Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Thi Nhân Việt Nam - 19. Chế Lan Viên
19. Chế Lan Viên
Sinh năm 1920. Quê ở Bình Định. Học trường Qui Nhơn. Có bằng thành chung.
Đã đăng thơ: Tin vắn, Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ, Trong khuê phòng, Người mới.
Đã xuất bản: Điêu tàn(1937).
Tôi cầm bút viết bài này thì văng vẳng bên tai tôi giọng ca Nam Bình đưa sang từ nhà bên cạnh. Giọng ca âm thầm ai oán, mỗi lần tôi nghe lại khiến tôi bồn chồn, chân tay tôi rời rã.
Cũng lạ! Bị chinh phục đến tiêu diệt mà cảm được lòng những kẻ đã diệt mình một cách sâu sắc như thế dễ chỉ có dân tộc Chiêm Thành. Những nhạc công của chúng ta luôn ca nỗi oán hờn của họ. Bao nhiêu thi nhân của ta đã bị ám ảnh vì nỗi oán hờn của họ. Chúng ta lại còn dành riêng cho họ một nhà thơ, để vì họ giải dùm cho những uất ức bao nhiêu năm như nghẹn ngào trên sông núi này... Vong linh đau khổ của nòi giống họ đã nhập vào Chế Lan Viên; cho nên, dẫu không phải người họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành. Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị.
Nó dựng lên một thế giới đầy sọ dừa, xương máu, cùng yêu ma.
Chỗ này một yêu tinh nghe tiếng trống cầm canh chợt nhớ nơi trần thế.
Rồi lấy ra một khớp xương rợn trắng
Nút bao dòng huyết dầm khí tanh hôi
Tìm những "miếng trần gian" trong tuỷ cạn,
Rồi say sưa, vang cất tiếng reo cười.
Chỗ kia trong:... những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi.
Đừng hỏi ai những cảnh ấy thi nhân đã thấy ở đâụ"Hãy nghĩ lại! Có ai thấy vào buổi chiều, rụng ở trong tháp một viên gạch cũ mà hỏi: viên gạch ấy chu vi, diện tích là bao nhiêu? Đúc từ đời nào? Ớ đâu? Bởi ai? Và để làm gì? ". Chế Lan Viên đã trả lời như vậy
Ta hãy theo dõi thi nhân trong cái thế giới lạ lùng ấy. Có khi ngồi trên bờ bể Chế Lan Viên bàng hoàng tự hỏi:
Ai kêu ta trong cùng thẳm Hư vô?
Ai réo gọi trong muôn sao chới với?
Và say sưa nhớ lại một đêm ân ái giữa khoảng các vì sao. Có khi Chế Lan Viên lại điên cuồng... ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn
Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da.
Lại có khi đứng suốt đêm với một bóng ma hay nhìn một chiếc quan tài đi qua mà tưởng thi thể mình nằm trong đó.
Hẳn có người sẽ nghĩ: Thơ muốn hay chứ muốn lạ thì khó gì, cứ nói trái sự thực là được. Sự thực người ta ngủ trong nhà thì cứ việc nói người ta ngủ trong sao.
Đừng tưởng! Lịch sử văn học cổ kim không từng có hai Bồ Tùng Linh. Nói láo đành dễ, những cái khó là nói láo mà vẫn không biết mình nói láo; cái khó là có thể tin lời mình nói. Mà Chế Lan Viên tin lời mình ghê lắm. Khi Chế Lan Viên kêu:
Hồn ai trú ẩn ở đầu ta?
Ý của ai trào trong đáy óc,
Để bay đi theo tiếng cười, điệu khóc?
tôi nhất quyết là thi nhân thành thực hơn khi tôi nói, chẳng hạn: tờ giấy kia trắng. Vì câu nói của tôi là một câu nói hờ hững, xuất tự tri giác, tôi vẫn tin mà không để vào đó tất cả lòng tin. Chế Lan Viên, trái lại, đã để trong tiếng kêu hốt hoảng của mình, một lòng tin đau đớn.
Ấy, người thường có người nỗi đau tựa hồ vô lý vậy mà thành thực vô cùng. Trong một năm người ưa nhất mùa thu. Mùa thu qua được một ngày người ta đã nhớ:
Ô hay, tôi lại nhớ thu rồi...
Mùa thu rớm máu rơi từng chút
Trong lá bàng thu đỏ ngập trời.
Đường về thu trước xa lăm lắm,
Mà kẻ đi về chỉ một tôi!
Nếu một nỗi đau đớn như thế mà có thể cho là bày đặt thì ở đời này không còn gì tin được nữa.
Một lần khác, cũng nhớ thu, Chế Lan Viên than:
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
Nỗi mong nhớ ở đây đã thành thực, mà còn to lớn lạ lùng. Con người này quả là người của trời đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc mà hòng đo được.
Ưa nhìn mùa thu, ghét mùa xuân, trong khi xuân đến, người muốn:
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ý muốn ngông cuồng, ngộ nghĩnh? Đã đành. Trong cái ngộ nghĩnh, cái ngông cuồng ấy tôi cong thấy một sức mạnh phi thường. Chắn một luồng gió, chắn một dòng sông, chắn những đợt sóng hung hăng ngoài biển cả, nhưng mà "chắn nẻo xuân sang!" Sao người ta lại có thể nghĩ được như thế?
Ngày xưa Tản Đà chán nản than:
Đêm thu buồn lắm, chị Hằng ơi!
Trần giới em nay chán nửa rồi!
Cái chán nản hiền lành của người Việt. Nó khác xa với cái chán nản gay gắt, não nùng của Chế Lan Viên:
Trời hỡi trời! Hôm nay ta chán chết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian.
Có phải cái chán nản mạnh mẽ và to lớn dị thường?Người ta chánn đời người ta cầu một mảnh vườn, hay hơn chút nữa, một khoảnh núi để sống riêng. Chế Lan Viên chốn đời lại nghĩ đến một vì sao!
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo
Cái mạnh mẽ, cái to lớn ấy, những đau thương vô lý mà da diết ấy, cái thế giới lạ lùng và rùng rợn ấy, ai có ngờ ở trong tâm trí một cậu bé mười lăm mười sáu tuổi. Cậu bé ấy đã khiến bao người ngạc nhiên. Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật.Chúng ta, người đồng bằng, thỉnh thoảng trèo lên đó-có người trèo đuối sứcmà trầm ngâm và xem gạch rụng, nghe tiếng rên rỉ của ma Hời cũng hay, nhưng triền miên trong đó không nên. Riêng tôi mỗi lần nấn ná trên ấy quá lâu, đầu tôi choáng váng: Không còn biết mình là người hay ma. Và tôi sung sướng biết bao lúc thoát khỏi giấc mơ dữ dội, tôi trở xuống, thấy chim vẫn kêu, người ta vẫn hát, cuộc đời vẫn bình dị, trời xa vẫn trong xanh.
Tháng 10-1941
Chú thích
(Chế Lan Viên không ưng cho chúng tôi để tên thật của người)
Sinh năm 1920. Quê ở Bình Định. Học trường Qui Nhơn. Có bằng thành chung.
Đã đăng thơ: Tin vắn, Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ, Trong khuê phòng, Người mới.
Đã xuất bản: Điêu tàn(1937).
Tôi cầm bút viết bài này thì văng vẳng bên tai tôi giọng ca Nam Bình đưa sang từ nhà bên cạnh. Giọng ca âm thầm ai oán, mỗi lần tôi nghe lại khiến tôi bồn chồn, chân tay tôi rời rã.
Cũng lạ! Bị chinh phục đến tiêu diệt mà cảm được lòng những kẻ đã diệt mình một cách sâu sắc như thế dễ chỉ có dân tộc Chiêm Thành. Những nhạc công của chúng ta luôn ca nỗi oán hờn của họ. Bao nhiêu thi nhân của ta đã bị ám ảnh vì nỗi oán hờn của họ. Chúng ta lại còn dành riêng cho họ một nhà thơ, để vì họ giải dùm cho những uất ức bao nhiêu năm như nghẹn ngào trên sông núi này... Vong linh đau khổ của nòi giống họ đã nhập vào Chế Lan Viên; cho nên, dẫu không phải người họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành. Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị.
Nó dựng lên một thế giới đầy sọ dừa, xương máu, cùng yêu ma.
Chỗ này một yêu tinh nghe tiếng trống cầm canh chợt nhớ nơi trần thế.
Rồi lấy ra một khớp xương rợn trắng
Nút bao dòng huyết dầm khí tanh hôi
Tìm những "miếng trần gian" trong tuỷ cạn,
Rồi say sưa, vang cất tiếng reo cười.
Chỗ kia trong:... những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi.
Đừng hỏi ai những cảnh ấy thi nhân đã thấy ở đâụ"Hãy nghĩ lại! Có ai thấy vào buổi chiều, rụng ở trong tháp một viên gạch cũ mà hỏi: viên gạch ấy chu vi, diện tích là bao nhiêu? Đúc từ đời nào? Ớ đâu? Bởi ai? Và để làm gì? ". Chế Lan Viên đã trả lời như vậy
Ta hãy theo dõi thi nhân trong cái thế giới lạ lùng ấy. Có khi ngồi trên bờ bể Chế Lan Viên bàng hoàng tự hỏi:
Ai kêu ta trong cùng thẳm Hư vô?
Ai réo gọi trong muôn sao chới với?
Và say sưa nhớ lại một đêm ân ái giữa khoảng các vì sao. Có khi Chế Lan Viên lại điên cuồng... ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn
Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da.
Lại có khi đứng suốt đêm với một bóng ma hay nhìn một chiếc quan tài đi qua mà tưởng thi thể mình nằm trong đó.
Hẳn có người sẽ nghĩ: Thơ muốn hay chứ muốn lạ thì khó gì, cứ nói trái sự thực là được. Sự thực người ta ngủ trong nhà thì cứ việc nói người ta ngủ trong sao.
Đừng tưởng! Lịch sử văn học cổ kim không từng có hai Bồ Tùng Linh. Nói láo đành dễ, những cái khó là nói láo mà vẫn không biết mình nói láo; cái khó là có thể tin lời mình nói. Mà Chế Lan Viên tin lời mình ghê lắm. Khi Chế Lan Viên kêu:
Hồn ai trú ẩn ở đầu ta?
Ý của ai trào trong đáy óc,
Để bay đi theo tiếng cười, điệu khóc?
tôi nhất quyết là thi nhân thành thực hơn khi tôi nói, chẳng hạn: tờ giấy kia trắng. Vì câu nói của tôi là một câu nói hờ hững, xuất tự tri giác, tôi vẫn tin mà không để vào đó tất cả lòng tin. Chế Lan Viên, trái lại, đã để trong tiếng kêu hốt hoảng của mình, một lòng tin đau đớn.
Ấy, người thường có người nỗi đau tựa hồ vô lý vậy mà thành thực vô cùng. Trong một năm người ưa nhất mùa thu. Mùa thu qua được một ngày người ta đã nhớ:
Ô hay, tôi lại nhớ thu rồi...
Mùa thu rớm máu rơi từng chút
Trong lá bàng thu đỏ ngập trời.
Đường về thu trước xa lăm lắm,
Mà kẻ đi về chỉ một tôi!
Nếu một nỗi đau đớn như thế mà có thể cho là bày đặt thì ở đời này không còn gì tin được nữa.
Một lần khác, cũng nhớ thu, Chế Lan Viên than:
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
Nỗi mong nhớ ở đây đã thành thực, mà còn to lớn lạ lùng. Con người này quả là người của trời đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc mà hòng đo được.
Ưa nhìn mùa thu, ghét mùa xuân, trong khi xuân đến, người muốn:
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ý muốn ngông cuồng, ngộ nghĩnh? Đã đành. Trong cái ngộ nghĩnh, cái ngông cuồng ấy tôi cong thấy một sức mạnh phi thường. Chắn một luồng gió, chắn một dòng sông, chắn những đợt sóng hung hăng ngoài biển cả, nhưng mà "chắn nẻo xuân sang!" Sao người ta lại có thể nghĩ được như thế?
Ngày xưa Tản Đà chán nản than:
Đêm thu buồn lắm, chị Hằng ơi!
Trần giới em nay chán nửa rồi!
Cái chán nản hiền lành của người Việt. Nó khác xa với cái chán nản gay gắt, não nùng của Chế Lan Viên:
Trời hỡi trời! Hôm nay ta chán chết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian.
Có phải cái chán nản mạnh mẽ và to lớn dị thường?Người ta chánn đời người ta cầu một mảnh vườn, hay hơn chút nữa, một khoảnh núi để sống riêng. Chế Lan Viên chốn đời lại nghĩ đến một vì sao!
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo
Cái mạnh mẽ, cái to lớn ấy, những đau thương vô lý mà da diết ấy, cái thế giới lạ lùng và rùng rợn ấy, ai có ngờ ở trong tâm trí một cậu bé mười lăm mười sáu tuổi. Cậu bé ấy đã khiến bao người ngạc nhiên. Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật.Chúng ta, người đồng bằng, thỉnh thoảng trèo lên đó-có người trèo đuối sứcmà trầm ngâm và xem gạch rụng, nghe tiếng rên rỉ của ma Hời cũng hay, nhưng triền miên trong đó không nên. Riêng tôi mỗi lần nấn ná trên ấy quá lâu, đầu tôi choáng váng: Không còn biết mình là người hay ma. Và tôi sung sướng biết bao lúc thoát khỏi giấc mơ dữ dội, tôi trở xuống, thấy chim vẫn kêu, người ta vẫn hát, cuộc đời vẫn bình dị, trời xa vẫn trong xanh.
Tháng 10-1941
Chú thích
(Chế Lan Viên không ưng cho chúng tôi để tên thật của người)