Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Búp sen xanh - Phần 2 chương 16 -17
16
Trời nhá nhem tối. Trong nhà đã tỏ ánh đèn, đĩa dầu hai bấc le lói tỏa sáng. Phảng phất mùi hương và hoa huệ. Mâm cơm cúng xong đặt dưới bộ phản kê sát phía trước bàn thờ. Quan phó bảng Huy ngồi tựa lưng vào mép bàn thờ và bắt đầu nâng ly rượu lên:
- Đạt vào ăn cơm, con! Bữa nay giỗ mẹ các con, cha cho phép con uống chén rượu cho ấm bụng.
- Con mời cha. Con đợi em Thành lên, cha ạ.
- Anh mời rượu với cha, - Thành nói với từ dưới bếp - em lên ngay mà. Nước sấp sôi rồi, anh cả ạ.
Thành đặt ấm giỏ nước lên bàn. Mùi chè mạn sen thơm quyện với hương hoa huệ gợi hương vị thanh khiết khắp nhà.
Ba cha con quan phó bảng ngồi quanh mâm cơm thành thế chân kiềng trên phản. Gió se se lạnh lướt qua rèm rót cái giá rét vào nhà. Một tiếng "e hèm"' ngòai sân.
- Có người... cha ạ! - Thành ngừng tay đũa nói.
Ông phó bảng Huy đặt bát cơm xuống mâm:
- Thành ra coi ai ở ngòai nớ con!
Thành c đèn, bàn tay trái khum lại che gió. Đạt giúp em nâng cánh rèm lên. Bóng người từ giữa sân tối bước vào, lên tiếng:
- A! Cháu Thành! Cha cháu có nhà chứ?
Thành nâng tay đèn quá đầu ngó ra:
- Ơ! Chú... chú Đặng... Chú... Đặng Thái Thân!
- Nói nhỏ thôi cháu. - ông Đặng Thái Thân nhắc Thành.
Hai người bước vào nhà. Ông phó bảng Huy đã đứng dậy đợi khách. Đạt đứng bên cha. Chủ khách chào nhau tíu tít. Ông phó bảng chân thành mời:
- Tiện bữa, mời tiên sinh ngồi vào uống với cha con tôi chén rượu lạt. Hôm nay là ngày giỗ mẹ của các cháu.
- Thưa quan bác, tôi đã cơm nước ở nhà một chiến hữu (bạn chiến đấu). Xin mời quan bác và hai cháu cứ việc ẩm thực (ăn uống) tự nhiên. Còn tôi nhân được hạnh ngộ (gặp gỡ may mắn) ngày giỗ của bác gái thì xin được cùng quan bác và hai cháu uống chén rượu lấy khước ạ.
Bữa cơm tối xong, Đạt và Thành thu mâm bát xuống bếp. Trong lúc hai anh em chia nhau rửa bát, quét dọn thì quan phó bảng Huy cùng ông Đặng Thái Thân uống chè bàn luận... Ông Thân đọc cho quan phó bảng nghe một số bài thơ của Phan Bội Châu vừa gửi về nước.
Đặng Thái Thân giọng thận trọng:
- Phan tiên sinh lại vừa cử đồng chí về nước tiếp tục đón người sang Nhật. Phan tiên sinh có dặn tôi chú trọng yết kiến quan bác và xin cho cháu Nguyễn Tất Thành xuất dương. Chỗ tôi biết, Phan tiên sinh và thúc phụ tôi (chú ruột - Đặng Tử Kính) đã lưu tâm về cậu ấm Côn từ hồi còn học với thầy Vương Thúc Quý... Một thiên tư hiếm có
- Đa tạ lòng ái mộ cháu Tất Thành của chư huynh. Vốn dĩ tôi không ép buộc các con làm một việc gì theo ý mình mà lại trái với lòng con. Trừ phi các cháu làm điều càn rỡ thì tôi buộc phải ngăn cấm. Giờ đây, cháu Thành đã ở tuổi lý tính. Mà việc xuất ngoại là để rồi mưu nghiệp lớn, cứu nước cứu nòi. Rất trọng đại. Tôi hoàn toàn để tự ý cháu lựa chọn.
Hai người ngồi trầm ngâm, khói hương trầm mỏng nhẹ như làn mây nhỏ lan toả trong nhà. Một lát sau, tiếng ông phó bảng thủng thỉnh:
- Thành... đâu?
- Dạ. Thưa cha con đang dở tay làm món ăn sáng mai để cha ở nhà tiếp chú, vì mai anh em con có giờ học sớm ạ.
- Con để anh Đạt làm cho. - ông giục: - Lên đây ngay con!
Thành đứng lễ phép trước cha và ông Đặng Thái Thân.
- Cho phép con ngồi xuống gần chú Đặng. - ông phó bảng lại nhìn về phía ông Đặng Thái Thân: - Để cháu nó được tự nhiên, thư thái hầu chuyện hiền huynh, tôi vô phía trong sửa soạn mấy việc cho ngày mai. Tôi với hiền huynh sẽ còn dạ đàm (bàn luận trong ban đêm) suốt sáng mà...
Ông phó bảng đi khuất vào sau cửa. Đặng Thái Thân một tay chống cằm, một tay vừa vẽ vẽ trên mặt bàn, nói giọng Nghi Lộc, chậm rãi, nhỏ nhẹ:
- Chú nghe tin cháu học giỏi, chú mừng lắm.
- Cháu còn phải cố gắng nhiều chứ các bạn cháu có bạn giỏi tuyệt trần, chú ạ.
- Nghe chị Thanh nói đã gửi thư cho cháu>- Dạ.
- Cháu tuy chưa tới tuổi thành niên mà đã sớm có tâm huyết. Cháu lại là một thiếu niên tuấn tú, thiên tư. Lĩnh ý ông giải San, chú muốn bàn việc gửi cháu sang Nhật học. Hiện đã có một số thanh niên đang học ở bên đó. Nước Nhật ngày nay tân tiến và hùng mạnh lắm. Người Nhật họ đã hứa sẵn sàng giúp Việt Nam mình đánh đuổi giặc Tây dương...
Thành hơi cúi, một mảng tóc đổ xuống che gần hết nửa vầng trán và đuôi con mắt bên trái, đường ngôi rẽ bên phải mới hình thành rõ nét ngay thẳng. Giọng nói của Thành hơi rưng rưng:
- Chú... ơi! Cháu hãy còn ở cái tuổi trẻ thơ mà các chú đã tin, đã định giao phó cho cháu công việc tối hệ trọng!
- Trong lịch sử nước nhà, ta thường thấy: Mỗi khi Tổ quốc thăng trầm thì xuất hiện vô số những tấm gương tuổi nhỏ chí lớn. Cháu ạ! Tổ quốc gọi mọi người con mang dòng máu đỏ, sắc da vàng: Cứu Nước! Cứu Nước! Hãy cứu Nước!
Nguyễn Tất Thành nhón hai bàn chân lên. Anh muốn đứng bật dậy. Mắt anh rơm rớm ướt.
- Chú! Chú ơi! Cháu đang như con chim chưa đủ!ông cánh. Trời đang bão lớn, bay hướng nào đây?
- Ông giải San đã chỉ cho chúng ta hướng đi tới: nước Nhật hùng cường.
- Tại sao mưu việc đánh giặc Tây mà lại trông vào nước Nhật, thưa chú?
- Nước Nhật vừa đánh bại nước Nga sa hoàng. Nhật đã trở thành một cường quốc hùng mạnh nhất châu Á. Các đế quốc châu Âu không dám nhòm ngó tới dải đất Phù Tang, cháu ạ. Và ta với Nhật là hai nước ở gần nhau, cùng giống dang, họ sẽ hết lòng giúp ta đánh đuổi quân bạch quỷ.
- Cháu xin phép chú được nói ra sự cạn nghĩ của cháu.
- Cháu cứ mạnh dạn. - Đặng Thái Thân vẻ cởi mở.
- Cháu nghĩ rằng: nước ta và nước Tàu ở gần nhau như hai nhà liền vách, chung sân, lại cùng giống da vàng viết chung một thứ chữ Hán. Vậy mà nước Tàu đã bao phen thống trị nước ta, mưu toan diệt nòi người Nam. Rồi - Tất Thành nói thấp giọng - ngay cả Nhật cũng đã chiếm nước Cao Ly (Triều Tiên) làm thuộc địa. Vậy thì người Nhật họ thương gì người Nam ta! Không khéo ta lại đi làm cái chuyện: đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau? (Đặng Thái Thân hơi bối rối) - Nguyễn Tất Thành vẫn thủ thỉ nói: - Mới rồi, có hai nhà ở gần nhà cháu, cùng chung một ngõ đi ra. Vậy mà nhà nọ lợi dụng đêm mưa to đã đào ngạch chui vô buồng nhà kia lấy trộm của. Vậy thì sự thương nhau, giúp đỡ nhau... không thể căn cứ vào lý do địa lý hay màu da được đâu chú ơi!
Ông Đặng Thái Thân hai mắt chớp chớp liền liền, ngón tay trỏ vẽ những vạch dài, những đường nét rối mù trên mặt bàn... ông nói, giọng phân vân:
- Ờ! Ờ! Những điều cháu vừa nói với chú nó rất gần mà ít ai nghĩ đến. Cháu có cái nhìn xa hơn lớp cha anh. Nhưng cháu ơi, ta không dựa vào người Nhật chẳng lẽ lại dựa vào người Pháp để đánh đổ ngai vàng, xóa bỏ hệ thống vua quan, nới rộng dân quyền, chấn hưng kinh tế, nâng cao dân sinh, dân trí như Phan Tây Hồ (Phan Chu Trinh) chủ trương?
- Nới rộng dân quyền, mở mang kinh tế, nâng cao dân sinh, dân trí là mơ ước của mọi người từ bao đời nay. Nhưng dựa vào người Pháp để mà thực hiện mơ ước ấy là điều phi lý, cháu nghĩ cũng chẳng khác gì "cầu quỷ sứ về khử thần trùng" Ai lại nhờ kẻ cỡi (cưỡi) cổ dân mình để giải thóat dân mình.
- Thế theo cháu...?
Nguyễn Tất Thành vò đầu:
- Thưa chú, tìm con đường cứu nước cứu dân là tối trọng Phải thận trọng, phải nghĩ kỹ, tính đến nước đến cái. Bởi: "Nhất thất túc thành thiên cổ hận, tái hồi đầu thị bách niên thân". (68)
(68) Đại ý: Sai một bước, ôm hận suốt đời, lúc ngoảnh nhìn lại thì đã trăm tuổi mất rồi.
- Nghĩ, tìm phương cứu nước phải thận trọng như cháu nói là rất đúng. Nhưng, thời cư đang thuận lợi cho ta là người Nhật họ đang có thiện cảm với ta, ta tranh thủ sự giúp đỡ của họ, cháu ạ.
- Thưa chú, sự hiểu biết của cháu còn ít, còn non nót, vốn chữ học, đọc sách chưa được là bao, nhưng cháu trộm nghĩ Tây dương hiện là cừu địch của dân ta, nước ta. Muốn đánh đuổi được kẻ địch ấy thì phải biết rõ chúng. Người xưa nói: Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng. Cháu cho là việc sang Nhật để mưu sự đuổi Tây chưa chắc đã phải sách.
- Nói như cháu, rất có lý. Nhưng... nhưng lẽ nào chúng ta lại dựa vào Pháp mà biết Pháp để rồi diệt được giặc Pháp?
- Chú ơi! Cháu đã đọc truyện "Không gia đình". Sách của người Pháp viết về những người Pháp nghèo khổ sống vô gia cư, chết vô địa táng. Hiện giờ cháu đang lần mò đọc sách của ông Mông-tét-xki-ơ (Montesquieu) và đọc sách của ông Rút-xô (Rousseau) mà các chú thường gọi là Mạnh Đức Tư Cưu và Lư Thoa. Quán sách ông Lừa ở bên cạnh trường Quốc học của cháu có rất nhiều loại sách tân tiến. Cháu thường thuê về đọc. Cháu đang tìm hiểu xã hội Pháp qua đường sách báo, chú ạ.
Ông Đặng Thái Thân mắt lấp lánh ánh sáng cảm động nhìn như soi lên đường ngôi mới thành trên đầu Nguyễn Tất Thành. Ông chuyên nước trà nóng vào chén rồi bưng chén trà ấm đặt vào bàn tay Tất Thành, giọng ân cần và tha thiết:
- Cháu uống với chú một chén trà để nhớ mãi cái đêm kỷ niệm này. Dù cháu không cùng đi một con đường với chứ, nhưng chú vẫn tìm thấy ở cháu một đồng chí đồng tâm. Vì, chú cháu mình đều cùng một trái tim: Yêu nước.
Tất Thành ôm chặt bàn tay ông Đặng Thái Thân trong lòng hai bàn tay mình:
- Chú hiểu được cháu. Người hiểu được mình là thầy mình. Chú là bậc thầy của cháu. Cháu rất buồn nếu các cha chú coi thường lớp người trẻ là "nhóc con" hoặc "miệng còn hơi sữa mà bàn chuyện quốc gia"!
- Cháu Tất Thành! Chú phải đi ngay đêm nay. Chú không thể ở lại dạ đàm với cha cháu được. Cháu nói với cha cháu: thứ lỗi cho chú. Điều cuối cùng chú cháu mình hẹn nhau: Cứu Nước! Cứu Nước! Cứu Nước!
Nguyễn Tất Thành nâng tấm rèm lên. Ông Đặng Thái Thân lách người qua cửa lặn vào đêm tối mịt mù.
17
Mùa hè năm ấy, Thành thường rủ một số bạn học đi thăm lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, thăm ngàn thông núi Ngự, thăm các chùa Diệu Đế, Thúy Vân, Báo Quốc, Trúc Lâm, Tây Thiên, Thiên Mụ, tháp Phước Duyên...
Hôm đến chùa Thiên Mụ, ngồi bên tháp Phước Duyên soi bóng xuống dòng sông Hương, Võ Liêm Sơn thắc mắc:
- Chẳng biết có phật, có thần không mà ông cha mình dựng lên những chùa chiền, những đền đài cho tốn của, tốn công hề?
Một cuộc tranh luận khá sôi nổi kéo dài hồi lâu. Thành ngồi im lặng, mắt luôn luôn hướng lên ngọn tháp Phước Duyên cổ kính, vẻ khâm phục nghệ thuật kiến trúc của đầu thế kỷ mười bảy. Sơn “cù” Thành:
- Bữa ni ông Thành đi tu thực sự nên "mũ ni che tai", không bình phẩm một lời mô với tụi mình!
- Sơn bắt đúng mạch Thành... Đúng lắm... Đúng lắm - Cả đám bạn nhao nhao vừa nói vừa ôm cổ Thành lay lay: - Đi tu hả? Thành đi tu thiệt hả?
Thành cười tủm tỉm:
- Mình, mình vẫn chăm chú nghe những lời hùng biện của các bạn đó chứ.
- Nghe sao mà ngồi im?
- Mình không để tâm nhiều lắm đến việc có hay không có thần phật. Mình mới cảm thấy: Nếu mặt đất này mà không có lấy một ngôi chùa, một tòa đền, một lâu đài thành quách thì tâm hồn con người sẽ cằn cỗi, nghèo nàn, sống không có kỷ niệm, không còn biết nhớ cội nhớ nguồn... Mình cho là có đền, có chùa, có phong tục thờ tự để hướng con người về cõi thiện, ngăn chặn bớt tính ác của con người. Chính vì vậy mà con người cần phải có văn hóa.
Tan buổi viếng chùa Thiên Mụ, Thành về nhà thấy cha ngồi một mình trước bình hương, khói hương tỏa dài qua đầu cha. Thành đi rón rén tới bên cha, anh ngồi xuống mé giường, giọng sửng sốt:
- Cha... ơi! Chẳng hay... có chuyện chi hệ trọng?
Ông Huy nâng bàn tay lên khóat con lui ra. Biết ý cha, Thành đứng lên, đi xuống nhà bếp tìm anh Đạt. Không thấy anh, Thành đi ra sau vườn, nơi hai anh em thường ngồi mát dưới bóng cây đọc truyện.
Đạt đang ngồi tựa lưng vào gốc cây hòe, tay cầm cuốn “Công ước xã hội" bằng tiếng Pháp, chăm chú đọc lúc Thành đến gần mới biết:
- Về khi mô rứa, Thành?
- Em vừa mới về. - Thành ngồi xuống bên anh. - Cha đang có chuyện chi buồn phiền dữ, em hỏi, cha nỏ nói chi cả?
- Cha ở Bộ về từ lúc giờ thìn và cha thắp nhang ngồi lặng thinh. Anh chả dám hỏi han chi cả.
- Cha không ăn cơm trưa, anh?
- Không. Cha chỉ uống nước lão mai. (69)
(69) Gỗ cây mai già đun sôi để nguội
Hai anh em ngồi thẫn thờ nhìn về cổ thành. Nắng quái chiều hôm trắng nhợt vắt đài trên lầu Ngũ phụng như một dải băng tang.
Bỗng tiếng trống ngũ liên nổi lên. Tiếng kèn Tây cũng lu loe từ các trại lính khố xanh, khố đỏ...
Tiếng vọi đồng run run kéo dài: "Hoàng triều có biến, nghiêm lịnh toàn thành: Thần dân ở tại nhà, không ai được ra đường từ giờ dậu (độ 6 giờ chiều) qua giờ thìn (độ 8 giờ sáng). Ai trái lệnh sẽ bị nghiêm trị..."
Thành chạy theo anh Đạt về nhà. Đạt thấy cha vẫn ngồi nguyên như cũ, không dám xáp gần cha. Anh đi thẳng vàn bếpữa ăn tối. Thành sà vào bên cha, hai tay anh ôm lấy đầu gối cha:
- Cha ơi! Cha ơi! Hoàng triều có biến! Cha có nghe vọi đồng gọi không, cha?
Quan thừa biện Huy giọng buồn buồn:
- Gọi anh con lên đây.
Hai anh em Thành ngồi cạnh cha. Quan thừa biện Huy nói, vẻ đau xót:
- Đức vua mưu việc đánh đổ ách thống trị của người Tây. Công việc đang tiến hành thì bị lộ. Đức vua đã bị hạ ngục.
Ba cha con cúi đầu trước dòng khói hương nghi ngút.
- Phen ni người Pháp họ mượn cớ để xóa hẳn ngôi vua ở nước Nam mình mất, phải không cha? - Đạt hỏi.
- Họ bỏ những ông vua cứng đầu, dám chống lại họ chứ chẳng bao giờ họ bỏ ngôi vua ở nước Nam mình, con ạ.
Thành ngẩng đầu, nhìn cha, nói:
- Ra vậy, đức vua Thành Thái của chúng ta đâu phải...
- Lâu nay, cha thầm nghĩ: Thành Thái là một ông vua cam chịu sống hèn trên chiếc ngai vàng hư vị. Cha đã lầm nghĩ, các con ạ! - Giọng ông càng trở nên bùi ngùi: - Đức vua hằng ngày giả vờ lơ đễnh với mọi việc trước đất trời này. Ngài giấu kín chí lớn của ngài bằng cách ham đọc sách Pháp, tập lái ô tô, lái thuyền máy. Đức vua còn cắt tóc ngắn làm gương cho cả hoàng tộc bỏ đụm tóc. Người Tây cũng đã sợ cả cái lý tưởng cấp tiến ấy của đức vua.
- Người Pháp truất phế đức vua về "cái tội" ấy, thưa chahỏi.
- Bọn Trương Như Cương đã tố cáo với lão khâm sứ là: Đức Thành Thái từ lâu bí mật liên lạc với những nhà hoạt động trong tổ chức Duy Tân Hội và đang tìm cách trốn sang Nhật...
Ba cha con ông Nguyễn Sinh Huy như ba pho tượng im lìm giữa đêm hè kinh thành Huế.
*
* *
Sáng ngày hai mươi mốt tháng sáu, năm Đinh Mùi (30-7-1907) dòng sông Hương như một khúc ruột quặn đau.
Mây của cơn giông từ đêm hôm trước đang tụ đọng từng khối đen đè nặng bầu trời kinh đô Huế!
Chim không bay về!
Hoa vườn Thượng uyển ủ rũ!
Mặt người dân kinh đô nặng trĩu căm hờn, ánh lên trong mắt niềm thương nhớ đức vua. Mỗi nhà một nhang án, hương nghi ngút, đặt trước sân, đầu ngõ, và mọi người quần áo chỉnh tề tiễn biệt đức vua Thành Thái!
Lệnh của tòa khâm: “Lính cấm trại, quan, viên chức túc trực tại triều”.
Quan thừa biện Nguyễn Sinh Huy mặc triều phục vào Bộ Lễ từ sáng tinh mơ. Trước lúc vào triều, ông đốt một nén hương vòng, đặt lên án thư giữa sân, vái năm vái.
Thành cùng với anh Đạt nhập vào đám đông dân chúng. Từ cửa Đông Ba qua các ngả đường quanh Hoàng thành, dân lập bàn thờ hai dãy san sát.
Trên các ngả đường đều có lính gác. Tại cửaượng Tứ, Ngọ Môn, lính Tây lính ta đứng hai hàng. Tên Đờ La-xuýt chễm chệ trên lưng con ngựa chiến, ghìm cương cho ngựa đi nước xăm, dẫn đầu một đơn vị lính kỵ binh lướt qua lướt lại dọc đường thành...
Từ bên hữu ngạn sông Hương, tên khâm sứ Lê-véc- cơ ngồi trong chiếc xe hơi hình thù như con bọ hung, qua cầu Thành Thái. Trên lầu Ngũ Phụng, tiếng vọi đồng cất lên: "Thần dân giữ trong nghiêm lịnh. Giờ đức vua lên đường biệt xứ bắt đầu”.
Mọi người đứng tại chỗ, cúi đầu xuống. Nguyễn Tất Thành đứng nghiêm trang nhìn lên phía Ngọ Môn. Lòng anh đau thắt. Bên tai anh những tiếng khóc nức nở. Nhiều cụ già quỳ thấp xuống hai bên đường. Anh nhìn thấp thóang đức vua chân đi giày hở gót, mặc thường phục. Theo sau đức vua là các quan cùng triều. Tên khâm sứ Lê-véc-cơ bước tới. Đức vua dừng bước. Tên sĩ quan cận vệ của hắn tiến đến bên vua. Hắn nói và hai tay làm điệu bộ - vì xa, Tết Thành không nghe tiếng tên khâm sứ nói những gì. Một tên sĩ quan cận vệ hai tay nâng ra trước mặt vua Thành Thái trang giấy khổ rộng và bút nghiên. Đức vua cầm ném xuống đất chửi vào mặt tên Lê-véc-cơ, rỗi sải bước qua mặt nó, đi lên phía trước... Dân chúng chắp tay vái theo vua Thành Thái...
Cơn mưa chiều ập xuống kinh thành. Gió! Gió! Gió nổi từng cơn! Từng cơn gió xe mưa trong trời xa mù mịt!
Ba cha con quan thừa biện ngồi trong nhà nhìn mưa. Thành hỏi cha:
- Chúng con đứng đằng xa, chẳng rõ lão khâm sứ nói những gì mà đức vua đã không nén nổi giận?
- Họ đã làm theo lệnh ông toàn quyền Bô (Beau); mua chuộc và cưỡng ép đức vua phải tuyên cáo với quốc dân về tội âm mưu chống lại nước Đại Pháp. Nếu đức vua chịu theo điều kiện ấy thì mới được trở lại nguyên vị. Nếu không thì bị đày đi biệt xứ qua bể châu P (70)
(70) Thực dân Pháp đưa vua Thành Thái vào giam tại Ô Cấp (Vũng Tàu). Mãi đến năm 1915 chúng mới bí mật đưa ông sang đảo Rê-uy-ni-ông (Réunion). Ngày 3-5-1916 chúng lại đày vua Duy Tân, con vua Thành Thái, sang một chỗ với cha.
- Hừ! Người Pháp, người Pháp - Đạt kéo dài giọng - giở cái trò bần tiện quá!
Thành hỏi thêm cha:
- Đức vua Thành Thái đã cự tuyệt cái điều kiện hèn hạ ấy mà lúc lên đường đi đày biệt xứ, lão khâm sứ vẫn còn đón đường ép đức vua thì thật là dơ, phải không cha?
- Cái kế ấy thâm độc lắm chứ con. Họ chọn lúc bắt đầu cất bước ra đi, mà là đi đày. Đó là lúc dễ mềm yếu nhất dễ bỏ nhân cách cao thượng, tiết tháo, để chọn lấy sự sống an nhàn, chịu tiếng hèn hạ. Do đó viên khâm sứ đã viết sẵn lời tuyên cáo đưa cho đức vua ký. Đức vua đã nổi giận. Đức vua ném giấy bút xuống đất, mắt đức vua long lanh, ngài nói với thần dân:
Muôn dân nô lệ từng đàn,
Vui chi bệ ngọc ngai vàng riêng ta?
Hỡi ôi mất nước tan nhà,
Cừu thù quốc sỉ ấy là nợ chung.
Cơn mưa chiều kéo dài. Tiếng mưa âm vang như những tiếng nức nở của đất trời!
Trời nhá nhem tối. Trong nhà đã tỏ ánh đèn, đĩa dầu hai bấc le lói tỏa sáng. Phảng phất mùi hương và hoa huệ. Mâm cơm cúng xong đặt dưới bộ phản kê sát phía trước bàn thờ. Quan phó bảng Huy ngồi tựa lưng vào mép bàn thờ và bắt đầu nâng ly rượu lên:
- Đạt vào ăn cơm, con! Bữa nay giỗ mẹ các con, cha cho phép con uống chén rượu cho ấm bụng.
- Con mời cha. Con đợi em Thành lên, cha ạ.
- Anh mời rượu với cha, - Thành nói với từ dưới bếp - em lên ngay mà. Nước sấp sôi rồi, anh cả ạ.
Thành đặt ấm giỏ nước lên bàn. Mùi chè mạn sen thơm quyện với hương hoa huệ gợi hương vị thanh khiết khắp nhà.
Ba cha con quan phó bảng ngồi quanh mâm cơm thành thế chân kiềng trên phản. Gió se se lạnh lướt qua rèm rót cái giá rét vào nhà. Một tiếng "e hèm"' ngòai sân.
- Có người... cha ạ! - Thành ngừng tay đũa nói.
Ông phó bảng Huy đặt bát cơm xuống mâm:
- Thành ra coi ai ở ngòai nớ con!
Thành c đèn, bàn tay trái khum lại che gió. Đạt giúp em nâng cánh rèm lên. Bóng người từ giữa sân tối bước vào, lên tiếng:
- A! Cháu Thành! Cha cháu có nhà chứ?
Thành nâng tay đèn quá đầu ngó ra:
- Ơ! Chú... chú Đặng... Chú... Đặng Thái Thân!
- Nói nhỏ thôi cháu. - ông Đặng Thái Thân nhắc Thành.
Hai người bước vào nhà. Ông phó bảng Huy đã đứng dậy đợi khách. Đạt đứng bên cha. Chủ khách chào nhau tíu tít. Ông phó bảng chân thành mời:
- Tiện bữa, mời tiên sinh ngồi vào uống với cha con tôi chén rượu lạt. Hôm nay là ngày giỗ mẹ của các cháu.
- Thưa quan bác, tôi đã cơm nước ở nhà một chiến hữu (bạn chiến đấu). Xin mời quan bác và hai cháu cứ việc ẩm thực (ăn uống) tự nhiên. Còn tôi nhân được hạnh ngộ (gặp gỡ may mắn) ngày giỗ của bác gái thì xin được cùng quan bác và hai cháu uống chén rượu lấy khước ạ.
Bữa cơm tối xong, Đạt và Thành thu mâm bát xuống bếp. Trong lúc hai anh em chia nhau rửa bát, quét dọn thì quan phó bảng Huy cùng ông Đặng Thái Thân uống chè bàn luận... Ông Thân đọc cho quan phó bảng nghe một số bài thơ của Phan Bội Châu vừa gửi về nước.
Đặng Thái Thân giọng thận trọng:
- Phan tiên sinh lại vừa cử đồng chí về nước tiếp tục đón người sang Nhật. Phan tiên sinh có dặn tôi chú trọng yết kiến quan bác và xin cho cháu Nguyễn Tất Thành xuất dương. Chỗ tôi biết, Phan tiên sinh và thúc phụ tôi (chú ruột - Đặng Tử Kính) đã lưu tâm về cậu ấm Côn từ hồi còn học với thầy Vương Thúc Quý... Một thiên tư hiếm có
- Đa tạ lòng ái mộ cháu Tất Thành của chư huynh. Vốn dĩ tôi không ép buộc các con làm một việc gì theo ý mình mà lại trái với lòng con. Trừ phi các cháu làm điều càn rỡ thì tôi buộc phải ngăn cấm. Giờ đây, cháu Thành đã ở tuổi lý tính. Mà việc xuất ngoại là để rồi mưu nghiệp lớn, cứu nước cứu nòi. Rất trọng đại. Tôi hoàn toàn để tự ý cháu lựa chọn.
Hai người ngồi trầm ngâm, khói hương trầm mỏng nhẹ như làn mây nhỏ lan toả trong nhà. Một lát sau, tiếng ông phó bảng thủng thỉnh:
- Thành... đâu?
- Dạ. Thưa cha con đang dở tay làm món ăn sáng mai để cha ở nhà tiếp chú, vì mai anh em con có giờ học sớm ạ.
- Con để anh Đạt làm cho. - ông giục: - Lên đây ngay con!
Thành đứng lễ phép trước cha và ông Đặng Thái Thân.
- Cho phép con ngồi xuống gần chú Đặng. - ông phó bảng lại nhìn về phía ông Đặng Thái Thân: - Để cháu nó được tự nhiên, thư thái hầu chuyện hiền huynh, tôi vô phía trong sửa soạn mấy việc cho ngày mai. Tôi với hiền huynh sẽ còn dạ đàm (bàn luận trong ban đêm) suốt sáng mà...
Ông phó bảng đi khuất vào sau cửa. Đặng Thái Thân một tay chống cằm, một tay vừa vẽ vẽ trên mặt bàn, nói giọng Nghi Lộc, chậm rãi, nhỏ nhẹ:
- Chú nghe tin cháu học giỏi, chú mừng lắm.
- Cháu còn phải cố gắng nhiều chứ các bạn cháu có bạn giỏi tuyệt trần, chú ạ.
- Nghe chị Thanh nói đã gửi thư cho cháu>- Dạ.
- Cháu tuy chưa tới tuổi thành niên mà đã sớm có tâm huyết. Cháu lại là một thiếu niên tuấn tú, thiên tư. Lĩnh ý ông giải San, chú muốn bàn việc gửi cháu sang Nhật học. Hiện đã có một số thanh niên đang học ở bên đó. Nước Nhật ngày nay tân tiến và hùng mạnh lắm. Người Nhật họ đã hứa sẵn sàng giúp Việt Nam mình đánh đuổi giặc Tây dương...
Thành hơi cúi, một mảng tóc đổ xuống che gần hết nửa vầng trán và đuôi con mắt bên trái, đường ngôi rẽ bên phải mới hình thành rõ nét ngay thẳng. Giọng nói của Thành hơi rưng rưng:
- Chú... ơi! Cháu hãy còn ở cái tuổi trẻ thơ mà các chú đã tin, đã định giao phó cho cháu công việc tối hệ trọng!
- Trong lịch sử nước nhà, ta thường thấy: Mỗi khi Tổ quốc thăng trầm thì xuất hiện vô số những tấm gương tuổi nhỏ chí lớn. Cháu ạ! Tổ quốc gọi mọi người con mang dòng máu đỏ, sắc da vàng: Cứu Nước! Cứu Nước! Hãy cứu Nước!
Nguyễn Tất Thành nhón hai bàn chân lên. Anh muốn đứng bật dậy. Mắt anh rơm rớm ướt.
- Chú! Chú ơi! Cháu đang như con chim chưa đủ!ông cánh. Trời đang bão lớn, bay hướng nào đây?
- Ông giải San đã chỉ cho chúng ta hướng đi tới: nước Nhật hùng cường.
- Tại sao mưu việc đánh giặc Tây mà lại trông vào nước Nhật, thưa chú?
- Nước Nhật vừa đánh bại nước Nga sa hoàng. Nhật đã trở thành một cường quốc hùng mạnh nhất châu Á. Các đế quốc châu Âu không dám nhòm ngó tới dải đất Phù Tang, cháu ạ. Và ta với Nhật là hai nước ở gần nhau, cùng giống dang, họ sẽ hết lòng giúp ta đánh đuổi quân bạch quỷ.
- Cháu xin phép chú được nói ra sự cạn nghĩ của cháu.
- Cháu cứ mạnh dạn. - Đặng Thái Thân vẻ cởi mở.
- Cháu nghĩ rằng: nước ta và nước Tàu ở gần nhau như hai nhà liền vách, chung sân, lại cùng giống da vàng viết chung một thứ chữ Hán. Vậy mà nước Tàu đã bao phen thống trị nước ta, mưu toan diệt nòi người Nam. Rồi - Tất Thành nói thấp giọng - ngay cả Nhật cũng đã chiếm nước Cao Ly (Triều Tiên) làm thuộc địa. Vậy thì người Nhật họ thương gì người Nam ta! Không khéo ta lại đi làm cái chuyện: đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau? (Đặng Thái Thân hơi bối rối) - Nguyễn Tất Thành vẫn thủ thỉ nói: - Mới rồi, có hai nhà ở gần nhà cháu, cùng chung một ngõ đi ra. Vậy mà nhà nọ lợi dụng đêm mưa to đã đào ngạch chui vô buồng nhà kia lấy trộm của. Vậy thì sự thương nhau, giúp đỡ nhau... không thể căn cứ vào lý do địa lý hay màu da được đâu chú ơi!
Ông Đặng Thái Thân hai mắt chớp chớp liền liền, ngón tay trỏ vẽ những vạch dài, những đường nét rối mù trên mặt bàn... ông nói, giọng phân vân:
- Ờ! Ờ! Những điều cháu vừa nói với chú nó rất gần mà ít ai nghĩ đến. Cháu có cái nhìn xa hơn lớp cha anh. Nhưng cháu ơi, ta không dựa vào người Nhật chẳng lẽ lại dựa vào người Pháp để đánh đổ ngai vàng, xóa bỏ hệ thống vua quan, nới rộng dân quyền, chấn hưng kinh tế, nâng cao dân sinh, dân trí như Phan Tây Hồ (Phan Chu Trinh) chủ trương?
- Nới rộng dân quyền, mở mang kinh tế, nâng cao dân sinh, dân trí là mơ ước của mọi người từ bao đời nay. Nhưng dựa vào người Pháp để mà thực hiện mơ ước ấy là điều phi lý, cháu nghĩ cũng chẳng khác gì "cầu quỷ sứ về khử thần trùng" Ai lại nhờ kẻ cỡi (cưỡi) cổ dân mình để giải thóat dân mình.
- Thế theo cháu...?
Nguyễn Tất Thành vò đầu:
- Thưa chú, tìm con đường cứu nước cứu dân là tối trọng Phải thận trọng, phải nghĩ kỹ, tính đến nước đến cái. Bởi: "Nhất thất túc thành thiên cổ hận, tái hồi đầu thị bách niên thân". (68)
(68) Đại ý: Sai một bước, ôm hận suốt đời, lúc ngoảnh nhìn lại thì đã trăm tuổi mất rồi.
- Nghĩ, tìm phương cứu nước phải thận trọng như cháu nói là rất đúng. Nhưng, thời cư đang thuận lợi cho ta là người Nhật họ đang có thiện cảm với ta, ta tranh thủ sự giúp đỡ của họ, cháu ạ.
- Thưa chú, sự hiểu biết của cháu còn ít, còn non nót, vốn chữ học, đọc sách chưa được là bao, nhưng cháu trộm nghĩ Tây dương hiện là cừu địch của dân ta, nước ta. Muốn đánh đuổi được kẻ địch ấy thì phải biết rõ chúng. Người xưa nói: Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng. Cháu cho là việc sang Nhật để mưu sự đuổi Tây chưa chắc đã phải sách.
- Nói như cháu, rất có lý. Nhưng... nhưng lẽ nào chúng ta lại dựa vào Pháp mà biết Pháp để rồi diệt được giặc Pháp?
- Chú ơi! Cháu đã đọc truyện "Không gia đình". Sách của người Pháp viết về những người Pháp nghèo khổ sống vô gia cư, chết vô địa táng. Hiện giờ cháu đang lần mò đọc sách của ông Mông-tét-xki-ơ (Montesquieu) và đọc sách của ông Rút-xô (Rousseau) mà các chú thường gọi là Mạnh Đức Tư Cưu và Lư Thoa. Quán sách ông Lừa ở bên cạnh trường Quốc học của cháu có rất nhiều loại sách tân tiến. Cháu thường thuê về đọc. Cháu đang tìm hiểu xã hội Pháp qua đường sách báo, chú ạ.
Ông Đặng Thái Thân mắt lấp lánh ánh sáng cảm động nhìn như soi lên đường ngôi mới thành trên đầu Nguyễn Tất Thành. Ông chuyên nước trà nóng vào chén rồi bưng chén trà ấm đặt vào bàn tay Tất Thành, giọng ân cần và tha thiết:
- Cháu uống với chú một chén trà để nhớ mãi cái đêm kỷ niệm này. Dù cháu không cùng đi một con đường với chứ, nhưng chú vẫn tìm thấy ở cháu một đồng chí đồng tâm. Vì, chú cháu mình đều cùng một trái tim: Yêu nước.
Tất Thành ôm chặt bàn tay ông Đặng Thái Thân trong lòng hai bàn tay mình:
- Chú hiểu được cháu. Người hiểu được mình là thầy mình. Chú là bậc thầy của cháu. Cháu rất buồn nếu các cha chú coi thường lớp người trẻ là "nhóc con" hoặc "miệng còn hơi sữa mà bàn chuyện quốc gia"!
- Cháu Tất Thành! Chú phải đi ngay đêm nay. Chú không thể ở lại dạ đàm với cha cháu được. Cháu nói với cha cháu: thứ lỗi cho chú. Điều cuối cùng chú cháu mình hẹn nhau: Cứu Nước! Cứu Nước! Cứu Nước!
Nguyễn Tất Thành nâng tấm rèm lên. Ông Đặng Thái Thân lách người qua cửa lặn vào đêm tối mịt mù.
17
Mùa hè năm ấy, Thành thường rủ một số bạn học đi thăm lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, thăm ngàn thông núi Ngự, thăm các chùa Diệu Đế, Thúy Vân, Báo Quốc, Trúc Lâm, Tây Thiên, Thiên Mụ, tháp Phước Duyên...
Hôm đến chùa Thiên Mụ, ngồi bên tháp Phước Duyên soi bóng xuống dòng sông Hương, Võ Liêm Sơn thắc mắc:
- Chẳng biết có phật, có thần không mà ông cha mình dựng lên những chùa chiền, những đền đài cho tốn của, tốn công hề?
Một cuộc tranh luận khá sôi nổi kéo dài hồi lâu. Thành ngồi im lặng, mắt luôn luôn hướng lên ngọn tháp Phước Duyên cổ kính, vẻ khâm phục nghệ thuật kiến trúc của đầu thế kỷ mười bảy. Sơn “cù” Thành:
- Bữa ni ông Thành đi tu thực sự nên "mũ ni che tai", không bình phẩm một lời mô với tụi mình!
- Sơn bắt đúng mạch Thành... Đúng lắm... Đúng lắm - Cả đám bạn nhao nhao vừa nói vừa ôm cổ Thành lay lay: - Đi tu hả? Thành đi tu thiệt hả?
Thành cười tủm tỉm:
- Mình, mình vẫn chăm chú nghe những lời hùng biện của các bạn đó chứ.
- Nghe sao mà ngồi im?
- Mình không để tâm nhiều lắm đến việc có hay không có thần phật. Mình mới cảm thấy: Nếu mặt đất này mà không có lấy một ngôi chùa, một tòa đền, một lâu đài thành quách thì tâm hồn con người sẽ cằn cỗi, nghèo nàn, sống không có kỷ niệm, không còn biết nhớ cội nhớ nguồn... Mình cho là có đền, có chùa, có phong tục thờ tự để hướng con người về cõi thiện, ngăn chặn bớt tính ác của con người. Chính vì vậy mà con người cần phải có văn hóa.
Tan buổi viếng chùa Thiên Mụ, Thành về nhà thấy cha ngồi một mình trước bình hương, khói hương tỏa dài qua đầu cha. Thành đi rón rén tới bên cha, anh ngồi xuống mé giường, giọng sửng sốt:
- Cha... ơi! Chẳng hay... có chuyện chi hệ trọng?
Ông Huy nâng bàn tay lên khóat con lui ra. Biết ý cha, Thành đứng lên, đi xuống nhà bếp tìm anh Đạt. Không thấy anh, Thành đi ra sau vườn, nơi hai anh em thường ngồi mát dưới bóng cây đọc truyện.
Đạt đang ngồi tựa lưng vào gốc cây hòe, tay cầm cuốn “Công ước xã hội" bằng tiếng Pháp, chăm chú đọc lúc Thành đến gần mới biết:
- Về khi mô rứa, Thành?
- Em vừa mới về. - Thành ngồi xuống bên anh. - Cha đang có chuyện chi buồn phiền dữ, em hỏi, cha nỏ nói chi cả?
- Cha ở Bộ về từ lúc giờ thìn và cha thắp nhang ngồi lặng thinh. Anh chả dám hỏi han chi cả.
- Cha không ăn cơm trưa, anh?
- Không. Cha chỉ uống nước lão mai. (69)
(69) Gỗ cây mai già đun sôi để nguội
Hai anh em ngồi thẫn thờ nhìn về cổ thành. Nắng quái chiều hôm trắng nhợt vắt đài trên lầu Ngũ phụng như một dải băng tang.
Bỗng tiếng trống ngũ liên nổi lên. Tiếng kèn Tây cũng lu loe từ các trại lính khố xanh, khố đỏ...
Tiếng vọi đồng run run kéo dài: "Hoàng triều có biến, nghiêm lịnh toàn thành: Thần dân ở tại nhà, không ai được ra đường từ giờ dậu (độ 6 giờ chiều) qua giờ thìn (độ 8 giờ sáng). Ai trái lệnh sẽ bị nghiêm trị..."
Thành chạy theo anh Đạt về nhà. Đạt thấy cha vẫn ngồi nguyên như cũ, không dám xáp gần cha. Anh đi thẳng vàn bếpữa ăn tối. Thành sà vào bên cha, hai tay anh ôm lấy đầu gối cha:
- Cha ơi! Cha ơi! Hoàng triều có biến! Cha có nghe vọi đồng gọi không, cha?
Quan thừa biện Huy giọng buồn buồn:
- Gọi anh con lên đây.
Hai anh em Thành ngồi cạnh cha. Quan thừa biện Huy nói, vẻ đau xót:
- Đức vua mưu việc đánh đổ ách thống trị của người Tây. Công việc đang tiến hành thì bị lộ. Đức vua đã bị hạ ngục.
Ba cha con cúi đầu trước dòng khói hương nghi ngút.
- Phen ni người Pháp họ mượn cớ để xóa hẳn ngôi vua ở nước Nam mình mất, phải không cha? - Đạt hỏi.
- Họ bỏ những ông vua cứng đầu, dám chống lại họ chứ chẳng bao giờ họ bỏ ngôi vua ở nước Nam mình, con ạ.
Thành ngẩng đầu, nhìn cha, nói:
- Ra vậy, đức vua Thành Thái của chúng ta đâu phải...
- Lâu nay, cha thầm nghĩ: Thành Thái là một ông vua cam chịu sống hèn trên chiếc ngai vàng hư vị. Cha đã lầm nghĩ, các con ạ! - Giọng ông càng trở nên bùi ngùi: - Đức vua hằng ngày giả vờ lơ đễnh với mọi việc trước đất trời này. Ngài giấu kín chí lớn của ngài bằng cách ham đọc sách Pháp, tập lái ô tô, lái thuyền máy. Đức vua còn cắt tóc ngắn làm gương cho cả hoàng tộc bỏ đụm tóc. Người Tây cũng đã sợ cả cái lý tưởng cấp tiến ấy của đức vua.
- Người Pháp truất phế đức vua về "cái tội" ấy, thưa chahỏi.
- Bọn Trương Như Cương đã tố cáo với lão khâm sứ là: Đức Thành Thái từ lâu bí mật liên lạc với những nhà hoạt động trong tổ chức Duy Tân Hội và đang tìm cách trốn sang Nhật...
Ba cha con ông Nguyễn Sinh Huy như ba pho tượng im lìm giữa đêm hè kinh thành Huế.
*
* *
Sáng ngày hai mươi mốt tháng sáu, năm Đinh Mùi (30-7-1907) dòng sông Hương như một khúc ruột quặn đau.
Mây của cơn giông từ đêm hôm trước đang tụ đọng từng khối đen đè nặng bầu trời kinh đô Huế!
Chim không bay về!
Hoa vườn Thượng uyển ủ rũ!
Mặt người dân kinh đô nặng trĩu căm hờn, ánh lên trong mắt niềm thương nhớ đức vua. Mỗi nhà một nhang án, hương nghi ngút, đặt trước sân, đầu ngõ, và mọi người quần áo chỉnh tề tiễn biệt đức vua Thành Thái!
Lệnh của tòa khâm: “Lính cấm trại, quan, viên chức túc trực tại triều”.
Quan thừa biện Nguyễn Sinh Huy mặc triều phục vào Bộ Lễ từ sáng tinh mơ. Trước lúc vào triều, ông đốt một nén hương vòng, đặt lên án thư giữa sân, vái năm vái.
Thành cùng với anh Đạt nhập vào đám đông dân chúng. Từ cửa Đông Ba qua các ngả đường quanh Hoàng thành, dân lập bàn thờ hai dãy san sát.
Trên các ngả đường đều có lính gác. Tại cửaượng Tứ, Ngọ Môn, lính Tây lính ta đứng hai hàng. Tên Đờ La-xuýt chễm chệ trên lưng con ngựa chiến, ghìm cương cho ngựa đi nước xăm, dẫn đầu một đơn vị lính kỵ binh lướt qua lướt lại dọc đường thành...
Từ bên hữu ngạn sông Hương, tên khâm sứ Lê-véc- cơ ngồi trong chiếc xe hơi hình thù như con bọ hung, qua cầu Thành Thái. Trên lầu Ngũ Phụng, tiếng vọi đồng cất lên: "Thần dân giữ trong nghiêm lịnh. Giờ đức vua lên đường biệt xứ bắt đầu”.
Mọi người đứng tại chỗ, cúi đầu xuống. Nguyễn Tất Thành đứng nghiêm trang nhìn lên phía Ngọ Môn. Lòng anh đau thắt. Bên tai anh những tiếng khóc nức nở. Nhiều cụ già quỳ thấp xuống hai bên đường. Anh nhìn thấp thóang đức vua chân đi giày hở gót, mặc thường phục. Theo sau đức vua là các quan cùng triều. Tên khâm sứ Lê-véc-cơ bước tới. Đức vua dừng bước. Tên sĩ quan cận vệ của hắn tiến đến bên vua. Hắn nói và hai tay làm điệu bộ - vì xa, Tết Thành không nghe tiếng tên khâm sứ nói những gì. Một tên sĩ quan cận vệ hai tay nâng ra trước mặt vua Thành Thái trang giấy khổ rộng và bút nghiên. Đức vua cầm ném xuống đất chửi vào mặt tên Lê-véc-cơ, rỗi sải bước qua mặt nó, đi lên phía trước... Dân chúng chắp tay vái theo vua Thành Thái...
Cơn mưa chiều ập xuống kinh thành. Gió! Gió! Gió nổi từng cơn! Từng cơn gió xe mưa trong trời xa mù mịt!
Ba cha con quan thừa biện ngồi trong nhà nhìn mưa. Thành hỏi cha:
- Chúng con đứng đằng xa, chẳng rõ lão khâm sứ nói những gì mà đức vua đã không nén nổi giận?
- Họ đã làm theo lệnh ông toàn quyền Bô (Beau); mua chuộc và cưỡng ép đức vua phải tuyên cáo với quốc dân về tội âm mưu chống lại nước Đại Pháp. Nếu đức vua chịu theo điều kiện ấy thì mới được trở lại nguyên vị. Nếu không thì bị đày đi biệt xứ qua bể châu P (70)
(70) Thực dân Pháp đưa vua Thành Thái vào giam tại Ô Cấp (Vũng Tàu). Mãi đến năm 1915 chúng mới bí mật đưa ông sang đảo Rê-uy-ni-ông (Réunion). Ngày 3-5-1916 chúng lại đày vua Duy Tân, con vua Thành Thái, sang một chỗ với cha.
- Hừ! Người Pháp, người Pháp - Đạt kéo dài giọng - giở cái trò bần tiện quá!
Thành hỏi thêm cha:
- Đức vua Thành Thái đã cự tuyệt cái điều kiện hèn hạ ấy mà lúc lên đường đi đày biệt xứ, lão khâm sứ vẫn còn đón đường ép đức vua thì thật là dơ, phải không cha?
- Cái kế ấy thâm độc lắm chứ con. Họ chọn lúc bắt đầu cất bước ra đi, mà là đi đày. Đó là lúc dễ mềm yếu nhất dễ bỏ nhân cách cao thượng, tiết tháo, để chọn lấy sự sống an nhàn, chịu tiếng hèn hạ. Do đó viên khâm sứ đã viết sẵn lời tuyên cáo đưa cho đức vua ký. Đức vua đã nổi giận. Đức vua ném giấy bút xuống đất, mắt đức vua long lanh, ngài nói với thần dân:
Muôn dân nô lệ từng đàn,
Vui chi bệ ngọc ngai vàng riêng ta?
Hỡi ôi mất nước tan nhà,
Cừu thù quốc sỉ ấy là nợ chung.
Cơn mưa chiều kéo dài. Tiếng mưa âm vang như những tiếng nức nở của đất trời!