Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1: Chiếc điện thoại vẫn hoạt động trong bảy năm
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Edit: Nhan Tịch
Beta: TH
Sau này, có người nói với cô:
"Sau khi trưởng thành vẫn cứ tin tưởng vào tình yêu, đó không phải ngây thơ, mà là mơ ước."
-
"Chuyến bay từ New York đến AU079 đã hạ cánh..."
Màn hình quảng cáo ở sân bay phát đi phát lại những tin tức mới nhất. Trong sảnh lớn rực rỡ ánh đèn, người đi lại tấp nập. Có rất nhiều nhóm người đang ngóng chờ người thân, cũng có những người chờ đợi một mình.
"Mẹ, con vừa xuống máy bay, tám giờ tối sẽ lên xe lửa." Cố Văn Tư kẹp điện thoại trên vai, cô lấy tấm vé xe từ quầy bán vé tự động đã đặt trước trên mạng. Xung quanh đông nghịt người, cô kéo chiếc vali di chuyển một cách khó khăn như con kiến trôi trên dòng nước lũ.
Vất vả lắm mới tìm được chỗ ngồi tại cửa tiệm thức ăn nhanh, cô đặt cái ba lô lớn lên đầu gối, cảm thấy nhẹ nhõm hẳn ra.
Phía trước bức tường bằng kính trong suốt và sạch sẽ là những bóng dáng vội vã quen thuộc của người tóc đen da vàng. Lâu lắm rồi, Cố Văn Tư không được nhìn nhiều người da vàng tóc đen như thế! Do không kiềm lòng được nên cô lấy điện thoại ra, "tách" một tiếng, thế là chụp được một bức ảnh.
"Bảy năm, tôi đã trở về rồi."
Đúng lúc lại là giờ cơm, trong cửa tiệm bán thức ăn nhanh có rất nhiều khách hàng, một cặp vợ chồng dẫn theo con trai đang ngồi cạnh bàn cô. Thằng bé cứ la hét muốn ăn món cơm sườn heo chiên, có lẽ do không khuyên được con nên người cha phải nhanh đi gọi món.
Cố Văn Tư thấy chỉ còn cách một giờ nữa là đến giờ xoát vé xe lửa, cô nhìn hết dãy bàn này đến bàn khác mọi người đều đang há miệng to mà ăn cơm, suy nghĩ một chút cô khoác ba lô lên vai và đi đến quầy hàng.
Khoảng mười lăm phút sau.
"Có món cơm sườn heo chiên mà thôi, làm gì mà đi mua lâu thế." Người mẹ trẻ tuổi kia vừa giúp con trai trải khăn ăn vừa phàn nàn, người cha bên cạnh lau mồ hôi trên trán: "Có rất nhiều người, nghe nói nhà bếp đang bận rộn nên không nhanh được."
Lúc một nhà ba người đang nói chuyện, Cố Văn Tư đã cầm đũa lên gắp thức ăn. Trước mặt cô cũng là món cơm sườn heo chiên giống nhà kia, miếng sườn màu vàng óng ánh được sắp xung quanh dĩa, chiếc đũa đâm xuống tạo ra âm thanh xèo xèo của dầu, phía trên được phủ một lớp nước sốt màu nâu.
Đối với màu sắc và cách bày trí thế này cô cho sáu điểm...
"Phì phì, nước sốt gì mà mặn chát thế, nhà bếp đổ cả chai nước tương vào đấy à?!" Người cha kia quơ lấy bình nước ừng ực vài ngụm thì thấy vợ và con trai mình cũng có biểu hiện như thế.
"Cơm này mà cũng ăn được? Các người tính sao đây!" Rất nhiều người quây xung quanh quầy. Hầu hết họ là những khách hàng đã nếm thử món cơm sườn heo chiên mặn, họ tụ tập lại với nhau để đòi bồi thường. Còn người phục vụ trong cửa tiệm thì lại mang vẻ mặt khổ sở vì phải căng da đầu ứng phó.
"Chắc do lỗi của một vài vị đầu bếp chứ mấy phần cơm đó không thể nào mặn hết được. Rất xin lỗi mọi người, chúng tôi sẽ đổi lại cho mọi người phần cơm mới!" Nhân viên cửa tiệm cố gắng trấn an những vị khách đang làm loạn, người cha kia ném phần cơm lên quầy, cơm rơi tứ tung.
"Rõ ràng cơm của chúng tôi không ăn được, cậu lại nói do sơ suất, tôi thấy cửa tiệm này của cậu nên dẹp đi là vừa!" Mọi người xung quanh người cha kia phụ họa theo, trong cửa tiệm loạn thành mớ bòng bong.
Cố Văn Tư dường như chẳng nghe thấy gì, cứ cúi đầu như cỗ máy mà xúc cơm, giữa những tiếng xô đẩy "binh binh bốp bốp" bỗng nhiên có người bước đến cạnh và phát hiện sự bất thường của cô.
"Cô không thấy mặn sao?"
Giống như thời gian đã nhấn nút tạm dừng cho khoảnh khắc này vậy, động tác của cô cũng dừng lại hoàn toàn.
"Cô cũng ăn cơm sườn heo chiên được làm như của chúng tôi vậy mà cô không thấy mặn?" Người nọ cảm thấy kỳ lạ, đánh giá một lúc và hỏi lại lần thứ hai. Thế nhưng Cố Văn Tư vẫn cứ im lặng, sau một lúc lâu lại chẳng nói gì.
Có lẽ do không nhận được câu trả lời, người nọ ngại ngùng bỏ đi, lúc này quản lý cửa tiệm đã xuất hiện để duy trì trật tự, tất cả khách hàng gọi phần cơm sườn heo chiên đều muốn bồi thường.
Trong âm thanh ầm ĩ của tiếng cãi vã, Cố Văn Tư mặt không đổi sắc ăn hết phần cơm của mình giống như cô chưa hề phát hiện điều gì bất thường cả.
Khi cô kéo vali hành lý lặng lẽ bước ra khỏi cửa tiệm, cô nghĩ: Có lẽ, món đó thật sự mặn...
Bên trong khoang tàu điện cao tốc chật kín người là những giọng nói la hét ầm ĩ của mấy đứa trẻ với giọng oanh tạc trời xanh của vài ông bà lão. Nhưng dù ồn ào đến đâu, cuộc trò chuyện ở New York hôm qua vẫn xoay chuyển vô tận trong đầu cô, không thể quên được.
"Văn Tư, anh đã đặt vé máy bay ngày mai cho em, em có thể về nước."
"Đừng trách anh họ, anh cũng không muốn thế."
Mọi biểu cảm rất nhỏ của Tiết Gia Đường cô đều thấy rõ ràng, ánh mắt của anh ta nửa né tránh và còn ánh mắt của những người khác trong nhà hàng, bọn họ cẩn thận lén lút nhìn cô. Nhưng khi cô quay sang thì bọn họ lại xấu hổ cười.
Cô nhìn từng người một, cũng chẳng có ai thật lòng tiễn cô cả.
"Được."
Dù sao Cố Văn Tư à, cô đã không còn là Cố Văn Tư của trước đây nữa rồi.
Vào ban đêm khi ánh trăng nhô lên cao, cuối cùng cô cũng về tới nhà, trở về ngôi nhà sau gần mười năm xa cách.
Cô đứng trước cổng sắt, nhãn dán truyện tranh cũ trên đó cứ như chuyện của thế kỷ trước vậy, cô gái thắt bím tóc sừng dê hay ra vào cửa sắt để lại tiếng cười cứ ngỡ là như vừa mới hôm qua.
"Về rồi à." Cha Cố Bác Hàm ló đầu ra, duỗi tay xách vali hành lý giúp cô: "Còn đứng đó làm gì."
Mẹ cô đứng bên bếp lò nhìn cô, hơi run rẩy chà tay lên tạp dề: "Văn Tư về đấy à, mệt lắm không con?"
Dường như cô vẫn luôn đứng ở nơi đây chưa từng rời đi.
Cổ họng như bị một đám mây mù giăng ngang, hàng ngàn vạn lời nói không thể nào nói ra được.
"Mẹ, ba."
"Ơi..."
Tiết Nhã ôm con gái, bà như con thú nhỏ ôm cô mà cọ, đầu ba Cố thấp thoáng bên cửa sổ. Đêm hôm khuya khoắt còn đi nhào bột làm tay dính toàn bột mì.
Ôi chao, hai cha con nhà này đúng là giống nhau thật, không thích nói chuyện gì hết!
"Mẹ đã dọn dẹp phòng cho con rồi, chăn với gối nằm cũng phơi xong, phòng của con vẫn giống hệt trước đây vậy." Tiết Nhã kéo Cố Văn Tư vào nhà. Khi đèn bật lên, ánh sáng màu vàng ấm áp tràn ngập cả căn phòng.
"Cảm ơn mẹ."
"Đứa bé này." Tiết Nhã yêu chiều sờ đầu cô, suy nghĩ một chút lại nói: "Ba con thường ngày không thích nói chuyện, nhưng ông ấy cũng suy nghĩ giống như mẹ vậy. Nếu về nhà thì yên tâm mà ở, trong nhà không có người ngoài không ai chê cười con đâu."
"Vâng." Cô gật đầu
Tiết Nhã suy nghĩ một lúc: "Nếu con vẫn muốn tiếp tục làm công việc này, mẹ sẽ nhờ anh họ con hỏi bạn bè trong nước của nó..."
"Không cần đâu." Cố Văn Tư đột nhiên cắt ngang lời mẹ cô: "Tạm thời con sẽ phụ giúp công việc ở nhà, ba mẹ đừng lo lắng."
Tiết Nhã nuốt xuống nửa câu mà bà định nói, vẫn nên gật đầu thôi.
Ban đêm tĩnh lặng như nước, Cố Văn Tư mở to mắt nhìn trần nhà, thỉnh thoảng kẹt cửa lộ ra một chút ánh sáng nhạt. Là tiếng dép lê của cha đang đi ngang qua, tiếng mẹ thấp giọng nói với ông ấy hai câu, tiếp theo thì chẳng nghe thấy gì nữa.
Sau khi về nhà, mẹ cô cứ xem cô là một con thú nhỏ mà nhẹ nhàng an ủi. Ngay cả người cha có dáng vẻ vui buồn thất thường cũng hết sức dịu dàng.
Cô vùi đầu vào gối, ánh sáng của chiếc ô tô và âm thanh len lỏi qua cửa sổ giống như thế giới phép thuật đầy hư ảo. Cố Văn Tư lăn qua lăn lại mãi mà chẳng ngủ được, nên dứt khoát ngồi dậy luôn.
Đầu giường là cái bàn học hồi cấp ba, trong ngăn kéo chứa những món đồ cũ vẫn được đặt nguyên tại đó, mẹ cô cũng không hề vứt.
Bức ảnh "Pepsi Cola", "Thuận buồm xuôi gió" đầy những chữ ký qua loa của bạn học cô. Những bức ảnh chụp tốt nghiệp đại học và cuốn vở đẹp chỉ viết vài trang rồi bỏ lãng phí, phía trên còn có vài bài thơ buồn do cô làm.
Cố Văn Tư vừa tốt nghiệp cấp ba thì đi Mỹ, cô vẫn luôn làm việc ở nhà hàng của anh họ. Bây giờ nhìn thấy mấy thứ này có cảm giác như mình vừa được trở về thời thiếu nữ.
"Ồ, chiếc điện thoại này vậy mà vẫn còn." Chiếc điện thoại bấm nút màu hồng phấn nằm im trong góc, dây xích đeo trên điện thoại đã ngả sang màu vàng nhạt. Màn hình điện thoại vẫn chưa chuyển thành màu bạc. Có thể thấy mẹ Cố vẫn thường xuyên quét dọn.
Cố Văn Tư lấy đồ sạc cắm vào ổ điện, vậy mà vẫn khởi động được.
Trước kia cô đặt chiếc điện thoại này tên "Phấn gạch", là chiếc điện thoại đầu tiên trong đời không thể chụp hình cũng chẳng thể chơi game, nhưng lại để lại cho cô ấn tượng sâu sắc hơn những chiếc điện thoại cao cấp khác.
Màn hình khởi động chậm rì, sau khi âm thanh khởi động vang lên, cuối cùng màn hình điện thoại quen thuộc cũng hiện sáng. Cô còn chưa kịp xem nút biểu tượng thì đột nhiên âm báo SMS "reng reng reng" dồn dập kéo đến. Cô thấy con số từ 10 tin thoáng chốc lên đến 50 tin vậy mà vẫn còn tăng nữa.
"Tình huống gì vậy trời?" Trong căn phòng tối thui hiện lên con số màu đỏ chớp nhoáng nhìn có vẻ hơi quỷ dị, Cố Văn Tư tay chân luống cuống điều chỉnh nút âm lượng đến mức thấp nhất thế mà chẳng thể ngăn nỗi hộp thư SMS cứ liên tục sinh sôi nãy nở như virus.
Rốt cuộc khi tin nhắn SMS đạt đến con số 200, điện thoại vang lên âm thanh "reng", dường như đã đạt đến giới hạn lưu trữ.
"Điện thoại di động ở Trung Quốc siêng năng thế ư, trong bảy năm đều liên tục thông báo nợ phí chưa trả?" Cô dùng ngón tay cẩn thận bấm, thế mà điện thoại lại chẳng phản hồi lại.
Cô cũng biết không thể nào, tiền cô đã sớm tiêu hết...
Chẳng lẽ có người nạp tiền điện thoại giúp cô sao?
Tuy nhiên, ở góc đối diện cùng một thành phố. Trong phòng tối đen như mực có người đi chân trần trên nền gạch, anh đứng trước cửa sổ lớn, dùng khăn lông lau đầu tóc ướt đẫm, tiện tay lấy điện thoại đặt bên cạnh, theo thói quen nhấn dãy số đã sớm khắc sâu trong lòng.
Trên màn hình cơn gió lạnh màu đen hiển thị hai chữ
[
Không tên*
] sau một giây, hai giây im lặng, đột nhiên vang lên âm thanh đã kết nối. Tay của người đàn ông cứng đờ chuyển động chậm chạp.
(*) 无名: Vô Danh
"Tút - tút - tút -"
"Sao lại có cuộc gọi đến được!" Cố Văn Tư nhảy từ trên gường dậy, vừa ngạc nhiên vừa kêu to. Điện thoại biến thành củ khoai lang nóng phỏng tay còn cô là con ruồi bu xung quanh nó.
"Thế mà chung một thành phố!"
"Tuyên truyền? Quảng cáo?" Cô do dự khẽ cắn môi chuẩn bị bắt máy, tay vừa trượt "bịch -" một cái, "Phấn gạch" rơi trên mặt đất, trong thoáng chốc đã chia năm xẻ bảy.
Cố Văn Tư nhặt cục pin và nắp lưng điện thoại, cảm thấy hơi đáng tiếc, nhưng cũng không sao. Số điện thoại này của cô cũng chỉ có vài người biết, chắc cũng không phải cuộc gọi quan trọng gì đâu.
Nhưng mà người gọi điện kia, anh nhìn màn hình điện thoại di động tối đen không chớp mắt, rất lâu sau cũng không dời đi.
-
Lời editor:
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Cơm sườn heo chiên
thanh đạm thế thôi. =)))
Edit: Nhan Tịch
Beta: TH
Sau này, có người nói với cô:
"Sau khi trưởng thành vẫn cứ tin tưởng vào tình yêu, đó không phải ngây thơ, mà là mơ ước."
-
"Chuyến bay từ New York đến AU079 đã hạ cánh..."
Màn hình quảng cáo ở sân bay phát đi phát lại những tin tức mới nhất. Trong sảnh lớn rực rỡ ánh đèn, người đi lại tấp nập. Có rất nhiều nhóm người đang ngóng chờ người thân, cũng có những người chờ đợi một mình.
"Mẹ, con vừa xuống máy bay, tám giờ tối sẽ lên xe lửa." Cố Văn Tư kẹp điện thoại trên vai, cô lấy tấm vé xe từ quầy bán vé tự động đã đặt trước trên mạng. Xung quanh đông nghịt người, cô kéo chiếc vali di chuyển một cách khó khăn như con kiến trôi trên dòng nước lũ.
Vất vả lắm mới tìm được chỗ ngồi tại cửa tiệm thức ăn nhanh, cô đặt cái ba lô lớn lên đầu gối, cảm thấy nhẹ nhõm hẳn ra.
Phía trước bức tường bằng kính trong suốt và sạch sẽ là những bóng dáng vội vã quen thuộc của người tóc đen da vàng. Lâu lắm rồi, Cố Văn Tư không được nhìn nhiều người da vàng tóc đen như thế! Do không kiềm lòng được nên cô lấy điện thoại ra, "tách" một tiếng, thế là chụp được một bức ảnh.
"Bảy năm, tôi đã trở về rồi."
Đúng lúc lại là giờ cơm, trong cửa tiệm bán thức ăn nhanh có rất nhiều khách hàng, một cặp vợ chồng dẫn theo con trai đang ngồi cạnh bàn cô. Thằng bé cứ la hét muốn ăn món cơm sườn heo chiên, có lẽ do không khuyên được con nên người cha phải nhanh đi gọi món.
Cố Văn Tư thấy chỉ còn cách một giờ nữa là đến giờ xoát vé xe lửa, cô nhìn hết dãy bàn này đến bàn khác mọi người đều đang há miệng to mà ăn cơm, suy nghĩ một chút cô khoác ba lô lên vai và đi đến quầy hàng.
Khoảng mười lăm phút sau.
"Có món cơm sườn heo chiên mà thôi, làm gì mà đi mua lâu thế." Người mẹ trẻ tuổi kia vừa giúp con trai trải khăn ăn vừa phàn nàn, người cha bên cạnh lau mồ hôi trên trán: "Có rất nhiều người, nghe nói nhà bếp đang bận rộn nên không nhanh được."
Lúc một nhà ba người đang nói chuyện, Cố Văn Tư đã cầm đũa lên gắp thức ăn. Trước mặt cô cũng là món cơm sườn heo chiên giống nhà kia, miếng sườn màu vàng óng ánh được sắp xung quanh dĩa, chiếc đũa đâm xuống tạo ra âm thanh xèo xèo của dầu, phía trên được phủ một lớp nước sốt màu nâu.
Đối với màu sắc và cách bày trí thế này cô cho sáu điểm...
"Phì phì, nước sốt gì mà mặn chát thế, nhà bếp đổ cả chai nước tương vào đấy à?!" Người cha kia quơ lấy bình nước ừng ực vài ngụm thì thấy vợ và con trai mình cũng có biểu hiện như thế.
"Cơm này mà cũng ăn được? Các người tính sao đây!" Rất nhiều người quây xung quanh quầy. Hầu hết họ là những khách hàng đã nếm thử món cơm sườn heo chiên mặn, họ tụ tập lại với nhau để đòi bồi thường. Còn người phục vụ trong cửa tiệm thì lại mang vẻ mặt khổ sở vì phải căng da đầu ứng phó.
"Chắc do lỗi của một vài vị đầu bếp chứ mấy phần cơm đó không thể nào mặn hết được. Rất xin lỗi mọi người, chúng tôi sẽ đổi lại cho mọi người phần cơm mới!" Nhân viên cửa tiệm cố gắng trấn an những vị khách đang làm loạn, người cha kia ném phần cơm lên quầy, cơm rơi tứ tung.
"Rõ ràng cơm của chúng tôi không ăn được, cậu lại nói do sơ suất, tôi thấy cửa tiệm này của cậu nên dẹp đi là vừa!" Mọi người xung quanh người cha kia phụ họa theo, trong cửa tiệm loạn thành mớ bòng bong.
Cố Văn Tư dường như chẳng nghe thấy gì, cứ cúi đầu như cỗ máy mà xúc cơm, giữa những tiếng xô đẩy "binh binh bốp bốp" bỗng nhiên có người bước đến cạnh và phát hiện sự bất thường của cô.
"Cô không thấy mặn sao?"
Giống như thời gian đã nhấn nút tạm dừng cho khoảnh khắc này vậy, động tác của cô cũng dừng lại hoàn toàn.
"Cô cũng ăn cơm sườn heo chiên được làm như của chúng tôi vậy mà cô không thấy mặn?" Người nọ cảm thấy kỳ lạ, đánh giá một lúc và hỏi lại lần thứ hai. Thế nhưng Cố Văn Tư vẫn cứ im lặng, sau một lúc lâu lại chẳng nói gì.
Có lẽ do không nhận được câu trả lời, người nọ ngại ngùng bỏ đi, lúc này quản lý cửa tiệm đã xuất hiện để duy trì trật tự, tất cả khách hàng gọi phần cơm sườn heo chiên đều muốn bồi thường.
Trong âm thanh ầm ĩ của tiếng cãi vã, Cố Văn Tư mặt không đổi sắc ăn hết phần cơm của mình giống như cô chưa hề phát hiện điều gì bất thường cả.
Khi cô kéo vali hành lý lặng lẽ bước ra khỏi cửa tiệm, cô nghĩ: Có lẽ, món đó thật sự mặn...
Bên trong khoang tàu điện cao tốc chật kín người là những giọng nói la hét ầm ĩ của mấy đứa trẻ với giọng oanh tạc trời xanh của vài ông bà lão. Nhưng dù ồn ào đến đâu, cuộc trò chuyện ở New York hôm qua vẫn xoay chuyển vô tận trong đầu cô, không thể quên được.
"Văn Tư, anh đã đặt vé máy bay ngày mai cho em, em có thể về nước."
"Đừng trách anh họ, anh cũng không muốn thế."
Mọi biểu cảm rất nhỏ của Tiết Gia Đường cô đều thấy rõ ràng, ánh mắt của anh ta nửa né tránh và còn ánh mắt của những người khác trong nhà hàng, bọn họ cẩn thận lén lút nhìn cô. Nhưng khi cô quay sang thì bọn họ lại xấu hổ cười.
Cô nhìn từng người một, cũng chẳng có ai thật lòng tiễn cô cả.
"Được."
Dù sao Cố Văn Tư à, cô đã không còn là Cố Văn Tư của trước đây nữa rồi.
Vào ban đêm khi ánh trăng nhô lên cao, cuối cùng cô cũng về tới nhà, trở về ngôi nhà sau gần mười năm xa cách.
Cô đứng trước cổng sắt, nhãn dán truyện tranh cũ trên đó cứ như chuyện của thế kỷ trước vậy, cô gái thắt bím tóc sừng dê hay ra vào cửa sắt để lại tiếng cười cứ ngỡ là như vừa mới hôm qua.
"Về rồi à." Cha Cố Bác Hàm ló đầu ra, duỗi tay xách vali hành lý giúp cô: "Còn đứng đó làm gì."
Mẹ cô đứng bên bếp lò nhìn cô, hơi run rẩy chà tay lên tạp dề: "Văn Tư về đấy à, mệt lắm không con?"
Dường như cô vẫn luôn đứng ở nơi đây chưa từng rời đi.
Cổ họng như bị một đám mây mù giăng ngang, hàng ngàn vạn lời nói không thể nào nói ra được.
"Mẹ, ba."
"Ơi..."
Tiết Nhã ôm con gái, bà như con thú nhỏ ôm cô mà cọ, đầu ba Cố thấp thoáng bên cửa sổ. Đêm hôm khuya khoắt còn đi nhào bột làm tay dính toàn bột mì.
Ôi chao, hai cha con nhà này đúng là giống nhau thật, không thích nói chuyện gì hết!
"Mẹ đã dọn dẹp phòng cho con rồi, chăn với gối nằm cũng phơi xong, phòng của con vẫn giống hệt trước đây vậy." Tiết Nhã kéo Cố Văn Tư vào nhà. Khi đèn bật lên, ánh sáng màu vàng ấm áp tràn ngập cả căn phòng.
"Cảm ơn mẹ."
"Đứa bé này." Tiết Nhã yêu chiều sờ đầu cô, suy nghĩ một chút lại nói: "Ba con thường ngày không thích nói chuyện, nhưng ông ấy cũng suy nghĩ giống như mẹ vậy. Nếu về nhà thì yên tâm mà ở, trong nhà không có người ngoài không ai chê cười con đâu."
"Vâng." Cô gật đầu
Tiết Nhã suy nghĩ một lúc: "Nếu con vẫn muốn tiếp tục làm công việc này, mẹ sẽ nhờ anh họ con hỏi bạn bè trong nước của nó..."
"Không cần đâu." Cố Văn Tư đột nhiên cắt ngang lời mẹ cô: "Tạm thời con sẽ phụ giúp công việc ở nhà, ba mẹ đừng lo lắng."
Tiết Nhã nuốt xuống nửa câu mà bà định nói, vẫn nên gật đầu thôi.
Ban đêm tĩnh lặng như nước, Cố Văn Tư mở to mắt nhìn trần nhà, thỉnh thoảng kẹt cửa lộ ra một chút ánh sáng nhạt. Là tiếng dép lê của cha đang đi ngang qua, tiếng mẹ thấp giọng nói với ông ấy hai câu, tiếp theo thì chẳng nghe thấy gì nữa.
Sau khi về nhà, mẹ cô cứ xem cô là một con thú nhỏ mà nhẹ nhàng an ủi. Ngay cả người cha có dáng vẻ vui buồn thất thường cũng hết sức dịu dàng.
Cô vùi đầu vào gối, ánh sáng của chiếc ô tô và âm thanh len lỏi qua cửa sổ giống như thế giới phép thuật đầy hư ảo. Cố Văn Tư lăn qua lăn lại mãi mà chẳng ngủ được, nên dứt khoát ngồi dậy luôn.
Đầu giường là cái bàn học hồi cấp ba, trong ngăn kéo chứa những món đồ cũ vẫn được đặt nguyên tại đó, mẹ cô cũng không hề vứt.
Bức ảnh "Pepsi Cola", "Thuận buồm xuôi gió" đầy những chữ ký qua loa của bạn học cô. Những bức ảnh chụp tốt nghiệp đại học và cuốn vở đẹp chỉ viết vài trang rồi bỏ lãng phí, phía trên còn có vài bài thơ buồn do cô làm.
Cố Văn Tư vừa tốt nghiệp cấp ba thì đi Mỹ, cô vẫn luôn làm việc ở nhà hàng của anh họ. Bây giờ nhìn thấy mấy thứ này có cảm giác như mình vừa được trở về thời thiếu nữ.
"Ồ, chiếc điện thoại này vậy mà vẫn còn." Chiếc điện thoại bấm nút màu hồng phấn nằm im trong góc, dây xích đeo trên điện thoại đã ngả sang màu vàng nhạt. Màn hình điện thoại vẫn chưa chuyển thành màu bạc. Có thể thấy mẹ Cố vẫn thường xuyên quét dọn.
Cố Văn Tư lấy đồ sạc cắm vào ổ điện, vậy mà vẫn khởi động được.
Trước kia cô đặt chiếc điện thoại này tên "Phấn gạch", là chiếc điện thoại đầu tiên trong đời không thể chụp hình cũng chẳng thể chơi game, nhưng lại để lại cho cô ấn tượng sâu sắc hơn những chiếc điện thoại cao cấp khác.
Màn hình khởi động chậm rì, sau khi âm thanh khởi động vang lên, cuối cùng màn hình điện thoại quen thuộc cũng hiện sáng. Cô còn chưa kịp xem nút biểu tượng thì đột nhiên âm báo SMS "reng reng reng" dồn dập kéo đến. Cô thấy con số từ 10 tin thoáng chốc lên đến 50 tin vậy mà vẫn còn tăng nữa.
"Tình huống gì vậy trời?" Trong căn phòng tối thui hiện lên con số màu đỏ chớp nhoáng nhìn có vẻ hơi quỷ dị, Cố Văn Tư tay chân luống cuống điều chỉnh nút âm lượng đến mức thấp nhất thế mà chẳng thể ngăn nỗi hộp thư SMS cứ liên tục sinh sôi nãy nở như virus.
Rốt cuộc khi tin nhắn SMS đạt đến con số 200, điện thoại vang lên âm thanh "reng", dường như đã đạt đến giới hạn lưu trữ.
"Điện thoại di động ở Trung Quốc siêng năng thế ư, trong bảy năm đều liên tục thông báo nợ phí chưa trả?" Cô dùng ngón tay cẩn thận bấm, thế mà điện thoại lại chẳng phản hồi lại.
Cô cũng biết không thể nào, tiền cô đã sớm tiêu hết...
Chẳng lẽ có người nạp tiền điện thoại giúp cô sao?
Tuy nhiên, ở góc đối diện cùng một thành phố. Trong phòng tối đen như mực có người đi chân trần trên nền gạch, anh đứng trước cửa sổ lớn, dùng khăn lông lau đầu tóc ướt đẫm, tiện tay lấy điện thoại đặt bên cạnh, theo thói quen nhấn dãy số đã sớm khắc sâu trong lòng.
Trên màn hình cơn gió lạnh màu đen hiển thị hai chữ
[
Không tên*
] sau một giây, hai giây im lặng, đột nhiên vang lên âm thanh đã kết nối. Tay của người đàn ông cứng đờ chuyển động chậm chạp.
(*) 无名: Vô Danh
"Tút - tút - tút -"
"Sao lại có cuộc gọi đến được!" Cố Văn Tư nhảy từ trên gường dậy, vừa ngạc nhiên vừa kêu to. Điện thoại biến thành củ khoai lang nóng phỏng tay còn cô là con ruồi bu xung quanh nó.
"Thế mà chung một thành phố!"
"Tuyên truyền? Quảng cáo?" Cô do dự khẽ cắn môi chuẩn bị bắt máy, tay vừa trượt "bịch -" một cái, "Phấn gạch" rơi trên mặt đất, trong thoáng chốc đã chia năm xẻ bảy.
Cố Văn Tư nhặt cục pin và nắp lưng điện thoại, cảm thấy hơi đáng tiếc, nhưng cũng không sao. Số điện thoại này của cô cũng chỉ có vài người biết, chắc cũng không phải cuộc gọi quan trọng gì đâu.
Nhưng mà người gọi điện kia, anh nhìn màn hình điện thoại di động tối đen không chớp mắt, rất lâu sau cũng không dời đi.
-
Lời editor:
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Cơm sườn heo chiên
thanh đạm thế thôi. =)))
Bình luận facebook