Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Búp sen xanh - Phần 2 chương 22 - Phần 2
Cơn mưa đầu mùa đến miền cực Nam bất chợt, ngắn ngủi. Đất khát. Nước mưa ít như nước đái ve sầu, chẳng thấm tháp gì.
Các thầy giáo và học trò trường Dục Thanh phải gò lưng khiêng nước ao tưới cho hàng cây trồng quanh sân, vườn trường. Các ông Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng, sáu vị sáng lập công ty Liên Thành và "Hội đồng bảo trợ" trường Dục Thanh đến thăm một buổi "lao động chấn hưng trường ốc". Cả sáu ông đều ngạc nhiên: thầy giáo Nguyễn Tất Thành, con trai quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy, mà gánh nước đi dẻo như người gánh cá tươi chạy chợ trưa vậy. Những cô gái con các nhà có chân trong công ty Liên Thành cùng “nhìn trộm” thầy giáo Thành gánh nước tưới cây. Bà Hồ Tá Bang với con mắt người mẹ hằng kén rể thì nhìn thầy Thành “người mảnh khảnh, da trắng, môi đỏ như gái cấm cung, ăn không gắp nặng đũa mà gánh gồng chất nặng đầy vai! Lại còn trí khôn trước tuổi”...
Từ ngòai vườn trường về, thầy giáo Thành ngồi nghỉ bên thềm, hai mắt mơ màng dõi theo đàn bồ câu đang bịn rịn trên sân, bóng cây in xuống sân như mảnh gấm hoa đen. Thầy lại bồi hồi nhớ về một buổi sáng tiễn cha từ Huế đi Bình Khê, đàn bồ câu và những bóng cây trên sân lưu luyến theo người...
Ông già đầu bếp rón rén đến bên thầy:
- Mời thầy vô nhà xơi cơm ạ.
- Cảm ơn chú Tám.
Thầy Thành ngồi vào bàn ăn. Ông giàầu bếp nhấc chiếc lồng bàn đưa xuống nhà dưới. Trước mặt thầy, chiếc mâm thau bóng lóang, đôi đũa son, cái bát kiểu đặt bên những món ăn thanh đạm: đĩa cá kho, tôm rim mặn với thịt và bát canh rau.
Thầy Thành vừa xới cơm vào bát, ông già đầu bếp bước vào:
- Thưa, có người lạ đến tìm thầy ạ.
Hai mắt thầy Thành ánh lên vẻ ngạc nhiên:
- Nhờ chú Tám mời ông vô giùm cho, được chứ chú Tám?
- Hay là thầy... - ông già Tám ngập ngừng nói - thầy cứ việc cơm nước đàng hoàng, tôi sẽ mời ông ta vô nhà dưới ngồi đợi ạ.
- Chắc ông ta từ xa đến... để người ta đợi mình lâu, không nỡ, chú Tám ạ.
Một người quần áo vá chằm, làm cái nón che đằng trước đầu gối, rón ra rón rén đi theo ông già Tám. Thầy Thành từ trong nhà bước ra, đon đả hỏi:
- Mời ông vô. Ghế đây, mời ông ngồi tự nhiên.
Ông khách thở phào nhẹ nhõm khi thấy người thầy giáo trẻ măng, con quan mà cư xử với ông niềm nở, quý mến chứ không coi khinh ông rách rưới thất thểu đi kiếm ăn. ông ngồi xuống mép ghế. Thầy Thành hỏi:
- Ông từ đâu đến và có việc chi cần gặp tôi ạ?
- Bẩm cậu ấm...
- Xin ông đừng bẩm, - thầy Thành nói - ông cứ nói bình thường. Tôi chỉ bằng tuổi em út của ông thôi.
- Thưa cậu ấm, con từ ngòai huyệ Bình Khê vô đây. Có thư của quan huyện gửi đến cậu ấm đây ạ.
Thầy giáo Thành đỡ phong thư, nhác thấy hai bàn tay ông khách quặt quẹo, nhưng không tiện hỏi, môi hơi mím lại kìm sự xúc động. Thầy nói:
- Ông từ xa đến đây, gặp bữa, xin mời ông cùng xơi cơm với tôi.
- Dạ, bẩm cậu ấm, cậu nhân đức quá!
Thầy Thành đi xuống nhà dưới, lúc trở lên có cả ông già Tám mang lên theo đũa bát, mấy món ăn thêm. Ông khách vẫn còn sợ sệt, con mắt đói khát nhưng không dám gắp mạnh dạn. Thầy Thành vừa gắp lên bát cho khách vừa phân trần:
- Ông cứ ăn tự nhiên. Ăn nhiều thức ăn. Ở Phan Thiết đây chẳng thiếu cá tôm đâu. Tôi vốn ăn ít đã thành thói quen rồi. Ông đừng vì tôi ăn ít mà e ngại...
Sau bữa cơm, ông khách ngồi uống nước ở bàn trà. Thầy Thành tựa tràng kỷ xem thư của cha gửi đến. Dáng thầy ngồi đọc thư cha rất kính cẩn, hai nét mày luôn chuyển động và lá thư trăn trở trên bàn tay. Thầy lại cầm phong thư của cha gửi ông Hồ Tá Bang: "Hàn sĩ Nguyễn Sinh Huy kính thư Hồ Tá Bang tiên sinh".
Thầy Thành bước đến bàn trà, giọng chân thành:
- Tôi sẽ trao thư của cha tôi tận tay ông Hồ Tá Bang. Tôi cũng sẽ thưa chuyện giúp ông với ông Hồ để ông được vào làm công trong công ty Liên Thành như cha tôi dặn trong thư.
- Bẩm cậu! - Người khách cảm động nói líu cả lưỡi. - Phúc phận cho nhà con rồi! - ông chìa hai bàn tay tật nguyền: - Cậu ấm coi, kiếp làm người của con vầy đây!
- Bàn tay ông sao vậ
- Bẩm cậu ấm, - ông vẫn quen thưa bẩm - vì con không có tiền nộp thuế. Đám hào lý ở xã con tịch thu bò cày của con. Con chống cự, bị họ bắt giam và họ lấy giẻ tẩm dầu lạc quấn vào hai bàn tay con rồi châm lửa đốt mới nên nông nỗi này.
Thầy giáo Thành hai tay ôm lấy đầu, mắt như có màng mây che tối lại, bàn chân thầy xê dịch trên nền nhà. Tiếng ông khách kể như những giọt nước mắt nhỏ xuống đều đều:
- Bọn hào lý áp giải con lên huyện và vu cho con "tội đào ngạch, khoét vách ăn trộm của nhà giàu, bị người ta bắt và chịu hình phạt tẩm dầu đất đôi bàn tay đạo tặc”. Nhưng, quan tri huyện Nguyễn Sinh Huy đã như một ngọn đèn trời soi tỏ được nỗi oan khốc của con. Quan đã cấp cho con một tờ phóng thích: “vô tội bất can miễn chấp”. Con về nhà được ít lâu thì vợ và hai đứa con đều chết trọi! Con định đi sang làng khác kiếm sống nhưng hào lý không cấp thẻ thuế thân cho con. Con lại đánh đàng lên quan huyện xin được quan che chở. Thiệt là phước bảy đời để lại cho con. Quan lớn không một tí ngần ngại chi, quan viết thư đưa cho con, cho con tiền ăn đường và dặn: "Anh cầm thư này đi vô Phan Thiết. Con trai tôi đang dạy học ở trường Dục Thanh. Anh phải đi thật xa như vậy mới có thể yên thân được. Vì tôi sẽ không còn ngồi ghế tri huyện này nữa mô". Quan còn nói: "Làm quan theo thời thì mất phúc đức to. Tôi sẽ đi cắt thuốc chữa bệnh giúp dân là phải hơn cả... "
Thầy giáo Thành vuốt lại mái tóc, đứng dậy, nói:
- Mời ông, ta sang văn phòng của công ty Liên Thành. Ông Hồ Tá Bang giờ này thường ở bên đó.
Hai người bước ra sân. Sương chiều ngòai cửa bể như những tấm lụa trắng và phơn phót hồng bay vào thành phố hoàng hô
*
* *
Một ngày chủ nhật.
Nước thủy triều ròng kiệt. Cửa bể Phan Thiết trải một màu nâu bầm. Bãi biển lùi rộng ra xa. Từng đàn chim biển lên phơi nắng, xòe những đôi cánh trắng phau giữa thềm cát mịn màng. Những con còng, dã tràng lên dày như mắt sàng.
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đưa học trò đi chơi biển, học tập ngòai trời. Thầy mặc áo sơ-mi cộc tay, quần soóc đều màu trắng, đội mũ cốt bần lợp vải quét phấn trắng, chân đi giày băng-túp. Đám học trò con trai cùng mặc đồng phục như thầy giáo. Hai cô nữ sinh mặc áo dài màu trắng...
Ra khỏi phố, thầy trò leo lên những động cát. Trèo lên được hai ba bước lại tuột xuống một bước. Nhiều em lên được ngọn động, níu tay nhau ngồi bệt xuống, cát chuồi tuột xuống chân dốc, các em cười khóai chá. Hai cô nữ sinh thì mải mê tìm các vỏ sò vỏ ốc có hình thù và màu sắc vân dạng kỳ thú...
Thầy Thành bâng khuâng nhìn. biển nước ròng, bờ xa nắng trải những cồn cát, nương dâu liền một dải chân trời. Thầy cảm nhận những cánh buồm mọc thẳng trên nền biển xanh có sức kêu gọi con người đứng dậy mà đi tới. Thầy gọi học trò đến ngồi xưng quanh trên động cát có bóng cây cổ thụ. Thầy hỏi:
- Các trò có biết tại sao người dân chài lại trồng các loại cây cao to, có rễ sâu, tán rộng trên bờ biển không?
- Thưa thầy, để có bóng mát họ ngồi chơi như thầy trò ta đang ngồi ạ. Một em khác nói:
- Họ trồng cây to trước cửa bể để lấy gỗ đóng thuyền, làm chèo, làm lái ạ...
Thầy Thành cười. Các em nhìn nhau cười khúc khích. Thầy ôn tồn nói:
- Các trò nói có phần đúng. Nhưng các trò phải hiểu là loại gỗ dùng đóng thuyền, làm chèo, làm lái phải là loại gỗ ít ngấm nước, nhẹ mà dẻo mới được. Còn những cây người ta trồng trước cửa bể là cốt để làm “cột tiêu” cho thuyền bè lúc trở về bến.
Thầy chỉ tay ra phía xa khơi:
- Các trò có thích những cánh buồm đi khơi kia không?
Trò Nguyễn Thành Tây vẻ nghịch ngợm:
- Thưa thầy, nhường hai bạn "quần thoa" vốn có nhiều cao kiến nói về cảm tưởng cánh buồm trên biển ạ.
Hai cô nữ sinh mặt đỏ dừ, tay cầm con ốc chông vẽ vẽ trên cát. Đám con trai cười, nháy nháy mắt nhau. Thầy Thành gõ gõ lên đầu em Tây:
- Lại trêu chọc bạn, thầy sẽ phạt ngồi nhà như lần đi chơi núi mới rồi đó nghe.
Nguyễn Thành Tây cười tủm tỉm. Cả đám học trò đua nhau nói những cảm nghĩ của mình về cánh buồm trên biển cả. Có em đã tưởng tượng:
- Thưa thầy con thấy biển là một trang vở lớn mà buồm là chữ "A".
Một em khác nói tranh:
- Cánh buồm là dấu than (!) trên trang vở biển nữa, thưa thầy...
Thầy Thành cười:
- Dạ, người ta ví:
Chí làm trai tựa cánh buồm biển cả,
Tấm lòng già như cây lớn quê hương
Nghe thầy Thành đọc hai câu thơ, các em hết nhìn ra biển lại ngước trông lên ngọn cây. Thầy nói, vẻ đầy tin tưởng:
- Thầy vừa qua tuổi thiếu niên, thầy đọc cho các trò nghe một bài thơ mà thầy đã thuộc cách đây vài năm.
Có em hỏi:
- Chúng em chép vào các-nê (sổ tay) có được không, thưa thầy?
- Được. - Thầy đọc chầm chậm:
Hú hồn thiếu niên
Ngồi ngẫm chuyện năm châu trên trái đất,
Sóng văn minh dồn dập nổi phong trào.
Kìa như ai người thì khôn, sức thì mạnh, đất thì rộng, của thì nhiều,
Trời há lẽ riêng chi một cõi!
Sao ta cứ dã man quen thói,
Khom thân nô mà luồn cúi dưới cường quyền?
Hú ba hồn các chú thiếu niên!...
Một ông lão vai vắt tấm lưới từ trong xóm chài đi ra, theo sau ông là đám trẻ con không áo, không quần, lấm lem đất cát.
Thầyói nhỏ với các em:
- Lúc khác thầy sẽ đọc tiếp cho các trò nghe những bài thơ, bài ca mới mà thầy đã thuộc. Giờ thầy trò mình đến bắt chuyện với ngư dân, họ sẽ kể cho nghe vô số chuyện lạ trên bể...
Nhìn thấy thầy Thành, ông lão giơ tay quá đầu, nói oang oang:
- Ồ! ồ! Thầy giáo ở trong phố. Chào thầy.
- Cháu chào cụ. Hôm nay biển lặng mà cụ nghỉ nhà, hả cụ?
- Ờ... Ờ... Đáng lẽ đã ở ngòai khơi, biển bữa nầy lặng như ao. Nhưng vàng lưới bọn tui bị mập và cá nóc nó cắn, nhiều tấm rách quá trời, phải nghỉ đến mấy ngày vá víu đã thầy giáo ạ.
Mấy đứa trẻ đứng đằng xa nhìn đám học trò áo quần trắng đẹp, vẻ thèm khát, không dám đến gần.
Thầy Thành hỏi ông lão:
- Cháu định đưa học trò vô xóm để các cụ, các ông nói cho nghe những chuyến đi khơi, về lộng, tháo động vượt bão ạ.
- Trong xóm bữa nầy hổng có ai ở nhà đâu. Những ông cùng thuyền với tui cũng đang đi mỗi người một việc. Chỉ còn tui vừa vá lưới, vừa ra coi thuyền, chờ nước ròng đưa thuyền xuống theo. - ông nhìn ra phía xa, nói: - Để hôm biển động, mời thầy đến xóm chài bầy tui, muốn nghe mấy cũng được. Chuyện đi biển kể mấy ngày, mấy tháng cũng chẳng hết, thầy ạ.
Ông già đi thủng thỉnh xuống thuyền. Thầy Thành dẫn đám học trò đi lại chỗ mấy đứa bé trần trùng trục ngồi bệt dưới cát. Thấy người lạ, mấy đứa nhỏ sợ, vùng ra khỏi cát, chạy lùi từng bước, có hai e tuổi nhất đứng im nhìn... Thầy Thành cười, nói:
- Chẳng ai làm gì các em đâu mà các em sợ. Các em đến đây, thầy và các anh, các chị cho kẹo.
Mấy em lớn máy máy bàn tay mềm mại, đám trẻ trở lại gần bên thầy Thành và các anh chị học sinh...
Thầy Thành đưa gói kẹo cho hai nữ sinh phát cho các em. Thầy đứng nhìn mấy em gầy ốm bé nhỏ nhất trong đám trẻ. Thầy hỏi:
- Em bé này chắc nhà đói lắm, phải không?
- Thưa nhà nó đói, đói dữ, má nó vừa mới chết ạ.
Thầy Thành sập mi mắt xuống, lông mày rung rung. Thầy ngồi thụp xuống, bế xốc em bé lên vai. Nó hơi hốt, hai chân chuồi chuồi, lấm cả vạt áo trắng trước ngực áo thầy. Thầy dỗ dành:
- Về nhà em... thầy sẽ cho em nhiều kẹo mà.
Thầy Thành bế em bé mồ côi cùng với các em học trò đi theo đám trẻ về xóm chài.
Khi qua giếng thơi, thầy đặt em bé mồ côi xuống. Mượn được một số gàu, thầy và trò múc nước tắm cho đám trẻ. Hai nữ sinh cuốn gọn tà áo dài quanh người, múc nước giội cho em bé nhất. Thầy Thành vừa kỳ cọ cho các em, vừa dặn:
- Ngày ngày các em phải tắm cho sạch. Ăn uống đã khổ, người lại bẩn thỉu thì không lớn, không khỏe mạnh được. Ba má bận đi làm chài, đánh lưới thì em lớn tắm cho em nhỏ. Ở cùng xóm phải giúp đỡ nhau...
Một số bà con trong xóm thấy chuyện lạ chạy ra, nói bô lô ba la một chập: "Trời đất! Trời đất!... Mấy thầy, mấy cậấy cô tốt bụng... tốt bụng quá lận. Có đời thuở mô người trên tỉnh sang trọng lại xuống cái xóm mường nước mặn này... Cho con nít kẹo, tắm gội cho chúng nữa nhớ! Hiếm thấy! Hiếm thấy trên trần gian đó nghe..."
Bà cụ già móm mém nhìn những vết lấm lem trên áo thầy Thành cụ cười một nụ cười héo hắt chỉ còn lợi. Cụ cầm một miếng trầu, đặt vào thành giếng, trở sống dao dần dần. Thầy Thành đỡ lấy tay cụ:
- Để cháu nhai giùm cụ, giã kiểu này đã không mềm mà ăn lại lạt lẽo.
Bà cụ ngạc nhiên, hai mắt nhìn thầy Thành chằm chằm:
- Răng thầy trắng ngọc, trắng ngà mà thầy rành cả việc nhai trầu?
- Cháu thường nhai trầu cho bà ngoại của cháu, cụ ạ.
- Thầy thương trẻ quý già. Lạ lùng lắm! Ước chi ông quan đầu triều, đức vua đầu nước có lòng thương người như thầy thì cánh dân đen bầy tui được mát mặt đôi ba phần!
Thầy Thành chắp tay xá xá bà cụ và những người xóm chài.
Trên đường về, thầy Thành nói với học trò:
- Các trò thấy đó, bà cụ sống trên cửa bể nầy đã rụng hết răng mà cũng không sắm nổi chiếc cối giã trầu. Cảnh dân mình khổ vậy đó. Thầy đi từ ngòai xứ Nghệ vô đây, nơi nào thầy cũng thấy người dân sống lầm than, tối tăm, nhục nhằn! Thầy nghĩ là chúng ta học cái chữ để biết được điều hay lẽ phải trên đời và theo thầy, trước hết là học để biết và làm được những việc ích nước lợi dân...
Từ trong xóm chài cất lên tếng võng đưa và tiếng ru con:
Sớm Nam rồi đến chiều nồm,
Anh đi để lại biển buồn cho em...
Các thầy giáo và học trò trường Dục Thanh phải gò lưng khiêng nước ao tưới cho hàng cây trồng quanh sân, vườn trường. Các ông Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng, sáu vị sáng lập công ty Liên Thành và "Hội đồng bảo trợ" trường Dục Thanh đến thăm một buổi "lao động chấn hưng trường ốc". Cả sáu ông đều ngạc nhiên: thầy giáo Nguyễn Tất Thành, con trai quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy, mà gánh nước đi dẻo như người gánh cá tươi chạy chợ trưa vậy. Những cô gái con các nhà có chân trong công ty Liên Thành cùng “nhìn trộm” thầy giáo Thành gánh nước tưới cây. Bà Hồ Tá Bang với con mắt người mẹ hằng kén rể thì nhìn thầy Thành “người mảnh khảnh, da trắng, môi đỏ như gái cấm cung, ăn không gắp nặng đũa mà gánh gồng chất nặng đầy vai! Lại còn trí khôn trước tuổi”...
Từ ngòai vườn trường về, thầy giáo Thành ngồi nghỉ bên thềm, hai mắt mơ màng dõi theo đàn bồ câu đang bịn rịn trên sân, bóng cây in xuống sân như mảnh gấm hoa đen. Thầy lại bồi hồi nhớ về một buổi sáng tiễn cha từ Huế đi Bình Khê, đàn bồ câu và những bóng cây trên sân lưu luyến theo người...
Ông già đầu bếp rón rén đến bên thầy:
- Mời thầy vô nhà xơi cơm ạ.
- Cảm ơn chú Tám.
Thầy Thành ngồi vào bàn ăn. Ông giàầu bếp nhấc chiếc lồng bàn đưa xuống nhà dưới. Trước mặt thầy, chiếc mâm thau bóng lóang, đôi đũa son, cái bát kiểu đặt bên những món ăn thanh đạm: đĩa cá kho, tôm rim mặn với thịt và bát canh rau.
Thầy Thành vừa xới cơm vào bát, ông già đầu bếp bước vào:
- Thưa, có người lạ đến tìm thầy ạ.
Hai mắt thầy Thành ánh lên vẻ ngạc nhiên:
- Nhờ chú Tám mời ông vô giùm cho, được chứ chú Tám?
- Hay là thầy... - ông già Tám ngập ngừng nói - thầy cứ việc cơm nước đàng hoàng, tôi sẽ mời ông ta vô nhà dưới ngồi đợi ạ.
- Chắc ông ta từ xa đến... để người ta đợi mình lâu, không nỡ, chú Tám ạ.
Một người quần áo vá chằm, làm cái nón che đằng trước đầu gối, rón ra rón rén đi theo ông già Tám. Thầy Thành từ trong nhà bước ra, đon đả hỏi:
- Mời ông vô. Ghế đây, mời ông ngồi tự nhiên.
Ông khách thở phào nhẹ nhõm khi thấy người thầy giáo trẻ măng, con quan mà cư xử với ông niềm nở, quý mến chứ không coi khinh ông rách rưới thất thểu đi kiếm ăn. ông ngồi xuống mép ghế. Thầy Thành hỏi:
- Ông từ đâu đến và có việc chi cần gặp tôi ạ?
- Bẩm cậu ấm...
- Xin ông đừng bẩm, - thầy Thành nói - ông cứ nói bình thường. Tôi chỉ bằng tuổi em út của ông thôi.
- Thưa cậu ấm, con từ ngòai huyệ Bình Khê vô đây. Có thư của quan huyện gửi đến cậu ấm đây ạ.
Thầy giáo Thành đỡ phong thư, nhác thấy hai bàn tay ông khách quặt quẹo, nhưng không tiện hỏi, môi hơi mím lại kìm sự xúc động. Thầy nói:
- Ông từ xa đến đây, gặp bữa, xin mời ông cùng xơi cơm với tôi.
- Dạ, bẩm cậu ấm, cậu nhân đức quá!
Thầy Thành đi xuống nhà dưới, lúc trở lên có cả ông già Tám mang lên theo đũa bát, mấy món ăn thêm. Ông khách vẫn còn sợ sệt, con mắt đói khát nhưng không dám gắp mạnh dạn. Thầy Thành vừa gắp lên bát cho khách vừa phân trần:
- Ông cứ ăn tự nhiên. Ăn nhiều thức ăn. Ở Phan Thiết đây chẳng thiếu cá tôm đâu. Tôi vốn ăn ít đã thành thói quen rồi. Ông đừng vì tôi ăn ít mà e ngại...
Sau bữa cơm, ông khách ngồi uống nước ở bàn trà. Thầy Thành tựa tràng kỷ xem thư của cha gửi đến. Dáng thầy ngồi đọc thư cha rất kính cẩn, hai nét mày luôn chuyển động và lá thư trăn trở trên bàn tay. Thầy lại cầm phong thư của cha gửi ông Hồ Tá Bang: "Hàn sĩ Nguyễn Sinh Huy kính thư Hồ Tá Bang tiên sinh".
Thầy Thành bước đến bàn trà, giọng chân thành:
- Tôi sẽ trao thư của cha tôi tận tay ông Hồ Tá Bang. Tôi cũng sẽ thưa chuyện giúp ông với ông Hồ để ông được vào làm công trong công ty Liên Thành như cha tôi dặn trong thư.
- Bẩm cậu! - Người khách cảm động nói líu cả lưỡi. - Phúc phận cho nhà con rồi! - ông chìa hai bàn tay tật nguyền: - Cậu ấm coi, kiếp làm người của con vầy đây!
- Bàn tay ông sao vậ
- Bẩm cậu ấm, - ông vẫn quen thưa bẩm - vì con không có tiền nộp thuế. Đám hào lý ở xã con tịch thu bò cày của con. Con chống cự, bị họ bắt giam và họ lấy giẻ tẩm dầu lạc quấn vào hai bàn tay con rồi châm lửa đốt mới nên nông nỗi này.
Thầy giáo Thành hai tay ôm lấy đầu, mắt như có màng mây che tối lại, bàn chân thầy xê dịch trên nền nhà. Tiếng ông khách kể như những giọt nước mắt nhỏ xuống đều đều:
- Bọn hào lý áp giải con lên huyện và vu cho con "tội đào ngạch, khoét vách ăn trộm của nhà giàu, bị người ta bắt và chịu hình phạt tẩm dầu đất đôi bàn tay đạo tặc”. Nhưng, quan tri huyện Nguyễn Sinh Huy đã như một ngọn đèn trời soi tỏ được nỗi oan khốc của con. Quan đã cấp cho con một tờ phóng thích: “vô tội bất can miễn chấp”. Con về nhà được ít lâu thì vợ và hai đứa con đều chết trọi! Con định đi sang làng khác kiếm sống nhưng hào lý không cấp thẻ thuế thân cho con. Con lại đánh đàng lên quan huyện xin được quan che chở. Thiệt là phước bảy đời để lại cho con. Quan lớn không một tí ngần ngại chi, quan viết thư đưa cho con, cho con tiền ăn đường và dặn: "Anh cầm thư này đi vô Phan Thiết. Con trai tôi đang dạy học ở trường Dục Thanh. Anh phải đi thật xa như vậy mới có thể yên thân được. Vì tôi sẽ không còn ngồi ghế tri huyện này nữa mô". Quan còn nói: "Làm quan theo thời thì mất phúc đức to. Tôi sẽ đi cắt thuốc chữa bệnh giúp dân là phải hơn cả... "
Thầy giáo Thành vuốt lại mái tóc, đứng dậy, nói:
- Mời ông, ta sang văn phòng của công ty Liên Thành. Ông Hồ Tá Bang giờ này thường ở bên đó.
Hai người bước ra sân. Sương chiều ngòai cửa bể như những tấm lụa trắng và phơn phót hồng bay vào thành phố hoàng hô
*
* *
Một ngày chủ nhật.
Nước thủy triều ròng kiệt. Cửa bể Phan Thiết trải một màu nâu bầm. Bãi biển lùi rộng ra xa. Từng đàn chim biển lên phơi nắng, xòe những đôi cánh trắng phau giữa thềm cát mịn màng. Những con còng, dã tràng lên dày như mắt sàng.
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đưa học trò đi chơi biển, học tập ngòai trời. Thầy mặc áo sơ-mi cộc tay, quần soóc đều màu trắng, đội mũ cốt bần lợp vải quét phấn trắng, chân đi giày băng-túp. Đám học trò con trai cùng mặc đồng phục như thầy giáo. Hai cô nữ sinh mặc áo dài màu trắng...
Ra khỏi phố, thầy trò leo lên những động cát. Trèo lên được hai ba bước lại tuột xuống một bước. Nhiều em lên được ngọn động, níu tay nhau ngồi bệt xuống, cát chuồi tuột xuống chân dốc, các em cười khóai chá. Hai cô nữ sinh thì mải mê tìm các vỏ sò vỏ ốc có hình thù và màu sắc vân dạng kỳ thú...
Thầy Thành bâng khuâng nhìn. biển nước ròng, bờ xa nắng trải những cồn cát, nương dâu liền một dải chân trời. Thầy cảm nhận những cánh buồm mọc thẳng trên nền biển xanh có sức kêu gọi con người đứng dậy mà đi tới. Thầy gọi học trò đến ngồi xưng quanh trên động cát có bóng cây cổ thụ. Thầy hỏi:
- Các trò có biết tại sao người dân chài lại trồng các loại cây cao to, có rễ sâu, tán rộng trên bờ biển không?
- Thưa thầy, để có bóng mát họ ngồi chơi như thầy trò ta đang ngồi ạ. Một em khác nói:
- Họ trồng cây to trước cửa bể để lấy gỗ đóng thuyền, làm chèo, làm lái ạ...
Thầy Thành cười. Các em nhìn nhau cười khúc khích. Thầy ôn tồn nói:
- Các trò nói có phần đúng. Nhưng các trò phải hiểu là loại gỗ dùng đóng thuyền, làm chèo, làm lái phải là loại gỗ ít ngấm nước, nhẹ mà dẻo mới được. Còn những cây người ta trồng trước cửa bể là cốt để làm “cột tiêu” cho thuyền bè lúc trở về bến.
Thầy chỉ tay ra phía xa khơi:
- Các trò có thích những cánh buồm đi khơi kia không?
Trò Nguyễn Thành Tây vẻ nghịch ngợm:
- Thưa thầy, nhường hai bạn "quần thoa" vốn có nhiều cao kiến nói về cảm tưởng cánh buồm trên biển ạ.
Hai cô nữ sinh mặt đỏ dừ, tay cầm con ốc chông vẽ vẽ trên cát. Đám con trai cười, nháy nháy mắt nhau. Thầy Thành gõ gõ lên đầu em Tây:
- Lại trêu chọc bạn, thầy sẽ phạt ngồi nhà như lần đi chơi núi mới rồi đó nghe.
Nguyễn Thành Tây cười tủm tỉm. Cả đám học trò đua nhau nói những cảm nghĩ của mình về cánh buồm trên biển cả. Có em đã tưởng tượng:
- Thưa thầy con thấy biển là một trang vở lớn mà buồm là chữ "A".
Một em khác nói tranh:
- Cánh buồm là dấu than (!) trên trang vở biển nữa, thưa thầy...
Thầy Thành cười:
- Dạ, người ta ví:
Chí làm trai tựa cánh buồm biển cả,
Tấm lòng già như cây lớn quê hương
Nghe thầy Thành đọc hai câu thơ, các em hết nhìn ra biển lại ngước trông lên ngọn cây. Thầy nói, vẻ đầy tin tưởng:
- Thầy vừa qua tuổi thiếu niên, thầy đọc cho các trò nghe một bài thơ mà thầy đã thuộc cách đây vài năm.
Có em hỏi:
- Chúng em chép vào các-nê (sổ tay) có được không, thưa thầy?
- Được. - Thầy đọc chầm chậm:
Hú hồn thiếu niên
Ngồi ngẫm chuyện năm châu trên trái đất,
Sóng văn minh dồn dập nổi phong trào.
Kìa như ai người thì khôn, sức thì mạnh, đất thì rộng, của thì nhiều,
Trời há lẽ riêng chi một cõi!
Sao ta cứ dã man quen thói,
Khom thân nô mà luồn cúi dưới cường quyền?
Hú ba hồn các chú thiếu niên!...
Một ông lão vai vắt tấm lưới từ trong xóm chài đi ra, theo sau ông là đám trẻ con không áo, không quần, lấm lem đất cát.
Thầyói nhỏ với các em:
- Lúc khác thầy sẽ đọc tiếp cho các trò nghe những bài thơ, bài ca mới mà thầy đã thuộc. Giờ thầy trò mình đến bắt chuyện với ngư dân, họ sẽ kể cho nghe vô số chuyện lạ trên bể...
Nhìn thấy thầy Thành, ông lão giơ tay quá đầu, nói oang oang:
- Ồ! ồ! Thầy giáo ở trong phố. Chào thầy.
- Cháu chào cụ. Hôm nay biển lặng mà cụ nghỉ nhà, hả cụ?
- Ờ... Ờ... Đáng lẽ đã ở ngòai khơi, biển bữa nầy lặng như ao. Nhưng vàng lưới bọn tui bị mập và cá nóc nó cắn, nhiều tấm rách quá trời, phải nghỉ đến mấy ngày vá víu đã thầy giáo ạ.
Mấy đứa trẻ đứng đằng xa nhìn đám học trò áo quần trắng đẹp, vẻ thèm khát, không dám đến gần.
Thầy Thành hỏi ông lão:
- Cháu định đưa học trò vô xóm để các cụ, các ông nói cho nghe những chuyến đi khơi, về lộng, tháo động vượt bão ạ.
- Trong xóm bữa nầy hổng có ai ở nhà đâu. Những ông cùng thuyền với tui cũng đang đi mỗi người một việc. Chỉ còn tui vừa vá lưới, vừa ra coi thuyền, chờ nước ròng đưa thuyền xuống theo. - ông nhìn ra phía xa, nói: - Để hôm biển động, mời thầy đến xóm chài bầy tui, muốn nghe mấy cũng được. Chuyện đi biển kể mấy ngày, mấy tháng cũng chẳng hết, thầy ạ.
Ông già đi thủng thỉnh xuống thuyền. Thầy Thành dẫn đám học trò đi lại chỗ mấy đứa bé trần trùng trục ngồi bệt dưới cát. Thấy người lạ, mấy đứa nhỏ sợ, vùng ra khỏi cát, chạy lùi từng bước, có hai e tuổi nhất đứng im nhìn... Thầy Thành cười, nói:
- Chẳng ai làm gì các em đâu mà các em sợ. Các em đến đây, thầy và các anh, các chị cho kẹo.
Mấy em lớn máy máy bàn tay mềm mại, đám trẻ trở lại gần bên thầy Thành và các anh chị học sinh...
Thầy Thành đưa gói kẹo cho hai nữ sinh phát cho các em. Thầy đứng nhìn mấy em gầy ốm bé nhỏ nhất trong đám trẻ. Thầy hỏi:
- Em bé này chắc nhà đói lắm, phải không?
- Thưa nhà nó đói, đói dữ, má nó vừa mới chết ạ.
Thầy Thành sập mi mắt xuống, lông mày rung rung. Thầy ngồi thụp xuống, bế xốc em bé lên vai. Nó hơi hốt, hai chân chuồi chuồi, lấm cả vạt áo trắng trước ngực áo thầy. Thầy dỗ dành:
- Về nhà em... thầy sẽ cho em nhiều kẹo mà.
Thầy Thành bế em bé mồ côi cùng với các em học trò đi theo đám trẻ về xóm chài.
Khi qua giếng thơi, thầy đặt em bé mồ côi xuống. Mượn được một số gàu, thầy và trò múc nước tắm cho đám trẻ. Hai nữ sinh cuốn gọn tà áo dài quanh người, múc nước giội cho em bé nhất. Thầy Thành vừa kỳ cọ cho các em, vừa dặn:
- Ngày ngày các em phải tắm cho sạch. Ăn uống đã khổ, người lại bẩn thỉu thì không lớn, không khỏe mạnh được. Ba má bận đi làm chài, đánh lưới thì em lớn tắm cho em nhỏ. Ở cùng xóm phải giúp đỡ nhau...
Một số bà con trong xóm thấy chuyện lạ chạy ra, nói bô lô ba la một chập: "Trời đất! Trời đất!... Mấy thầy, mấy cậấy cô tốt bụng... tốt bụng quá lận. Có đời thuở mô người trên tỉnh sang trọng lại xuống cái xóm mường nước mặn này... Cho con nít kẹo, tắm gội cho chúng nữa nhớ! Hiếm thấy! Hiếm thấy trên trần gian đó nghe..."
Bà cụ già móm mém nhìn những vết lấm lem trên áo thầy Thành cụ cười một nụ cười héo hắt chỉ còn lợi. Cụ cầm một miếng trầu, đặt vào thành giếng, trở sống dao dần dần. Thầy Thành đỡ lấy tay cụ:
- Để cháu nhai giùm cụ, giã kiểu này đã không mềm mà ăn lại lạt lẽo.
Bà cụ ngạc nhiên, hai mắt nhìn thầy Thành chằm chằm:
- Răng thầy trắng ngọc, trắng ngà mà thầy rành cả việc nhai trầu?
- Cháu thường nhai trầu cho bà ngoại của cháu, cụ ạ.
- Thầy thương trẻ quý già. Lạ lùng lắm! Ước chi ông quan đầu triều, đức vua đầu nước có lòng thương người như thầy thì cánh dân đen bầy tui được mát mặt đôi ba phần!
Thầy Thành chắp tay xá xá bà cụ và những người xóm chài.
Trên đường về, thầy Thành nói với học trò:
- Các trò thấy đó, bà cụ sống trên cửa bể nầy đã rụng hết răng mà cũng không sắm nổi chiếc cối giã trầu. Cảnh dân mình khổ vậy đó. Thầy đi từ ngòai xứ Nghệ vô đây, nơi nào thầy cũng thấy người dân sống lầm than, tối tăm, nhục nhằn! Thầy nghĩ là chúng ta học cái chữ để biết được điều hay lẽ phải trên đời và theo thầy, trước hết là học để biết và làm được những việc ích nước lợi dân...
Từ trong xóm chài cất lên tếng võng đưa và tiếng ru con:
Sớm Nam rồi đến chiều nồm,
Anh đi để lại biển buồn cho em...