Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Tôi là Bê Tô - Chương 51 - 60
51
Trong khi bọn tôi đùa giỡi ngoài sân thì chị Ni ngồi bên cạnh bà cố trên đi-văng và ôm lấy cánh tay bà.
- Bà khoẻ không hở bà ? - Chị Ni dịu dàng hỏi.
Bà cố trả lời bằng một tràng ho sù sụ. Tôi thấy bà cúi gập người xuống. Trong khi đó chị Ni vội vã vuốt ngực bà, trông chị có vẻ lo lắng, và cả âu yếm nữa.
- Bà gắng chịu một chút nhé. Bà để bình xịt ở đâu, cháu đi lấy cho bà.
Chị nói với bà như nói với một đứa trẻ. Nhiều người bảo khi trẻ con trở thành người lớn thì người già trở lại thành trẻ con. Một thời gian dài tôi không tin điều đó; vì tôi không hình dung được người lớn hoá thành trẻ con bằng cách nào.
Mãi cho đến tận ngày hôm nay.
52
Chị Ni bảo bà bị bệnh hen suyễn. Bà mắc bệnh này từ lâu lắm rồi, nghe nói từ hồi còn bé cơ.
Cứ đến mùa đông, hoặc trời trở lạnh là bà khó thở.
Bà thở khò khè như tiếng kéo gỗ lò rèn. Chốc chốc bà lại ngước mắt lên trần nhà, như thể làm thế thì bà sẽ hít được nhiều không khí hơn. Nhưng điều đó chẳng giúp ích gì được cho bà, tôi thấy ngực áo bà phồng lên xẹp xuống gấp gáp, gương mặt bà bắt đầu đỏ bừng và mồ hôi bắt đầu lấm tấm trên trán.
Bà cầm cái bình nhỏ chị Ni đưa cho bà hâp tấp kê vào miệng.
Mãi một lúc bà mới thôi hổn hển và sắc mặt dần trở lại bình thường.
Chị Ni rên rỉ:
- Bà ơi, bà phải luôn để bình xịt trong túi áo chứ bà.
- Ờ, bà quên.
Bà móm mem cười. Chuyện quan trọng như vậy mà bà trả lời thật nhẹ nhõm, cứ như thể người ta quên đội nón đi ra đường.
Phải chăng những người thấu lẽ đời vẫn coi chuyện sống chết như sợi bấc?
53
Bạn đã bao giờ đi ngược nắng trên đường phố vào buổi chiều chưa? Khi từ nhà bà cố chị Ni trở về trên xe xích lô, thoạt đầu tôi phải nheo mắt vì bị những tia nắng chiếu vào mắt.
Nhưng một lát sau thì tôi quen dần. Tôi không còn thấy chói mắt nữa. Nắng buổi chiều lọc qua những đám mây dày, trở nên êm dịu khác thường. Phong cảnh quen thuộc dường như cũng khoác bộ mặt khác, lạ lùng và thơ mộng khó tả.
Dưới những tia nắng ngược, những tảng cây như bốc khói, hàng me già nhìn từ xa giống như những người khổng lồ đang quấn tóc bằng dải sương mờ. Khi tới gần tôi thấy bóng lá đổ xuống mặt đường hệt như bãi cỏ ai mới trồng.
Nắng chiều cắt từ đâu đó từng ô tròn, ô vuông và ô chữ nhật, dán lốm đốm lên các bức vách hai bên phố.
Dưới những tia nắng ngược, những ngôi nhà bỗng nhiên toả sáng. Cảnh vật vì thế trông sạch sẽ và sáng sủa như vừa được lau chùi. Những người đi lại trên phố nom cũng hồn nhiên và hiền lành hơn. Có vẻ như ngay cả họ cũng vừa đươc lau chùi. Những đăm chiêu, mưu mô, tính toán không còn dấu vết trên họ. Trông họ thoải mái lạ lùng.
Khi tôi quay sang Binô và nói với nó cảm giác của tôi, nó đồng ý ngay. Nhưng vì nó là nhà hiền triết nên cũng có điểm nó nghĩ khác tôi:
- Khi con người ta trông thiện lương hơn thì không phải vẻ mặt mà chính tâm hồn của họ vừa được lau chùi!
54
Ba chị Ni là một con người kỳ lạ. Suốt ông ở trên ở trên căn gác gỗ ngồi lì truớc một khối sắt gọi là computer.
Ông ngồi trên chiếc ghế có tựa từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối chỉ để làm mỗi một việc là gõ lóc cóc lên một thứ có tên là bàn phím.
Ông viết ra nhưng con chữ, những trang văn và những vần thơ.
Một buổi chiều cuối năm, tôi leo lên căn gác, đã định cào cửa để kiếm ăn, nhưng rồi tôi vội bỏ chân xuống.
Tôi cứ im như thế, nghiêng đầu lắng tai nghe, theo kiểu cún.
Có tiếng ba chị Ni đọc thơ đằng sau cánh cửa.
Ai đó nói: Thơ ca là thứ vô cùng phù phiếm nhưng vô cùng thiêng liêng. Tôi tin ngay. Cũng như tôi tin ở trên đời có những thứ vô cùng thiêng liêng nhưng vô cùng phù phiếm.
55
Giữ mùa, cất tháng, giấu chiêm bao
Đôi mắt tôi cay hạt bụi nào
Khóc trong trí nhớ bờ tre nhỏ
Chuồn chuồn còn tắm ở cầu ao?
Xe đò chỉ chạy một ngày thôi
Bảy nhánh sông thêm bốn ngọn đồi
Nằm nghe chìa khoá xoay trong ổ
Mới biết thời gian đóng cửa rồi
Lại một năm xa chắc chẳng về
Tháng mười lũ quét trắng cơn mê
Ở đây áo ấm, trời lên Tết
Con dế giang hồ đang nhớ quê…
56
Ba chị Ni xuất thân từ nông thôn. Ba chị đang nhớ quê. Ông đang làm thơ sầu xứ.
Tôi chắc cũng là một con cún nhà quê. Hôm nọ, nằm nhìn nắng sau những ngày mưa, nỗi hoài cảm từ đâu kéo tới lấp đầy hồn tôi khiến tôi rưng rưng vô hạn.
Nhánh sông - ngọn đồi - bờ tre - cầu ao - con dế - con chuồn chuồn, tôi nhớ tôi chưa thấy bất cứ thứ gì trong những thứ đó nhưng mặt khác tôi lại có cảm giác tôi đã biết tất cả, cũng như tôi có thể cảm nhận được ngay mùi khói bếp, mùi gỗ tươi mới đốn, cả mùi của những ngọn gió mùa xuân.
Ba chị Ni là con dế giang hồ.
Tôi là con cún giang hồ.
Cả hai đều đang nhớ quê.
Chỉ khác là tôi không biết quê tôi ở đâu. Nhưng hẳn đó là nơi có nhiều nắng và gió, cây xanh và cỏ hoa, tiếng chim và tiếng dế.
Có ai không có một miền quê để nhớ?
Ngay cả tôi, tôi cũng có một miền quê trong tiềm thức đó thôi.
57
Nỗi hoài cảm có mùi vị riêng và không phải lúc nào tôi cũng có thể mô tả được mùi vị của nó. Ngược lại, tình yêu và nỗi nhớ trong vần thơ của ba chị Ni cụ thể và rõ rệt hơn nhiều.
Sinh ra trên mảnh đất này
Tôi yêu chim chóc, hàng cây, cửa nhà
Yêu từ góc bếp yêu ra
Yêu từ biển rộng đảo xa yêu vào
Yêu bông hoa dại bên rào
Yêu làn mây trắng cao cao giữa trời
Tôi sinh ra giữa cuộc đời
Yêu người thân thuộc lẫn người không quen
Yêu ô cửa sổ sáng đèn
Em thơ ngồi học, mẹ hiền vá may
Cha tôi đi cuốc đi cày
Tôi yêu đồng ruộng đêm ngày nắng mưa
Chị tôi đi sớm về trưa
Tôi yêu lối cũ đường xưa trong làng
Mối tình thầm lặng tôi mang
Tôi yêu cô gái đã làm khổ tôi
Mai sau tôi có lìa đời
Tôi yêu nấm đất nơi tôi sẽ nằm…
58
Dù sống ở thành phố đã lâu, ba chị Ni mãi mãi vẫn là một người nhà quê.
Ông viết những bài thơ hoài niệm.
Ông ăn những món ăn trong hoài niệm.
Ông đặc biệt thích dưa món, cải chua, cà dầm, rau muống và những con cá ướp muối thật mặn.
Và không bữa cơm nào trước mặt ông thiếu chén nước mắm nguyên chất rót ra từ chiếc thùng thiếc to tướng gửi vào từ ngoài quê.
Với ông nước mắm có lẽ là điều vĩ đại nhất sau tình yêu.
Ở điểm này, dù rất thông cảm và kính trọng ông, tôi và thằng Binô không thể
chia sẻ cùng ông được.
Tôi sẵn sàng cùng ông nếm trải cảm giác sầu muộn nhưng không thể nào nếm được những món ông ưa thích.
Bọn cún chúng tôi không thích dùng lưỡi và răng để khai quật lại lịch sử, ngay cả đó là lịch sử ẩm thực của một vùng đất.
Chúng tôi chỉ thích nhấm nháp tôm khô, phô mai, xúc xích và đặc biệt là các loại xương.
Kiểu ăn uống của ba chị Ni là kiểu ăn uống “bảo thủ”. Mẹ chi Ni bảo thế.
Ông cười:
- Một dân tộc bảo thủ trong ăn uống là một dân tộc giàu bản sắc. Mặn ngọt cay chua trong món ăn gợi lại mặn ngọt cay chua trong cuộc đời. Suy cho cùng con người ta ăn uống chủ yếu bằng tâm trạng.
Bọn cún chúng tôi không thế.Chúng tôi thưởng thức thức ăn bằng vị giác và khứu giác.
59
Nhân chuyện ăn uống của ba chị Ni, thằng Binô nghĩ ra trò chơi mới.
Nó hỏi tôi:
- Mày thích món ăn gì nhất?
Tôi đã định buột miệng “xúc xích” nhưng đến phút chót tôi đổi lại:
- Xương gà.
Với bọn tôi, một món ăn gọi là ngon bất buộc phải có cái gì đó để gặm.
Con người thích gặm nhấm lịch sử, gặm nhấm kỷ niệm. Chúng tôi thích gặm xương.
Qua nhiều đời, loài chúng tôi vẫn nuôi nấng thú vui này như nuôi nấng một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Tóm lại, xương, thật là tuyệt!
60
Binô gọi trò chơi mới này là trò TỰ BẠCH.
Nó hỏi tiếp, vẻ dò xét:
- Nghề mơ ước của mày?
- Kéo xe.
- Kéo xe? – Binô mở to mắt nhìn tôi, có vẻ không tin vào tai mình.
- Ừ kéo xe.
Tôi gật đầu, kể cho nó nghe những gì tôi đã được xem về bọn chó kéo xe bên cạnh những con tuần lộc trên những khối tuyết trắng mênh mông.
Phải mất một lúc câu chuyện của tôi mới xuyên qua được vỏ não của Binô.
- Không đươc rồi, nó nói, nơi đó là Bắc Cực.
- Thì sao?
- Bắc Cực xa lắm, Binô nói trong khi nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp, chúng ta, nghĩa là trong đó có mày, không bao giờ có thể tới nơi đó được.
- Tới được!
- Không được!
- Bắc Cực dù ở tận đâu đâu
Đi hết ngày dài tới đêm thâu
Đi hoài như thế không ngừng nghỉ
Cũng có ngày tới được chứ sao!
Tôi hét lên, hùng hồn và lưu loát như thể đang đọc thơ trước quảng trường.
Tôi không có ý định bắt chước ba chị Ni. Tôi không nghĩ tôi sẽ làm thơ và làm được thơ. Nhưng những câu vần vèo đó tự động ráp lại trong tâm thức của tôi và bật ra như những mũi tên.
Bây giờ thì tôi hiểu tại sao những nhà cách mạng hay dùng thơ để bày tỏ khí tiết.
Nhà hiền triết Binô sững sờ trong một giây, rồi chớp mắt:
- Ờ, nếu làm đúng như vậy, mày sẽ tới được Bắc Cực.
Trong khi bọn tôi đùa giỡi ngoài sân thì chị Ni ngồi bên cạnh bà cố trên đi-văng và ôm lấy cánh tay bà.
- Bà khoẻ không hở bà ? - Chị Ni dịu dàng hỏi.
Bà cố trả lời bằng một tràng ho sù sụ. Tôi thấy bà cúi gập người xuống. Trong khi đó chị Ni vội vã vuốt ngực bà, trông chị có vẻ lo lắng, và cả âu yếm nữa.
- Bà gắng chịu một chút nhé. Bà để bình xịt ở đâu, cháu đi lấy cho bà.
Chị nói với bà như nói với một đứa trẻ. Nhiều người bảo khi trẻ con trở thành người lớn thì người già trở lại thành trẻ con. Một thời gian dài tôi không tin điều đó; vì tôi không hình dung được người lớn hoá thành trẻ con bằng cách nào.
Mãi cho đến tận ngày hôm nay.
52
Chị Ni bảo bà bị bệnh hen suyễn. Bà mắc bệnh này từ lâu lắm rồi, nghe nói từ hồi còn bé cơ.
Cứ đến mùa đông, hoặc trời trở lạnh là bà khó thở.
Bà thở khò khè như tiếng kéo gỗ lò rèn. Chốc chốc bà lại ngước mắt lên trần nhà, như thể làm thế thì bà sẽ hít được nhiều không khí hơn. Nhưng điều đó chẳng giúp ích gì được cho bà, tôi thấy ngực áo bà phồng lên xẹp xuống gấp gáp, gương mặt bà bắt đầu đỏ bừng và mồ hôi bắt đầu lấm tấm trên trán.
Bà cầm cái bình nhỏ chị Ni đưa cho bà hâp tấp kê vào miệng.
Mãi một lúc bà mới thôi hổn hển và sắc mặt dần trở lại bình thường.
Chị Ni rên rỉ:
- Bà ơi, bà phải luôn để bình xịt trong túi áo chứ bà.
- Ờ, bà quên.
Bà móm mem cười. Chuyện quan trọng như vậy mà bà trả lời thật nhẹ nhõm, cứ như thể người ta quên đội nón đi ra đường.
Phải chăng những người thấu lẽ đời vẫn coi chuyện sống chết như sợi bấc?
53
Bạn đã bao giờ đi ngược nắng trên đường phố vào buổi chiều chưa? Khi từ nhà bà cố chị Ni trở về trên xe xích lô, thoạt đầu tôi phải nheo mắt vì bị những tia nắng chiếu vào mắt.
Nhưng một lát sau thì tôi quen dần. Tôi không còn thấy chói mắt nữa. Nắng buổi chiều lọc qua những đám mây dày, trở nên êm dịu khác thường. Phong cảnh quen thuộc dường như cũng khoác bộ mặt khác, lạ lùng và thơ mộng khó tả.
Dưới những tia nắng ngược, những tảng cây như bốc khói, hàng me già nhìn từ xa giống như những người khổng lồ đang quấn tóc bằng dải sương mờ. Khi tới gần tôi thấy bóng lá đổ xuống mặt đường hệt như bãi cỏ ai mới trồng.
Nắng chiều cắt từ đâu đó từng ô tròn, ô vuông và ô chữ nhật, dán lốm đốm lên các bức vách hai bên phố.
Dưới những tia nắng ngược, những ngôi nhà bỗng nhiên toả sáng. Cảnh vật vì thế trông sạch sẽ và sáng sủa như vừa được lau chùi. Những người đi lại trên phố nom cũng hồn nhiên và hiền lành hơn. Có vẻ như ngay cả họ cũng vừa đươc lau chùi. Những đăm chiêu, mưu mô, tính toán không còn dấu vết trên họ. Trông họ thoải mái lạ lùng.
Khi tôi quay sang Binô và nói với nó cảm giác của tôi, nó đồng ý ngay. Nhưng vì nó là nhà hiền triết nên cũng có điểm nó nghĩ khác tôi:
- Khi con người ta trông thiện lương hơn thì không phải vẻ mặt mà chính tâm hồn của họ vừa được lau chùi!
54
Ba chị Ni là một con người kỳ lạ. Suốt ông ở trên ở trên căn gác gỗ ngồi lì truớc một khối sắt gọi là computer.
Ông ngồi trên chiếc ghế có tựa từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối chỉ để làm mỗi một việc là gõ lóc cóc lên một thứ có tên là bàn phím.
Ông viết ra nhưng con chữ, những trang văn và những vần thơ.
Một buổi chiều cuối năm, tôi leo lên căn gác, đã định cào cửa để kiếm ăn, nhưng rồi tôi vội bỏ chân xuống.
Tôi cứ im như thế, nghiêng đầu lắng tai nghe, theo kiểu cún.
Có tiếng ba chị Ni đọc thơ đằng sau cánh cửa.
Ai đó nói: Thơ ca là thứ vô cùng phù phiếm nhưng vô cùng thiêng liêng. Tôi tin ngay. Cũng như tôi tin ở trên đời có những thứ vô cùng thiêng liêng nhưng vô cùng phù phiếm.
55
Giữ mùa, cất tháng, giấu chiêm bao
Đôi mắt tôi cay hạt bụi nào
Khóc trong trí nhớ bờ tre nhỏ
Chuồn chuồn còn tắm ở cầu ao?
Xe đò chỉ chạy một ngày thôi
Bảy nhánh sông thêm bốn ngọn đồi
Nằm nghe chìa khoá xoay trong ổ
Mới biết thời gian đóng cửa rồi
Lại một năm xa chắc chẳng về
Tháng mười lũ quét trắng cơn mê
Ở đây áo ấm, trời lên Tết
Con dế giang hồ đang nhớ quê…
56
Ba chị Ni xuất thân từ nông thôn. Ba chị đang nhớ quê. Ông đang làm thơ sầu xứ.
Tôi chắc cũng là một con cún nhà quê. Hôm nọ, nằm nhìn nắng sau những ngày mưa, nỗi hoài cảm từ đâu kéo tới lấp đầy hồn tôi khiến tôi rưng rưng vô hạn.
Nhánh sông - ngọn đồi - bờ tre - cầu ao - con dế - con chuồn chuồn, tôi nhớ tôi chưa thấy bất cứ thứ gì trong những thứ đó nhưng mặt khác tôi lại có cảm giác tôi đã biết tất cả, cũng như tôi có thể cảm nhận được ngay mùi khói bếp, mùi gỗ tươi mới đốn, cả mùi của những ngọn gió mùa xuân.
Ba chị Ni là con dế giang hồ.
Tôi là con cún giang hồ.
Cả hai đều đang nhớ quê.
Chỉ khác là tôi không biết quê tôi ở đâu. Nhưng hẳn đó là nơi có nhiều nắng và gió, cây xanh và cỏ hoa, tiếng chim và tiếng dế.
Có ai không có một miền quê để nhớ?
Ngay cả tôi, tôi cũng có một miền quê trong tiềm thức đó thôi.
57
Nỗi hoài cảm có mùi vị riêng và không phải lúc nào tôi cũng có thể mô tả được mùi vị của nó. Ngược lại, tình yêu và nỗi nhớ trong vần thơ của ba chị Ni cụ thể và rõ rệt hơn nhiều.
Sinh ra trên mảnh đất này
Tôi yêu chim chóc, hàng cây, cửa nhà
Yêu từ góc bếp yêu ra
Yêu từ biển rộng đảo xa yêu vào
Yêu bông hoa dại bên rào
Yêu làn mây trắng cao cao giữa trời
Tôi sinh ra giữa cuộc đời
Yêu người thân thuộc lẫn người không quen
Yêu ô cửa sổ sáng đèn
Em thơ ngồi học, mẹ hiền vá may
Cha tôi đi cuốc đi cày
Tôi yêu đồng ruộng đêm ngày nắng mưa
Chị tôi đi sớm về trưa
Tôi yêu lối cũ đường xưa trong làng
Mối tình thầm lặng tôi mang
Tôi yêu cô gái đã làm khổ tôi
Mai sau tôi có lìa đời
Tôi yêu nấm đất nơi tôi sẽ nằm…
58
Dù sống ở thành phố đã lâu, ba chị Ni mãi mãi vẫn là một người nhà quê.
Ông viết những bài thơ hoài niệm.
Ông ăn những món ăn trong hoài niệm.
Ông đặc biệt thích dưa món, cải chua, cà dầm, rau muống và những con cá ướp muối thật mặn.
Và không bữa cơm nào trước mặt ông thiếu chén nước mắm nguyên chất rót ra từ chiếc thùng thiếc to tướng gửi vào từ ngoài quê.
Với ông nước mắm có lẽ là điều vĩ đại nhất sau tình yêu.
Ở điểm này, dù rất thông cảm và kính trọng ông, tôi và thằng Binô không thể
chia sẻ cùng ông được.
Tôi sẵn sàng cùng ông nếm trải cảm giác sầu muộn nhưng không thể nào nếm được những món ông ưa thích.
Bọn cún chúng tôi không thích dùng lưỡi và răng để khai quật lại lịch sử, ngay cả đó là lịch sử ẩm thực của một vùng đất.
Chúng tôi chỉ thích nhấm nháp tôm khô, phô mai, xúc xích và đặc biệt là các loại xương.
Kiểu ăn uống của ba chị Ni là kiểu ăn uống “bảo thủ”. Mẹ chi Ni bảo thế.
Ông cười:
- Một dân tộc bảo thủ trong ăn uống là một dân tộc giàu bản sắc. Mặn ngọt cay chua trong món ăn gợi lại mặn ngọt cay chua trong cuộc đời. Suy cho cùng con người ta ăn uống chủ yếu bằng tâm trạng.
Bọn cún chúng tôi không thế.Chúng tôi thưởng thức thức ăn bằng vị giác và khứu giác.
59
Nhân chuyện ăn uống của ba chị Ni, thằng Binô nghĩ ra trò chơi mới.
Nó hỏi tôi:
- Mày thích món ăn gì nhất?
Tôi đã định buột miệng “xúc xích” nhưng đến phút chót tôi đổi lại:
- Xương gà.
Với bọn tôi, một món ăn gọi là ngon bất buộc phải có cái gì đó để gặm.
Con người thích gặm nhấm lịch sử, gặm nhấm kỷ niệm. Chúng tôi thích gặm xương.
Qua nhiều đời, loài chúng tôi vẫn nuôi nấng thú vui này như nuôi nấng một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Tóm lại, xương, thật là tuyệt!
60
Binô gọi trò chơi mới này là trò TỰ BẠCH.
Nó hỏi tiếp, vẻ dò xét:
- Nghề mơ ước của mày?
- Kéo xe.
- Kéo xe? – Binô mở to mắt nhìn tôi, có vẻ không tin vào tai mình.
- Ừ kéo xe.
Tôi gật đầu, kể cho nó nghe những gì tôi đã được xem về bọn chó kéo xe bên cạnh những con tuần lộc trên những khối tuyết trắng mênh mông.
Phải mất một lúc câu chuyện của tôi mới xuyên qua được vỏ não của Binô.
- Không đươc rồi, nó nói, nơi đó là Bắc Cực.
- Thì sao?
- Bắc Cực xa lắm, Binô nói trong khi nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp, chúng ta, nghĩa là trong đó có mày, không bao giờ có thể tới nơi đó được.
- Tới được!
- Không được!
- Bắc Cực dù ở tận đâu đâu
Đi hết ngày dài tới đêm thâu
Đi hoài như thế không ngừng nghỉ
Cũng có ngày tới được chứ sao!
Tôi hét lên, hùng hồn và lưu loát như thể đang đọc thơ trước quảng trường.
Tôi không có ý định bắt chước ba chị Ni. Tôi không nghĩ tôi sẽ làm thơ và làm được thơ. Nhưng những câu vần vèo đó tự động ráp lại trong tâm thức của tôi và bật ra như những mũi tên.
Bây giờ thì tôi hiểu tại sao những nhà cách mạng hay dùng thơ để bày tỏ khí tiết.
Nhà hiền triết Binô sững sờ trong một giây, rồi chớp mắt:
- Ờ, nếu làm đúng như vậy, mày sẽ tới được Bắc Cực.