-
Chương 11: Cô phương sứ kình thưởng
Phương Uyển Chi được Bì Bì đánh xe ngựa đưa về Phương phủ.
Không phải là chiếc xe ngựa cũ nát của Ngọc trần phụng uyển, toa xe rất rộng, rèm cửa cũng là loại vải vóc tốt nhất.
Nàng trừng mắt quấn quấn chiếc khăn trong tay, huyệt thái dương và khóe mắt co rút liên hồi.
Nàng còn nhớ lúc ra khỏi cửa, Lan Khanh khoanh hai tay sau lưng, nhìn ra ánh trăng bên ngoài.
Hắn nói: "Đưa nàng về, dùng xe của ta".
Ngay cả quay đầu nhìn một cái cũng không, không nhạt cũng chẳng mặn.
Phương Uyển Chi không hề lên tiếng, đến khi đứng trước cửa lớn mới nhìn lướt qua nơi cửa sổ kia.
Trong đêm tối, ánh trăng bao phủ lấy người kia có phần đáng sợ, nhất là đôi mắt phượng sáng long lanh, ngũ quan không đẹp mắt như lúc ban ngày.
Có lẽ hắn không nghĩ nàng sẽ quay đầu, bốn mắt chạm vào nhau một lúc thì ầm một tiếng đóng cửa sổ lại, giống như Phương Uyển Chi nàng chiếm tiện nghi gì của hắn lớn lắm.
Nàng đứng ngẩn ra một khắc đồng hồ, trừng mắt rồi phất tay áo một cái, tức giận nói: "Ông nội ngài".
Khó chịu ra khỏi cửa.
Đây là cái chuyện gì chứ!!
Sau khi Trần vương Lưu Lễ đi, Ngọc trần phụng uyển lại lần nữa đổi chỗ.
Hồ Già sơn. Không gần kinh thành, cũng không quá xa xôi. Xung quanh là nhà dân, còn có một tên gọi rất dễ nghe, Vạn Lại thôn, cái tên này được khảm nạm trên gỗ hoa lê đặt ở đền thờ đầu thôn, nghe đâu là do tú tài duy nhất trong thôn viết cho, đã có tuổi đời. Chữ viết thì xoàng thôi, nhưng được cái là niên đại lớn.
Lúc Liên Dụ vừa tới đây, nhìn tấm ván gỗ chằm chằm từ trên xuống dưới, hận không thể tháo xuống mang về. Nhưng mà ngại chuyện tổ tông truyền lại gì đó với người trong thôn, rốt cục hắn cũng từ bỏ. Mỗi khi rảnh rỗi người này nhất định sẽ xách ghế ra đó nhìn lên.
Phương đại cô nương đã giao bạc vẽ tranh, cho nên dù không muốn nhưng vẫn phải "khách tùy chủ tiện".
Lan Khanh chuyển địa điểm, nàng cũng phải đi theo.
Từ cái hôm nàng làm vỡ đồ cổ, chờ mãi cũng không nghe thấy hắn nói phải đền bạc. Ngẫm nghĩ thì có vẻ Lan Khanh công tử hiếm khi xấu hổ, đã chiếm tiện nghi của cô nương rồi sao có thể mở miệng đi lừa nàng.
Sự thật quả đúng là thế, nhưng tình huống có hơi bất đồng với tưởng tượng của Phương Uyển Chi.
Trong lòng Lan Khanh đúng là rối loạn, hoặc có thể nói là vô cùng sốt ruột. Nhưng mà loại sốt ruột này không liên quan gì đến tình yêu nam nữ, nhiều hơn cả, chính là không có cách nào mở miệng đòi bạc cho nên mới nghẹn uất đến thế.
Sống đến tuổi này rồi, hắn cũng đâu thể chỉ vì một nụ hôn mà thấy vui vẻ gì. Dù hắn có ngoại hình khá trẻ tuổi, khuôn mặt có phần không rành trần thế nhưng cũng đã sắp ba mươi.
Hai mươi bảy tuổi.
Với một người xuất thân là công tử vương hầu mà nói, tuổi này không tính là già, nhưng cũng đã thê thiếp con cái vờn quanh. Hoặc là nếu ai chưa có con, thì tư vị nữ nhân cũng đã nếm không ít lần.
Nhưng Lan Khanh công tử lại không giống vậy, chẳng những hắn chưa thử qua, mà nụ hôn với Phương Uyển Chi kia, cũng là lần đầu tiên hắn biết sau hai bảy năm cuộc đời.
Năm nay Bì Bì cũng hai mươi lăm, đi theo chủ tử vào sinh ra tử nhiều năm, cho tới bây giờ cũng không thấy nữ nhân nào bên cạnh hắn. Thời niên thiếu có lần hai người ngồi uống rượu dưới ánh trăng, hắn nói: "Thật chưa thấy qua nam tử nào thủ nhân như ngọc như ngài vậy".
Liên Dụ đang say lờ đờ thì tỉnh táo liếc sang một cái, không những không cho là nhục mà còn thấy rất vinh quang.
Nữ nhân sao? Hắn không thiếu.
Chỉ cần hắn nghĩ tới, chỉ cần hắn muốn mà thôi.
So với ánh trăng kia, hắn tự thấy mình cũng đẹp trai hết sức, cô nương nhà ai mà gả cho hắn, chắc phải che miệng vào góc cười trộm mấy chục ngày. Hắn không muốn chiếm tiện nghi của ai, tuổi cứ thế lớn lên, trong lòng cũng vì nhận thức này mà liên tục tự kỉ như thế.
Nụ hôn vài ngày trước, thực tế là hắn cảm thấy Phương Uyển Chi chiếm tiện nghi của mình. Mặc dù hắn vô sỉ, nhưng cũng chưa tu luyện tới mức mất đi nhân tính. Món đồ nàng làm vỡ thì xem như đền bù tổn thất, nghĩ vậy nhưng trong lòng lúc nào cũng không thoải mái, lúc vẽ tranh, ánh mắt hắn lại bất giác nhìn về phía môi nàng, có lúc bị nàng thấy được, hai người còn thoải mái đối mặt một lúc, sau đó mới ra vẻ lãnh đạm tiếp tục lười biếng vẽ tranh.
Liên Dụ dỡ tấm bình phong ngăn cách giữa hai người, cũng không biết là vì sao, đại khái hắn nghĩ, giờ thời tiết càng nóng lên, phiền hà như vậy làm gì.
Bì Bì lại cảm giác rất lạ, trước kia mùa hè cũng nóng mà không thấy gia vẽ cho cô nương nào như thế. Chỉ là ngoài miệng dù không nói gì, trong lòng lại lặng lẽ quan sát, hắn có linh cảm, sau này nhất định có chuyện náo nhiệt để xem.
Phương Uyển Chi là người mặt thì ngốc, đầu thì khá thông minh. Đoạn đối thoại lần trước, cộng với chuyện sát thủ và vương gia viếng thăm lúc nửa đêm đều khiến nàng càng thêm hoài nghi Lan Khanh có nhân thân không hề tầm thường. Người trên phố nói hắn và vương hầu thường xuyên lui tới, có người bảo rằng chắc là vì hắn đến giúp đỡ, người lại nói là do vương hầu thưởng thức kỳ tài của Lan Khanh. Nhưng nàng biết rõ, nhất định không đơn giản như vậy, có điều nàng cũng không tiếp tục nghĩ nữa.
Vẫn câu nói kia, dù Lan Khanh là ai, đợi đến khi bức tranh vẽ xong, hai người cũng không còn gì ràng buộc. Nàng thà giả ngu, cũng không muốn mình phiền toái.
Nhưng mà điều khiến nàng bực mình là Lan Khanh lúc nào cũng liếc mắt trừng nàng, có khi còn mang ý khinh khỉnh, khiến nàng vô cùng không thoải mái.
Chuyện hôm đó, nàng là cô nương gia, đương nhiên là người bị hại, không đòi sống đòi chết đã là tấm lòng bao dung rộng lớn rồi, giờ thì hay quá, cứ y như là do nàng không đúng. Mặt mũi cũng trở nên khó chịu. Hai người giận nhau, khó chịu lại càng lúc càng lớn hơn.
Thôn Vạn Lại náo nhiệt hơn Bắc Yến sơn, láng giềng thường xuyên hỏi nhau chút việc nhà. Hôm đó Lan Khanh vừa học được một từ mới. đưa cải trắng cho heo ăn. Cả câu chuyện vốn là, cháu gái Vương lão gia để ý thợ rèn thôn Đông Trương Nhị Cẩu, nhưng tên kia bộ dạng xấu xí, cũng vì nói vài câu lọt tai mà được cô nương nhà kia ưu ái, thế là lén lút gặp nhau, ngay cả đứa bé cũng có. Đúng là đưa cải trắng cho heo ăn.
Hắn đứng chân trong chân ngoài lắng nghe, ánh mắt vừa vặn nhìn thấy Phương Uyển Chi đang đến vẽ tranh. Hôm nay nàng mặc một chiếc váy dài thêu hoa gòn, bối tóc xinh xắn, vừa đi vừa bưng cái bát lớn múc cơm cho vào miệng, thấy hắn nhìn sang, nàng cũng không hề mất tự nhiên, còn tranh thủ lúc rảnh rỗi gật nhẹ đầu như chào hỏi, tốc độ múc cơm cũng trở nên nhanh hơn.
Vài ngày gần đây Liên Dụ cứ chọn giờ cơm để gọi nàng đến, có lúc trong nhà vừa dọn cơm ra thì xe của Ngọc trần phụng uyển đã tới rồi. Trả thù rõ ràng như vậy càng chứng tỏ người nào đó lòng dạ hẹp hòi. Phương đại cô nương vốn luôn mang tâm tưởng dĩ hòa vi quý, cho nên cũng không chấp nhặt với hắn, cứ ôm thêm bát cơm vừa đi vừa ăn.
Ánh mắt Liên Dụ lướt qua khóe miệng váng dầu còn dính cơm kia một vòng, nhướng mày đi vào cửa, cảm thấy mình đúng là một cây cải trắng, còn Phương Uyển Chi này giống như heo lúc nào cũng đòi ăn vậy, thật là hết nói.
Lời này đương nhiên hắn không thể nói ra miệng được, Phương Uyển Chi cũng không biết được tâm tư trong đầu Liên Dụ. Nếu nàng mà biết, không khéo lại một trận chửi bới inh đầu.
Không phải là chiếc xe ngựa cũ nát của Ngọc trần phụng uyển, toa xe rất rộng, rèm cửa cũng là loại vải vóc tốt nhất.
Nàng trừng mắt quấn quấn chiếc khăn trong tay, huyệt thái dương và khóe mắt co rút liên hồi.
Nàng còn nhớ lúc ra khỏi cửa, Lan Khanh khoanh hai tay sau lưng, nhìn ra ánh trăng bên ngoài.
Hắn nói: "Đưa nàng về, dùng xe của ta".
Ngay cả quay đầu nhìn một cái cũng không, không nhạt cũng chẳng mặn.
Phương Uyển Chi không hề lên tiếng, đến khi đứng trước cửa lớn mới nhìn lướt qua nơi cửa sổ kia.
Trong đêm tối, ánh trăng bao phủ lấy người kia có phần đáng sợ, nhất là đôi mắt phượng sáng long lanh, ngũ quan không đẹp mắt như lúc ban ngày.
Có lẽ hắn không nghĩ nàng sẽ quay đầu, bốn mắt chạm vào nhau một lúc thì ầm một tiếng đóng cửa sổ lại, giống như Phương Uyển Chi nàng chiếm tiện nghi gì của hắn lớn lắm.
Nàng đứng ngẩn ra một khắc đồng hồ, trừng mắt rồi phất tay áo một cái, tức giận nói: "Ông nội ngài".
Khó chịu ra khỏi cửa.
Đây là cái chuyện gì chứ!!
Sau khi Trần vương Lưu Lễ đi, Ngọc trần phụng uyển lại lần nữa đổi chỗ.
Hồ Già sơn. Không gần kinh thành, cũng không quá xa xôi. Xung quanh là nhà dân, còn có một tên gọi rất dễ nghe, Vạn Lại thôn, cái tên này được khảm nạm trên gỗ hoa lê đặt ở đền thờ đầu thôn, nghe đâu là do tú tài duy nhất trong thôn viết cho, đã có tuổi đời. Chữ viết thì xoàng thôi, nhưng được cái là niên đại lớn.
Lúc Liên Dụ vừa tới đây, nhìn tấm ván gỗ chằm chằm từ trên xuống dưới, hận không thể tháo xuống mang về. Nhưng mà ngại chuyện tổ tông truyền lại gì đó với người trong thôn, rốt cục hắn cũng từ bỏ. Mỗi khi rảnh rỗi người này nhất định sẽ xách ghế ra đó nhìn lên.
Phương đại cô nương đã giao bạc vẽ tranh, cho nên dù không muốn nhưng vẫn phải "khách tùy chủ tiện".
Lan Khanh chuyển địa điểm, nàng cũng phải đi theo.
Từ cái hôm nàng làm vỡ đồ cổ, chờ mãi cũng không nghe thấy hắn nói phải đền bạc. Ngẫm nghĩ thì có vẻ Lan Khanh công tử hiếm khi xấu hổ, đã chiếm tiện nghi của cô nương rồi sao có thể mở miệng đi lừa nàng.
Sự thật quả đúng là thế, nhưng tình huống có hơi bất đồng với tưởng tượng của Phương Uyển Chi.
Trong lòng Lan Khanh đúng là rối loạn, hoặc có thể nói là vô cùng sốt ruột. Nhưng mà loại sốt ruột này không liên quan gì đến tình yêu nam nữ, nhiều hơn cả, chính là không có cách nào mở miệng đòi bạc cho nên mới nghẹn uất đến thế.
Sống đến tuổi này rồi, hắn cũng đâu thể chỉ vì một nụ hôn mà thấy vui vẻ gì. Dù hắn có ngoại hình khá trẻ tuổi, khuôn mặt có phần không rành trần thế nhưng cũng đã sắp ba mươi.
Hai mươi bảy tuổi.
Với một người xuất thân là công tử vương hầu mà nói, tuổi này không tính là già, nhưng cũng đã thê thiếp con cái vờn quanh. Hoặc là nếu ai chưa có con, thì tư vị nữ nhân cũng đã nếm không ít lần.
Nhưng Lan Khanh công tử lại không giống vậy, chẳng những hắn chưa thử qua, mà nụ hôn với Phương Uyển Chi kia, cũng là lần đầu tiên hắn biết sau hai bảy năm cuộc đời.
Năm nay Bì Bì cũng hai mươi lăm, đi theo chủ tử vào sinh ra tử nhiều năm, cho tới bây giờ cũng không thấy nữ nhân nào bên cạnh hắn. Thời niên thiếu có lần hai người ngồi uống rượu dưới ánh trăng, hắn nói: "Thật chưa thấy qua nam tử nào thủ nhân như ngọc như ngài vậy".
Liên Dụ đang say lờ đờ thì tỉnh táo liếc sang một cái, không những không cho là nhục mà còn thấy rất vinh quang.
Nữ nhân sao? Hắn không thiếu.
Chỉ cần hắn nghĩ tới, chỉ cần hắn muốn mà thôi.
So với ánh trăng kia, hắn tự thấy mình cũng đẹp trai hết sức, cô nương nhà ai mà gả cho hắn, chắc phải che miệng vào góc cười trộm mấy chục ngày. Hắn không muốn chiếm tiện nghi của ai, tuổi cứ thế lớn lên, trong lòng cũng vì nhận thức này mà liên tục tự kỉ như thế.
Nụ hôn vài ngày trước, thực tế là hắn cảm thấy Phương Uyển Chi chiếm tiện nghi của mình. Mặc dù hắn vô sỉ, nhưng cũng chưa tu luyện tới mức mất đi nhân tính. Món đồ nàng làm vỡ thì xem như đền bù tổn thất, nghĩ vậy nhưng trong lòng lúc nào cũng không thoải mái, lúc vẽ tranh, ánh mắt hắn lại bất giác nhìn về phía môi nàng, có lúc bị nàng thấy được, hai người còn thoải mái đối mặt một lúc, sau đó mới ra vẻ lãnh đạm tiếp tục lười biếng vẽ tranh.
Liên Dụ dỡ tấm bình phong ngăn cách giữa hai người, cũng không biết là vì sao, đại khái hắn nghĩ, giờ thời tiết càng nóng lên, phiền hà như vậy làm gì.
Bì Bì lại cảm giác rất lạ, trước kia mùa hè cũng nóng mà không thấy gia vẽ cho cô nương nào như thế. Chỉ là ngoài miệng dù không nói gì, trong lòng lại lặng lẽ quan sát, hắn có linh cảm, sau này nhất định có chuyện náo nhiệt để xem.
Phương Uyển Chi là người mặt thì ngốc, đầu thì khá thông minh. Đoạn đối thoại lần trước, cộng với chuyện sát thủ và vương gia viếng thăm lúc nửa đêm đều khiến nàng càng thêm hoài nghi Lan Khanh có nhân thân không hề tầm thường. Người trên phố nói hắn và vương hầu thường xuyên lui tới, có người bảo rằng chắc là vì hắn đến giúp đỡ, người lại nói là do vương hầu thưởng thức kỳ tài của Lan Khanh. Nhưng nàng biết rõ, nhất định không đơn giản như vậy, có điều nàng cũng không tiếp tục nghĩ nữa.
Vẫn câu nói kia, dù Lan Khanh là ai, đợi đến khi bức tranh vẽ xong, hai người cũng không còn gì ràng buộc. Nàng thà giả ngu, cũng không muốn mình phiền toái.
Nhưng mà điều khiến nàng bực mình là Lan Khanh lúc nào cũng liếc mắt trừng nàng, có khi còn mang ý khinh khỉnh, khiến nàng vô cùng không thoải mái.
Chuyện hôm đó, nàng là cô nương gia, đương nhiên là người bị hại, không đòi sống đòi chết đã là tấm lòng bao dung rộng lớn rồi, giờ thì hay quá, cứ y như là do nàng không đúng. Mặt mũi cũng trở nên khó chịu. Hai người giận nhau, khó chịu lại càng lúc càng lớn hơn.
Thôn Vạn Lại náo nhiệt hơn Bắc Yến sơn, láng giềng thường xuyên hỏi nhau chút việc nhà. Hôm đó Lan Khanh vừa học được một từ mới. đưa cải trắng cho heo ăn. Cả câu chuyện vốn là, cháu gái Vương lão gia để ý thợ rèn thôn Đông Trương Nhị Cẩu, nhưng tên kia bộ dạng xấu xí, cũng vì nói vài câu lọt tai mà được cô nương nhà kia ưu ái, thế là lén lút gặp nhau, ngay cả đứa bé cũng có. Đúng là đưa cải trắng cho heo ăn.
Hắn đứng chân trong chân ngoài lắng nghe, ánh mắt vừa vặn nhìn thấy Phương Uyển Chi đang đến vẽ tranh. Hôm nay nàng mặc một chiếc váy dài thêu hoa gòn, bối tóc xinh xắn, vừa đi vừa bưng cái bát lớn múc cơm cho vào miệng, thấy hắn nhìn sang, nàng cũng không hề mất tự nhiên, còn tranh thủ lúc rảnh rỗi gật nhẹ đầu như chào hỏi, tốc độ múc cơm cũng trở nên nhanh hơn.
Vài ngày gần đây Liên Dụ cứ chọn giờ cơm để gọi nàng đến, có lúc trong nhà vừa dọn cơm ra thì xe của Ngọc trần phụng uyển đã tới rồi. Trả thù rõ ràng như vậy càng chứng tỏ người nào đó lòng dạ hẹp hòi. Phương đại cô nương vốn luôn mang tâm tưởng dĩ hòa vi quý, cho nên cũng không chấp nhặt với hắn, cứ ôm thêm bát cơm vừa đi vừa ăn.
Ánh mắt Liên Dụ lướt qua khóe miệng váng dầu còn dính cơm kia một vòng, nhướng mày đi vào cửa, cảm thấy mình đúng là một cây cải trắng, còn Phương Uyển Chi này giống như heo lúc nào cũng đòi ăn vậy, thật là hết nói.
Lời này đương nhiên hắn không thể nói ra miệng được, Phương Uyển Chi cũng không biết được tâm tư trong đầu Liên Dụ. Nếu nàng mà biết, không khéo lại một trận chửi bới inh đầu.