Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 25: Nhật ký của Quang Bàn
Ngày 6 tháng 10 năm 1795,
Hôm nay quả là một ngày mệt mỏi. Suốt cả buổi sáng phải vắt kiệt sức chống chọi lại cơn thịnh nộ của biển cả. Đứng giữa biển trời bao la, con người ta quá nhỏ bé. Quả thật "đi một ngày đàng học một sàng khôn". Ta trước đây cứ tự cho mình là tài giỏi, là đứng trên đỉnh thiên hạ. Giờ đây xem ra, ta còn không bằng cả những tay phụ việc hèn mọn nhất trên thuyền. Giữa cơn cuồng phong dữ dội, họ lăng xăng chạy tới chạy lui, lo liệu mọi bề. Trong khi đó, ta làm được gì ngoài việc co ro bám trụ chiếc cột buồm vững chắc, miệng khô khốc, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Nhìn những tấm lưng trần ướt đẫm mồ hôi, ta chạnh lòng nhớ về bá tính ở quê nhà, dân mình còn nghèo và khổ lắm.
Sau khi ổn định lại tình hình, Mã Kim Đa sai người kiểm kê thiệt hại. Chúng ta tổn thất hai thương thuyền, mất tích bốn mươi ba người, đa số là người Minh Hương, cùng với bảy mươi bảy thùng hàng. Ài, thiệt hại khá nặng nề, mà đây mới chỉ là cơn bão đầu tiên thôi đấy.
Một việc khác nghiêm trọng hơn lại đến. Nước ngọt. Ở nơi bốn bề là biển mặn này, nước ngọt dù chỉ là một giọt cũng quý giá vô cùng. Những con sóng cao mấy chục thước sáng nay làm nước biển tràn vào mấy cái thùng tô nô đựng nước. Lượng nước ngọt còn lại trên cả năm chiếc thuyền chỉ đủ dùng cho khoảng chưa tới hai ngày.
Một việc nữa, thuốc súng trên thuyền cũng bị ẩm rồi. Việc này đặc biệt nghiêm trọng. Nếu chẳng may trên đường gặp cướp biển thì lấy gì mà chống lại?
Mã Kim Đa quyết định một mặt sai lính đem phơi khô số thuốc súng. Mặt khác lại hạ lệnh cập bờ ở mũi Hảo Vọng.
"Nhân tiện mua nước ngọt cùng trao đổi hàng hoá", ông ta nói. "Nhân tiện, để cho Ngài - ý ông ấy nói ta - thưởng thức cái gì gọi là thiên đường của những người đi biển".
..........
7 giờ rưỡi sáng ngày 7 tháng 10 năm 1795,
Dù khoảng cách đến mũi Hảo Vọng rất gần nhưng vì phải cố tránh những con sóng ngầm nên phải tới sáng nay chúng ta mới cập bờ được. Từ đằng xa, bến cảng hiện ra trong tầm mắt với rất nhiều thuyền, đủ loại, cả thuyền buôn lẫn thuyền chiến. "Ở khu vực này, nhất là ở thị trấn Cape Town, người ta nghiêm cấm tranh chấp đánh nhau", Mã Kim Đa nói, "đương nhiên sẽ không sao nếu đó chỉ là những xích mích nhỏ. Ngài thấy đó, trên cảng là tàu thuyền của đủ các quốc gia. Đây có lẽ là nơi hoà bình nhất thế giới".
Đoàn thuyền nhanh chóng cập vào bãi thuộc về những người Anh Cát Lợi. Tiếp đón chúng ta là một nhóm người bản địa. Thật kỳ lạ, người ở đây có màu da đen trùng trục làm nổi bật hàm răng trắng bóng. Nhưng điều đầu tiên làm cả đoàn người Việt và những người Minh Hương phải há hốc mồm là dân bản xứ, cả đàn ông lẫn đàn bà, cả thanh niên đến thiếu nữ đều... trần trùng trục.
Liếc nhìn những cô thiếu nữ với bộ ngực sữa nẩy tưng tưng mà nhiều "quý ông" chảy cả nước bọt. Nhiều người ngoài mặt thì làm bộ ngó lơ, luôn miệng nói "thật là suy đồi, thật vô liêm sĩ" vậy mà chốc chốc lại liếc nhìn. Đến cả ta cũng phải buông ra câu nói cửa miệng của chú Tư "phản khoa học, thật là phản khoa học quá mà". Nhưng nói thật, ha... ha... ta... rất thích.
Những thương buôn của chúng ta lại khác. Họ nhanh chóng cùng những thương nhân Anh Cát Lợi tháo dỡ hàng hoá, những mong buôn bán được chút gì đó. Sau khi bàn bạc, chúng ta quyết định tách ra, mỗi người có thể tự do đi dạo, sau ba giờ chiều sẽ hội họp ở quán rượu "Flying Dutchman" - quán rượu mang tên một con tàu ma nổi tiếng Những người Hà Lan bay. Truyền thuyết về con tàu ma này ta tạm thời không nhắc đến. Giờ thì... đi dạo thôi.
Đi cùng ta là Thái tử Augustus cùng cha con Phan Huy Ích.
- Nổi tiếng nhất ở đây có lẽ là chợ nô lệ. - Augustus giới thiệu.
- Chợ nô lệ? Phải chăng là bán những gia nhân như ở xứ ta nhưng lại được công khai? - Phan Huy Ích hỏi.
- Đúng vậy. - Augustus nói - Người Anh Cát Lợi chúng tôi đã bỏ chế độ nô lệ lâu rồi nhưng các nước khác vẫn còn. Điều này thật đáng nhục nhã.
Nói vậy, chúng ta vẫn dạo bước đến đây. Cảnh mua bán thật tấp nập. Phải nói, ở đây, nhân phẩm con người bị hạ thấp ghê gớm. Nô lệ buôn bán không chỉ là người da đen mà có cả da vàng, da trắng. "Họ là những chiến lợi phẩm của chiến tranh hoặc người của gia tộc nào đó bị lưu đày", Augustus nói.
Người bán sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của người mua. Họ bắt "hàng hoá" cởi hết quần áo, phơi bày cả những nơi kín đáo nhất cho khách xem. Vốn tư tưởng khép kín của người Á Đông đã ăn sâu vào người từ lâu nên chúng ta nhanh chóng rời khỏi.
Tiếp tục theo chân Augustus, chúng ta tìm đến "đỉnh Quỷ". Có lẽ người đàn ông Hoàng Gia Anh Cát Lợi này đã rất nhiều lần chu du bốn biển, kinh nghiệm của ông ta thật đáng ngưỡng mộ.
Đỉnh quỷ là một ngọn núi thấp nhưng thật kỳ lạ. Nó có đỉnh nhọn, phía trên lúc nào cũng vần vũ một tầng mây dày. Người ta có một truyền thuyết rất ly kỳ về nó:
Vào những năm 1700, Jan Van Hunks - một cướp biển nổi tiếng tới Cape Town định cư. Tại đây, ông giải nghệ và cưới một phụ nữ địa phương. Cả hai xây nhà dưới chân của ngọn núi. Vợ Hunks rất ghét thói quen hút thuốc của chồng, và luôn sẵn sàng đuổi ông ra khỏi nhà bất kỳ lúc nào thấy châm tẩu.
Để vợ ít phàn nàn mà không phải từ bỏ thuốc, Hunks thường đi bộ lên núi và tìm một chỗ để hút. Một ngày nọ, khi "cựu cướp biển" lên núi để châm tẩu thì bắt gặp một người đàn ông ngồi đúng chỗ quen thuộc của mình. Vị khách lạ đội mũ rộng vành che toàn bộ gương mặt, bận đồ đen từ đầu đến chân.
Thật ngạc nhiên, người đàn ông bày trò thách đố hút thuốc với Hunks. Thế là khói thuốc từ hai chiếc tẩu liên tục bay lên, nhiều đến nổi phủ cả ngọn núi. Những đám mây hiện hữu cũng hình thành từ đó.
Truyện đến đây cũng không có gì để nói. Cái chính là Hunks đã thắng. Không ngờ người đàn ông kia chính là quỷ Satan. Bực mình và nổi điên vì để một "người phàm" chiến thắng, quỷ vương hoá ra một đám mây bao phủ cả người Hunks và làm ông biến mất hoàn toan khỏi thế gian.
Đến ba giờ chiều, chúng ta y hẹn, quay về quán rượu Flying Dutchman. Tại đây, các thương buôn khoe nhau thành quả sau chuyến buôn bán sáng nay. Quả thật, ở nơi tập trung thương nhân đến từ nhiều nước như ở đây thì buôn bán dễ dàng hơn hẳn, lại có lợi nhuận nhiều hơn. Mọi người quyết định đêm nay sẽ tự do, sáng ngày mai lại lên đường.
À, phải nói chút về con tàu ma Flying Dutchman.
Tương truyền, vào năm 1641, thuyền trưởng Van der Decken cùng thủy thủ đoàn đang đưa con tàu trở về Hà Lan sau chuyến Viễn Đông thuận lợi. Không may, khi về gần đến mũi Hảo Vọng, toàn bộ thủy thủ đoàn cùng con thuyền đã bị bão biển nuốt chửng mà không để lại bất cứ một dấu vết nào.
Sau rất nhiều nỗ lực chống lại cơn bão không thành, khi nhận ra cái chết đang đến rất gần, thuyền trưởng Van der Decken đã hét lên một cách điên dại, thề sẽ trở lại mũi Hảo Vọng dù có phải ở trên biển cho đến Ngày tận thế.
Kể từ đó, theo truyền thuyết, mỗi khi xuất hiện bão ở quanh mũi đất này, nếu nhìn vào mắt bão, người ta cho rằng có thể nhìn thấy hình ảnh của con tàu ma quái và vị thuyền trưởng của nó đang buộc phải hứng chịu lời nguyền lang thang mãi mãi trên đại dương mênh mông.
...............
Ngày 8 tháng 10 năm 1795,
Hoàng hôn đã buông xuống, ánh trăng cũng cao dần. Chúng ta lúc này đã cách mũi Hảo Vọng hơn năm trăm dặm về phía tây bắc. Trời đang yên bình bỗng chốc nổi lên gió lớn.
Bão nữa chăng? Không phải xui xẻo vậy chứ. Tinh thần mọi người phút chốc lại căng như dây đàn. Mười phút, hai mươi phút, nửa tiếng rồi một tiếng trôi qua. Cơn bão rốt cục không tới, tất cả chẳng qua chỉ là những biến động nhẹ của biển cả.
……………
Đúng lúc mọi người thở phào như trút được gánh nặng thì nghe thấy tiếng thét của một thủy thủ: "Flying... Flying... Dutch... Dutchman". Mọi người choàng tỉnh, nhìn về mạn nam của đoàn thuyền, trong lòng hồi hộp khó tả.
Nó. Từ xa xa, một chiến thuyền ba cột buồm cỡ lớn dần dần hiện lên trong tầm mắt. Mang trên mình một lá cờ Hà Lan lớn, rách nát, phải nói chiếc thuyền trông thật quỷ dị. Nó phát ra một thứ ánh sáng màu đỏ như thể lửa đỏ dưới địa ngục.
Đúng nó rồi. Chiếc Flying Dutchman như nổi lên từ đáy biển. Nó chạy sau đuôi đoàn thuyền một đoạn rồi biến mất như thể chưa từng tồn tại. Thần kinh mọi người vừa dịu xuống không lâu đã một lần nữa cảm thấy sợ hãi.
Mọi người gồng mình đón chờ những điều tồi tệ sắp tới như trong truyền thuyết. Nhưng may quá, cả đêm trôi qua bình yên.
...............
Ngày 9 tháng 10 năm 1795,
Mọi người lúc này rất vui vẻ. Ai nấy đều bàn tán về sự xuất hiện của Flying Dutchman đêm qua. Rõ ràng truyền thuyết chỉ là truyền thuyết, có gì xảy ra đâu.
Thật không ngờ, từ giờ phút này, đoàn thuyền lại xảy ra những việc kỳ lạ đến kinh hoàng. Việc xảy ra khi đoàn thuyền rơi vào một vùng nước nông nhưng có gió lốc khá lớn.
Đầu tiên phải kể đến tiếng thét của một người trong nhóm ba trăm. Đó là một thanh niên tên Hải, vừa tròn hai mươi. Đang lúc cười đùa vui vẻ, anh ta bỗng ôm lấy đầu mình, thét lên đau đớn. Anh liên tục đánh lên đầu, như chưa thỏa mãn, anh ta hướng thẳng đến cột buồm chính mà dộng thẳng vào. Máu tươi văng tung toé, vậy là một người đã ra đi.
Chưa dừng lại ở đó, gần như cùng một lúc, mọi người nghe văng vẳng bên tai có tiếng động gì đó rất lạ, đoạn cảm thây đau đầu kinh khủng. Cả ta và những người Anh Cát Lợi cũng không ngoại lệ.
Khắp nơi, người ta vò đầu bứt tai, la hét thảm thiết. Có người vì muốn kết thúc sự đau đớn đã lao người xuống biển. Có người tự đập bể đầu mình. Có người dùng súng tự kết liễu. Cũng có người tuốt gươm, chém giết loạn xạ rồi tự vẫn.
Đến lúc đoàn thuyền vượt qua khỏi vùng biển nọ thì những sự lạ mới kết thúc. Khi mọi người hoàn hồn trở lại thì lại thấy một cảnh tượng kinh hoàng. Xác người ở khắp nơi, máu vương vãi khắp chốn.
Khi kiểm tra lại nhân số, sự sợ hãi in hằn trên nét mặt mọi người. Các thương nhân chỉ còn một trăm hai mươi người, nhóm ba trăm mất sáu mươi lăm người, những người Anh Cát Lợi cũng tổn thất ba mươi bảy thành viên.
Hôm nay quả là một ngày mệt mỏi. Suốt cả buổi sáng phải vắt kiệt sức chống chọi lại cơn thịnh nộ của biển cả. Đứng giữa biển trời bao la, con người ta quá nhỏ bé. Quả thật "đi một ngày đàng học một sàng khôn". Ta trước đây cứ tự cho mình là tài giỏi, là đứng trên đỉnh thiên hạ. Giờ đây xem ra, ta còn không bằng cả những tay phụ việc hèn mọn nhất trên thuyền. Giữa cơn cuồng phong dữ dội, họ lăng xăng chạy tới chạy lui, lo liệu mọi bề. Trong khi đó, ta làm được gì ngoài việc co ro bám trụ chiếc cột buồm vững chắc, miệng khô khốc, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Nhìn những tấm lưng trần ướt đẫm mồ hôi, ta chạnh lòng nhớ về bá tính ở quê nhà, dân mình còn nghèo và khổ lắm.
Sau khi ổn định lại tình hình, Mã Kim Đa sai người kiểm kê thiệt hại. Chúng ta tổn thất hai thương thuyền, mất tích bốn mươi ba người, đa số là người Minh Hương, cùng với bảy mươi bảy thùng hàng. Ài, thiệt hại khá nặng nề, mà đây mới chỉ là cơn bão đầu tiên thôi đấy.
Một việc khác nghiêm trọng hơn lại đến. Nước ngọt. Ở nơi bốn bề là biển mặn này, nước ngọt dù chỉ là một giọt cũng quý giá vô cùng. Những con sóng cao mấy chục thước sáng nay làm nước biển tràn vào mấy cái thùng tô nô đựng nước. Lượng nước ngọt còn lại trên cả năm chiếc thuyền chỉ đủ dùng cho khoảng chưa tới hai ngày.
Một việc nữa, thuốc súng trên thuyền cũng bị ẩm rồi. Việc này đặc biệt nghiêm trọng. Nếu chẳng may trên đường gặp cướp biển thì lấy gì mà chống lại?
Mã Kim Đa quyết định một mặt sai lính đem phơi khô số thuốc súng. Mặt khác lại hạ lệnh cập bờ ở mũi Hảo Vọng.
"Nhân tiện mua nước ngọt cùng trao đổi hàng hoá", ông ta nói. "Nhân tiện, để cho Ngài - ý ông ấy nói ta - thưởng thức cái gì gọi là thiên đường của những người đi biển".
..........
7 giờ rưỡi sáng ngày 7 tháng 10 năm 1795,
Dù khoảng cách đến mũi Hảo Vọng rất gần nhưng vì phải cố tránh những con sóng ngầm nên phải tới sáng nay chúng ta mới cập bờ được. Từ đằng xa, bến cảng hiện ra trong tầm mắt với rất nhiều thuyền, đủ loại, cả thuyền buôn lẫn thuyền chiến. "Ở khu vực này, nhất là ở thị trấn Cape Town, người ta nghiêm cấm tranh chấp đánh nhau", Mã Kim Đa nói, "đương nhiên sẽ không sao nếu đó chỉ là những xích mích nhỏ. Ngài thấy đó, trên cảng là tàu thuyền của đủ các quốc gia. Đây có lẽ là nơi hoà bình nhất thế giới".
Đoàn thuyền nhanh chóng cập vào bãi thuộc về những người Anh Cát Lợi. Tiếp đón chúng ta là một nhóm người bản địa. Thật kỳ lạ, người ở đây có màu da đen trùng trục làm nổi bật hàm răng trắng bóng. Nhưng điều đầu tiên làm cả đoàn người Việt và những người Minh Hương phải há hốc mồm là dân bản xứ, cả đàn ông lẫn đàn bà, cả thanh niên đến thiếu nữ đều... trần trùng trục.
Liếc nhìn những cô thiếu nữ với bộ ngực sữa nẩy tưng tưng mà nhiều "quý ông" chảy cả nước bọt. Nhiều người ngoài mặt thì làm bộ ngó lơ, luôn miệng nói "thật là suy đồi, thật vô liêm sĩ" vậy mà chốc chốc lại liếc nhìn. Đến cả ta cũng phải buông ra câu nói cửa miệng của chú Tư "phản khoa học, thật là phản khoa học quá mà". Nhưng nói thật, ha... ha... ta... rất thích.
Những thương buôn của chúng ta lại khác. Họ nhanh chóng cùng những thương nhân Anh Cát Lợi tháo dỡ hàng hoá, những mong buôn bán được chút gì đó. Sau khi bàn bạc, chúng ta quyết định tách ra, mỗi người có thể tự do đi dạo, sau ba giờ chiều sẽ hội họp ở quán rượu "Flying Dutchman" - quán rượu mang tên một con tàu ma nổi tiếng Những người Hà Lan bay. Truyền thuyết về con tàu ma này ta tạm thời không nhắc đến. Giờ thì... đi dạo thôi.
Đi cùng ta là Thái tử Augustus cùng cha con Phan Huy Ích.
- Nổi tiếng nhất ở đây có lẽ là chợ nô lệ. - Augustus giới thiệu.
- Chợ nô lệ? Phải chăng là bán những gia nhân như ở xứ ta nhưng lại được công khai? - Phan Huy Ích hỏi.
- Đúng vậy. - Augustus nói - Người Anh Cát Lợi chúng tôi đã bỏ chế độ nô lệ lâu rồi nhưng các nước khác vẫn còn. Điều này thật đáng nhục nhã.
Nói vậy, chúng ta vẫn dạo bước đến đây. Cảnh mua bán thật tấp nập. Phải nói, ở đây, nhân phẩm con người bị hạ thấp ghê gớm. Nô lệ buôn bán không chỉ là người da đen mà có cả da vàng, da trắng. "Họ là những chiến lợi phẩm của chiến tranh hoặc người của gia tộc nào đó bị lưu đày", Augustus nói.
Người bán sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của người mua. Họ bắt "hàng hoá" cởi hết quần áo, phơi bày cả những nơi kín đáo nhất cho khách xem. Vốn tư tưởng khép kín của người Á Đông đã ăn sâu vào người từ lâu nên chúng ta nhanh chóng rời khỏi.
Tiếp tục theo chân Augustus, chúng ta tìm đến "đỉnh Quỷ". Có lẽ người đàn ông Hoàng Gia Anh Cát Lợi này đã rất nhiều lần chu du bốn biển, kinh nghiệm của ông ta thật đáng ngưỡng mộ.
Đỉnh quỷ là một ngọn núi thấp nhưng thật kỳ lạ. Nó có đỉnh nhọn, phía trên lúc nào cũng vần vũ một tầng mây dày. Người ta có một truyền thuyết rất ly kỳ về nó:
Vào những năm 1700, Jan Van Hunks - một cướp biển nổi tiếng tới Cape Town định cư. Tại đây, ông giải nghệ và cưới một phụ nữ địa phương. Cả hai xây nhà dưới chân của ngọn núi. Vợ Hunks rất ghét thói quen hút thuốc của chồng, và luôn sẵn sàng đuổi ông ra khỏi nhà bất kỳ lúc nào thấy châm tẩu.
Để vợ ít phàn nàn mà không phải từ bỏ thuốc, Hunks thường đi bộ lên núi và tìm một chỗ để hút. Một ngày nọ, khi "cựu cướp biển" lên núi để châm tẩu thì bắt gặp một người đàn ông ngồi đúng chỗ quen thuộc của mình. Vị khách lạ đội mũ rộng vành che toàn bộ gương mặt, bận đồ đen từ đầu đến chân.
Thật ngạc nhiên, người đàn ông bày trò thách đố hút thuốc với Hunks. Thế là khói thuốc từ hai chiếc tẩu liên tục bay lên, nhiều đến nổi phủ cả ngọn núi. Những đám mây hiện hữu cũng hình thành từ đó.
Truyện đến đây cũng không có gì để nói. Cái chính là Hunks đã thắng. Không ngờ người đàn ông kia chính là quỷ Satan. Bực mình và nổi điên vì để một "người phàm" chiến thắng, quỷ vương hoá ra một đám mây bao phủ cả người Hunks và làm ông biến mất hoàn toan khỏi thế gian.
Đến ba giờ chiều, chúng ta y hẹn, quay về quán rượu Flying Dutchman. Tại đây, các thương buôn khoe nhau thành quả sau chuyến buôn bán sáng nay. Quả thật, ở nơi tập trung thương nhân đến từ nhiều nước như ở đây thì buôn bán dễ dàng hơn hẳn, lại có lợi nhuận nhiều hơn. Mọi người quyết định đêm nay sẽ tự do, sáng ngày mai lại lên đường.
À, phải nói chút về con tàu ma Flying Dutchman.
Tương truyền, vào năm 1641, thuyền trưởng Van der Decken cùng thủy thủ đoàn đang đưa con tàu trở về Hà Lan sau chuyến Viễn Đông thuận lợi. Không may, khi về gần đến mũi Hảo Vọng, toàn bộ thủy thủ đoàn cùng con thuyền đã bị bão biển nuốt chửng mà không để lại bất cứ một dấu vết nào.
Sau rất nhiều nỗ lực chống lại cơn bão không thành, khi nhận ra cái chết đang đến rất gần, thuyền trưởng Van der Decken đã hét lên một cách điên dại, thề sẽ trở lại mũi Hảo Vọng dù có phải ở trên biển cho đến Ngày tận thế.
Kể từ đó, theo truyền thuyết, mỗi khi xuất hiện bão ở quanh mũi đất này, nếu nhìn vào mắt bão, người ta cho rằng có thể nhìn thấy hình ảnh của con tàu ma quái và vị thuyền trưởng của nó đang buộc phải hứng chịu lời nguyền lang thang mãi mãi trên đại dương mênh mông.
...............
Ngày 8 tháng 10 năm 1795,
Hoàng hôn đã buông xuống, ánh trăng cũng cao dần. Chúng ta lúc này đã cách mũi Hảo Vọng hơn năm trăm dặm về phía tây bắc. Trời đang yên bình bỗng chốc nổi lên gió lớn.
Bão nữa chăng? Không phải xui xẻo vậy chứ. Tinh thần mọi người phút chốc lại căng như dây đàn. Mười phút, hai mươi phút, nửa tiếng rồi một tiếng trôi qua. Cơn bão rốt cục không tới, tất cả chẳng qua chỉ là những biến động nhẹ của biển cả.
……………
Đúng lúc mọi người thở phào như trút được gánh nặng thì nghe thấy tiếng thét của một thủy thủ: "Flying... Flying... Dutch... Dutchman". Mọi người choàng tỉnh, nhìn về mạn nam của đoàn thuyền, trong lòng hồi hộp khó tả.
Nó. Từ xa xa, một chiến thuyền ba cột buồm cỡ lớn dần dần hiện lên trong tầm mắt. Mang trên mình một lá cờ Hà Lan lớn, rách nát, phải nói chiếc thuyền trông thật quỷ dị. Nó phát ra một thứ ánh sáng màu đỏ như thể lửa đỏ dưới địa ngục.
Đúng nó rồi. Chiếc Flying Dutchman như nổi lên từ đáy biển. Nó chạy sau đuôi đoàn thuyền một đoạn rồi biến mất như thể chưa từng tồn tại. Thần kinh mọi người vừa dịu xuống không lâu đã một lần nữa cảm thấy sợ hãi.
Mọi người gồng mình đón chờ những điều tồi tệ sắp tới như trong truyền thuyết. Nhưng may quá, cả đêm trôi qua bình yên.
...............
Ngày 9 tháng 10 năm 1795,
Mọi người lúc này rất vui vẻ. Ai nấy đều bàn tán về sự xuất hiện của Flying Dutchman đêm qua. Rõ ràng truyền thuyết chỉ là truyền thuyết, có gì xảy ra đâu.
Thật không ngờ, từ giờ phút này, đoàn thuyền lại xảy ra những việc kỳ lạ đến kinh hoàng. Việc xảy ra khi đoàn thuyền rơi vào một vùng nước nông nhưng có gió lốc khá lớn.
Đầu tiên phải kể đến tiếng thét của một người trong nhóm ba trăm. Đó là một thanh niên tên Hải, vừa tròn hai mươi. Đang lúc cười đùa vui vẻ, anh ta bỗng ôm lấy đầu mình, thét lên đau đớn. Anh liên tục đánh lên đầu, như chưa thỏa mãn, anh ta hướng thẳng đến cột buồm chính mà dộng thẳng vào. Máu tươi văng tung toé, vậy là một người đã ra đi.
Chưa dừng lại ở đó, gần như cùng một lúc, mọi người nghe văng vẳng bên tai có tiếng động gì đó rất lạ, đoạn cảm thây đau đầu kinh khủng. Cả ta và những người Anh Cát Lợi cũng không ngoại lệ.
Khắp nơi, người ta vò đầu bứt tai, la hét thảm thiết. Có người vì muốn kết thúc sự đau đớn đã lao người xuống biển. Có người tự đập bể đầu mình. Có người dùng súng tự kết liễu. Cũng có người tuốt gươm, chém giết loạn xạ rồi tự vẫn.
Đến lúc đoàn thuyền vượt qua khỏi vùng biển nọ thì những sự lạ mới kết thúc. Khi mọi người hoàn hồn trở lại thì lại thấy một cảnh tượng kinh hoàng. Xác người ở khắp nơi, máu vương vãi khắp chốn.
Khi kiểm tra lại nhân số, sự sợ hãi in hằn trên nét mặt mọi người. Các thương nhân chỉ còn một trăm hai mươi người, nhóm ba trăm mất sáu mươi lăm người, những người Anh Cát Lợi cũng tổn thất ba mươi bảy thành viên.