-
Chương 54: 54: Ngoại truyện 9: Mưa đúng lúc có thể tưới mát vạn vật
Giữa hè, Cận Phù Bạch đi công tác ở phương Nam.
Có một buổi tọa đàm rất có uy tín về sức khỏe của người cao tuổi ở bên đó, được tổ chức xuyên suốt trong ba ngày, bất kể ngày đêm.
Cũng giống như trước kia khi đi nước ngoài, có thời gian là anh sẽ gọi điện thoại cho Hướng Dụ, nếu quá bận thì sẽ gửi ảnh hoặc nhắn tin cho cô.
Để cô có thể biết được mọi việc anh đang làm, cũng thuận tiện dặn dò cô phải ăn cơm, ăn hoa quả đúng giờ, buổi tối đi ngủ nhớ không được quên tắt điều hòa.
Anh cũng có những lúc xấu xa, nhìn thấy con gián to, cứng cáp ở phương Nam sẽ chụp ảnh lại muốn gửi cho cô, nhưng rồi nghĩ đến việc cô sẽ sợ nên lại đành xóa đi.
Thay vào đó anh đã gửi những bông hoa nở rộ ở phương Nam, Hướng Dụ trả lời rất thú vị:
[Không được giẫm vào hoa dại ở bên vệ đường!]
Cô trả lời một câu như vậy, anh nghĩ tới là lại muốn cười, có thể vui gần hết cả ngày.
Đến ngày cuối cùng, buổi tọa đàm kéo dài tới chín giờ tối.
Vào mùa này phương Nam rất hay đổ mưa, ngoài cửa sổ mưa bay mịt mùng, được ánh đèn đường soi rọi tựa như những sợi tơ vàng rào rào rơi xuống.
Cận Phù Bạch rời khỏi phòng họp của khách sạn, anh trò chuyện với đồng nghiệp mấy câu, đứng trên hành lang cởi một cúc áo sơ mi.
Hành lang là nơi tụ tập của những người hút thuốc, giờ phút này khói thuốc nồng nặc, anh đẩy cửa sổ, cơn lạnh lẽo và ẩm ướt của mưa đêm ập vào khiến người ta không khỏi nhung nhớ về thành phố Đế Đô.
Cận Phù Bạch nhìn thời gian, ý cười xã giao trong mắt dần tắt.
9 giờ 17 phút.
Thời gian này thật không thích hợp chút nào, anh không nỡ gọi điện thoại cho cô.
Khoảng thời gian này Hướng Dụ ngủ rất nhiều, buổi tối xem phim còn chưa xem được một nửa đã ngủ thiếp đi mất.
Đại khái là vào giờ này, có lẽ cô đã đi ngủ rồi.
Lạc Dương cũng đi theo Cận Phù Bạch tới đây tham dự cuộc họp, anh ấy vào nhà vệ sinh rồi quay lại, nhìn thấy Cận Phù Bạch đứng ở đằng xa.
Thấy anh vô thức xoay chiếc nhẫn cưới trên ngón áp út trái là biết ngay anh đang trăn trở về điều gì.
Lạc Dương nói: “Anh lại nhớ chị dâu rồi đấy à?”
Ra ngoài ba ngày, động tác xoay nhẫn này của anh Cận là xuất hiện với tần suất dày đặc nhất.
Cận Phù Bạch dựa bên cạnh cửa sổ, liếc nhìn khung trò chuyện trống trơn, cười một cách bất lực, song trong con ngươi lại chứa đậm sự cưng chiều: “Phải, may mà kết hôn rồi, nếu không anh giống như yêu đơn phương vậy, chị dâu em chẳng chịu chủ động liên lạc với anh gì cả.”
“Có lẽ là cảm thấy anh bận? Sợ làm phiền anh chăng?”
Lời này của Lạc Dương nghe mới dối lòng làm sao.
Cận Phù Bạch liếc xéo anh ấy một cái, cười cười không nói gì.
Hướng Dụ có tính cách như thế nào anh còn không biết sao?
Dạo gần đây cô mới mua một bộ quần áo chống bức xạ, đang chơi game sung sức lắm kia kìa, Rắn tham ăn to bằng que diêm có thể được cô chơi đến mức to ụ như đầu ngón tay.
Có đôi khi anh ngồi bên cạnh cô, rõ ràng chẳng làm gì cả, đúng lúc ván game đó Hướng Dụ lại phát huy không tốt, đâm vào đuôi của con rắn khác, kết thúc trò chơi, cô cũng phải nhân cơ hội đá cho anh một cái.
Nói rằng đều tại anh ở đây, nên cô mới phân tâm.
Những lúc như thế Cận Phù Bạch sẽ kéo cô ôm vào lòng, đặt xuống môi cô một nụ hôn sâu.
Dù sao cũng bị vu oan rồi, chi bằng dứt khoát hành động một chút.
Áo chống bức xạ nhẹ như một lớp vải voan, lại còn là kiểu dáng hai dây, anh dễ dàng kéo tuột quai áo xuống, xoa nắn.
Hỏi cô, thế này thì sao? Có còn phân tâm không?
Sau khi Hướng Dụ mang thai, ánh mắt cô càng trở nên dịu dàng hơn, có đôi lúc anh sa vào trong ánh mắt ấy, khó mà thoát khỏi.
Không được nghĩ, càng nghĩ càng cảm thấy tối nay phải quay về Đế Đô thật nhanh.
Lạc Dương đã đi theo Cận Phù Bạch nhiều năm rồi, vô cùng tâm lý, anh ấy đưa di động qua cho anh xem: “Anh Cận à, chuyến bay buổi tối vào lúc 11 giờ 40 phút, bây giờ qua đó, đi lối dành cho VIP chắc chắn sẽ kịp.”
Cận Phù Bạch cúi đầu nhìn thông tin chuyến bay trên màn hình di động, xoay người rời đi: “Vậy bên này giao cho em đấy.”
Lạc Dương ở đằng sau đến cả cơ hội nói câu “anh yên tâm” cũng chẳng có, bước chân của anh Cận vừa lớn vừa nhanh, chớp mắt đã biến mất ở lối ngoặt nơi hành lang.
Khách sạn ở ngay gần sân bay nên sẽ không bị trễ giờ.
Đợi khi máy bay hạ cánh xuống sân bay thành phố Đế Đô, xen lẫn giữa tiếng động cơ và sự hỗn loạn xung quanh, Cận Phù Bạch từ từ mở mắt.
Anh tắt chế độ máy bay trên di động, những tin nhắn bị chặn lần lượt xuất hiện.
Điều ngạc nhiên chính là không ngờ lại nhận được tin nhắn trên Wechat của Hướng Dụ.
Thời gian vào nửa tiếng trước.
Khi đó đã là mấy giờ rồi? Cô vẫn chưa ngủ sao?
Cửa cabin mở ra, Cận Phù Bạch vừa mở tin nhắn vừa rời khỏi máy bay.
[Hôm nay là ngày cuối cùng của buổi tọa đàm rồi đúng không?]
[Sáng mai khi nói chuyện điện thoại em có thể nghe được tin anh đang chuẩn bị lên chuyến bay sáng sớm không?]
[Em không muốn nghe những lời như vẫn chưa bận xong, vẫn còn phải ở lại thêm mấy ngày, vớ vẩn.]
[“Nguyên hữu chỉ hề Lễ hữu lan”, anh hiểu chứ?]
Cận Phù Bạch lẫn trong dòng người, đọc xong ba tin nhắn này.
Anh không kiềm chế được, bật cười thành tiếng.
Xung quanh có lẽ có người liếc mắt nhìn, nhưng anh chỉ cảm thấy tối nay quay về là lựa chọn đúng đắn.
Đến cả thơ của Khuất Nguyên cũng mang ra rồi.
“Nguyên hữu chỉ hề Lễ hữu lan, Tư công tử hề vị cảm ngôn.”*
Nhớ anh mà còn ngại không nói thẳng, từ khi nào mà da mặt lại mỏng như vậy?
*Dịch nghĩa: “Sông Nguyên có cỏ chỉ, sông Lễ có cỏ lan, nhớ đến công tử mà không dám nói thành lời.”
Trên đường ngồi taxi quay về phố Tú Xuân, Cận Phù Bạch nói tài xế đi vòng một đoạn đường, anh mua một bó hoa tại một cửa hàng hoa nổi tiếng chuyên hoạt động về đêm.
Hoa là do anh chọn, một loại hoa hồng trắng pha lẫn sắc xanh lam rất đặc biệt.
Cận Phù Bạch hỏi chủ cửa hàng, màu sắc này liệu có u sầu quá không?
Chủ cửa hàng cười cười nói rằng, không đâu, hiện tại đang rất hot màu này đấy, vợ của anh chắc chắn sẽ thích nó.
Chẳng trách cửa hàng này lại nổi tiếng như vậy, ông chủ quả thực có mắt nhìn.
Sau khi gói hoa xong, ông ấy còn chúc anh trăm năm hòa hợp.
Trên đường về nhà anh luôn có một sự kích động không thể đè nén.
Không giống lần về nước năm ấy, bị trì hoãn bởi tai nạn xe cộ, giờ đây bọn họ luôn luôn có cơ hội, khi nhớ nhung sẽ có thể kịp thời quay về.
Cận Phù Bạch nghĩ như vậy, giữa hàng lông mày dấy lên ý cười dịu dàng tình cảm.
Cận Phù Bạch ôm bó hoa hồng to đi vào trong sân, phát hiện phòng ngủ vẫn còn bật đèn.
Giống hệt như dành riêng cho anh vậy, khiến người ta ấm áp, yên lòng.
Nhưng Cận Phù Bạch cũng sợ rằng thật ra Hướng Dụ đã đi ngủ rồi, chỉ quên không tắt đèn mà thôi, anh làm nhẹ động tác cùng bước chân, lén lút y như ăn trộm.
Năm xưa Cận Phù Bạch sống vô cùng tự do, đi tới bất cứ nơi nào cũng phóng túng tự tại, làm mọi việc tuỳ theo ý mình.
So với khi đó, thì giờ đây mỗi một chuyện gần như đều giống với “trói tay trói chân”, vậy mà anh lại bị trói đến mức vui sướng hạnh phúc.
Anh cảm thấy đây chính là trói buộc của tình yêu.
Hướng Dụ chưa ngủ.
Cô ngồi dựa trên thành giường, đang cúi đầu, nhẹ nhàng vuốt ve bụng nói chuyện với em bé.
Nghe bác sĩ nói, trò chuyện với em bé là chuyện tốt, coi như là giáo dục trước khi sinh, Hướng Dụ và Cận Phù Bạch thường xuyên làm như vậy.
Nhưng có lẽ em bé cũng có tính khí của em bé, có chút lạnh lùng, trước giờ chưa từng phản ứng lại với bọn họ.
Ánh đèn ngủ màu vàng nhạt trên đầu giường, nửa gương mặt của Hướng Dụ hòa vào trong nguồn sáng ấm áp ấy, ánh mắt hiền hòa ôn nhu.
Điều mà Hướng Dụ nói hôm nay hình như là một câu chuyện cũ.
Cô nói, bố của con là một tên khốn khiếp, lúc bố mẹ yêu nhau bố con thường xuyên ra nước ngoài, khi nào quay về cũng chẳng nói, cứ bất thình lình quay về, bất thình lình xuất hiện trước mắt mẹ.
Cận Phù Bạch nhướng chân mày, anh đứng ở ngoài cửa gửi tin nhắn Wechat cho Hướng Dụ.
[Ngẩng đầu.]
Di động ở cạnh tay Hướng Dụ rung lên chốc lát, cô không mở ra, chỉ nhìn thấy con chữ hiển thị trên màn hình là vô thức ngước mắt.
Cận Phù Bạch đứng ở ngay ngoài cửa, yên lặng mỉm cười, nhìn về phía cô.
Anh đi ngược ra bên ngoài, cầm lấy bó hoa hồng đó.
Giấy bọc vang lên những tiếng sột soạt, Cận Phù Bạch nói: “Ngốc rồi à?”
Hướng Dụ nhìn chằm chằm anh mấy giây, giống như vừa mới phản ứng lại, nở một nụ cười tươi rói.
Cô vội vã rời khỏi giường, không buồn đi dép cứ thế chạy tới chỗ anh: “Sao hôm nay anh đã về rồi?”
“Cảm giác được có người đang nhớ anh.”
Cận Phù Bạch đỡ bụng cô bế cô lên, cúi đầu hôn Hướng Dụ, răng môi quấn quýt.
Rõ ràng xa nhau còn chưa tới ba ngày, vậy mà lại giống như sự trùng phùng sau ba năm xa cách, giờ khắc này động tác khó tránh khỏi gấp gáp.
Bó hoa và quần áo đồng thời rơi xuống dưới giường.
Đến phút quan trọng cuối cùng, trán Cận Phù Bạch đổ đầy mồ hôi, anh hôn Hướng Dụ, giúp cô choàng khăn tắm lên người: “Em ngủ trước đi, anh đi tắm đã.”
Anh quá lo lắng cho cô và con nên vẫn luôn kiềm chế, mỗi lần tới đỉnh điểm là anh đều tự mình giải quyết.
Hướng Dụ choàng khăn tắm, đi được một bước lại ngoái đầu liên tục: “Hay là, em giúp anh nhé?”
“…Không cần.”
Cô cố ý, liếm liếm môi: “Em có thể giúp anh thật mà.”
Cận Phù Bạch bất lực khoát khoát tay: “Em ra ngoài đi, đừng ở đây quậy nữa.”
Đợi Cận Phù Bạch tắm xong, mang theo hương thơm của sữa tắm ra ngoài, Hướng Dụ vẫn chưa ngủ, cô đang loay hoay với bó hoa hồng đó.
Cô nói, màu sắc đẹp thật đó, không ngờ lại là màu ombre.
“Không đẹp bằng em.”
Anh sát lại gần xoa xoa mặt cô: “Sao hôm nay phấn chấn quá vậy?”
Hướng Dụ lắc đầu: “Em buồn ngủ rồi, muốn đợi anh ngủ cùng.”
“Vậy ngủ thôi, ngày mai Lạc Dương quay về, anh đã dặn cậu ấy mua đặc sản ở bên đó, còn mời cả Đường Dư Trì và Lý Xỉ qua đây, không ngủ nướng được đâu.”
Hướng Dụ rúc vào trong lòng Cận Phù Bạch: “Anh có cảm thấy bụng em lại to hơn rồi không?”
Cận Phù Bạch áp tay lên trên, giọng nói dịu dàng, xen lẫn chút mệt mỏi: “Ừm, qua hai tháng nữa thôi là đến lúc gặp bố mẹ rồi, nhóc con.”
Đang nói chuyện thì đột nhiên thai đạp.
Hướng Dụ và Cận Phù Bạch mặt đối mặt trong bóng tối, họ nhìn ra được sự bất ngờ trong đôi mắt của đối phướng.
“Có phải bé con muốn gặp chúng ta không? Giống như chúng ta mong đợi bé con vậy?”
“Có lẽ là vậy.”
Vẫn còn hai tháng trước khi sinh, Chu Liệt đã phê duyệt cho Hướng Dụ nghỉ thai sản.
Hướng Dụ tỏ ý vô cùng kinh ngạc: “Ông chủ à, nghỉ thai sản hình như sớm quá rồi thì phải?”
Chu Liệt xua tay: “Cô nghỉ đi, đừng tới nữa, cả ngày tôi cứ nhìn cô ôm bụng đi đi lại lại trong công ty là lại sợ cô xảy ra chuyện gì đó, quay đầu cái công ty này của tôi cũng phá sản theo, cho cô nghỉ sớm cũng tốt, tránh phải lo lắng.”
Chu Liệt vốn là người phương Nam, sống ở thành phố Đế Đô nhiều năm không ngờ nói chuyện cũng đã nhiễm sang giọng Đế Đô rồi.
Hướng Dụ cường điệu nói, bây giờ Cận Phù Bạch đâu có được như trước kia, trong tay chỉ có mỗi Viện dưỡng lão. Sẽ không giống như trong tiểu thuyết, “trời lạnh rồi, cho anh ta phá sản đi thôi” đâu.
Chu Liệt đẩy người ra ngoài, biểu cảm rất lo lắng nói, thôi đừng, tôi sợ lắm.
Đợi Hướng Dụ về tới nhà, cố ý hù dọa Cận Phù Bạch: “Em thất nghiệp rồi.”
Vậy mà Cận Phù Bạch lại nói, ừm, rất tốt.
Về sau nghe nói là được cho nghỉ thai sản sớm, người đàn ông chau mày, hỏi cô: “Ông chủ đó của em sao anh ta vẫn chưa chịu kết hôn vậy?”
Vốn tưởng rằng thời gian không đi làm sẽ nhàn rỗi thong thả, ai ngờ ngày thứ hai đến cả ngủ nướng cũng không được ngủ.
Mới sáng ngày ra, không biết Lạc Dương và Cận Phù Bạch đang bàn bạc chuyện gì ở trong sân, loáng thoáng còn có thể nghe thấy được cả giọng của Đường Dư Trì?
Hướng Dụ rời giường, buộc bừa tóc lên, thay quần áo rồi ra ngoài, nhìn thấy ba người đàn ông đang đứng ở giữa sân nói chuyện.
Phía Tây của sân vốn dĩ là một đống đủ loại thực vật được trồng trong chậu hoa, lúc này đều đã được chuyển hết sang phía Đông.
Cũng không biết bên cạnh bộ bàn ghế được đặt giá để hoa từ bao giờ, các loại thực vật đều được đặt trên giá để hoa.
Cận Phù Bạch là người cảm nhận được trước tiên, xoay người đi tới bên cạnh Hướng Dụ, giúp cô sửa sang lại tóc tai: “Dậy rồi à?”
Trong sân chất đầy gỗ và một hộp đựng dụng cụ rất to, Hướng Dụ khó hiểu hỏi, mọi người đang chuẩn bị làm cái gì vậy?
Đường Dư Trì cầm một chiếc bánh nướng nhân thịt, ăn ngon lành: “Anh Cận muốn làm xích đu ở trong sân cho cậu và em bé.”
“Vậy nên cậu cũng tới giúp đỡ hả?”
“Tất nhiên là không rồi.”
Đường Dư Trì cắn một miếng bánh to, nói không rõ ràng: “Mình nhớ ra bên này có một cửa hàng bán bánh nướng tự làm rất ngon nên lái xe tới đây mua, nếu mà biết nhà cậu hôm nay có công việc vất vả thế này, thì ngày mai mình mới tới.”
Hướng Dụ muốn bóp chết Đường Dư Trì.
Cô nói: “Thôi đừng làm xích đu nữa, mình thấy cái dây thừng này khá chắc đấy, dùng nó treo cổ cậu vừa chuẩn luôn, cậu chọn xà nhà đi.”
Cận Phù Bạch chêm vào một câu: “Đừng treo trong nhà, ra ngoài đi.”
Đường Dư Trì tức xì khói đầu, cầm túi đựng quà sáng trên bàn lên, vung vẩy đến mức túi nilon phát ra những tiếng loạt soạt.
Anh ấy bức xúc nói: “Vợ chồng hai người đúng là không có lương tâm, mình mua nhiều đồ ăn sáng mang tới cho hai người như này mà hai người lại muốn treo cổ mình ở đây, lại còn chê mình treo trong nhà sẽ xui xẻo, muốn treo mình ở bên ngoài? Mình là cây xúc xích phơi khô của nhà cậu đấy à?”
“Anh Đường, em đâu có nói muốn treo cổ anh.”
Lạc Dương vừa giải thích vừa nhón một chiếc bánh nướng nhân thịt từ trong túi, cắn một miếng mất một phần ba: “Nếu như anh Cận với chị dâu trói anh lên trên dây, trước lúc anh tắt thở em sẽ gỡ ra cho anh, anh xem được không?”
“Lạc Dương.”
Đường Dư Trì bực bội hét lên với anh ấy: “Em nôn ra ngay cho anh, nếu không anh có biến thành xúc xích cũng không tha cho em đâu.”
Xích đu đương nhiên là dễ làm, chủ yếu là do Cận Phù Bạch có yêu cầu quá cao.
Vốn dĩ Lạc Dương đề xuất dùng bánh xe làm ghế ngồi, nhưng Cận Phù Bạch chê xấu, quyết định làm một chiếc ghế bằng gỗ.
Thế là lượng “công trình” phút chốc tăng lên gấp đôi.
Có điều khi hoàn thành, xích đu quả thực rất đẹp.
So với công trình kiến trúc do Chính phủ xây dựng ở công viên bên cạnh cũng không hề kém cạnh chút nào.
Hướng Dụ ngồi lên trên, không cần người đẩy, tự mình cũng có thể mượn lực đu lên rất cao.
Lạc Dương liếc nhìn Cận Phù Bạch.
Đầu ngón tay của anh Cận có một vết máu phồng rộp, là do trong lúc vội vàng đã bị búa đập trúng.
Mà vết thương do gai gỗ đâm phải còn càng nhiều hơn.
Lạc Dương hỏi: “Anh Cận à, anh thật sự là làm cho em bé chơi hả? Sao em cảm thấy cái xích đu này là anh làm cho chị dâu vậy?”
Cận Phù Bạch liếc anh ấy, không thừa nhận cũng không chối bỏ.
…
Cũng có những chuyện không vui vẻ.
Trong một đêm hè bình thường như bao ngày, bà nội của Lý Xỉ lặng lẽ ra đi, thậm chí trước một ngày bọn họ còn vừa cùng nhau ăn bữa cơm.
Thật ra trước khi qua đời, bà nội của Lý Xỉ đã quên hết tất thảy mọi thứ, nhiều dụng cụ thông thường trong cuộc sống hằng ngày cũng đã không còn nhớ rõ công dụng của chúng.
Mỗi lần Lý Xỉ đến Viện dưỡng lão thăm bà đều phải mang theo bức ảnh chụp chung của hai người, giải thích rất lâu, rằng mình là cháu trai của bà.
Cụ già bán tin bán nghi: “Thật ư? Cháu là cháu trai của bà thật ư?”
Có đôi lúc Lý Xỉ nói đùa, ngày nào em cũng chạy tới đây đòi làm cháu trai của bà, bà có vẻ không thích em rồi.
Người già mắc phải căn bệnh Alzheimer giống hệt như một đứa trẻ nhỏ ngây thơ trong sáng.
Bà nội Lý thấy Cận Phù Bạch đẹp trai tuấn tú, luôn cảm thấy Cận Phù Bạch mới là người thân của bà, Lý Xỉ nói gì bà cũng không nghe, vậy mà Cận Phù Bạch vừa nói một câu thôi là bà đã vui mừng phấn khích nghe lời làm theo.
Có một lần Lý Xỉ nói với bà, bà à, bà có thể đừng mặc chiếc quần lót đỏ theo năm tuổi của bà nữa được không? Một nhóm người hát hợp xướng mà chỉ có mình bà là quần trắng lộ ra viền đỏ, mất mặt không cơ chứ?
Bà nội Lý suýt chút nữa dùng cây gậy đuổi đánh anh ấy ra ngoài, mắng anh ấy tới nỗi răng giả văng ra tận nửa mét.
Nhưng Cận Phù Bạch nói ăn một chút cần tây, khoai lang, ngô,… sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Thế là bà liền dùng thìa xúc hết những thức ăn có chất xơ đã gạt hết ra ngoài lại vào trong đĩa, sau đó cho vào miệng, chầm chậm nhai nuốt một cách hết sức nghiêm túc.
Lý Xỉ tức đến mức bật cười: “Để anh ấy làm cháu trai của bà luôn cho rồi.”
Nói xong, cảm giác được ánh mắt hờ hững của anh Cận quét qua, lập tức đổi giọng: “Cháu là cháu trai, cháu mãi mãi là cháu trai của bà.”
Vậy nên có nhiều lúc Lý Xỉ nói chuyện với vợ chồng Cận Phù Bạch, nói rằng con người thật sự rất kỳ diệu, căn bản chẳng thể suy nghĩ thấu đáo được.
Rõ ràng bà đã quên hết tất cả mọi chuyện rồi, vậy mà vẫn nhớ bà không hề thích mình.
Hướng Dụ bật cười nói, em mà còn ở trước mặt tất cả người già nói bà giấu tiền trong tất thì bà còn càng không thích em hơn đấy.
Hai bà cháu mỗi lần gặp nhau là lại tương ái tương sát, ngoại trừ bữa tối lần cuối cùng là còn coi như hòa hợp.
Trong vô vàn bí ẩn không thể giải thích, lưu giữ lại chút hồi ức đủ để làm dịu đi năm tháng.
Vào mùa hè, phổ biến nhất ở thành phố Đế Đô chính là ăn tôm đất, hôm đó Lý Xỉ đã mua rất nhiều tôm mang đến nhà Cận Phù Bạch, nói là mới học được từ đầu bếp khách sạn, muốn làm cho mọi người ăn.
Có món gì ngon thì đương nhiên phải đón bà nội qua ăn cùng rồi.
Dạ dày của người già không tốt, không thể ăn những thứ quá cay, Lý Xỉ đặc biệt làm hẳn hai loại hương vị.
Một đĩa cay, một đĩa với gia vị thập tam hương.
Hướng Dụ vào bếp muốn phụ giúp, nhìn thấy dáng vẻ đảo tôm của Lý Xỉ, cười nói: “Sếp Lý nấu ăn giỏi quá.”
Địch Địch ở bên cạnh học theo dáng vẻ của người lớn, chắp tay sau lưng đánh giá: “Bố nấu ăn giỏi quá đi.”
Lý Xỉ được khen, đôi tay đeo nhẫn kim cương đen thò vào trong nồi lấy ra một con tôm đất, xả vào nước lạnh, bóc vỏ đưa cho Địch Địch: “Giỏi thật hay giỏi giả đấy?”
Địch Địch cũng không nhai kỹ, nhai vội nhai vàng liền nuốt đuôi tôm xuống, giơ ngón tay cái lên: “Ngon lắm bố ơi.”
Lý Xỉ bật cười, nếp nhăn nơi đáy mắt giãn ra.
Nào có còn chút dáng vẻ của một thời phong lưu, rõ ràng là một nô bộc của cô con gái nhỏ mà.
Hướng Dụ sờ vào bụng mình, kỳ vọng thầm nghĩ, Cận Phù Bạch sau này nhất định sẽ là một người bố vô cùng dịu dàng.
Cô cười hỏi: “Đĩa nào làm xong rồi, chị bưng ra trước?”
“Là đĩa ở đằng kia…”
Lý Xỉ chưa nói xong, nhận ra là Hướng Dụ, vội vã khoát tay: “Đừng đừng đừng, không cần chị làm đâu, anh Cận mà nhìn thấy em để chị bưng tôm đất lên thì em chết chắc.”
Bữa tối hôm ấy rất ấm cúng, cơn gió ấm thổi bay đi mùi hương gia vị của món tôm đất, cũng thổi bay đi tiếng cười.
Bà nội Lý cũng không còn chê bai Lý Xỉ nữa, ăn tôm đất do Lý Xỉ bóc cho bà một cách thích thú vô cùng.
Đôi khi Lý Xỉ mải ăn quên không bóc cho bà là bà sẽ dùng cây gậy chọc xuống đất, ho khan mấy tiếng, tỏ ý nhắc nhở.
Sau khi đưa bà nội về Viện dưỡng lão, Lý Xỉ nói một câu theo thói quen: “Bà à, ngày mai cháu tới thăm bà nhé.”
Trước kia khi anh nói như vậy, bà nội Lý đều không đồng ý.
Nhưng tối hôm ấy, bà chống gậy quay đầu lại, dưới ánh trăng sáng đôi mắt bà nheo nheo cười vui vẻ, nói, ngày mai gặp lại.
Lý Xỉ sững người, cảm thấy mình bóc tôm lập được công lớn rồi, cũng cười theo bà: “Bà nội, bà mau đi vào ngủ đi ạ.”
Nhưng rốt cuộc thì “ngày mai gặp lại” của bà nội Lý cũng vẫn thất hẹn rồi.
Bà nội Lý rời đi ngay trong giấc mộng của buổi tối hôm ấy.
Viện dưỡng lão thông báo cho Lý Xỉ, Lý Xỉ là người chạy đến đầu tiên, gương mặt của bà hiền hòa, yên tĩnh nằm ở trên giường.
Lý Xỉ không dám gọi điện thoại cho Cận Phù Bạch, dẫu sao Hướng Dụ cũng sắp sinh rồi, trong nhà có tang sự, không biết liệu phụ nữ mang thai có cảm thấy xui xẻo không.
Nhưng khi anh ấy đang kéo căng tinh thần giải quyết mọi chuyện được một nửa thì Cận Phù Bạch và Hướng Dụ đều đến nơi, Lạc Dưỡng cũng tới.
Hướng Dụ đẩy tay Lý Xỉ, thanh âm rất khẽ: “Để chị thay quần áo giúp bà nội cho, em là đàn ông, không tiện đâu.”
Bọn họ nói, đến để tiễn đưa bà nội.
Cuối cùng Lý Xỉ cũng không kiểm soát được cảm xúc, ôm chầm lấy Cận Phù Bạch gào khóc thật to.
Sau đó nghẹn ngào nói rằng, chị dâu, chị giúp em đeo răng giả cho bà nội đi, nếu không bà lên tới trên đó lại không ăn được gì cả.
Ba ngày sau, bà nội Lý được hỏa táng, tro cốt được cho vào trong hũ, chôn cất ở nghĩa trang.
Mấy hôm ấy tâm trạng của mọi người đều không tính là tốt, Hướng Dụ an ủi Lý Xỉ nói, có lẽ là ở đây mấy ông mấy bà cảm thấy cô đơn, nên lên trên đó tụ tập đánh mạt chược với nhau rồi.
Lý Xỉ thở dài nói, chính là như thế em mới không yên tâm đấy, trước kia bà nội em có một biệt danh, gọi là “cụ già phân phát tài sản”, đánh mạt chược một tháng mà có thể thua tận 28 ngày, lên trên đó nếu như gặp được bà ngoại của anh Cận thì chẳng phải sẽ thua triệt để luôn sao?
Anh ấy còn nói, nói không chừng còn phải lôi cả chiếc quần lót đỏ của bà ra ấy chứ.
Sự đau thương của người trưởng thành chính là được vùi sâu dưới tận đáy lòng như vậy.
Dù cho là nói đùa, thì trong mắt Lý Xỉ cũng vẫn có tia xót thương.
Có lẽ vì sự ra đi của người già đã mang đến một bầu không khí u uất, mấy ngày liền Hướng Dụ đều nằm mơ thấy người già đã mất từ rất lâu trước kia trong nhà mình.
Hướng Dụ nói với Cận Phù Bạch, hồi nhỏ cô từng sống chung với ông nội và bà nội.
Ông bà nội từng nuôi một con mèo, hai cụ già có cùng chung một sở thích, thích tụng kinh, cũng thích viết thư pháp.
Trong nhà lúc nào cũng có mùi mực nước, cũng có cả mùi trầm hương thờ cúng Phật.
Cận Phù Bạch hiểu rõ, Hướng Dụ nhớ ông bà rồi.
Thế là anh nói, anh đi cùng em đến thăm họ nhé.
Hướng Dụ có chút do dự, bởi vì gia đình cô có một quy tắc rất truyền thống, đó chính là hậu bối đến nghĩa trang cần phải quỳ lạy người lớn tuổi.
Thấy cô không nói gì, Cận Phù Bạch hỏi: “Sao vậy? Lẽ nào anh không thể ra mặt sao?”
“…Không phải, nhà em đi thăm người lớn tuổi là phải quỳ đấy.”
“Thì quỳ thôi.”
Cận Phù Bạch sờ bụng cô: “Để cho ông bà nhận mặt, chứ không sau này ở trên kia bị bà ngoại anh chơi bài thắng tiền, hai ông bà tức giận lại lôi anh đi trước.”
Hướng Dụ bật cười đánh anh: “Cận Phù Bạch, anh đứng đắn một chút đi!”
“Anh không đứng đắn sao?”
Bàn tay vốn phủ ở trên bụng giờ đây men dần lên trên: “Như này mới gọi là, không đứng đắn!”
Ngày đi thăm ông bà nội của Hướng Dụ, Cận Phù Bạch vẫn mặc một chiếc áo cộc tay, bên ngoài khoác áo sơ mi, tay nắm tay với Hướng Dụ.
Đi đến trước bia mộ, anh cởi áo sơ mi, gấp thành nhiều lớp, kê xuống dưới đất cho Hướng Dụ quỳ.
Còn anh thì quỳ trên phiến đá, ngay sát bên cạnh Hướng Dụ.
“Ông nội, bà nội, cháu tới thăm ông bà ạ.”
Hướng Dụ nhớ lại những tháng ngày ở bên cạnh ông bà, chóp mũi chua xót: “Cháu trở thành mẹ rồi, em bé rất ngoan, có lúc buổi tối kể chuyện cho thằng bé/con bé nghe, sẽ có động tĩnh của thai nhi nữa…”
Hướng Dụ giống như tất cả các bà mẹ khác, nói đến con cái là thao thao bất tuyệt.
Cận Phù Bạch quỳ ở bên cạnh đã tê hết cả chân mà vợ của anh lại chẳng nhắc đến anh dù chỉ nửa chữ.
Anh dùng cùi chỏ đụng vào Hướng Dụ: “Nhắc đến anh đi?”
Mọi tâm tư của Hướng Dụ vẫn đang ở trên con cái, đột nhiên bị nhắc nhở, ngẩn người một lúc mới cười nói: “Anh vội gì chứ?”
Tự cô cũng đã cảm thấy mệt mà chuyển sang ngồi bệt xuống dưới, kết quả quay đầu nhìn thấy Cận Phù Bạch vẫn đang quỳ rất nghiêm túc.
“Sao anh vẫn quỳ thế? Không mệt hả?”
Cằm của Cận Phù Bạch chỉ chỉ vào bia mộ: “Không phải ông bà nội đang nhìn hay sao, anh sợ ông bà không vừa ý.”
…
Ngày sinh dự kiến của Hướng Dụ là vào tháng 11.
Vài ngày trước khi sinh, nhiệt độ hạ thấp, trời có mưa nhẹ.
Cô choàng mền lông ngồi bên cửa sổ trong phòng ngủ, ngắm nhìn giọt nước xuôi theo mái hiên chảy xuống dưới.
Cánh cổng vang lên một tiếng, cô ngước mắt nhìn qua, quả nhiên nhìn thấy Cận Phù Bạch cầm một chiếc ô màu đen, từ bên ngoài đi vào.
Cái tên này cứ luôn không đứng đắn như vậy, không hề đi vào trong nhà.
Anh đi tới dưới mái hiên thu ô lại, dựng ô bên cạnh tường, sau đó thò tay vào bên trong, nâng cằm Hướng Dụ lên: “Quý bà này, hôn nhau không?”
Trên tay Cận Phù Bạch nhiễm một chút hơi lạnh trong không khí, tay đỡ lấy gáy cô, hôn cô thật sâu.
Hướng Dụ bị lạnh co rụt vai lại, nhưng vẫn ngước đầu đón nhận.
Sau khi hôn xong, ngữ khí của anh mờ ám ở bên tai cô hỏi: “Sau sinh bao lâu thì có thể làm nhỉ? 42 ngày?”
Hướng Dụ vẫn luôn tò mò với những chuyện chưa từng làm thử, nhớ mãi không quên cái chuyện “dùng miệng” ấy, cố ý dẫn dụ anh: “Nghe nói dùng miệng…”
Lời phía sau bị Cận Phù Bạch giơ tay chặn lại: “Sao em cứ luôn nhớ đến cái này vậy? Cái này không được.”
“Vậy có lẽ anh phải đợi rồi, ngộ nhỡ tới 102 ngày em vẫn chưa hồi phục thì sao?”
Cận Phù Bạch cười nói: “Cho dù 302 ngày em vẫn chưa hồi phục, anh cũng sẽ đợi mà.”
Thấy anh không cắn câu, Hướng Dụ dứt khoát chuyển chủ đề: “Không phải anh nói hôm nay bên Viện dưỡng lão có việc cần bàn bạc sao, sao lại quay về rồi?”
“Bên đó nấu súp gà cho các cụ, anh nếm thử một chút, mùi vị không tồi, không phải em thích ăn súp sao, anh mang về cho em một suất rồi đây.”
Ngoài cửa sổ tiếng mưa rơi tí tách, Cận Phù Bạch hâm nóng lại súp gà, ngồi ở bàn ăn ăn cùng Hướng Dụ.
Có lẽ vì thể chất lạnh nên Hướng Dụ rất thích những món ăn ấm nóng.
Súp là món cô thích nhất, hồi mới quen nhau cũng vậy, đi đến đâu cũng không quên hỏi nhân viên phục vụ xem có món súp nào ngon miệng không.
Cận Phù Bạch nhìn dáng vẻ thích thú nhâm nhi món súp của cô, nghĩ về quá khứ khi mới quen nhau lần đầu.
Khi ấy Hướng Dụ 21 tuổi, bọn họ bị mắc kẹt lại trong trận mưa bão ở Trường Sa.
Người con gái này luôn có một tâm hồn rộng lượng lẫn trong sự đau khổ, trong cơn mưa bão hỏi anh, thời tiết như thế này mà lái xe ra ngoài liệu có bị kẹt xe không.
Anh khi đó tràn trề hứng thú với cô, cũng thuận theo cô nói, muốn đi đâu? Tôi đưa cô đi?
Hướng Dụ không quá rụt rè, cô đưa anh đến một quán ăn.
Trong suốt bữa ăn cô hết lời khen ngợi món hoa dâm bụt nhúng canh xương, thần thái đánh giá về món ăn khi đó của cô y hệt như hiện tại.
Khi ấy Cận Phù Bạch vẫn tưởng rằng bản thân chỉ nhất thời có hứng thú với cô mà thôi.
Thế mà thời gian chớp nhoáng một cái, anh đã yêu cô được chín năm rồi.
Cận Phù Bạch vô thức rướn khóe môi, khi cô nheo khóe mắt nuốt miếng súp xuống, anh lên tiếng hỏi: “Tên của con em có suy nghĩ gì không?”
Người được hỏi lắc lắc đầu, nói không có.
Cô vô cùng thành thật nói rằng, hồi còn đi học thành tích của bản thân rất bình thường, mấy câu thơ nhớ được đều là có liên quan đến tình yêu tình báo, chẳng có cái gì nghiêm túc cả, nền tảng văn hóa chưa đủ sâu để có thể đặt tên được cho con.
Hướng Dụ hỏi anh: “Anh bảo nếu như em đặt tên cho con, gọi là Cận Lạc Lạc, Cận Hoan Hoan, Cận Mỹ Mỹ, Cận Soái Soái, thì có phải là rất vô tâm không?”
“…Vẫn nên để anh thì hơn.”
…
Ngày 29 tháng 11, Hướng Dụ sinh hạ được một bé trai.
Đặt tên là Cận Gia Chú.
“Chú, mưa rơi, rơi đúng lúc.
Mưa đúng lúc có thể tưới mát vạn vật.”
Cận Phù Bạch dùng cái tên này để tưởng nhớ về cuộc gặp gỡ với vợ vào đêm mưa của năm 2012.
Tất thảy tình yêu của anh, đều được sinh sôi nảy nở vào chính đêm hôm ấy.
Có một buổi tọa đàm rất có uy tín về sức khỏe của người cao tuổi ở bên đó, được tổ chức xuyên suốt trong ba ngày, bất kể ngày đêm.
Cũng giống như trước kia khi đi nước ngoài, có thời gian là anh sẽ gọi điện thoại cho Hướng Dụ, nếu quá bận thì sẽ gửi ảnh hoặc nhắn tin cho cô.
Để cô có thể biết được mọi việc anh đang làm, cũng thuận tiện dặn dò cô phải ăn cơm, ăn hoa quả đúng giờ, buổi tối đi ngủ nhớ không được quên tắt điều hòa.
Anh cũng có những lúc xấu xa, nhìn thấy con gián to, cứng cáp ở phương Nam sẽ chụp ảnh lại muốn gửi cho cô, nhưng rồi nghĩ đến việc cô sẽ sợ nên lại đành xóa đi.
Thay vào đó anh đã gửi những bông hoa nở rộ ở phương Nam, Hướng Dụ trả lời rất thú vị:
[Không được giẫm vào hoa dại ở bên vệ đường!]
Cô trả lời một câu như vậy, anh nghĩ tới là lại muốn cười, có thể vui gần hết cả ngày.
Đến ngày cuối cùng, buổi tọa đàm kéo dài tới chín giờ tối.
Vào mùa này phương Nam rất hay đổ mưa, ngoài cửa sổ mưa bay mịt mùng, được ánh đèn đường soi rọi tựa như những sợi tơ vàng rào rào rơi xuống.
Cận Phù Bạch rời khỏi phòng họp của khách sạn, anh trò chuyện với đồng nghiệp mấy câu, đứng trên hành lang cởi một cúc áo sơ mi.
Hành lang là nơi tụ tập của những người hút thuốc, giờ phút này khói thuốc nồng nặc, anh đẩy cửa sổ, cơn lạnh lẽo và ẩm ướt của mưa đêm ập vào khiến người ta không khỏi nhung nhớ về thành phố Đế Đô.
Cận Phù Bạch nhìn thời gian, ý cười xã giao trong mắt dần tắt.
9 giờ 17 phút.
Thời gian này thật không thích hợp chút nào, anh không nỡ gọi điện thoại cho cô.
Khoảng thời gian này Hướng Dụ ngủ rất nhiều, buổi tối xem phim còn chưa xem được một nửa đã ngủ thiếp đi mất.
Đại khái là vào giờ này, có lẽ cô đã đi ngủ rồi.
Lạc Dương cũng đi theo Cận Phù Bạch tới đây tham dự cuộc họp, anh ấy vào nhà vệ sinh rồi quay lại, nhìn thấy Cận Phù Bạch đứng ở đằng xa.
Thấy anh vô thức xoay chiếc nhẫn cưới trên ngón áp út trái là biết ngay anh đang trăn trở về điều gì.
Lạc Dương nói: “Anh lại nhớ chị dâu rồi đấy à?”
Ra ngoài ba ngày, động tác xoay nhẫn này của anh Cận là xuất hiện với tần suất dày đặc nhất.
Cận Phù Bạch dựa bên cạnh cửa sổ, liếc nhìn khung trò chuyện trống trơn, cười một cách bất lực, song trong con ngươi lại chứa đậm sự cưng chiều: “Phải, may mà kết hôn rồi, nếu không anh giống như yêu đơn phương vậy, chị dâu em chẳng chịu chủ động liên lạc với anh gì cả.”
“Có lẽ là cảm thấy anh bận? Sợ làm phiền anh chăng?”
Lời này của Lạc Dương nghe mới dối lòng làm sao.
Cận Phù Bạch liếc xéo anh ấy một cái, cười cười không nói gì.
Hướng Dụ có tính cách như thế nào anh còn không biết sao?
Dạo gần đây cô mới mua một bộ quần áo chống bức xạ, đang chơi game sung sức lắm kia kìa, Rắn tham ăn to bằng que diêm có thể được cô chơi đến mức to ụ như đầu ngón tay.
Có đôi khi anh ngồi bên cạnh cô, rõ ràng chẳng làm gì cả, đúng lúc ván game đó Hướng Dụ lại phát huy không tốt, đâm vào đuôi của con rắn khác, kết thúc trò chơi, cô cũng phải nhân cơ hội đá cho anh một cái.
Nói rằng đều tại anh ở đây, nên cô mới phân tâm.
Những lúc như thế Cận Phù Bạch sẽ kéo cô ôm vào lòng, đặt xuống môi cô một nụ hôn sâu.
Dù sao cũng bị vu oan rồi, chi bằng dứt khoát hành động một chút.
Áo chống bức xạ nhẹ như một lớp vải voan, lại còn là kiểu dáng hai dây, anh dễ dàng kéo tuột quai áo xuống, xoa nắn.
Hỏi cô, thế này thì sao? Có còn phân tâm không?
Sau khi Hướng Dụ mang thai, ánh mắt cô càng trở nên dịu dàng hơn, có đôi lúc anh sa vào trong ánh mắt ấy, khó mà thoát khỏi.
Không được nghĩ, càng nghĩ càng cảm thấy tối nay phải quay về Đế Đô thật nhanh.
Lạc Dương đã đi theo Cận Phù Bạch nhiều năm rồi, vô cùng tâm lý, anh ấy đưa di động qua cho anh xem: “Anh Cận à, chuyến bay buổi tối vào lúc 11 giờ 40 phút, bây giờ qua đó, đi lối dành cho VIP chắc chắn sẽ kịp.”
Cận Phù Bạch cúi đầu nhìn thông tin chuyến bay trên màn hình di động, xoay người rời đi: “Vậy bên này giao cho em đấy.”
Lạc Dương ở đằng sau đến cả cơ hội nói câu “anh yên tâm” cũng chẳng có, bước chân của anh Cận vừa lớn vừa nhanh, chớp mắt đã biến mất ở lối ngoặt nơi hành lang.
Khách sạn ở ngay gần sân bay nên sẽ không bị trễ giờ.
Đợi khi máy bay hạ cánh xuống sân bay thành phố Đế Đô, xen lẫn giữa tiếng động cơ và sự hỗn loạn xung quanh, Cận Phù Bạch từ từ mở mắt.
Anh tắt chế độ máy bay trên di động, những tin nhắn bị chặn lần lượt xuất hiện.
Điều ngạc nhiên chính là không ngờ lại nhận được tin nhắn trên Wechat của Hướng Dụ.
Thời gian vào nửa tiếng trước.
Khi đó đã là mấy giờ rồi? Cô vẫn chưa ngủ sao?
Cửa cabin mở ra, Cận Phù Bạch vừa mở tin nhắn vừa rời khỏi máy bay.
[Hôm nay là ngày cuối cùng của buổi tọa đàm rồi đúng không?]
[Sáng mai khi nói chuyện điện thoại em có thể nghe được tin anh đang chuẩn bị lên chuyến bay sáng sớm không?]
[Em không muốn nghe những lời như vẫn chưa bận xong, vẫn còn phải ở lại thêm mấy ngày, vớ vẩn.]
[“Nguyên hữu chỉ hề Lễ hữu lan”, anh hiểu chứ?]
Cận Phù Bạch lẫn trong dòng người, đọc xong ba tin nhắn này.
Anh không kiềm chế được, bật cười thành tiếng.
Xung quanh có lẽ có người liếc mắt nhìn, nhưng anh chỉ cảm thấy tối nay quay về là lựa chọn đúng đắn.
Đến cả thơ của Khuất Nguyên cũng mang ra rồi.
“Nguyên hữu chỉ hề Lễ hữu lan, Tư công tử hề vị cảm ngôn.”*
Nhớ anh mà còn ngại không nói thẳng, từ khi nào mà da mặt lại mỏng như vậy?
*Dịch nghĩa: “Sông Nguyên có cỏ chỉ, sông Lễ có cỏ lan, nhớ đến công tử mà không dám nói thành lời.”
Trên đường ngồi taxi quay về phố Tú Xuân, Cận Phù Bạch nói tài xế đi vòng một đoạn đường, anh mua một bó hoa tại một cửa hàng hoa nổi tiếng chuyên hoạt động về đêm.
Hoa là do anh chọn, một loại hoa hồng trắng pha lẫn sắc xanh lam rất đặc biệt.
Cận Phù Bạch hỏi chủ cửa hàng, màu sắc này liệu có u sầu quá không?
Chủ cửa hàng cười cười nói rằng, không đâu, hiện tại đang rất hot màu này đấy, vợ của anh chắc chắn sẽ thích nó.
Chẳng trách cửa hàng này lại nổi tiếng như vậy, ông chủ quả thực có mắt nhìn.
Sau khi gói hoa xong, ông ấy còn chúc anh trăm năm hòa hợp.
Trên đường về nhà anh luôn có một sự kích động không thể đè nén.
Không giống lần về nước năm ấy, bị trì hoãn bởi tai nạn xe cộ, giờ đây bọn họ luôn luôn có cơ hội, khi nhớ nhung sẽ có thể kịp thời quay về.
Cận Phù Bạch nghĩ như vậy, giữa hàng lông mày dấy lên ý cười dịu dàng tình cảm.
Cận Phù Bạch ôm bó hoa hồng to đi vào trong sân, phát hiện phòng ngủ vẫn còn bật đèn.
Giống hệt như dành riêng cho anh vậy, khiến người ta ấm áp, yên lòng.
Nhưng Cận Phù Bạch cũng sợ rằng thật ra Hướng Dụ đã đi ngủ rồi, chỉ quên không tắt đèn mà thôi, anh làm nhẹ động tác cùng bước chân, lén lút y như ăn trộm.
Năm xưa Cận Phù Bạch sống vô cùng tự do, đi tới bất cứ nơi nào cũng phóng túng tự tại, làm mọi việc tuỳ theo ý mình.
So với khi đó, thì giờ đây mỗi một chuyện gần như đều giống với “trói tay trói chân”, vậy mà anh lại bị trói đến mức vui sướng hạnh phúc.
Anh cảm thấy đây chính là trói buộc của tình yêu.
Hướng Dụ chưa ngủ.
Cô ngồi dựa trên thành giường, đang cúi đầu, nhẹ nhàng vuốt ve bụng nói chuyện với em bé.
Nghe bác sĩ nói, trò chuyện với em bé là chuyện tốt, coi như là giáo dục trước khi sinh, Hướng Dụ và Cận Phù Bạch thường xuyên làm như vậy.
Nhưng có lẽ em bé cũng có tính khí của em bé, có chút lạnh lùng, trước giờ chưa từng phản ứng lại với bọn họ.
Ánh đèn ngủ màu vàng nhạt trên đầu giường, nửa gương mặt của Hướng Dụ hòa vào trong nguồn sáng ấm áp ấy, ánh mắt hiền hòa ôn nhu.
Điều mà Hướng Dụ nói hôm nay hình như là một câu chuyện cũ.
Cô nói, bố của con là một tên khốn khiếp, lúc bố mẹ yêu nhau bố con thường xuyên ra nước ngoài, khi nào quay về cũng chẳng nói, cứ bất thình lình quay về, bất thình lình xuất hiện trước mắt mẹ.
Cận Phù Bạch nhướng chân mày, anh đứng ở ngoài cửa gửi tin nhắn Wechat cho Hướng Dụ.
[Ngẩng đầu.]
Di động ở cạnh tay Hướng Dụ rung lên chốc lát, cô không mở ra, chỉ nhìn thấy con chữ hiển thị trên màn hình là vô thức ngước mắt.
Cận Phù Bạch đứng ở ngay ngoài cửa, yên lặng mỉm cười, nhìn về phía cô.
Anh đi ngược ra bên ngoài, cầm lấy bó hoa hồng đó.
Giấy bọc vang lên những tiếng sột soạt, Cận Phù Bạch nói: “Ngốc rồi à?”
Hướng Dụ nhìn chằm chằm anh mấy giây, giống như vừa mới phản ứng lại, nở một nụ cười tươi rói.
Cô vội vã rời khỏi giường, không buồn đi dép cứ thế chạy tới chỗ anh: “Sao hôm nay anh đã về rồi?”
“Cảm giác được có người đang nhớ anh.”
Cận Phù Bạch đỡ bụng cô bế cô lên, cúi đầu hôn Hướng Dụ, răng môi quấn quýt.
Rõ ràng xa nhau còn chưa tới ba ngày, vậy mà lại giống như sự trùng phùng sau ba năm xa cách, giờ khắc này động tác khó tránh khỏi gấp gáp.
Bó hoa và quần áo đồng thời rơi xuống dưới giường.
Đến phút quan trọng cuối cùng, trán Cận Phù Bạch đổ đầy mồ hôi, anh hôn Hướng Dụ, giúp cô choàng khăn tắm lên người: “Em ngủ trước đi, anh đi tắm đã.”
Anh quá lo lắng cho cô và con nên vẫn luôn kiềm chế, mỗi lần tới đỉnh điểm là anh đều tự mình giải quyết.
Hướng Dụ choàng khăn tắm, đi được một bước lại ngoái đầu liên tục: “Hay là, em giúp anh nhé?”
“…Không cần.”
Cô cố ý, liếm liếm môi: “Em có thể giúp anh thật mà.”
Cận Phù Bạch bất lực khoát khoát tay: “Em ra ngoài đi, đừng ở đây quậy nữa.”
Đợi Cận Phù Bạch tắm xong, mang theo hương thơm của sữa tắm ra ngoài, Hướng Dụ vẫn chưa ngủ, cô đang loay hoay với bó hoa hồng đó.
Cô nói, màu sắc đẹp thật đó, không ngờ lại là màu ombre.
“Không đẹp bằng em.”
Anh sát lại gần xoa xoa mặt cô: “Sao hôm nay phấn chấn quá vậy?”
Hướng Dụ lắc đầu: “Em buồn ngủ rồi, muốn đợi anh ngủ cùng.”
“Vậy ngủ thôi, ngày mai Lạc Dương quay về, anh đã dặn cậu ấy mua đặc sản ở bên đó, còn mời cả Đường Dư Trì và Lý Xỉ qua đây, không ngủ nướng được đâu.”
Hướng Dụ rúc vào trong lòng Cận Phù Bạch: “Anh có cảm thấy bụng em lại to hơn rồi không?”
Cận Phù Bạch áp tay lên trên, giọng nói dịu dàng, xen lẫn chút mệt mỏi: “Ừm, qua hai tháng nữa thôi là đến lúc gặp bố mẹ rồi, nhóc con.”
Đang nói chuyện thì đột nhiên thai đạp.
Hướng Dụ và Cận Phù Bạch mặt đối mặt trong bóng tối, họ nhìn ra được sự bất ngờ trong đôi mắt của đối phướng.
“Có phải bé con muốn gặp chúng ta không? Giống như chúng ta mong đợi bé con vậy?”
“Có lẽ là vậy.”
Vẫn còn hai tháng trước khi sinh, Chu Liệt đã phê duyệt cho Hướng Dụ nghỉ thai sản.
Hướng Dụ tỏ ý vô cùng kinh ngạc: “Ông chủ à, nghỉ thai sản hình như sớm quá rồi thì phải?”
Chu Liệt xua tay: “Cô nghỉ đi, đừng tới nữa, cả ngày tôi cứ nhìn cô ôm bụng đi đi lại lại trong công ty là lại sợ cô xảy ra chuyện gì đó, quay đầu cái công ty này của tôi cũng phá sản theo, cho cô nghỉ sớm cũng tốt, tránh phải lo lắng.”
Chu Liệt vốn là người phương Nam, sống ở thành phố Đế Đô nhiều năm không ngờ nói chuyện cũng đã nhiễm sang giọng Đế Đô rồi.
Hướng Dụ cường điệu nói, bây giờ Cận Phù Bạch đâu có được như trước kia, trong tay chỉ có mỗi Viện dưỡng lão. Sẽ không giống như trong tiểu thuyết, “trời lạnh rồi, cho anh ta phá sản đi thôi” đâu.
Chu Liệt đẩy người ra ngoài, biểu cảm rất lo lắng nói, thôi đừng, tôi sợ lắm.
Đợi Hướng Dụ về tới nhà, cố ý hù dọa Cận Phù Bạch: “Em thất nghiệp rồi.”
Vậy mà Cận Phù Bạch lại nói, ừm, rất tốt.
Về sau nghe nói là được cho nghỉ thai sản sớm, người đàn ông chau mày, hỏi cô: “Ông chủ đó của em sao anh ta vẫn chưa chịu kết hôn vậy?”
Vốn tưởng rằng thời gian không đi làm sẽ nhàn rỗi thong thả, ai ngờ ngày thứ hai đến cả ngủ nướng cũng không được ngủ.
Mới sáng ngày ra, không biết Lạc Dương và Cận Phù Bạch đang bàn bạc chuyện gì ở trong sân, loáng thoáng còn có thể nghe thấy được cả giọng của Đường Dư Trì?
Hướng Dụ rời giường, buộc bừa tóc lên, thay quần áo rồi ra ngoài, nhìn thấy ba người đàn ông đang đứng ở giữa sân nói chuyện.
Phía Tây của sân vốn dĩ là một đống đủ loại thực vật được trồng trong chậu hoa, lúc này đều đã được chuyển hết sang phía Đông.
Cũng không biết bên cạnh bộ bàn ghế được đặt giá để hoa từ bao giờ, các loại thực vật đều được đặt trên giá để hoa.
Cận Phù Bạch là người cảm nhận được trước tiên, xoay người đi tới bên cạnh Hướng Dụ, giúp cô sửa sang lại tóc tai: “Dậy rồi à?”
Trong sân chất đầy gỗ và một hộp đựng dụng cụ rất to, Hướng Dụ khó hiểu hỏi, mọi người đang chuẩn bị làm cái gì vậy?
Đường Dư Trì cầm một chiếc bánh nướng nhân thịt, ăn ngon lành: “Anh Cận muốn làm xích đu ở trong sân cho cậu và em bé.”
“Vậy nên cậu cũng tới giúp đỡ hả?”
“Tất nhiên là không rồi.”
Đường Dư Trì cắn một miếng bánh to, nói không rõ ràng: “Mình nhớ ra bên này có một cửa hàng bán bánh nướng tự làm rất ngon nên lái xe tới đây mua, nếu mà biết nhà cậu hôm nay có công việc vất vả thế này, thì ngày mai mình mới tới.”
Hướng Dụ muốn bóp chết Đường Dư Trì.
Cô nói: “Thôi đừng làm xích đu nữa, mình thấy cái dây thừng này khá chắc đấy, dùng nó treo cổ cậu vừa chuẩn luôn, cậu chọn xà nhà đi.”
Cận Phù Bạch chêm vào một câu: “Đừng treo trong nhà, ra ngoài đi.”
Đường Dư Trì tức xì khói đầu, cầm túi đựng quà sáng trên bàn lên, vung vẩy đến mức túi nilon phát ra những tiếng loạt soạt.
Anh ấy bức xúc nói: “Vợ chồng hai người đúng là không có lương tâm, mình mua nhiều đồ ăn sáng mang tới cho hai người như này mà hai người lại muốn treo cổ mình ở đây, lại còn chê mình treo trong nhà sẽ xui xẻo, muốn treo mình ở bên ngoài? Mình là cây xúc xích phơi khô của nhà cậu đấy à?”
“Anh Đường, em đâu có nói muốn treo cổ anh.”
Lạc Dương vừa giải thích vừa nhón một chiếc bánh nướng nhân thịt từ trong túi, cắn một miếng mất một phần ba: “Nếu như anh Cận với chị dâu trói anh lên trên dây, trước lúc anh tắt thở em sẽ gỡ ra cho anh, anh xem được không?”
“Lạc Dương.”
Đường Dư Trì bực bội hét lên với anh ấy: “Em nôn ra ngay cho anh, nếu không anh có biến thành xúc xích cũng không tha cho em đâu.”
Xích đu đương nhiên là dễ làm, chủ yếu là do Cận Phù Bạch có yêu cầu quá cao.
Vốn dĩ Lạc Dương đề xuất dùng bánh xe làm ghế ngồi, nhưng Cận Phù Bạch chê xấu, quyết định làm một chiếc ghế bằng gỗ.
Thế là lượng “công trình” phút chốc tăng lên gấp đôi.
Có điều khi hoàn thành, xích đu quả thực rất đẹp.
So với công trình kiến trúc do Chính phủ xây dựng ở công viên bên cạnh cũng không hề kém cạnh chút nào.
Hướng Dụ ngồi lên trên, không cần người đẩy, tự mình cũng có thể mượn lực đu lên rất cao.
Lạc Dương liếc nhìn Cận Phù Bạch.
Đầu ngón tay của anh Cận có một vết máu phồng rộp, là do trong lúc vội vàng đã bị búa đập trúng.
Mà vết thương do gai gỗ đâm phải còn càng nhiều hơn.
Lạc Dương hỏi: “Anh Cận à, anh thật sự là làm cho em bé chơi hả? Sao em cảm thấy cái xích đu này là anh làm cho chị dâu vậy?”
Cận Phù Bạch liếc anh ấy, không thừa nhận cũng không chối bỏ.
…
Cũng có những chuyện không vui vẻ.
Trong một đêm hè bình thường như bao ngày, bà nội của Lý Xỉ lặng lẽ ra đi, thậm chí trước một ngày bọn họ còn vừa cùng nhau ăn bữa cơm.
Thật ra trước khi qua đời, bà nội của Lý Xỉ đã quên hết tất thảy mọi thứ, nhiều dụng cụ thông thường trong cuộc sống hằng ngày cũng đã không còn nhớ rõ công dụng của chúng.
Mỗi lần Lý Xỉ đến Viện dưỡng lão thăm bà đều phải mang theo bức ảnh chụp chung của hai người, giải thích rất lâu, rằng mình là cháu trai của bà.
Cụ già bán tin bán nghi: “Thật ư? Cháu là cháu trai của bà thật ư?”
Có đôi lúc Lý Xỉ nói đùa, ngày nào em cũng chạy tới đây đòi làm cháu trai của bà, bà có vẻ không thích em rồi.
Người già mắc phải căn bệnh Alzheimer giống hệt như một đứa trẻ nhỏ ngây thơ trong sáng.
Bà nội Lý thấy Cận Phù Bạch đẹp trai tuấn tú, luôn cảm thấy Cận Phù Bạch mới là người thân của bà, Lý Xỉ nói gì bà cũng không nghe, vậy mà Cận Phù Bạch vừa nói một câu thôi là bà đã vui mừng phấn khích nghe lời làm theo.
Có một lần Lý Xỉ nói với bà, bà à, bà có thể đừng mặc chiếc quần lót đỏ theo năm tuổi của bà nữa được không? Một nhóm người hát hợp xướng mà chỉ có mình bà là quần trắng lộ ra viền đỏ, mất mặt không cơ chứ?
Bà nội Lý suýt chút nữa dùng cây gậy đuổi đánh anh ấy ra ngoài, mắng anh ấy tới nỗi răng giả văng ra tận nửa mét.
Nhưng Cận Phù Bạch nói ăn một chút cần tây, khoai lang, ngô,… sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Thế là bà liền dùng thìa xúc hết những thức ăn có chất xơ đã gạt hết ra ngoài lại vào trong đĩa, sau đó cho vào miệng, chầm chậm nhai nuốt một cách hết sức nghiêm túc.
Lý Xỉ tức đến mức bật cười: “Để anh ấy làm cháu trai của bà luôn cho rồi.”
Nói xong, cảm giác được ánh mắt hờ hững của anh Cận quét qua, lập tức đổi giọng: “Cháu là cháu trai, cháu mãi mãi là cháu trai của bà.”
Vậy nên có nhiều lúc Lý Xỉ nói chuyện với vợ chồng Cận Phù Bạch, nói rằng con người thật sự rất kỳ diệu, căn bản chẳng thể suy nghĩ thấu đáo được.
Rõ ràng bà đã quên hết tất cả mọi chuyện rồi, vậy mà vẫn nhớ bà không hề thích mình.
Hướng Dụ bật cười nói, em mà còn ở trước mặt tất cả người già nói bà giấu tiền trong tất thì bà còn càng không thích em hơn đấy.
Hai bà cháu mỗi lần gặp nhau là lại tương ái tương sát, ngoại trừ bữa tối lần cuối cùng là còn coi như hòa hợp.
Trong vô vàn bí ẩn không thể giải thích, lưu giữ lại chút hồi ức đủ để làm dịu đi năm tháng.
Vào mùa hè, phổ biến nhất ở thành phố Đế Đô chính là ăn tôm đất, hôm đó Lý Xỉ đã mua rất nhiều tôm mang đến nhà Cận Phù Bạch, nói là mới học được từ đầu bếp khách sạn, muốn làm cho mọi người ăn.
Có món gì ngon thì đương nhiên phải đón bà nội qua ăn cùng rồi.
Dạ dày của người già không tốt, không thể ăn những thứ quá cay, Lý Xỉ đặc biệt làm hẳn hai loại hương vị.
Một đĩa cay, một đĩa với gia vị thập tam hương.
Hướng Dụ vào bếp muốn phụ giúp, nhìn thấy dáng vẻ đảo tôm của Lý Xỉ, cười nói: “Sếp Lý nấu ăn giỏi quá.”
Địch Địch ở bên cạnh học theo dáng vẻ của người lớn, chắp tay sau lưng đánh giá: “Bố nấu ăn giỏi quá đi.”
Lý Xỉ được khen, đôi tay đeo nhẫn kim cương đen thò vào trong nồi lấy ra một con tôm đất, xả vào nước lạnh, bóc vỏ đưa cho Địch Địch: “Giỏi thật hay giỏi giả đấy?”
Địch Địch cũng không nhai kỹ, nhai vội nhai vàng liền nuốt đuôi tôm xuống, giơ ngón tay cái lên: “Ngon lắm bố ơi.”
Lý Xỉ bật cười, nếp nhăn nơi đáy mắt giãn ra.
Nào có còn chút dáng vẻ của một thời phong lưu, rõ ràng là một nô bộc của cô con gái nhỏ mà.
Hướng Dụ sờ vào bụng mình, kỳ vọng thầm nghĩ, Cận Phù Bạch sau này nhất định sẽ là một người bố vô cùng dịu dàng.
Cô cười hỏi: “Đĩa nào làm xong rồi, chị bưng ra trước?”
“Là đĩa ở đằng kia…”
Lý Xỉ chưa nói xong, nhận ra là Hướng Dụ, vội vã khoát tay: “Đừng đừng đừng, không cần chị làm đâu, anh Cận mà nhìn thấy em để chị bưng tôm đất lên thì em chết chắc.”
Bữa tối hôm ấy rất ấm cúng, cơn gió ấm thổi bay đi mùi hương gia vị của món tôm đất, cũng thổi bay đi tiếng cười.
Bà nội Lý cũng không còn chê bai Lý Xỉ nữa, ăn tôm đất do Lý Xỉ bóc cho bà một cách thích thú vô cùng.
Đôi khi Lý Xỉ mải ăn quên không bóc cho bà là bà sẽ dùng cây gậy chọc xuống đất, ho khan mấy tiếng, tỏ ý nhắc nhở.
Sau khi đưa bà nội về Viện dưỡng lão, Lý Xỉ nói một câu theo thói quen: “Bà à, ngày mai cháu tới thăm bà nhé.”
Trước kia khi anh nói như vậy, bà nội Lý đều không đồng ý.
Nhưng tối hôm ấy, bà chống gậy quay đầu lại, dưới ánh trăng sáng đôi mắt bà nheo nheo cười vui vẻ, nói, ngày mai gặp lại.
Lý Xỉ sững người, cảm thấy mình bóc tôm lập được công lớn rồi, cũng cười theo bà: “Bà nội, bà mau đi vào ngủ đi ạ.”
Nhưng rốt cuộc thì “ngày mai gặp lại” của bà nội Lý cũng vẫn thất hẹn rồi.
Bà nội Lý rời đi ngay trong giấc mộng của buổi tối hôm ấy.
Viện dưỡng lão thông báo cho Lý Xỉ, Lý Xỉ là người chạy đến đầu tiên, gương mặt của bà hiền hòa, yên tĩnh nằm ở trên giường.
Lý Xỉ không dám gọi điện thoại cho Cận Phù Bạch, dẫu sao Hướng Dụ cũng sắp sinh rồi, trong nhà có tang sự, không biết liệu phụ nữ mang thai có cảm thấy xui xẻo không.
Nhưng khi anh ấy đang kéo căng tinh thần giải quyết mọi chuyện được một nửa thì Cận Phù Bạch và Hướng Dụ đều đến nơi, Lạc Dưỡng cũng tới.
Hướng Dụ đẩy tay Lý Xỉ, thanh âm rất khẽ: “Để chị thay quần áo giúp bà nội cho, em là đàn ông, không tiện đâu.”
Bọn họ nói, đến để tiễn đưa bà nội.
Cuối cùng Lý Xỉ cũng không kiểm soát được cảm xúc, ôm chầm lấy Cận Phù Bạch gào khóc thật to.
Sau đó nghẹn ngào nói rằng, chị dâu, chị giúp em đeo răng giả cho bà nội đi, nếu không bà lên tới trên đó lại không ăn được gì cả.
Ba ngày sau, bà nội Lý được hỏa táng, tro cốt được cho vào trong hũ, chôn cất ở nghĩa trang.
Mấy hôm ấy tâm trạng của mọi người đều không tính là tốt, Hướng Dụ an ủi Lý Xỉ nói, có lẽ là ở đây mấy ông mấy bà cảm thấy cô đơn, nên lên trên đó tụ tập đánh mạt chược với nhau rồi.
Lý Xỉ thở dài nói, chính là như thế em mới không yên tâm đấy, trước kia bà nội em có một biệt danh, gọi là “cụ già phân phát tài sản”, đánh mạt chược một tháng mà có thể thua tận 28 ngày, lên trên đó nếu như gặp được bà ngoại của anh Cận thì chẳng phải sẽ thua triệt để luôn sao?
Anh ấy còn nói, nói không chừng còn phải lôi cả chiếc quần lót đỏ của bà ra ấy chứ.
Sự đau thương của người trưởng thành chính là được vùi sâu dưới tận đáy lòng như vậy.
Dù cho là nói đùa, thì trong mắt Lý Xỉ cũng vẫn có tia xót thương.
Có lẽ vì sự ra đi của người già đã mang đến một bầu không khí u uất, mấy ngày liền Hướng Dụ đều nằm mơ thấy người già đã mất từ rất lâu trước kia trong nhà mình.
Hướng Dụ nói với Cận Phù Bạch, hồi nhỏ cô từng sống chung với ông nội và bà nội.
Ông bà nội từng nuôi một con mèo, hai cụ già có cùng chung một sở thích, thích tụng kinh, cũng thích viết thư pháp.
Trong nhà lúc nào cũng có mùi mực nước, cũng có cả mùi trầm hương thờ cúng Phật.
Cận Phù Bạch hiểu rõ, Hướng Dụ nhớ ông bà rồi.
Thế là anh nói, anh đi cùng em đến thăm họ nhé.
Hướng Dụ có chút do dự, bởi vì gia đình cô có một quy tắc rất truyền thống, đó chính là hậu bối đến nghĩa trang cần phải quỳ lạy người lớn tuổi.
Thấy cô không nói gì, Cận Phù Bạch hỏi: “Sao vậy? Lẽ nào anh không thể ra mặt sao?”
“…Không phải, nhà em đi thăm người lớn tuổi là phải quỳ đấy.”
“Thì quỳ thôi.”
Cận Phù Bạch sờ bụng cô: “Để cho ông bà nhận mặt, chứ không sau này ở trên kia bị bà ngoại anh chơi bài thắng tiền, hai ông bà tức giận lại lôi anh đi trước.”
Hướng Dụ bật cười đánh anh: “Cận Phù Bạch, anh đứng đắn một chút đi!”
“Anh không đứng đắn sao?”
Bàn tay vốn phủ ở trên bụng giờ đây men dần lên trên: “Như này mới gọi là, không đứng đắn!”
Ngày đi thăm ông bà nội của Hướng Dụ, Cận Phù Bạch vẫn mặc một chiếc áo cộc tay, bên ngoài khoác áo sơ mi, tay nắm tay với Hướng Dụ.
Đi đến trước bia mộ, anh cởi áo sơ mi, gấp thành nhiều lớp, kê xuống dưới đất cho Hướng Dụ quỳ.
Còn anh thì quỳ trên phiến đá, ngay sát bên cạnh Hướng Dụ.
“Ông nội, bà nội, cháu tới thăm ông bà ạ.”
Hướng Dụ nhớ lại những tháng ngày ở bên cạnh ông bà, chóp mũi chua xót: “Cháu trở thành mẹ rồi, em bé rất ngoan, có lúc buổi tối kể chuyện cho thằng bé/con bé nghe, sẽ có động tĩnh của thai nhi nữa…”
Hướng Dụ giống như tất cả các bà mẹ khác, nói đến con cái là thao thao bất tuyệt.
Cận Phù Bạch quỳ ở bên cạnh đã tê hết cả chân mà vợ của anh lại chẳng nhắc đến anh dù chỉ nửa chữ.
Anh dùng cùi chỏ đụng vào Hướng Dụ: “Nhắc đến anh đi?”
Mọi tâm tư của Hướng Dụ vẫn đang ở trên con cái, đột nhiên bị nhắc nhở, ngẩn người một lúc mới cười nói: “Anh vội gì chứ?”
Tự cô cũng đã cảm thấy mệt mà chuyển sang ngồi bệt xuống dưới, kết quả quay đầu nhìn thấy Cận Phù Bạch vẫn đang quỳ rất nghiêm túc.
“Sao anh vẫn quỳ thế? Không mệt hả?”
Cằm của Cận Phù Bạch chỉ chỉ vào bia mộ: “Không phải ông bà nội đang nhìn hay sao, anh sợ ông bà không vừa ý.”
…
Ngày sinh dự kiến của Hướng Dụ là vào tháng 11.
Vài ngày trước khi sinh, nhiệt độ hạ thấp, trời có mưa nhẹ.
Cô choàng mền lông ngồi bên cửa sổ trong phòng ngủ, ngắm nhìn giọt nước xuôi theo mái hiên chảy xuống dưới.
Cánh cổng vang lên một tiếng, cô ngước mắt nhìn qua, quả nhiên nhìn thấy Cận Phù Bạch cầm một chiếc ô màu đen, từ bên ngoài đi vào.
Cái tên này cứ luôn không đứng đắn như vậy, không hề đi vào trong nhà.
Anh đi tới dưới mái hiên thu ô lại, dựng ô bên cạnh tường, sau đó thò tay vào bên trong, nâng cằm Hướng Dụ lên: “Quý bà này, hôn nhau không?”
Trên tay Cận Phù Bạch nhiễm một chút hơi lạnh trong không khí, tay đỡ lấy gáy cô, hôn cô thật sâu.
Hướng Dụ bị lạnh co rụt vai lại, nhưng vẫn ngước đầu đón nhận.
Sau khi hôn xong, ngữ khí của anh mờ ám ở bên tai cô hỏi: “Sau sinh bao lâu thì có thể làm nhỉ? 42 ngày?”
Hướng Dụ vẫn luôn tò mò với những chuyện chưa từng làm thử, nhớ mãi không quên cái chuyện “dùng miệng” ấy, cố ý dẫn dụ anh: “Nghe nói dùng miệng…”
Lời phía sau bị Cận Phù Bạch giơ tay chặn lại: “Sao em cứ luôn nhớ đến cái này vậy? Cái này không được.”
“Vậy có lẽ anh phải đợi rồi, ngộ nhỡ tới 102 ngày em vẫn chưa hồi phục thì sao?”
Cận Phù Bạch cười nói: “Cho dù 302 ngày em vẫn chưa hồi phục, anh cũng sẽ đợi mà.”
Thấy anh không cắn câu, Hướng Dụ dứt khoát chuyển chủ đề: “Không phải anh nói hôm nay bên Viện dưỡng lão có việc cần bàn bạc sao, sao lại quay về rồi?”
“Bên đó nấu súp gà cho các cụ, anh nếm thử một chút, mùi vị không tồi, không phải em thích ăn súp sao, anh mang về cho em một suất rồi đây.”
Ngoài cửa sổ tiếng mưa rơi tí tách, Cận Phù Bạch hâm nóng lại súp gà, ngồi ở bàn ăn ăn cùng Hướng Dụ.
Có lẽ vì thể chất lạnh nên Hướng Dụ rất thích những món ăn ấm nóng.
Súp là món cô thích nhất, hồi mới quen nhau cũng vậy, đi đến đâu cũng không quên hỏi nhân viên phục vụ xem có món súp nào ngon miệng không.
Cận Phù Bạch nhìn dáng vẻ thích thú nhâm nhi món súp của cô, nghĩ về quá khứ khi mới quen nhau lần đầu.
Khi ấy Hướng Dụ 21 tuổi, bọn họ bị mắc kẹt lại trong trận mưa bão ở Trường Sa.
Người con gái này luôn có một tâm hồn rộng lượng lẫn trong sự đau khổ, trong cơn mưa bão hỏi anh, thời tiết như thế này mà lái xe ra ngoài liệu có bị kẹt xe không.
Anh khi đó tràn trề hứng thú với cô, cũng thuận theo cô nói, muốn đi đâu? Tôi đưa cô đi?
Hướng Dụ không quá rụt rè, cô đưa anh đến một quán ăn.
Trong suốt bữa ăn cô hết lời khen ngợi món hoa dâm bụt nhúng canh xương, thần thái đánh giá về món ăn khi đó của cô y hệt như hiện tại.
Khi ấy Cận Phù Bạch vẫn tưởng rằng bản thân chỉ nhất thời có hứng thú với cô mà thôi.
Thế mà thời gian chớp nhoáng một cái, anh đã yêu cô được chín năm rồi.
Cận Phù Bạch vô thức rướn khóe môi, khi cô nheo khóe mắt nuốt miếng súp xuống, anh lên tiếng hỏi: “Tên của con em có suy nghĩ gì không?”
Người được hỏi lắc lắc đầu, nói không có.
Cô vô cùng thành thật nói rằng, hồi còn đi học thành tích của bản thân rất bình thường, mấy câu thơ nhớ được đều là có liên quan đến tình yêu tình báo, chẳng có cái gì nghiêm túc cả, nền tảng văn hóa chưa đủ sâu để có thể đặt tên được cho con.
Hướng Dụ hỏi anh: “Anh bảo nếu như em đặt tên cho con, gọi là Cận Lạc Lạc, Cận Hoan Hoan, Cận Mỹ Mỹ, Cận Soái Soái, thì có phải là rất vô tâm không?”
“…Vẫn nên để anh thì hơn.”
…
Ngày 29 tháng 11, Hướng Dụ sinh hạ được một bé trai.
Đặt tên là Cận Gia Chú.
“Chú, mưa rơi, rơi đúng lúc.
Mưa đúng lúc có thể tưới mát vạn vật.”
Cận Phù Bạch dùng cái tên này để tưởng nhớ về cuộc gặp gỡ với vợ vào đêm mưa của năm 2012.
Tất thảy tình yêu của anh, đều được sinh sôi nảy nở vào chính đêm hôm ấy.