Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 56
Nơi phát nguyên của người Tần là bờ đông sông Tần Xuyên thuộc thượng du Vị Thủy.
Từ hành tổ Phi Liêm, người Tần đã coi trọng võ công, sống theo hình thức các thị tộc du mục, tồn tại trên mảnh đất gian khổ ấy, chiến đấu lâu ngày với Tây Nhung và Khuyển Nhung, lịch sử của họ mỗi chữ đều viết bằng máu và nước mắt.
Hình thái sống theo kiểu các bộ lạc tuy khiến cho mối quan hệ của họ và mảnh đất họ ở lỏng lẻo, khó định cư, nhưng cũng vì thế mà khiến cho tổ tiên người Tần không bị hạn chết về đất đai, không ngừng di chuyển về phía Tây và sống tạp cư với các dị tộc.
Thời Châu Hiếu Vương, một người họ Doanh vì có công nuôi ngựa cho nhà Châu, được phong tại nơi ấy, xây dựng nên một nước phụ thuộc, thật ra là gánh vác sứ mệnh gian khổ trấn giữ biên cương cho nhà Châu, phong vệ bọn Man Nhung đến quấy rối.
Hơn bốn trăm năm của nhà Tây Châu cũng là những năm tháng khó khăn và gian khổ nhất của người Tần, họ đã dùng mồ hôi và máu, cùng với biết bao sinh mệnh của vô số tộc người để bảo vệ cho biên giới phía Tây của nhà Châu, đồng thời cũng không ngừng mở rộng về phía Tây. Tinh thần anh dũng, sẵn sàng đối mặt với thử thách ấy đã tạo một cơ sở vững chắc cho nước Tần. Cơ hội ngàn năm một thuở cuối cùng đã rơi vào tay người Tần.
Nhà Châu vì U Vương vô đạo, Khuyển Nhung tấn công vào Cảo Kinh, U Vương bị giết, quyền uy của nhà Châu từ đó không còn.
Bình Vương dời về phía Ðông, Tần Tương Công vì hộ giá có công, được Bình Vương phong thành chư hầu, nước Tần cuối cùng đã hợp pháp trở thành một nước chư hầu.
Khi thời Chiến Quốc bắt đầu, trong Thất hùng thì nước yếu nhất là Tần. Cho đến Tần Mục Công lên ngôi, trọng dụng bọn chính khách nước khác là Bách Lý Hề, Thái Thúc, Công Tôn Chi, mới đặt cơ sở cho một nước Tần lớn mạnh.
Từ khi Tần Hiếu Công và Công Tôn ương cải cách thì nước Tần đã trở nên nước giàu binh mạnh, đã thật sự lật đổ kết cấu thị tộc bộ lạc truyền thống, đổi mới binh chế, lấy quân công luận tước, khiến cho quyền lực của vương thất lên đến cực hạng. Lại chuyển kinh thành đến Hàm Dương, xây dựng cung điện hùng vĩ, thống nhất chế độ đo lường cả nước, chia quốc thổ trong nước thành ba mươi mốt huyện, bỏ hẳn chết độ phân phong trước kia, người dân có thể có ruộng riêng, do nhà nước trực tiếp thu thuế. Từ đó nước Tần đã một bước trở thành bá chủ thiên hạ, các nước phương đông đều rất khiếp sợ.
Khi Hạng Thiếu Long từ Hàm Ðan đến Hàm Dương, nước Tần đang thừa hưởng thành quả cải cách của Công Tôn ương.
Hàm Dương nằm ở phía nam núi Cửu Tắc, phía bắc sông Vị Thủy, nên cũng gọi là Vị thành.
Hạng Thiếu Long dẫn theo vợ yêu Ô Ðình Phương, cùng bọ Ðằng Dực, Ô Trác và hơn ngàn gia tướng vào Tần, các tướng giữ ở biên cương rất hoan nghênh, một mặt sai người phi báo về Hàm Dương, mặt khác lại điều đến năm chiến thuyền lớn đưa họ về bờ nam sông Vị Thủy, Ô ứng Nguyên đã sớm dắt gia tướng và Triệu Thiên, thủ hạ của Lã Bất Vi và Đồ Tiên cũng vượt sông qua đón, vô cùng long trọng.
Cha con Ô Ðình Phương gặp nhau, rất vui mừng, lại nghe chuyện Ô Thị Lô đã tráng liệt tự sát, trong lòng vô cùng cảm khái, kéo Triệu Thiên nói mãi không thôi.
Tiêu Nguyệt Ðàm và một thanh niên nho sinh có vẻ như quân sư, đi cùng Đồ Tiên đến đón Hạng Thiếu Long.
Gã Đồ Tiên ấy, người cao gầy, tuổi khoảng ba mươi, nhưng trông rất chắc chắn, da đen, tay chân mau lẹ, cử chỉ có khí thế uy mãnh, hai mắt có thần, thêm vào bộ mặt ngựa, xem ra chẳng có gì anh tuấn, nhưng có khí phách và mê lực của một người đàn ông.
Y sải bước tới trước, nắm tay áo Hạng Thiếu Long, cười lớn nói, „Ðồ Tiên may mắn cuối cùng đã gặp được nhân vật lỗi lạc, nếu chẳng phải Hạng Thiếu Long thì ai có thể làm được chuyện bất hủ thế này?"
Hạng Thiếu Long hơi lúng túng, không biết làm cách nào để đối phó với sự nhiệt tình này, vội vàng nói mấy lời khiêm tốn, trong lòng nghĩ đến giờ đây là thời kỳ tuần trăng mật của mối quan hệ giữa Ô gia và Lã Bất Vi, Đồ Tiên được sự căn dặn của Lã Bất Vi nên đến lung lạc bọn họ. Đồ Tiên lại nói chuyện cùng Ô Trác và Ðằng Dực, dáng vẻ rất thân thiết nhiệt tình Kinh Tuấn không biết lúc này từ đâu chui ra, lâu ngày gặp mặt nên ai nấy đều hớn hở.
Tiêu Nguyệt Ðàm kéo Hạng Thiếu Long đến giới thiệu với thanh niên ấy, „Ðây chính là danh sĩ Lý Tư tiên sinh, đến từ nước Sở, hiện giờ là xá nhân của đại lão gia."
Xá nhân chính là thực khách.
Hạng Thiếu Long thầm nghĩ không biết tại sao cái tên Lý Tư lại quen như thế, chợt nhớ lại, biến sắc nói, „Té ra đây chính là người sẽ phò trợ minh chủ thống nhất thiên hạ, Lý Tư tiên sinh!“
Lý Tư giật nẩy người, cúi đầu nói, „Hạng tiên sinh, xin đừng chê cười, Lý Tư nào có cái chí lớn ấy, chỉ cầu mong có thể ở dưới trướng của Lã tướng quốc thì đã đủ rồi."
Tiêu Nguyệt Ðàm lộ vẻ ngạc nhiên, thầm nghĩ mình nói Lý Tư là danh sĩ nước Sở, chỉ là những lời khách khí mà thôi, sự thực Lý Tư là tên vô danh, chẳng qua nhờ vào ba tấc lưỡi khiến cho Lã Bất Vi có thiện cảm, hôm nay tự đòi đi đến đây, muốn dựa hơi Hạng Thiếu Long, tại sao Hạng Thiếu Long lại đối với y như nghe tên đã lâu! Bất đồ nói, „Thiếu Long dã nghe được chuyện của Lý Tư tiên sinh từ đâu?"
Hạng Thiếu Long thầm kêu khổ, chẳng lẽ lại nói với y rằng biết Lý Tư nhờ phim Tần Thủy Hoàng hay sao? Vội vàng lảng sang chuyện khác, „Lã gia đã làm tướng quốc rồi sao?"
Đồ Tiên đến bên Hạng Thiếu Long, nói với giọng đầy cảm kích, „Lã gia sai bỉ nhân đến đây là muốn nói lời tạ ơn với Ô lão gia tử, ứng Nguyên thiếu gia và Thiếu Long, nếu chẳng phải vương hậu Cơ và thái tử Chính có thể an toàn đến Hàm Dương, thì sự việc đã không như thế này. Vương hậu Cơ và thái tử Chính đều nói tốt cho Thiếu Long trước mặt đại vương và Lã gia, đại vương đã sắp xếp tiệc tẩy trần cho Thiếu Long tối nay để Thiếu Long có cơ hội nghỉ ngơi. Về sau mọi người đều thờ chung một chủ cả."
Hạng Thiếu Long thầm than, miệng thì ngươi nói dễ nghe như vậy, chẳng qua muốn lừa Hạng mỗ đi làm tay sai cho Lã Bất Vi mà thôi! Gã đã không ưa chính trị và đấu tranh quyền lực, lại còn không có hứng thú tham gia vào cuộc đấu tranh giữa tập đoàn chính trị ngoại tộc Lã Bất Vi với quý tộc bản địa, trong lòng đã có sẵn quyết định.
Chỉ thấy căn phủ mới gồm mười hai căn tam hợp viện ở Hàm Dương thì cũng biết người tần coi trọng Ô gia như thế nào, cũng có thể suy ra được sự sủng ái của Trang Tương vương đối với Chu Cơ và Doanh Chính do tiểu Bàn giả mạo và sự tin cậy đối với Lã Bất Vi.
Phủ mới của Ô gia tuy không có khí thế và quy mô như ở Hàm Ðan, nhưng nằm trong khu vực gần với cung Hàm Dương, nơi ở của các công khanh đại thần. Thúc ngựa được một tuần trà thì có thể đến cổng chính vào cung Hàm Dương.
Cung Hàm Dương phân ra thành ngoại và thành nội.
Thành nội bao gồm cung Hàm Dương ở phía Bắc sông Vị Thủy và cung Hưng Lạc ở phía Nam sông Vị Thủy, vắt ngang qua Vị Thủy, qua lại nhờ cây Vị Kiều dài hai trăm tám mươi bước, tạo thành một quần thể cung nga tráng lệ, quy mô còn lớn hơn cung điện ở Ðại Lương hay Hàm Ðan nhiều.
Thành ngoại rộng hơn thành nội mười lần, là nơi ở của bình dân, thương nghiệp rất phát triển, người đi lại đông đúc hàng hóa lại nhiều.
Khi đội quân của Hạng Thiếu Long qua khu thị tộc ở thànhđđông, tận mắt chứng kiến các loại hàng hóa gia súc được bán, như thịt, da, gân, sừng, móng... ngoài ra còn có than, củi, binh khí bằng sắt, các loại hàng dệt, rất hưng thịnh, hơn hẳn hai nước Triệu Nguy, có thể nói thế nước và kinh tế có liên hệ trực tiếp với nhau.
Theo Đồ Tiên giới thiệu, việc buôn bán ở Hàm Dương chia làm hai loại, tư doanh và quan doanh, nhà nước đặt ra cơ quan và các chức quan quản lý thị trường buôn bán để giám sát và thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp. Ví dụ đặt ra những công thất, công sư và các chức quan như tư đồ, tư mã, tư không, trị điền để quản lý diêm thiết,* thủ công nghiệp, đồng thời đặt ra quy cách sản lượng, hoặc phương hướng sản xuất, điều đó đã phản ánh thực lực kinh tế lớn mạnh của nước Tần.
Trên đường đến nhà mới của Ô gia, chỉ thấy dân tình chất phác, ít thấy những kẻ ăn mặc xa hoa như ở nước Triệu, nhưng dân số còn đông hơn Ðại Lương nhiều, Hàm Ðan thì cũng không thể so được...
Hạng Thiếu Long vừa nhìn đã nghĩ thầm, đây mới là quy mô của một nước lớn.
Rất nhiều người đi đường mang theo binh khí, trông rất uy võ, điều này thì hơn cả nước Ngụy.
Ðến quảng trường phía trước căn nhà chính của Ô gia, bọn Đồ Tiên mới cáo từ, trước khi đi Lý Tư còn âm thầm báo với Hạng Thiếu Long ngày mai muốn gặp gã, Hạng Thiếu Long vui vẻ nhận lời, Lý Tư mới ra về.
Toàn bộ người trên dưới Ô phủ đều ra cổng lớn để đón chào những anh hùng của Ô gia. Nhất là Hạng Thiếu Long, đã trở thành ngôi sao trong Ô phủ, rất được tôn sùng.
Ô ứng Nguyên chọn bốn phòng để tạm thời sắp xếp cho khách khứa, đại bộ phận tử đệ binh ngày mai sẽ ra mục trường phía bắc Hàm Dương, vì nước Tần rộng lớn nên quy mô mục trường cũng mở rộng.
Hạng Thiếu Long gặp người thân rồi cùng bọn Xuân Doanh, Ô Ðình Phương, Triệu Thiên về Ẩn Long Cư mới của mình.
Ðình Phương Thị vì không chịu nổi chuyến đi gian khổ nên đã ngã bệnh, Hạng Thiếu Long vội vàng chạy đến thăm hỏi.
Người ngọc ốm đi nhiều, sắc mặt trắng xanh, nguyên nhân bệnh cũng có một nửa vì nhớ Hạng Thiếu Long, thấy gã quay về thì vui mừng ôm gã mà khóc, đến chiều thì tinh thần đã khỏe lên nhiều, có thể bước xuống giường đi lại.
Sau khi gặp gỡ cùng bọn nữ nhân, Hạng Thiếu Long đến đại sảnh dùng cơm cùng Ô ứng Nguyên, trong bữa cơn còn có Ðào Phương, Ô Trác, Ðằng Dực và Kinh Tuấn.
Sau một tuần rượu, Ô ứng Nguyên nói, „ô gia chúng tôi có thể có cơ hội tái sinh toàn là nhờ các vị đồng tâm hiệp lực, không quản sống chết mà giúp đỡ."
Ðào Phương nói, „Lần này chúng ta có thể nói là an cư lạc nghiệp, sau khi vương hậu và thái tử đến Hàm Dương, Lã gia lập tức được phong hữu thừa tướng, nếu có thể lập được quân công thì sẽ lập tức được phong tước hầu, Ô gia chúng ta có một quả núi lớn để dựa vào, lão gia trên trời linh thiêng cũng cảm thấy vui mừng."
Nhắc đến Ô Thị Lô và những thê thiếp nô tỳ cũng chết với lão, ai nấy cũng đều buồn bã.
Ô ứng Nguyên nghiến răng nói, „Món nợ máu này, Lã tướng quốc nhất định sẽ đòi lại cho chúng ta, Đồ quản gia nói riêng với ta, tướng quốc đã có kế hoạch tấn công nước Triệu, hy vọng do Thiếu Long chấp hành."
Hạng Thiếu Long trong lòng rầu rĩ, nói thực ra, kẻ thù chủ yếu của gã là Triệu Mục, Triệu vương nói cho cùng cũng chỉ là tòng phạm, nếu gã đem quân tiến đánh nước Triệu, khiến cho sinh linh đồ thán, quả thật đó không phải là ý nguyện của gã.
Gã thật sự chán với những cuộc chiến tranh xâm lược.
Còn một vấn đề lớn hơn, chính là gã không thể làm nanh vuốt cho Lã Bất Vi, bởi vì Tần Thủy Hoàng trong lịch sử, lên ngôi được mười năm thì giết chết Lã Bất Vi, gã làm sao có thể đứng bên cạnh Lã Bất Vi được?
Nhưng xem ra người trong Ô gia đều sớm xem Lã Bất Vi là chủ mới của họ, có vẻ sống chết cùng nhau, cùng lui cùng tiến với y. Bản thân lại không thể nói cùng họ lịch sử sẽ phát triển như thế nào, cũng không có cách nào khiến họ phải tin mình, đó quả là một vấn đề đau đầu.
Gã thở dài nói, „Tần vương phong Lã gia thành thừa tướng, chẳng lẽ bọn quý tộc bản địa không dị nghị hay sao?"
Ô ứng Nguyên thấy gã không hề để ý đến việc mình sẽ được Lã Bất Vi trọng dụng, lấy làm lạ nói, „Không những là có dị nghị mà còn phản đối rất kịch liệt nữa, „ ngừng một lát rồi nói, „Từ sau khi Thương ưởng nước Vệ đến Tần, thái độ bài ngoại của người Tần rất mạnh, sau này vì muốn phá vỡ thế hợp tung do Tô Tần dựng nên để tránh sự liên công của sáu nước phía đông, mới miễn cưỡng dùng Trương Nghi, lấy liên hoành đối lại hợp tung. Sau đó còn dùng thêm Phạm Tuy, áp dụng sách lược ngoại giao ở xa tấn công ở gần, ứng phó với liên thủ của sáu nước, có thể nói đều là vì bất đắc dĩ mà thôi."
Rồi lại than, „Nhưng từ khi Bạch Khởi bị Chiêu Tương vương ban chết, giới quân sự nước Tần rất bất mãn, cuối cùng buộc Phạm Tuy phải bỏ chức quan, thái độ bài ngoại càng tăng. Chúng ta tuy có huyết thống của người Tần, nhưng vẫn bị xem là người ngoài, thuộc vào phe đảng của Lã gia, nên chúng ta phải toàn tâm toàn lực phò tá Lã gia, nếu ngài bị lật đổ, chúng ta cũng sẽ chẳng yên."
Câu cuối cùng dĩ nhiên là nhắc nhở Hạng Thiếu Long.
Bọn Ðằng Dực lặng yên không nói, bọn họ đều tôn Hạng Thiếu Long làm ngựa đầu đàn, chỉ coi trọng ý kiến của Hạng Thiếu Long mà thôi.
Ðào Phương chen vào, „Giờ đây sách lược của Lã gia là lập quân công trước, bởi vì người Tần trước nay trọng võ khinh thương, bản lãnh làm ăn kiếm tiền của Lã gia đương nhiên không nghi ngờ, nhưng về quân sự người Tần lại cho rằng ngài một khiếu cũng chẳng thông, cho nên nếu ngài có thể lập được quân công thì địa vị sẽ vững như Thái Sơn, Chúng ta hãy giúp đỡ cho ngài về mặt này."
Ðằng Dực trầm giọng nói, „Những kẻ chủ yếu phản đối Lã Bất Vi là ai?"
Ô ứng Nguyên nói, „Chủ yếu là bọn quý tộc bản địa do Dương Tuyền quân đứng đầu, bọn họ vì chuyện vương hậu Cơ đã từng là tiểu thiếp của Lã gia, cho nên hoài nghi thái tử Chính không phải là cốt nhục của đại vương, vì thế đưa con thứ của đại vương là Thành Kiều ra, đám người này là những nhân vật có thực lực ở nước Tần, Lã gia cũng rất e sợ bọn chúng, ngay cả đại vương cũng không dám nghịch lại bọn chúng, cho nên tuy Lã gia là hữu thừa tướng, nhưng tả thừa tướng vẫn chỉ là Dương Tuyền quân."
Ðào Phương thấy bọn họ chưa biết Dương Tuyền quân nên giải thích thêm, „Dương Tuyền quân là em của Chiêu Tương vương hậu, năm ấy đại vương có thể trở thành bị quân là cũng nhờ y tận tình thuyết phục chị mình, nên bà ta mới nói tốt trước mặt Chiêu Tương vương, từ đó cho rằng mình có công lớn, giờ đây lại nằm dưới Lã gia nên rất không phục."
Mọi người đều hiểu ra.
Chiêu Tương vương là cha của Trang Tương vương Dị Nhân lúc này, tức là tổ phụ của Doanh Chính, lúc ấy phụ thân của Dị Nhân là An Quốc quân, cũng mang thân phận bị quân, không hề coi trọng Dị Nhân, nếu không đã không đưa y đến nước Triệu làm con tin.
Lã Bất Vi từ khi được gặp được món“hàng quý" Dị Nhân này, bỏ ra nhiều tiền bạc, mua đứt Hoa Dương phu nhân, thiếp yêu của An Quốc quân và Dương Tuyền quân, nhờ họ du thuyết Hoa Dương phu nhân và hậu phi của Chiêu Tương vương, lại nhờ họ gây ảnh hưởng với An Quốc quân và Chiêu Tương vương, Dị Nhân lúc đó mới có cơ hội ngồi trên vương vị.
Hạng Thiếu Long biết lúc này không phải là lúc thuyết phục Ô ứng Nguyên phải cẩn thận với Lã Bất Vi, không nói chuyện ấy nữa mà lảng sang chuyện khác, sau một hồi phong hoa tuyết nguyệt, bữa tiệc cũng chấm dứt, ai nấy đều quay về nghỉ ngơi.
Rời đại sảnh, Ðằng Dực và Ô Trác hai người mượn cớ đưa gã về cùng đi với gã.
Ðằng Dực hạ giọng hỏi, „Thiếu Long hình như không có thiện cảm với Lã Bất Vi, đúng không?"
Hạng Thiếu Long gượng cười, „Con buôn chỉ trọng thực lợi mà thôi, hạng người ấy Ðằng huynh có muốn làm bạn không?
Ô Trác nhíu mày nói, „Nhưng như lời thiếu gia đã nói, vận mệnh của chúng ta và y là một, nếu y ngã ngựa, chúng ta cũng xong đời Hạng Thiếu Long muốn kể chuyện Triệu Bàn cho bọn họ nghe, nhưng dằn lại ý nghĩ không sáng suốt ấy, mỉm cười nói, „Chuyện này hãy tùy cơ ứng biến! Ðợi chiếc ghế của Lã Bất Vi đã vững, chúng ta mới tìm cách phân chia rõ giới tuyến với y, nếu không sẽ chết chùm với y. Đó là ý nghĩ của ta, đừng nói với người khác, cả Kinh Tuấn và Ðào Phương cũng không được tiết lộ.
Hai người đã nể phục Hạng Thiếu Long từ lâu, lại thấy gã tin tưởng mình như vậy nên vui vẻ gật đầu.
Từ biệt xong, Hạng Thiếu Long quay về Ẩn Long Cư.
Từ hành tổ Phi Liêm, người Tần đã coi trọng võ công, sống theo hình thức các thị tộc du mục, tồn tại trên mảnh đất gian khổ ấy, chiến đấu lâu ngày với Tây Nhung và Khuyển Nhung, lịch sử của họ mỗi chữ đều viết bằng máu và nước mắt.
Hình thái sống theo kiểu các bộ lạc tuy khiến cho mối quan hệ của họ và mảnh đất họ ở lỏng lẻo, khó định cư, nhưng cũng vì thế mà khiến cho tổ tiên người Tần không bị hạn chết về đất đai, không ngừng di chuyển về phía Tây và sống tạp cư với các dị tộc.
Thời Châu Hiếu Vương, một người họ Doanh vì có công nuôi ngựa cho nhà Châu, được phong tại nơi ấy, xây dựng nên một nước phụ thuộc, thật ra là gánh vác sứ mệnh gian khổ trấn giữ biên cương cho nhà Châu, phong vệ bọn Man Nhung đến quấy rối.
Hơn bốn trăm năm của nhà Tây Châu cũng là những năm tháng khó khăn và gian khổ nhất của người Tần, họ đã dùng mồ hôi và máu, cùng với biết bao sinh mệnh của vô số tộc người để bảo vệ cho biên giới phía Tây của nhà Châu, đồng thời cũng không ngừng mở rộng về phía Tây. Tinh thần anh dũng, sẵn sàng đối mặt với thử thách ấy đã tạo một cơ sở vững chắc cho nước Tần. Cơ hội ngàn năm một thuở cuối cùng đã rơi vào tay người Tần.
Nhà Châu vì U Vương vô đạo, Khuyển Nhung tấn công vào Cảo Kinh, U Vương bị giết, quyền uy của nhà Châu từ đó không còn.
Bình Vương dời về phía Ðông, Tần Tương Công vì hộ giá có công, được Bình Vương phong thành chư hầu, nước Tần cuối cùng đã hợp pháp trở thành một nước chư hầu.
Khi thời Chiến Quốc bắt đầu, trong Thất hùng thì nước yếu nhất là Tần. Cho đến Tần Mục Công lên ngôi, trọng dụng bọn chính khách nước khác là Bách Lý Hề, Thái Thúc, Công Tôn Chi, mới đặt cơ sở cho một nước Tần lớn mạnh.
Từ khi Tần Hiếu Công và Công Tôn ương cải cách thì nước Tần đã trở nên nước giàu binh mạnh, đã thật sự lật đổ kết cấu thị tộc bộ lạc truyền thống, đổi mới binh chế, lấy quân công luận tước, khiến cho quyền lực của vương thất lên đến cực hạng. Lại chuyển kinh thành đến Hàm Dương, xây dựng cung điện hùng vĩ, thống nhất chế độ đo lường cả nước, chia quốc thổ trong nước thành ba mươi mốt huyện, bỏ hẳn chết độ phân phong trước kia, người dân có thể có ruộng riêng, do nhà nước trực tiếp thu thuế. Từ đó nước Tần đã một bước trở thành bá chủ thiên hạ, các nước phương đông đều rất khiếp sợ.
Khi Hạng Thiếu Long từ Hàm Ðan đến Hàm Dương, nước Tần đang thừa hưởng thành quả cải cách của Công Tôn ương.
Hàm Dương nằm ở phía nam núi Cửu Tắc, phía bắc sông Vị Thủy, nên cũng gọi là Vị thành.
Hạng Thiếu Long dẫn theo vợ yêu Ô Ðình Phương, cùng bọ Ðằng Dực, Ô Trác và hơn ngàn gia tướng vào Tần, các tướng giữ ở biên cương rất hoan nghênh, một mặt sai người phi báo về Hàm Dương, mặt khác lại điều đến năm chiến thuyền lớn đưa họ về bờ nam sông Vị Thủy, Ô ứng Nguyên đã sớm dắt gia tướng và Triệu Thiên, thủ hạ của Lã Bất Vi và Đồ Tiên cũng vượt sông qua đón, vô cùng long trọng.
Cha con Ô Ðình Phương gặp nhau, rất vui mừng, lại nghe chuyện Ô Thị Lô đã tráng liệt tự sát, trong lòng vô cùng cảm khái, kéo Triệu Thiên nói mãi không thôi.
Tiêu Nguyệt Ðàm và một thanh niên nho sinh có vẻ như quân sư, đi cùng Đồ Tiên đến đón Hạng Thiếu Long.
Gã Đồ Tiên ấy, người cao gầy, tuổi khoảng ba mươi, nhưng trông rất chắc chắn, da đen, tay chân mau lẹ, cử chỉ có khí thế uy mãnh, hai mắt có thần, thêm vào bộ mặt ngựa, xem ra chẳng có gì anh tuấn, nhưng có khí phách và mê lực của một người đàn ông.
Y sải bước tới trước, nắm tay áo Hạng Thiếu Long, cười lớn nói, „Ðồ Tiên may mắn cuối cùng đã gặp được nhân vật lỗi lạc, nếu chẳng phải Hạng Thiếu Long thì ai có thể làm được chuyện bất hủ thế này?"
Hạng Thiếu Long hơi lúng túng, không biết làm cách nào để đối phó với sự nhiệt tình này, vội vàng nói mấy lời khiêm tốn, trong lòng nghĩ đến giờ đây là thời kỳ tuần trăng mật của mối quan hệ giữa Ô gia và Lã Bất Vi, Đồ Tiên được sự căn dặn của Lã Bất Vi nên đến lung lạc bọn họ. Đồ Tiên lại nói chuyện cùng Ô Trác và Ðằng Dực, dáng vẻ rất thân thiết nhiệt tình Kinh Tuấn không biết lúc này từ đâu chui ra, lâu ngày gặp mặt nên ai nấy đều hớn hở.
Tiêu Nguyệt Ðàm kéo Hạng Thiếu Long đến giới thiệu với thanh niên ấy, „Ðây chính là danh sĩ Lý Tư tiên sinh, đến từ nước Sở, hiện giờ là xá nhân của đại lão gia."
Xá nhân chính là thực khách.
Hạng Thiếu Long thầm nghĩ không biết tại sao cái tên Lý Tư lại quen như thế, chợt nhớ lại, biến sắc nói, „Té ra đây chính là người sẽ phò trợ minh chủ thống nhất thiên hạ, Lý Tư tiên sinh!“
Lý Tư giật nẩy người, cúi đầu nói, „Hạng tiên sinh, xin đừng chê cười, Lý Tư nào có cái chí lớn ấy, chỉ cầu mong có thể ở dưới trướng của Lã tướng quốc thì đã đủ rồi."
Tiêu Nguyệt Ðàm lộ vẻ ngạc nhiên, thầm nghĩ mình nói Lý Tư là danh sĩ nước Sở, chỉ là những lời khách khí mà thôi, sự thực Lý Tư là tên vô danh, chẳng qua nhờ vào ba tấc lưỡi khiến cho Lã Bất Vi có thiện cảm, hôm nay tự đòi đi đến đây, muốn dựa hơi Hạng Thiếu Long, tại sao Hạng Thiếu Long lại đối với y như nghe tên đã lâu! Bất đồ nói, „Thiếu Long dã nghe được chuyện của Lý Tư tiên sinh từ đâu?"
Hạng Thiếu Long thầm kêu khổ, chẳng lẽ lại nói với y rằng biết Lý Tư nhờ phim Tần Thủy Hoàng hay sao? Vội vàng lảng sang chuyện khác, „Lã gia đã làm tướng quốc rồi sao?"
Đồ Tiên đến bên Hạng Thiếu Long, nói với giọng đầy cảm kích, „Lã gia sai bỉ nhân đến đây là muốn nói lời tạ ơn với Ô lão gia tử, ứng Nguyên thiếu gia và Thiếu Long, nếu chẳng phải vương hậu Cơ và thái tử Chính có thể an toàn đến Hàm Dương, thì sự việc đã không như thế này. Vương hậu Cơ và thái tử Chính đều nói tốt cho Thiếu Long trước mặt đại vương và Lã gia, đại vương đã sắp xếp tiệc tẩy trần cho Thiếu Long tối nay để Thiếu Long có cơ hội nghỉ ngơi. Về sau mọi người đều thờ chung một chủ cả."
Hạng Thiếu Long thầm than, miệng thì ngươi nói dễ nghe như vậy, chẳng qua muốn lừa Hạng mỗ đi làm tay sai cho Lã Bất Vi mà thôi! Gã đã không ưa chính trị và đấu tranh quyền lực, lại còn không có hứng thú tham gia vào cuộc đấu tranh giữa tập đoàn chính trị ngoại tộc Lã Bất Vi với quý tộc bản địa, trong lòng đã có sẵn quyết định.
Chỉ thấy căn phủ mới gồm mười hai căn tam hợp viện ở Hàm Dương thì cũng biết người tần coi trọng Ô gia như thế nào, cũng có thể suy ra được sự sủng ái của Trang Tương vương đối với Chu Cơ và Doanh Chính do tiểu Bàn giả mạo và sự tin cậy đối với Lã Bất Vi.
Phủ mới của Ô gia tuy không có khí thế và quy mô như ở Hàm Ðan, nhưng nằm trong khu vực gần với cung Hàm Dương, nơi ở của các công khanh đại thần. Thúc ngựa được một tuần trà thì có thể đến cổng chính vào cung Hàm Dương.
Cung Hàm Dương phân ra thành ngoại và thành nội.
Thành nội bao gồm cung Hàm Dương ở phía Bắc sông Vị Thủy và cung Hưng Lạc ở phía Nam sông Vị Thủy, vắt ngang qua Vị Thủy, qua lại nhờ cây Vị Kiều dài hai trăm tám mươi bước, tạo thành một quần thể cung nga tráng lệ, quy mô còn lớn hơn cung điện ở Ðại Lương hay Hàm Ðan nhiều.
Thành ngoại rộng hơn thành nội mười lần, là nơi ở của bình dân, thương nghiệp rất phát triển, người đi lại đông đúc hàng hóa lại nhiều.
Khi đội quân của Hạng Thiếu Long qua khu thị tộc ở thànhđđông, tận mắt chứng kiến các loại hàng hóa gia súc được bán, như thịt, da, gân, sừng, móng... ngoài ra còn có than, củi, binh khí bằng sắt, các loại hàng dệt, rất hưng thịnh, hơn hẳn hai nước Triệu Nguy, có thể nói thế nước và kinh tế có liên hệ trực tiếp với nhau.
Theo Đồ Tiên giới thiệu, việc buôn bán ở Hàm Dương chia làm hai loại, tư doanh và quan doanh, nhà nước đặt ra cơ quan và các chức quan quản lý thị trường buôn bán để giám sát và thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp. Ví dụ đặt ra những công thất, công sư và các chức quan như tư đồ, tư mã, tư không, trị điền để quản lý diêm thiết,* thủ công nghiệp, đồng thời đặt ra quy cách sản lượng, hoặc phương hướng sản xuất, điều đó đã phản ánh thực lực kinh tế lớn mạnh của nước Tần.
Trên đường đến nhà mới của Ô gia, chỉ thấy dân tình chất phác, ít thấy những kẻ ăn mặc xa hoa như ở nước Triệu, nhưng dân số còn đông hơn Ðại Lương nhiều, Hàm Ðan thì cũng không thể so được...
Hạng Thiếu Long vừa nhìn đã nghĩ thầm, đây mới là quy mô của một nước lớn.
Rất nhiều người đi đường mang theo binh khí, trông rất uy võ, điều này thì hơn cả nước Ngụy.
Ðến quảng trường phía trước căn nhà chính của Ô gia, bọn Đồ Tiên mới cáo từ, trước khi đi Lý Tư còn âm thầm báo với Hạng Thiếu Long ngày mai muốn gặp gã, Hạng Thiếu Long vui vẻ nhận lời, Lý Tư mới ra về.
Toàn bộ người trên dưới Ô phủ đều ra cổng lớn để đón chào những anh hùng của Ô gia. Nhất là Hạng Thiếu Long, đã trở thành ngôi sao trong Ô phủ, rất được tôn sùng.
Ô ứng Nguyên chọn bốn phòng để tạm thời sắp xếp cho khách khứa, đại bộ phận tử đệ binh ngày mai sẽ ra mục trường phía bắc Hàm Dương, vì nước Tần rộng lớn nên quy mô mục trường cũng mở rộng.
Hạng Thiếu Long gặp người thân rồi cùng bọn Xuân Doanh, Ô Ðình Phương, Triệu Thiên về Ẩn Long Cư mới của mình.
Ðình Phương Thị vì không chịu nổi chuyến đi gian khổ nên đã ngã bệnh, Hạng Thiếu Long vội vàng chạy đến thăm hỏi.
Người ngọc ốm đi nhiều, sắc mặt trắng xanh, nguyên nhân bệnh cũng có một nửa vì nhớ Hạng Thiếu Long, thấy gã quay về thì vui mừng ôm gã mà khóc, đến chiều thì tinh thần đã khỏe lên nhiều, có thể bước xuống giường đi lại.
Sau khi gặp gỡ cùng bọn nữ nhân, Hạng Thiếu Long đến đại sảnh dùng cơm cùng Ô ứng Nguyên, trong bữa cơn còn có Ðào Phương, Ô Trác, Ðằng Dực và Kinh Tuấn.
Sau một tuần rượu, Ô ứng Nguyên nói, „ô gia chúng tôi có thể có cơ hội tái sinh toàn là nhờ các vị đồng tâm hiệp lực, không quản sống chết mà giúp đỡ."
Ðào Phương nói, „Lần này chúng ta có thể nói là an cư lạc nghiệp, sau khi vương hậu và thái tử đến Hàm Dương, Lã gia lập tức được phong hữu thừa tướng, nếu có thể lập được quân công thì sẽ lập tức được phong tước hầu, Ô gia chúng ta có một quả núi lớn để dựa vào, lão gia trên trời linh thiêng cũng cảm thấy vui mừng."
Nhắc đến Ô Thị Lô và những thê thiếp nô tỳ cũng chết với lão, ai nấy cũng đều buồn bã.
Ô ứng Nguyên nghiến răng nói, „Món nợ máu này, Lã tướng quốc nhất định sẽ đòi lại cho chúng ta, Đồ quản gia nói riêng với ta, tướng quốc đã có kế hoạch tấn công nước Triệu, hy vọng do Thiếu Long chấp hành."
Hạng Thiếu Long trong lòng rầu rĩ, nói thực ra, kẻ thù chủ yếu của gã là Triệu Mục, Triệu vương nói cho cùng cũng chỉ là tòng phạm, nếu gã đem quân tiến đánh nước Triệu, khiến cho sinh linh đồ thán, quả thật đó không phải là ý nguyện của gã.
Gã thật sự chán với những cuộc chiến tranh xâm lược.
Còn một vấn đề lớn hơn, chính là gã không thể làm nanh vuốt cho Lã Bất Vi, bởi vì Tần Thủy Hoàng trong lịch sử, lên ngôi được mười năm thì giết chết Lã Bất Vi, gã làm sao có thể đứng bên cạnh Lã Bất Vi được?
Nhưng xem ra người trong Ô gia đều sớm xem Lã Bất Vi là chủ mới của họ, có vẻ sống chết cùng nhau, cùng lui cùng tiến với y. Bản thân lại không thể nói cùng họ lịch sử sẽ phát triển như thế nào, cũng không có cách nào khiến họ phải tin mình, đó quả là một vấn đề đau đầu.
Gã thở dài nói, „Tần vương phong Lã gia thành thừa tướng, chẳng lẽ bọn quý tộc bản địa không dị nghị hay sao?"
Ô ứng Nguyên thấy gã không hề để ý đến việc mình sẽ được Lã Bất Vi trọng dụng, lấy làm lạ nói, „Không những là có dị nghị mà còn phản đối rất kịch liệt nữa, „ ngừng một lát rồi nói, „Từ sau khi Thương ưởng nước Vệ đến Tần, thái độ bài ngoại của người Tần rất mạnh, sau này vì muốn phá vỡ thế hợp tung do Tô Tần dựng nên để tránh sự liên công của sáu nước phía đông, mới miễn cưỡng dùng Trương Nghi, lấy liên hoành đối lại hợp tung. Sau đó còn dùng thêm Phạm Tuy, áp dụng sách lược ngoại giao ở xa tấn công ở gần, ứng phó với liên thủ của sáu nước, có thể nói đều là vì bất đắc dĩ mà thôi."
Rồi lại than, „Nhưng từ khi Bạch Khởi bị Chiêu Tương vương ban chết, giới quân sự nước Tần rất bất mãn, cuối cùng buộc Phạm Tuy phải bỏ chức quan, thái độ bài ngoại càng tăng. Chúng ta tuy có huyết thống của người Tần, nhưng vẫn bị xem là người ngoài, thuộc vào phe đảng của Lã gia, nên chúng ta phải toàn tâm toàn lực phò tá Lã gia, nếu ngài bị lật đổ, chúng ta cũng sẽ chẳng yên."
Câu cuối cùng dĩ nhiên là nhắc nhở Hạng Thiếu Long.
Bọn Ðằng Dực lặng yên không nói, bọn họ đều tôn Hạng Thiếu Long làm ngựa đầu đàn, chỉ coi trọng ý kiến của Hạng Thiếu Long mà thôi.
Ðào Phương chen vào, „Giờ đây sách lược của Lã gia là lập quân công trước, bởi vì người Tần trước nay trọng võ khinh thương, bản lãnh làm ăn kiếm tiền của Lã gia đương nhiên không nghi ngờ, nhưng về quân sự người Tần lại cho rằng ngài một khiếu cũng chẳng thông, cho nên nếu ngài có thể lập được quân công thì địa vị sẽ vững như Thái Sơn, Chúng ta hãy giúp đỡ cho ngài về mặt này."
Ðằng Dực trầm giọng nói, „Những kẻ chủ yếu phản đối Lã Bất Vi là ai?"
Ô ứng Nguyên nói, „Chủ yếu là bọn quý tộc bản địa do Dương Tuyền quân đứng đầu, bọn họ vì chuyện vương hậu Cơ đã từng là tiểu thiếp của Lã gia, cho nên hoài nghi thái tử Chính không phải là cốt nhục của đại vương, vì thế đưa con thứ của đại vương là Thành Kiều ra, đám người này là những nhân vật có thực lực ở nước Tần, Lã gia cũng rất e sợ bọn chúng, ngay cả đại vương cũng không dám nghịch lại bọn chúng, cho nên tuy Lã gia là hữu thừa tướng, nhưng tả thừa tướng vẫn chỉ là Dương Tuyền quân."
Ðào Phương thấy bọn họ chưa biết Dương Tuyền quân nên giải thích thêm, „Dương Tuyền quân là em của Chiêu Tương vương hậu, năm ấy đại vương có thể trở thành bị quân là cũng nhờ y tận tình thuyết phục chị mình, nên bà ta mới nói tốt trước mặt Chiêu Tương vương, từ đó cho rằng mình có công lớn, giờ đây lại nằm dưới Lã gia nên rất không phục."
Mọi người đều hiểu ra.
Chiêu Tương vương là cha của Trang Tương vương Dị Nhân lúc này, tức là tổ phụ của Doanh Chính, lúc ấy phụ thân của Dị Nhân là An Quốc quân, cũng mang thân phận bị quân, không hề coi trọng Dị Nhân, nếu không đã không đưa y đến nước Triệu làm con tin.
Lã Bất Vi từ khi được gặp được món“hàng quý" Dị Nhân này, bỏ ra nhiều tiền bạc, mua đứt Hoa Dương phu nhân, thiếp yêu của An Quốc quân và Dương Tuyền quân, nhờ họ du thuyết Hoa Dương phu nhân và hậu phi của Chiêu Tương vương, lại nhờ họ gây ảnh hưởng với An Quốc quân và Chiêu Tương vương, Dị Nhân lúc đó mới có cơ hội ngồi trên vương vị.
Hạng Thiếu Long biết lúc này không phải là lúc thuyết phục Ô ứng Nguyên phải cẩn thận với Lã Bất Vi, không nói chuyện ấy nữa mà lảng sang chuyện khác, sau một hồi phong hoa tuyết nguyệt, bữa tiệc cũng chấm dứt, ai nấy đều quay về nghỉ ngơi.
Rời đại sảnh, Ðằng Dực và Ô Trác hai người mượn cớ đưa gã về cùng đi với gã.
Ðằng Dực hạ giọng hỏi, „Thiếu Long hình như không có thiện cảm với Lã Bất Vi, đúng không?"
Hạng Thiếu Long gượng cười, „Con buôn chỉ trọng thực lợi mà thôi, hạng người ấy Ðằng huynh có muốn làm bạn không?
Ô Trác nhíu mày nói, „Nhưng như lời thiếu gia đã nói, vận mệnh của chúng ta và y là một, nếu y ngã ngựa, chúng ta cũng xong đời Hạng Thiếu Long muốn kể chuyện Triệu Bàn cho bọn họ nghe, nhưng dằn lại ý nghĩ không sáng suốt ấy, mỉm cười nói, „Chuyện này hãy tùy cơ ứng biến! Ðợi chiếc ghế của Lã Bất Vi đã vững, chúng ta mới tìm cách phân chia rõ giới tuyến với y, nếu không sẽ chết chùm với y. Đó là ý nghĩ của ta, đừng nói với người khác, cả Kinh Tuấn và Ðào Phương cũng không được tiết lộ.
Hai người đã nể phục Hạng Thiếu Long từ lâu, lại thấy gã tin tưởng mình như vậy nên vui vẻ gật đầu.
Từ biệt xong, Hạng Thiếu Long quay về Ẩn Long Cư.