-
Chương 10
Mùng bảy tháng Chạp năm Định Xuyên thứ nhất. Chiến trường Nham thành tĩnh lặng trong màn mưa tuyết.
Quân Phù tuyên bố đình chiến cũng là lúc trời đổ tuyết trắng xóa trên mái ngói tường thành. Hậu chiến tranh Nham thành hơn một vạn quân chủ yếu là quân tinh nhuệ trong khi Đại Phù tổn thất nặng nề gấp bội, nhuệ khí sút giảm.
Ta gặp Tô Mộc trên tường thành phía Đông, hắn khoác áo choàng đen đứng lặng im, ánh mắt nhìn xa xăm ra chiến trường phía dưới thành, trên trán là vết sẹo trắng bệch dài khoảng hai tấc mới xuất hiện gần đây.
Còn nhớ hai ngày sau lệnh cố thủ tường thành của Thượng tướng thành Đông thất thủ, quân Phù lớp sau lớp trước tràn vào, quân ta mệt mỏi chống chọi không nổi. Ta phải dẫn quân từ thành Nam đến cứu trợ, lúc đến nơi, thấy hai binh lính khiêng Tô Mộc máu me đầy người ngang qua, lúc đấy hắn còn ngẩng đầu lên nặng nề ghì chặt vai ta, trên trán vết thương bị kiếm chém máu thịt không phân biệt được.
"Nhất định không được để mất thành."
Hắn chinh chiến lâu như vậy mà vẫn thua, vậy thì kẻ miệng còn hôi sữa như ta có thể làm gì, vì sao hắn dám đặt trọng trách nặng nề như vậy lên vai ta. Trong lòng ta bỗng sợ hãi, nếu lỡ ta thất bại thì phải làm sao? Thành Đông sụp đổ, cổng thành bị mở, quân giặc tràn vào, Nham thành bị chiếm sau đó Đại Mạc cũng bị chiếm.
Rồi đột nhiên nhớ đến một người, Tiểu Giảo, nó chỉ mới mười sáu tuổi thậm chí còn chưa đón Lễ Quán, làm sao có thể cứ thế mà kết thúc một cuộc đời được. Cho nên ngày đó ta liều chết mà đánh, một giây cũng không dám ngưng nghỉ, cứ như một cỗ máy chiến đấu luôn tiến tới phía trước, binh đao gì cũng chẳng thể cản nổi. Đến khi trên thành lặng ngắt, xung quanh chỉ còn lại vài người, xác lính dưới đất nhiều đến độ không có chỗ đặt chân, ta mới nhận ra nhiệm vụ nặng nề ấy bản thân đã hoàn thành được rồi. Kỳ thực không có gì là không thể làm được, chỉ là liệu ta có có nổi một người để toàn tâm toàn ý mà bảo vệ hay không thôi.
(Lễ Quán: Thời xưa khi nam đủ hai mươi tuổi sẽ làm lễ trưởng thành hay còn gọi là lễ đội mũ.)
Ta tiến tới đứng cạnh Tô Mộc, cất tiếng chào: "Gọi ta lên đây có gì muốn nói à?"
"Ngươi không lạnh à, sao không khoác thêm áo vào."
Ta đứng cạnh hắn im lặng không trả lời, hướng ánh mắt theo hắn chỉ thấy một màu xám xịt ảm đạm của tro bụi. Từ bao giờ nhỉ, từ bao giờ mà ta không còn cảm thấy bất kỳ một thứ gì nữa, không thấy lạnh, không thấy đau, không thấy mệt, tâm tư cứ như một lớp vỏ bọc rỗng ruột.
"Tiểu Trương sao rồi?"
"Số phận của gián điệp bị phát hiện cũng chỉ có một con đường duy nhất, ngươi cũng biết cần gì phải hỏi."
"Chết... Một chữ quá đơn giản để kết thúc một sinh mạng."
Ngày đó chỉ vì một câu nói thuốc đến từ Dao thành mà thân phận hắn giấu giếm bấy lâu bị bại lộ, ta không tin một gián điệp có thể trốn lâu vậy lại mắc một lỗi bất cẩn không đáng có. Đồng đội đi cùng đều đã chết hết, chỉ còn mỗi một mình hắn có lẽ sớm đã buông bỏ rồi. Rốt cuộc con người vẫn là sinh vật yếu đuối, bức tường cứng rắn bọc bên ngoài cũng chẳng thể địch nổi nỗi cô đơn sinh ra đã tồn tại.
"Tô Mộc, ngươi nhận ra ta từ khi nào?"
"Là Thượng tướng quân nói với ta, ngài bảo ta âm thầm hỗ trợ ngươi."
"Tiết Thống, hắn cũng biết rồi sao?" Nhớ lại thì hắn từng giúp ta rất nhiều việc lại chẳng lên tiếng cạnh khóe hỏi kĩ lần nào.
"Hắn tự đoán ra được, ta thấy cũng chẳng cần giấu làm gì, ta tin hắn."
Tin tưởng, hai chữ này thật đáng giá cũng thật ngu ngốc. Có những người rất dễ dàng trao đi sự tin tưởng, kết quả đạt về nếu ngươi may mắn thì ngươi cũng sẽ nhận lại sự tin tưởng, nếu ngươi xui xẻo thì mất cả chì lẫn chài. Ta đã qua cái tuổi đặt vận mệnh bản thân vào may rủi rồi.
Ta cười nhạt quay người bước đi: "Nếu không còn gì nữa thì ta đi đây, còn phải tập luyện nữa."
"Nhớ mặc thêm áo vào."
"Ừ!"
Xuống khỏi thành, ta không trở về trại ngay lập tức mà chỉ đi loanh quanh vô định. Lúc nhận ra thì bản thân đã xuống trấn dân, trước mặt là cánh cổng gỗ cũ khép im lìm, bờ tường đã mọc đã rêu phong, trong sân lấp ló bóng cây, hoa nở đỏ rực bám trụ trên cành cây khẳng khiu, là hồng mai. Lòng ta hơi chùng xuống, giờ này có lẽ cây đào ở nhà đã nhú nụ rồi, đợi qua vài ngày nữa Bàng thúc sẽ ngắt một nhành à không năm nay phải ngắt tận hai nhành, một cho mẹ một cho cha.
"Khí thân phong nhận đoan; Tính mệnh an khả hoài?; Phụ mẫu thả bất cố; Hà ngôn tử dữ thê?"
(Trích trong bài Bạch mã thiên của Tào Thực, dịch nghĩa: Hy sinh đầu ngọn giáo; Tính mệnh ai xót thương; Cha mẹ không chăm sóc; Vợ con không ngó ngàng. Nếu đặt trong bài thơ thì có nghĩa là người lính hy sinh quên mình vì tổ quốc, nhưng trong này ý chỉ Diệp Hạ Vũ chỉ biết sống chết trên chiến trường mà không quan tâm đến gia đình.)
Giọng nói đột ngột vang lên làm ta giật mình theo phản xạ quay người lại. Người này có thể coi là cố nhân không nhỉ: "Lão Trần!"
Lão Trần là người thích đi đây đi đó ghi chép lại mọi chuyện rồi đem đi kể nên không có gì lạ khi vô tình gặp nhau ở đây.
"Ông dám mắng ta à, đừng tưởng ra khỏi kinh thành rồi thì ta như gà xa chuồng nhé. Ở đây ta là Vệ úy đấy, ông dám mắng cả quan triều đình."
"Ha ha ha..."
Ta trợn mắt hùng hổ hăm dọa nhưng thấy lão cười lại nhịn không được phì cười theo.
"Lão Trần, ông đến đây từ bao giờ vậy?"
Lão mỉa mai trả lời: "Cũng tầm hai năm rồi. Hồi trước nghe bảo có vị Vệ Úy nào từ kinh thành đến, ta còn tưởng là ai đắc tội quan trên bị biếm đến đây, hóa ra là thiếu lang nhà Hữu tướng xung phong ra trận."
(Biếm: giáng chức quan lại.)
Lão Trần ở trong một căn nhà nhỏ cuối trấn, một nửa căn nhà bị đốt trụi được dựng tạm bợ bằng mấy thanh gỗ mái rơm, bên trong cũng chỉ có bộ bàn ghế và chiếc giường trúc nhỏ. Mấy năm nay lão đi kể chuyện, khách nghe chỉ có đám lính trong thủ thành không thì là mấy quán trà lớn nhỏ nhưng tiền cho thêm thì không lấy, cuộc sống tính ra cũng chẳng khá giả gì nhưng lúc nào cũng thong dong tự tại chẳng lo lắng gì cả.
Pha bình trà nóng, ngồi bên hiên tuyết, ngắm vật đổi sao dời, tâm người bất biến. Ước mơ của ta từng đơn giản như vậy, cùng người thân yêu sống trọn một kiếp quyết không bon chen.
Nhưng con người chúng ta, trong những ngày bình yên, luôn vững vàng với lời hứa sẽ đi cùng nhau đến khi bạc đầu. Nào hay thế sự trước nay vẫn luôn tàn khuyết khó đoán, biết đâu chừng ở ngã ba nào đó của đời người, ta rẽ phải người rẽ trái. Vậy là cứ thế càng bước càng ngược lối, càng bước càng rời khỏi đời nhau. Rồi người lại hẹn kiếp sau nhưng có biết để đổi được một lần bước chung lối, tình này đã kinh qua trăm ngàn sương gió. Liệu có mấy ai đủ mạnh mẽ đợi người khi bản thân sự chờ đợi đã mang đến nỗi cô đơn hoang hoải gặm nhấm thân xác ta hao gầy.
"Chiến sự cũng tạm thời kết thúc rồi, sao ngươi không về kinh. Tiểu tử Hoàng đế còn cố hết sức giữ cho bằng được phủ hữu tướng, còn ngươi lúc nào cũng phụ công hắn." Giọng lão bỗng thì thầm nhỏ dần: "Không tim không phổi y hệt tên họ Đường kia..."
Ta giả vờ như không nghe gì cả.
Bàng tướng từng kể ngay sau khi ta đi, triều đình đã phong chức Hữu thừa tướng cho Vi Tử Khải, anh trai của Vi Quý phi. Cứ nghĩ phủ Hữu tướng cũng phải trả lại, Bàng thúc lớn tuổi rồi ta chỉ sợ một mình loay hoay chuyển nhà không nổi, hóa ra tên nhóc Tiểu Giảo ấy đã giữ lại được rồi.
"Dục quy gia vô nhân, về thì có ích gì rồi lại gây phiền cho Bàng thúc nữa."
(Dục quy gia vô nhân (trích trong Bi ca đời Hán): Muốn về nhà nhưng lại không có người thân ở đó.)
"Tên nhóc bướng bỉnh này, tội gì phải canh cánh trong lòng mãi một chuyện như thế. Phụ mẫu mộ cỏ đã mọc xanh, ngươi có gánh nổi tội danh bất hiếu không."
"Bất trung với nước, bất nghĩa với huynh đệ, bất hiếu với cha mẹ, tam đại tội ta đều đã gánh từ lâu rồi, cho nên mới sống đến giờ, cho nên ra trận mạc bao nhiêu lần vẫn chẳng thể chết nổi. Chẳng phải là ta đang chịu trời phạt đây hay sao?"
Lão Trần thở dài bất lực, thôi không khuyên nhủ ta nữa chỉ im lặng uống trà.
Khi trời đổ chạng vạng, mọi nhà trong trấn đều đã bắt đầu lên đèn, ta định đứng dậy ra về thì lão ngăn lại, quay đi bước vội vào nhà lấy ra một túi vải màu xanh thẫm, hoa văn mây sóng in chìm rất sinh động. Ta nhẹ nhàng đón lấy, cảm nhận được chất lụa hảo hạng chỉ có ở kinh đô Đại Phù, bên trong là tấm thẻ hình chữ nhật vân điêu khắc hiện rõ qua từng cái lướt ngón tay.
"Đây là cái gì? Sao lại đưa cho ta?"
Lão cất giọng xa xăm, hồi tưởng lại chuyện xưa cũ:
"Sau chính biến năm Xương Long thứ hai mươi, mật lệnh thánh thượng ban xuống Dã Kỳ Đại tướng quân Diệp Chính chiêu mộ và huấn luyện người tài âm thầm gửi đi tứ phương cài vào lòng địch. Mục đích ban đầu chỉ là nuôi quân riêng hòng tránh lịch sử dòng ngoại đoạt quyền lặp lại lần nữa, nhưng đến năm Lập Nguyên thứ hai, đặt thêm mục tiêu bồi dưỡng nội gián. Mạc trong Đại Mạc, Thám trong thám trắc, Mạc Thám hội lấy lệnh bài Phật Cước làm tôn chí, hai nhánh lớn với năm nghìn tám trăm người trải khắp mọi vùng đất ẩn mình dưới mọi tầng lớp xã hội. Nay theo di lệnh của trưởng hội Diệp Chính, Phật Cước lệnh truyền lại cho Diệp Hạ Vũ, lệnh ra sức cống hiến cho Đại Mạc đến hơi thở cuối cùng."
(Thám trắc: thăm dò, quan sát, điều tra và ghi lại.)
"Lâm Duệ có biết đến Mạc Thám hội không?"
"Vẫn chưa và cũng có thể là không bao giờ biết. Tiên đế ra lệnh Mạc Thám hội là để bảo vệ con dân tuyệt đối không cho phép Hoàng đế lạm dụng để củng cố quyền lực của bản thân. Cho nên ngươi là người quyết định có nên nói với Tiểu Hoàng đế hay không."
Ta im lặng thật lâu, tay nhẹ vân vê tấm lệnh bài bên trong túi vải, bây giờ mới biết trên vai cha ta gánh rất nhiều chuyện, là ông thay ta che chở cả bầu trời. Vậy mà ta, đến tận khi ông gục xuống, vẫn cứ mơ hồ chẳng biết gì cả. Mười mấy năm qua hóa ra ta đã sống vô tâm đến vậy, vì sao cha chưa bao giờ trách mắng ta lấy một lời, thà rằng ông cứ nhẫn tâm một chút có phải giờ đây cảm giác tồi tệ này đã bớt bao chiếm lấy ta.
Mỗi ngày đều chìm đắm trong dằn vặt áy náy, cho nên mới trộm ấn triện của cha, cho nên mới tình nguyện đến Nham thành, cho nên trận chiến nào cũng không màng sống chết mà tiến lên, hy vọng một ngày nào đó có thể cứ thế mà sức cùng lực kiệt gục xuống nhưng rồi vẫn sống cuộc sống đầy thối tha này. Còn ông thì sao, chết rồi vẫn không buông việc, bảo thủ cố chấp lại còn giao tâm huyết cả một đời vào tay ta, chính là sợ ta rảnh rỗi quá rồi.
"Lão Bàng nhờ ta chuyển lời, cho dù có chuyện gì cũng nhất định phải sống chạy đến Đại Phù. Tiểu tử, qua Tết Nguyên Tiêu... kinh đô không thể về được nữa."
Ta bây giờ đang là mối nguy của Thái hậu và Tả tướng trở về khác gì liên lụy Bàng thúc, chỉ cần Bàng thúc có thể bình an mà sống thì có đau tới cào ruột xé gan cũng tuyệt đối không được trở về.
Cất túi vải vào trong lớp áo giáp, ta đứng dậy ra về.
Ngoài trời tuyết bắt đầu rơi nặng, mặt trời đã khuất sau bóng núi, vừa ra khỏi trấn tiếng nói chuyện ồn ào cũng nhỏ dần rồi biến mất chỉ để lại bóng đêm tĩnh mịch. Không khí trong lành chỉ có mùi cỏ dại tươi mát, tâm tình cũng bớt nặng nề hơn, ba ngày nữa chính là sinh thần của ta, năm nay đã hai mươi tuổi rồi.
Nghĩ mà tức cười, khuê nữ nhà người ta mười ba mười bốn đã có hôn ước, mười lăm mười sáu thì lên kiệu hoa về làm vợ, mười bảy mười tám đã có hai ba mặt con. Còn ta tới tận tuổi này rồi mà vẫn chẳng làm nên trò trống gì, mỗi việc báo hiếu cũng chẳng còn cơ hội để làm nữa.
Quân Phù tuyên bố đình chiến cũng là lúc trời đổ tuyết trắng xóa trên mái ngói tường thành. Hậu chiến tranh Nham thành hơn một vạn quân chủ yếu là quân tinh nhuệ trong khi Đại Phù tổn thất nặng nề gấp bội, nhuệ khí sút giảm.
Ta gặp Tô Mộc trên tường thành phía Đông, hắn khoác áo choàng đen đứng lặng im, ánh mắt nhìn xa xăm ra chiến trường phía dưới thành, trên trán là vết sẹo trắng bệch dài khoảng hai tấc mới xuất hiện gần đây.
Còn nhớ hai ngày sau lệnh cố thủ tường thành của Thượng tướng thành Đông thất thủ, quân Phù lớp sau lớp trước tràn vào, quân ta mệt mỏi chống chọi không nổi. Ta phải dẫn quân từ thành Nam đến cứu trợ, lúc đến nơi, thấy hai binh lính khiêng Tô Mộc máu me đầy người ngang qua, lúc đấy hắn còn ngẩng đầu lên nặng nề ghì chặt vai ta, trên trán vết thương bị kiếm chém máu thịt không phân biệt được.
"Nhất định không được để mất thành."
Hắn chinh chiến lâu như vậy mà vẫn thua, vậy thì kẻ miệng còn hôi sữa như ta có thể làm gì, vì sao hắn dám đặt trọng trách nặng nề như vậy lên vai ta. Trong lòng ta bỗng sợ hãi, nếu lỡ ta thất bại thì phải làm sao? Thành Đông sụp đổ, cổng thành bị mở, quân giặc tràn vào, Nham thành bị chiếm sau đó Đại Mạc cũng bị chiếm.
Rồi đột nhiên nhớ đến một người, Tiểu Giảo, nó chỉ mới mười sáu tuổi thậm chí còn chưa đón Lễ Quán, làm sao có thể cứ thế mà kết thúc một cuộc đời được. Cho nên ngày đó ta liều chết mà đánh, một giây cũng không dám ngưng nghỉ, cứ như một cỗ máy chiến đấu luôn tiến tới phía trước, binh đao gì cũng chẳng thể cản nổi. Đến khi trên thành lặng ngắt, xung quanh chỉ còn lại vài người, xác lính dưới đất nhiều đến độ không có chỗ đặt chân, ta mới nhận ra nhiệm vụ nặng nề ấy bản thân đã hoàn thành được rồi. Kỳ thực không có gì là không thể làm được, chỉ là liệu ta có có nổi một người để toàn tâm toàn ý mà bảo vệ hay không thôi.
(Lễ Quán: Thời xưa khi nam đủ hai mươi tuổi sẽ làm lễ trưởng thành hay còn gọi là lễ đội mũ.)
Ta tiến tới đứng cạnh Tô Mộc, cất tiếng chào: "Gọi ta lên đây có gì muốn nói à?"
"Ngươi không lạnh à, sao không khoác thêm áo vào."
Ta đứng cạnh hắn im lặng không trả lời, hướng ánh mắt theo hắn chỉ thấy một màu xám xịt ảm đạm của tro bụi. Từ bao giờ nhỉ, từ bao giờ mà ta không còn cảm thấy bất kỳ một thứ gì nữa, không thấy lạnh, không thấy đau, không thấy mệt, tâm tư cứ như một lớp vỏ bọc rỗng ruột.
"Tiểu Trương sao rồi?"
"Số phận của gián điệp bị phát hiện cũng chỉ có một con đường duy nhất, ngươi cũng biết cần gì phải hỏi."
"Chết... Một chữ quá đơn giản để kết thúc một sinh mạng."
Ngày đó chỉ vì một câu nói thuốc đến từ Dao thành mà thân phận hắn giấu giếm bấy lâu bị bại lộ, ta không tin một gián điệp có thể trốn lâu vậy lại mắc một lỗi bất cẩn không đáng có. Đồng đội đi cùng đều đã chết hết, chỉ còn mỗi một mình hắn có lẽ sớm đã buông bỏ rồi. Rốt cuộc con người vẫn là sinh vật yếu đuối, bức tường cứng rắn bọc bên ngoài cũng chẳng thể địch nổi nỗi cô đơn sinh ra đã tồn tại.
"Tô Mộc, ngươi nhận ra ta từ khi nào?"
"Là Thượng tướng quân nói với ta, ngài bảo ta âm thầm hỗ trợ ngươi."
"Tiết Thống, hắn cũng biết rồi sao?" Nhớ lại thì hắn từng giúp ta rất nhiều việc lại chẳng lên tiếng cạnh khóe hỏi kĩ lần nào.
"Hắn tự đoán ra được, ta thấy cũng chẳng cần giấu làm gì, ta tin hắn."
Tin tưởng, hai chữ này thật đáng giá cũng thật ngu ngốc. Có những người rất dễ dàng trao đi sự tin tưởng, kết quả đạt về nếu ngươi may mắn thì ngươi cũng sẽ nhận lại sự tin tưởng, nếu ngươi xui xẻo thì mất cả chì lẫn chài. Ta đã qua cái tuổi đặt vận mệnh bản thân vào may rủi rồi.
Ta cười nhạt quay người bước đi: "Nếu không còn gì nữa thì ta đi đây, còn phải tập luyện nữa."
"Nhớ mặc thêm áo vào."
"Ừ!"
Xuống khỏi thành, ta không trở về trại ngay lập tức mà chỉ đi loanh quanh vô định. Lúc nhận ra thì bản thân đã xuống trấn dân, trước mặt là cánh cổng gỗ cũ khép im lìm, bờ tường đã mọc đã rêu phong, trong sân lấp ló bóng cây, hoa nở đỏ rực bám trụ trên cành cây khẳng khiu, là hồng mai. Lòng ta hơi chùng xuống, giờ này có lẽ cây đào ở nhà đã nhú nụ rồi, đợi qua vài ngày nữa Bàng thúc sẽ ngắt một nhành à không năm nay phải ngắt tận hai nhành, một cho mẹ một cho cha.
"Khí thân phong nhận đoan; Tính mệnh an khả hoài?; Phụ mẫu thả bất cố; Hà ngôn tử dữ thê?"
(Trích trong bài Bạch mã thiên của Tào Thực, dịch nghĩa: Hy sinh đầu ngọn giáo; Tính mệnh ai xót thương; Cha mẹ không chăm sóc; Vợ con không ngó ngàng. Nếu đặt trong bài thơ thì có nghĩa là người lính hy sinh quên mình vì tổ quốc, nhưng trong này ý chỉ Diệp Hạ Vũ chỉ biết sống chết trên chiến trường mà không quan tâm đến gia đình.)
Giọng nói đột ngột vang lên làm ta giật mình theo phản xạ quay người lại. Người này có thể coi là cố nhân không nhỉ: "Lão Trần!"
Lão Trần là người thích đi đây đi đó ghi chép lại mọi chuyện rồi đem đi kể nên không có gì lạ khi vô tình gặp nhau ở đây.
"Ông dám mắng ta à, đừng tưởng ra khỏi kinh thành rồi thì ta như gà xa chuồng nhé. Ở đây ta là Vệ úy đấy, ông dám mắng cả quan triều đình."
"Ha ha ha..."
Ta trợn mắt hùng hổ hăm dọa nhưng thấy lão cười lại nhịn không được phì cười theo.
"Lão Trần, ông đến đây từ bao giờ vậy?"
Lão mỉa mai trả lời: "Cũng tầm hai năm rồi. Hồi trước nghe bảo có vị Vệ Úy nào từ kinh thành đến, ta còn tưởng là ai đắc tội quan trên bị biếm đến đây, hóa ra là thiếu lang nhà Hữu tướng xung phong ra trận."
(Biếm: giáng chức quan lại.)
Lão Trần ở trong một căn nhà nhỏ cuối trấn, một nửa căn nhà bị đốt trụi được dựng tạm bợ bằng mấy thanh gỗ mái rơm, bên trong cũng chỉ có bộ bàn ghế và chiếc giường trúc nhỏ. Mấy năm nay lão đi kể chuyện, khách nghe chỉ có đám lính trong thủ thành không thì là mấy quán trà lớn nhỏ nhưng tiền cho thêm thì không lấy, cuộc sống tính ra cũng chẳng khá giả gì nhưng lúc nào cũng thong dong tự tại chẳng lo lắng gì cả.
Pha bình trà nóng, ngồi bên hiên tuyết, ngắm vật đổi sao dời, tâm người bất biến. Ước mơ của ta từng đơn giản như vậy, cùng người thân yêu sống trọn một kiếp quyết không bon chen.
Nhưng con người chúng ta, trong những ngày bình yên, luôn vững vàng với lời hứa sẽ đi cùng nhau đến khi bạc đầu. Nào hay thế sự trước nay vẫn luôn tàn khuyết khó đoán, biết đâu chừng ở ngã ba nào đó của đời người, ta rẽ phải người rẽ trái. Vậy là cứ thế càng bước càng ngược lối, càng bước càng rời khỏi đời nhau. Rồi người lại hẹn kiếp sau nhưng có biết để đổi được một lần bước chung lối, tình này đã kinh qua trăm ngàn sương gió. Liệu có mấy ai đủ mạnh mẽ đợi người khi bản thân sự chờ đợi đã mang đến nỗi cô đơn hoang hoải gặm nhấm thân xác ta hao gầy.
"Chiến sự cũng tạm thời kết thúc rồi, sao ngươi không về kinh. Tiểu tử Hoàng đế còn cố hết sức giữ cho bằng được phủ hữu tướng, còn ngươi lúc nào cũng phụ công hắn." Giọng lão bỗng thì thầm nhỏ dần: "Không tim không phổi y hệt tên họ Đường kia..."
Ta giả vờ như không nghe gì cả.
Bàng tướng từng kể ngay sau khi ta đi, triều đình đã phong chức Hữu thừa tướng cho Vi Tử Khải, anh trai của Vi Quý phi. Cứ nghĩ phủ Hữu tướng cũng phải trả lại, Bàng thúc lớn tuổi rồi ta chỉ sợ một mình loay hoay chuyển nhà không nổi, hóa ra tên nhóc Tiểu Giảo ấy đã giữ lại được rồi.
"Dục quy gia vô nhân, về thì có ích gì rồi lại gây phiền cho Bàng thúc nữa."
(Dục quy gia vô nhân (trích trong Bi ca đời Hán): Muốn về nhà nhưng lại không có người thân ở đó.)
"Tên nhóc bướng bỉnh này, tội gì phải canh cánh trong lòng mãi một chuyện như thế. Phụ mẫu mộ cỏ đã mọc xanh, ngươi có gánh nổi tội danh bất hiếu không."
"Bất trung với nước, bất nghĩa với huynh đệ, bất hiếu với cha mẹ, tam đại tội ta đều đã gánh từ lâu rồi, cho nên mới sống đến giờ, cho nên ra trận mạc bao nhiêu lần vẫn chẳng thể chết nổi. Chẳng phải là ta đang chịu trời phạt đây hay sao?"
Lão Trần thở dài bất lực, thôi không khuyên nhủ ta nữa chỉ im lặng uống trà.
Khi trời đổ chạng vạng, mọi nhà trong trấn đều đã bắt đầu lên đèn, ta định đứng dậy ra về thì lão ngăn lại, quay đi bước vội vào nhà lấy ra một túi vải màu xanh thẫm, hoa văn mây sóng in chìm rất sinh động. Ta nhẹ nhàng đón lấy, cảm nhận được chất lụa hảo hạng chỉ có ở kinh đô Đại Phù, bên trong là tấm thẻ hình chữ nhật vân điêu khắc hiện rõ qua từng cái lướt ngón tay.
"Đây là cái gì? Sao lại đưa cho ta?"
Lão cất giọng xa xăm, hồi tưởng lại chuyện xưa cũ:
"Sau chính biến năm Xương Long thứ hai mươi, mật lệnh thánh thượng ban xuống Dã Kỳ Đại tướng quân Diệp Chính chiêu mộ và huấn luyện người tài âm thầm gửi đi tứ phương cài vào lòng địch. Mục đích ban đầu chỉ là nuôi quân riêng hòng tránh lịch sử dòng ngoại đoạt quyền lặp lại lần nữa, nhưng đến năm Lập Nguyên thứ hai, đặt thêm mục tiêu bồi dưỡng nội gián. Mạc trong Đại Mạc, Thám trong thám trắc, Mạc Thám hội lấy lệnh bài Phật Cước làm tôn chí, hai nhánh lớn với năm nghìn tám trăm người trải khắp mọi vùng đất ẩn mình dưới mọi tầng lớp xã hội. Nay theo di lệnh của trưởng hội Diệp Chính, Phật Cước lệnh truyền lại cho Diệp Hạ Vũ, lệnh ra sức cống hiến cho Đại Mạc đến hơi thở cuối cùng."
(Thám trắc: thăm dò, quan sát, điều tra và ghi lại.)
"Lâm Duệ có biết đến Mạc Thám hội không?"
"Vẫn chưa và cũng có thể là không bao giờ biết. Tiên đế ra lệnh Mạc Thám hội là để bảo vệ con dân tuyệt đối không cho phép Hoàng đế lạm dụng để củng cố quyền lực của bản thân. Cho nên ngươi là người quyết định có nên nói với Tiểu Hoàng đế hay không."
Ta im lặng thật lâu, tay nhẹ vân vê tấm lệnh bài bên trong túi vải, bây giờ mới biết trên vai cha ta gánh rất nhiều chuyện, là ông thay ta che chở cả bầu trời. Vậy mà ta, đến tận khi ông gục xuống, vẫn cứ mơ hồ chẳng biết gì cả. Mười mấy năm qua hóa ra ta đã sống vô tâm đến vậy, vì sao cha chưa bao giờ trách mắng ta lấy một lời, thà rằng ông cứ nhẫn tâm một chút có phải giờ đây cảm giác tồi tệ này đã bớt bao chiếm lấy ta.
Mỗi ngày đều chìm đắm trong dằn vặt áy náy, cho nên mới trộm ấn triện của cha, cho nên mới tình nguyện đến Nham thành, cho nên trận chiến nào cũng không màng sống chết mà tiến lên, hy vọng một ngày nào đó có thể cứ thế mà sức cùng lực kiệt gục xuống nhưng rồi vẫn sống cuộc sống đầy thối tha này. Còn ông thì sao, chết rồi vẫn không buông việc, bảo thủ cố chấp lại còn giao tâm huyết cả một đời vào tay ta, chính là sợ ta rảnh rỗi quá rồi.
"Lão Bàng nhờ ta chuyển lời, cho dù có chuyện gì cũng nhất định phải sống chạy đến Đại Phù. Tiểu tử, qua Tết Nguyên Tiêu... kinh đô không thể về được nữa."
Ta bây giờ đang là mối nguy của Thái hậu và Tả tướng trở về khác gì liên lụy Bàng thúc, chỉ cần Bàng thúc có thể bình an mà sống thì có đau tới cào ruột xé gan cũng tuyệt đối không được trở về.
Cất túi vải vào trong lớp áo giáp, ta đứng dậy ra về.
Ngoài trời tuyết bắt đầu rơi nặng, mặt trời đã khuất sau bóng núi, vừa ra khỏi trấn tiếng nói chuyện ồn ào cũng nhỏ dần rồi biến mất chỉ để lại bóng đêm tĩnh mịch. Không khí trong lành chỉ có mùi cỏ dại tươi mát, tâm tình cũng bớt nặng nề hơn, ba ngày nữa chính là sinh thần của ta, năm nay đã hai mươi tuổi rồi.
Nghĩ mà tức cười, khuê nữ nhà người ta mười ba mười bốn đã có hôn ước, mười lăm mười sáu thì lên kiệu hoa về làm vợ, mười bảy mười tám đã có hai ba mặt con. Còn ta tới tận tuổi này rồi mà vẫn chẳng làm nên trò trống gì, mỗi việc báo hiếu cũng chẳng còn cơ hội để làm nữa.