Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 20: “Đừng đi.”
Edit: An Tĩnh
Kì nghỉ này của Lý Thanh Đàm không bình yên chút nào.
Có nói gì Lý Chung Viễn cũng không chịu thay đổi ý định, kiên quyết muốn hết năm nay cậu sẽ chuyện về trường học ban đầu.
Bầu không khí giữa hai ba con căng thẳng y hệt một năm trước khi phụ huynh học sinh bị Lý Thanh Đàm đả thương đến tìm Lý Chung Viễn và ông nhất quyết muốn đưa cậu đến Lư Thành vậy.
Lúc trước là một người muốn đưa đi, một người không chịu đi. Bây giờ lại đổi thành một người muốn giữ lại nhưng một người lại không muốn quay về.
Nhiều năm như vậy, hình như hai ba con họ chưa từng có thời điểm nào thống nhất ý kiến cả.
Lý Chung Viễn phô bày toàn bộ tính cách cố chấp và nóng nảy của mình trước mặt cậu con trai nhỏ này. Lý Thanh Đàm cũng đáp lại ông sự lạnh lùng và phản nghịch của chính cậu.
Chẳng có hình ảnh vẻ mặt ôn hòa nào tồn tại giữa hai người họ.
Trận cãi nhau to tiếng ban ngày đã khiến tình ba con vốn không tốt đẹp lại có thêm vết nứt. Ban đêm, Lý Thanh Đàm ngồi ngoài ban công lầu hai hút thuốc.
Nhìn tòa nhà chọc trời phía xa xa, cậu nhớ lại năm mình vừa mới đến căn nhà này.
Khi đó Lý Thanh Đàm chỉ mới sáu tuổi, đang đau khổ vì mẹ mình qua đời đột ngột. Ngay đêm khuya hôm đó, cậu được ba đón về Bắc Kinh.
Đêm ấy chính là sự khởi đầu cho một cuộc sống mới của cậu, cũng là mở đầu cho tất cả những cực khổ mà cậu phải chịu đựng.
Cũng từ ngày đó trở đi, Lý Thanh Đàm đã biết tại sao ba luôn không có thời gian đến Lư Thành thăm cậu và mẹ, tại sao chỉ có cậu và mẹ cùng trải qua dịp Tết mỗi năm.
Tại sao ba không đến buổi họp phụ huynh cho cậu, không tham gia hoạt động cha con ở trường mẫu giáo với cậu.
Hóa ra tất cả những điều đó đều không phải vì ông không có thời gian mà là vào một buổi sáng sớm rất lâu trước đây, lâu đến mức cậu còn chưa ra đời, Lý Chung Viễn đã có một gia đình ở Bắc Kinh rồi.
Cậu là khách không mời mà đến của nhà họ Lý. Là bằng chứng cho việc Lý Chung Viễn không trung thành với vợ, không có trách nhiệm với con cái của mình.
Năm đầu tiên mới đến Bắc Kinh, Lý Thanh Đàm chẳng ổn chút nào.
Khi ấy Lý Thanh Phong đã thành niên, cực kì chán ghét cậu. Bà Lý thì luôn đối xử lạnh nhạt với cậu. Chỉ có duy nhất Lý Minh Nguyệt thỉnh thoảng sẽ len lén chạy vào căn phòng nhỏ của cậu để đưa đồ ăn và chơi cùng cậu.
Bình thường Lý Chung Viễn bận rộn công việc, rất ít khi về nhà. Hộ khẩu và tuổi tác của cậu cũng bị sửa lại, thành độ tuổi vẫn chưa thể đi học. Phạm vi hoạt động mỗi ngày của cậu chỉ có phòng ngủ và phòng ăn.
Lúc không có chuyện gì làm, cậu luôn nằm trên giường nhìn ngắm vườn cây ngân hạnh ngoài cửa sổ. Xuân đến thu đi, từ lúc lá xanh mơn mởn cho đến khi héo khô úa tàn.
Thi thoảng cậu sẽ nhớ mẹ mình, nhớ đến cuộc sống của hai người ở Lư Thành.
Cuộc sống như vậy kéo dài hơn một năm. Vào một ngày nào đó, ông cụ Lý vốn luôn ở trong khuôn viên trường đại học sư phạm được người thân đón về nhà đã đón nhận cậu.
Ông cụ không chỉ không để ý đến xuất thân của cậu mà còn vô cùng cưng chiều cậu. Từ năm bảy tuổi đến năm mười lăm tuổi, Lý Thanh Đàm đã lớn lên dưới sự che chở của ông.
…
Một đoạn tro thuốc rơi xuống, tay Lý Thanh Đàm bị tàn thuốc làm bỏng. Lúc này cậu mới lấy lại tinh thần, giơ tay dập tắt điếu thuốc trong gạt tàn.
Cậu đứng dậy đi vào nhà, tình cờ gặp Lý Thanh Phong mới vừa ra ngoài về ở cửa cầu thang.
Có lẽ Lý Thanh Phong mới tham gia tiệc xã giao về, trên người thoang thoảng men say. Vẻ ngoài đẹp trai và cơ thể cường tráng, mặt mũi anh ta giống y đúc Lý Chung Viễn.
Lý Thanh Đàm dừng bước, cụp mắt gọi một tiếng: “Anh cả.”
Anh ta lạnh nhạt đáp lại nhưng vào giây phút đi lướt qua vai cậu, đột nhiên lại lên tiếng nói: “Không muốn về sao?”
Lý Thanh Đàm hơi sửng sốt.
Lý Thanh Phong đứng trên bậc thang, quay đầu nhìn cậu: “Vậy thì đừng bao giờ muốn quay về đây nữa.”
Vừa nói câu này xong, anh ta thu hồi tầm mắt và nhấc chân đi lên lầu. Lý Thanh Đàm đứng tại chỗ một lúc rồi mới đi về phòng ngủ ở cuối hành lang.
Có lẽ gió đêm lạnh lẽo, buổi tối Lý Thanh Đàm cũng ngủ không yên giấc. Tâm trí cậu ngổn ngang hệt như gặp phải ác mộng vậy.
Đến khi tỉnh lại đã là buổi sáng hôm sau. Cảm giác choáng váng khiến cả người cậu có hơi không thoải mái.
Thời gian chuyến bay của cậu là vào buổi chiều. Lúc về đây không mang theo nhiều hành lý lắm nên lúc đi cũng giống như vậy. Buổi trưa ăn cơm xong, tài xế nhà đưa cậu đến sân bay.
Trước khi đi, Lý Minh Nguyệt nhét một tấm thẻ vào balo của cậu và nói: “Ở bên kia đừng để bản thân chịu khổ. Còn nữa, ba nhờ chị chuyển lời lại với em là lên lớp mười hai rồi trở về cũng được.”
Lý Thanh Đàm khó tin đáp tiếng “Vâng”. Mũi cậu hơi nghẹt, hít thở khó khăn, giọng nói khàn khàn: “Sao đột nhiên ba lại thay đổi ý định vậy?”
Cậu còn cho rằng bây giờ sẽ là một cuộc kháng chiến trường kỳ.
Lý Minh Nguyệt hất cằm chỉ vào trong phòng khách: “Hỏi anh ấy đi.”
Lý Thanh Đàm nhìn thấy Lý Thanh Phong đang ngồi trên ghế sofa quay lưng về phía ngoài nhà, lại nghĩ đến câu nói tối hôm qua của anh ta. Bất kể là thật lòng hay chỉ là giả vờ thì ít nhất đây cũng xem là một kết quả tốt trong chuyện này.
Cậu cười một tiếng: “Cảm ơn anh cả giúp em nhé, em đi trước.”
“Đi đi, chú ý an toàn.” Đợi xe chạy ra khỏi sân nhà, Lý Minh Nguyệt mới xoay người đi vào trong. Sau đó cô ngồi xuống ở một đầu khác của ghế sofa, “Anh cả.”
Lý Thanh Phong cụp mắt đọc báo, không lên tiếng.
“Thật ra thì bây giờ anh cũng không quá ghét em ấy đúng không?” Lý Minh Nguyệt nói: “Nếu không thì sao mới sáng sớm anh đã nói chuyện này với ba chứ.”
“Anh chỉ không muốn nhìn thấy nó trong nhà thôi.”
Lý Minh Nguyệt ném một quả táo vào ngực anh trai mình: “Anh cứ mạnh miệng lắm vào.”
…
Lúc Lý Thanh Đàm đến Lư Thành đã là buổi tối. Cảm giác choáng váng càng trở nên nghiêm trọng hơn, cả người vừa mệt vừa đau nhức. Về đến nhà chưa kịp thay quần áo đã ngã lên giường ngủ thiếp đi.
Ngủ mơ màng đến nửa đêm thì chợt tỉnh giấc vì khát nước. Trong nhà không có nước nóng nên cậu uống đại hai ly nước lạnh. Cảm giác tựa như uống dao vậy, làm cổ họng đau rát vô cùng.
Lý Thanh Đàm đặt ly nước xuống, nhớ lại trước kì nghỉ dì giúp việc có nói mùng năm mới quay lại làm việc được. Cậu nằm lên giường lần nữa, vội mò tìm điện thoại gửi tin nhắn cho Tưởng Dư trong lúc nửa tỉnh nửa mê.
Sáng sớm ngày kế tiếp.
Lúc Vân Nê thức dậy mới phát hiện tối qua mình quên sạc pin cho điện thoại. Sạc được một lúc, cô lại lấy cục sạc dự phòng trong ngăn kéo ra và mang đến trường học.
Sau khi kết thúc tiết tự học sáng, cô mới lấy điện thoại ra mở máy lên.
Điện thoại đã dùng một thời gian dài, cảm ứng hơi chậm chạp. Mở máy một lúc lâu mới có mấy tin nhắn chưa đọc nhảy ra.
Vân Nê lướt xuống, thấy Lý Thanh Đàm có gửi tin nhắn cho mình vào lúc ba giờ sáng ngày hôm qua.
[Xin lão Dương cho tớ nghỉ hai ngày nhé, nói là tớ bị bệnh.]
Có vẻ như tin nhắn này không phải là gửi cho cô. Vân Nê cầm điện thoại đi ra khỏi phòng học, trả lời tin nhắn xong lại gọi cho Lý Thanh Đàm một cuộc.
Nhưng chẳng ai nghe máy cả.
Cô xuống lầu đi ngang qua sân trường để đến khu nhà dạy học của lớp mười một. Lúc này mới vừa hết tiết, trong phòng học lớp năm toàn là tiếng đùa giỡn đuổi bắt nhau.
Tưởng Dư ngồi vị trí bên cạnh cửa sau, cô vừa đi đến đó là cậu có thể nhìn thấy ngay.
“Đàn chị?” Tưởng Dư hơi sững sờ khi thấy cô. Cậu ngậm kẹo qua đi ra bên ngoài phòng học: “Sao vậy, tìm em có chuyện gì à?”
Vân Nê đưa tin nhắn Lý Thanh Đàm gửi cho cậu xem, “Hình như cậu ấy gửi nhầm.”
“Bảo sao hôm nay không thấy cậu ấy đến lớp.” Tưởng Dư lấy kẹo que ra khỏi miệng, móc điện thoại ra gọi cho cậu.
“Chị gọi rồi, không ai bắt máy hết.”
“Hả?” Tưởng Dư gọi cũng không ai nghe máy: “Vậy chắc đang ngủ rồi, cậu ấy thường xuyên như vậy lắm. Toàn ngủ say vào giờ học buổi sáng không thôi, chị đừng lo lắng, em liên lạc được với cậu ấy rồi sẽ báo cho chị biết.”
Vân Nê muốn nói mình không lo lắng nhưng cuối cùng không giải thích gì, chỉ nói: “Chị đi về trước đây.”
“Hẹn gặp lại đàn chị.”
Tưởng Dư đi vào phòng học. Tằng Dương Dương ngồi xuống vị trí của Lý Thanh Đàm, trêu ghẹo: “Cậu được đó nha, đàn chị đích thân đến đây tìm cậu cơ đấy.”
“Đừng nói nhảm.” Tưởng Dư chỉ bàn của Lý Thanh Đàm: “Tìm cậu ấy á.”
“Bạn gái à?”
Tưởng Dư mất kiên nhẫn: “Sao cậu nhiều chuyện vậy.”
“….”
Sau giờ học buổi sáng, cuối cùng Tưởng Dư cũng liên lạc được với Lý Thanh Đàm, “Cậu sao thế hả? Gọi cho cậu nhiều cuộc như vậy mà không nghe máy, ngủ đến bây giờ luôn à?”
Giọng của cậu khàn vô cùng: “Không phải tớ bảo tớ bị bệnh rồi à.”
“Mẹ nó, tớ tưởng là cậu nói đùa thôi chứ.” Tưởng Dư vừa nghe giọng đã biết cậu bị bệnh nặng, “Cậu đang ở đâu.”
“Ở nhà.” Lý Thanh Đàm lại ho khan: “Tớ quên mua thuốc rồi, cậu có rảnh thì mua ít thuốc mang qua cho tớ.”
Tưởng Dư vừa nói vừa đi ra ngoài: “Được được, cậu nằm đi. Bây giờ tớ tới ngay, thua cậu luôn á, bị bệnh mà không chịu uống thuốc vào, Mà dì giúp việc nhà cậu đâu rồi?”
“Về nhà rồi.”
“….” Tưởng Dư cúp máy, vội vàng chạy nhanh xuống lầu dưới. Đi được nửa đường chợt nhớ ra gì đó, thế là lại chạy đến khu vực của lớp mười hai, “Đàn chị đàn chị!”
Cậu gào to, Phương Miểu ló đầu ra hỏi: “Sao vậy?”
“Đàn chị Vân Nê có ở đây không ạ? Em có việc gấp cần tìm chị ấy.”
“Cậu ấy đi rót nước rồi.”
“Cảm ơn nhé.” Tưởng Dư chạy đến phòng nước, đúng lúc gặp Vân Nê đi ra từ bên trong. Cậu thở hổn hển nói: “Đàn chị, có thể giúp em một chuyện không?”
“Gì vậy?”
“Không kịp nữa rồi, trên đường đi em sẽ nói cho chị biết sau.”
Đến khi ngồi lên xe, Vân Nê mới biết Lý Thanh Đàm thật sự bị bệnh.
Tưởng Dư nhìn vẻ mặt cô, thản nhiên nói phóng đại: “Em gọi điện thoại cho cậu ấy, còn chưa nói được hai câu thì không nghe thấy tiếng gì nữa, em đoán có lẽ là ngất đi rồi.”
Trong tay Vân Nê vẫn còn cầm ly giữ nhiệt: “Trong nhà cậu ấy không có ai sao?”
“Không có, cậu ấy sống một mình. Dì giúp việc nghỉ làm vẫn chưa quay lại, ba mẹ cậu ấy đều ở Bắc Kinh. Nước xa không cứu được lửa gần nên chỉ có thể dựa vào chúng ta thôi.”
Vân Nê nhớ trước đây có người từng nói cậu là học sinh chuyển trường từ Bắc Kinh đến. Cô gật đầu, không hỏi thêm gì nữa.
Nơi ở của Lý Thanh Đàm nằm gần vành đai hai, đón xe từ trường học đến đó cũng mất nửa giờ đồng hồ. Sau khi xuống xe, Tưởng Dư đi đến tiệm thuốc ở cổng tiểu khu mua một đống đồ.
Vân Nê không nhìn nổi, vội đi đến lấy những loại thuốc lưu thông máu, đau dạ dày các thứ ra, “Cậu ấy chỉ bị sốt thôi, lấy thuốc hạ sốt là được rồi.”
“…”
Tưởng Dư thanh toán tiền.
Hai người đi vào tiểu khu, nhà của Lý Thanh Đàm ở tầng 23, cửa có khóa mật khẩu. Lúc Tưởng Dư bấm mật khẩu, Vân Nê quay đầu nhìn sang chỗ khác.
Trong căn nhà lạnh lẽo buồn tẻ hơn tưởng tượng rất nhiều. Phòng khách sạch sẽ ngăn nắp có một cửa sổ sát đất. Đồ dùng trong nhà rất ít, trông giống như một nơi dừng chân ngắn hạn hơn là một căn nhà để ở lâu dài.
Tưởng Dư đóng cửa lại, lấy một đôi dép sạch sẽ trong tủ giày cho Vân Nê rồi nói: “Chị ngồi trước đi, em vào phòng ngủ xem tình hình ra sao.”
“Được.”
Tưởng Dư đi vào trong không bao lâu đã chạy ra lại, mặt đầy vẻ lo âu: “Mẹ nó, bất tỉnh thật rồi.”
“….” Vân Nê nói: “Có tiện để chị vào xem không?”
“Có thể, cậu ấy có mặc quần áo.” Tưởng Dư vừa gọi điện thoại cho bác sĩ gia đình, vừa đi tìm nhiệt kế. Đương nhiên là cậu đang rất luống cuống, tạo nên âm thanh rất lớn trong phòng khách.
Trong phòng ngủ có hơi người hơn phòng khách bên ngoài đôi chút.
Rèm cửa sổ trong phòng được kéo lại một nửa. Lý Thanh Đàm nằm sấp trên giường, mặt vùi vào gối, hơi thở rất nặng nề. Cũng không biết cậu đang ngủ hay đã hôn mê rồi.
Vân Nê đưa tay sờ trán cậu, hơi nóng. Cô ngồi bên mép giường gọi tên cậu mấy lần.
Cậu mơ màng đáp lại nhưng từ đầu đến cuối đều không tỉnh dậy.
Vân Nê đứng dậy, kéo chăn bông đang đắp một nửa kín hết cả người cậu, sau đó đi ra khỏi phòng ngủ, “Chắc là cậu ấy chỉ ngủ thôi nhưng nhiệt độ cơ thể đang rất cao, hay là đưa cậu ấy đến bệnh viện trước đi.”
“Em đã liên lạc với bác sĩ rồi, ông ấy đang chạy đến đây.” Tưởng Dư gãi đầu, “Vừa rồi quên mua nhiệt kế, để em xuống dưới mua.”
“Được.” Vân Nê nhớ ra gì đó: “Có khăn sạch không, chị hạ nhiệt vật lý giúp cậu ấy trước.”
“Chị chờ chút, em đi tìm thử xem.” Tưởng Dư lấy hai chiếc khăn mới tinh chưa mở bao trong tủ ra, nói: “Vậy em đi mua đồ nhé.”
“Được.” Vân Nê cầm khăn đi vào phòng vệ sinh, thấm ướt hai chiếc khăn trong nước lạnh rồi vắt hơi ráo nước, sau đó cầm về phòng ngủ.
Lý Thanh Đàm vẫn nằm ngủ trong tư thế trước đó.
Cô đi đến, vắt khăn trên cánh tay mình, từ từ lật người cậu lại. May mắn là cậu vẫn còn ý thức, nhận ra có người đang động vào mình nhưng cậu không chống cự mà chậm rãi nằm ngang lại về phía khác theo lực của người đó.
Vân Nê đắp kín chăn lại lần nữa cho cậu, tiếp đó cầm một chiếc khăn ướt gấp lại thành hình chữ nhật rồi đắp lên trán cậu.
Lúc nhiệt độ khăn gần bằng thân nhiệt của cậu, cô lại đổi qua chiếc khăn còn lại rồi đem khăn vừa thay vào phòng vệ sinh ngâm nước lạnh lần nữa.
Toàn bộ quá trình Lý Thanh Đàm đều không tỉnh lại, nhưng cậu ngủ trông không được yên giấc lắm. Chân mày nhíu chặt, cánh môi vừa đỏ vừa khô vì nóng.
Vân Nê đi ra phòng bếp bên ngoài tìm được một bình nước siêu tốc, cô rót nước vào và cắm điện lên. Sau đó lại đi vào phòng ngủ tiếp tục đổi khăn hạ nhiệt cho cậu.
Qua một hồi lâu sau, cô nghe tiếng mở cửa ở ngoài, vội đứng dậy lấy khăn trên trán Lý Thanh Đàm ra, thay qua chiếc khăn còn lại. Lúc đang chuẩn bị đi ra ngoài thì tay cô bị kéo lại.
Vân Nê cúi đầu xuống, thấy cậu mở mắt nhìn mình, khóe mắt ửng đỏ, dường như vẫn chưa tỉnh táo lại hoàn toàn. Hai cánh môi mấp máy nhẹ, phát ra hai tiếng không rõ ràng.
“…. Đừng đi.”
Kì nghỉ này của Lý Thanh Đàm không bình yên chút nào.
Có nói gì Lý Chung Viễn cũng không chịu thay đổi ý định, kiên quyết muốn hết năm nay cậu sẽ chuyện về trường học ban đầu.
Bầu không khí giữa hai ba con căng thẳng y hệt một năm trước khi phụ huynh học sinh bị Lý Thanh Đàm đả thương đến tìm Lý Chung Viễn và ông nhất quyết muốn đưa cậu đến Lư Thành vậy.
Lúc trước là một người muốn đưa đi, một người không chịu đi. Bây giờ lại đổi thành một người muốn giữ lại nhưng một người lại không muốn quay về.
Nhiều năm như vậy, hình như hai ba con họ chưa từng có thời điểm nào thống nhất ý kiến cả.
Lý Chung Viễn phô bày toàn bộ tính cách cố chấp và nóng nảy của mình trước mặt cậu con trai nhỏ này. Lý Thanh Đàm cũng đáp lại ông sự lạnh lùng và phản nghịch của chính cậu.
Chẳng có hình ảnh vẻ mặt ôn hòa nào tồn tại giữa hai người họ.
Trận cãi nhau to tiếng ban ngày đã khiến tình ba con vốn không tốt đẹp lại có thêm vết nứt. Ban đêm, Lý Thanh Đàm ngồi ngoài ban công lầu hai hút thuốc.
Nhìn tòa nhà chọc trời phía xa xa, cậu nhớ lại năm mình vừa mới đến căn nhà này.
Khi đó Lý Thanh Đàm chỉ mới sáu tuổi, đang đau khổ vì mẹ mình qua đời đột ngột. Ngay đêm khuya hôm đó, cậu được ba đón về Bắc Kinh.
Đêm ấy chính là sự khởi đầu cho một cuộc sống mới của cậu, cũng là mở đầu cho tất cả những cực khổ mà cậu phải chịu đựng.
Cũng từ ngày đó trở đi, Lý Thanh Đàm đã biết tại sao ba luôn không có thời gian đến Lư Thành thăm cậu và mẹ, tại sao chỉ có cậu và mẹ cùng trải qua dịp Tết mỗi năm.
Tại sao ba không đến buổi họp phụ huynh cho cậu, không tham gia hoạt động cha con ở trường mẫu giáo với cậu.
Hóa ra tất cả những điều đó đều không phải vì ông không có thời gian mà là vào một buổi sáng sớm rất lâu trước đây, lâu đến mức cậu còn chưa ra đời, Lý Chung Viễn đã có một gia đình ở Bắc Kinh rồi.
Cậu là khách không mời mà đến của nhà họ Lý. Là bằng chứng cho việc Lý Chung Viễn không trung thành với vợ, không có trách nhiệm với con cái của mình.
Năm đầu tiên mới đến Bắc Kinh, Lý Thanh Đàm chẳng ổn chút nào.
Khi ấy Lý Thanh Phong đã thành niên, cực kì chán ghét cậu. Bà Lý thì luôn đối xử lạnh nhạt với cậu. Chỉ có duy nhất Lý Minh Nguyệt thỉnh thoảng sẽ len lén chạy vào căn phòng nhỏ của cậu để đưa đồ ăn và chơi cùng cậu.
Bình thường Lý Chung Viễn bận rộn công việc, rất ít khi về nhà. Hộ khẩu và tuổi tác của cậu cũng bị sửa lại, thành độ tuổi vẫn chưa thể đi học. Phạm vi hoạt động mỗi ngày của cậu chỉ có phòng ngủ và phòng ăn.
Lúc không có chuyện gì làm, cậu luôn nằm trên giường nhìn ngắm vườn cây ngân hạnh ngoài cửa sổ. Xuân đến thu đi, từ lúc lá xanh mơn mởn cho đến khi héo khô úa tàn.
Thi thoảng cậu sẽ nhớ mẹ mình, nhớ đến cuộc sống của hai người ở Lư Thành.
Cuộc sống như vậy kéo dài hơn một năm. Vào một ngày nào đó, ông cụ Lý vốn luôn ở trong khuôn viên trường đại học sư phạm được người thân đón về nhà đã đón nhận cậu.
Ông cụ không chỉ không để ý đến xuất thân của cậu mà còn vô cùng cưng chiều cậu. Từ năm bảy tuổi đến năm mười lăm tuổi, Lý Thanh Đàm đã lớn lên dưới sự che chở của ông.
…
Một đoạn tro thuốc rơi xuống, tay Lý Thanh Đàm bị tàn thuốc làm bỏng. Lúc này cậu mới lấy lại tinh thần, giơ tay dập tắt điếu thuốc trong gạt tàn.
Cậu đứng dậy đi vào nhà, tình cờ gặp Lý Thanh Phong mới vừa ra ngoài về ở cửa cầu thang.
Có lẽ Lý Thanh Phong mới tham gia tiệc xã giao về, trên người thoang thoảng men say. Vẻ ngoài đẹp trai và cơ thể cường tráng, mặt mũi anh ta giống y đúc Lý Chung Viễn.
Lý Thanh Đàm dừng bước, cụp mắt gọi một tiếng: “Anh cả.”
Anh ta lạnh nhạt đáp lại nhưng vào giây phút đi lướt qua vai cậu, đột nhiên lại lên tiếng nói: “Không muốn về sao?”
Lý Thanh Đàm hơi sửng sốt.
Lý Thanh Phong đứng trên bậc thang, quay đầu nhìn cậu: “Vậy thì đừng bao giờ muốn quay về đây nữa.”
Vừa nói câu này xong, anh ta thu hồi tầm mắt và nhấc chân đi lên lầu. Lý Thanh Đàm đứng tại chỗ một lúc rồi mới đi về phòng ngủ ở cuối hành lang.
Có lẽ gió đêm lạnh lẽo, buổi tối Lý Thanh Đàm cũng ngủ không yên giấc. Tâm trí cậu ngổn ngang hệt như gặp phải ác mộng vậy.
Đến khi tỉnh lại đã là buổi sáng hôm sau. Cảm giác choáng váng khiến cả người cậu có hơi không thoải mái.
Thời gian chuyến bay của cậu là vào buổi chiều. Lúc về đây không mang theo nhiều hành lý lắm nên lúc đi cũng giống như vậy. Buổi trưa ăn cơm xong, tài xế nhà đưa cậu đến sân bay.
Trước khi đi, Lý Minh Nguyệt nhét một tấm thẻ vào balo của cậu và nói: “Ở bên kia đừng để bản thân chịu khổ. Còn nữa, ba nhờ chị chuyển lời lại với em là lên lớp mười hai rồi trở về cũng được.”
Lý Thanh Đàm khó tin đáp tiếng “Vâng”. Mũi cậu hơi nghẹt, hít thở khó khăn, giọng nói khàn khàn: “Sao đột nhiên ba lại thay đổi ý định vậy?”
Cậu còn cho rằng bây giờ sẽ là một cuộc kháng chiến trường kỳ.
Lý Minh Nguyệt hất cằm chỉ vào trong phòng khách: “Hỏi anh ấy đi.”
Lý Thanh Đàm nhìn thấy Lý Thanh Phong đang ngồi trên ghế sofa quay lưng về phía ngoài nhà, lại nghĩ đến câu nói tối hôm qua của anh ta. Bất kể là thật lòng hay chỉ là giả vờ thì ít nhất đây cũng xem là một kết quả tốt trong chuyện này.
Cậu cười một tiếng: “Cảm ơn anh cả giúp em nhé, em đi trước.”
“Đi đi, chú ý an toàn.” Đợi xe chạy ra khỏi sân nhà, Lý Minh Nguyệt mới xoay người đi vào trong. Sau đó cô ngồi xuống ở một đầu khác của ghế sofa, “Anh cả.”
Lý Thanh Phong cụp mắt đọc báo, không lên tiếng.
“Thật ra thì bây giờ anh cũng không quá ghét em ấy đúng không?” Lý Minh Nguyệt nói: “Nếu không thì sao mới sáng sớm anh đã nói chuyện này với ba chứ.”
“Anh chỉ không muốn nhìn thấy nó trong nhà thôi.”
Lý Minh Nguyệt ném một quả táo vào ngực anh trai mình: “Anh cứ mạnh miệng lắm vào.”
…
Lúc Lý Thanh Đàm đến Lư Thành đã là buổi tối. Cảm giác choáng váng càng trở nên nghiêm trọng hơn, cả người vừa mệt vừa đau nhức. Về đến nhà chưa kịp thay quần áo đã ngã lên giường ngủ thiếp đi.
Ngủ mơ màng đến nửa đêm thì chợt tỉnh giấc vì khát nước. Trong nhà không có nước nóng nên cậu uống đại hai ly nước lạnh. Cảm giác tựa như uống dao vậy, làm cổ họng đau rát vô cùng.
Lý Thanh Đàm đặt ly nước xuống, nhớ lại trước kì nghỉ dì giúp việc có nói mùng năm mới quay lại làm việc được. Cậu nằm lên giường lần nữa, vội mò tìm điện thoại gửi tin nhắn cho Tưởng Dư trong lúc nửa tỉnh nửa mê.
Sáng sớm ngày kế tiếp.
Lúc Vân Nê thức dậy mới phát hiện tối qua mình quên sạc pin cho điện thoại. Sạc được một lúc, cô lại lấy cục sạc dự phòng trong ngăn kéo ra và mang đến trường học.
Sau khi kết thúc tiết tự học sáng, cô mới lấy điện thoại ra mở máy lên.
Điện thoại đã dùng một thời gian dài, cảm ứng hơi chậm chạp. Mở máy một lúc lâu mới có mấy tin nhắn chưa đọc nhảy ra.
Vân Nê lướt xuống, thấy Lý Thanh Đàm có gửi tin nhắn cho mình vào lúc ba giờ sáng ngày hôm qua.
[Xin lão Dương cho tớ nghỉ hai ngày nhé, nói là tớ bị bệnh.]
Có vẻ như tin nhắn này không phải là gửi cho cô. Vân Nê cầm điện thoại đi ra khỏi phòng học, trả lời tin nhắn xong lại gọi cho Lý Thanh Đàm một cuộc.
Nhưng chẳng ai nghe máy cả.
Cô xuống lầu đi ngang qua sân trường để đến khu nhà dạy học của lớp mười một. Lúc này mới vừa hết tiết, trong phòng học lớp năm toàn là tiếng đùa giỡn đuổi bắt nhau.
Tưởng Dư ngồi vị trí bên cạnh cửa sau, cô vừa đi đến đó là cậu có thể nhìn thấy ngay.
“Đàn chị?” Tưởng Dư hơi sững sờ khi thấy cô. Cậu ngậm kẹo qua đi ra bên ngoài phòng học: “Sao vậy, tìm em có chuyện gì à?”
Vân Nê đưa tin nhắn Lý Thanh Đàm gửi cho cậu xem, “Hình như cậu ấy gửi nhầm.”
“Bảo sao hôm nay không thấy cậu ấy đến lớp.” Tưởng Dư lấy kẹo que ra khỏi miệng, móc điện thoại ra gọi cho cậu.
“Chị gọi rồi, không ai bắt máy hết.”
“Hả?” Tưởng Dư gọi cũng không ai nghe máy: “Vậy chắc đang ngủ rồi, cậu ấy thường xuyên như vậy lắm. Toàn ngủ say vào giờ học buổi sáng không thôi, chị đừng lo lắng, em liên lạc được với cậu ấy rồi sẽ báo cho chị biết.”
Vân Nê muốn nói mình không lo lắng nhưng cuối cùng không giải thích gì, chỉ nói: “Chị đi về trước đây.”
“Hẹn gặp lại đàn chị.”
Tưởng Dư đi vào phòng học. Tằng Dương Dương ngồi xuống vị trí của Lý Thanh Đàm, trêu ghẹo: “Cậu được đó nha, đàn chị đích thân đến đây tìm cậu cơ đấy.”
“Đừng nói nhảm.” Tưởng Dư chỉ bàn của Lý Thanh Đàm: “Tìm cậu ấy á.”
“Bạn gái à?”
Tưởng Dư mất kiên nhẫn: “Sao cậu nhiều chuyện vậy.”
“….”
Sau giờ học buổi sáng, cuối cùng Tưởng Dư cũng liên lạc được với Lý Thanh Đàm, “Cậu sao thế hả? Gọi cho cậu nhiều cuộc như vậy mà không nghe máy, ngủ đến bây giờ luôn à?”
Giọng của cậu khàn vô cùng: “Không phải tớ bảo tớ bị bệnh rồi à.”
“Mẹ nó, tớ tưởng là cậu nói đùa thôi chứ.” Tưởng Dư vừa nghe giọng đã biết cậu bị bệnh nặng, “Cậu đang ở đâu.”
“Ở nhà.” Lý Thanh Đàm lại ho khan: “Tớ quên mua thuốc rồi, cậu có rảnh thì mua ít thuốc mang qua cho tớ.”
Tưởng Dư vừa nói vừa đi ra ngoài: “Được được, cậu nằm đi. Bây giờ tớ tới ngay, thua cậu luôn á, bị bệnh mà không chịu uống thuốc vào, Mà dì giúp việc nhà cậu đâu rồi?”
“Về nhà rồi.”
“….” Tưởng Dư cúp máy, vội vàng chạy nhanh xuống lầu dưới. Đi được nửa đường chợt nhớ ra gì đó, thế là lại chạy đến khu vực của lớp mười hai, “Đàn chị đàn chị!”
Cậu gào to, Phương Miểu ló đầu ra hỏi: “Sao vậy?”
“Đàn chị Vân Nê có ở đây không ạ? Em có việc gấp cần tìm chị ấy.”
“Cậu ấy đi rót nước rồi.”
“Cảm ơn nhé.” Tưởng Dư chạy đến phòng nước, đúng lúc gặp Vân Nê đi ra từ bên trong. Cậu thở hổn hển nói: “Đàn chị, có thể giúp em một chuyện không?”
“Gì vậy?”
“Không kịp nữa rồi, trên đường đi em sẽ nói cho chị biết sau.”
Đến khi ngồi lên xe, Vân Nê mới biết Lý Thanh Đàm thật sự bị bệnh.
Tưởng Dư nhìn vẻ mặt cô, thản nhiên nói phóng đại: “Em gọi điện thoại cho cậu ấy, còn chưa nói được hai câu thì không nghe thấy tiếng gì nữa, em đoán có lẽ là ngất đi rồi.”
Trong tay Vân Nê vẫn còn cầm ly giữ nhiệt: “Trong nhà cậu ấy không có ai sao?”
“Không có, cậu ấy sống một mình. Dì giúp việc nghỉ làm vẫn chưa quay lại, ba mẹ cậu ấy đều ở Bắc Kinh. Nước xa không cứu được lửa gần nên chỉ có thể dựa vào chúng ta thôi.”
Vân Nê nhớ trước đây có người từng nói cậu là học sinh chuyển trường từ Bắc Kinh đến. Cô gật đầu, không hỏi thêm gì nữa.
Nơi ở của Lý Thanh Đàm nằm gần vành đai hai, đón xe từ trường học đến đó cũng mất nửa giờ đồng hồ. Sau khi xuống xe, Tưởng Dư đi đến tiệm thuốc ở cổng tiểu khu mua một đống đồ.
Vân Nê không nhìn nổi, vội đi đến lấy những loại thuốc lưu thông máu, đau dạ dày các thứ ra, “Cậu ấy chỉ bị sốt thôi, lấy thuốc hạ sốt là được rồi.”
“…”
Tưởng Dư thanh toán tiền.
Hai người đi vào tiểu khu, nhà của Lý Thanh Đàm ở tầng 23, cửa có khóa mật khẩu. Lúc Tưởng Dư bấm mật khẩu, Vân Nê quay đầu nhìn sang chỗ khác.
Trong căn nhà lạnh lẽo buồn tẻ hơn tưởng tượng rất nhiều. Phòng khách sạch sẽ ngăn nắp có một cửa sổ sát đất. Đồ dùng trong nhà rất ít, trông giống như một nơi dừng chân ngắn hạn hơn là một căn nhà để ở lâu dài.
Tưởng Dư đóng cửa lại, lấy một đôi dép sạch sẽ trong tủ giày cho Vân Nê rồi nói: “Chị ngồi trước đi, em vào phòng ngủ xem tình hình ra sao.”
“Được.”
Tưởng Dư đi vào trong không bao lâu đã chạy ra lại, mặt đầy vẻ lo âu: “Mẹ nó, bất tỉnh thật rồi.”
“….” Vân Nê nói: “Có tiện để chị vào xem không?”
“Có thể, cậu ấy có mặc quần áo.” Tưởng Dư vừa gọi điện thoại cho bác sĩ gia đình, vừa đi tìm nhiệt kế. Đương nhiên là cậu đang rất luống cuống, tạo nên âm thanh rất lớn trong phòng khách.
Trong phòng ngủ có hơi người hơn phòng khách bên ngoài đôi chút.
Rèm cửa sổ trong phòng được kéo lại một nửa. Lý Thanh Đàm nằm sấp trên giường, mặt vùi vào gối, hơi thở rất nặng nề. Cũng không biết cậu đang ngủ hay đã hôn mê rồi.
Vân Nê đưa tay sờ trán cậu, hơi nóng. Cô ngồi bên mép giường gọi tên cậu mấy lần.
Cậu mơ màng đáp lại nhưng từ đầu đến cuối đều không tỉnh dậy.
Vân Nê đứng dậy, kéo chăn bông đang đắp một nửa kín hết cả người cậu, sau đó đi ra khỏi phòng ngủ, “Chắc là cậu ấy chỉ ngủ thôi nhưng nhiệt độ cơ thể đang rất cao, hay là đưa cậu ấy đến bệnh viện trước đi.”
“Em đã liên lạc với bác sĩ rồi, ông ấy đang chạy đến đây.” Tưởng Dư gãi đầu, “Vừa rồi quên mua nhiệt kế, để em xuống dưới mua.”
“Được.” Vân Nê nhớ ra gì đó: “Có khăn sạch không, chị hạ nhiệt vật lý giúp cậu ấy trước.”
“Chị chờ chút, em đi tìm thử xem.” Tưởng Dư lấy hai chiếc khăn mới tinh chưa mở bao trong tủ ra, nói: “Vậy em đi mua đồ nhé.”
“Được.” Vân Nê cầm khăn đi vào phòng vệ sinh, thấm ướt hai chiếc khăn trong nước lạnh rồi vắt hơi ráo nước, sau đó cầm về phòng ngủ.
Lý Thanh Đàm vẫn nằm ngủ trong tư thế trước đó.
Cô đi đến, vắt khăn trên cánh tay mình, từ từ lật người cậu lại. May mắn là cậu vẫn còn ý thức, nhận ra có người đang động vào mình nhưng cậu không chống cự mà chậm rãi nằm ngang lại về phía khác theo lực của người đó.
Vân Nê đắp kín chăn lại lần nữa cho cậu, tiếp đó cầm một chiếc khăn ướt gấp lại thành hình chữ nhật rồi đắp lên trán cậu.
Lúc nhiệt độ khăn gần bằng thân nhiệt của cậu, cô lại đổi qua chiếc khăn còn lại rồi đem khăn vừa thay vào phòng vệ sinh ngâm nước lạnh lần nữa.
Toàn bộ quá trình Lý Thanh Đàm đều không tỉnh lại, nhưng cậu ngủ trông không được yên giấc lắm. Chân mày nhíu chặt, cánh môi vừa đỏ vừa khô vì nóng.
Vân Nê đi ra phòng bếp bên ngoài tìm được một bình nước siêu tốc, cô rót nước vào và cắm điện lên. Sau đó lại đi vào phòng ngủ tiếp tục đổi khăn hạ nhiệt cho cậu.
Qua một hồi lâu sau, cô nghe tiếng mở cửa ở ngoài, vội đứng dậy lấy khăn trên trán Lý Thanh Đàm ra, thay qua chiếc khăn còn lại. Lúc đang chuẩn bị đi ra ngoài thì tay cô bị kéo lại.
Vân Nê cúi đầu xuống, thấy cậu mở mắt nhìn mình, khóe mắt ửng đỏ, dường như vẫn chưa tỉnh táo lại hoàn toàn. Hai cánh môi mấp máy nhẹ, phát ra hai tiếng không rõ ràng.
“…. Đừng đi.”