Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Búp sen xanh - Phần 2 chương 22 - Phần 1
22
Dấu chân Nguyễn Tất Thành in xuống đất cực Nam Trung Bộ. Dưới ánh nắng thiêu, bóng anh nghiêng nghiêng bên bóng những tháp Chàm trần trụi.
Trên đường đi vào, tình cờ Thành gặp người bạn cũ, Phạm Gia Cần từ Bình Thuận trở về Nghệ An. Thành viết vội thư gửi về quê cho chị Thanh và anh cả Khiêm. Anh kể khá tỉ mỉ những chuyện xảy ra trên dọc đường vào của mình. Anh miêu tả về cuộc sống cô đơn và sự chán chường việc quan của cha. Và Thành tâm sự trong thư "... Em đã nhận một chân dạy học tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Trường này có các lớp tư, lớp ba, lớp nhì và lớp nhất. Học trò được học ba thứ chữ quốc ngữ, chữ Tây, chữ nho. Các môn sử ký, địa dư, cách trí, tóan pháp, tóan đố... đều được soạn dạy theo mục đích của trường mở mang tri thức cho học trò, đào luyện họ thành người ích nước, lợi nhà... Em nhận dạy chữ Tây cho lớp nhì, dạy sử ký, địa dư cho lớp nhất. Em được nhận vô dạy trường này là có sự giúp đỡ của ông Hồ Tá Bang, bạn thân của cha. Ông là tổng lý công ty Liên Thành thương quán uyên sản xuất nước mắm. Công ty này là do các ông Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn... kêu gọi các nhà hằng tâm hằng sản góp vốn kinh doanh để xây đắp cho công cuộc mở mang dân trí, dân sinh. Các cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng là sáng lập viên Liên Thành. Trường Dục Thanh do công ty Liên Thành thương quán bảo trợ...". Cuối thư, Thành dặn chị gái và anh trai: " Trường Dục Thanh là một cung trên con đường em đi... Em sẽ ở lại đây một thời gian để rồi đi tiếp vô Sài Gòn...".
*
* *
Cửa biển Phan Thiết hình cánh cung. Ban mai vắng lặng. Những con dã tràng kiên nhẫn xe cát. Sương mù bay lang thang từ xa khơi vào các xóm dân chài. Một vài con thuyền, bè mảng già nua nằm trơ trên bãi cát. Nhìn biển cả, thầy Thành bồi hồi nhớ về kỷ niệm cùng anh Khiêm theo cha mẹ vào kinh đô Huế, lúc lên đỉnh đèo Ngang, lần đầu thấy biển mà tưởng là cái ao. Giờ đây anh đã lớn khôn lại thấy biển mênh mông quá, muốn đi xa, đi tìm chân lý, tìm lẽ sống công bằng, nhưng vượt biển cách nào đây?
Anh bâng khuâng trước cảnh biển trời hùng vĩ. Bỗng tiếng trống trường từ trong phố âm vang, ngân dài theo tiếng sóng. Anh dời gót, bước về phía tiếng trống gọi. Từng dấu chân anh in mịn màng trên cát trắng phau.
Giữa khu vườn rộng có một dãy nhà dài, chia nhiều ngăn, lớp ngói "vảy rồng". Bốn phía nhà không thưng che. Trước khi dùng làm trường học, đây thường gọi là nhà “thảo bạt”. Trước lối vào "thảo bạt", một cái cổng cao, vững chãi, trên đó đặt tấm biển dày và dài suốt trên hai trụ đứng, khắc chữ quốc ngữ: Trường Dục Thanh. Hai bên khắc tên trường bằng hai thứ chữ: chữ Hán và chữ Pháp.
Ngay trước trường có một cái ao khá rộng. Cây dừa cổ thụ, cành vươn dài ra giữa ao. Từng chùm rễ trên cành rủ xuống ao như bộ râu dài phủ phê... Gốc cây dừa sù sì ngay cạnh bến đá xây nhiều bậc. Học trò thường xuống ao rửa chân trước lúc vào cổng trường.
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành bận bộ dài trắng, cổ đứng, đi guốc gỗ mộc, ôm cặp da bò màu vàng cam, bước khoan thai vào lớp. Cả lớp hóc đón thầy với một không khí ấm cúng, trật tự và lễ phép. Thầy Thành nở một nụ cười tươi, nhìn các em âu yếm, nói:
- Thầy chúc các trò ngoan, học giỏi.
Cả lớp đáp lại:
- Chúng con vâng lời thầy...
Cả lớp hướng mắt về thầy và thầy Thành giọng ấm áp điểm danh. Sau đó thầy viết lên góc bảng đen: Sĩ số: 38. Hiện diện: 38. Khiếm diện: 0. Thầy từ trên bục đi xuống. Đến cạnh em Lê Trung Liệt, thầy ân cần hỏi:
- Bữa nay ở nhà chắc có chuyện chi... Thầy thấy trò không được vui?
- Dạ, thưa thầy, má con bệnh nặng. Đêm qua má con trở bệnh. Con lo má con không qua khỏi! Mà... ba con lại đang đi trẩy nước mắm, đi xa lắm.
Thầy Thành chớp chớp mắt nhớ về một thời thơ ấu của mình ở thành nội Huế. Giọng thầy buồn buồn:
- Nhà có đủ tiền thuốc thang cho má không?
- Thưa thầy má con bệnh nặng, kéo dài, con nghe mấy anh chị của con biểu: "Hết kiệt vốn liếng trong nhà rồi". Sáng nay anh trai của con đang đi cầm đồ để có tiền chạy chữa cho má con, thưa thầy...
- Tan học, trò đưa thầy về thăm má của trò. Thầy vừa được tiền giảng phí. (Em Liệt xúc động bật lên tiếng khóc). Trò đừng buồn phiền - Thầy Thành an ủi - Thầy đã từng nhận được tình thương của nhiều người chia sẻ. Thầy được chia sẻ với em chút tình ngày hôm nay là sự nhớ ơn của thầy đối với những người đã. chia sẻ với thầy lúc tối lửa tắt đèn.
Thầy Thành đưa mắt nhìn khắp lớp:
- Sau buổi học, có trò nào muốn đến thăm mẹ của trò Liệt không?
Cả lớp đồng thanh:
- Thưa thầy, có ạ.
Thầy Thành lên bục, vẻ mặt vẫn còn phảng phất buồn. Thầy nói:
- Hôm nay chúng ta học bài sử ký: Hùng Vương dựng nước, đời Hồng Bàng. - Thầy cầm viên phấn viết lên bảng đen đầu đề bài lịch sử. Nét chữ của thầy thanh như dáng người thầy. - Hồng Bàng là thời kỳ mở đầu của mười tám đời vua Hùng. Công lớn nhất của các vua Hùng là dựng nước.
Các em lắng cả tâm trí theo dòng ánh sáng của thầy giáo Thành đang truyền bá. Giọng thầy giảng bài ấm và âm vang: "truyện tích "Con Rồng cháu Tiên" là sự thể hiện niềm tự hào về giống nòi người Việt Nam của tổ tiên ta".
Trong khi giảng bài, thầy thường hỏi:
- Thầy nói tiếng Nghệ, chưa sửa hết được thổ âm, thổ ngữ, các trò nghe có được rõ không?
- Thưa thầy rõ ạ.
- Các trò có hiểu được những điều thầy giảng không?
- Chúng con được ạ.
Một em học sinh lớn tuổi nhất lớp đứng lên xin phép:
- Thưa thầy con xin thầy được phép hỏi ạ.
- Trò mạnh dạn hỏi vậy là tốt.
- Thưa thầy, tích Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ một bọc trứng, nở ra trăm con, một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, chuyện hoang đường ấy có nghĩa chi, thưa thầy?
Thầy Thành xuống bực, đi qua đi lại trước lớp, mắt mơ màng, giọng tha thiết:
- Các truyền thuyết thường tưởng tượng hoang đường vì nó bắt nguồn từ trong đời sống xã hội con người thời còn hoang sơ, những truyện nào cũng đều có ý nghĩa giáo dục. Cái bọc ấy chỉnh là lòng mẹ. Chung một lòng mẹ, nghĩa là cùng một nòi giống. Vì vậy mà dân ta có hai tiếng nghe rất thiêng liêng, đó là - thầy Thành viết chữ hoa - Đồng Bào. Có nghĩa là cùng bọc, cùng một dòng máu.
Thầy Thành lại hỏi:
- Các trò rõ chưa?
- Dạ, rõ rồi ạ.
- Còn sự tích một nửa số người đi lên ngàn, một nửa số người đi xuống bể, nó nói lên người Việt mình đã trải bao mưa nắng, người đi phương này, kẻ đi nơi kia để khai phá, mở mang bờ cõi, dựng xây đất nước. Nước Việt Nam ta được như ngày nay ta đừng quên công !ao của bao đời đã đổ mồ hôi và máu. Người ta thường nói: “Tình Tổ quốc, nghĩa đồng bào” là từ gốc tích ấy. - Giọng thầy đọc trầm bổng thiết tha:
Sông sâu nước chảy nặng dòng
Lòng ta có khác chi lòng mình đâu.
Dầu Nam, dầu Bắc mặc dầu,
Cùng chung Tổ quốc, cùng sầu Nước Non.
Cả lớp nhất không một em nào động tay, động chân, lắng hồn đón nhận từng lời thầy như đêm dày được ánh sáng soi vào.
Cuối bài, thầy dặn:
- Các trò ạ! Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù vậy. Hồi còn nhỏ, thầy thường được nghe cha, mẹ, ông bà ngoại của thầy nói về cái chữ tối hệ trọng đến vậy. Mà nó hệ trọng thật. Không có chữ, con người ta bé nhỏ trước tất cả dưới gầm trời này, và người không có chữ sẽ mãi mãi là vật sai khiến, vật hy sinh của bọn thống trị. Cho nên, các trò được ngồi học là phải tự hỏi mình: Học chữ để nên người, giúp dân cứu nước hay để được vinh thân phì gia?
Trống ra chơi điểm từng tiếng. Bóng nắng xao động theo chân của đám học trò chạy nhảy tung tăng trên sân trường.
Nắng trưa trải dài trên con đường xanh xa.
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành từ nhà em Lê Trung Liệt đi ra phố. Đám học trò theo thầy tới thăm mẹ bạn Liệt đã tản về các ngả đường. Thầy Thành đi về phía bờ sông Cà Ty gần chợ. Một tiếng đàn bầu của người hát rong cất lên ai óan. Thầy Thành khựng lại. Không định dừng lại nghe đàn nhưng thấy cái thau đựng tiền của người hát rong chưa có một đồng nào, thầy Thành lần trong túi lấy ít tiền còn lại biếu người hát rong. Thấy ông giáo trẻ cho tiền người hát rong, mấy người luống tuổi đang đứng nghe và cả người đi ngang qua lần lượt bỏ vào thau những đồng tiền kẽm, đồng hào trắng... Nhìn vào thau đã có cái ăn cầm hơi cho người mù hát rong, thầy Thành cảm thấy lòng mình âm ấm và bước đi nhẹ gót chân hơn. Nhưng dòng suy nghĩ của thầy trĩu nặng về hình ảnh ông Xẩm ở quê nhà. Và những năm tháng lớn lên, thầy nghiệm thấy điều ông Xẩm nói càng có lý: “Mắt mù không đáng sợ bằng mắt sáng mà tim mù”. Bởi lẽ, người ta bị mù mắt thì khổ trăm đường, ai cũng có thể ăn hiếp được. Nhưng kẻ mắt sáng mà tim mù thì sẽ đem lại những tai họa ghê nhóm cho bao người và ở trên đời này, cái bọn mắt sáng mà tim mù đâu có ít?
*
* *
Lại một mùa hè nữa đến với thầy giáo Nguyễn Tất Thành Nước da của thầy đã nhuốm nắng miền cực Nam Trung Bộ.
Một buổi trưa. Thầy giáo Thành ngồi đọc sách. Tiếng chim ngòai vườn xanh um tùm vọng vào. Lòng bồn chồn, ngồi không yên, thầy cầm trên tay cuốn sách, dạo bước quanh “Ngoạ du sào" (83). Nhìn qua bên kia vườn cụ Nguyễn Thông, thầy thấy một em bé đang trèo khế hái trộm quả, một em đứng dưới "canh gác". Thầy chau mày, mỉm cười: Trò Tây và trò Phùng rồi. Hai trò to đầu này chẳng chịu ngủ trưa, lẻn đi hái trộm khế. Bà ấm Lội biết được thì rầy to!
(83) Ngôi nhà của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông. Nhà thơ ví cái nhà của mình như tổ chim yến là nơi nằm chơi, ngâm thơ bình văm với các bạn đồng chí đồng tâm.
Thầy Thành gập cuốn sách lại, khoan thai đi sang vườn khế. Từ Trường Phùng thấy thầy giáo Thành vội vàng đưa ngón tay lên miệng định “báo động” cho Nguyễn Thành Tây đang ở trên cây, nhưng thầy Thành đã khóat tay ngăn lại. Phùng đứng khép nép vào gốc cây, sợ hãi. Thầy Thành đến gần, nói nhỏ nhẹ:
- Bạn Thành Tây của trò đang ở trên cao, trò đừng làm vậy mà bạn ấy hốt hoảng nhảy đại xuống lỡ gãy chân gãy tay, rõ chứ trò?
- Dà... ạừ Trường Phùng đã hết sợ hãi vì thầy Thành không mắng một lời nào. Thầy còn dặn: "Ráng đợi cho trò Tây xuống đất rồi hãy đến".
Nguyễn Thành Tây từ trên cành cao bước xuống với hai túi áo đựng khế đầy căng. Vừa đặt chân xuống đất, trò Tây đã thấy thầy giáo Thành đi tới, chân em đứng không vững, mặt tái mét, mắt nhắm chờ mấy cái bợp tai của thầy. Song, một tiếng nói ấm áp:
- Trò ngồi xuống chỗ có bóng mát kẻo mỏi chân.
Nguyễn Thành Tây thở phào nhẹ nhõm, hai mắt em mở to, nhìn thầy giáo Thành e ấp một niềm cảm kích, biết ơn.
Thầy Thành ngồi giữa hai người học trò bên gốc cây khế. Thầy ôn tồn hỏi:
- Trò Phùng hay trò Tây bày ra chuyện đi lấy trộm khế?
- Dạ thưa thầy, con ạ.
- Dạ, thưa thầy cả con nữa ạ.
- Thầy biết việc này là cả hai trò rồi, nhưng thầy muốn hỏi rõ trò nào đã nêu ra trước?
- Thưa thầy con ạ. Chính con đã rủ bạn Phùng ạ.
Thầy Thành đặt tay lên vai Nguyễn Thành Tây, nét cười thóang trên môi, thầy nhìn tập sách cuộn tròn cặp trong nách Tây hỏi thân mật:
- Trò có cuốn sách chi đó mà lại cuộn tổ sâu vô nách vậy?
Tây lấy cuốn sách từ nách ra, hơi luống cuống.
Phùng nhìn Tây nháy mắt, cười. Tây nói:
- Thưa thầy sách thơ Lục Vân Tiên ạ.
- Trò đã đọc được tới đâu rồi?
- Thưa thầy con vừa mới đọc được ít thôi ạ.
- Đọc đến dòng nào chỉ thầy coi.
- Đây ạ. “Trai thì trung hiếu làm đầu”.
- Trò có hiểu nội dung câu thơ này không?
- Con hiểu được phần nào ạ.
- Trò nói cho thầy và bạn Phùng nghe điều trò hiểu đi nào.
- Dạ. “Trung hiếu làm đầu” có nghĩa là trung thành với vua, hiếu thảo với cha mẹ.
Thầy Thành quay hỏi Phùng:
- Trò thấy bạn Tây giải thích vậy đã đúng chưa?
- Thưa thầy, con cũng hiểu như bạn Tây ạ.
- Các trò hiểu chữ trung, chữ hiếu như vậy là đúng, nhưng còn cạn, còn hẹp. Ta phải hiểu rộng hơn. Ấy là lòng trung thành với Tổ quốc, lòng hiếu thảo với cha mẹ, với đồng bào... Bởi vì mỗi người chứng ta sống trong một rường mối liên quan từ trong gia đình ra tới họ hàng, làng nước. Các trò phải ôn lại bài học “vua Hùng dựng nước” mà thầy đã giảng ở lớp. - Thầy Thành nhìn vào hai túi áo Nguyễn Thành Tây đựng đầy khế.
- Hai trò rủ nhau đi lấy trộm khế là phạm lỗi gì?
Cả hai em mặt đỏ bừng, đáp:
- Chúng con lấy trộm của người khác là không hiế thảo với đồng bào ạ.
- Biết việc làm sai, phạm lỗi thì nên xử trí thế nào?
- Thưa thầy từ nay chúng con không bao giờ làm như vậy nữa ạ.
- Phạm lỗi, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm là một nhân cách, là biết đạo làm người. Giờ thì thầy đưa hai trò đến nhận lỗi gia đình thầy ấm Lội. Mặc dầu không một ai trong nhà thầy ấm Lội biết việc này, nhưng ta có lỗi lương tâm ta thúc giục ta sửa lỗi.
Nguyễn Thành Tây bưng một mũ khế, cả ba thầy trò đi dưới vườn cây mát rượi tiếng ve sầu. Thấy hai cậu học trò mặt buồn xỉu, thầy Thành động viên:
- Các trò có thích chơi ve sầu không?
- Chúng con thích ve sầu lắm, thầy ạ.
- Các trò thấy ở ve sầu có tính gì đặc biệt nào?
Nguyễn Thành Tây giọng nghịch ngợm:
- Thưa thầy giống ve sầu chống đối việc bắt nó bằng cách đái một bãi vào tay ạ.
Cả ba thầy trò cười thoải mái. Từ Trường Phùng nhận xét:
- Thưa thầy, ve sầu có đặc tính kêu dai suốt cả mùa hè ạ.
Thầy Thành tươi cười:
- Các trò có con mắt quan sát, tốt lắm. Riêng thầy thấy giống ve sầu còn có một tính riêng biệt, rất là thú vị đó là tính hay "xấu hổ", cứ úp mặt vào thân cây mà than vãn cả mùa hè.
Ti cười khúc khích của ba thầy trò Nguyễn Tất Thành hòa vào âm thanh ve sầu bồng bềnh theo gió xanh sắc biển xa...
*
* *
Dấu chân Nguyễn Tất Thành in xuống đất cực Nam Trung Bộ. Dưới ánh nắng thiêu, bóng anh nghiêng nghiêng bên bóng những tháp Chàm trần trụi.
Trên đường đi vào, tình cờ Thành gặp người bạn cũ, Phạm Gia Cần từ Bình Thuận trở về Nghệ An. Thành viết vội thư gửi về quê cho chị Thanh và anh cả Khiêm. Anh kể khá tỉ mỉ những chuyện xảy ra trên dọc đường vào của mình. Anh miêu tả về cuộc sống cô đơn và sự chán chường việc quan của cha. Và Thành tâm sự trong thư "... Em đã nhận một chân dạy học tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Trường này có các lớp tư, lớp ba, lớp nhì và lớp nhất. Học trò được học ba thứ chữ quốc ngữ, chữ Tây, chữ nho. Các môn sử ký, địa dư, cách trí, tóan pháp, tóan đố... đều được soạn dạy theo mục đích của trường mở mang tri thức cho học trò, đào luyện họ thành người ích nước, lợi nhà... Em nhận dạy chữ Tây cho lớp nhì, dạy sử ký, địa dư cho lớp nhất. Em được nhận vô dạy trường này là có sự giúp đỡ của ông Hồ Tá Bang, bạn thân của cha. Ông là tổng lý công ty Liên Thành thương quán uyên sản xuất nước mắm. Công ty này là do các ông Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn... kêu gọi các nhà hằng tâm hằng sản góp vốn kinh doanh để xây đắp cho công cuộc mở mang dân trí, dân sinh. Các cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng là sáng lập viên Liên Thành. Trường Dục Thanh do công ty Liên Thành thương quán bảo trợ...". Cuối thư, Thành dặn chị gái và anh trai: " Trường Dục Thanh là một cung trên con đường em đi... Em sẽ ở lại đây một thời gian để rồi đi tiếp vô Sài Gòn...".
*
* *
Cửa biển Phan Thiết hình cánh cung. Ban mai vắng lặng. Những con dã tràng kiên nhẫn xe cát. Sương mù bay lang thang từ xa khơi vào các xóm dân chài. Một vài con thuyền, bè mảng già nua nằm trơ trên bãi cát. Nhìn biển cả, thầy Thành bồi hồi nhớ về kỷ niệm cùng anh Khiêm theo cha mẹ vào kinh đô Huế, lúc lên đỉnh đèo Ngang, lần đầu thấy biển mà tưởng là cái ao. Giờ đây anh đã lớn khôn lại thấy biển mênh mông quá, muốn đi xa, đi tìm chân lý, tìm lẽ sống công bằng, nhưng vượt biển cách nào đây?
Anh bâng khuâng trước cảnh biển trời hùng vĩ. Bỗng tiếng trống trường từ trong phố âm vang, ngân dài theo tiếng sóng. Anh dời gót, bước về phía tiếng trống gọi. Từng dấu chân anh in mịn màng trên cát trắng phau.
Giữa khu vườn rộng có một dãy nhà dài, chia nhiều ngăn, lớp ngói "vảy rồng". Bốn phía nhà không thưng che. Trước khi dùng làm trường học, đây thường gọi là nhà “thảo bạt”. Trước lối vào "thảo bạt", một cái cổng cao, vững chãi, trên đó đặt tấm biển dày và dài suốt trên hai trụ đứng, khắc chữ quốc ngữ: Trường Dục Thanh. Hai bên khắc tên trường bằng hai thứ chữ: chữ Hán và chữ Pháp.
Ngay trước trường có một cái ao khá rộng. Cây dừa cổ thụ, cành vươn dài ra giữa ao. Từng chùm rễ trên cành rủ xuống ao như bộ râu dài phủ phê... Gốc cây dừa sù sì ngay cạnh bến đá xây nhiều bậc. Học trò thường xuống ao rửa chân trước lúc vào cổng trường.
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành bận bộ dài trắng, cổ đứng, đi guốc gỗ mộc, ôm cặp da bò màu vàng cam, bước khoan thai vào lớp. Cả lớp hóc đón thầy với một không khí ấm cúng, trật tự và lễ phép. Thầy Thành nở một nụ cười tươi, nhìn các em âu yếm, nói:
- Thầy chúc các trò ngoan, học giỏi.
Cả lớp đáp lại:
- Chúng con vâng lời thầy...
Cả lớp hướng mắt về thầy và thầy Thành giọng ấm áp điểm danh. Sau đó thầy viết lên góc bảng đen: Sĩ số: 38. Hiện diện: 38. Khiếm diện: 0. Thầy từ trên bục đi xuống. Đến cạnh em Lê Trung Liệt, thầy ân cần hỏi:
- Bữa nay ở nhà chắc có chuyện chi... Thầy thấy trò không được vui?
- Dạ, thưa thầy, má con bệnh nặng. Đêm qua má con trở bệnh. Con lo má con không qua khỏi! Mà... ba con lại đang đi trẩy nước mắm, đi xa lắm.
Thầy Thành chớp chớp mắt nhớ về một thời thơ ấu của mình ở thành nội Huế. Giọng thầy buồn buồn:
- Nhà có đủ tiền thuốc thang cho má không?
- Thưa thầy má con bệnh nặng, kéo dài, con nghe mấy anh chị của con biểu: "Hết kiệt vốn liếng trong nhà rồi". Sáng nay anh trai của con đang đi cầm đồ để có tiền chạy chữa cho má con, thưa thầy...
- Tan học, trò đưa thầy về thăm má của trò. Thầy vừa được tiền giảng phí. (Em Liệt xúc động bật lên tiếng khóc). Trò đừng buồn phiền - Thầy Thành an ủi - Thầy đã từng nhận được tình thương của nhiều người chia sẻ. Thầy được chia sẻ với em chút tình ngày hôm nay là sự nhớ ơn của thầy đối với những người đã. chia sẻ với thầy lúc tối lửa tắt đèn.
Thầy Thành đưa mắt nhìn khắp lớp:
- Sau buổi học, có trò nào muốn đến thăm mẹ của trò Liệt không?
Cả lớp đồng thanh:
- Thưa thầy, có ạ.
Thầy Thành lên bục, vẻ mặt vẫn còn phảng phất buồn. Thầy nói:
- Hôm nay chúng ta học bài sử ký: Hùng Vương dựng nước, đời Hồng Bàng. - Thầy cầm viên phấn viết lên bảng đen đầu đề bài lịch sử. Nét chữ của thầy thanh như dáng người thầy. - Hồng Bàng là thời kỳ mở đầu của mười tám đời vua Hùng. Công lớn nhất của các vua Hùng là dựng nước.
Các em lắng cả tâm trí theo dòng ánh sáng của thầy giáo Thành đang truyền bá. Giọng thầy giảng bài ấm và âm vang: "truyện tích "Con Rồng cháu Tiên" là sự thể hiện niềm tự hào về giống nòi người Việt Nam của tổ tiên ta".
Trong khi giảng bài, thầy thường hỏi:
- Thầy nói tiếng Nghệ, chưa sửa hết được thổ âm, thổ ngữ, các trò nghe có được rõ không?
- Thưa thầy rõ ạ.
- Các trò có hiểu được những điều thầy giảng không?
- Chúng con được ạ.
Một em học sinh lớn tuổi nhất lớp đứng lên xin phép:
- Thưa thầy con xin thầy được phép hỏi ạ.
- Trò mạnh dạn hỏi vậy là tốt.
- Thưa thầy, tích Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ một bọc trứng, nở ra trăm con, một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, chuyện hoang đường ấy có nghĩa chi, thưa thầy?
Thầy Thành xuống bực, đi qua đi lại trước lớp, mắt mơ màng, giọng tha thiết:
- Các truyền thuyết thường tưởng tượng hoang đường vì nó bắt nguồn từ trong đời sống xã hội con người thời còn hoang sơ, những truyện nào cũng đều có ý nghĩa giáo dục. Cái bọc ấy chỉnh là lòng mẹ. Chung một lòng mẹ, nghĩa là cùng một nòi giống. Vì vậy mà dân ta có hai tiếng nghe rất thiêng liêng, đó là - thầy Thành viết chữ hoa - Đồng Bào. Có nghĩa là cùng bọc, cùng một dòng máu.
Thầy Thành lại hỏi:
- Các trò rõ chưa?
- Dạ, rõ rồi ạ.
- Còn sự tích một nửa số người đi lên ngàn, một nửa số người đi xuống bể, nó nói lên người Việt mình đã trải bao mưa nắng, người đi phương này, kẻ đi nơi kia để khai phá, mở mang bờ cõi, dựng xây đất nước. Nước Việt Nam ta được như ngày nay ta đừng quên công !ao của bao đời đã đổ mồ hôi và máu. Người ta thường nói: “Tình Tổ quốc, nghĩa đồng bào” là từ gốc tích ấy. - Giọng thầy đọc trầm bổng thiết tha:
Sông sâu nước chảy nặng dòng
Lòng ta có khác chi lòng mình đâu.
Dầu Nam, dầu Bắc mặc dầu,
Cùng chung Tổ quốc, cùng sầu Nước Non.
Cả lớp nhất không một em nào động tay, động chân, lắng hồn đón nhận từng lời thầy như đêm dày được ánh sáng soi vào.
Cuối bài, thầy dặn:
- Các trò ạ! Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù vậy. Hồi còn nhỏ, thầy thường được nghe cha, mẹ, ông bà ngoại của thầy nói về cái chữ tối hệ trọng đến vậy. Mà nó hệ trọng thật. Không có chữ, con người ta bé nhỏ trước tất cả dưới gầm trời này, và người không có chữ sẽ mãi mãi là vật sai khiến, vật hy sinh của bọn thống trị. Cho nên, các trò được ngồi học là phải tự hỏi mình: Học chữ để nên người, giúp dân cứu nước hay để được vinh thân phì gia?
Trống ra chơi điểm từng tiếng. Bóng nắng xao động theo chân của đám học trò chạy nhảy tung tăng trên sân trường.
Nắng trưa trải dài trên con đường xanh xa.
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành từ nhà em Lê Trung Liệt đi ra phố. Đám học trò theo thầy tới thăm mẹ bạn Liệt đã tản về các ngả đường. Thầy Thành đi về phía bờ sông Cà Ty gần chợ. Một tiếng đàn bầu của người hát rong cất lên ai óan. Thầy Thành khựng lại. Không định dừng lại nghe đàn nhưng thấy cái thau đựng tiền của người hát rong chưa có một đồng nào, thầy Thành lần trong túi lấy ít tiền còn lại biếu người hát rong. Thấy ông giáo trẻ cho tiền người hát rong, mấy người luống tuổi đang đứng nghe và cả người đi ngang qua lần lượt bỏ vào thau những đồng tiền kẽm, đồng hào trắng... Nhìn vào thau đã có cái ăn cầm hơi cho người mù hát rong, thầy Thành cảm thấy lòng mình âm ấm và bước đi nhẹ gót chân hơn. Nhưng dòng suy nghĩ của thầy trĩu nặng về hình ảnh ông Xẩm ở quê nhà. Và những năm tháng lớn lên, thầy nghiệm thấy điều ông Xẩm nói càng có lý: “Mắt mù không đáng sợ bằng mắt sáng mà tim mù”. Bởi lẽ, người ta bị mù mắt thì khổ trăm đường, ai cũng có thể ăn hiếp được. Nhưng kẻ mắt sáng mà tim mù thì sẽ đem lại những tai họa ghê nhóm cho bao người và ở trên đời này, cái bọn mắt sáng mà tim mù đâu có ít?
*
* *
Lại một mùa hè nữa đến với thầy giáo Nguyễn Tất Thành Nước da của thầy đã nhuốm nắng miền cực Nam Trung Bộ.
Một buổi trưa. Thầy giáo Thành ngồi đọc sách. Tiếng chim ngòai vườn xanh um tùm vọng vào. Lòng bồn chồn, ngồi không yên, thầy cầm trên tay cuốn sách, dạo bước quanh “Ngoạ du sào" (83). Nhìn qua bên kia vườn cụ Nguyễn Thông, thầy thấy một em bé đang trèo khế hái trộm quả, một em đứng dưới "canh gác". Thầy chau mày, mỉm cười: Trò Tây và trò Phùng rồi. Hai trò to đầu này chẳng chịu ngủ trưa, lẻn đi hái trộm khế. Bà ấm Lội biết được thì rầy to!
(83) Ngôi nhà của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông. Nhà thơ ví cái nhà của mình như tổ chim yến là nơi nằm chơi, ngâm thơ bình văm với các bạn đồng chí đồng tâm.
Thầy Thành gập cuốn sách lại, khoan thai đi sang vườn khế. Từ Trường Phùng thấy thầy giáo Thành vội vàng đưa ngón tay lên miệng định “báo động” cho Nguyễn Thành Tây đang ở trên cây, nhưng thầy Thành đã khóat tay ngăn lại. Phùng đứng khép nép vào gốc cây, sợ hãi. Thầy Thành đến gần, nói nhỏ nhẹ:
- Bạn Thành Tây của trò đang ở trên cao, trò đừng làm vậy mà bạn ấy hốt hoảng nhảy đại xuống lỡ gãy chân gãy tay, rõ chứ trò?
- Dà... ạừ Trường Phùng đã hết sợ hãi vì thầy Thành không mắng một lời nào. Thầy còn dặn: "Ráng đợi cho trò Tây xuống đất rồi hãy đến".
Nguyễn Thành Tây từ trên cành cao bước xuống với hai túi áo đựng khế đầy căng. Vừa đặt chân xuống đất, trò Tây đã thấy thầy giáo Thành đi tới, chân em đứng không vững, mặt tái mét, mắt nhắm chờ mấy cái bợp tai của thầy. Song, một tiếng nói ấm áp:
- Trò ngồi xuống chỗ có bóng mát kẻo mỏi chân.
Nguyễn Thành Tây thở phào nhẹ nhõm, hai mắt em mở to, nhìn thầy giáo Thành e ấp một niềm cảm kích, biết ơn.
Thầy Thành ngồi giữa hai người học trò bên gốc cây khế. Thầy ôn tồn hỏi:
- Trò Phùng hay trò Tây bày ra chuyện đi lấy trộm khế?
- Dạ thưa thầy, con ạ.
- Dạ, thưa thầy cả con nữa ạ.
- Thầy biết việc này là cả hai trò rồi, nhưng thầy muốn hỏi rõ trò nào đã nêu ra trước?
- Thưa thầy con ạ. Chính con đã rủ bạn Phùng ạ.
Thầy Thành đặt tay lên vai Nguyễn Thành Tây, nét cười thóang trên môi, thầy nhìn tập sách cuộn tròn cặp trong nách Tây hỏi thân mật:
- Trò có cuốn sách chi đó mà lại cuộn tổ sâu vô nách vậy?
Tây lấy cuốn sách từ nách ra, hơi luống cuống.
Phùng nhìn Tây nháy mắt, cười. Tây nói:
- Thưa thầy sách thơ Lục Vân Tiên ạ.
- Trò đã đọc được tới đâu rồi?
- Thưa thầy con vừa mới đọc được ít thôi ạ.
- Đọc đến dòng nào chỉ thầy coi.
- Đây ạ. “Trai thì trung hiếu làm đầu”.
- Trò có hiểu nội dung câu thơ này không?
- Con hiểu được phần nào ạ.
- Trò nói cho thầy và bạn Phùng nghe điều trò hiểu đi nào.
- Dạ. “Trung hiếu làm đầu” có nghĩa là trung thành với vua, hiếu thảo với cha mẹ.
Thầy Thành quay hỏi Phùng:
- Trò thấy bạn Tây giải thích vậy đã đúng chưa?
- Thưa thầy, con cũng hiểu như bạn Tây ạ.
- Các trò hiểu chữ trung, chữ hiếu như vậy là đúng, nhưng còn cạn, còn hẹp. Ta phải hiểu rộng hơn. Ấy là lòng trung thành với Tổ quốc, lòng hiếu thảo với cha mẹ, với đồng bào... Bởi vì mỗi người chứng ta sống trong một rường mối liên quan từ trong gia đình ra tới họ hàng, làng nước. Các trò phải ôn lại bài học “vua Hùng dựng nước” mà thầy đã giảng ở lớp. - Thầy Thành nhìn vào hai túi áo Nguyễn Thành Tây đựng đầy khế.
- Hai trò rủ nhau đi lấy trộm khế là phạm lỗi gì?
Cả hai em mặt đỏ bừng, đáp:
- Chúng con lấy trộm của người khác là không hiế thảo với đồng bào ạ.
- Biết việc làm sai, phạm lỗi thì nên xử trí thế nào?
- Thưa thầy từ nay chúng con không bao giờ làm như vậy nữa ạ.
- Phạm lỗi, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm là một nhân cách, là biết đạo làm người. Giờ thì thầy đưa hai trò đến nhận lỗi gia đình thầy ấm Lội. Mặc dầu không một ai trong nhà thầy ấm Lội biết việc này, nhưng ta có lỗi lương tâm ta thúc giục ta sửa lỗi.
Nguyễn Thành Tây bưng một mũ khế, cả ba thầy trò đi dưới vườn cây mát rượi tiếng ve sầu. Thấy hai cậu học trò mặt buồn xỉu, thầy Thành động viên:
- Các trò có thích chơi ve sầu không?
- Chúng con thích ve sầu lắm, thầy ạ.
- Các trò thấy ở ve sầu có tính gì đặc biệt nào?
Nguyễn Thành Tây giọng nghịch ngợm:
- Thưa thầy giống ve sầu chống đối việc bắt nó bằng cách đái một bãi vào tay ạ.
Cả ba thầy trò cười thoải mái. Từ Trường Phùng nhận xét:
- Thưa thầy, ve sầu có đặc tính kêu dai suốt cả mùa hè ạ.
Thầy Thành tươi cười:
- Các trò có con mắt quan sát, tốt lắm. Riêng thầy thấy giống ve sầu còn có một tính riêng biệt, rất là thú vị đó là tính hay "xấu hổ", cứ úp mặt vào thân cây mà than vãn cả mùa hè.
Ti cười khúc khích của ba thầy trò Nguyễn Tất Thành hòa vào âm thanh ve sầu bồng bềnh theo gió xanh sắc biển xa...
*
* *