Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-139
Chương 82-2: Vành tai có nếp 2
Tôi gật đầu, bình tĩnh lại, rồi đi về phía đứa bé đang ngủ kia.
Cháu của bà Sáu đang nằm trên mặt đất đúng tư thế như tôi nhìn thấy ban nãy.
Tôi cẩn thận đi theo sau Tông Thịnh, nhìn anh lôi từ trong túi chiếc quần ‘ma thuật’ của mình lấy ra một sợi chỉ đỏ và một ngọn đèn dầu nhỏ xíu rồi đốt ngọn đèn lên. Ánh đèn đỏ chiếu tới mặt đứa nhỏ.
Tông Thịnh đưa tay nhéo lên vành tai đứa nhỏ, tôi nhìn lại, vành tai khuyết đi một miếng bé xíu ở đỉnh. Chỗ đó còn đang rướm máu.
Tông Thịnh nói: “Đứa nhỏ này xem như qua được một kiếp.”
“Nó không chết?”
“Đã chết, nhưng còn có thể cứu trở về.” Tông Thịnh dùng chỉ đỏ cột vào ngón giữa tay trái đứa nhỏ, nhẹ nhàng kéo đứa nhỏ đứng lên.
“Vết thương trên tai nó dù lành lại cũng sẽ lưu lại dấu vết, thậm chí sẽ nhìn thấy rõ một nếp gấp. Lỗ tai mỗi người đều thể hiện rõ cuộc đời mình, chia ra làm ba đoạn, trẻ tuổi, trung niên và tuổi già. Mỗi một nếp gấp rõ ràng sẽ thể hiện một lần đại nạn, nếp càng rõ thì chính là dạo qua cửa tử. Đặc biệt là lúc trẻ ở trên đỉnh vành tai. Thời buổi bây giờ cuộc sống cũng đơn giản, trẻ con được bảo vệ rất tốt nên chẳng có cái gì gọi là đại nạn suýt chết đâu. Nếu nhìn lỗ tai của người già sẽ thấy những nếp gấp rất rõ ràng. Không phải do tuổi già, mà do những kiếp nạn đã trả qua từ khi còn nhỏ.”
Tông Thịnh nói xong, một tay anh cầm sợi chỉ cột vào đứa nhỏ, một tay cầm ngọn đèn dầu, quay sang nhìn tôi bằng đôi mắt giấu sau cặp kính râm, nói: “Khoác tay tôi.”
Thời điểm này tôi không sinh sự gì với anh, mà khoác tay mình lên tay anh, hai chúng tôi đi về phía trước chầm chậm.
“Đứa nhỏ này rốt cuộc là như thế nào? Sao hơn nửa đêm lại ngã xuống sông?” Tôi hỏi.
“Ban nãy em có nghe thấy hai đứa nó nói chuyện không?”
Tôi do dự một chút, mới nói: “Nghe thấy bọn nó nói ‘123, người gỗ ’. Hai đứa nó đang chơi, còn rủ em chơi cùng nữa.”
“Em đáp ứng rồi?”
“Không có. Em sợ.”
Tông Thịnh tức giận nói: “Cũng may không quá ngốc, nếu như em mà đồng ý chơi với bọn nó thì giờ tôi cũng chỉ có thể cứu một trong hai người – em hoặc đứa nhỏ.”
Tôi kéo tay anh, ôm chặt hơn một chút: “Nếu em đáp ứng bọn nó, anh phải chọn, thì sẽ chọn ai?” giọng tôi rất khẽ, tôi biết lúc này hỏi thật không thích hợp nhưng tôi không nhịn được.
Tông Thịnh không trả lời ngay, mà trầm mặc một lúc. Ngay khi tôi tưởng anh sẽ không nói gì, thì anh lại nói tiếp: “Nếu em chọn đi theo chơi với bọn nó thì tôi sẽ không thèm quan tâm tới nữa, vì ngu ngốc tới vậy thì thật đáng chết.”
Tôi bĩu môi không đáp. Anh lại tiếp: “Chuyện ở khách sạn em đã biết được những gì, làm sao mà biết?”
Chẳng mấy khi không khí hòa hoãn tới vậy, tôi nói: “Em biết, việc anh ra đời là có người thiết kế, mà cả việc em sinh ra cũng bị người ta động tay vào. Tông Thịnh, không chỉ là anh, mà cả em nữa, từ khi sinh ra đã có những việc là không thể tránh được. Anh muốn đẩy em ra xa để bảo vệ em, nhưng mà việc này là không thể, vì kẻ thao túng phía sau sẽ không để cho chuyện này xảy ra. Người đó có thể chi phối cuộc đời chúng ta theo ý định gã từ ban đầu thì khẳng định là cũng đã trù tính tới việc này.”
Bây giờ, đến lượt Tông Thịnh im lặng, cho tới khi chúng tôi nghe thấy tiếng người nói lao xao, anh hất tay tôi ra, mang theo ngọn đèn, cuốn sợi chỉ đỏ lại đi vào chỗ mọi người.
Mọi người thấy TônG Thịnh xuất hiện đều dạt sang hai bên nhường đường, có tiếng nói nhỏ bàn tán:
“Tông Thịnh thật không hổ là đồ đệ của lão tiên sinh, nhìn coi, nó cứu được người rồi.”
“Lợi hại thật, còn trẻ tới vậy.”
“Ban nãy nó tới là tôi biết nó có thể cứu người mà.”
Từ trong đám người, mẹ tôi thấy tôi vội chạy tới bên cạnh mắng tôi: “Con đi đâu vậy? giữa khuya như vầy, con còn sợ mẹ chưa đủ nhọc lòng à?” Mẹ tôi mắng, rồi quay sang thì thầm với tôi: “Lúc nãy Tông Thịnh vừa thấy mẹ đã hỏi xem con có tới không, rồi hỏi con đâu. Nó cũng quan tâm tới con lắm. Ưu Tuyền, con thấy hai đứa nếu được thì cứ ở bên nhau đi, ba mẹ vô dụng, đời này chỉ có thể ủy khuất con thôi.”
“Mẹ, đừng nói cái này.” Tôi nói chuyện, chú ý vào động tác của Tông Thịnh.
Anh đem sợi chỉ đỏ cột vào thi thể- mà có lẽ không nên gọi là thi thể nữa- cột vào ngón giữa bàn tay trái đứa bé, hồn thể và cơ thể đứa nhỏ giống y hệt nhau, rồi anh đặt ngọn đèn dầu trên đất, phía trên đỉnh đầu đứa nhỏ, quay sang y sĩ của thôn nói: “Hồi sức tim phổi cho đứa nhỏ.”
Tôi gật đầu, bình tĩnh lại, rồi đi về phía đứa bé đang ngủ kia.
Cháu của bà Sáu đang nằm trên mặt đất đúng tư thế như tôi nhìn thấy ban nãy.
Tôi cẩn thận đi theo sau Tông Thịnh, nhìn anh lôi từ trong túi chiếc quần ‘ma thuật’ của mình lấy ra một sợi chỉ đỏ và một ngọn đèn dầu nhỏ xíu rồi đốt ngọn đèn lên. Ánh đèn đỏ chiếu tới mặt đứa nhỏ.
Tông Thịnh đưa tay nhéo lên vành tai đứa nhỏ, tôi nhìn lại, vành tai khuyết đi một miếng bé xíu ở đỉnh. Chỗ đó còn đang rướm máu.
Tông Thịnh nói: “Đứa nhỏ này xem như qua được một kiếp.”
“Nó không chết?”
“Đã chết, nhưng còn có thể cứu trở về.” Tông Thịnh dùng chỉ đỏ cột vào ngón giữa tay trái đứa nhỏ, nhẹ nhàng kéo đứa nhỏ đứng lên.
“Vết thương trên tai nó dù lành lại cũng sẽ lưu lại dấu vết, thậm chí sẽ nhìn thấy rõ một nếp gấp. Lỗ tai mỗi người đều thể hiện rõ cuộc đời mình, chia ra làm ba đoạn, trẻ tuổi, trung niên và tuổi già. Mỗi một nếp gấp rõ ràng sẽ thể hiện một lần đại nạn, nếp càng rõ thì chính là dạo qua cửa tử. Đặc biệt là lúc trẻ ở trên đỉnh vành tai. Thời buổi bây giờ cuộc sống cũng đơn giản, trẻ con được bảo vệ rất tốt nên chẳng có cái gì gọi là đại nạn suýt chết đâu. Nếu nhìn lỗ tai của người già sẽ thấy những nếp gấp rất rõ ràng. Không phải do tuổi già, mà do những kiếp nạn đã trả qua từ khi còn nhỏ.”
Tông Thịnh nói xong, một tay anh cầm sợi chỉ cột vào đứa nhỏ, một tay cầm ngọn đèn dầu, quay sang nhìn tôi bằng đôi mắt giấu sau cặp kính râm, nói: “Khoác tay tôi.”
Thời điểm này tôi không sinh sự gì với anh, mà khoác tay mình lên tay anh, hai chúng tôi đi về phía trước chầm chậm.
“Đứa nhỏ này rốt cuộc là như thế nào? Sao hơn nửa đêm lại ngã xuống sông?” Tôi hỏi.
“Ban nãy em có nghe thấy hai đứa nó nói chuyện không?”
Tôi do dự một chút, mới nói: “Nghe thấy bọn nó nói ‘123, người gỗ ’. Hai đứa nó đang chơi, còn rủ em chơi cùng nữa.”
“Em đáp ứng rồi?”
“Không có. Em sợ.”
Tông Thịnh tức giận nói: “Cũng may không quá ngốc, nếu như em mà đồng ý chơi với bọn nó thì giờ tôi cũng chỉ có thể cứu một trong hai người – em hoặc đứa nhỏ.”
Tôi kéo tay anh, ôm chặt hơn một chút: “Nếu em đáp ứng bọn nó, anh phải chọn, thì sẽ chọn ai?” giọng tôi rất khẽ, tôi biết lúc này hỏi thật không thích hợp nhưng tôi không nhịn được.
Tông Thịnh không trả lời ngay, mà trầm mặc một lúc. Ngay khi tôi tưởng anh sẽ không nói gì, thì anh lại nói tiếp: “Nếu em chọn đi theo chơi với bọn nó thì tôi sẽ không thèm quan tâm tới nữa, vì ngu ngốc tới vậy thì thật đáng chết.”
Tôi bĩu môi không đáp. Anh lại tiếp: “Chuyện ở khách sạn em đã biết được những gì, làm sao mà biết?”
Chẳng mấy khi không khí hòa hoãn tới vậy, tôi nói: “Em biết, việc anh ra đời là có người thiết kế, mà cả việc em sinh ra cũng bị người ta động tay vào. Tông Thịnh, không chỉ là anh, mà cả em nữa, từ khi sinh ra đã có những việc là không thể tránh được. Anh muốn đẩy em ra xa để bảo vệ em, nhưng mà việc này là không thể, vì kẻ thao túng phía sau sẽ không để cho chuyện này xảy ra. Người đó có thể chi phối cuộc đời chúng ta theo ý định gã từ ban đầu thì khẳng định là cũng đã trù tính tới việc này.”
Bây giờ, đến lượt Tông Thịnh im lặng, cho tới khi chúng tôi nghe thấy tiếng người nói lao xao, anh hất tay tôi ra, mang theo ngọn đèn, cuốn sợi chỉ đỏ lại đi vào chỗ mọi người.
Mọi người thấy TônG Thịnh xuất hiện đều dạt sang hai bên nhường đường, có tiếng nói nhỏ bàn tán:
“Tông Thịnh thật không hổ là đồ đệ của lão tiên sinh, nhìn coi, nó cứu được người rồi.”
“Lợi hại thật, còn trẻ tới vậy.”
“Ban nãy nó tới là tôi biết nó có thể cứu người mà.”
Từ trong đám người, mẹ tôi thấy tôi vội chạy tới bên cạnh mắng tôi: “Con đi đâu vậy? giữa khuya như vầy, con còn sợ mẹ chưa đủ nhọc lòng à?” Mẹ tôi mắng, rồi quay sang thì thầm với tôi: “Lúc nãy Tông Thịnh vừa thấy mẹ đã hỏi xem con có tới không, rồi hỏi con đâu. Nó cũng quan tâm tới con lắm. Ưu Tuyền, con thấy hai đứa nếu được thì cứ ở bên nhau đi, ba mẹ vô dụng, đời này chỉ có thể ủy khuất con thôi.”
“Mẹ, đừng nói cái này.” Tôi nói chuyện, chú ý vào động tác của Tông Thịnh.
Anh đem sợi chỉ đỏ cột vào thi thể- mà có lẽ không nên gọi là thi thể nữa- cột vào ngón giữa bàn tay trái đứa bé, hồn thể và cơ thể đứa nhỏ giống y hệt nhau, rồi anh đặt ngọn đèn dầu trên đất, phía trên đỉnh đầu đứa nhỏ, quay sang y sĩ của thôn nói: “Hồi sức tim phổi cho đứa nhỏ.”
Bình luận facebook