Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 88: Đất Phạm Dương, tiết độ sứ làm phản, Thành Đông Kinh, Phong Thường Thanh mộ binh
Từ rằng:
An Lộc Sơn vốn loài lang sói
Chẳng hề thương hề đoái đến ai
Chẳng vương phụ, không vương phi
Bắc phương khởi loạn, chín châu lửa tràn
Ngựa què, giáo gãy, xe tan
Triều đình nghiêng ngả, lệ tràn thấm khăn.
Theo điệu "Xú nô nhi"
Từ xưa nay, bề tôi phản loạn, con cái bất hiếu, người người đều nguyền rủa. Đã là bậc vua sáng phải thấy ngay thuở ban đầu, mà lập tức tiêu trừ, không để cho tràn lan, còn nếu là hàng đại thần vì chúa, vì nước, khử gian trừ bạo, lo việc khi chưa rõ, nghĩ nạn khi hoạn chưa đến, thì mới không phải là kẻ ngu đần. Còn nếu thiên tử mà ngộ nhận gian thần ra lương thần, kẻ nghịch ngay cạnh hông dưới nách vẫn không hay, chẳng khác gì cái ung, cái nhọt. Kịp đến khi chuyện xảy ra rồi thì trăm quan lâu nay vẫn cùng lũ giặc chung thờ vua, nay lại buông lời oán thán. Gian thần chưa quyết dấy loạn, thì đã vội gieo điều tiếng, hết cách này đến cách khác, làm tình thế càng thêm nguy ngập, để tỏ ra rằng lời tâu của mình đúng, để khoái ý riêng mình. Nhưng nào biết cách dẹp loạn, chỉ giỏi ở cửa miệng vậy thôi, thì cũng đáng là phường dối vua hại nước, chẳng rõ việc tiến lui, không xem xét nổi tình thế, việc binh chẳng biết, lính cũ không hay, lính mới cũng tốt, trăm sự rối loạn, thật đáng giận thay! Đáng thương thay?
° ° °
Lại nói Đường Huyền Tông nghe Phùng Thần Uy thưa chuyện An Lộc Sơn tiếp chiếu thư ra sao, trong lòng vô cùng căm giận. Thần Uy lại còn tâu:
- Cứ cung cách này mà nói, kẻ nô tỳ này khác gì vào hang cọp, chẳng còn nghĩ đến được về trông thấy thiên nhan nữa kia?
Nói rồi khóc nức nở. Huyền Tông lại càng nghiến răng tức tối, từ bấy trở đi, sớm tối trong cung, lúc thì quát mắng Lộc Sơn là kẻ vong ân bội nghĩa, lúc thì trầm ngâm, ảo não. Dương Quý Phi cũng không biết làm thế nào, chỉ đành lựa chiều mà khuyên giải rằng:
- An Lộc Sơn vốn là dòng Phiên, không biết lễ nghĩa, ngày thường lại được bệ hạ quá yêu thương, coi như cha con trong một nhà, vậy nên thành thói quen kiêu ngạo, ngang ngược. Chẳng qua nhất thời lăng loàn, xin thánh thượng đừng quá lo lắng. Lúc đầu Lộc Sơn dâng biểu hiến ngựa, cũng chưa chắc đã có ý phản loạn. Hiện nay Lộc Sơn có con ở Trường An này, kết hôn với hàng tôn thất triều đình, nếu Lộc Sơn ở ngoài biên nổi loạn, không nghĩ đến con ở kinh sư sao?
Vốn con trai trưởng của Lộc Sơn là An khánh Tôn, con thứ là Khánh Tự. Khánh Tôn đã hỏi Vinh Nghĩa Quận chúa, vốn dòng tôn thất, đến khi Lộc Sơn ra trấn Phạm Dương, lưu Khánh Tôn ở lại làm hôn lễ. Từ bấy đến nay, vẫn ở trong kinh đô, chưa ra Phạm Dương lần nào. Huyền Tông thấy Quý Phi nói thế, nghĩ ngợi một hồi mà rằng:
- Dạo trước Khánh Tôn cùng Vinh Nghĩa Quận chúa làm hôn lễ, trẫm đã lệnh cho lễ quan, triệu Lộc Sơn về kinh để dự luôn. Y lấy cớ việc biên cương bận rộn mà từ chối, không chịu về. Nay chi bằng bắt Khánh Tôn viết thư cho cha, khuyên Lộc Sơn về triều nhận tội, xem y về hay không thì biết ngay lòng dạ thật ra sao.
Liền lệnh Cao Lực SI, truyền Khánh Tôn viết thư, sai sứ đưa ngay đi Phạm Dương, nói rõ thêm thánh thượng vừa xây một loạt nhà tắm nước nóng ở Hoa Thanh cung, vẫn chờ Lộc Sơn về tắm, để xem y có còn nhớ việc "tắm con" ngày nào chăng. Cả trong thư nữa, cũng truyền Khánh Tôn nói rõ ý này.
Khánh Tôn vâng mệnh, viết ngay thư rồi dâng lên cho Huyền Tông xem, ngay hôm đó sai sứ mang đi.
Không ngờ Dương Quốc Trung thầm tính toán rằng, Lộc Sơn xem thư con, sẽ thật lòng về Trường An, triều đình tất giữ lại. Y đã có dây ràng buộc chặt chẽ trong cung, lại sẽ được trọng dụng, thế nào rồi cũng sinh đoạt sủng giành quyền với Quốc Trung này, chi cho bằng hãy đẩy mạnh nữa để y phải làm phản, vừa chứng thực được lời biện bác của mình lại tuyệt hắn được sự giành giật với mình, có phải là muôn đường thuận lợi không?
Môn khách của Lộc Sơn là Lý Siêu, lúc này vẫn ở kinh. Quốc Trung liền tìm cách vu hãm Lý Siêu, lo lót đủ đường, để đưa vào nhà giam của Ngự sử đài, ghép vào tội chết, làm cho Lộc Sơn càng lo ngại hơn. Quốc Trung lại mật tâu với Huyền Tông:
- Khánh Tôn tuy vâng chỉ viết thư cho cha, nhất định còn viết thư riêng khác nữa. Thần tính Lộc Sơn chẳng chịu về, sớm muộn rõ ràng sẽ hành động.
Một mặt sai tay chân thân tín, ngày đêm đi Phạm Dương, tùy nơi tùy lúc mà phao rộng rằng:
- Thiên tử thấy An Lộc Sơn khinh mạn chiếu thư quát nạt sứ giả, lại tìm ra việc tư thông của Lộc Sơn với nội cung, nên mười phần giận dữ, đem con Khánh Tôn giam lại, lừa cho cha vào kinh, để hỏi tội rồi sẽ giết cả hai cha con một thể.
Lộc Sơn nghe được lời đồn này, vừa ngạc nhiên kinh hãi, vừa tức tối. Chẳng bao lâu lại có thư của Khánh Tôn tới, Lộc Sơn vội mở ra xem, đại lược như sau:
"Trước đây phụ thân dâng biểu hiến ngựa tốt, thiên tử rất lấy làm vừa ý. Nhưng vì binh tính, tướng sĩ hộ tống quá nhiều. chỉ sợ phiền nhiễu, nên ban chỉ dụ tạm hoãn, chứ cũng không có ý gì khác.
Nhưng gần đây thiên sứ phục chỉ, rằng phụ thân có những lời kông thật khiêm nhường, thiên tứ lấy làm quái lạ. Nhưng cũng may thay, thiên tử vốn khoan nhân đại độ, không chấp những lỗi đã qua.
Phụ thân nên về triều ngay để tạ tội, thì lập tức những nghi ngờ trên dưới sẽ cởi hết, lời đàm tiếu cũng sẽ không còn, thân danh đều yên ổn, tước vị cũng sẽ mãi mãi há không phải là điều hay sao?
Hôm vừa rồi thánh chỉ tại vừa ban: ở cung Hoa Thanh vừa xây xong một loạt nhà tắm nước nóng, vẫn có ý chờ phụ thân về tắm, để nhớ lại cảnh "tắm con" năm nào vui đùa. Thế há là ơn của thiên tử thật là cao đấy sao!
Huống chi hôn nhân của con hiện nay đã hoàn tất, việc viếng thăm lâu nay cũng thiếu sót, lòng những khát khao được sum họp với phụ thân. Đó cũng chính là lòng thành thật của vợ chồng đứa con cả này vậy. Con bất hiếu là Khánh Tôn trình thư này trước án. Mong được thấy phụ thân về phục mệnh thiên tử."
Lộc Sơn xem xong thư, căn dặn sứ giả:
- Con ta có việc gì không?
Sứ giá thưa:
- Kẻ đầy tớ này ra khỏi kinh sư, thì đại nhân cùng cả nhà vẫn không hề gì. Nhưng trên đường đi, thì nghe môn khách của quan lớn là Lý Siêu, phạm tội hạ ngục. Lại nghe tin đồn, gần đây trong cung có phát giác ra được chuyện gì đó, đại nhân đã bị tống ngục, không hiểu thực hư ra sao!
Lộc Sơn nói:
- Ta cũng nghe lời bàn tán này rồi, tất cũng phải có nguyên cớ nào chứ!
Lại xuống giọng hỏi nhỏ:
- Lúc ngươi ra đi. Quý Phi nương nương có truyền mật chỉ gì cho ngươi không?
Sứ giả thưa:
- Kẻ đầy tớ này vâng mệnh đại nhân, nhận thư đi ngay không dám trù trừ, không thấy Quý Phi truyền dặn gì cả.
Lộc Sơn nghe ra, càng băn khoăn nghĩ ngợi. Tại sao Dương Quý Phi lâu nay vẫn chu toàn cho Lộc Sơn, luôn luôn có thư từ đi lại, lần này sao lại không có. Cũng bởi Khánh Tôn vâng mệnh viết thư, sai sứ mang đi, Quý Phi ngại không dám gửi thư từ gì. Trong lòng rất muốn Lộc Sơn vào kinh gặp gỡ, nhưng chỉ sợ Lộc Sơn vào hang cọp, sẽ bị kẻ khác ám hại không biết lúc nào, còn nếu không về, lại sợ thiên tử nổi giận, nên định sai nội thị tăm phúc, đem thư cho Lộc Sơn khuyên Lộc Sơn hãy khoan về kinh, chỉ nên viết ngay biểu về tạ tội là hay hơn cả. Thư viết xong, không ngờ Dương Quốc Trung đã sai ngay bọn lính thân tín, rải dọc đường đi Phạm Dương, nhất là ở các trạm dịch, quán xá, tra xét rất kỹ lưỡng người qua kẻ lại, đề phòng thư từ tư thông. Nên Quý Phi cũng không dám gửi mật thư, sợ bị phát giác, nguy hại không nhỏ, vì vậy trù trừ vẫn chưa cho người đi.
Ở ngoài biên, Lộc Sơn không thấy thư riêng của Quý Phi, lại đoán rằng việc trong cung bại lộ là có thật, thầm nghĩ: "Quả việc đã phát giác, thì ta chẳng có cách nào cứu vãn nữa. Cái thế bấy giờ: không phản cũng không xong". Liền cùng với bộ hạ tâm phúc là Khổng mục Thái bộc thừa Nghiêm Trang, Thư ký đồn điền Viên ngoại lang Cao Thượng, Tả tướng quân A Sử Na Thừa Khánh, bàn mưu tính kế khởi sự.
Nghiêm Trang, Cao Thượng cực lực tán đồng mà thưa:
- Nay minh công tinh binh trong tay, lại coi giữ nơi đất hiểm yếu lúc này mà không dựng nghiệp lớn, còn đợi đến bao giờ nữa!
Lộc Sơn đáp:
- Ta từ lâu nay đã có ý này, chỉ vì hoàng thượng đãi ta rất hậu, định đợi đến ngày hoàng thượng qua đời, sẽ khởi binh cũng chưa muộn.
Nghiêm Trang thưa:
- Thiên tử nay tuổi đã nhiều, đắm say trong tửu sắc, quyền hành trong tay bọn gian thần, triều chính đổ nát, lòng dân ly tán, chính là đúng lúc nên khởi sự. Nếu chờ được hoàng thượng băng hà, vua mới lên thay, nếu biết dùng người hiền, bỏ kẻ nịnh, lo toan việc nước thì liệu chúng ta có còn đứng vững, hay tai họa tránh không kịp.
A Sử Na Thừa Khánh tiếp:
Nói chuyện hoạn nạn, chẳng cần phải đợi vua mới, mà ngay trước mắt cũng chẳng phải không có. Nay không khó ở chuyện khởi sự mà khó có thành sự không thôi. Vì vậy phải trù mưu tính kế cho vẹn toàn, chỉ cần nhất tề hành động là có thể thâu tóm được về một mối!
Cao Thượng bàn:
- Nay quốc gia phép binh chẳng có kỷ cương rõ ràng, vũ khí, lính tráng tan rã, hư hỏng, tướng soái tuy nhiều, nhưng gian thần thao túng triều đình. Kẻ muốn làm cũng chẳng có đất, chỉ đành giậm chân tức tối. Chúng ta chỉ cần đồng tâm hợp lực, góp sức, gắng công thì chẳng ai có thể cản nổi, chẳng mấy lúc mà thành công. Đấy chính là kế vẹn toàn vậy.
Lộc Sơn mừng lắm, ý phản nghịch mới càng quyết.
Ngay hôm sau, lập tức triệu các tướng sĩ lớn nhỏ ngay trong phủ. Lộc Sơn nhung phục đầy đủ, đeo kiếm dài, ngồi ngay trên điện cao. Trước tiên là giả một đạo sắc thư của thiên tử, rút ngay trong tay áo ra, hiểu dụ các tướng:
- Hôm vừa rồi có sứ giả ở chỗ con ta An Khánh Tôn tới, đem theo mật sắc của hoàng thượng, đòi An Lộc Sơn ta dẫn binh về triều, trừ diệt gian thần Dương Quốc Trung. Các ngươi phải cùng lòng gắng sức giúp ta một tay, trước mắt là quét sạch rác bẩn quanh hoàng thượng, công thành quả mãn, ban thưởng không nhỏ, hãy cố gắng lên.
Các tướng nghe ra, đều ngạc nhiên tái mặt, sợ hãi nhìn nhau, không dám nói một lời. Nghiêm Trang, Cao Thượng, A Sử Na Thừa Khánh, cầm kiếm đứng dậy, nhìn thẳng mặt mọi người mà lớn tiếng:
- Thiên tử đã có mật sắc, cứ theo lệnh mà làm, ai dám không tuân.
Lộc Sơn cũng chống kiếm lên tiếng quát:
- Ai không tuân, cứ theo quân pháp mà trị!
Các tướng thường ngày vẫn sợ Lộc Sơn vừa quyền uy vừa hung dữ, lại thấy bọn Nghiêm Trang sẵn sàng ra lệnh, nên chẳng ai dám hó hé một lời. Lộc Sơn liền ra lệnh khởi mười lăm vạn binh, từ Phạm Dương kéo đi, giả xưng là hai mươi vạn. Ngay hôm đó, mở tiệc đãi tướng sĩ, binh lính. Sai phó tiết độ sứ Phạm Dương là Giả Tuần, ở lại trông coi Phạm Dương. Phó tiết độ sứ Bình Lư Lã Tri Hồi coi Bình Lư. lại sai biệt tướng Cao Tú Nham giữ Đại Đồng, còn các tướng khác đều dẫn quân về nam, khí thế trùm trời đất. Lúc này là tháng mười một năm thứ mười bốn, đời Thiên Bảo 1.
Về sau có người làm thơ than:
Tướng Phiên phản nghịch lộ rành rành.
Vua vẫn tin là hạng chí thành
Đừng tưởng rồng chèo không nổi sóng
Đường Thục muôn dân trước gập ghềnh.
Ngày trước khi tể tướng Trương Cửu Linh còn đương tại triều, đã từng nói An Lộc Sơn có tướng phản, nếu không trừ khử, thì quả là nuôi họa trong người. Huyền Tông vẫn không tin, lại vẫn thường bày trận chơi trước lầu Cần Chánh, gọi Lộc Sơn tới xem. Huyền Tông ngồi trên long sàng, cho phép Lộc Sơn đứng ngay bên, trong khi đó các quan đại thần, cho chí Hoàng Thái tử đều phải ngồi ở phía dưới.
Đến lúc Huyền Tông đứng dậy thay áo, Thái tử theo sau, mật tâu rằng:
- Xem suốt xưa nay, chưa bao giờ thấy Vua với bầy tôi lại cùng ngoảnh mặt hướng nam để xem trò vui. Phụ hoàng đối đãi với Lộc Sơn như vậy, liệu có thái quá chăng? Sợ trăm quan nhìn vào, có chỗ không thật yên ổn chăng?
Huyền Tông khẽ cười phán:
- Lâu nay người ngoài ai cũng bảo Lộc Sơn có dị tướng, trẫm cứ thử trêu tức xem sao?
Mỗi lần yến hội, Lộc Sơn thường ngày ở ngay trong cung, mượn cớ say rồi ngủ luôn. Cung nhân nhiều người nhòm ngó, thấy thân hình hóa thành rồng, nhưng đầu lại thành đầu lợn, lấy làm kỳ dị, liền mật tâu với Huyền Tông. Huyền Tông cũng xem thường, cho rằng loài rồng lợn như thế, không thể nổi mây tuôn sóng, chẳng đủ sợ, rồi sai lấy bức bình phong "gà vàng" che kín lại, mặc cho Lộc Sơn ngủ. Nào ngờ có ngày nay, trở thành họa lớn cho Quốc gia, bài thơ của người đời sau làm trên đây chính là nhắc tới việc này vậy.
Lại kể chuyện Lộc Sơn khởi loạn, kéo binh về nam. Kỵ binh, bộ binh đều tinh nhuệ, phong trần nổi khắp nghìn dặm, gặp lúc thiên hạ bình yên đã lâu, trăm họ hằng mấy đời không thấy chuyện binh đao, đến khi thấy Phạm Dương binh lửa, xa gần đều kinh hoàng. Cả một vùng Hà Bắc rộng lớn đều thuộc quyền Lộc Sơn lâu nay, các phủ huyện mà quân y kéo qua, chẳng khác gì trúc chẻ, ngói tan, hoặc bỏ thành mà chạy, hoặc có người bị y bắt sống, hoặc có nơi chống cự.
Viên quan lưu trú Thái Nguyên Dương Quang Hối, họ với Dương Quốc Trung, An Lộc Sơn ý muốn giết, liền sai một đội người ngựa kéo về Thái Nguyên, mặt khác lại truyền cho bộ tướng Hà Thiên Niên, Các Mạc, dẫn hơn hai mươi người ngựa, mượn tiếng đi săn thú dâng thiên tử, theo đường dịch trạm tới Thái Nguyên. Lúc này Quang Hối vẫn chưa được tin Lộc Sơn phản loạn, nghĩ rằng có đoàn sứ giả của Phạm Dương đi qua, nên ra khỏi thành nghênh tiếp, liền bị bọn này bắt sống, giải đến trước hành trướng An Lộc Sơn mà giết chết.
Huyền Tông nghe tin Lộc Sơn đã làm phản, vẫn còn nghĩ rằng người ta đồn bậy vậy thôi, đến khi nghe tin Quang Hối bị giết, do Thái Nguyên báo về mới tin là Lộc Sơn phản thật, giật mình kinh hãi. Quý Phi cũng há miệng, trợn mắt hoảng sợ. Huyền Tông triệu trăm quan để bàn về việc này. Bàn luận mãi vẫn chưa ra sao, có người thưa nên trừ diệt, có kẻ bàn nên chiêu an. Riêng Dương Quốc Trung dương dương tự đắc mà rằng:
- Thằng đầy tớ này từ lâu đã ôm lòng phản trắc, thần đã biết rõ gan ruột y, bao lần tâu trình hoàng thượng, nay hoàng thượng mới thấy lời thần quả không sai mảy may vậy!
Huyền Tông phán:
- Tên nô lệ người Phiên nay đã phụ ơn làm phản, tội không thể không diệt. Nay y dựa vào quân đông, ngựa mạnh tiến như nước lũ, lấy gì mà chống đỡ cho được bây giờ?
Quốc Trung tâu:
- Bệ hạ không lo, kẻ thực tâm phản nghịch chỉ mình Lộc Sơn, còn tướng sĩ chẳng có lòng nào, đều bị Lộc Sơn bức bách cả thôi. Triều đình chỉ cần sai một đạo quân, bá truyền rộng rãi cho thiên hạ là hưng binh hỏi tội, chẳng qua trong vòng một tuần thì đã lấy được thủ cấp về kinh, có điều gì đáng ngại!
Huyền Tông tin lời, cũng không tính toán gì thêm.
Chính là:
Gian thần bạc ác
Xã tắc loạn lạc
Dối vua hại dân
Đùa dai với giặc.
Lại nói An Khánh Tôn từ khi sai người đưa thư, ngày đêm trông chờ phụ thân vào kinh, cha con gặp gỡ, không ngờ sinh việc phản loạn, hoảng hốt không biết tính liệu ra sao, đành phải cởi trần tự trói, đến trước điện vàng chịu tội. Huyền Tông thương là rể của tôn thất, ý cũng muốn tha.
Dương Quốc Trung tâu rằng:
- Lộc Sơn đã từ lâu nuôi chí làm phản, bệ hạ không trừ ngay được, để đến nỗi ngày nay xảy ra chuyện này. Khánh Tôn là con cả của y, pháp luật không thể dung, có thể nào tha tội, để rồi lại nuôi mầm họa sau này nữa sao?
Huyền Tông do dự, Quốc Trung tiếp:
- Khi Lộc Sơn còn ở kinh sư, được thánh thượng đứng ra cho làm thân với thần này, nên thường ngày với thần chỉ có ơn mà chẳng có oán gì, nhưng Lộc Sơn vẫn vô cớ mang lòng căm ghét thần đến tận xương tủy. Dương Quang Hối chỉ do ngẫu nhiên cùng họ với thần, mà Lộc Sơn đã xử đến như thế. Khánh Tôn lại là con trưởng của Lộc Sơn, nay bệ hạ vẫn tha không giết, thì làm sao mà thiên hạ phục cho được.
Huyền Tông đành phải nghe theo, truyền xử tử Khánh Tôn. Quốc Trung còn tâu đem mẹ con Vinh Nghĩa Quận chúa bắt thắt cổ cả lượt.
Chính là:
Chưa diệt thằng đầu têu
Thì hãy chém con nó trước
Mai sau giết đến cha
Giờ hãy cứ thế đã.
Huyền Tông giết Khánh Tôn rồi hạ chiếu ban bố tội trạng Lộc Sơn sai tướng quân Trần Thiên Lý đi Hà Đông chiêu mộ dân binh, rồi sai các đoàn luyện sứ dẫn binh chống giặc. An Tây Tiết độ sứ Phong Thường Thanh, lúc này vào kinh công cán, Huyền Tông hỏi tới phương lược dẹp loạn. Phong Thường Thanh chính là dòng dõi Phong Đức Di vốn là kẻ có chí lớn nhưng mồm miệng còn lớn hơn nữa, thấy việc thì vội khoa trương, đón ý của Huyền Tông mà tâu rằng:
- Lâu nay thiên hạ thái bình, việc binh bỏ bê, vũ khí thiếu hỏng, nên dân chúng rất sợ giặc giã, trông theo gió mà chạy cả. Nhưng lẽ thuận nghịch xưa nay, dẫu có chuyển biến gì đi nữa, cũng chẳng có điều gì đáng băn khoăn. Nay thần xin đi Đông Kinh, mở cửa kho tàng, chiêu mộ dân binh rồi lên ngựa mà vượt sông, đánh thẳng vào lũ loạn nghịch, có thể đêm ngày lấy được thủ cấp, dâng dưới cửa khuyết.
Huyền Tông mừng lắm, liền phong ngay Thường Thanh làm Phạm Dương, Bình Lư tiết độ sứ, lập tức theo đường trạm dịch về Đông Kinh, mộ binh giết giặc cho tùy nghi mà làm việc.
Từ xưa đã nói: nuôi quân nghìn ngày, dùng quân một sớm. "Dưỡng binh thiên nhật, dụng tại nhất triêu", thế nghĩa là lính phải nuôi dưỡng thường ngày, thì đến lúc có việc mới có thể có mà dùng ngay. Ngược lại, việc xảy ra rồi mới lo mộ binh, thì đúng là Lộc Sơn có quân lính, mà triều đình thì không vậy.
Nguyên là thời Sơ Đường, chế độ quân binh rất hay, chia thiên hạ ra làm mười đạo, gồm sáu trăm ba mươi tư quân phủ, một nữa là vùng trung nguyên đều thuộc các vệ quản hạt, có danh hiệu riêng, nhưng đều gọi là Triết xung phủ, tùy theo số lính nhiều ít mà chia làm ba hạng, một nghìn hai trăm người là thượng đẳng, một nghìn người là trung đẳng. Tráng binh từ hai mươi tuổi tòng quân, đến sáu mươi tuổi thì miễn, nghỉ ngơi tùy từng lúc, điều động tùy từng việc. Các Triết xung phủ đều có làm hiệu ước bằng gỗ, bằng đồng hình con cá trên dưới cùng hợp đính trước, triều đình cần động binh, thì đem chiếu thư, cùng hiệu ước, quận phủ khám xét đều phù hợp, mới phát binh. Phần quân trang, từ mũ áo giáp trụ, đều phải tự lo lấy, nhà nước hoàn toàn không có chi phí dưỡng nuôi binh lính, xong việc thì lại cho ngay về làm ruộng, tướng soái đều không có quyền cầm giữ binh sĩ. Phép quân như thế rất giống với thời cổ xưa.
Nhưng vì những nhà có người tòng quân, lại vẫn phải đốn những tạp dịch khác, nên ngày càng nghèo khó, cho nên đến việc thường bỏ trốn. Trương Duyệt lúc này mới xin với triều đình, lấy một ít lính khỏe mạnh, giữ ở quân đội lâu dài gọi là "Khoắc kỵ" 2. Binh lính ở các phủ càng ngày càng hao mòn, người chết không được điều thân, lại còn bị điều vào tội "Khoắc kỵ". Các quan tướng ở các phủ, đối với binh lính chẳng khác gì nô lệ. Còn ở biên cương, đối với binh lính lại càng tàn ngược hơn, sống đã khổ lại dễ chết, cũng chẳng được một chút an ủi gì. Vì vậy bọn này đều bỏ trốn hết.
Đến Lý Lâm Phủ, xin bỏ các quyền hạn Triết xung phủ, nên chỉ còn hư danh. Đến những năm Thiên Bảo, đều quy vào chế độ "Khoắc kỵ". Nhưng mọi sự đã rã rời, binh lính kén được đều là phường vô lại chẳng hề được luyện tập gì. Lại thêm thái bình đã lâu, những kẻ có quyền bàn bạc, đều cho rằng việc binh bị trong nước nên giảm bớt, càng cấm được càng hay. Trong dân gian có ai giữ giấu vũ khí, có con em theo đòi binh nghiệp, họ hàng đều chê cười không thèm nhìn đến. Tướng giỏi binh cường đều dồn ra ngoài biên ải, nhất là ở vùng tây bắc, Trung nguyên hoàn toàn trống rỗng. Một sớm có biến, chẳng có một đội quân nào mà dùng, vì vậy không thể không mộ lính mới. Nhưng những thứ tổ tiên đã gây dựng nên, thì con cháu đều để hư hỏng. gây dựng lại đâu phải một sớm một chiều, việc thua chạy cũng là lẽ thường vậy.
Lại thêm người ngựa của An Lộc Sơn vừa nhiều vừa khỏe, quân sĩ đều vốn thuộc dòng Hồi Hột, của bộ lạc Đột Quyết A Bố Ty, Lộc Sơn dụ hàng được, vì vậy bộ hạ Lộc Sơn binh cường mã tráng, chín châu khó mà theo kịp.
Chuyện dông dài đã đủ, hãy quay về việc Phong Thường Thanh mộ binh theo lệnh Huyền Tông, ngày đêm về Đông Kinh, lấy sạch tiền lương của các kho, xuất bảng gọi lính. Lập tức người tới đông như chợ, trên dưới một tuần 3 đã dược tới hơn sáu vạn người, nhưng đều là phường lêu lổng, ăn chơi vô nghiệp nghệ, không thể nào ra trận cho được, lại dò biết người ngựa của An Lộc Sơn khôn địch. Thường Thanh mới hối hận trước đây đã trót lớn tiếng ở triều đường, nay vai gánh việc nặng, chẳng biết dựa vào ai, đành phải dẫn quân sĩ ra chặn ở cầu Hà Dương, để phòng ngự.
Huyền Tông lại sai Vệ úy khanh Trương Giới Nhiên làm Hà Nam Tiết độ sứ, coi sóc mười ba quận vùng Trần Lưu, cùng với Thường Thanh nương dựa lẫn nhau.
Lộc Sơn kéo binh tới Linh Xương, gặp đúng lúc rét cắt da, Lộc Sơn lệnh cho binh lính dùng dây dài, buộc các thuyền cùng với cỏ, củi khô lại, cứ thế qua sông. Qua một đêm, băng đóng rất dày, chẳng khác gì những bè nổi, người ngựa cứ thế qua sông, đánh thẳng vào Linh Xương quận. Kỵ binh của giặc tung hoành, chẳng thể biết ít nhiều, mặc sức tàn ngược.
Trương Giới Nhiên mới tới Trần Lưu được mấy ngày, người ngựa Lộc Sơn đột ngột xuất hiện. Giới Nhiên vội xua dân binh lên giữ thành, không ngờ chưa kịp đánh nhau, lòng người đều sợ hãi, trời thì quá rét, tay chân giá buốt, không tài nào giữ được. Thái thú Quách Nội Kinh tự thán dẫn dân chúng mở cửa thành ra hàng. Lộc Sơn vào thành bắt được Giới Nhiên, chém ngay trước hàng quân.
Ngày hôm sau, thám mã về báo với Lộc Sơn: Thiên tử ban chiếu khắp thiên hạ, nói rõ An Lộc Sơn phản loạn, tội rất lớn, con cả Khánh Tôn đã bị giết ở kinh đô. Văn võ quan viên cho chí binh lính, dân chúng, ai chém được đầu An Lộc Sơn đem dâng, được phong tước vương. Tội chỉ gia một mình Lộc Sơn, ngoài ra các tướng sĩ quan viên, lính tráng theo Lộc Sơn lâu nay mà quy thuận triều đình, đều tha hẳn tội, không tra xét gì cả.
Lộc Sơn nghe nói con cả Khánh Tôn đã bị giết ở Trường An, giận lắm, khóc lóc lớn mà rằng:
- Ta có tội gì? Mà nay nỡ giết con ta. Thực đã đến nước không thể cùng chung sống rồi vậy!
Liền thả mặc cho binh lính giết sạch những người theo hàng để thỏa lòng căm tức của mình.
Chính là:
Rõ chính mày là phường phản nghịch
Còn kêu than: "Ta thật oan thay! "
Giết lương dân hiểm ác chất đầy
Nghĩ xem có đúng tội mày gấp muôn!
Trần Lưu vào tay giặc, Giới Nhiên bị giết, tin truyền về kinh. Huyền Tông ngự triều, trăm quan đều lo lắng, căm giận. Huyền Tông phán trước Dương Quốc Trung cùng trăm quan:
- Các khanh đều nói An Lộc Sơn phản nghịch, sự không đáng lo diệt trừ rất dễ. Nay đã đến lúc lấn đất cướp thành, chém tướng giết dân, thế như hổ đói, chính lúc cần chống cự, không thể coi thường. Trẫm nay già rồi, há lại để cái họa này cho đời sau, nên để cho hoàng thái tử trông coi triều chính, trẫm sẽ thân lãnh ba quân, cùng với các tướng xuất chinh, phải diệt cho kỳ được lũ vong ân bội nghĩa này!
Chính là:
Thiên tủ muốn thân chinh
Đông cung làm giám quốc
Gian thần nghe thất kinh
Giữa triều phơi mặt ngốc.
Chưa biết thắng bại ra sao, xin xem hồi sau kể tiếp. --------------------------------
1Tức năm 753 sau công nguyên. Việt Nam ta vẫn là thời thuộc Đường, Bắc thuộc lần thứ 3. 2Khoắc: cái nỏ đã giương sẵn, Kỵ: cưỡi ngựa. Tên riêng để chỉ bộ phận quân, thường trực làm việc bảo vệ cung khuyết của thời Đường. (Từ điển Thiều Chữu) 3Tuần: mười ngày, tháng chia làm ba: thượng tuần, trung tuần, hạ tuần. Cũng có khi hiểu là mười năm: "Tứ tuần đại khánh".
An Lộc Sơn vốn loài lang sói
Chẳng hề thương hề đoái đến ai
Chẳng vương phụ, không vương phi
Bắc phương khởi loạn, chín châu lửa tràn
Ngựa què, giáo gãy, xe tan
Triều đình nghiêng ngả, lệ tràn thấm khăn.
Theo điệu "Xú nô nhi"
Từ xưa nay, bề tôi phản loạn, con cái bất hiếu, người người đều nguyền rủa. Đã là bậc vua sáng phải thấy ngay thuở ban đầu, mà lập tức tiêu trừ, không để cho tràn lan, còn nếu là hàng đại thần vì chúa, vì nước, khử gian trừ bạo, lo việc khi chưa rõ, nghĩ nạn khi hoạn chưa đến, thì mới không phải là kẻ ngu đần. Còn nếu thiên tử mà ngộ nhận gian thần ra lương thần, kẻ nghịch ngay cạnh hông dưới nách vẫn không hay, chẳng khác gì cái ung, cái nhọt. Kịp đến khi chuyện xảy ra rồi thì trăm quan lâu nay vẫn cùng lũ giặc chung thờ vua, nay lại buông lời oán thán. Gian thần chưa quyết dấy loạn, thì đã vội gieo điều tiếng, hết cách này đến cách khác, làm tình thế càng thêm nguy ngập, để tỏ ra rằng lời tâu của mình đúng, để khoái ý riêng mình. Nhưng nào biết cách dẹp loạn, chỉ giỏi ở cửa miệng vậy thôi, thì cũng đáng là phường dối vua hại nước, chẳng rõ việc tiến lui, không xem xét nổi tình thế, việc binh chẳng biết, lính cũ không hay, lính mới cũng tốt, trăm sự rối loạn, thật đáng giận thay! Đáng thương thay?
° ° °
Lại nói Đường Huyền Tông nghe Phùng Thần Uy thưa chuyện An Lộc Sơn tiếp chiếu thư ra sao, trong lòng vô cùng căm giận. Thần Uy lại còn tâu:
- Cứ cung cách này mà nói, kẻ nô tỳ này khác gì vào hang cọp, chẳng còn nghĩ đến được về trông thấy thiên nhan nữa kia?
Nói rồi khóc nức nở. Huyền Tông lại càng nghiến răng tức tối, từ bấy trở đi, sớm tối trong cung, lúc thì quát mắng Lộc Sơn là kẻ vong ân bội nghĩa, lúc thì trầm ngâm, ảo não. Dương Quý Phi cũng không biết làm thế nào, chỉ đành lựa chiều mà khuyên giải rằng:
- An Lộc Sơn vốn là dòng Phiên, không biết lễ nghĩa, ngày thường lại được bệ hạ quá yêu thương, coi như cha con trong một nhà, vậy nên thành thói quen kiêu ngạo, ngang ngược. Chẳng qua nhất thời lăng loàn, xin thánh thượng đừng quá lo lắng. Lúc đầu Lộc Sơn dâng biểu hiến ngựa, cũng chưa chắc đã có ý phản loạn. Hiện nay Lộc Sơn có con ở Trường An này, kết hôn với hàng tôn thất triều đình, nếu Lộc Sơn ở ngoài biên nổi loạn, không nghĩ đến con ở kinh sư sao?
Vốn con trai trưởng của Lộc Sơn là An khánh Tôn, con thứ là Khánh Tự. Khánh Tôn đã hỏi Vinh Nghĩa Quận chúa, vốn dòng tôn thất, đến khi Lộc Sơn ra trấn Phạm Dương, lưu Khánh Tôn ở lại làm hôn lễ. Từ bấy đến nay, vẫn ở trong kinh đô, chưa ra Phạm Dương lần nào. Huyền Tông thấy Quý Phi nói thế, nghĩ ngợi một hồi mà rằng:
- Dạo trước Khánh Tôn cùng Vinh Nghĩa Quận chúa làm hôn lễ, trẫm đã lệnh cho lễ quan, triệu Lộc Sơn về kinh để dự luôn. Y lấy cớ việc biên cương bận rộn mà từ chối, không chịu về. Nay chi bằng bắt Khánh Tôn viết thư cho cha, khuyên Lộc Sơn về triều nhận tội, xem y về hay không thì biết ngay lòng dạ thật ra sao.
Liền lệnh Cao Lực SI, truyền Khánh Tôn viết thư, sai sứ đưa ngay đi Phạm Dương, nói rõ thêm thánh thượng vừa xây một loạt nhà tắm nước nóng ở Hoa Thanh cung, vẫn chờ Lộc Sơn về tắm, để xem y có còn nhớ việc "tắm con" ngày nào chăng. Cả trong thư nữa, cũng truyền Khánh Tôn nói rõ ý này.
Khánh Tôn vâng mệnh, viết ngay thư rồi dâng lên cho Huyền Tông xem, ngay hôm đó sai sứ mang đi.
Không ngờ Dương Quốc Trung thầm tính toán rằng, Lộc Sơn xem thư con, sẽ thật lòng về Trường An, triều đình tất giữ lại. Y đã có dây ràng buộc chặt chẽ trong cung, lại sẽ được trọng dụng, thế nào rồi cũng sinh đoạt sủng giành quyền với Quốc Trung này, chi cho bằng hãy đẩy mạnh nữa để y phải làm phản, vừa chứng thực được lời biện bác của mình lại tuyệt hắn được sự giành giật với mình, có phải là muôn đường thuận lợi không?
Môn khách của Lộc Sơn là Lý Siêu, lúc này vẫn ở kinh. Quốc Trung liền tìm cách vu hãm Lý Siêu, lo lót đủ đường, để đưa vào nhà giam của Ngự sử đài, ghép vào tội chết, làm cho Lộc Sơn càng lo ngại hơn. Quốc Trung lại mật tâu với Huyền Tông:
- Khánh Tôn tuy vâng chỉ viết thư cho cha, nhất định còn viết thư riêng khác nữa. Thần tính Lộc Sơn chẳng chịu về, sớm muộn rõ ràng sẽ hành động.
Một mặt sai tay chân thân tín, ngày đêm đi Phạm Dương, tùy nơi tùy lúc mà phao rộng rằng:
- Thiên tử thấy An Lộc Sơn khinh mạn chiếu thư quát nạt sứ giả, lại tìm ra việc tư thông của Lộc Sơn với nội cung, nên mười phần giận dữ, đem con Khánh Tôn giam lại, lừa cho cha vào kinh, để hỏi tội rồi sẽ giết cả hai cha con một thể.
Lộc Sơn nghe được lời đồn này, vừa ngạc nhiên kinh hãi, vừa tức tối. Chẳng bao lâu lại có thư của Khánh Tôn tới, Lộc Sơn vội mở ra xem, đại lược như sau:
"Trước đây phụ thân dâng biểu hiến ngựa tốt, thiên tử rất lấy làm vừa ý. Nhưng vì binh tính, tướng sĩ hộ tống quá nhiều. chỉ sợ phiền nhiễu, nên ban chỉ dụ tạm hoãn, chứ cũng không có ý gì khác.
Nhưng gần đây thiên sứ phục chỉ, rằng phụ thân có những lời kông thật khiêm nhường, thiên tứ lấy làm quái lạ. Nhưng cũng may thay, thiên tử vốn khoan nhân đại độ, không chấp những lỗi đã qua.
Phụ thân nên về triều ngay để tạ tội, thì lập tức những nghi ngờ trên dưới sẽ cởi hết, lời đàm tiếu cũng sẽ không còn, thân danh đều yên ổn, tước vị cũng sẽ mãi mãi há không phải là điều hay sao?
Hôm vừa rồi thánh chỉ tại vừa ban: ở cung Hoa Thanh vừa xây xong một loạt nhà tắm nước nóng, vẫn có ý chờ phụ thân về tắm, để nhớ lại cảnh "tắm con" năm nào vui đùa. Thế há là ơn của thiên tử thật là cao đấy sao!
Huống chi hôn nhân của con hiện nay đã hoàn tất, việc viếng thăm lâu nay cũng thiếu sót, lòng những khát khao được sum họp với phụ thân. Đó cũng chính là lòng thành thật của vợ chồng đứa con cả này vậy. Con bất hiếu là Khánh Tôn trình thư này trước án. Mong được thấy phụ thân về phục mệnh thiên tử."
Lộc Sơn xem xong thư, căn dặn sứ giả:
- Con ta có việc gì không?
Sứ giá thưa:
- Kẻ đầy tớ này ra khỏi kinh sư, thì đại nhân cùng cả nhà vẫn không hề gì. Nhưng trên đường đi, thì nghe môn khách của quan lớn là Lý Siêu, phạm tội hạ ngục. Lại nghe tin đồn, gần đây trong cung có phát giác ra được chuyện gì đó, đại nhân đã bị tống ngục, không hiểu thực hư ra sao!
Lộc Sơn nói:
- Ta cũng nghe lời bàn tán này rồi, tất cũng phải có nguyên cớ nào chứ!
Lại xuống giọng hỏi nhỏ:
- Lúc ngươi ra đi. Quý Phi nương nương có truyền mật chỉ gì cho ngươi không?
Sứ giả thưa:
- Kẻ đầy tớ này vâng mệnh đại nhân, nhận thư đi ngay không dám trù trừ, không thấy Quý Phi truyền dặn gì cả.
Lộc Sơn nghe ra, càng băn khoăn nghĩ ngợi. Tại sao Dương Quý Phi lâu nay vẫn chu toàn cho Lộc Sơn, luôn luôn có thư từ đi lại, lần này sao lại không có. Cũng bởi Khánh Tôn vâng mệnh viết thư, sai sứ mang đi, Quý Phi ngại không dám gửi thư từ gì. Trong lòng rất muốn Lộc Sơn vào kinh gặp gỡ, nhưng chỉ sợ Lộc Sơn vào hang cọp, sẽ bị kẻ khác ám hại không biết lúc nào, còn nếu không về, lại sợ thiên tử nổi giận, nên định sai nội thị tăm phúc, đem thư cho Lộc Sơn khuyên Lộc Sơn hãy khoan về kinh, chỉ nên viết ngay biểu về tạ tội là hay hơn cả. Thư viết xong, không ngờ Dương Quốc Trung đã sai ngay bọn lính thân tín, rải dọc đường đi Phạm Dương, nhất là ở các trạm dịch, quán xá, tra xét rất kỹ lưỡng người qua kẻ lại, đề phòng thư từ tư thông. Nên Quý Phi cũng không dám gửi mật thư, sợ bị phát giác, nguy hại không nhỏ, vì vậy trù trừ vẫn chưa cho người đi.
Ở ngoài biên, Lộc Sơn không thấy thư riêng của Quý Phi, lại đoán rằng việc trong cung bại lộ là có thật, thầm nghĩ: "Quả việc đã phát giác, thì ta chẳng có cách nào cứu vãn nữa. Cái thế bấy giờ: không phản cũng không xong". Liền cùng với bộ hạ tâm phúc là Khổng mục Thái bộc thừa Nghiêm Trang, Thư ký đồn điền Viên ngoại lang Cao Thượng, Tả tướng quân A Sử Na Thừa Khánh, bàn mưu tính kế khởi sự.
Nghiêm Trang, Cao Thượng cực lực tán đồng mà thưa:
- Nay minh công tinh binh trong tay, lại coi giữ nơi đất hiểm yếu lúc này mà không dựng nghiệp lớn, còn đợi đến bao giờ nữa!
Lộc Sơn đáp:
- Ta từ lâu nay đã có ý này, chỉ vì hoàng thượng đãi ta rất hậu, định đợi đến ngày hoàng thượng qua đời, sẽ khởi binh cũng chưa muộn.
Nghiêm Trang thưa:
- Thiên tử nay tuổi đã nhiều, đắm say trong tửu sắc, quyền hành trong tay bọn gian thần, triều chính đổ nát, lòng dân ly tán, chính là đúng lúc nên khởi sự. Nếu chờ được hoàng thượng băng hà, vua mới lên thay, nếu biết dùng người hiền, bỏ kẻ nịnh, lo toan việc nước thì liệu chúng ta có còn đứng vững, hay tai họa tránh không kịp.
A Sử Na Thừa Khánh tiếp:
Nói chuyện hoạn nạn, chẳng cần phải đợi vua mới, mà ngay trước mắt cũng chẳng phải không có. Nay không khó ở chuyện khởi sự mà khó có thành sự không thôi. Vì vậy phải trù mưu tính kế cho vẹn toàn, chỉ cần nhất tề hành động là có thể thâu tóm được về một mối!
Cao Thượng bàn:
- Nay quốc gia phép binh chẳng có kỷ cương rõ ràng, vũ khí, lính tráng tan rã, hư hỏng, tướng soái tuy nhiều, nhưng gian thần thao túng triều đình. Kẻ muốn làm cũng chẳng có đất, chỉ đành giậm chân tức tối. Chúng ta chỉ cần đồng tâm hợp lực, góp sức, gắng công thì chẳng ai có thể cản nổi, chẳng mấy lúc mà thành công. Đấy chính là kế vẹn toàn vậy.
Lộc Sơn mừng lắm, ý phản nghịch mới càng quyết.
Ngay hôm sau, lập tức triệu các tướng sĩ lớn nhỏ ngay trong phủ. Lộc Sơn nhung phục đầy đủ, đeo kiếm dài, ngồi ngay trên điện cao. Trước tiên là giả một đạo sắc thư của thiên tử, rút ngay trong tay áo ra, hiểu dụ các tướng:
- Hôm vừa rồi có sứ giả ở chỗ con ta An Khánh Tôn tới, đem theo mật sắc của hoàng thượng, đòi An Lộc Sơn ta dẫn binh về triều, trừ diệt gian thần Dương Quốc Trung. Các ngươi phải cùng lòng gắng sức giúp ta một tay, trước mắt là quét sạch rác bẩn quanh hoàng thượng, công thành quả mãn, ban thưởng không nhỏ, hãy cố gắng lên.
Các tướng nghe ra, đều ngạc nhiên tái mặt, sợ hãi nhìn nhau, không dám nói một lời. Nghiêm Trang, Cao Thượng, A Sử Na Thừa Khánh, cầm kiếm đứng dậy, nhìn thẳng mặt mọi người mà lớn tiếng:
- Thiên tử đã có mật sắc, cứ theo lệnh mà làm, ai dám không tuân.
Lộc Sơn cũng chống kiếm lên tiếng quát:
- Ai không tuân, cứ theo quân pháp mà trị!
Các tướng thường ngày vẫn sợ Lộc Sơn vừa quyền uy vừa hung dữ, lại thấy bọn Nghiêm Trang sẵn sàng ra lệnh, nên chẳng ai dám hó hé một lời. Lộc Sơn liền ra lệnh khởi mười lăm vạn binh, từ Phạm Dương kéo đi, giả xưng là hai mươi vạn. Ngay hôm đó, mở tiệc đãi tướng sĩ, binh lính. Sai phó tiết độ sứ Phạm Dương là Giả Tuần, ở lại trông coi Phạm Dương. Phó tiết độ sứ Bình Lư Lã Tri Hồi coi Bình Lư. lại sai biệt tướng Cao Tú Nham giữ Đại Đồng, còn các tướng khác đều dẫn quân về nam, khí thế trùm trời đất. Lúc này là tháng mười một năm thứ mười bốn, đời Thiên Bảo 1.
Về sau có người làm thơ than:
Tướng Phiên phản nghịch lộ rành rành.
Vua vẫn tin là hạng chí thành
Đừng tưởng rồng chèo không nổi sóng
Đường Thục muôn dân trước gập ghềnh.
Ngày trước khi tể tướng Trương Cửu Linh còn đương tại triều, đã từng nói An Lộc Sơn có tướng phản, nếu không trừ khử, thì quả là nuôi họa trong người. Huyền Tông vẫn không tin, lại vẫn thường bày trận chơi trước lầu Cần Chánh, gọi Lộc Sơn tới xem. Huyền Tông ngồi trên long sàng, cho phép Lộc Sơn đứng ngay bên, trong khi đó các quan đại thần, cho chí Hoàng Thái tử đều phải ngồi ở phía dưới.
Đến lúc Huyền Tông đứng dậy thay áo, Thái tử theo sau, mật tâu rằng:
- Xem suốt xưa nay, chưa bao giờ thấy Vua với bầy tôi lại cùng ngoảnh mặt hướng nam để xem trò vui. Phụ hoàng đối đãi với Lộc Sơn như vậy, liệu có thái quá chăng? Sợ trăm quan nhìn vào, có chỗ không thật yên ổn chăng?
Huyền Tông khẽ cười phán:
- Lâu nay người ngoài ai cũng bảo Lộc Sơn có dị tướng, trẫm cứ thử trêu tức xem sao?
Mỗi lần yến hội, Lộc Sơn thường ngày ở ngay trong cung, mượn cớ say rồi ngủ luôn. Cung nhân nhiều người nhòm ngó, thấy thân hình hóa thành rồng, nhưng đầu lại thành đầu lợn, lấy làm kỳ dị, liền mật tâu với Huyền Tông. Huyền Tông cũng xem thường, cho rằng loài rồng lợn như thế, không thể nổi mây tuôn sóng, chẳng đủ sợ, rồi sai lấy bức bình phong "gà vàng" che kín lại, mặc cho Lộc Sơn ngủ. Nào ngờ có ngày nay, trở thành họa lớn cho Quốc gia, bài thơ của người đời sau làm trên đây chính là nhắc tới việc này vậy.
Lại kể chuyện Lộc Sơn khởi loạn, kéo binh về nam. Kỵ binh, bộ binh đều tinh nhuệ, phong trần nổi khắp nghìn dặm, gặp lúc thiên hạ bình yên đã lâu, trăm họ hằng mấy đời không thấy chuyện binh đao, đến khi thấy Phạm Dương binh lửa, xa gần đều kinh hoàng. Cả một vùng Hà Bắc rộng lớn đều thuộc quyền Lộc Sơn lâu nay, các phủ huyện mà quân y kéo qua, chẳng khác gì trúc chẻ, ngói tan, hoặc bỏ thành mà chạy, hoặc có người bị y bắt sống, hoặc có nơi chống cự.
Viên quan lưu trú Thái Nguyên Dương Quang Hối, họ với Dương Quốc Trung, An Lộc Sơn ý muốn giết, liền sai một đội người ngựa kéo về Thái Nguyên, mặt khác lại truyền cho bộ tướng Hà Thiên Niên, Các Mạc, dẫn hơn hai mươi người ngựa, mượn tiếng đi săn thú dâng thiên tử, theo đường dịch trạm tới Thái Nguyên. Lúc này Quang Hối vẫn chưa được tin Lộc Sơn phản loạn, nghĩ rằng có đoàn sứ giả của Phạm Dương đi qua, nên ra khỏi thành nghênh tiếp, liền bị bọn này bắt sống, giải đến trước hành trướng An Lộc Sơn mà giết chết.
Huyền Tông nghe tin Lộc Sơn đã làm phản, vẫn còn nghĩ rằng người ta đồn bậy vậy thôi, đến khi nghe tin Quang Hối bị giết, do Thái Nguyên báo về mới tin là Lộc Sơn phản thật, giật mình kinh hãi. Quý Phi cũng há miệng, trợn mắt hoảng sợ. Huyền Tông triệu trăm quan để bàn về việc này. Bàn luận mãi vẫn chưa ra sao, có người thưa nên trừ diệt, có kẻ bàn nên chiêu an. Riêng Dương Quốc Trung dương dương tự đắc mà rằng:
- Thằng đầy tớ này từ lâu đã ôm lòng phản trắc, thần đã biết rõ gan ruột y, bao lần tâu trình hoàng thượng, nay hoàng thượng mới thấy lời thần quả không sai mảy may vậy!
Huyền Tông phán:
- Tên nô lệ người Phiên nay đã phụ ơn làm phản, tội không thể không diệt. Nay y dựa vào quân đông, ngựa mạnh tiến như nước lũ, lấy gì mà chống đỡ cho được bây giờ?
Quốc Trung tâu:
- Bệ hạ không lo, kẻ thực tâm phản nghịch chỉ mình Lộc Sơn, còn tướng sĩ chẳng có lòng nào, đều bị Lộc Sơn bức bách cả thôi. Triều đình chỉ cần sai một đạo quân, bá truyền rộng rãi cho thiên hạ là hưng binh hỏi tội, chẳng qua trong vòng một tuần thì đã lấy được thủ cấp về kinh, có điều gì đáng ngại!
Huyền Tông tin lời, cũng không tính toán gì thêm.
Chính là:
Gian thần bạc ác
Xã tắc loạn lạc
Dối vua hại dân
Đùa dai với giặc.
Lại nói An Khánh Tôn từ khi sai người đưa thư, ngày đêm trông chờ phụ thân vào kinh, cha con gặp gỡ, không ngờ sinh việc phản loạn, hoảng hốt không biết tính liệu ra sao, đành phải cởi trần tự trói, đến trước điện vàng chịu tội. Huyền Tông thương là rể của tôn thất, ý cũng muốn tha.
Dương Quốc Trung tâu rằng:
- Lộc Sơn đã từ lâu nuôi chí làm phản, bệ hạ không trừ ngay được, để đến nỗi ngày nay xảy ra chuyện này. Khánh Tôn là con cả của y, pháp luật không thể dung, có thể nào tha tội, để rồi lại nuôi mầm họa sau này nữa sao?
Huyền Tông do dự, Quốc Trung tiếp:
- Khi Lộc Sơn còn ở kinh sư, được thánh thượng đứng ra cho làm thân với thần này, nên thường ngày với thần chỉ có ơn mà chẳng có oán gì, nhưng Lộc Sơn vẫn vô cớ mang lòng căm ghét thần đến tận xương tủy. Dương Quang Hối chỉ do ngẫu nhiên cùng họ với thần, mà Lộc Sơn đã xử đến như thế. Khánh Tôn lại là con trưởng của Lộc Sơn, nay bệ hạ vẫn tha không giết, thì làm sao mà thiên hạ phục cho được.
Huyền Tông đành phải nghe theo, truyền xử tử Khánh Tôn. Quốc Trung còn tâu đem mẹ con Vinh Nghĩa Quận chúa bắt thắt cổ cả lượt.
Chính là:
Chưa diệt thằng đầu têu
Thì hãy chém con nó trước
Mai sau giết đến cha
Giờ hãy cứ thế đã.
Huyền Tông giết Khánh Tôn rồi hạ chiếu ban bố tội trạng Lộc Sơn sai tướng quân Trần Thiên Lý đi Hà Đông chiêu mộ dân binh, rồi sai các đoàn luyện sứ dẫn binh chống giặc. An Tây Tiết độ sứ Phong Thường Thanh, lúc này vào kinh công cán, Huyền Tông hỏi tới phương lược dẹp loạn. Phong Thường Thanh chính là dòng dõi Phong Đức Di vốn là kẻ có chí lớn nhưng mồm miệng còn lớn hơn nữa, thấy việc thì vội khoa trương, đón ý của Huyền Tông mà tâu rằng:
- Lâu nay thiên hạ thái bình, việc binh bỏ bê, vũ khí thiếu hỏng, nên dân chúng rất sợ giặc giã, trông theo gió mà chạy cả. Nhưng lẽ thuận nghịch xưa nay, dẫu có chuyển biến gì đi nữa, cũng chẳng có điều gì đáng băn khoăn. Nay thần xin đi Đông Kinh, mở cửa kho tàng, chiêu mộ dân binh rồi lên ngựa mà vượt sông, đánh thẳng vào lũ loạn nghịch, có thể đêm ngày lấy được thủ cấp, dâng dưới cửa khuyết.
Huyền Tông mừng lắm, liền phong ngay Thường Thanh làm Phạm Dương, Bình Lư tiết độ sứ, lập tức theo đường trạm dịch về Đông Kinh, mộ binh giết giặc cho tùy nghi mà làm việc.
Từ xưa đã nói: nuôi quân nghìn ngày, dùng quân một sớm. "Dưỡng binh thiên nhật, dụng tại nhất triêu", thế nghĩa là lính phải nuôi dưỡng thường ngày, thì đến lúc có việc mới có thể có mà dùng ngay. Ngược lại, việc xảy ra rồi mới lo mộ binh, thì đúng là Lộc Sơn có quân lính, mà triều đình thì không vậy.
Nguyên là thời Sơ Đường, chế độ quân binh rất hay, chia thiên hạ ra làm mười đạo, gồm sáu trăm ba mươi tư quân phủ, một nữa là vùng trung nguyên đều thuộc các vệ quản hạt, có danh hiệu riêng, nhưng đều gọi là Triết xung phủ, tùy theo số lính nhiều ít mà chia làm ba hạng, một nghìn hai trăm người là thượng đẳng, một nghìn người là trung đẳng. Tráng binh từ hai mươi tuổi tòng quân, đến sáu mươi tuổi thì miễn, nghỉ ngơi tùy từng lúc, điều động tùy từng việc. Các Triết xung phủ đều có làm hiệu ước bằng gỗ, bằng đồng hình con cá trên dưới cùng hợp đính trước, triều đình cần động binh, thì đem chiếu thư, cùng hiệu ước, quận phủ khám xét đều phù hợp, mới phát binh. Phần quân trang, từ mũ áo giáp trụ, đều phải tự lo lấy, nhà nước hoàn toàn không có chi phí dưỡng nuôi binh lính, xong việc thì lại cho ngay về làm ruộng, tướng soái đều không có quyền cầm giữ binh sĩ. Phép quân như thế rất giống với thời cổ xưa.
Nhưng vì những nhà có người tòng quân, lại vẫn phải đốn những tạp dịch khác, nên ngày càng nghèo khó, cho nên đến việc thường bỏ trốn. Trương Duyệt lúc này mới xin với triều đình, lấy một ít lính khỏe mạnh, giữ ở quân đội lâu dài gọi là "Khoắc kỵ" 2. Binh lính ở các phủ càng ngày càng hao mòn, người chết không được điều thân, lại còn bị điều vào tội "Khoắc kỵ". Các quan tướng ở các phủ, đối với binh lính chẳng khác gì nô lệ. Còn ở biên cương, đối với binh lính lại càng tàn ngược hơn, sống đã khổ lại dễ chết, cũng chẳng được một chút an ủi gì. Vì vậy bọn này đều bỏ trốn hết.
Đến Lý Lâm Phủ, xin bỏ các quyền hạn Triết xung phủ, nên chỉ còn hư danh. Đến những năm Thiên Bảo, đều quy vào chế độ "Khoắc kỵ". Nhưng mọi sự đã rã rời, binh lính kén được đều là phường vô lại chẳng hề được luyện tập gì. Lại thêm thái bình đã lâu, những kẻ có quyền bàn bạc, đều cho rằng việc binh bị trong nước nên giảm bớt, càng cấm được càng hay. Trong dân gian có ai giữ giấu vũ khí, có con em theo đòi binh nghiệp, họ hàng đều chê cười không thèm nhìn đến. Tướng giỏi binh cường đều dồn ra ngoài biên ải, nhất là ở vùng tây bắc, Trung nguyên hoàn toàn trống rỗng. Một sớm có biến, chẳng có một đội quân nào mà dùng, vì vậy không thể không mộ lính mới. Nhưng những thứ tổ tiên đã gây dựng nên, thì con cháu đều để hư hỏng. gây dựng lại đâu phải một sớm một chiều, việc thua chạy cũng là lẽ thường vậy.
Lại thêm người ngựa của An Lộc Sơn vừa nhiều vừa khỏe, quân sĩ đều vốn thuộc dòng Hồi Hột, của bộ lạc Đột Quyết A Bố Ty, Lộc Sơn dụ hàng được, vì vậy bộ hạ Lộc Sơn binh cường mã tráng, chín châu khó mà theo kịp.
Chuyện dông dài đã đủ, hãy quay về việc Phong Thường Thanh mộ binh theo lệnh Huyền Tông, ngày đêm về Đông Kinh, lấy sạch tiền lương của các kho, xuất bảng gọi lính. Lập tức người tới đông như chợ, trên dưới một tuần 3 đã dược tới hơn sáu vạn người, nhưng đều là phường lêu lổng, ăn chơi vô nghiệp nghệ, không thể nào ra trận cho được, lại dò biết người ngựa của An Lộc Sơn khôn địch. Thường Thanh mới hối hận trước đây đã trót lớn tiếng ở triều đường, nay vai gánh việc nặng, chẳng biết dựa vào ai, đành phải dẫn quân sĩ ra chặn ở cầu Hà Dương, để phòng ngự.
Huyền Tông lại sai Vệ úy khanh Trương Giới Nhiên làm Hà Nam Tiết độ sứ, coi sóc mười ba quận vùng Trần Lưu, cùng với Thường Thanh nương dựa lẫn nhau.
Lộc Sơn kéo binh tới Linh Xương, gặp đúng lúc rét cắt da, Lộc Sơn lệnh cho binh lính dùng dây dài, buộc các thuyền cùng với cỏ, củi khô lại, cứ thế qua sông. Qua một đêm, băng đóng rất dày, chẳng khác gì những bè nổi, người ngựa cứ thế qua sông, đánh thẳng vào Linh Xương quận. Kỵ binh của giặc tung hoành, chẳng thể biết ít nhiều, mặc sức tàn ngược.
Trương Giới Nhiên mới tới Trần Lưu được mấy ngày, người ngựa Lộc Sơn đột ngột xuất hiện. Giới Nhiên vội xua dân binh lên giữ thành, không ngờ chưa kịp đánh nhau, lòng người đều sợ hãi, trời thì quá rét, tay chân giá buốt, không tài nào giữ được. Thái thú Quách Nội Kinh tự thán dẫn dân chúng mở cửa thành ra hàng. Lộc Sơn vào thành bắt được Giới Nhiên, chém ngay trước hàng quân.
Ngày hôm sau, thám mã về báo với Lộc Sơn: Thiên tử ban chiếu khắp thiên hạ, nói rõ An Lộc Sơn phản loạn, tội rất lớn, con cả Khánh Tôn đã bị giết ở kinh đô. Văn võ quan viên cho chí binh lính, dân chúng, ai chém được đầu An Lộc Sơn đem dâng, được phong tước vương. Tội chỉ gia một mình Lộc Sơn, ngoài ra các tướng sĩ quan viên, lính tráng theo Lộc Sơn lâu nay mà quy thuận triều đình, đều tha hẳn tội, không tra xét gì cả.
Lộc Sơn nghe nói con cả Khánh Tôn đã bị giết ở Trường An, giận lắm, khóc lóc lớn mà rằng:
- Ta có tội gì? Mà nay nỡ giết con ta. Thực đã đến nước không thể cùng chung sống rồi vậy!
Liền thả mặc cho binh lính giết sạch những người theo hàng để thỏa lòng căm tức của mình.
Chính là:
Rõ chính mày là phường phản nghịch
Còn kêu than: "Ta thật oan thay! "
Giết lương dân hiểm ác chất đầy
Nghĩ xem có đúng tội mày gấp muôn!
Trần Lưu vào tay giặc, Giới Nhiên bị giết, tin truyền về kinh. Huyền Tông ngự triều, trăm quan đều lo lắng, căm giận. Huyền Tông phán trước Dương Quốc Trung cùng trăm quan:
- Các khanh đều nói An Lộc Sơn phản nghịch, sự không đáng lo diệt trừ rất dễ. Nay đã đến lúc lấn đất cướp thành, chém tướng giết dân, thế như hổ đói, chính lúc cần chống cự, không thể coi thường. Trẫm nay già rồi, há lại để cái họa này cho đời sau, nên để cho hoàng thái tử trông coi triều chính, trẫm sẽ thân lãnh ba quân, cùng với các tướng xuất chinh, phải diệt cho kỳ được lũ vong ân bội nghĩa này!
Chính là:
Thiên tủ muốn thân chinh
Đông cung làm giám quốc
Gian thần nghe thất kinh
Giữa triều phơi mặt ngốc.
Chưa biết thắng bại ra sao, xin xem hồi sau kể tiếp. --------------------------------
1Tức năm 753 sau công nguyên. Việt Nam ta vẫn là thời thuộc Đường, Bắc thuộc lần thứ 3. 2Khoắc: cái nỏ đã giương sẵn, Kỵ: cưỡi ngựa. Tên riêng để chỉ bộ phận quân, thường trực làm việc bảo vệ cung khuyết của thời Đường. (Từ điển Thiều Chữu) 3Tuần: mười ngày, tháng chia làm ba: thượng tuần, trung tuần, hạ tuần. Cũng có khi hiểu là mười năm: "Tứ tuần đại khánh".