều nguyên lão trong triều phải nhìn với cặp mắt khác xưa. Lần này bị giáng chức chính là một đả kích nghiêm trọng đến con đường làm quan của hắn.
Khi đó, Hàn Cẩm Khanh tuổi trẻ khí thịnh, biết rõ hoàn cảnh hiện nay bất lợi với mình, nên thầm hạ quyết phải mau chóng lập công ở Hào Châu, sớm được triệu về kinh thành.
Sau khi hắn đến nhậm chức Thứ sử ở Hào Châu, mở rộng thương nghiệp, phân phát lương thực cho người dân, trang bị thêm y quán, miễn thuế cho tiểu thương, thi công đường xá, cầu cống, thông đường từ Hào Châu đến các thành trấn lân cận. Hắn còn thường xuyên đến nhà dân thăm hỏi, thương xuyên đi lại với quan viên địa phương và thân hào nông thôn.
Những chính sách này có tác động rất tích cực, dù mục đích ban đầu của Hàn Cẩm Khanh là gì thì bây giờ hắn cũng đã thay đổi diện mạo của Hào Châu. Rất nhiều bách tính tin tưởng vào quan phủ, thậm chí cảm thấy có quan phủ làm chỗ dựa thì thổ phỉ, chiến tranh cũng không còn đáng sợ nữa. Nhưng chiến tranh đáng sợ ở chỗ thường khiến người ta chết không kịp trở tay.
Vào một đêm thu năm thứ chín mươi của Hưng Hòa vương triều, thành Hào Châu vẫn bình yên như mọi ngày, thỉnh thoảng có vài tiếng chó sủa và tiếng khóc của trẻ con mới sinh. Trên tường thành cao vẫn có binh lính đi lại tuần tra, bảo vệ thành trì. Đến nửa đêm, đột nhiên ánh lửa bốc cao tận trời, binh lính Tề Dự quốc hung mãnh xông lên tàn phá cổng thành, đốt nhà cướp của, không từ bất cứ việc xấu nào. Tiếng người dân kêu la hoảng sợ quanh quẩn trong thành. Toàn bộ binh lình trong thành dốc hết sức lực huyết chiến với quân địch tới nửa đêm, lúc toàn quân gần như bị diệt, quân địch đột nhiên lui binh, mới có thể giữ được thành Hào Châu nhưng cũng đã bị tàn sát quá nửa.
Hàn Cẩm Khanh đứng trên tường thành, chỉ huy thủ thành kháng địch. Hắn chính mắt nhìn thấy Hào Châu bị công phá như thế nào, bị phá hủy dưới móng sắt của quân thù như thế nào. Gió lạnh phần phật, ánh lửa rọi sáng khuôn mặt trẻ trung tuấn mỹ của hắn, mái tóc đen phiêu lãng sau lưng, huyết tinh ngập trời, hoàn toàn bao phủ lấy hắn.
Đến tận lúc này, hắn mới biết, ở biên cảnh, một đội quân hùng mạng chống địch quan trọng hơn tất cả các chính sách cương lĩnh.
Còn Kỷ Trác Vân, năm thứ chín mươi của Hưng Hòa vương triều, hắn mới mười chín tuổi, đi theo phụ thân và thúc phụ tham gia trận chiến quy mô lớn chống lại Tề Dự quốc, phụ trách chiến sự phía tây, là một địa khu của Hào Châu.
Đây là trận chiến thứ hai hắn tham dự, cũng là lần đầu làm người chỉ huy. Nhìn non sông tươi đẹp bị kẻ địch dẫm nát dưới móng ngựa, nhiệt huyết trong người hắn đều kêu gào. Hắn muốn đánh bất ngờ. Sau khi hoạch định chiến lược, hắn dẫn ba ngàn kỵ binh muốn thừa dịp địch chưa chuẩn bị lấy ít thắng nhiều, nhưng không ngờ lại rơi vào bẫy của kẻ thù, hai ngàn binh lính từ trận trong doanh trại địch. Hắn mang theo mấy trăm người còn lại vật lộn với quân địch, mở một đường máu, suốt đêm chật vật chạy trốn, còn quân địch phái kỵ binh thừa thắng truy kích, muốn diệt toàn quân.
Đây là lần đầu tiên Kỷ Trác Vân cảm nhận được cái chết cận kề, không có trợ giúp, không có người đến tiếp ứng, hắn phải dựa hoàn toàn vào ý chí và tín niệm, dẫn dắt mấy trăm người tiến thẳng đến tòa thành gần nhất của Hưng Hòa vương triều - Thành Nghiêm Châu.
Hào Châu giáp biên giới Tề Dự quốc, diện tích nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, bách tính đa số là đầy tớ và tiểu thương dựa vào việc buôn bán hàng hóa qua lại giữa hai nước mới miễn cưỡng duy trì được cuộc sống. Nhưng lúc nào cũng phải đối mặt với cảnh bọn thổ phỉ hung hãn dã man quấy rầy, dân chúng lầm than.
Trước khi Hàn Cẩm Khanh đến đây, thế cục của Hưng Hòa quốc và Tề Dự quốc có sự thay đổi lớn, Hào Châu lại nằm ở biên cảnh hai nước nên người dân lúc nào cũng lo sợ, sống dưới bóng ma chiến tranh. Phố xá tiêu điều, bách tính tận lực tránh ra ngoài, đêm đến thì đóng chặt cổng chính. Toàn bộ Hào Châu như một tòa thành trống.
Từ năm mười bảy tuổi Hàn Cẩm Khanh đã được đề tên bảng vàng, được đương kim Thánh thượng ngự bút phong làm Trạng Nguyên. Con đường làm quan của hắn thuận buồm xuôi gió, được Thánh thượng yêu quý vì tài hòa và năng lực làm việc. Hắn chỉ dùng năm năm từ chức quan thất phẩm được đề bạt lên tứ phẩm, không chỉ nổi tiếng trong những đồng nghiệp trẻ tuổi mà còn khiến rất nhiều nguyên lão trong triều phải nhìn với cặp mắt khác xưa. Lần này bị giáng chức chính là một đả kích nghiêm trọng đến con đường làm quan của hắn.
Khi đó, Hàn Cẩm Khanh tuổi trẻ khí thịnh, biết rõ hoàn cảnh hiện nay bất lợi với mình, nên thầm hạ quyết phải mau chóng lập công ở Hào Châu, sớm được triệu về kinh thành.
Sau khi hắn đến nhậm chức Thứ sử ở Hào Châu, mở rộng thương nghiệp, phân phát lương thực cho người dân, trang bị thêm y quán, miễn thuế cho tiểu thương, thi công đường xá, cầu cống, thông đường từ Hào Châu đến các thành trấn lân cận. Hắn còn thường xuyên đến nhà dân thăm hỏi, thương xuyên đi lại với quan viên địa phương và thân hào nông thôn.
Những chính sách này có tác động rất tích cực, dù mục đích ban đầu của Hàn Cẩm Khanh là gì thì bây giờ hắn cũng đã thay đổi diện mạo của Hào Châu. Rất nhiều bách tính tin tưởng vào quan phủ, thậm chí cảm thấy có quan phủ làm chỗ dựa thì thổ phỉ, chiến tranh cũng không còn đáng sợ nữa. Nhưng chiến tranh đáng sợ ở chỗ thường khiến người ta chết không kịp trở tay.
Vào một đêm thu năm thứ chín mươi của Hưng Hòa vương triều, thành Hào Châu vẫn bình yên như mọi ngày, thỉnh thoảng có vài tiếng chó sủa và tiếng khóc của trẻ con mới sinh. Trên tường thành cao vẫn có binh lính đi lại tuần tra, bảo vệ thành trì. Đến nửa đêm, đột nhiên ánh lửa bốc cao tận trời, binh lính Tề Dự quốc hung mãnh xông lên tàn phá cổng thành, đốt nhà cướp của, không từ bất cứ việc xấu nào. Tiếng người dân kêu la hoảng sợ quanh quẩn trong thành. Toàn bộ binh lình trong thành dốc hết sức lực huyết chiến với quân địch tới nửa đêm, lúc toàn quân gần như bị diệt, quân địch đột nhiên lui binh, mới có thể giữ được thành Hào Châu nhưng cũng đã bị tàn sát quá nửa.
Hàn Cẩm Khanh đứng trên tường thành, chỉ huy thủ thành kháng địch. Hắn chính mắt nhìn thấy Hào Châu bị công phá như thế nào, bị phá hủy dưới móng sắt của quân thù như thế nào. Gió lạnh phần phật, ánh lửa rọi sáng khuôn mặt trẻ trung tuấn mỹ của hắn, mái tóc đen phiêu lãng sau lưng, huyết tinh ngập trời, hoàn toàn bao phủ lấy hắn.
Đến tận lúc này, hắn mới biết, ở biên cảnh, một đội quân hùng mạng chống địch quan trọng hơn tất cả các chính sách cương lĩnh.
Còn Kỷ Trác Vân, năm thứ chín mươi của Hưng Hòa vương triều, hắn mới mười chín tuổi, đi theo phụ thân và thúc phụ tham gia trận chiến quy mô lớn chống lại Tề Dự quốc, phụ trách chiến sự phía tây, là một địa khu của Hào Châu.
Đây là trận chiến thứ hai hắn tham dự, cũng là lần đầu làm người chỉ huy. Nhìn non sông tươi đẹp bị kẻ địch dẫm nát dưới móng ngựa, nhiệt huyết trong người hắn đều kêu gào. Hắn muốn đánh bất ngờ. Sau khi hoạch định chiến lược, hắn dẫn ba ngàn kỵ binh muốn thừa dịp địch chưa chuẩn bị lấy ít thắng nhiều, nhưng không ngờ lại rơi vào bẫy của kẻ thù, hai ngàn binh lính từ trận trong doanh trại địch. Hắn mang theo mấy trăm người còn lại vật lộn với quân địch, mở một đường máu, suốt đêm chật vật chạy trốn, còn quân địch phái kỵ binh thừa thắng truy kích, muốn diệt toàn quân.
Đây là lần đầu tiên Kỷ Trác Vân cảm nhận được cái chết cận kề, không có trợ giúp, không có người đến tiếp ứng, hắn phải dựa hoàn toàn vào ý chí và tín niệm, dẫn dắt mấy trăm người tiến thẳng đến tòa thành gần nhất của Hưng Hòa vương triều - Thành Nghiêm Châu.