Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 146
Sáng sớm vừa hút xong điếu thuốc lào, bà Thường nhìn thấy chiếc xe La-đa màu đỏ chạy từ từ rồi đỗ ngay trước cổng nhà mình. Ông Kim và bà Lê từ trong xe bước ra. Bà Thường mừng vui tất tả chạy ra đón:
- Chú lại được bầu làm bí thư tỉnh ủy rồi à? – Bà Thường hỏi đùa.
- Có mà bí cái khác ấy chứ. Tôi định xuống đây rủ chị đi thăm anh Trung Chính.
Bà Thường vui ra mặt:
- Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Tôi cũng đang định lên rủ chú xuống thăm anh Trung Chính một chuyến. Dù sao thì chị em mình cũng đã một thời gắn bó tình cảm với anh ấy.
- Tôi định một công đôi việc chị ạ. Tôi nghĩ cái chuyện Nghị quyết khoán hộ chắc anh Trung Chính đã nguôi nguôi nên nhân dịp này thử thuyết phục anh ấy nói với Bộ Chính trị nên bàn cách tháo gông cho nông dân thử xem có được không.
- Nói thì cứ nói chứ chắc gì đã được. Chú thấy mấy cái Nghị quyết của Trung ương thời gian qua Nghị quyết nào cũng nói đến nông nghiệp là mũi nhọn, là mặt trận hàng đầu. Nhưng khi đưa ra các biện pháp thì có gì mới đâu. Vẫn những câu khẩu hiệu chung chung là tích cực với tăng cường. Còn thực tế trên đồng ruộng thì lúa chuột chạy không bén lông. Nhiều nơi ở tỉnh tôi bà con không thèm gặt. Cô chú vào nhà chờ tôi thay quần áo rồi ta đi.
Ông Trung Chính tiếp bà Thường và vợ chồng ông Kim với thái độ cởi mở chân thành. Ông hết nhìn ông Kim lại quay qua nhìn bà Thường rồi nhận xét:
- Cô Thường không già đi bao nhiêu so với ngày tôi về làm việc với Phước Vĩnh. Còn cậu Kim có đau ốm gì không mà gầy như vậy?
- Tôi đau dạ dày kinh niên mổ đi mổ lại đến ba lần rồi anh bảo không gầy sao được.
Bà Thường bảo:
- Chú Kim vừa bệnh tật vừa buồn phiền lo lắng cho bà con nông dân thì có đắp thuốc tiên vào người cũng chẳng béo được.
Ông Trung Chính tinh ý biết bà Thường khơi lại chuyện cũ nên hỏi ông Kim:
- Cậu giận mình lắm có phải không?
Ông Kim là người không biết nói dối nên khi nghe ông Trung Chính hỏi vậy đáp luôn:
- Tôi vừa giận vừa buồn, bởi từ xưa đến giờ tôi lúc nào cũng coi anh như người anh, người thầy của mình. Vậy mà anh không hiểu tôi, anh bảo tôi không buồn sao được. Nhưng thôi, chuyện cũ đã qua rồi nhắc lại làm gì.
Ông Trung Chính lặng yên đẩy đĩa bánh về phía bà Lê và bà Thường:
- Hai cô ăn bánh đi.
Bà Thường nói đùa một câu mang nhiều ẩn ý:
- Anh cho chúng tôi ăn của đắng đến độ ngộ độc, bây giờ định đưa của ngọt ra không biết có giải được độc không đây?
- Ngày trước cô có một nói một, có hai nói hai, bây giờ học ở đâu cái kiểu ăn nói lập lờ cay độc ấy thế?
- Tôi tưởng anh không còn muốn nghe kiểu có một nói một, có hai nói hai mà chỉ thích nghe những lời nói xằng bậy của cấp dưới nên tôi mới nói vậy. Còn anh muốn nghe kiểu có một nói một, có hai nói hai như ngày xưa thì tôi xin nói với anh như thế này. Anh và Trung ương biết quá rõ nhờ có khoán hộ của chú Kim mà năng suất lúa ở Phước Vĩnh tăng lên gấp đôi, gấp ba so với lối khoán cũ. Dân tình được no nên rất phấn khởi. Hợp tác xã không những không tan rã mà ngày càng thêm vững chắc. Vậy thì việc gì mà cấm đoán. Nếu không có cái khoán hộ của chú Kim thì nông dân Phước Vĩnh xách bị gậy đi ăn xin từ lâu. Chuyện ấy ai cũng biết. Nhưng anh thích nghe lời nói của lão Bao, lão Đỗ là những kẻ chỉ biết cưỡi ngựa xem hoa rồi về báo cáo láo, còn lời nói trung thực như anh Sắc, anh Ẩn thì anh không chịu nghe. Cứ cái đà trên không nghe tiếng nói trung thực của cấp dưới, dưới lại lừa dối trên thì còn lâu cái đất nước này mới mở mày mở mặt được với thiên hạ.
Càng về cuối giọng bà Thường cao và to dần. Tưởng ông Trung Chính sẽ nổi nóng khi nghe những lời nói của bà Thường nhưng không ngờ thái độ ông vẫn điềm tĩnh và tỏ ra chịu khó lắng nghe. Khi bà Thường nói xong, ông cười hiền:
- Ở đây toàn người nhà cả, cô nói vừa đủ nghe thôi.
Bà Thường cười vô tư:
- Tôi nói to quá à? Thế mà tôi chẳng hay biết.
Thấy đây là cơ hội giãi bày tâm can của mình, ông Kim nhỏ nhẹ:
- Chị Thường nói khoán hộ của tôi là không đúng đâu. Đây là công trình tập thể của tỉnh ủy Phước Vĩnh, trong đó có công lao của chị. Còn điều chị Thường nói nhờ có khoán hộ mà năng suất lúa tăng cao, dân no ấm là đúng đấy anh ạ. Bài học sâu sắc của chúng tôi rút ra được ở đây là phải giao quyền tự chủ cho hộ. Mỗi thành viên của hộ là một đơn vị kinh tế độc lập và có nghĩa vụ với tập thể và Nhà nước. Khi tư tưởng được giải phóng sẽ biến thành sức mạnh vật chất. Thành quả to lớn mà chúng tôi thu được trong ba năm liền nguyên nhân chính chính là ở chỗ đó. Với vai trò của anh, tôi đề nghị anh nên bàn bạc với Bộ Chính trị tìm biện pháp tháo xiềng cho nông dân. Không lí gì một đất nước chủ yếu sống bằng nông nghiệp, ruộng đất phì nhiêu, có truyền thống cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm canh tác mà chịu cảnh đói kém nghèo nàn, hết năm này sang năm khác chạy như đèn cù đi xin viện trợ lương thực là hết sức vô lí.
- Mình cám ơn những lời nói chân thành của cậu. Mình hứa sẽ quan tâm đầy đủ những điều cậu vừa nói. Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, lại vừa trải qua cuộc chiến tranh hết sức khốc liệt, nó để lại hậu quả rất nặng nề chưa khắc phục được thì chiến tranh lại nổ ra ở biên giới Tây Nam và có thể xảy ra ở cả phía Bắc. Đặt địa vị của cậu vào đó cậu mới thấy hết lịch sử đặt lên vai Trung ương một trách nhiệm khó khăn và nặng nề như thế nào.
Ở chỗ ông Trung Chính trở về, ông Kim mang theo niềm hy vọng. Ông không bao giờ ngờ ông mang theo niềm hy vọng ấy xuống mồ và mãi hai mươi hai năm sau ý tưởng của ông mới được thực hiện.
- Chú lại được bầu làm bí thư tỉnh ủy rồi à? – Bà Thường hỏi đùa.
- Có mà bí cái khác ấy chứ. Tôi định xuống đây rủ chị đi thăm anh Trung Chính.
Bà Thường vui ra mặt:
- Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Tôi cũng đang định lên rủ chú xuống thăm anh Trung Chính một chuyến. Dù sao thì chị em mình cũng đã một thời gắn bó tình cảm với anh ấy.
- Tôi định một công đôi việc chị ạ. Tôi nghĩ cái chuyện Nghị quyết khoán hộ chắc anh Trung Chính đã nguôi nguôi nên nhân dịp này thử thuyết phục anh ấy nói với Bộ Chính trị nên bàn cách tháo gông cho nông dân thử xem có được không.
- Nói thì cứ nói chứ chắc gì đã được. Chú thấy mấy cái Nghị quyết của Trung ương thời gian qua Nghị quyết nào cũng nói đến nông nghiệp là mũi nhọn, là mặt trận hàng đầu. Nhưng khi đưa ra các biện pháp thì có gì mới đâu. Vẫn những câu khẩu hiệu chung chung là tích cực với tăng cường. Còn thực tế trên đồng ruộng thì lúa chuột chạy không bén lông. Nhiều nơi ở tỉnh tôi bà con không thèm gặt. Cô chú vào nhà chờ tôi thay quần áo rồi ta đi.
Ông Trung Chính tiếp bà Thường và vợ chồng ông Kim với thái độ cởi mở chân thành. Ông hết nhìn ông Kim lại quay qua nhìn bà Thường rồi nhận xét:
- Cô Thường không già đi bao nhiêu so với ngày tôi về làm việc với Phước Vĩnh. Còn cậu Kim có đau ốm gì không mà gầy như vậy?
- Tôi đau dạ dày kinh niên mổ đi mổ lại đến ba lần rồi anh bảo không gầy sao được.
Bà Thường bảo:
- Chú Kim vừa bệnh tật vừa buồn phiền lo lắng cho bà con nông dân thì có đắp thuốc tiên vào người cũng chẳng béo được.
Ông Trung Chính tinh ý biết bà Thường khơi lại chuyện cũ nên hỏi ông Kim:
- Cậu giận mình lắm có phải không?
Ông Kim là người không biết nói dối nên khi nghe ông Trung Chính hỏi vậy đáp luôn:
- Tôi vừa giận vừa buồn, bởi từ xưa đến giờ tôi lúc nào cũng coi anh như người anh, người thầy của mình. Vậy mà anh không hiểu tôi, anh bảo tôi không buồn sao được. Nhưng thôi, chuyện cũ đã qua rồi nhắc lại làm gì.
Ông Trung Chính lặng yên đẩy đĩa bánh về phía bà Lê và bà Thường:
- Hai cô ăn bánh đi.
Bà Thường nói đùa một câu mang nhiều ẩn ý:
- Anh cho chúng tôi ăn của đắng đến độ ngộ độc, bây giờ định đưa của ngọt ra không biết có giải được độc không đây?
- Ngày trước cô có một nói một, có hai nói hai, bây giờ học ở đâu cái kiểu ăn nói lập lờ cay độc ấy thế?
- Tôi tưởng anh không còn muốn nghe kiểu có một nói một, có hai nói hai mà chỉ thích nghe những lời nói xằng bậy của cấp dưới nên tôi mới nói vậy. Còn anh muốn nghe kiểu có một nói một, có hai nói hai như ngày xưa thì tôi xin nói với anh như thế này. Anh và Trung ương biết quá rõ nhờ có khoán hộ của chú Kim mà năng suất lúa ở Phước Vĩnh tăng lên gấp đôi, gấp ba so với lối khoán cũ. Dân tình được no nên rất phấn khởi. Hợp tác xã không những không tan rã mà ngày càng thêm vững chắc. Vậy thì việc gì mà cấm đoán. Nếu không có cái khoán hộ của chú Kim thì nông dân Phước Vĩnh xách bị gậy đi ăn xin từ lâu. Chuyện ấy ai cũng biết. Nhưng anh thích nghe lời nói của lão Bao, lão Đỗ là những kẻ chỉ biết cưỡi ngựa xem hoa rồi về báo cáo láo, còn lời nói trung thực như anh Sắc, anh Ẩn thì anh không chịu nghe. Cứ cái đà trên không nghe tiếng nói trung thực của cấp dưới, dưới lại lừa dối trên thì còn lâu cái đất nước này mới mở mày mở mặt được với thiên hạ.
Càng về cuối giọng bà Thường cao và to dần. Tưởng ông Trung Chính sẽ nổi nóng khi nghe những lời nói của bà Thường nhưng không ngờ thái độ ông vẫn điềm tĩnh và tỏ ra chịu khó lắng nghe. Khi bà Thường nói xong, ông cười hiền:
- Ở đây toàn người nhà cả, cô nói vừa đủ nghe thôi.
Bà Thường cười vô tư:
- Tôi nói to quá à? Thế mà tôi chẳng hay biết.
Thấy đây là cơ hội giãi bày tâm can của mình, ông Kim nhỏ nhẹ:
- Chị Thường nói khoán hộ của tôi là không đúng đâu. Đây là công trình tập thể của tỉnh ủy Phước Vĩnh, trong đó có công lao của chị. Còn điều chị Thường nói nhờ có khoán hộ mà năng suất lúa tăng cao, dân no ấm là đúng đấy anh ạ. Bài học sâu sắc của chúng tôi rút ra được ở đây là phải giao quyền tự chủ cho hộ. Mỗi thành viên của hộ là một đơn vị kinh tế độc lập và có nghĩa vụ với tập thể và Nhà nước. Khi tư tưởng được giải phóng sẽ biến thành sức mạnh vật chất. Thành quả to lớn mà chúng tôi thu được trong ba năm liền nguyên nhân chính chính là ở chỗ đó. Với vai trò của anh, tôi đề nghị anh nên bàn bạc với Bộ Chính trị tìm biện pháp tháo xiềng cho nông dân. Không lí gì một đất nước chủ yếu sống bằng nông nghiệp, ruộng đất phì nhiêu, có truyền thống cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm canh tác mà chịu cảnh đói kém nghèo nàn, hết năm này sang năm khác chạy như đèn cù đi xin viện trợ lương thực là hết sức vô lí.
- Mình cám ơn những lời nói chân thành của cậu. Mình hứa sẽ quan tâm đầy đủ những điều cậu vừa nói. Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, lại vừa trải qua cuộc chiến tranh hết sức khốc liệt, nó để lại hậu quả rất nặng nề chưa khắc phục được thì chiến tranh lại nổ ra ở biên giới Tây Nam và có thể xảy ra ở cả phía Bắc. Đặt địa vị của cậu vào đó cậu mới thấy hết lịch sử đặt lên vai Trung ương một trách nhiệm khó khăn và nặng nề như thế nào.
Ở chỗ ông Trung Chính trở về, ông Kim mang theo niềm hy vọng. Ông không bao giờ ngờ ông mang theo niềm hy vọng ấy xuống mồ và mãi hai mươi hai năm sau ý tưởng của ông mới được thực hiện.
Bình luận facebook