Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Búp sen xanh - Phần 2 chương 14
14
Ba cha con ông Sắc trở lại kinh đô Huế với những tên gọi mới: quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy và hai con là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành.
Hôm vừa bước chân đến Huế, hai anh em Tất Đạt và Tất Thành theo cha đi viếng mộ mẹ và em Xin. Tất Thành cùng anh trồng lên mộ mẹ, mộ em hai cây đại.
Những ngày đầu vào Huế, chưa tìm được chỗ ở, quan phó bảng Huy tạm gửi Tất Đạt đến ở nhờ nhà một người bạn, còn ông cùng với Tất Thành ở nhờ trong nhà ông Phạm Khắc Dõan, người xã Đức Trường, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, làm quan biên tu Quốc sử quán.
Sau gần bốn năm xa kinh đô Huế, nay trở lại, Nguyễn Tất Thành có nhiều ngỡ ngàng: Cầu Thành Thái (Tràng Tiền) hai đầu gục xuống dòng sông, nhịp giữa đã bị cơn bão Giáp Thìn (1904) cuốn đi. Người ở hai bên bờ sông Hương đang còn phải qua lại bằng đò ngang. Thành và anh trai đứng bên bờ Bắc ngẩn ngơ nhìn sang bờ Nam sông Hương: từng dãy, từng dãy nhà mới mọc lên nguy nga, thành một khu vực đồ sộ, được gọi là "khu nhà người Tây". Cái khu nhà người Tây ở, tòa khâm sứ Trung Kỳ, tòa công sứ tỉnh Thừa Thiên... nổi bật lên vẻ kiêu ngạo, thách thức trước cảnh trí thơ mộng của Huế. Còn bên này sông Hương thì vẫn y nguyên một kinh thành cổ kính rêu phong...
Đi cùng với anh trai trên dọc đường thành, Nguyễn Tất Thành đang suy nghĩ về những tòa nhà hành chính của người Pháp đè lên cưng thành vua nhà Nguyễn thì lại gặp người hát dạo. Tiếng đàn, giọng ca lại gợi anh nhớ tới ông Xẩm ở quê nhà. Và, bên tai anh cứ văng vẳng lời ca mà anh thuộc từ mười năm trước:
Nước Nam ta sao lại có Tây.. .
Trên dọc đường anh gặp người Tây nhiều gấp bao nhiêu lần so với trước... Có cả những tên Tây say vừa đi vừa gây sự với các cô bán hàng trên hè phố. Dòng sông Hương cũng đổi khác: Thuyền buôn tấp nập hơn, mà đò kỹ nữ (60) đón khách làng chơi đông cũng chẳng kém thuyền chài, thuyền buôn...
(60) Gái làng chơi, gái điếm
Tất Thành cảm thấy ở đất "thần kinh" này đang có một sự chuyển động âm ỉ ở bên trong, anh muốn nói ra cái điều mình đang nghĩ với anh Tất Đạt, nhưng lại sợ tính anh trầm lặng và không thích bàn bạc những việc thời thế.
Quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy nhận chức thừa biện Bộ Lễ. Tại đây, ông gặp lại quan phó bảng Phan Chu Trinh, người bạn cùng thi Hội khoa Tân Sửu (1901). Phan Chu Trinh đã đăng tờ biểu (đơn) xin cáo từ chức thừa biện Bộ Lễ. Ông đã công khai lên án bộ máy quan lại thối nam tâm làm tay sai cho người khác. Ông diễn thuyết ngay trong trường Quốc tử giám và trước những thí sinh từ các miền trong nước mới về kinh đô Huế dự thi Hội khoa Giáp Thìn (1904). Ông kêu gọi những người tai mắt phải ngẩng cao đầu, đi tiên phong trong công cuộc xây dựng dân quyền, nâng cao dân trí, dân sinh... Tiếng nói của ông cùng vớiLưu cầu huyết lệ tâm thư (lá thư viết bằng máu và nước mắt) của Phan Bội Châu đang gây chấn động cả kinh thành và lan rộng về các miền xa của đất nước.
Nghe danh tiếng của hai nhà chí sĩ họ Phan, nhiều bậc danh nho, khoa bảng ở các nơi về Huế tiếp kiến. Từ Phan Thiết, đất cực Nam Trưng Bộ, ông Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội ra Huế gặp Phan Chu Trinh. Phan Bội Châu đã rời Huế vì ông không đồng quan điểm với Phan Chu Trinh. Quan nghè Trần Quý Cáp, quan nghè Huỳnh Thúc Kháng, quan đốc Đặng Nguyên Cẩn, quan nghè Ngô Đức Kế... đều cùng quan điểm với quan phó bảng Phan Chu Trinh. Cho nên quan đốc Cẩn, quan nghè Kế đã lập ra Triêu Dương Thư Quán ở Vinh. Ông Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội (con trai đầu của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông), hai nhà hằng tâm hằng sản tham gia tổ chức Hội Duy Tân, đã cùng các ông Nguyễn Quý Anh, Trần Lệ Chất, Nguyễn Hiệt Chi, Ngô Văn Nhượng lập ra công ty Liên Thành thương quán và trường Dục Thanh tại Phan Thiết.
Quan thừa biện Nguyễn Sinh Huy tham dự nhiều buổi bình văn. Ông đã để lại trong tâm trí giới sĩ phu yêu nước một câu nói nổi tiếng: Quan trường thị nô trung chi nô lệ hựu nô lệ (61). Ông Lê Văn Miến, một giáo sư nổi tiếng của trường Quốc học, qua những buổi bình văn đã bắt gặp được tiếng nói tri âm ấy và đã kết bạn đồng tâm với quan thừa biện Nguyễn Sinh Huy...
(61) Quan trường là nô lệ trong đám nô lệ nên càng nô lệ nhất
Từ ngày đầu đến ở nhờ, Tất Thành đã được vị quan biên tu Quốc sử quán họ Phạm chú ý.
“Lưỡng mục minh tinh" (62) Nhìn đôi con mắt của Tất Thành ông nhớ lại dịp Thành Hà Tĩnh chơi, nhiều người truyền đi những lời đồn về sự sáng dạ, sự tinh anh và khẩu khí như gấm hoa của anh, lúc ấy ông chưa tin lắm. Bây giờ nhìn kỹ đôi con mắt của Tất Thành, ông nói: Mắt là kho báu của con người ta. Cho nên, dân gian mới nói: "Giàu hai con mắt".
(62) Hai mắt sáng như sao
- Nghĩa là được nhiều tiền nhiều của là do ở hai con mắt, hả cha? - Phạm Gia Cần, con trai ông Phạm Khắc Dõan, hỏi.
Ông Phạm Khắc Dõan nhìn con cười:
- Con trai cửa cha chỉ hiểu được cái nghĩa hẹp của câu tục ngữ luận về đôi mắt của con người. Cái chữ “giàu” của đôi con mắt nghĩa của nó rộng lắm con ạ. Càng giải thích, nghĩa của nó càng lớn ra. Tùy ở mức hiểu biết của mỗi người đến đâu thì sẽ nhận ra được ý nghĩa của nó tới đó. Với lứa tuổi của con, chưa từng trải việc đời, cha chỉ có thể nói cho con hay cái nghĩa chữ “giàu” của đôi con mắt là giàu về tài năng, giàu về vốn hiểu biết ở đời, giàu về đức độ. Và - ông nhấn giọng - người thiện nhiều hay ác nhiều cũng đều lộ ra ở hai con mắt...
Nghe cha giảng giải, cậu ấm Cần bắt đầu quan sát kỹ cậu ấm Thành... Rồi qua những ngày chung sống trong nhà, Cần càng nhận ra dần dần ở Thành giàu những đức tính tốt đẹp và sự thông minh sáng láng khác thường.
Bữa cơm "khách" đầu tiên, ăn xong Thành tự đi lấy tăm đặt lên miệng chén trà cho từng người. Thành thu dọn bát đĩa và đi rửa. Cần cảm động, ngăn lại:
- Thành đừng mó tay vô công việc ni. Đến bàn uống nước, để mình làm cho.
- Việc ni để em làm phải hơn. Ngòai hai ông bố ra chỉ có anh và em thôi. Em ít tuổi hơn anh, em nhận việc rửa bát, anh làm việc
Quan biện tu Quốc sử quán Phạm Khắc Dõan nhìn cậu ấm Thành dọn bát đũa, gật đầu, nói:
- Cần hãy xem, em Thành nó sắp bát ý tứ chưa kìa? Cách sắp xếp ấy thì dù có chồng cao lên mấy cũng khó đổ. Lần trước con đánh vỡ cả chồng bát cũng chỉ vì xếp trên to dưới nhỏ...
Đến ở ngày hôm trước, hôm sau Thành đã đi chợ đong gạo, mua thức ăn. Thành biết rành từng loại gạo cơm ở chợ Đông Ba như gạo lốc dâu, gạo chăm, gạo ré, gạo hẻo... Anh nói với Cần:
- Những thứ gạo này vừa dẻo, vừa thơm và ngọt mà lại hợp túi tiền của anh em mình. Ở Huế có rất nhiều thức ăn tươi ngon. Chịu mất công một tí và chịu để ý học cách làm món ăn của các bà, các chị thì sẽ được ăn ngon miệng mà lại không tốn tiền lắm. Đặc biệt có món cá bống kho khô, rắc tiêu, ăn với canh rau tập tàng ngon tuyệt, anh ạ.
Phạm Gia Cần ngạc nhiên, hỏi:
- Thành vừa vô tới đây sao đã thuộc đường, quen chợ và lại thạo mọi việc nội trợ hơn cả những cô gái con nhà tần tảo vậy?
- Mười năm trước đây, em đã từng ở với cha mẹ em trong thành nội, xung quanh khu vực hoàng thành và vùng ngoại vi Huế em quen thuộc cả. Còn việc thạo chợ búa, nấu nướng là do mệ em và chị Thanh của em bày vẽ cho. Có lúc em đã phải lo liệu mọi việc trong nhà vì cha đi vắng, mệ ốm nặng. Vả lại, biết làm việc gì là có ích cho mình, anh Cần ạ.
Phạm Gia Cần vẻ mặt trầm ngâm, nói thủ thỉ:
- Từ hôm Thành đến ở chung, cha mình luôn luôn tấm tắc: "Có con mắt; có bàn tay cậu ấm Thành, nên nhà sân, vườn đã phong quang ra, đạc được gọn gàng ngăn nắp đâu vô đó...". - Cần hạ giọng, chân thành: - Ở gần Thành, mình học hỏi được nhiều thứ, nhất là cách đọc sách.
Thành nói luôn:
- Cha em và thầy Vương Thúc Quý dạy em cách đó. - Hai mắt nhìn vào xa xăm, Thành hồi tưởng: - Còn nếp sống trong nhà là bà ngoại em rèn cặp cho từ lúc ba chị em còn nhỏ, quấn quýt bên chân bà.
*
* *
Quan thừa biện Nguyễn Sinh Huy đã thu xếp được một chỗ ở tại phía sau thành Đông Ba vốn là trại lính cũ trong dãy "thuộc viên" dành cho các viên quan nhỏ của triều đình Huế. Ông đón hai con về, ba cha con cùng ở với nhau.
Một hôm, Thành thấy cha đi làm về, vẻ mặt không vui, trong bữa cơm cũng không nói chuyện với hai con như thường lệ. Thành đợi cha uống nước, nằm nghỉ mới ghé ngồi bên cha, hỏi dè dặt:
- Thưa cha, ở trong Bộ chắc có chuyện chi không vui? Cha mệt lắm phải không, thưa cha?
Quan thừa biện Huy nhấc cánh tay khỏi vầng trán, nhìn con đằm thắm:
- Anh Tất Đạt của con đi đâu rồi?
- Anh con sang bên anh ấm Cần mượn sách về đọc ạ. Hôm qua anh ấm Cần cho biết quan bác vừa đưa một số sách mới ở Quốc sử quán về, cha ạ.
- Người xưa quan niệm: Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao (63)
(63) Mọi việc đều thấp hèn,chỉ có việc đọc sách là cao quý
. Cha thấy việc đọc sách là đáng quý, quý lắm. Các con phải tự nhắc nhở mình: Ngày nào chưa đọc được mười trang sách là ngày đó bị nhn đói nhịn khát. Đã coi mắt là kho báu thì sách là một nguồn báu vô tận của mắt. Nhưng không thể hạ thấp những việc khác, coi việc đọc sách là trên hết thảy.
Lúc cha nói chuyện, Thành thấy ở cha có băn khoăn gì chưa nói. Anh hỏi:
- Chắc là trong buổi lễ thường triều có chuyện đức vua quở, hay trong Bộ lại có chuyện chi không vui, thưa cha?
- Không có chuyện đó, con ạ. Cha đang bận tâm về việc tòa khâm sứ thúc ép nhà vua ra đạo dụ giảm dần việc học chữ nho, khuyến khích học chữ Tây, học chữ mới gọi là quốc ngữ. Cha cũng tính xem có nên cho các con vào trường Đông Ba học cái "chữ mới" ấy không.
Hai cha con như chìm vào yên lặng. Sau những phút trầm ngâm, Thành hỏi cha:
- Thái độ của các quan trong triều trước sự việc này ra sao hả cha?
- Hầu hết là buồn thầm, là đau đớn ngầm, cũng có một số ông thì hí hửng muốn có vốn "chữ mới" để được người Tây trọng dụng.
- Con mới biết võ vẽ dăm ba chữ, con thấy chữ quốc ngữ dễ nhớ, chóng biết và học một nó hóa ra hai ba chữ không như cái chữ nho, học chữ nào chỉ biết vẻn vẹn chữ ấy. Cả đến chữ Tây con cũng thấy dễ đọc hơn chữ nho nữa kia, cha ạ.
- Mấy lâu nay, cha ngẫm nghĩ nhiều về đường học của các con. Thời thế đã xoay vần, lớp các con không thể ôm khư khư cái con đường học chữ thánh hiền như lớp người của cha. Cha rất kính trọng chí hướng của ông giải San. Nhưng cha không thể đồng tình với ông bài bác việc học "chữ mới". - Ông ngồi dậy, chống khuỷu tay lên mặt gối, người nghiêng ra phía sau, giọng trầm lắng: - Ông cha ta chống giặc Tàu từ đời này qua đời khác, - ông nhấn giọng - chống giặc Tàu chứ không chống dân chúng Tàu. Nhưng ông cha ta sùng bái chữ Hán, học chữ Hán. Học cái chữ chứ không học tiếng nói. Ta nói tiếng của ta, dùng chữ người Hán để viết nhưng không đọc theo tiếng của họ. Và, ta viết chữ Hán theo lối sắp xếp của tiếng nói người Việt ta. Vậy thì, ngày nay ta cũng nên học cái chữ người Tây, càng nên học cái "chữ mới". Chúng ta học chữ Tây là học cái tinh hoa của Pháp quốc, nhưng quyết không cam chịu để lũ quỷ trắng đè đầu cưỡi cổ dân mình, con ạ.
Hai mắt Thành ngời lên những tia sáng, nhìn cha:
- Con... thưa cha, con... con chưa nghĩ được thấu đáo như cha. Song, con đã thầm nghĩ về việc học chữ Tây... Muốn biết rõ cội nguồn của người Tây là thế nào thì phải biết chữ của họ, tiếng nói của họ, nền văn minh của họ. Và càng không thể bỏ qua việc học loại chữ mới, cha ạ.
- Ừ - ông gật đầu - Con cũng đã có một cái hướng học rõ rệt như vậy, cha sẽ đưa con vào học trường Pháp - Việt Đông Ba. Cả anh con nữa...
*
* *
Trường tiểu học Pháp - Việt của tỉnh Thừa Thiên xây dựng trên nền chợ Đông Ba cũ, ở ngòai quách cửa Chính Đông. Năm 1899 chợ Đông Ba dời ra ngòai. Cái đình chợ dùng làm trường học. Người ta ngăn làm năm gian, bốn gian là bốn lớp, một gian còn lại làm văn phòng nhà trường. Trường tiểu học tỉnh Thừa Thiên mang tên Đông Ba là từ cái tích ấy.
Thành và Đạt đã tháo vòng bạc khỏi cổ, mặc quần áo bà ba trắng, lúc đến trường thì mặc áo dài đen. Phạm Gia Cần cũng cải cách việc ăn mặc và cùng vào học trường Đông Ba với anh em Thành. Thành vừa tới cửa trường; những bạn nhỏ thành nội năm xưa đã ùa đến xúm quanh, hỏi tíu tít... Các bạn vẫn quen gọi anh là CPhạm Gia Cần nhắc:
- Côn là tên "lót ổ" thôi nghe. Chúng mình phải gọi Tất Thành, tên chữ của bạn ấy.
Diệp Văn Kỳ ôm choàng lấy cổ Thành, du qua du lại nói:
- Nghe nói Côn... ờ quên, nghe nói Thành trở vô đây đã gần một tháng nay mà bọn mình không biết chỗ ở để đến chơi.
- Vì - Thành nói - chưa có chỗ ở hẳn hoi, mình chưa tiện đi đón hoặc nhắn tin các bạn đến với mình. Nay thì gia đình mình đã dọn đến ở tại thuộc viên, dãy nhà bên trái sau cửa thành Đông Ba...
- Ồ! Gần... gần đây thôi. - Đám bạn thành nội reo to lên.
Kỳ hớn hở:
- Tan học bọn mình kéo đến nhà Thành nhá...
Thành nhìn như đếm từng kỷ niệm đọng trên những gương mặt quen thuộc từ tuổi ấu thơ. Anh hỏi Kỳ:
- Mệ Minh Huệ và bạn Hạnh (Lê Thị Hạnh) có đi học chữ mới không?
- Hai "bà" ấy ham cái chữ "dắt dây" hơn cả loại chữ "vẽ bùa" cũ kỹ đó. Họ đang học ở trường Tam Tòa (64)ấy...
(64) Trường nữ sinh lớn nhất Trung Kỳ, ở trong cửa Thượng Tứ. Ngày ấy chưa có trường Đồng Khánh.
Thành cười hiền, giọng buồn buồn:
- Mình về quê đã gần bốn năm, nhưng mình vẫn canh cánh bên lòng cái ơn của các bạn đối với mình lúc gặp hoạn nạn. Lúc mệ chết, mình bối rối, lại còn đang thơ dại chưa nghĩ thấu, nay mình đã biết nghĩ càng thấm thía tấm lòng của các bạn hồi đ
- Nhắc chi chuyện buồn đã qua, hả Thành?
- Đâu phải chỉ là nhắc mà mình phải nhớ nghĩa của bạn bè. Nên về quê, mình đã kế lại cho bà ngoại của mình nghe chuyện bạn bè giúp đỡ trong lúc mệ chết, cha đi vắng chưa về. Bà mình khóc. Bà dặn mình: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Cháu được các bạn vun tay vô giúp đỡ lúc cháu gặp cảnh tối lửa tắt đèn thì phải nhớ đời. Nhớ ơn đền nghĩa là người có thủy có chung. Nhiều khi mình chẳng có dịp đền đáp công ơn của người giúp mình mà lại giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn thì đó cũng là cách nhớ ơn đền nghĩa..."
Đám bạn thành nội xúc động về tấm tình sâu sắc của Thành. Họ đang nói dở câu chuyện tình bạn cũ thì tiếng trống trường đã nổi lên... Tất cả xếp hàng, trật tự bước vào lớp.
*
* *
Thầy hiệu trưởng trường Đông Ba đã ngạc nhiên về sức học và tính nết của Nguyễn Tất Thành. Gần một trăm học trò trong trường đều là con các nhà quản, con nhà giàu có của đất "thần kinh". Trò nào cũng mặt mũi tuấn tú khôi ngô và sáng dạ. Trò nào cũng lễ phép với thầy. Nhưng, Nguyễn Tất Thành là một trong năm học trò để ấn tượng rõ nhất trong tình cảm của thầy. Hằng tháng, Nguyễn Tất Thành và bốn học trò nữa thường được thầy khen ở lớp. Và đã có lần thầy nói:
- Trò Nguyễn Tất Thành học của thầy một chữ mà tự học hỏi thêm để biết rộng được gấp hai, gấp ba, cho nên, các bài làm của trò Thành thường mở rộng vượt khỏi khuôn khổ của các đầu đề bài tập. Mở rộng ý tưởng của bài chứ không hề lạc đề. - Thầy nói, vẻ xúc động: - Ta không mến học trò Thành sao được? Trò Thành học với chưa được một niên khóa, hôm ấy ta vừa đọc lên: "Ô sa! Ô sa! Ồ sa! Vu-lê-vu măng-giê lơ ra, mông-tê xuyếc la pu-tơ-rơ" (O chat! O chat! O chat! Voulez-vous manger le rat, montez sur la poutre), trò Thành đã dịch câu tiếng Pháp ấy ra tiếng Việt thuần thục như một câu ca dao ngọt ngào, quen thuộc:
Con mèo, con mẻo, con meo,
Mày muốn ăn chuột thì leo lên xà.
Ồ! Thật là tuyệt Tuyệt vời...
Thầy còn nhận xét tỉ mỉ:
- Sách học, vở tập của trò Thành luôn luôn giữ sạch đẹp không quăn mép, không giây mực, không tẩy xóa nhòe nhoẹt. Chữ viết đủ nét, rõ ràng, thẳng hàng ngay lối...
Những năm tháng học "chữ mới" ở trường tiểu học Đông Ba, Thành và Đạt còn được cha khích lệ: Hằng ngày đi làm ở Bộ về, sau bữa cơm tối, ông thường ngồi vào bàn học theo bài vở của con đang học. Ông coi hai con là "thầy" dạy "chữ mới" cho mình. Đạt coi việc cha mình học "chữ mới" là thú vui. Thành thấy cha đã ngòai bốn chục tuổi, đậu phó bảng, ôm nỗi đau mất nước, phải nhận một chức quan tại Bộ Lễ mà vẫn cặm cụi học thêm "chữ mới" là sự khác thường. Anh đinh ninh về lời cha tâm sự "ông cha ta đã không bao giờ chịu khuất phục giặc Tàu, nhưng quý trọng chữ Hán, quý trọng nền văn hóa Tàu. Ngày nay các con cố gắng học "chữ mới", học chữ của Pháp quốc để mở mang đầu óc thì mới biết đường hướng mà hành động hợp với thời thế... Học "chữ mới" không phải để rồi đi làm thầy ký thầy thông..."
Ba cha con ông Sắc trở lại kinh đô Huế với những tên gọi mới: quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy và hai con là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành.
Hôm vừa bước chân đến Huế, hai anh em Tất Đạt và Tất Thành theo cha đi viếng mộ mẹ và em Xin. Tất Thành cùng anh trồng lên mộ mẹ, mộ em hai cây đại.
Những ngày đầu vào Huế, chưa tìm được chỗ ở, quan phó bảng Huy tạm gửi Tất Đạt đến ở nhờ nhà một người bạn, còn ông cùng với Tất Thành ở nhờ trong nhà ông Phạm Khắc Dõan, người xã Đức Trường, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, làm quan biên tu Quốc sử quán.
Sau gần bốn năm xa kinh đô Huế, nay trở lại, Nguyễn Tất Thành có nhiều ngỡ ngàng: Cầu Thành Thái (Tràng Tiền) hai đầu gục xuống dòng sông, nhịp giữa đã bị cơn bão Giáp Thìn (1904) cuốn đi. Người ở hai bên bờ sông Hương đang còn phải qua lại bằng đò ngang. Thành và anh trai đứng bên bờ Bắc ngẩn ngơ nhìn sang bờ Nam sông Hương: từng dãy, từng dãy nhà mới mọc lên nguy nga, thành một khu vực đồ sộ, được gọi là "khu nhà người Tây". Cái khu nhà người Tây ở, tòa khâm sứ Trung Kỳ, tòa công sứ tỉnh Thừa Thiên... nổi bật lên vẻ kiêu ngạo, thách thức trước cảnh trí thơ mộng của Huế. Còn bên này sông Hương thì vẫn y nguyên một kinh thành cổ kính rêu phong...
Đi cùng với anh trai trên dọc đường thành, Nguyễn Tất Thành đang suy nghĩ về những tòa nhà hành chính của người Pháp đè lên cưng thành vua nhà Nguyễn thì lại gặp người hát dạo. Tiếng đàn, giọng ca lại gợi anh nhớ tới ông Xẩm ở quê nhà. Và, bên tai anh cứ văng vẳng lời ca mà anh thuộc từ mười năm trước:
Nước Nam ta sao lại có Tây.. .
Trên dọc đường anh gặp người Tây nhiều gấp bao nhiêu lần so với trước... Có cả những tên Tây say vừa đi vừa gây sự với các cô bán hàng trên hè phố. Dòng sông Hương cũng đổi khác: Thuyền buôn tấp nập hơn, mà đò kỹ nữ (60) đón khách làng chơi đông cũng chẳng kém thuyền chài, thuyền buôn...
(60) Gái làng chơi, gái điếm
Tất Thành cảm thấy ở đất "thần kinh" này đang có một sự chuyển động âm ỉ ở bên trong, anh muốn nói ra cái điều mình đang nghĩ với anh Tất Đạt, nhưng lại sợ tính anh trầm lặng và không thích bàn bạc những việc thời thế.
Quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy nhận chức thừa biện Bộ Lễ. Tại đây, ông gặp lại quan phó bảng Phan Chu Trinh, người bạn cùng thi Hội khoa Tân Sửu (1901). Phan Chu Trinh đã đăng tờ biểu (đơn) xin cáo từ chức thừa biện Bộ Lễ. Ông đã công khai lên án bộ máy quan lại thối nam tâm làm tay sai cho người khác. Ông diễn thuyết ngay trong trường Quốc tử giám và trước những thí sinh từ các miền trong nước mới về kinh đô Huế dự thi Hội khoa Giáp Thìn (1904). Ông kêu gọi những người tai mắt phải ngẩng cao đầu, đi tiên phong trong công cuộc xây dựng dân quyền, nâng cao dân trí, dân sinh... Tiếng nói của ông cùng vớiLưu cầu huyết lệ tâm thư (lá thư viết bằng máu và nước mắt) của Phan Bội Châu đang gây chấn động cả kinh thành và lan rộng về các miền xa của đất nước.
Nghe danh tiếng của hai nhà chí sĩ họ Phan, nhiều bậc danh nho, khoa bảng ở các nơi về Huế tiếp kiến. Từ Phan Thiết, đất cực Nam Trưng Bộ, ông Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội ra Huế gặp Phan Chu Trinh. Phan Bội Châu đã rời Huế vì ông không đồng quan điểm với Phan Chu Trinh. Quan nghè Trần Quý Cáp, quan nghè Huỳnh Thúc Kháng, quan đốc Đặng Nguyên Cẩn, quan nghè Ngô Đức Kế... đều cùng quan điểm với quan phó bảng Phan Chu Trinh. Cho nên quan đốc Cẩn, quan nghè Kế đã lập ra Triêu Dương Thư Quán ở Vinh. Ông Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội (con trai đầu của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông), hai nhà hằng tâm hằng sản tham gia tổ chức Hội Duy Tân, đã cùng các ông Nguyễn Quý Anh, Trần Lệ Chất, Nguyễn Hiệt Chi, Ngô Văn Nhượng lập ra công ty Liên Thành thương quán và trường Dục Thanh tại Phan Thiết.
Quan thừa biện Nguyễn Sinh Huy tham dự nhiều buổi bình văn. Ông đã để lại trong tâm trí giới sĩ phu yêu nước một câu nói nổi tiếng: Quan trường thị nô trung chi nô lệ hựu nô lệ (61). Ông Lê Văn Miến, một giáo sư nổi tiếng của trường Quốc học, qua những buổi bình văn đã bắt gặp được tiếng nói tri âm ấy và đã kết bạn đồng tâm với quan thừa biện Nguyễn Sinh Huy...
(61) Quan trường là nô lệ trong đám nô lệ nên càng nô lệ nhất
Từ ngày đầu đến ở nhờ, Tất Thành đã được vị quan biên tu Quốc sử quán họ Phạm chú ý.
“Lưỡng mục minh tinh" (62) Nhìn đôi con mắt của Tất Thành ông nhớ lại dịp Thành Hà Tĩnh chơi, nhiều người truyền đi những lời đồn về sự sáng dạ, sự tinh anh và khẩu khí như gấm hoa của anh, lúc ấy ông chưa tin lắm. Bây giờ nhìn kỹ đôi con mắt của Tất Thành, ông nói: Mắt là kho báu của con người ta. Cho nên, dân gian mới nói: "Giàu hai con mắt".
(62) Hai mắt sáng như sao
- Nghĩa là được nhiều tiền nhiều của là do ở hai con mắt, hả cha? - Phạm Gia Cần, con trai ông Phạm Khắc Dõan, hỏi.
Ông Phạm Khắc Dõan nhìn con cười:
- Con trai cửa cha chỉ hiểu được cái nghĩa hẹp của câu tục ngữ luận về đôi mắt của con người. Cái chữ “giàu” của đôi con mắt nghĩa của nó rộng lắm con ạ. Càng giải thích, nghĩa của nó càng lớn ra. Tùy ở mức hiểu biết của mỗi người đến đâu thì sẽ nhận ra được ý nghĩa của nó tới đó. Với lứa tuổi của con, chưa từng trải việc đời, cha chỉ có thể nói cho con hay cái nghĩa chữ “giàu” của đôi con mắt là giàu về tài năng, giàu về vốn hiểu biết ở đời, giàu về đức độ. Và - ông nhấn giọng - người thiện nhiều hay ác nhiều cũng đều lộ ra ở hai con mắt...
Nghe cha giảng giải, cậu ấm Cần bắt đầu quan sát kỹ cậu ấm Thành... Rồi qua những ngày chung sống trong nhà, Cần càng nhận ra dần dần ở Thành giàu những đức tính tốt đẹp và sự thông minh sáng láng khác thường.
Bữa cơm "khách" đầu tiên, ăn xong Thành tự đi lấy tăm đặt lên miệng chén trà cho từng người. Thành thu dọn bát đĩa và đi rửa. Cần cảm động, ngăn lại:
- Thành đừng mó tay vô công việc ni. Đến bàn uống nước, để mình làm cho.
- Việc ni để em làm phải hơn. Ngòai hai ông bố ra chỉ có anh và em thôi. Em ít tuổi hơn anh, em nhận việc rửa bát, anh làm việc
Quan biện tu Quốc sử quán Phạm Khắc Dõan nhìn cậu ấm Thành dọn bát đũa, gật đầu, nói:
- Cần hãy xem, em Thành nó sắp bát ý tứ chưa kìa? Cách sắp xếp ấy thì dù có chồng cao lên mấy cũng khó đổ. Lần trước con đánh vỡ cả chồng bát cũng chỉ vì xếp trên to dưới nhỏ...
Đến ở ngày hôm trước, hôm sau Thành đã đi chợ đong gạo, mua thức ăn. Thành biết rành từng loại gạo cơm ở chợ Đông Ba như gạo lốc dâu, gạo chăm, gạo ré, gạo hẻo... Anh nói với Cần:
- Những thứ gạo này vừa dẻo, vừa thơm và ngọt mà lại hợp túi tiền của anh em mình. Ở Huế có rất nhiều thức ăn tươi ngon. Chịu mất công một tí và chịu để ý học cách làm món ăn của các bà, các chị thì sẽ được ăn ngon miệng mà lại không tốn tiền lắm. Đặc biệt có món cá bống kho khô, rắc tiêu, ăn với canh rau tập tàng ngon tuyệt, anh ạ.
Phạm Gia Cần ngạc nhiên, hỏi:
- Thành vừa vô tới đây sao đã thuộc đường, quen chợ và lại thạo mọi việc nội trợ hơn cả những cô gái con nhà tần tảo vậy?
- Mười năm trước đây, em đã từng ở với cha mẹ em trong thành nội, xung quanh khu vực hoàng thành và vùng ngoại vi Huế em quen thuộc cả. Còn việc thạo chợ búa, nấu nướng là do mệ em và chị Thanh của em bày vẽ cho. Có lúc em đã phải lo liệu mọi việc trong nhà vì cha đi vắng, mệ ốm nặng. Vả lại, biết làm việc gì là có ích cho mình, anh Cần ạ.
Phạm Gia Cần vẻ mặt trầm ngâm, nói thủ thỉ:
- Từ hôm Thành đến ở chung, cha mình luôn luôn tấm tắc: "Có con mắt; có bàn tay cậu ấm Thành, nên nhà sân, vườn đã phong quang ra, đạc được gọn gàng ngăn nắp đâu vô đó...". - Cần hạ giọng, chân thành: - Ở gần Thành, mình học hỏi được nhiều thứ, nhất là cách đọc sách.
Thành nói luôn:
- Cha em và thầy Vương Thúc Quý dạy em cách đó. - Hai mắt nhìn vào xa xăm, Thành hồi tưởng: - Còn nếp sống trong nhà là bà ngoại em rèn cặp cho từ lúc ba chị em còn nhỏ, quấn quýt bên chân bà.
*
* *
Quan thừa biện Nguyễn Sinh Huy đã thu xếp được một chỗ ở tại phía sau thành Đông Ba vốn là trại lính cũ trong dãy "thuộc viên" dành cho các viên quan nhỏ của triều đình Huế. Ông đón hai con về, ba cha con cùng ở với nhau.
Một hôm, Thành thấy cha đi làm về, vẻ mặt không vui, trong bữa cơm cũng không nói chuyện với hai con như thường lệ. Thành đợi cha uống nước, nằm nghỉ mới ghé ngồi bên cha, hỏi dè dặt:
- Thưa cha, ở trong Bộ chắc có chuyện chi không vui? Cha mệt lắm phải không, thưa cha?
Quan thừa biện Huy nhấc cánh tay khỏi vầng trán, nhìn con đằm thắm:
- Anh Tất Đạt của con đi đâu rồi?
- Anh con sang bên anh ấm Cần mượn sách về đọc ạ. Hôm qua anh ấm Cần cho biết quan bác vừa đưa một số sách mới ở Quốc sử quán về, cha ạ.
- Người xưa quan niệm: Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao (63)
(63) Mọi việc đều thấp hèn,chỉ có việc đọc sách là cao quý
. Cha thấy việc đọc sách là đáng quý, quý lắm. Các con phải tự nhắc nhở mình: Ngày nào chưa đọc được mười trang sách là ngày đó bị nhn đói nhịn khát. Đã coi mắt là kho báu thì sách là một nguồn báu vô tận của mắt. Nhưng không thể hạ thấp những việc khác, coi việc đọc sách là trên hết thảy.
Lúc cha nói chuyện, Thành thấy ở cha có băn khoăn gì chưa nói. Anh hỏi:
- Chắc là trong buổi lễ thường triều có chuyện đức vua quở, hay trong Bộ lại có chuyện chi không vui, thưa cha?
- Không có chuyện đó, con ạ. Cha đang bận tâm về việc tòa khâm sứ thúc ép nhà vua ra đạo dụ giảm dần việc học chữ nho, khuyến khích học chữ Tây, học chữ mới gọi là quốc ngữ. Cha cũng tính xem có nên cho các con vào trường Đông Ba học cái "chữ mới" ấy không.
Hai cha con như chìm vào yên lặng. Sau những phút trầm ngâm, Thành hỏi cha:
- Thái độ của các quan trong triều trước sự việc này ra sao hả cha?
- Hầu hết là buồn thầm, là đau đớn ngầm, cũng có một số ông thì hí hửng muốn có vốn "chữ mới" để được người Tây trọng dụng.
- Con mới biết võ vẽ dăm ba chữ, con thấy chữ quốc ngữ dễ nhớ, chóng biết và học một nó hóa ra hai ba chữ không như cái chữ nho, học chữ nào chỉ biết vẻn vẹn chữ ấy. Cả đến chữ Tây con cũng thấy dễ đọc hơn chữ nho nữa kia, cha ạ.
- Mấy lâu nay, cha ngẫm nghĩ nhiều về đường học của các con. Thời thế đã xoay vần, lớp các con không thể ôm khư khư cái con đường học chữ thánh hiền như lớp người của cha. Cha rất kính trọng chí hướng của ông giải San. Nhưng cha không thể đồng tình với ông bài bác việc học "chữ mới". - Ông ngồi dậy, chống khuỷu tay lên mặt gối, người nghiêng ra phía sau, giọng trầm lắng: - Ông cha ta chống giặc Tàu từ đời này qua đời khác, - ông nhấn giọng - chống giặc Tàu chứ không chống dân chúng Tàu. Nhưng ông cha ta sùng bái chữ Hán, học chữ Hán. Học cái chữ chứ không học tiếng nói. Ta nói tiếng của ta, dùng chữ người Hán để viết nhưng không đọc theo tiếng của họ. Và, ta viết chữ Hán theo lối sắp xếp của tiếng nói người Việt ta. Vậy thì, ngày nay ta cũng nên học cái chữ người Tây, càng nên học cái "chữ mới". Chúng ta học chữ Tây là học cái tinh hoa của Pháp quốc, nhưng quyết không cam chịu để lũ quỷ trắng đè đầu cưỡi cổ dân mình, con ạ.
Hai mắt Thành ngời lên những tia sáng, nhìn cha:
- Con... thưa cha, con... con chưa nghĩ được thấu đáo như cha. Song, con đã thầm nghĩ về việc học chữ Tây... Muốn biết rõ cội nguồn của người Tây là thế nào thì phải biết chữ của họ, tiếng nói của họ, nền văn minh của họ. Và càng không thể bỏ qua việc học loại chữ mới, cha ạ.
- Ừ - ông gật đầu - Con cũng đã có một cái hướng học rõ rệt như vậy, cha sẽ đưa con vào học trường Pháp - Việt Đông Ba. Cả anh con nữa...
*
* *
Trường tiểu học Pháp - Việt của tỉnh Thừa Thiên xây dựng trên nền chợ Đông Ba cũ, ở ngòai quách cửa Chính Đông. Năm 1899 chợ Đông Ba dời ra ngòai. Cái đình chợ dùng làm trường học. Người ta ngăn làm năm gian, bốn gian là bốn lớp, một gian còn lại làm văn phòng nhà trường. Trường tiểu học tỉnh Thừa Thiên mang tên Đông Ba là từ cái tích ấy.
Thành và Đạt đã tháo vòng bạc khỏi cổ, mặc quần áo bà ba trắng, lúc đến trường thì mặc áo dài đen. Phạm Gia Cần cũng cải cách việc ăn mặc và cùng vào học trường Đông Ba với anh em Thành. Thành vừa tới cửa trường; những bạn nhỏ thành nội năm xưa đã ùa đến xúm quanh, hỏi tíu tít... Các bạn vẫn quen gọi anh là CPhạm Gia Cần nhắc:
- Côn là tên "lót ổ" thôi nghe. Chúng mình phải gọi Tất Thành, tên chữ của bạn ấy.
Diệp Văn Kỳ ôm choàng lấy cổ Thành, du qua du lại nói:
- Nghe nói Côn... ờ quên, nghe nói Thành trở vô đây đã gần một tháng nay mà bọn mình không biết chỗ ở để đến chơi.
- Vì - Thành nói - chưa có chỗ ở hẳn hoi, mình chưa tiện đi đón hoặc nhắn tin các bạn đến với mình. Nay thì gia đình mình đã dọn đến ở tại thuộc viên, dãy nhà bên trái sau cửa thành Đông Ba...
- Ồ! Gần... gần đây thôi. - Đám bạn thành nội reo to lên.
Kỳ hớn hở:
- Tan học bọn mình kéo đến nhà Thành nhá...
Thành nhìn như đếm từng kỷ niệm đọng trên những gương mặt quen thuộc từ tuổi ấu thơ. Anh hỏi Kỳ:
- Mệ Minh Huệ và bạn Hạnh (Lê Thị Hạnh) có đi học chữ mới không?
- Hai "bà" ấy ham cái chữ "dắt dây" hơn cả loại chữ "vẽ bùa" cũ kỹ đó. Họ đang học ở trường Tam Tòa (64)ấy...
(64) Trường nữ sinh lớn nhất Trung Kỳ, ở trong cửa Thượng Tứ. Ngày ấy chưa có trường Đồng Khánh.
Thành cười hiền, giọng buồn buồn:
- Mình về quê đã gần bốn năm, nhưng mình vẫn canh cánh bên lòng cái ơn của các bạn đối với mình lúc gặp hoạn nạn. Lúc mệ chết, mình bối rối, lại còn đang thơ dại chưa nghĩ thấu, nay mình đã biết nghĩ càng thấm thía tấm lòng của các bạn hồi đ
- Nhắc chi chuyện buồn đã qua, hả Thành?
- Đâu phải chỉ là nhắc mà mình phải nhớ nghĩa của bạn bè. Nên về quê, mình đã kế lại cho bà ngoại của mình nghe chuyện bạn bè giúp đỡ trong lúc mệ chết, cha đi vắng chưa về. Bà mình khóc. Bà dặn mình: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Cháu được các bạn vun tay vô giúp đỡ lúc cháu gặp cảnh tối lửa tắt đèn thì phải nhớ đời. Nhớ ơn đền nghĩa là người có thủy có chung. Nhiều khi mình chẳng có dịp đền đáp công ơn của người giúp mình mà lại giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn thì đó cũng là cách nhớ ơn đền nghĩa..."
Đám bạn thành nội xúc động về tấm tình sâu sắc của Thành. Họ đang nói dở câu chuyện tình bạn cũ thì tiếng trống trường đã nổi lên... Tất cả xếp hàng, trật tự bước vào lớp.
*
* *
Thầy hiệu trưởng trường Đông Ba đã ngạc nhiên về sức học và tính nết của Nguyễn Tất Thành. Gần một trăm học trò trong trường đều là con các nhà quản, con nhà giàu có của đất "thần kinh". Trò nào cũng mặt mũi tuấn tú khôi ngô và sáng dạ. Trò nào cũng lễ phép với thầy. Nhưng, Nguyễn Tất Thành là một trong năm học trò để ấn tượng rõ nhất trong tình cảm của thầy. Hằng tháng, Nguyễn Tất Thành và bốn học trò nữa thường được thầy khen ở lớp. Và đã có lần thầy nói:
- Trò Nguyễn Tất Thành học của thầy một chữ mà tự học hỏi thêm để biết rộng được gấp hai, gấp ba, cho nên, các bài làm của trò Thành thường mở rộng vượt khỏi khuôn khổ của các đầu đề bài tập. Mở rộng ý tưởng của bài chứ không hề lạc đề. - Thầy nói, vẻ xúc động: - Ta không mến học trò Thành sao được? Trò Thành học với chưa được một niên khóa, hôm ấy ta vừa đọc lên: "Ô sa! Ô sa! Ồ sa! Vu-lê-vu măng-giê lơ ra, mông-tê xuyếc la pu-tơ-rơ" (O chat! O chat! O chat! Voulez-vous manger le rat, montez sur la poutre), trò Thành đã dịch câu tiếng Pháp ấy ra tiếng Việt thuần thục như một câu ca dao ngọt ngào, quen thuộc:
Con mèo, con mẻo, con meo,
Mày muốn ăn chuột thì leo lên xà.
Ồ! Thật là tuyệt Tuyệt vời...
Thầy còn nhận xét tỉ mỉ:
- Sách học, vở tập của trò Thành luôn luôn giữ sạch đẹp không quăn mép, không giây mực, không tẩy xóa nhòe nhoẹt. Chữ viết đủ nét, rõ ràng, thẳng hàng ngay lối...
Những năm tháng học "chữ mới" ở trường tiểu học Đông Ba, Thành và Đạt còn được cha khích lệ: Hằng ngày đi làm ở Bộ về, sau bữa cơm tối, ông thường ngồi vào bàn học theo bài vở của con đang học. Ông coi hai con là "thầy" dạy "chữ mới" cho mình. Đạt coi việc cha mình học "chữ mới" là thú vui. Thành thấy cha đã ngòai bốn chục tuổi, đậu phó bảng, ôm nỗi đau mất nước, phải nhận một chức quan tại Bộ Lễ mà vẫn cặm cụi học thêm "chữ mới" là sự khác thường. Anh đinh ninh về lời cha tâm sự "ông cha ta đã không bao giờ chịu khuất phục giặc Tàu, nhưng quý trọng chữ Hán, quý trọng nền văn hóa Tàu. Ngày nay các con cố gắng học "chữ mới", học chữ của Pháp quốc để mở mang đầu óc thì mới biết đường hướng mà hành động hợp với thời thế... Học "chữ mới" không phải để rồi đi làm thầy ký thầy thông..."