Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 45: 45: Không Tin Thần Phật
Trong dịp Tết Âm lịch, Đàm Yến Tây và Chúc Tư Nam có gặp nhau một lần.
Nhà họ Chúc đến nhà họ Đàm chúc tết, người lớn hai nhà gặp nhau đương nhiên không thể không nhắc đến chuyện Đàm Yến Tây và Chúc Tư Nam sắp sửa đính hôn.
Nhà mẹ đẻ của bà Chúc là dòng dõi thư hương, tuy rằng bà ấy không mấy xem trọng Doãn Hàm Ngọc, nhưng thật ra không phải là khinh thường xuất thân của bà ta ― Doãn Hàm Ngọc sinh ra trong gia đình bình dân, nghe nói trước kia từng hát ở Việt kịch*, nhưng nghề này nhân tài đông đúc, bà ta lại không phải diễn viên nên ngay cả một vai diễn nha hoàn bên cạnh tiểu thư cũng không nhận được.
Trong một vở kịch, việc bà ta có thể làm đó là đóng vai đào kép áo vằn bưng đĩa trái cây ở phông nền.
* một loại ca kịch phổ biến ở vùng Chiết Giang, Trung Quốc
Điều bà ấy xem thường là thói ăn nói tùy tiện bừa bãi, và tính cách tự ti nhưng kiêu ngạo của Doãn Hàm Ngọc.
Song vì tình hình nhà họ Chúc ngày càng lụn bại nên cần mượn sức mạnh nghịch thế của nhà họ Đàm để vực dậy.
Nếu không còn lâu bà ấy mới đồng ý kết làm thông gia với người như Doãn Hàm Ngọc.
Nhưng suy cho cùng Doãn Hàm Ngọc vẫn mang danh tiếng là vợ của Đàm Chấn Sơn, thành thử dù trong lòng khinh thường, nhưng ngoài mặt bà ấy vẫn tỏ ra khách sáo lịch sự.
Hôm nay vẫn họp mặt tại nhà cổ của ông nội, chỉ là gia đình chị họ và anh cả không có mặt ở đây, người thân thích bên nhà họ cũng đến để thăm hỏi.
Trong nhà bắt đầu tổ chức đánh bài, Đàm Yến Tây tham gia chơi hai ván, chia bài một cách có kế hoạch nhằm để bà Chúc thắng ván mở đầu thuận lợi.
Sau đó anh tìm lý do để rút lui, bảo Chúc Tranh đến thay thế chỗ mình.
Anh lặng lẽ rời khỏi căn nhà, ra ngoài sân hóng mát.
Anh ngồi xuống bậc thang rồi châm điếu thuốc.
Một ít hôm nữa là đến lập xuân, không một ngày nào trời quang đãng, thời tiết cứ âm u và xám xịt như thế.
Chỉ chốc lát sau, cánh cửa gỗ sơn đỏ được mở ra, là Chúc Tư Nam.
Rõ ràng cô ấy cũng ra đây để hóng mát.
Bước chân Chúc Tư Nam khựng lại giây lát, rồi đi đến cạnh anh và khoanh hai tay nhìn anh: "Chẳng nghĩa khí gì hết vậy? Anh chạy đi đâu mất, thế là họ toàn ném câu hỏi cho em thôi ― mẹ nó, làm sao em biết được tìm ai để thiết kế trang phục cho lễ đính hôn? Sao không mở to mắt ra mà xem, em mặc váy được bao nhiêu lần?"
Đàm Yến Tây cười đáp: "Em nói đôi câu qua loa là được, dù gì hôm nay em cũng mặc áo bông đỏ (1) rồi, cũng không ai ghét bỏ em đâu."
"Phắn phắn phắn đi." Chúc Tư Nam vuốt lại tóc rồi bực bội ngồi xuống bên cạnh anh.
Tuy vẻ ngoài Chúc Tư Nam trông dịu dàng như nước, nhưng tính cách lại dũng mãnh y hệt con trai.
Năm tám tuổi, cô ấy đã đánh lũ con trai của người thân một trận để dạy dỗ, bắt chúng chắp tay gọi cô ấy là bà cô.
Từ lúc xưng vua trở về sau, chức chị đại của cô ấy là hoàn toàn xứng đáng.
Cô ấy là con cưng của trời, vừa sinh ra đã ở ngay vạch chiến thắng.
Theo lý thì cả đời cô ấy sẽ thuận buồm xuôi gió, song bắt đầu từ năm 18 tuổi đến nay, cô ấy vẫn luôn chịu giày vò.
Hồi mới vào Đại học, cô ấy thích một giáo viên dạy lịch sử triết học của khoa ― đúng vậy, một người phụ nữ hễ chút là động tay động chân lại chọn học ngành triết học.
Người giáo viên đã có vợ, nhưng Chúc Tư Nam không quan tâm.
Cô ấy ỷ vào quan hệ trong nhà, âm thầm thăng chức cho người giáo viên đó, trao tặng quỹ nghiên cứu khoa học dưới tên của đối phương.
Điều ấy đã trở thành trò cười cho những người trong giới.
Nhưng trợ cấp vài năm như vậy vẫn không lay động được người giáo viên kia.
Đặc biệt là khi phát hiện ra cô ấy âm thầm bố trí tài nguyên học thuật cho mình, đối phương đã nổi giận buông lời tuyệt giao với cô.
Sau đó còn từ chức ở trường hiện tại, chuyển nơi công tác đến một trường Cao đẳng ở Nam Thành, cả gia đình đều chuyển đi.
Về sau, con đường cuộc đời Chúc Tư Nam đã rẽ sang một thái cực khác: Không rung động với bất kỳ ai nữa, chỉ qua lại với hết người này đến người khác, những mối tình chóng vánh liên tiếp không hề ngơi nghỉ.
Đàm Yến Tây và Chúc Tư Nam quen biết nhau thuở tấm bé.
Có lẽ là vào khoảng thời gian anh học cấp ba, người nhà bắt đầu trêu ghẹo và gán ghép hai người với nhau.
Nhưng Chúc Tư Nam thật sự không quen với tính cách của Đàm Yến Tây.
Cô ấy cảm thấy lòng dạ anh thâm sâu khó lường, tâm tư lớn, nhưng lại giả vờ hiền lành cởi mở.
Đúng như những gì cô ấy nghĩ, anh mang bộ mặt của một doanh nhân hám lợi.
Sau đó, Đàm Yến Tây đi học MBA thì Chúc Tư Nam càng không xem anh ra gì.
Hình mẫu cô ấy thích là kiểu học giả nho nhã chính trực, cả người toát lên vẻ thanh cao khó đứt gãy từ tận xương cốt ― Cô ấy nói, nguyên nhân chính là vì người giáo viên đó đã từ chối mình, nên cô ấy mới khắc ghi bóng hình anh ta cả đời.
Nếu anh ta bước ra khỏi thần trí của cô ấy, thì những thứ cô ấy theo đuổi rồi cũng sẽ dập tắt thôi.
Đàm Yến Tây chỉ cười nhạo bảo: "Tôi không hiểu ba cái triết lý nhân sinh hại não này của các em đâu."
Chúc Tư Nam đáp trả: "Ngay cả cảm giác thật lòng yêu một người anh còn chưa từng cảm nhận qua, căn bản không xứng để hiểu."
Hai người bọn họ thật sự không vừa mắt nhau, chắc chắn không phải là cặp "oan gia hoan hỉ" như lời người lớn trong nhà đã bảo.
Chỉ là sắp bị trói chung trên con thuyền châu chấu, nên không thể không hợp tác với nhau.
Sau đó, họ ngồi chung một chỗ im lặng không nói gì, nhưng một người thì hút thuốc, một người thì ngẩn ngơ.
Cô ấy còn lên tiếng mắng một câu: “Mẹ nhà anh, đến cha em còn không dám hút thuốc trước mặt em đấy.”
Vẻ mặt Đàm Yến Tây thong dong: "Vừa khéo hôm nay có cơ hội, Tư Nam, tôi nói lời tạm biệt với em trước."
Chúc Tư Nam hỏi: "Anh đừng giả vờ đứng đắn như vậy, hù dọa ai chứ?"
Đàm Yến Tây nói: "Tình hình ông cụ nhà tôi, em thấy rồi đúng không?"
Câu này khiến Chúc Tư Nam hiểu ra có lẽ anh thật sự muốn nói chuyện nghiêm túc.
Vì vậy cô ấy cũng đứng đắn hơn, "Anh muốn nói cái gì?"
Đàm Yến Tây thấp giọng trả lời: "Tôi không phải nguyền rủa gì ông nội.
Nhưng em có cảm thấy, ông ấy không thể chống đỡ được đến ngày 18 tháng 2 không?"
Chúc Tư Nam "xùy" một tiếng, "Sao em biết được, em không phải bác sĩ, càng không phải là Diêm Vương."
"Nếu ông nội qua đời, nhà họ Đàm phải chịu tang cho ông ấy, hình như chuyện hôn sự sau đó có thể sẽ phải lùi lại hoặc là..."
Dứt khoát hủy bỏ.
Chúc Tư Nam quay đầu quan sát anh: "Ồ.
Đàm Tam hôm nay đúng là khiến em phải nhìn bằng ánh mắt khác đó nha."
Đàm Yến Tây nói: "Trách nhiệm lúc đó sẽ do tôi gánh, chỉ nhờ em cố gắng nghĩ cách thuyết phục cha mẹ mình."
Chúc Tư Nam: "Đây là tình hình lý tưởng.
Anh có từng nghĩ cứ kéo dài việc hôn sự như vậy, nghĩa là anh tính ông cụ sẽ không kiên trì được đến 18 tháng 2?"
Đàm Yến Tây không lên tiếng.
Chúc Tư Nam lại hỏi: "Anh có tin Phật không?"
"Không tin."
"Đúng là không cần phải tin.
Em đã lạy rồi nhưng cũng vô dụng.
Có đôi khi Thần Phật không muốn anh đạt được ý nguyện đâu.
Em không ngoại lệ, anh cũng không phải ngoại lệ ― Anh vẫn nên chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất đi."
Đàm Yến Tây nói: "Em học ngành triết học gì vậy? Tôi thấy có vẻ em hiểu rõ về học thuyết mê tín dị đoan hơn đấy."
Chúc Tư Nam: "Anh cút hộ em cho trời nó trong."
-
Quả đúng như lời Chúc Tư Nam nói.
Không lâu sau dịp năm mới, dự án mà Đàm Yến Tây đấu thầu đã có kết quả, và đội của anh đã trúng thầu không còn nghi ngờ gì nữa.
Nhưng tình hình của ông nội lại càng lúc càng trở xấu.
Từ sau khi được đưa đến bệnh viện, năm ngày thì hết bốn ngày trong đó đã ngủ mê man.
Nhưng chỉ cần ông cụ chưa ngừng thở, thì những việc đã quyết định vẫn cứ được tiếp tục chuẩn bị từng bước.
Bên cạnh việc chuẩn bị cho các công việc giai đoạn đầu của dự án, Đàm Yến Tây vẫn thường chạy đến bệnh viện.
Ông nội vẫn luôn hôn mê nên đến đó cũng chẳng làm được gì, vì vậy nhóm chị dâu cả cũng không hay ghé vào bệnh viện.
Trong lòng mọi người nghĩ thầm: Sao tình cảm Đàm Tam dành cho ông nội sâu đậm dữ vậy? Người ta ý thức không tỉnh táo, lúc này tỏ ra thân thiết yêu thương thì có ích gì đâu.
Trong phòng bệnh không có ai, Đàm Yến Tây ngồi bên mép giường của ông nội, nhìn chiếc mặt nạ dưỡng khí phủ đầy hơi trắng mỗi lần hít thở kia.
Chỉ có chính anh mới biết tại sao mình thường đến đây ― Quả thật anh là một người máu lạnh đến tột cùng, trong lòng luôn tính toán chi li trước sau.
Trò chơi thầm lặng này, mua hết rời tay: Rốt cuộc thời gian sẽ đứng về phía bên nào.
Thoáng chốc đã đến đầu tháng hai âm lịch.
Ông nội vẫn nằm trên giường bệnh, duy trì mạng sống dựa vào máy thở và thuốc nước.
Khoảng cách đến ngày 18 tháng 2, càng ngày càng gần.
Hôm nay, Đàm Yến Tây tham gia xã giao ở chỗ Vệ Thừa.
Sau khi đánh bài với người ta xong thì trực tiếp tìm một phòng nghỉ chỗ anh ấy để ở lại.
Lúc năm giờ sáng, anh tỉnh giấc.
Tám giờ sáng nay anh còn có việc, Doãn Hàm Ngọc đã hẹn người nhà họ Chúc cùng đi ăn bữa sáng, thuận tiện quyết định những việc trong tiệc đính hôn.
Bắc Thành vào đầu mùa xuân, thời điểm năm giờ trời vẫn chưa sáng lên.
Anh tự lái xe về nhà mình, định sẽ thay một bộ quần áo khác.
Nhưng run rủi thế nào lại bị cảnh sát giao thông chặn lại trên đường vành đai bốn.
Khoảng thời gian từ sau nửa đêm đến sáng sớm là thời điểm nhiều người lái xe trong trạng thái đã uống rượu, cảnh sát giao thông rất thích canh bắt người vào lúc này.
Cảnh sát bảo anh lấy bằng lái xe ra.
Đàm Yến Tây mở hộp đựng đồ lục tìm, một chốc đã tìm thấy cuốn sổ bằng lái rồi đưa đến.
Khi cảnh sát mở ra, lập tức có thứ đồ gì đó giống mảnh giấy rơi ra ngoài.
Anh ta khom lưng xuống nhặt đồ từ dưới đất lên trả lại cho Đàm Yến Tây, rồi vừa xem ảnh đăng ký vừa tự đối chiếu với anh.
Đàm Yến Tây nhận lấy mảnh giấy, định cúi đầu xem thử, nhưng chưa kịp nhìn kỹ thì đối phương đã gọi anh xuống xe kiểm tra nồng độ cồn.
Tối hôm qua anh uống rượu lúc hơn sáu giờ tối, sớm đã bay hết men cồn rồi.
Sau khi kiểm tra không ra kết quả gì thì cảnh sát giao thông cho anh đi.
Đàm Yến Tây ngồi lại vào xe và điều khiển xe lên đường.
Sau đó anh giảm chậm tốc độ, rồi xem thử mảnh giấy nhỏ trong tay.
Là một tấm vé xem phim dạng giấy in nhiệt, không biết đã cất trong đó bao lâu mà thông tin in trên đó gần như đã mờ nhạt đi rất nhiều.
Anh xem một hồi vẫn không biết ngày tháng năm của lần xem phim này là khi nào, thứ này rõ ràng không thuộc về mình.
Mà ngay tại khoảnh khắc mờ mịt ấy, đột nhiên anh chợt hiểu ra gì đó.
Anh lật lại xem thử, quả nhiên là một chữ tiếng Anh nghiêng 45 độ được viết bằng bút mực đen, thanh tú mà lưu loát: Miazhou
Dù chỉ là chuyện một năm trước, nhưng khi nghĩ lại dường như đã trôi qua mười năm, quá nửa đời người rồi vậy.
Khi đó, cô cầm bằng lái và quan sát kỹ ảnh chụp của anh, cảm giác như thể đang tích cực chứng minh thân phận.
Anh đã nói người thật đang ở đây thì em không nhìn, lại đi nghiên cứu một tấm bằng lái xe đã cũ nát.
Trước đó nữa, anh đã tạo ra lần "tình cờ gặp gỡ thứ ba" với cô.
Và trước khi chia tay, anh đã không ôm hy vọng mà mời cô một lần cuối cùng, đi thôi, tiễn em một đoạn đường.
Thật sự là không có chút hy vọng gì, ai ngờ cô lại cho anh một bất ngờ.
Sự bất ngờ này kéo dài đến tận ngày hôm nay mà vẫn còn uy lực.
Tựa như một tia sét chưa dứt rồi người ta bất thình lình đạp phải nó, thoáng chốc cảm giác đau đớn chân thực tan thành mây khói.
Đàm Yến Tây cầm vé xem phim, một tay khác lục tìm thuốc lá.
Anh châm lửa hút một hơi, tâm trạng chấn động khó yên vẫn không cách nào bình tĩnh lại được.
Anh buồn tẻ hút vài hơi thuốc rồi giơ tay dập tắt điếu thuốc, sau đó mở cửa sổ để cơn gió se lạnh lùa vào.
Phố phường dần dần thức tỉnh, anh bỗng dưng cảm thấy nơi sâu thẳm đau đớn nhất trong lòng thế mà lại có mấy phần tỉnh táo và thanh thản.
Xe chạy băng băng qua con đường, sắc trời chuyển từ tối sang sáng, đến khi về tới nhà đã lộ ra ánh sáng trắng bạc.
Đàm Yến Tây tắm rửa và thay một bộ quần áo khác, sau đó lập tức xuất phát đến quán trà.
Thời điểm đến nơi cũng vừa hay đúng giờ.
Doãn Hàm Ngọc đã đặt chỗ ngồi từ trước, một không gian nhã nhặn.
Đàm Yến Tây đi vào, ngồi chưa bao lâu thì người nhà họ Chúc cũng đã đến.
Chúc Tranh cợt nhả gọi một tiếng: "Anh rể", còn trên mặt Chúc Tư Nam là vẻ mất kiên nhẫn vì bị dựng đầu dậy sớm.
Bảy giờ sáng quán trà sẽ bắt đầu phục vụ bữa sáng, mọi người truyền nhau thực đơn để gọi món, chỉ trong chốc lát, trà được mang lên trước, sau đó lần lượt là bánh bao gạch cua, xíu mại ngọc bích, há cảo tôm thủy tinh (2) cũng được dọn lên bàn.
Bà Chúc khách khí cảm ơn Doãn Hàm Ngọc đã mời mọi người ăn bữa sáng thịnh soạn này: "Nghe nói trà Bích Loa Xuân (3) ở quán này ngon lắm, hôm nay được nếm thử thì quả thật là như lời đồn.
Cảm ơn tấm lòng của chị nhé."
Những lời này làm Doãn Hàm Ngọc vô cùng đắc ý, dường như trong cuộc đời bà ta chưa từng được ai tôn trọng đến thế, vậy nên bà ta thoáng cảm thấy cuối cùng mình cũng ghi được chút tên tuổi trong cuộc sống phù hoa nửa quãng đời còn lại rồi.
Bà ta cười nói: "Về sau chính là người một nhà, không cần phải khách sáo làm gì."
Câu nói này vừa thốt ra cũng mở đầu cho chủ đề chính của ngày hôm nay.
Nói là thương lượng, nhưng thật ra mọi người đều có tính toán của riêng mình, bây giờ chỉ chờ thông báo cho đối phương nữa thôi.
Đàm Yến Tây ngồi hơi nghiêng người, trong tay cầm một tách trà nhưng anh chỉ uống hai hớp.
Tất cả những lời nói tựa như chỉ lướt ngang qua tai anh rồi chợt tan biến đi hết.
Mới đính hôn thì không cần tổ chức quá long trọng, chỉ mời những người thân thích trong nhà và bạn bè thân thiết là được rồi.
Lễ phục cũng đã chuẩn bị xong, không xảy ra sai sót.
Rượu do khách sạn cung cấp vẫn thua kém một bậc, chi bằng tự chuẩn bị.
Danh tiếng của đầu bếp chính rất vang dội, dịp đầu năm còn từng chuẩn bị yến tiệc quốc gia đấy.
Đến lúc đó sẽ chia các khách khứa ra thành hai khu vực.
...
Doãn Hàm Ngọc cùng bà Chúc thương lượng hăng say, vừa quay đầu thì thấy nhân vật chính của tiệc đính hôn ai nấy đều như lạc vào cõi thần tiên.
Đặc biệt là Đàm Yến Tây, không biết trong tay cầm mảnh giấy gì mà cứ miết tới miết lui.
Bà ta âm thầm nhẫn nhịn cơn bực bội, cười hỏi: "Yến Tây, trong số những điều vừa nói con có ý kiến gì không?"
Lúc này tay của người bị điểm danh khựng lại, sau đó anh chậm rãi ngước mắt.
Dưới ánh đèn, đôi đồng tử của anh mang màu sắc hổ phách nhạt, như là hòa quyện cả màu tuyết bên trong.
Toát lên sự lạnh lùng trong veo, tuyệt đẹp như thể mất đi cả nhân khí.
Tầm mắt Đàm Yến Tây quét qua họ, trong ánh mắt cũng gợn lên vẻ lạnh lùng như băng tuyết.
Cuối cùng, anh chỉ cười một tiếng, ngón tay nắm chặt mảnh giấy đến tột cùng vẫn không biết là thứ gì.
Anh lười biếng cười nói: "Con không có ý kiến gì."
Dừng giây lát, anh lại nói: "Chẳng qua ― buổi tiệc đính hôn này, con không có ý định tham dự."
Giọng điệu vô cùng bình tĩnh, mọi người ai cũng sửng sốt không thôi.
Dường như không kịp hiểu ra ý tứ trong câu nói này, rõ ràng là một câu tuyên chiến đầy khiêu khích.
Đàm Chấn Sơn là người đầu tiên có phản ứng, ông ta ném mạnh cái ly: "Càn quấy!"
Nhưng lúc này đây, Đàm Yến Tây lại đứng lên và lấy áo khoác dài vắt trên lưng ghế.
Khi đi ra đến cửa, anh mới dừng lại và cười nói với cha mẹ của Chúc Tư Nam: "Đây là chủ ý của con, không liên quan gì đến nhà họ Đàm cả.
Hôm nay thất lễ rồi, cũng chậm trễ thời gian của cả nhà, sau này con sẽ dành thời gian đến tận nhà gửi lời xin lỗi đến mọi người."
Dứt lời, anh gật nhẹ đầu rồi xoay người rời đi.
Để lại một nhóm người vô cùng kinh ngạc trong phòng.
Đàm Yến Tây bước xuống lầu, ra khỏi quán trà.
Trước quán có một con đường lát đá đã trở nên bóng loáng do gót giày người đến người đi ma sát.
Trên phố tấp nập người qua kẻ lại, rộn ràng và náo nhiệt.
Các cửa hàng mặt tiền đã mở cửa, từng luồng khói trắng âm ấm lượn lờ trong ánh ban mai vàng óng.
Đàm Yến Tây hít thở một hơi thật sâu, phả ra một mảng khói trắng.
Nếu anh đã không tin Thần Phật, thì càng không nên tin tưởng vào ý trời.
Ván cờ này, không còn thời gian nào để quyết định thành công hay thất bại trên con đường phía trước thay anh nữa.
Anh sẽ đích thân bước đến..
Nhà họ Chúc đến nhà họ Đàm chúc tết, người lớn hai nhà gặp nhau đương nhiên không thể không nhắc đến chuyện Đàm Yến Tây và Chúc Tư Nam sắp sửa đính hôn.
Nhà mẹ đẻ của bà Chúc là dòng dõi thư hương, tuy rằng bà ấy không mấy xem trọng Doãn Hàm Ngọc, nhưng thật ra không phải là khinh thường xuất thân của bà ta ― Doãn Hàm Ngọc sinh ra trong gia đình bình dân, nghe nói trước kia từng hát ở Việt kịch*, nhưng nghề này nhân tài đông đúc, bà ta lại không phải diễn viên nên ngay cả một vai diễn nha hoàn bên cạnh tiểu thư cũng không nhận được.
Trong một vở kịch, việc bà ta có thể làm đó là đóng vai đào kép áo vằn bưng đĩa trái cây ở phông nền.
* một loại ca kịch phổ biến ở vùng Chiết Giang, Trung Quốc
Điều bà ấy xem thường là thói ăn nói tùy tiện bừa bãi, và tính cách tự ti nhưng kiêu ngạo của Doãn Hàm Ngọc.
Song vì tình hình nhà họ Chúc ngày càng lụn bại nên cần mượn sức mạnh nghịch thế của nhà họ Đàm để vực dậy.
Nếu không còn lâu bà ấy mới đồng ý kết làm thông gia với người như Doãn Hàm Ngọc.
Nhưng suy cho cùng Doãn Hàm Ngọc vẫn mang danh tiếng là vợ của Đàm Chấn Sơn, thành thử dù trong lòng khinh thường, nhưng ngoài mặt bà ấy vẫn tỏ ra khách sáo lịch sự.
Hôm nay vẫn họp mặt tại nhà cổ của ông nội, chỉ là gia đình chị họ và anh cả không có mặt ở đây, người thân thích bên nhà họ cũng đến để thăm hỏi.
Trong nhà bắt đầu tổ chức đánh bài, Đàm Yến Tây tham gia chơi hai ván, chia bài một cách có kế hoạch nhằm để bà Chúc thắng ván mở đầu thuận lợi.
Sau đó anh tìm lý do để rút lui, bảo Chúc Tranh đến thay thế chỗ mình.
Anh lặng lẽ rời khỏi căn nhà, ra ngoài sân hóng mát.
Anh ngồi xuống bậc thang rồi châm điếu thuốc.
Một ít hôm nữa là đến lập xuân, không một ngày nào trời quang đãng, thời tiết cứ âm u và xám xịt như thế.
Chỉ chốc lát sau, cánh cửa gỗ sơn đỏ được mở ra, là Chúc Tư Nam.
Rõ ràng cô ấy cũng ra đây để hóng mát.
Bước chân Chúc Tư Nam khựng lại giây lát, rồi đi đến cạnh anh và khoanh hai tay nhìn anh: "Chẳng nghĩa khí gì hết vậy? Anh chạy đi đâu mất, thế là họ toàn ném câu hỏi cho em thôi ― mẹ nó, làm sao em biết được tìm ai để thiết kế trang phục cho lễ đính hôn? Sao không mở to mắt ra mà xem, em mặc váy được bao nhiêu lần?"
Đàm Yến Tây cười đáp: "Em nói đôi câu qua loa là được, dù gì hôm nay em cũng mặc áo bông đỏ (1) rồi, cũng không ai ghét bỏ em đâu."
"Phắn phắn phắn đi." Chúc Tư Nam vuốt lại tóc rồi bực bội ngồi xuống bên cạnh anh.
Tuy vẻ ngoài Chúc Tư Nam trông dịu dàng như nước, nhưng tính cách lại dũng mãnh y hệt con trai.
Năm tám tuổi, cô ấy đã đánh lũ con trai của người thân một trận để dạy dỗ, bắt chúng chắp tay gọi cô ấy là bà cô.
Từ lúc xưng vua trở về sau, chức chị đại của cô ấy là hoàn toàn xứng đáng.
Cô ấy là con cưng của trời, vừa sinh ra đã ở ngay vạch chiến thắng.
Theo lý thì cả đời cô ấy sẽ thuận buồm xuôi gió, song bắt đầu từ năm 18 tuổi đến nay, cô ấy vẫn luôn chịu giày vò.
Hồi mới vào Đại học, cô ấy thích một giáo viên dạy lịch sử triết học của khoa ― đúng vậy, một người phụ nữ hễ chút là động tay động chân lại chọn học ngành triết học.
Người giáo viên đã có vợ, nhưng Chúc Tư Nam không quan tâm.
Cô ấy ỷ vào quan hệ trong nhà, âm thầm thăng chức cho người giáo viên đó, trao tặng quỹ nghiên cứu khoa học dưới tên của đối phương.
Điều ấy đã trở thành trò cười cho những người trong giới.
Nhưng trợ cấp vài năm như vậy vẫn không lay động được người giáo viên kia.
Đặc biệt là khi phát hiện ra cô ấy âm thầm bố trí tài nguyên học thuật cho mình, đối phương đã nổi giận buông lời tuyệt giao với cô.
Sau đó còn từ chức ở trường hiện tại, chuyển nơi công tác đến một trường Cao đẳng ở Nam Thành, cả gia đình đều chuyển đi.
Về sau, con đường cuộc đời Chúc Tư Nam đã rẽ sang một thái cực khác: Không rung động với bất kỳ ai nữa, chỉ qua lại với hết người này đến người khác, những mối tình chóng vánh liên tiếp không hề ngơi nghỉ.
Đàm Yến Tây và Chúc Tư Nam quen biết nhau thuở tấm bé.
Có lẽ là vào khoảng thời gian anh học cấp ba, người nhà bắt đầu trêu ghẹo và gán ghép hai người với nhau.
Nhưng Chúc Tư Nam thật sự không quen với tính cách của Đàm Yến Tây.
Cô ấy cảm thấy lòng dạ anh thâm sâu khó lường, tâm tư lớn, nhưng lại giả vờ hiền lành cởi mở.
Đúng như những gì cô ấy nghĩ, anh mang bộ mặt của một doanh nhân hám lợi.
Sau đó, Đàm Yến Tây đi học MBA thì Chúc Tư Nam càng không xem anh ra gì.
Hình mẫu cô ấy thích là kiểu học giả nho nhã chính trực, cả người toát lên vẻ thanh cao khó đứt gãy từ tận xương cốt ― Cô ấy nói, nguyên nhân chính là vì người giáo viên đó đã từ chối mình, nên cô ấy mới khắc ghi bóng hình anh ta cả đời.
Nếu anh ta bước ra khỏi thần trí của cô ấy, thì những thứ cô ấy theo đuổi rồi cũng sẽ dập tắt thôi.
Đàm Yến Tây chỉ cười nhạo bảo: "Tôi không hiểu ba cái triết lý nhân sinh hại não này của các em đâu."
Chúc Tư Nam đáp trả: "Ngay cả cảm giác thật lòng yêu một người anh còn chưa từng cảm nhận qua, căn bản không xứng để hiểu."
Hai người bọn họ thật sự không vừa mắt nhau, chắc chắn không phải là cặp "oan gia hoan hỉ" như lời người lớn trong nhà đã bảo.
Chỉ là sắp bị trói chung trên con thuyền châu chấu, nên không thể không hợp tác với nhau.
Sau đó, họ ngồi chung một chỗ im lặng không nói gì, nhưng một người thì hút thuốc, một người thì ngẩn ngơ.
Cô ấy còn lên tiếng mắng một câu: “Mẹ nhà anh, đến cha em còn không dám hút thuốc trước mặt em đấy.”
Vẻ mặt Đàm Yến Tây thong dong: "Vừa khéo hôm nay có cơ hội, Tư Nam, tôi nói lời tạm biệt với em trước."
Chúc Tư Nam hỏi: "Anh đừng giả vờ đứng đắn như vậy, hù dọa ai chứ?"
Đàm Yến Tây nói: "Tình hình ông cụ nhà tôi, em thấy rồi đúng không?"
Câu này khiến Chúc Tư Nam hiểu ra có lẽ anh thật sự muốn nói chuyện nghiêm túc.
Vì vậy cô ấy cũng đứng đắn hơn, "Anh muốn nói cái gì?"
Đàm Yến Tây thấp giọng trả lời: "Tôi không phải nguyền rủa gì ông nội.
Nhưng em có cảm thấy, ông ấy không thể chống đỡ được đến ngày 18 tháng 2 không?"
Chúc Tư Nam "xùy" một tiếng, "Sao em biết được, em không phải bác sĩ, càng không phải là Diêm Vương."
"Nếu ông nội qua đời, nhà họ Đàm phải chịu tang cho ông ấy, hình như chuyện hôn sự sau đó có thể sẽ phải lùi lại hoặc là..."
Dứt khoát hủy bỏ.
Chúc Tư Nam quay đầu quan sát anh: "Ồ.
Đàm Tam hôm nay đúng là khiến em phải nhìn bằng ánh mắt khác đó nha."
Đàm Yến Tây nói: "Trách nhiệm lúc đó sẽ do tôi gánh, chỉ nhờ em cố gắng nghĩ cách thuyết phục cha mẹ mình."
Chúc Tư Nam: "Đây là tình hình lý tưởng.
Anh có từng nghĩ cứ kéo dài việc hôn sự như vậy, nghĩa là anh tính ông cụ sẽ không kiên trì được đến 18 tháng 2?"
Đàm Yến Tây không lên tiếng.
Chúc Tư Nam lại hỏi: "Anh có tin Phật không?"
"Không tin."
"Đúng là không cần phải tin.
Em đã lạy rồi nhưng cũng vô dụng.
Có đôi khi Thần Phật không muốn anh đạt được ý nguyện đâu.
Em không ngoại lệ, anh cũng không phải ngoại lệ ― Anh vẫn nên chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất đi."
Đàm Yến Tây nói: "Em học ngành triết học gì vậy? Tôi thấy có vẻ em hiểu rõ về học thuyết mê tín dị đoan hơn đấy."
Chúc Tư Nam: "Anh cút hộ em cho trời nó trong."
-
Quả đúng như lời Chúc Tư Nam nói.
Không lâu sau dịp năm mới, dự án mà Đàm Yến Tây đấu thầu đã có kết quả, và đội của anh đã trúng thầu không còn nghi ngờ gì nữa.
Nhưng tình hình của ông nội lại càng lúc càng trở xấu.
Từ sau khi được đưa đến bệnh viện, năm ngày thì hết bốn ngày trong đó đã ngủ mê man.
Nhưng chỉ cần ông cụ chưa ngừng thở, thì những việc đã quyết định vẫn cứ được tiếp tục chuẩn bị từng bước.
Bên cạnh việc chuẩn bị cho các công việc giai đoạn đầu của dự án, Đàm Yến Tây vẫn thường chạy đến bệnh viện.
Ông nội vẫn luôn hôn mê nên đến đó cũng chẳng làm được gì, vì vậy nhóm chị dâu cả cũng không hay ghé vào bệnh viện.
Trong lòng mọi người nghĩ thầm: Sao tình cảm Đàm Tam dành cho ông nội sâu đậm dữ vậy? Người ta ý thức không tỉnh táo, lúc này tỏ ra thân thiết yêu thương thì có ích gì đâu.
Trong phòng bệnh không có ai, Đàm Yến Tây ngồi bên mép giường của ông nội, nhìn chiếc mặt nạ dưỡng khí phủ đầy hơi trắng mỗi lần hít thở kia.
Chỉ có chính anh mới biết tại sao mình thường đến đây ― Quả thật anh là một người máu lạnh đến tột cùng, trong lòng luôn tính toán chi li trước sau.
Trò chơi thầm lặng này, mua hết rời tay: Rốt cuộc thời gian sẽ đứng về phía bên nào.
Thoáng chốc đã đến đầu tháng hai âm lịch.
Ông nội vẫn nằm trên giường bệnh, duy trì mạng sống dựa vào máy thở và thuốc nước.
Khoảng cách đến ngày 18 tháng 2, càng ngày càng gần.
Hôm nay, Đàm Yến Tây tham gia xã giao ở chỗ Vệ Thừa.
Sau khi đánh bài với người ta xong thì trực tiếp tìm một phòng nghỉ chỗ anh ấy để ở lại.
Lúc năm giờ sáng, anh tỉnh giấc.
Tám giờ sáng nay anh còn có việc, Doãn Hàm Ngọc đã hẹn người nhà họ Chúc cùng đi ăn bữa sáng, thuận tiện quyết định những việc trong tiệc đính hôn.
Bắc Thành vào đầu mùa xuân, thời điểm năm giờ trời vẫn chưa sáng lên.
Anh tự lái xe về nhà mình, định sẽ thay một bộ quần áo khác.
Nhưng run rủi thế nào lại bị cảnh sát giao thông chặn lại trên đường vành đai bốn.
Khoảng thời gian từ sau nửa đêm đến sáng sớm là thời điểm nhiều người lái xe trong trạng thái đã uống rượu, cảnh sát giao thông rất thích canh bắt người vào lúc này.
Cảnh sát bảo anh lấy bằng lái xe ra.
Đàm Yến Tây mở hộp đựng đồ lục tìm, một chốc đã tìm thấy cuốn sổ bằng lái rồi đưa đến.
Khi cảnh sát mở ra, lập tức có thứ đồ gì đó giống mảnh giấy rơi ra ngoài.
Anh ta khom lưng xuống nhặt đồ từ dưới đất lên trả lại cho Đàm Yến Tây, rồi vừa xem ảnh đăng ký vừa tự đối chiếu với anh.
Đàm Yến Tây nhận lấy mảnh giấy, định cúi đầu xem thử, nhưng chưa kịp nhìn kỹ thì đối phương đã gọi anh xuống xe kiểm tra nồng độ cồn.
Tối hôm qua anh uống rượu lúc hơn sáu giờ tối, sớm đã bay hết men cồn rồi.
Sau khi kiểm tra không ra kết quả gì thì cảnh sát giao thông cho anh đi.
Đàm Yến Tây ngồi lại vào xe và điều khiển xe lên đường.
Sau đó anh giảm chậm tốc độ, rồi xem thử mảnh giấy nhỏ trong tay.
Là một tấm vé xem phim dạng giấy in nhiệt, không biết đã cất trong đó bao lâu mà thông tin in trên đó gần như đã mờ nhạt đi rất nhiều.
Anh xem một hồi vẫn không biết ngày tháng năm của lần xem phim này là khi nào, thứ này rõ ràng không thuộc về mình.
Mà ngay tại khoảnh khắc mờ mịt ấy, đột nhiên anh chợt hiểu ra gì đó.
Anh lật lại xem thử, quả nhiên là một chữ tiếng Anh nghiêng 45 độ được viết bằng bút mực đen, thanh tú mà lưu loát: Miazhou
Dù chỉ là chuyện một năm trước, nhưng khi nghĩ lại dường như đã trôi qua mười năm, quá nửa đời người rồi vậy.
Khi đó, cô cầm bằng lái và quan sát kỹ ảnh chụp của anh, cảm giác như thể đang tích cực chứng minh thân phận.
Anh đã nói người thật đang ở đây thì em không nhìn, lại đi nghiên cứu một tấm bằng lái xe đã cũ nát.
Trước đó nữa, anh đã tạo ra lần "tình cờ gặp gỡ thứ ba" với cô.
Và trước khi chia tay, anh đã không ôm hy vọng mà mời cô một lần cuối cùng, đi thôi, tiễn em một đoạn đường.
Thật sự là không có chút hy vọng gì, ai ngờ cô lại cho anh một bất ngờ.
Sự bất ngờ này kéo dài đến tận ngày hôm nay mà vẫn còn uy lực.
Tựa như một tia sét chưa dứt rồi người ta bất thình lình đạp phải nó, thoáng chốc cảm giác đau đớn chân thực tan thành mây khói.
Đàm Yến Tây cầm vé xem phim, một tay khác lục tìm thuốc lá.
Anh châm lửa hút một hơi, tâm trạng chấn động khó yên vẫn không cách nào bình tĩnh lại được.
Anh buồn tẻ hút vài hơi thuốc rồi giơ tay dập tắt điếu thuốc, sau đó mở cửa sổ để cơn gió se lạnh lùa vào.
Phố phường dần dần thức tỉnh, anh bỗng dưng cảm thấy nơi sâu thẳm đau đớn nhất trong lòng thế mà lại có mấy phần tỉnh táo và thanh thản.
Xe chạy băng băng qua con đường, sắc trời chuyển từ tối sang sáng, đến khi về tới nhà đã lộ ra ánh sáng trắng bạc.
Đàm Yến Tây tắm rửa và thay một bộ quần áo khác, sau đó lập tức xuất phát đến quán trà.
Thời điểm đến nơi cũng vừa hay đúng giờ.
Doãn Hàm Ngọc đã đặt chỗ ngồi từ trước, một không gian nhã nhặn.
Đàm Yến Tây đi vào, ngồi chưa bao lâu thì người nhà họ Chúc cũng đã đến.
Chúc Tranh cợt nhả gọi một tiếng: "Anh rể", còn trên mặt Chúc Tư Nam là vẻ mất kiên nhẫn vì bị dựng đầu dậy sớm.
Bảy giờ sáng quán trà sẽ bắt đầu phục vụ bữa sáng, mọi người truyền nhau thực đơn để gọi món, chỉ trong chốc lát, trà được mang lên trước, sau đó lần lượt là bánh bao gạch cua, xíu mại ngọc bích, há cảo tôm thủy tinh (2) cũng được dọn lên bàn.
Bà Chúc khách khí cảm ơn Doãn Hàm Ngọc đã mời mọi người ăn bữa sáng thịnh soạn này: "Nghe nói trà Bích Loa Xuân (3) ở quán này ngon lắm, hôm nay được nếm thử thì quả thật là như lời đồn.
Cảm ơn tấm lòng của chị nhé."
Những lời này làm Doãn Hàm Ngọc vô cùng đắc ý, dường như trong cuộc đời bà ta chưa từng được ai tôn trọng đến thế, vậy nên bà ta thoáng cảm thấy cuối cùng mình cũng ghi được chút tên tuổi trong cuộc sống phù hoa nửa quãng đời còn lại rồi.
Bà ta cười nói: "Về sau chính là người một nhà, không cần phải khách sáo làm gì."
Câu nói này vừa thốt ra cũng mở đầu cho chủ đề chính của ngày hôm nay.
Nói là thương lượng, nhưng thật ra mọi người đều có tính toán của riêng mình, bây giờ chỉ chờ thông báo cho đối phương nữa thôi.
Đàm Yến Tây ngồi hơi nghiêng người, trong tay cầm một tách trà nhưng anh chỉ uống hai hớp.
Tất cả những lời nói tựa như chỉ lướt ngang qua tai anh rồi chợt tan biến đi hết.
Mới đính hôn thì không cần tổ chức quá long trọng, chỉ mời những người thân thích trong nhà và bạn bè thân thiết là được rồi.
Lễ phục cũng đã chuẩn bị xong, không xảy ra sai sót.
Rượu do khách sạn cung cấp vẫn thua kém một bậc, chi bằng tự chuẩn bị.
Danh tiếng của đầu bếp chính rất vang dội, dịp đầu năm còn từng chuẩn bị yến tiệc quốc gia đấy.
Đến lúc đó sẽ chia các khách khứa ra thành hai khu vực.
...
Doãn Hàm Ngọc cùng bà Chúc thương lượng hăng say, vừa quay đầu thì thấy nhân vật chính của tiệc đính hôn ai nấy đều như lạc vào cõi thần tiên.
Đặc biệt là Đàm Yến Tây, không biết trong tay cầm mảnh giấy gì mà cứ miết tới miết lui.
Bà ta âm thầm nhẫn nhịn cơn bực bội, cười hỏi: "Yến Tây, trong số những điều vừa nói con có ý kiến gì không?"
Lúc này tay của người bị điểm danh khựng lại, sau đó anh chậm rãi ngước mắt.
Dưới ánh đèn, đôi đồng tử của anh mang màu sắc hổ phách nhạt, như là hòa quyện cả màu tuyết bên trong.
Toát lên sự lạnh lùng trong veo, tuyệt đẹp như thể mất đi cả nhân khí.
Tầm mắt Đàm Yến Tây quét qua họ, trong ánh mắt cũng gợn lên vẻ lạnh lùng như băng tuyết.
Cuối cùng, anh chỉ cười một tiếng, ngón tay nắm chặt mảnh giấy đến tột cùng vẫn không biết là thứ gì.
Anh lười biếng cười nói: "Con không có ý kiến gì."
Dừng giây lát, anh lại nói: "Chẳng qua ― buổi tiệc đính hôn này, con không có ý định tham dự."
Giọng điệu vô cùng bình tĩnh, mọi người ai cũng sửng sốt không thôi.
Dường như không kịp hiểu ra ý tứ trong câu nói này, rõ ràng là một câu tuyên chiến đầy khiêu khích.
Đàm Chấn Sơn là người đầu tiên có phản ứng, ông ta ném mạnh cái ly: "Càn quấy!"
Nhưng lúc này đây, Đàm Yến Tây lại đứng lên và lấy áo khoác dài vắt trên lưng ghế.
Khi đi ra đến cửa, anh mới dừng lại và cười nói với cha mẹ của Chúc Tư Nam: "Đây là chủ ý của con, không liên quan gì đến nhà họ Đàm cả.
Hôm nay thất lễ rồi, cũng chậm trễ thời gian của cả nhà, sau này con sẽ dành thời gian đến tận nhà gửi lời xin lỗi đến mọi người."
Dứt lời, anh gật nhẹ đầu rồi xoay người rời đi.
Để lại một nhóm người vô cùng kinh ngạc trong phòng.
Đàm Yến Tây bước xuống lầu, ra khỏi quán trà.
Trước quán có một con đường lát đá đã trở nên bóng loáng do gót giày người đến người đi ma sát.
Trên phố tấp nập người qua kẻ lại, rộn ràng và náo nhiệt.
Các cửa hàng mặt tiền đã mở cửa, từng luồng khói trắng âm ấm lượn lờ trong ánh ban mai vàng óng.
Đàm Yến Tây hít thở một hơi thật sâu, phả ra một mảng khói trắng.
Nếu anh đã không tin Thần Phật, thì càng không nên tin tưởng vào ý trời.
Ván cờ này, không còn thời gian nào để quyết định thành công hay thất bại trên con đường phía trước thay anh nữa.
Anh sẽ đích thân bước đến..
Bình luận facebook