Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Quyển 2: Xuất dương Chương 23: Xuất dương
Hôm nay là ngày 30 tháng 5 năm 1795. Đây cũng là ngày thượng triều định kỳ của nhà Tây Sơn. Vừa khéo hai ngày nữa là đến lúc đoàn sứ bộ Anh Cát Lợi về nước.
“Hoàng thượng giá lâm, bá quan mau vào tấn kiến”
Đoàn bá quan văn võ lục tục xếp hàng ở sân chầu. Khác với mọi lần, Toản không cho chầu triều trong chính điện mà lại sai người đặt Long kỷ trước sân chầu. Hôm nay, cậu muốn gặp toàn thể bá quan cùng nhóm ba trăm người vượt qua kỳ thi ba năm trước. Cổ nhân dạy, “nuôi quân nghìn ngày, dùng trong một giờ”. Đây chính là lúc Toản sử dụng những người do mình chọn lựa từ những ngày đầu khi mới xuyên việt đến đây.
Không chờ thái giám xướng câu hỏi bá quan có điều gì cần tấu, Toản đã lên tiếng trước:
- Hôm nay Trẫm không muốn bàn đến Quốc sự. Trẫm chỉ muốn cùng chư vị khanh gia tâm sự mà thôi. Các khanh cũng chưa ăn sáng đúng không? Trẫm đã có dặn trước Ngự Thiện phòng chuẩn bị sẵn rồi.
Đoạn, tiểu Thái ở bên cạnh hiểu ý, ra hiệu cho người mang điểm tâm lên cho bá quan. Chờ mọi người ổn định chỗ ngồi và thức ăn được bày biện xong, Toản đặt câu hỏi:
- Theo các khanh, tình hình của nhà Thanh thế nào?
- Khải bẩm, – Phan Huy Ích lên tiếng. – Theo như tình hình hiện tại, nhà Thanh đang nguy trong sớm tối.
- Vì sao?
- Càn Long sắp quy tiên, vua mới nối ngôi nhưng không chắc đủ sức để trấn áp. Trong những năm cuối cùng này của mình, Càn Long lại để nịnh thần Hoà Thân cùng đám tay chân lộng hành. Hiện giờ nhà Thanh đang phải ngoài lo ngoại xâm, trong ưu nội loạn.
- Nội ưu thì bá quan ở đây ai cũng hiểu. Còn ngoại xâm, khanh nói, có nước nào uy hiếp được Thanh triều à?
- Khải bẩm, có ít nhất năm nước. Đó là Anh Cát Lợi, Phú Lang Sang, Nga La Tư, Phổ, Hà Lan. Theo thần suy đoán, hiện nay Càn Long còn tại vị, tuy y không còn minh mẫn như xưa nhưng Thanh triều vẫn còn yên ổn. Lúc y không còn nữa cũng chính là thời điểm phương Tây sẽ có hành động. Ngoài ra, còn phải kể đến một nước mới nổi nữa là Nhật Bổn.
- Khanh nói năm nước đầu, Trẫm có thể tin. Nhưng Nhật Bổn cũng chỉ là một nước chư hầu, làm sao có thể uy hiếp được.
- Khải bẩm, – Ích nói tiếp. – Thời gian gần đây, Nhật Bổn đang có những cải tổ, tuy là chưa nhiều nhưng ít ra giúp nước họ mỗi ngày một mạnh hơn. Các thương nhân Nhật Bổn gần đây túa đi khắp nơi làm ăn. Cũng nhờ vậy, họ đã mua được nhiều loại vũ khí mới, có khả năng uy hiếp rất lớn.
- Theo khanh, nếu các nước động binh, trong bao lâu Thanh triều sẽ gục ngã?
- Tối đa ba tháng, – Đô đốc Tuyết ứng tiếng.
- Thế các khanh biết vì sao Thanh triều mỗi ngày một suy yếu không?
- Theo thiển ý của thần, – bước ra là một người trong nhóm ba trăm. – Thanh triều sẽ suy yếu chính là do chính sách bế quan tỏa cảng của họ. Các nước phương Tây đến cuối cùng cũng chỉ muốn giao thương buôn bán mà thôi. Thanh triều đóng cửa, thương nhân của họ không thể vào buôn bán. Vả lại, Thanh triều còn tự cao, cho mình là Thiên tử, không ai bằng. Thế nên không chịu tiếp thu cái mới, đất nước càng ngày càng lạc hậu
- Theo các khanh, Đại Việt, hay nói đúng hơn là triều Tây Sơn chúng ta bây giờ so với các nước khác như thế nào?
- Theo thần thấy, – Ngô Thì Nhiệm thưa. – Bệ hạ nên phân định rõ là so với các nước Phương Đông hay Phương Tây.
- Có gì khác sao? – Toản hỏi.
- Khải bẩm, khác rất xa. Nếu nói là so với phương Đông, thần tự tin chúng ta tuyệt không thua một nước nào. Nhà Thanh rơi vào suy yếu là điều tất yếu. Thế nên, nếu nói lúc này ta đã vượt qua nhà Thanh cũng không ngoa. Còn nói về phương Tây, phải nói thật rằng chúng thần không dám võ đoán. Họ quá bí ẩn so với chúng ta.
- Khải bẩm, – bước ra là một người trong nhóm ba trăm. – Thần thấy, nếu so với các nước phương Tây, chúng ta thua kém nhiều lắm.
Lời vừa dứt, không ít quan viên xôn xao phản bác. Cũng có người đồng tình, nhưng con số thì khỏi phải nói, rất ít. Phần đông các quan chọn yên lặng, nhất là các vị trong Bộ Chính trị. Bởi lẽ họ hiểu, khi đặt ra vấn đề như thế, nhà Vua đã có chủ đích. Và họ cũng tin, những chủ đích đó là đúng và mới mẻ.
- Ăn nói bậy bạ, – một vị đại học sĩ tiến lên. – Nhìn thử mà xem, nếu như chúng ta thua kém nhiều thì sao người Anh Cát Lợi lại lập bang giao với chúng ta. Rõ ràng chúng ta không thể thua kém họ được.
- Thế ngài nghĩ, – một người khác trong nhóm ba trăm đứng ra đỡ lời cho bạn. – họ lập bang giao với ta chỉ đơn thuần là vì họ kém ta sao?
- Vậy ý khanh thế nào? – Toản chợt thấy hứng thú với người này. – À, mà khanh tên là gì? Thứ lỗi cho Trẫm không nhớ hết tên của mọi người.
- Thần tên Phạm Thái, hiệu Chiêu Lỳ, đỗ đạt trong kỳ thi tuyển ba năm trước. Nói đến cũng phải cảm tạ ơn tri ngộ của bệ hạ vì đã giúp chúng thần hiểu được nhiều điều. Để trả lời câu này, thần mạn phép được hỏi vị đại nhân này.
Phạm Thái quay sang vị học sĩ kia, hỏi:
- Theo Ngài, Định Quốc của ta có đủ khả năng vượt qua sóng dữ ngoài đại dương bao la vô tận để đến Anh Cát Lợi không?
- … không có câu trả lời…
- Câu trả lời là không thể. Còn nhớ cách nay mấy năm, vì rượt đuổi cướp biển, một chiếc Định Quốc của ta bị sóng đánh chìm gần Mã Tàu. Thế mà, chỉ một con tàu “Người khai sáng”, Mã Kim Đa đã vượt đường xa trăm vạn dặm đến đây. Vậy thì phải hiểu trình độ đóng tàu của họ thế nào.
Dừng lại nhấp chén chè trên bàn, Thái lại nói tiếp:
- Anh Cát Lợi có hai lý do để đến đây. Thứ nhất, nếu họ thấy triều ta yếu, họ sẽ xâm chiếm, làm bàn đạp chiếm Thanh. Thứ hai, nếu ta mạnh, họ sẽ kết bang giao với ta, như vậy, họ không cần tốn sức cũng có một bàn đạp để chiếm Thanh rồi.
- Như vậy chứng tỏ chúng ta mạnh hơn họ chứ sao. – Vị học sĩ kia tiếp tục tranh cãi.
- Ngài nói sai rồi. Họ thấy ta yếu hơn họ. Nhưng mấy năm gần đây, nhờ những cải tổ quy mô của Hoàng thượng, dân tình chúng ta êm ấm hơn. Đặc biệt, chúng ta chỉ trội hơn họ ở một thứ, súng Điểu thương. Thử nghĩ, dù họ giàu mạnh thế nào cũng không thể đem quá nhiều lính viễn chinh đến đây. Lúc đó chỉ tổ làm mồi cho loại súng này. Dù vậy, nếu muốn, họ chỉ cần cử hải đội của mình đến, từ xa nã pháo vào Kinh thành, không cần phải lên bờ, chúng ta cũng sẽ dễ dàng suy sụp.
Lúc này bá quan có vẻ hiểu thêm đôi chút. Thái lại tiếp, anh hiểu, đây chính là vũ đài mà nhà Vua cố tình dành cho mình.
- Xét giữa lợi và hại, đương nhiên, họ sẽ chọn bang giao với chúng ta. Còn điều này nữa. Nhóm ba trăm chúng thần may mắn lọt vào mắt Bệ hạ. Trong thời gian này, chúng thần hiểu được thế nào là Toán, là Lý, là Hóa, là Sinh. Những điều này chúng ta biết được là do Bệ hạ được thần tiên chỉ điểm. Nhưng các Ngài có biết, những người phương Tây kia từ lâu đã sử dụng rồi. Từ nghìn năm nay, chúng ta đã bị người phương Bắc nhồi nhét tư tưởng trọng văn khinh kỹ. Bởi vậy, trong lúc phương Tây có những phát kiến mới, chúng ta lúc này cũng vẫn chỉ như ếch ngồi đáy giếng mà thôi.
Phải công nhận, Phạm Thái quả không hổ là nhân sĩ Bắc Hà. Nhớ lúc trước, anh là một trong những người đầu tiên dùng chữ Quốc ngữ để làm thơ. Anh không ngại cái mới mà chỉ biến nó thành điều phù hợp với mình. Thử nghĩ, trong xã hội hủ nho, trọng nam khinh nữ, không phải là Trần Tế Xương mấy mươi năm sau mà chính Phạm Thái là người luôn đề cao nhân phẩm của phụ nữ. Chỉ vì sự ra đi của người hồng nhan tri kỷ, anh đã làm “văn tế Trương Quỳnh Như”, bài văn tế làm cảm động trời đất.
Lúc này bá quan chừng như đã hiểu. Phải nói rằng Toản đã rất may mắn khi bề tôi của mình là những người cấp tiến. Tuy tư tưởng Nho gia vẫn còn ăn sâu vào tâm trí, nhưng họ cũng là những người không ngại thạy đổi, miễn điều đó có lợi cho nước nhà.
Lúc này, Toản lại nói:
- Chư vị khanh gia nói đúng lắm. Triều ta được các khanh cúc cung phục vụ thì thật là phúc của bá tính. Lại nói, Đại Việt ta quyết không thể đi vào vết xe đổ của Thanh triều. Các khanh thấy sắp tới chúng ta phải làm gì?
- Thần thấy, – Trần Văn Kỷ đứng dậy nói, – hiện tại, chúng ta đang có mối quan hệ bang giao với Anh Cát Lợi. Điều này tốt nhưng cũng chưa tốt. Bởi vì phương Tây không chỉ có Anh Cát Lợi. Chúng ta cần mở rộng bang giao với tất cả các nước. Chúng ta phải chứng tỏ Đại Việt là mảnh đất lành, chào đón thương nhân khắp nơi đến làm ăn. Làm như thế vừa có thể làm dân giàu nước mạnh, lại còn có thể đề phòng nước Anh Cát Lợi trở giáo.
- Chưa hết, – Nguyễn Thiếp tiếp lời, – chúng ta cũng không thể chỉ ngồi nhà mà mua bán. Những mặt hàng hiện cần mua, sau này chúng ta cũng phải làm được. Không chỉ hàng hóa, mà cả những công cụ để làm ra hàng hóa đó. Cách đây ít hôm, thần có nghe Thái tử Augustus kể lại, họ có những chiếc máy gọi là máy dệt, một ngày có thể dệt được biết bao nhiêu là vải mà tấm nào cũng có chất lượng như nhau.
Ông cúi xuống nhấp một hớp chè, lại tiếp:
- Để làm được những thứ này, cách tốt nhất là cho người của chúng ta sang nước họ du học. Nhưng không phải chỉ một quốc gia. Nói đúng ra là thế này. Nếu ai thích tàu thuyền thì đến Anh Cát Lợi, ai thích những máy móc phức tạp như đồng hồ Tây Dương thì đến Phú Lang Sa, Phổ, Hà Lan. Làm như thế vừa khéo cũng phù hợp với ý của Kỷ Đại nhân.
- Trẫm thật chưa nghĩ đến điều này. Cũng may có các khanh nhận ra.
Đoạn hướng về nhóm ba trăm, Toản nói:
- Các khanh là những người tài giỏi, có tư tưởng tiến bộ. Hai ngày nữa các khanh sẽ được lên đường đến trời Tây du học. Hãy nhớ, các khanh mang trên vai niềm kỳ vọng và tự hào của cả dân tộc, đừng làm Trẫm và những người ở nhà thất vọng. Các khanh hiểu chưa?
Nhóm ba trăm cúi đầu, im lặng. Họ đang suy nghĩ về nhiệm vụ của mình, về kỳ vọng của giang sơn trên vai mình. Một lúc sau, Phan Huy Ích thưa:
- Khải bẩm Bệ hạ. Thần có một đứa con, tên Phan Huy Chú. Thần khẩn mong Bệ hạ ân chuẩn cho theo chuyến đi này.
- Cũng tốt, – Toản nói, – từ lâu Trẫm cũng đã nghe nói khanh có người con trai văn võ toàn tài. Vậy khanh hãy về nói y chuẩn bị, hai ngày sau lên đường cùng Tây Chinh Vương.
Vậy là hai ngày sau, ngày 1 tháng 6 năm 1795, chuyến xuất dương đầu tiên của những đứa con đất Việt được khởi hành trên chiến thuyền “Người khai sáng”. Với ba trăm người đầu tiên này, lịch sử Việt đã mở ra một trang mới huy hoàng hơn.
“Hoàng thượng giá lâm, bá quan mau vào tấn kiến”
Đoàn bá quan văn võ lục tục xếp hàng ở sân chầu. Khác với mọi lần, Toản không cho chầu triều trong chính điện mà lại sai người đặt Long kỷ trước sân chầu. Hôm nay, cậu muốn gặp toàn thể bá quan cùng nhóm ba trăm người vượt qua kỳ thi ba năm trước. Cổ nhân dạy, “nuôi quân nghìn ngày, dùng trong một giờ”. Đây chính là lúc Toản sử dụng những người do mình chọn lựa từ những ngày đầu khi mới xuyên việt đến đây.
Không chờ thái giám xướng câu hỏi bá quan có điều gì cần tấu, Toản đã lên tiếng trước:
- Hôm nay Trẫm không muốn bàn đến Quốc sự. Trẫm chỉ muốn cùng chư vị khanh gia tâm sự mà thôi. Các khanh cũng chưa ăn sáng đúng không? Trẫm đã có dặn trước Ngự Thiện phòng chuẩn bị sẵn rồi.
Đoạn, tiểu Thái ở bên cạnh hiểu ý, ra hiệu cho người mang điểm tâm lên cho bá quan. Chờ mọi người ổn định chỗ ngồi và thức ăn được bày biện xong, Toản đặt câu hỏi:
- Theo các khanh, tình hình của nhà Thanh thế nào?
- Khải bẩm, – Phan Huy Ích lên tiếng. – Theo như tình hình hiện tại, nhà Thanh đang nguy trong sớm tối.
- Vì sao?
- Càn Long sắp quy tiên, vua mới nối ngôi nhưng không chắc đủ sức để trấn áp. Trong những năm cuối cùng này của mình, Càn Long lại để nịnh thần Hoà Thân cùng đám tay chân lộng hành. Hiện giờ nhà Thanh đang phải ngoài lo ngoại xâm, trong ưu nội loạn.
- Nội ưu thì bá quan ở đây ai cũng hiểu. Còn ngoại xâm, khanh nói, có nước nào uy hiếp được Thanh triều à?
- Khải bẩm, có ít nhất năm nước. Đó là Anh Cát Lợi, Phú Lang Sang, Nga La Tư, Phổ, Hà Lan. Theo thần suy đoán, hiện nay Càn Long còn tại vị, tuy y không còn minh mẫn như xưa nhưng Thanh triều vẫn còn yên ổn. Lúc y không còn nữa cũng chính là thời điểm phương Tây sẽ có hành động. Ngoài ra, còn phải kể đến một nước mới nổi nữa là Nhật Bổn.
- Khanh nói năm nước đầu, Trẫm có thể tin. Nhưng Nhật Bổn cũng chỉ là một nước chư hầu, làm sao có thể uy hiếp được.
- Khải bẩm, – Ích nói tiếp. – Thời gian gần đây, Nhật Bổn đang có những cải tổ, tuy là chưa nhiều nhưng ít ra giúp nước họ mỗi ngày một mạnh hơn. Các thương nhân Nhật Bổn gần đây túa đi khắp nơi làm ăn. Cũng nhờ vậy, họ đã mua được nhiều loại vũ khí mới, có khả năng uy hiếp rất lớn.
- Theo khanh, nếu các nước động binh, trong bao lâu Thanh triều sẽ gục ngã?
- Tối đa ba tháng, – Đô đốc Tuyết ứng tiếng.
- Thế các khanh biết vì sao Thanh triều mỗi ngày một suy yếu không?
- Theo thiển ý của thần, – bước ra là một người trong nhóm ba trăm. – Thanh triều sẽ suy yếu chính là do chính sách bế quan tỏa cảng của họ. Các nước phương Tây đến cuối cùng cũng chỉ muốn giao thương buôn bán mà thôi. Thanh triều đóng cửa, thương nhân của họ không thể vào buôn bán. Vả lại, Thanh triều còn tự cao, cho mình là Thiên tử, không ai bằng. Thế nên không chịu tiếp thu cái mới, đất nước càng ngày càng lạc hậu
- Theo các khanh, Đại Việt, hay nói đúng hơn là triều Tây Sơn chúng ta bây giờ so với các nước khác như thế nào?
- Theo thần thấy, – Ngô Thì Nhiệm thưa. – Bệ hạ nên phân định rõ là so với các nước Phương Đông hay Phương Tây.
- Có gì khác sao? – Toản hỏi.
- Khải bẩm, khác rất xa. Nếu nói là so với phương Đông, thần tự tin chúng ta tuyệt không thua một nước nào. Nhà Thanh rơi vào suy yếu là điều tất yếu. Thế nên, nếu nói lúc này ta đã vượt qua nhà Thanh cũng không ngoa. Còn nói về phương Tây, phải nói thật rằng chúng thần không dám võ đoán. Họ quá bí ẩn so với chúng ta.
- Khải bẩm, – bước ra là một người trong nhóm ba trăm. – Thần thấy, nếu so với các nước phương Tây, chúng ta thua kém nhiều lắm.
Lời vừa dứt, không ít quan viên xôn xao phản bác. Cũng có người đồng tình, nhưng con số thì khỏi phải nói, rất ít. Phần đông các quan chọn yên lặng, nhất là các vị trong Bộ Chính trị. Bởi lẽ họ hiểu, khi đặt ra vấn đề như thế, nhà Vua đã có chủ đích. Và họ cũng tin, những chủ đích đó là đúng và mới mẻ.
- Ăn nói bậy bạ, – một vị đại học sĩ tiến lên. – Nhìn thử mà xem, nếu như chúng ta thua kém nhiều thì sao người Anh Cát Lợi lại lập bang giao với chúng ta. Rõ ràng chúng ta không thể thua kém họ được.
- Thế ngài nghĩ, – một người khác trong nhóm ba trăm đứng ra đỡ lời cho bạn. – họ lập bang giao với ta chỉ đơn thuần là vì họ kém ta sao?
- Vậy ý khanh thế nào? – Toản chợt thấy hứng thú với người này. – À, mà khanh tên là gì? Thứ lỗi cho Trẫm không nhớ hết tên của mọi người.
- Thần tên Phạm Thái, hiệu Chiêu Lỳ, đỗ đạt trong kỳ thi tuyển ba năm trước. Nói đến cũng phải cảm tạ ơn tri ngộ của bệ hạ vì đã giúp chúng thần hiểu được nhiều điều. Để trả lời câu này, thần mạn phép được hỏi vị đại nhân này.
Phạm Thái quay sang vị học sĩ kia, hỏi:
- Theo Ngài, Định Quốc của ta có đủ khả năng vượt qua sóng dữ ngoài đại dương bao la vô tận để đến Anh Cát Lợi không?
- … không có câu trả lời…
- Câu trả lời là không thể. Còn nhớ cách nay mấy năm, vì rượt đuổi cướp biển, một chiếc Định Quốc của ta bị sóng đánh chìm gần Mã Tàu. Thế mà, chỉ một con tàu “Người khai sáng”, Mã Kim Đa đã vượt đường xa trăm vạn dặm đến đây. Vậy thì phải hiểu trình độ đóng tàu của họ thế nào.
Dừng lại nhấp chén chè trên bàn, Thái lại nói tiếp:
- Anh Cát Lợi có hai lý do để đến đây. Thứ nhất, nếu họ thấy triều ta yếu, họ sẽ xâm chiếm, làm bàn đạp chiếm Thanh. Thứ hai, nếu ta mạnh, họ sẽ kết bang giao với ta, như vậy, họ không cần tốn sức cũng có một bàn đạp để chiếm Thanh rồi.
- Như vậy chứng tỏ chúng ta mạnh hơn họ chứ sao. – Vị học sĩ kia tiếp tục tranh cãi.
- Ngài nói sai rồi. Họ thấy ta yếu hơn họ. Nhưng mấy năm gần đây, nhờ những cải tổ quy mô của Hoàng thượng, dân tình chúng ta êm ấm hơn. Đặc biệt, chúng ta chỉ trội hơn họ ở một thứ, súng Điểu thương. Thử nghĩ, dù họ giàu mạnh thế nào cũng không thể đem quá nhiều lính viễn chinh đến đây. Lúc đó chỉ tổ làm mồi cho loại súng này. Dù vậy, nếu muốn, họ chỉ cần cử hải đội của mình đến, từ xa nã pháo vào Kinh thành, không cần phải lên bờ, chúng ta cũng sẽ dễ dàng suy sụp.
Lúc này bá quan có vẻ hiểu thêm đôi chút. Thái lại tiếp, anh hiểu, đây chính là vũ đài mà nhà Vua cố tình dành cho mình.
- Xét giữa lợi và hại, đương nhiên, họ sẽ chọn bang giao với chúng ta. Còn điều này nữa. Nhóm ba trăm chúng thần may mắn lọt vào mắt Bệ hạ. Trong thời gian này, chúng thần hiểu được thế nào là Toán, là Lý, là Hóa, là Sinh. Những điều này chúng ta biết được là do Bệ hạ được thần tiên chỉ điểm. Nhưng các Ngài có biết, những người phương Tây kia từ lâu đã sử dụng rồi. Từ nghìn năm nay, chúng ta đã bị người phương Bắc nhồi nhét tư tưởng trọng văn khinh kỹ. Bởi vậy, trong lúc phương Tây có những phát kiến mới, chúng ta lúc này cũng vẫn chỉ như ếch ngồi đáy giếng mà thôi.
Phải công nhận, Phạm Thái quả không hổ là nhân sĩ Bắc Hà. Nhớ lúc trước, anh là một trong những người đầu tiên dùng chữ Quốc ngữ để làm thơ. Anh không ngại cái mới mà chỉ biến nó thành điều phù hợp với mình. Thử nghĩ, trong xã hội hủ nho, trọng nam khinh nữ, không phải là Trần Tế Xương mấy mươi năm sau mà chính Phạm Thái là người luôn đề cao nhân phẩm của phụ nữ. Chỉ vì sự ra đi của người hồng nhan tri kỷ, anh đã làm “văn tế Trương Quỳnh Như”, bài văn tế làm cảm động trời đất.
Lúc này bá quan chừng như đã hiểu. Phải nói rằng Toản đã rất may mắn khi bề tôi của mình là những người cấp tiến. Tuy tư tưởng Nho gia vẫn còn ăn sâu vào tâm trí, nhưng họ cũng là những người không ngại thạy đổi, miễn điều đó có lợi cho nước nhà.
Lúc này, Toản lại nói:
- Chư vị khanh gia nói đúng lắm. Triều ta được các khanh cúc cung phục vụ thì thật là phúc của bá tính. Lại nói, Đại Việt ta quyết không thể đi vào vết xe đổ của Thanh triều. Các khanh thấy sắp tới chúng ta phải làm gì?
- Thần thấy, – Trần Văn Kỷ đứng dậy nói, – hiện tại, chúng ta đang có mối quan hệ bang giao với Anh Cát Lợi. Điều này tốt nhưng cũng chưa tốt. Bởi vì phương Tây không chỉ có Anh Cát Lợi. Chúng ta cần mở rộng bang giao với tất cả các nước. Chúng ta phải chứng tỏ Đại Việt là mảnh đất lành, chào đón thương nhân khắp nơi đến làm ăn. Làm như thế vừa có thể làm dân giàu nước mạnh, lại còn có thể đề phòng nước Anh Cát Lợi trở giáo.
- Chưa hết, – Nguyễn Thiếp tiếp lời, – chúng ta cũng không thể chỉ ngồi nhà mà mua bán. Những mặt hàng hiện cần mua, sau này chúng ta cũng phải làm được. Không chỉ hàng hóa, mà cả những công cụ để làm ra hàng hóa đó. Cách đây ít hôm, thần có nghe Thái tử Augustus kể lại, họ có những chiếc máy gọi là máy dệt, một ngày có thể dệt được biết bao nhiêu là vải mà tấm nào cũng có chất lượng như nhau.
Ông cúi xuống nhấp một hớp chè, lại tiếp:
- Để làm được những thứ này, cách tốt nhất là cho người của chúng ta sang nước họ du học. Nhưng không phải chỉ một quốc gia. Nói đúng ra là thế này. Nếu ai thích tàu thuyền thì đến Anh Cát Lợi, ai thích những máy móc phức tạp như đồng hồ Tây Dương thì đến Phú Lang Sa, Phổ, Hà Lan. Làm như thế vừa khéo cũng phù hợp với ý của Kỷ Đại nhân.
- Trẫm thật chưa nghĩ đến điều này. Cũng may có các khanh nhận ra.
Đoạn hướng về nhóm ba trăm, Toản nói:
- Các khanh là những người tài giỏi, có tư tưởng tiến bộ. Hai ngày nữa các khanh sẽ được lên đường đến trời Tây du học. Hãy nhớ, các khanh mang trên vai niềm kỳ vọng và tự hào của cả dân tộc, đừng làm Trẫm và những người ở nhà thất vọng. Các khanh hiểu chưa?
Nhóm ba trăm cúi đầu, im lặng. Họ đang suy nghĩ về nhiệm vụ của mình, về kỳ vọng của giang sơn trên vai mình. Một lúc sau, Phan Huy Ích thưa:
- Khải bẩm Bệ hạ. Thần có một đứa con, tên Phan Huy Chú. Thần khẩn mong Bệ hạ ân chuẩn cho theo chuyến đi này.
- Cũng tốt, – Toản nói, – từ lâu Trẫm cũng đã nghe nói khanh có người con trai văn võ toàn tài. Vậy khanh hãy về nói y chuẩn bị, hai ngày sau lên đường cùng Tây Chinh Vương.
Vậy là hai ngày sau, ngày 1 tháng 6 năm 1795, chuyến xuất dương đầu tiên của những đứa con đất Việt được khởi hành trên chiến thuyền “Người khai sáng”. Với ba trăm người đầu tiên này, lịch sử Việt đã mở ra một trang mới huy hoàng hơn.
Bình luận facebook