Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Búp sen xanh - Phần 2 chương 23
23
Thị xã Phan Thiết tắm nắng hoàng hôn. Cửa biển phơn phớt hồng. Chân trời Tây như đám cháy lớn. Những đám mây ngũ sắc trải đều khắp bầu trời. Từng đàn dang sải cánh bay ngang trời như những mũi tên khổng lồ xỉa về hướng Tây. Những đám trẻ con nô đùa dưới sân, nhìn lên trời bắt chước đàn chim dang, nắm tay nhau nhảy lò cò, hát líu lo:
Dang dang díu díu
Cánh níu níu nhau
Bay thiệt là mau
Qua trời qua bể.
Thầy giáo Thành đi dạo phố một mình, mắt lắng sâu những điều đang thầm nghĩ... Nhìn đám trẻ nhỏ nhảy nhót hát ca, thầy Thành thấy niềm vui của các em lan vào lòng mình dìu dịu. Thầy cố lưu lại niềm vui nho nhỏ ấy trên dọc đường đi dạo ban chiều.
Bên bến sông. Thuyền đậu san sát, gối mũi lên bờ những con thuyền vừa cập bến, hoàng hôn nhuộm thắm cánh buồm. Thầy Thành đưa mắt quan sát từng con thuyền từ các phương xa tới ăn nước mắm Phan Thiết Thuyền từ Sài Gòn, Gia Định, Sa Đéc, An Giang, Huế, Hà Nội... cập bến.
Thầy Thành dừng bước trước mũi những con thuyền từ Sài Gòn ra. Trên thuyền vắng vẻ, mọi người đã đi chơi phố, chỉ còn lại một người gác thuyền. Thầy Thành dạo bước dọc theo bờ sông, nhưng mắt vẫn đóai trông về những con thuyền đã trải qua muôn trùng sóng nước vừa ghé bến nghỉ ngơi.
Người gác thuyền nhìn lên bờ thấy thầy giáo Thành thì ngờ ngợ như đã được gặp ở đâu rồi. Anh ta nháy lên bờ, chạy theo thầy Thành:
- Thưa... thưa thầy thầy ký!
Thầy Thành ngóai về sau, dừng bước:
- Anh gọi ai?
- Thưa thầy ký... tôi trông thầy quen lắm, hình như đã được gặp thầy ở một chỗ mô rồi.
- Tôi dạy học ở đây. Tôi không phải là thầy ký, thầy thông.
- Dạ... dạ, thưa thầy giáo, thầy dạy trường Dục Thanh ạ? Ồ! Quý hóa quá. Thầy dạy học ở trường của các nhà hằng tâm hằng sản.
- Anh gọi tôi có chuyện gì không?
- Dạ... bẩm thầy...
- Ấy chết! - Thầy Thành đỡ lời. - Anh đừng thưa bẩm, tôi với anh đâu có khác gì nhau.
- Thưa thầy giáo, tui là phu khuân vác bến cảng Nhà Rồng. Thỉnh thoảng mới đi một chuyến ra đâước mắm. Tôi nhìn thầy rất quen mà chưa nhớ ra được.
Hai người bước dọc bờ sông. Trăng rằm ửng lên màu hoa mướp. Dòng sông loang lóang ánh bạc. Người phu thuyền thỉnh thoảng nhìn thầy Thành như để tìm kiếm nhớ lại một kỷ niệm xa xôi. Anh dè dặt hỏi:
- Thầy có ra Huế lần mô không?
- Tôi đã học ở Huế.
- Rứa thì - người phu thuyền xoa xoa hai bàn tay - thầy học ở Huế năm mô hề?
- Tôi ở Huế khá lâu. Tôi mới xa Huế cuối 1908 vô đây.
Người phu thuyền dừng bước, hai tay ôm chầm lấy cánh tay thầy giáo Thành:
- Thầy giáo ơi! Đúng là đây rồi. Tui đã không lầm. Thầy là người đã cứu tui lúc bị bọn lính Tây đánh dập đầu. - Anh vén tóc: - Đây nì, vết sẹo ở góc trán ni, tôi quên răng được người học trò đã xé áo của mình băng bó cứu tui... Đúng thầy là ân nhân của tui.
Thầy Thành đã nhớ ra người bị khủng bố trong cuộc xuống đường đấu tranh ở Huế hiện đang đi bên cạnh, nhưng thầy vẫn giữ thái độ bình thản.
Thầy nói:
- Gặp cảnh ấy, với bất cứ ai còn nhớ nghĩa đồng bào thì đều xắn tay vào cùng chia sẻ. Cho nên, anh đừng coi người đã làm việc đó là ân nhân của mình...
- Thầy là người quân tử "thi ân bất cầu báo". Phần tui người được cứu giúp thì phải biết nhớ ơn, nhớ cả đời mình. - Anh chân thành và khẩn khoản: - May mắn cho tôi được gặp lại thầy tại chỗ ni. Xin mời thầy quá bộ xuốnguyền tui để được hầu chuyện với thầy cho thỏa cái bụng của tui. Hiện thời dưới thuyền không có ai cả.
Thầy Thành bấy lâu ở Phan Thiết mà lòng đang ấp ủ một dịp đi thẳng vào Sài Gòn. Đây là cơ hội hiếm có. Thầy vui vẻ xuống thuyền và thân mật dặn:
- Tôi đã dự định đi vô Sài Gòn, rất muốn biết hiện tình trong đó ra sao. Nhưng anh đừng vội nói với ai việc tôi sẽ đi vô trỏng nhá.
- Thầy giáo cứ vững tin ở cái bụng tui. - Anh chỉ tay vào ngực mình. - Tư Lê ni đã một lần đổ máu bên cầu Tràng Tiền, thầy là đấng cứu khổ cứu nạn của tui từ lúc đó...
Hai người ngồi trên sạp ở khoang lái. Mũi thuyền vẫn gối lên bờ sông. Bóng cây in xuống dòng sông vàng ngời ngợi. Tư Lê lấy ra một chai rượu và hai chiếc chén con, cầm trên tay chén rượu sóng sánh ánh trăng, giọng xúc động:
- Thầy giáo ạ Cái phận tui khổ nhục từ tấm bé. Mệ cha nghèo, có được ít sào ruộng, lệnh quan trên xuống trưng mua để xây công sở chi đó, họ cho được một ít tiền. Cha tui đưa vợ con ra kinh thành kiếm sống. Chưa tìm được việc làm, cha tui ngộ bệnh chết. Mệ tui với hai bàn tay trắng, lại một nách hai con, sống vất vưởng ở giữa nơi kẻ chợ... Tui phải đi mần mướn từ lúc mới mười bốn tuổi. Hôm tui theo những người đi đòi bỏ xâu bỏ thuế ở Huế là vừa tròn mười tám tuổi thôi. Và sau lần bị khủng bố ấy, tui phải trốn vô tận Sài Gòn để kiếm ăn và tránh bọn cò tầm nã. Mệ và em gái tui ở lại Huế, thầy ạ...
Thầy Thành đặt bàn tay trên miệng chén rượu, đầu hơi cúi, tiếng nói buồn bã:
- Dưới cái gầm trời nước Nam mình sao toàn là cảnh đau khổ
- Thầy giáo ơi! Ông trời cũng run rủi cho tui được gặp thầy. "Một lời thành bạn tương tri, một ngày nên nghĩa xướng tùy trăm năm". Vậy xin thầy uống với tui một ly rượu lạt mừng cho cái phận tui còn có phước.
Thầy Thành nâng chén rượu, nói:
- Tôi không biết uống rượu. Gặp anh, quý mến tình anh, tôi uống với anh chén rượu dưới trăng đêm nay. - Thầy Thành đặt chén rượu xuống, tựa tay lên be thuyền, nói chậm rãi: - Anh Tư đã nói đến tình bạn tương tri, vậy tôi xin nói thật điều tôi đang ấp ủ.
- Trời đất! - Tư Lê thốt lên. - Thầy giáo hãy tin Tư Lê ni mà!
- Tôi tin nên mới ngỏ ý với anh là: buổi gặp nhau này tôi muốn kết bạn với anh và sẽ cùng anh vô cảng Nhà Rồng làm thợ.
- Trời trời! - Tư Lê nhổm người như muốn nhảy lên. Nhưng anh lại sững sờ: - Thầy là người có học thức rộng, làm nghề sang trọng, nhàn hạ, được mọi người trọng vọng, tội chi mà dấn thân vô đám cu li bầy tui?
- Tôi nghĩ là mình không thể nào tìm riêng cho mình một đời sống vương giả, trong lúc người dân xứ mình đang sống lam lũ, tối như đêm dày như đất, roi quan người ta trút xuống đầu, gậy quan người Tây nện xuống lưng và còn hàng trăm thứ áp bức, đè nén khác chồng chất lên thân họ.
- Trời...! - Tư Lê ôm chầm lấy thầy giáo Thành. - Tui xin rước thầy về với cánh thợ thuyền này! Cánh thợ xóm tui chơi được, thầy giáo ạ. - Anh nâng chén rượu vàng trăng: - Thầy ít uống thì cạn với tui ly này nữa, ta mừng cho tình đời thợ của ta bắt đầu...
- Từ giờ khắc này anh đừng gọi tôi là thầyà gọi tôi bằng tên thôi. Tên tôi là Thành, Nguyễn Tất Thành.
- Thầy đã cho phép vậy, tui sướng cái bụng quá. Nhưng thầy vốn là bậc đàn anh của tui.
Thầy Thành lắc đầu:
- Là bạn.
Tư Lê vẫn sôi nổi:
- Tui là thứ tư, muốn được gọi thầy là anh Ba. Anh Ba của tui, anh Ba của xóm thợ nay mai...
- Tôi nhận cái tên mà anh đã đặt cho. Nhưng tôi vẫn là bạn ngang hàng với anh chứ đừng xếp sắp ngôi thứ kẻ trên người dưới nó kỳ lắm.
Tư Lê giọng xúc động:
- "Một khi lòng đến với lòng, dù chênh dù lệch vẫn không nề hà", anh Ba ạ...
Trăng đã ghé về Tây. Những người đi chơi phố đã lác đác trở về thuyền. Tư Lê tiễn anh Ba lên bờ. Trăng in bóng anh Ba thấp thóang xa dần.
*
* *
Tiếng trống trường Dục Thanh ngân trong sương sớm. Chim hải âu sải cánh trên cửa bể mù xa.
Học trò hăm hở vào các lớp. Từ trong phòng "từ hàn", thầy hiệu trưởng Nguyễn Quý Anh ngạc nhiên hỏi:
- Thầy Thành bữa nay đến muộn? Lạ quá! Chắc thầy mệt.
Một thầy giáo đỡ lời:
- Ch là thầy có việc chi đó chứ chiều qua thầy vừa đến chơi, thăm hỏi gia đình các ông trong hội đồng quản trị công ty kia mà?
- Phải rồi. - Nguyễn Quý Anh nói. - Bữa qua, thầy Thành cũng chơi khá lâu ở bên nhà tôi lúc chập chiều. Thầy còn bàn với tôi việc lập thư viện của trường để học trò có nhiều sách đọc. Sau đó thầy sang bác Lội vừa đi công cán ở Mũi Né về.
Các thầy giáo đều đến đông đủ trong phòng thầy hiệu trưởng, ai cũng ngỡ ngàng trước việc vắng thầy Thành.
Học trò ở các lớp cũng bắt đầu xôn xao:
- Thầy Thành đi đâu từ đêm qua?
- Thầy Thành bị ốm chắc?
- Thầy Thành gặp chuyện chi không lành?
Vừa lúc đó, ông Hồ Tá Bang đến, vẻ mặt buồn buồn. Ông đi thẳng vào phòng thầy Nguyễn Quý Anh. Các thầy giáo đứng xúm xít quanh ông, dọc hành lang; ngòai sân cỏ, học trò tụm năm tụm ba nhìn nhau, vẻ mặt em nào cũng ngơ ngẩn.
Ông Hồ Tá Bang nói thong thả:
- Mới tức thời tôi được tin người nhà cho hay, sáng nay thầy Thành không đến phòng trà dùng trà và ăn điểm tâm. Tôi đinh ninh thầy hiệu trưởng và các thầy đã biết được thầy Thành có việc phải đi?
Thầy Của băn khoăn nói:
- Gần đây tôi thấy thầy Thành tư lự nhiều, thầy thường đàm đạo hiện tình đất nước với các ông Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất. Tôi thỉnh thoảng cũng dự nghe.
- Tôi cũng ngờ ngợ cái điều mà thầy Của nhận xét: thầy Thành gần đây có một tâm sự khác với lúc thầy mới đến trường. Lúc nào thầy có chút thì giờ là bàn đến chuyện: có con đường nào cứu được, nước nhà thóat khỏi vòng nô lệ?
Ông Hồ Tá Bang định nói thêm điều gì thì ông già Tám, người chăm lo cơm nước cho thầy Thành, cầm hai phong thư chạy đến, vẻ mặt ngơ ngác:
- Các thầy ơi! Thầy Thành để thư lại trong phòng đây ạ.
Mọi người dồn cả về phía ông già Tám.
- Thầy Thành để thư ở chỗ nào? - Thầy hiệu trưởng hỏi.
- Thưa... tui lật gối lên thấy hai phong thư, tui không biết chữ, nhưng dám chắc là thư thầy Thành để lại tui cầm chạy vội tôi đây...
Thầy hiệu trưởng đọc to lá thư của thầy Thành gửi lại Ban bảo trợ trường và các thầy giáo của trường. Mọi người ngồi lặng nghe.
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Quý Anh nói:
- Việc thầy Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh ra đi theo tiếng gọi của, lý tưởng, đó là điều vui lớn chứ chẳng có gì để chúng ta phải băn khoăn.
Ông Hồ Tá Bang nói:
- Cái chậu thủy tinh nuôi được con cá vàng, không thể nuôi được giống cá côn. Chiếc lồng son nuôi chim họa mi, chim hoàng yến, không thể nuôi được chim đại bàng. Trường Dục Thanh của chúng ta không thể là nơi luyện chí anh hùng của thầy Nguyễn Tất Thành. Tôi đã cầm chắc cái điều ấy ngay từ những ngày đầu cậu ấm Thành bước chân tới đây...
- Để các trò khỏi phải chờ sốt ruột, tôi muốn mời Hồ tiên sinh công bố phong thư thầy Thành để lại cho học trò.
Tiếp lời thầy hiệu trưởng, mọi người dồn mắt về ông Hồ Tá Bang.
- Phải rồi. Mời tiên sinh, mời tiên sinh tuyên độc (đọc) cho các trò nghe...
Học sinh từ các lớp dã xếp hàng tề chỉnh trên sân trường. Ông Hồ Tá Bang đứng trên thềm cao, phía sau ông là các thầy giáo. Ông nói:
- Các trò nhớ bình tâm, tĩnh trí để nghe cho rõ rành những lời thầy Nguyễn Tất Thành để lại cho các trò trước lúc ra đi.
Mắt các em mở to chớp chớp, đợi chờ. Giọng ông Hồ Tá Bang sáng và ấm:
Các trò thân yêu! Thầy biết là các trò rất yêu mến thầy. Nhưng thầy không thể ở lại trường Dục Thanh dài hơn nữa, dạy thêm cho các trò những bài học, kể thêm những câu chuyện cổ tích, chuyện đời xưa cho các trò nghe. Thầy phải đi, đi rất xa. Ước mơ một ngày mai nước nhà độc lập tự do kêu gọi thầy dấn bước ra đi. Cho nên thầy để lại lời từ giã mà không tiện gặp đầy đủ các em trước lúc lên đường (Trong hàng ngũ các em có nhiều tiếng thút thít. Ông Hồ Tá Bang giọng đọc cũng nghẹn ngào). Thầy ra đi nhưng lòng vẫn hằng mong các em là những trò giỏi của trường, con ngoan của gia đình, ra đường biết kính người già, nhường em nhỏ, yêu quý mọi người...
Các trò thương mến, thầy đi xa, lòng vẫn nhớ, vẫn gần các trò. Thầy đã không kịp mua sách, thầy để lại hai đồng bạc góp vào quỹ thư viện trường Dục Thanh của chúng ta.
Ch các trò tấn tới!
Hồn nước gọi chúng ta lên phía trước!
Ngày... tháng 10 năm 1910
Nguyễn Tất Thành
Ông Hồ Tá Bang và các thầy giáo bồi hồi nhìn học trò. Học trò mắt ướt nhìn ngẩn ngơ bốn phía kiếm tìm...
Những áng mây nhuộm nắng ban mai bay ra biển xa xăm.
Thị xã Phan Thiết tắm nắng hoàng hôn. Cửa biển phơn phớt hồng. Chân trời Tây như đám cháy lớn. Những đám mây ngũ sắc trải đều khắp bầu trời. Từng đàn dang sải cánh bay ngang trời như những mũi tên khổng lồ xỉa về hướng Tây. Những đám trẻ con nô đùa dưới sân, nhìn lên trời bắt chước đàn chim dang, nắm tay nhau nhảy lò cò, hát líu lo:
Dang dang díu díu
Cánh níu níu nhau
Bay thiệt là mau
Qua trời qua bể.
Thầy giáo Thành đi dạo phố một mình, mắt lắng sâu những điều đang thầm nghĩ... Nhìn đám trẻ nhỏ nhảy nhót hát ca, thầy Thành thấy niềm vui của các em lan vào lòng mình dìu dịu. Thầy cố lưu lại niềm vui nho nhỏ ấy trên dọc đường đi dạo ban chiều.
Bên bến sông. Thuyền đậu san sát, gối mũi lên bờ những con thuyền vừa cập bến, hoàng hôn nhuộm thắm cánh buồm. Thầy Thành đưa mắt quan sát từng con thuyền từ các phương xa tới ăn nước mắm Phan Thiết Thuyền từ Sài Gòn, Gia Định, Sa Đéc, An Giang, Huế, Hà Nội... cập bến.
Thầy Thành dừng bước trước mũi những con thuyền từ Sài Gòn ra. Trên thuyền vắng vẻ, mọi người đã đi chơi phố, chỉ còn lại một người gác thuyền. Thầy Thành dạo bước dọc theo bờ sông, nhưng mắt vẫn đóai trông về những con thuyền đã trải qua muôn trùng sóng nước vừa ghé bến nghỉ ngơi.
Người gác thuyền nhìn lên bờ thấy thầy giáo Thành thì ngờ ngợ như đã được gặp ở đâu rồi. Anh ta nháy lên bờ, chạy theo thầy Thành:
- Thưa... thưa thầy thầy ký!
Thầy Thành ngóai về sau, dừng bước:
- Anh gọi ai?
- Thưa thầy ký... tôi trông thầy quen lắm, hình như đã được gặp thầy ở một chỗ mô rồi.
- Tôi dạy học ở đây. Tôi không phải là thầy ký, thầy thông.
- Dạ... dạ, thưa thầy giáo, thầy dạy trường Dục Thanh ạ? Ồ! Quý hóa quá. Thầy dạy học ở trường của các nhà hằng tâm hằng sản.
- Anh gọi tôi có chuyện gì không?
- Dạ... bẩm thầy...
- Ấy chết! - Thầy Thành đỡ lời. - Anh đừng thưa bẩm, tôi với anh đâu có khác gì nhau.
- Thưa thầy giáo, tui là phu khuân vác bến cảng Nhà Rồng. Thỉnh thoảng mới đi một chuyến ra đâước mắm. Tôi nhìn thầy rất quen mà chưa nhớ ra được.
Hai người bước dọc bờ sông. Trăng rằm ửng lên màu hoa mướp. Dòng sông loang lóang ánh bạc. Người phu thuyền thỉnh thoảng nhìn thầy Thành như để tìm kiếm nhớ lại một kỷ niệm xa xôi. Anh dè dặt hỏi:
- Thầy có ra Huế lần mô không?
- Tôi đã học ở Huế.
- Rứa thì - người phu thuyền xoa xoa hai bàn tay - thầy học ở Huế năm mô hề?
- Tôi ở Huế khá lâu. Tôi mới xa Huế cuối 1908 vô đây.
Người phu thuyền dừng bước, hai tay ôm chầm lấy cánh tay thầy giáo Thành:
- Thầy giáo ơi! Đúng là đây rồi. Tui đã không lầm. Thầy là người đã cứu tui lúc bị bọn lính Tây đánh dập đầu. - Anh vén tóc: - Đây nì, vết sẹo ở góc trán ni, tôi quên răng được người học trò đã xé áo của mình băng bó cứu tui... Đúng thầy là ân nhân của tui.
Thầy Thành đã nhớ ra người bị khủng bố trong cuộc xuống đường đấu tranh ở Huế hiện đang đi bên cạnh, nhưng thầy vẫn giữ thái độ bình thản.
Thầy nói:
- Gặp cảnh ấy, với bất cứ ai còn nhớ nghĩa đồng bào thì đều xắn tay vào cùng chia sẻ. Cho nên, anh đừng coi người đã làm việc đó là ân nhân của mình...
- Thầy là người quân tử "thi ân bất cầu báo". Phần tui người được cứu giúp thì phải biết nhớ ơn, nhớ cả đời mình. - Anh chân thành và khẩn khoản: - May mắn cho tôi được gặp lại thầy tại chỗ ni. Xin mời thầy quá bộ xuốnguyền tui để được hầu chuyện với thầy cho thỏa cái bụng của tui. Hiện thời dưới thuyền không có ai cả.
Thầy Thành bấy lâu ở Phan Thiết mà lòng đang ấp ủ một dịp đi thẳng vào Sài Gòn. Đây là cơ hội hiếm có. Thầy vui vẻ xuống thuyền và thân mật dặn:
- Tôi đã dự định đi vô Sài Gòn, rất muốn biết hiện tình trong đó ra sao. Nhưng anh đừng vội nói với ai việc tôi sẽ đi vô trỏng nhá.
- Thầy giáo cứ vững tin ở cái bụng tui. - Anh chỉ tay vào ngực mình. - Tư Lê ni đã một lần đổ máu bên cầu Tràng Tiền, thầy là đấng cứu khổ cứu nạn của tui từ lúc đó...
Hai người ngồi trên sạp ở khoang lái. Mũi thuyền vẫn gối lên bờ sông. Bóng cây in xuống dòng sông vàng ngời ngợi. Tư Lê lấy ra một chai rượu và hai chiếc chén con, cầm trên tay chén rượu sóng sánh ánh trăng, giọng xúc động:
- Thầy giáo ạ Cái phận tui khổ nhục từ tấm bé. Mệ cha nghèo, có được ít sào ruộng, lệnh quan trên xuống trưng mua để xây công sở chi đó, họ cho được một ít tiền. Cha tui đưa vợ con ra kinh thành kiếm sống. Chưa tìm được việc làm, cha tui ngộ bệnh chết. Mệ tui với hai bàn tay trắng, lại một nách hai con, sống vất vưởng ở giữa nơi kẻ chợ... Tui phải đi mần mướn từ lúc mới mười bốn tuổi. Hôm tui theo những người đi đòi bỏ xâu bỏ thuế ở Huế là vừa tròn mười tám tuổi thôi. Và sau lần bị khủng bố ấy, tui phải trốn vô tận Sài Gòn để kiếm ăn và tránh bọn cò tầm nã. Mệ và em gái tui ở lại Huế, thầy ạ...
Thầy Thành đặt bàn tay trên miệng chén rượu, đầu hơi cúi, tiếng nói buồn bã:
- Dưới cái gầm trời nước Nam mình sao toàn là cảnh đau khổ
- Thầy giáo ơi! Ông trời cũng run rủi cho tui được gặp thầy. "Một lời thành bạn tương tri, một ngày nên nghĩa xướng tùy trăm năm". Vậy xin thầy uống với tui một ly rượu lạt mừng cho cái phận tui còn có phước.
Thầy Thành nâng chén rượu, nói:
- Tôi không biết uống rượu. Gặp anh, quý mến tình anh, tôi uống với anh chén rượu dưới trăng đêm nay. - Thầy Thành đặt chén rượu xuống, tựa tay lên be thuyền, nói chậm rãi: - Anh Tư đã nói đến tình bạn tương tri, vậy tôi xin nói thật điều tôi đang ấp ủ.
- Trời đất! - Tư Lê thốt lên. - Thầy giáo hãy tin Tư Lê ni mà!
- Tôi tin nên mới ngỏ ý với anh là: buổi gặp nhau này tôi muốn kết bạn với anh và sẽ cùng anh vô cảng Nhà Rồng làm thợ.
- Trời trời! - Tư Lê nhổm người như muốn nhảy lên. Nhưng anh lại sững sờ: - Thầy là người có học thức rộng, làm nghề sang trọng, nhàn hạ, được mọi người trọng vọng, tội chi mà dấn thân vô đám cu li bầy tui?
- Tôi nghĩ là mình không thể nào tìm riêng cho mình một đời sống vương giả, trong lúc người dân xứ mình đang sống lam lũ, tối như đêm dày như đất, roi quan người ta trút xuống đầu, gậy quan người Tây nện xuống lưng và còn hàng trăm thứ áp bức, đè nén khác chồng chất lên thân họ.
- Trời...! - Tư Lê ôm chầm lấy thầy giáo Thành. - Tui xin rước thầy về với cánh thợ thuyền này! Cánh thợ xóm tui chơi được, thầy giáo ạ. - Anh nâng chén rượu vàng trăng: - Thầy ít uống thì cạn với tui ly này nữa, ta mừng cho tình đời thợ của ta bắt đầu...
- Từ giờ khắc này anh đừng gọi tôi là thầyà gọi tôi bằng tên thôi. Tên tôi là Thành, Nguyễn Tất Thành.
- Thầy đã cho phép vậy, tui sướng cái bụng quá. Nhưng thầy vốn là bậc đàn anh của tui.
Thầy Thành lắc đầu:
- Là bạn.
Tư Lê vẫn sôi nổi:
- Tui là thứ tư, muốn được gọi thầy là anh Ba. Anh Ba của tui, anh Ba của xóm thợ nay mai...
- Tôi nhận cái tên mà anh đã đặt cho. Nhưng tôi vẫn là bạn ngang hàng với anh chứ đừng xếp sắp ngôi thứ kẻ trên người dưới nó kỳ lắm.
Tư Lê giọng xúc động:
- "Một khi lòng đến với lòng, dù chênh dù lệch vẫn không nề hà", anh Ba ạ...
Trăng đã ghé về Tây. Những người đi chơi phố đã lác đác trở về thuyền. Tư Lê tiễn anh Ba lên bờ. Trăng in bóng anh Ba thấp thóang xa dần.
*
* *
Tiếng trống trường Dục Thanh ngân trong sương sớm. Chim hải âu sải cánh trên cửa bể mù xa.
Học trò hăm hở vào các lớp. Từ trong phòng "từ hàn", thầy hiệu trưởng Nguyễn Quý Anh ngạc nhiên hỏi:
- Thầy Thành bữa nay đến muộn? Lạ quá! Chắc thầy mệt.
Một thầy giáo đỡ lời:
- Ch là thầy có việc chi đó chứ chiều qua thầy vừa đến chơi, thăm hỏi gia đình các ông trong hội đồng quản trị công ty kia mà?
- Phải rồi. - Nguyễn Quý Anh nói. - Bữa qua, thầy Thành cũng chơi khá lâu ở bên nhà tôi lúc chập chiều. Thầy còn bàn với tôi việc lập thư viện của trường để học trò có nhiều sách đọc. Sau đó thầy sang bác Lội vừa đi công cán ở Mũi Né về.
Các thầy giáo đều đến đông đủ trong phòng thầy hiệu trưởng, ai cũng ngỡ ngàng trước việc vắng thầy Thành.
Học trò ở các lớp cũng bắt đầu xôn xao:
- Thầy Thành đi đâu từ đêm qua?
- Thầy Thành bị ốm chắc?
- Thầy Thành gặp chuyện chi không lành?
Vừa lúc đó, ông Hồ Tá Bang đến, vẻ mặt buồn buồn. Ông đi thẳng vào phòng thầy Nguyễn Quý Anh. Các thầy giáo đứng xúm xít quanh ông, dọc hành lang; ngòai sân cỏ, học trò tụm năm tụm ba nhìn nhau, vẻ mặt em nào cũng ngơ ngẩn.
Ông Hồ Tá Bang nói thong thả:
- Mới tức thời tôi được tin người nhà cho hay, sáng nay thầy Thành không đến phòng trà dùng trà và ăn điểm tâm. Tôi đinh ninh thầy hiệu trưởng và các thầy đã biết được thầy Thành có việc phải đi?
Thầy Của băn khoăn nói:
- Gần đây tôi thấy thầy Thành tư lự nhiều, thầy thường đàm đạo hiện tình đất nước với các ông Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất. Tôi thỉnh thoảng cũng dự nghe.
- Tôi cũng ngờ ngợ cái điều mà thầy Của nhận xét: thầy Thành gần đây có một tâm sự khác với lúc thầy mới đến trường. Lúc nào thầy có chút thì giờ là bàn đến chuyện: có con đường nào cứu được, nước nhà thóat khỏi vòng nô lệ?
Ông Hồ Tá Bang định nói thêm điều gì thì ông già Tám, người chăm lo cơm nước cho thầy Thành, cầm hai phong thư chạy đến, vẻ mặt ngơ ngác:
- Các thầy ơi! Thầy Thành để thư lại trong phòng đây ạ.
Mọi người dồn cả về phía ông già Tám.
- Thầy Thành để thư ở chỗ nào? - Thầy hiệu trưởng hỏi.
- Thưa... tui lật gối lên thấy hai phong thư, tui không biết chữ, nhưng dám chắc là thư thầy Thành để lại tui cầm chạy vội tôi đây...
Thầy hiệu trưởng đọc to lá thư của thầy Thành gửi lại Ban bảo trợ trường và các thầy giáo của trường. Mọi người ngồi lặng nghe.
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Quý Anh nói:
- Việc thầy Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh ra đi theo tiếng gọi của, lý tưởng, đó là điều vui lớn chứ chẳng có gì để chúng ta phải băn khoăn.
Ông Hồ Tá Bang nói:
- Cái chậu thủy tinh nuôi được con cá vàng, không thể nuôi được giống cá côn. Chiếc lồng son nuôi chim họa mi, chim hoàng yến, không thể nuôi được chim đại bàng. Trường Dục Thanh của chúng ta không thể là nơi luyện chí anh hùng của thầy Nguyễn Tất Thành. Tôi đã cầm chắc cái điều ấy ngay từ những ngày đầu cậu ấm Thành bước chân tới đây...
- Để các trò khỏi phải chờ sốt ruột, tôi muốn mời Hồ tiên sinh công bố phong thư thầy Thành để lại cho học trò.
Tiếp lời thầy hiệu trưởng, mọi người dồn mắt về ông Hồ Tá Bang.
- Phải rồi. Mời tiên sinh, mời tiên sinh tuyên độc (đọc) cho các trò nghe...
Học sinh từ các lớp dã xếp hàng tề chỉnh trên sân trường. Ông Hồ Tá Bang đứng trên thềm cao, phía sau ông là các thầy giáo. Ông nói:
- Các trò nhớ bình tâm, tĩnh trí để nghe cho rõ rành những lời thầy Nguyễn Tất Thành để lại cho các trò trước lúc ra đi.
Mắt các em mở to chớp chớp, đợi chờ. Giọng ông Hồ Tá Bang sáng và ấm:
Các trò thân yêu! Thầy biết là các trò rất yêu mến thầy. Nhưng thầy không thể ở lại trường Dục Thanh dài hơn nữa, dạy thêm cho các trò những bài học, kể thêm những câu chuyện cổ tích, chuyện đời xưa cho các trò nghe. Thầy phải đi, đi rất xa. Ước mơ một ngày mai nước nhà độc lập tự do kêu gọi thầy dấn bước ra đi. Cho nên thầy để lại lời từ giã mà không tiện gặp đầy đủ các em trước lúc lên đường (Trong hàng ngũ các em có nhiều tiếng thút thít. Ông Hồ Tá Bang giọng đọc cũng nghẹn ngào). Thầy ra đi nhưng lòng vẫn hằng mong các em là những trò giỏi của trường, con ngoan của gia đình, ra đường biết kính người già, nhường em nhỏ, yêu quý mọi người...
Các trò thương mến, thầy đi xa, lòng vẫn nhớ, vẫn gần các trò. Thầy đã không kịp mua sách, thầy để lại hai đồng bạc góp vào quỹ thư viện trường Dục Thanh của chúng ta.
Ch các trò tấn tới!
Hồn nước gọi chúng ta lên phía trước!
Ngày... tháng 10 năm 1910
Nguyễn Tất Thành
Ông Hồ Tá Bang và các thầy giáo bồi hồi nhìn học trò. Học trò mắt ướt nhìn ngẩn ngơ bốn phía kiếm tìm...
Những áng mây nhuộm nắng ban mai bay ra biển xa xăm.