Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 35: Nhóm du học sinh thứ hai
Trở về từ vùng sông Rhine, Bàn trong mắt người Anh Cát Lợi không còn là anh chàng quê mùa ở một xứ nhược tiểu nữa. Anh giờ đây là một người hùng mới nổi. Chia tay Trung đoàn South Esset, Bàn quay về Quân trường Hoàng gia cùng ba mươi sáu pháo thủ của Trung đội pháo binh số mười ba.
Ngày tiếp đón những người lính ưu tú mới từ chiến trường cả Quân trường như trong ngày hội. Khắp nơi đầy ắp những tiếng cười, lời ca tiếng hát cũng vang lên khắp nơi. Song, vui nhất có lẽ phải kể đến là Trung đội số mười ba. Chỉ huy của họ đã phá đi cái dớp “chết yểu”; chưa hết nha, Bàn còn lập nên một kỷ lục, Trung đoàn South Esset không hề mất một binh một tốt nào, vậy thì không cần phải nói đến những chàng trai pháo binh đi theo rồi.
Vui thì đồng ý là Trung đội kia vui rồi, nhưng nếu nói là hãnh diện thì… ai mà qua mặt được Đại úy John Smith. Giờ đây quân hàm của ông ta thấp hơn Bàn một bậc. Ấy thế mà đi đâu, gặp ai, ông cũng ưỡn ngực mà nói: “Cậu ta là học trò của tôi đấy nhé. Trò mà hơn thầy chứng tỏ thầy phải rất giỏi, ha… ha… ha…”. Mà đúng thật nha, ông chính là người đầu tiên dẫn dắt Bàn vào “nghề” pháo binh. Cho đến hiện tại, nếu so về căn góc bắn, Bàn cũng vẫn chỉ xứng đáng là học trò của ông.
Cuộc sống với Bàn giờ đây thật đẹp nhưng… cũng thật vất vả. Mỗi ngày, ngoài giờ tập luyện cùng trung đội buổi sáng, anh còn phải lên “giáo án” về phương pháp “hợp đồng tác chiến giữa các binh chủng” nữa, đây là mệnh lệnh của Đại tá Arthur Wellesley. Tại sao Arthur lại có cái “mệnh lệnh” kỳ khôi thế? Anh cũng sắp được phong hàm tướng rồi, nếu nói về nghệ thuật chiến tranh, lẽ ra anh phải còn giỏi hơn Bàn.
Số là thế này. Trong một ngày cuối tuần, Arthur đến thăm trại tập trung của Trung đoàn South Esset, Bàn không đi theo nhé, lý do thì ai cũng hiểu rồi. Đây là Trung đoàn tư nhân đầu tiên một tay ông gầy dựng, nơi tập hợp những con người cùng khổ nhưng cuộc sống lại chan hòa tình thân ái. Arthur muốn nghe binh sĩ đánh giá thế nào về chỉ huy mới của mình. Câu trả lời, thật ngạc nhiên, chỉ có một chữ, “thiên tài”. Họ ca ngợi Bàn đủ điều, từ tư duy chiến thuật, cách hành quân, đến cả việc đối xử với binh sĩ như anh em. Họ cũng kể về sự bố trí đội hình của vị Thiếu tá trẻ tuổi ở hai trận chiến, nhất là ở Diersheim.
Về phần Bàn, tuy rằng khối lượng công việc mỗi ngày một lớn lên và cũng có quá nhiều áp lực. Tuy nhiên, anh cũng không hề nề hà hay ca cẩm lấy một câu. Bởi lẽ, đi cùng với áp lực mỗi ngày một lớn chính là uy tín của anh càng ngày càng cao. Chính lúc anh mệt nhọc nhất, cảm thấy rã rời nhất, những lá thư với lời lẽ ngọt ngào đến từ nàng Sophia xinh đẹp lại làm Bàn như có thêm sức sống mới.
Ông bà ta ngày xưa có một câu nói đố mà sai được: “Cây kim trong bọc thể nào cũng có ngày lòi ra”. Chuyện tình yêu giữa chàng Vương gia nước Đại Việt và cô Công chúa xứ sương mù cuối cùng cũng đến tai nhà vua. George III tỏ ra khá giận dữ. Ông lập tức cho người “lôi” Bàn đến để “hỏi tội” vì dám yêu con gái ông. Những biểu hiện của ông còn làm cả Thái tử Augustus lo sợ, e rằng mối bang giao giữa hai nước sẽ tan thành mây khói theo tình yêu này mất thôi.
Ngược lại với lo lắng của mọi người, Bàn đến điện Buckingham với niềm hy vọng và tự tin. Qua tiếp xúc với những người con của Hoàng gia, Bàn biết được George III là người “ngoài lạnh, trong ấm”. Vậy thì biết đâu, việc cũng sẽ không đến nỗi tệ như mọi người nghĩ.
Nói bên lề một chút. Theo các sử gia ghi chép lại, George III là một vị “vua điên”. Ông có thể đánh mất lý trí bất cứ lúc nào, sẵn sàng xử tử hình một người bất cứ lúc nào dù họ có tội hay không. Nhưng cũng phải nói thêm, thật ra, việc ông phát điên chỉ xảy ra sau năm 1802 mà thôi. Đối với sự kiện ngày hôm nay, nói cho đúng thì không phải là đến lúc này ông mới phát hiện ra. Ông là một người rất tinh ý, nếu như ông không thấy được điều bất thường ở đêm dạ vũ nọ thì liệu rằng tước vị Hiệp sĩ sẽ đến tay Bàn được chắc. Trong tâm ông cũng có phần nào ủng hộ việc này, có điều không thể ra mặt và cũng chưa phải lúc. Ông muốn nước Anh có lợi ích lớn nhất, Chính trị mà.
Quay lại cuộc triệu kiến ở điện Buckingham. George III thấy được vẻ tự tin và ung dung của Bàn thì cảm thấy ưng ý lắm. “Quả là người có bản lĩnh, Sophia gả cho cậu trai trẻ này cũng không có gì là không tốt”, ông nghĩ.
- Thiếu tá Jack, – Geoger III hét lên. – Ngài thật cả gan khi dám yêu con gái của ta. Ngài có biết tội của mình không?
- Quốc vương Bệ hạ, – Bàn từ tốn trả lời. – Ngài là một vị vua anh minh. Chắc Ngài cũng hiểu, tình yêu không có tội, có điều, quan trọng là tình yêu đó đến lúc nào, trong hoàn cảnh nào, với mục địch tốt đẹp hay xấu xa.
Bàn trước hết nâng George III lên đến tận mây xanh, đoạn nói tiếp:
- Nhưng với tình yêu của tôi dành cho Sophia thì đó là một tình yêu vô vị lợi và chân thành nhất thế gian. Nếu như nói tôi yêu nàng vì nàng là công chúa thì tôi quả là thằng hèn nhất thế gian. Đằng này, tôi yêu nàng trước khi biết nàng là ai.
- Nói vậy, – giọng của nhà vua có vẻ dịu xuống – Ngài đã gặp và yêu con bé khi nào?
- Đêm dạ vũ Giáng sinh hai năm trước. Ngài không biết đâu, lúc đó, tôi vì mặc cảm về chiều cao của mình mà không dám mời ai nhảy cùng. Nhưng khi nhìn thấy nàng, tuy rằng không biết mặt, nhưng đôi mắt của nàng đã chấn nhiếp tâm hồn tôi. Cũng không hiểu tôi lấy đâu ra can đảm mà đến bắt chuyện với nàng. Tôi yêu nàng từ ngày ấy dù chưa hề biết nàng là ai.
- Thế nhưng, chồng của con gái ta không thể là hạng người vô danh. Dù Ngài gần đây khá có danh tiếng, nhưng bấy nhiêu chưa đủ.
- Tôi hiểu. Thế thì, nếu nói rằng tôi có cách giúp Bệ hạ kiểm soát được Vương triều Mysore ở miền Đông Nam Ấn thì đó có phải là lễ vật khiến Ngài vừa ý hay không?
Nói ra điều này, Bàn cảm thấy hơi run. Anh quả là quá to gan rồi. Cho dù nhà vua có đồng ý thì các tướng lĩnh cũng làm gì mà cho phép Bàn tung hoành. Vả lại, Vương triều thần bí này, anh cũng chỉ biết đôi nét.
- Ngài nói Ngài có cách hạ Mysore à?
- Cách thì có, nhưng chi tiết thế nào thì phải nhìn thấy thực địa mới quyết định được. Tôi cũng biết, Bệ hạ có dự tính cử Đại tá Arthur Wellesley đi Ấn Độ. Tôi cũng muốn đi cùng. Có thể cách của tôi không là hay nhất, nhưng ít nhiều cũng giúp Đại tá có thêm sự lựa chọn.
- Được rồi, – George III biết Bàn đã mắc câu rồi. Bằng mọi giá, anh cũng sẽ liều mạng vì nước Anh – ta dù muốn con rể mình là người có thực tài nhưng cũng không muốn y là một cái xác. Chỉ cần Ngài giữ được tính mạng trở về; đồng thời, chưa cần nói đến thắng bại, chỉ cần các tướng tham gia cuộc chiến đánh giá cao, ta sẽ đồng ý.
“Quá tốt rồi, không ngờ lại đơn giản như vậy. Ây da, khoan đã nào, nói vậy không lẽ tình yêu của ta sẽ bị định đoạt bởi các tướng kia sao? Vậy thì phải dùng kế ‘đi cửa sau’ rồi”. Bàn nghĩ thầm trong dạ.
Sự việc đã được định đoạt. Với Bàn thì không cần nói thêm nữa. Nhưng về vua George III thì khác. Ông đã ràng buộc lợi ích của Bàn vào nước Anh rồi. Nếu như anh thuận lợi vượt qua thì quá tốt, nếu không, ông cũng sẽ “mở” một đường gọi là cho cơ hội sau cùng. Đó là độc quyền về công nghệ chế tạo súng mà Đại Việt đang nắm giữ. Lẽ dĩ nhiên, ông sẽ không cấm Đại Việt phát minh cho chính mình dùng, chỉ là nếu muốn bàn cho nước nào, Đại Việt phải hỏi ý kiến của nước Anh.
Ngày 2 tháng 9 năm 1798, London.
Hôm nay, thủ đô nước Anh đón chào những vị khách mới. Họ đến từ một chiến thuyền mang tên Quang Trung. Đây là chiến thuyền đến từ Đại Việt, nhà Tây Sơn. Nó không mang dáng dấp của một chiến thuyền kiểu mẫu của Anh Cát Lơi. Đây là một chiến thuyền kiểu mới chăng? Không đâu, về hình dáng bên ngoài, nó chính là một chiếc Định Quốc.
Ngạc nhiên chưa? Định Quốc có thể vượt biển đó nha. Về cơ bản, các loại chiến thuyền trước đó của Đại Việt không có khả năng vượt đại dương. Vì hai lý do: hệ thống buồm và đáy thuyền.
Nói về buồm thì khỏi cần phải bàn, với loại buồm cũ của Châu Á, tốc độ của thuyền không thể nhanh được, chưa hết, nó làm thuyền đi theo đường zigzac với biên độ lớn. Từ ngày nhìn thấy chiếc “Người khai sáng”, thợ thuyền của Đại Việt đã dày công nghiên cứu và phát hiện ra tính năng đặc biệt của loại buồm trên chiến thuyền của Anh Cát Lợi. Từ đó, Toản yêu cầu thay đổi tất cả các loại buồm này và sử dụng hình mẫu của Anh Cát Lợi.
Về đáy thuyền. Tất cả các chiến thuyền ở phương Đông đều là đáy bằng. Điều này giúp thuyền dễ nổi hơn thật, nhưng nó cũng có nhược điểm chí mạng. Đó chính là làm tải trọng của thuyền không thể nâng cao, quan trọng nhất là độ ổn định không cao. Những “nghiên cứu” của bản thân Toản và công nghệ đóng tàu mà Anh Cát Lợi chuyển giao cho thấy một điều. Phải thay đổi sang dạng đáy nhọn như chiến thuyền của Anh Cát Lợi. Cuối cùng, Toản ra lệnh cải tạo toàn bộ số thuyền chiến hiện có, đặc biệt ưu tiên cho Định Quốc. Có điều, dù chiến thuyền Anh Cát Lợi được xem là đáy nhọn nhưng vẫn có hình dáng bầu bầu. Bàn lại khác, cậu yêu cầu đáy thuyền phải “nhọn” thật sự, điều này làm tăng tính ổn định của thuyền.
Kết quả là Đại Việt đã cải tạo thành công bảy chiếc Định Quốc hiện có và tiếp tục đóng thêm năm chiếc khác nhưng kích thước lớn hơn, tải trọng cũng lớn hơn. Và đương nhiên là, số lượng đại bác cũng nhiều hơn, là một trăm lẻ bốn khẩu. Việc này lẽ dĩ nhiên sẽ tốn rất nhiều thời gian, nhưng Toản cho huy động trên hai nghìn người chỉ lo cho việc đóng năm chiến thuyền này và thực hiện song song. Theo dự kiến, có lẽ hơn hai năm nữa để hoàn thành, tức là phải tốn thời gian năm năm tính từ năm 1796.
Quay lại với đoàn người, số lượng lần này cũng là ba trăm, dẫn đầu là Phan Huy Ích, đương nhiên, vì ông là người duy nhất ở Đại Việt đặt chân đến xứ sở sương mù năm đó và trở về. Điều bất ngờ là có sự hiện diện của hai người: Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết và Bắc định Vương Nguyễn Quang Thùy. Sự có mặt của Thùy không có gì là khó hiểu với lý do là đi thăm em. Còn Tuyết thì sao?
Số là ngày đoàn thuyền chở Quang Bàn khỏi hành cũng là lúc Phủ Đô đốc oanh động. Tiểu thư Nguyễn Thị Ngọc Sương mất tích. Cô đã đi đâu? Chính vì điều này mà suốt thời gian gần hai năm trời Đô đốc Tuyết bị vợ mắng nhiếc thậm tệ. Cũng may, vài ngày sau khi đoàn thuyền ra khơi, người hầu gái mang đến hai vợ chồng ông lá thư của Ngọc Sương. Trong đó, cô viết mình muốn đi cùng đoàn người và đã cải nam trang lên đường. Sự việc này chỉ có Phan Huy Ích là biết nhưng ông giấu nhẹm, chỉ đến khi quay về mới nói lại để trấn an vợ chồng ông bạn già.
Lần này, Đô đốc Tuyết nhất định phải đi cho bằng được. Ông ta lấy lý do là đi tìm con gái. Nhưng khỏi nói thì ai cũng hiểu, ông muốn “trốn” con cọp già nhà mình. Cuối cùng ông cũng toại nguyện khi nhìn thấy cô con gái rượu. Sau một hồi la mắng lấy lệ, ông lại bắt Ngọc Sương kể lại chuyến hành trình và học tập của mình.
Sáng hôm sau, Phan Huy Ích dẫn theo hai người cùng với sự có mặt của Bàn đến điện Buckingham. Nhìn cảnh vật ven đường, Thùy và Tuyết liên tục xuýt xoa. Mọi thứ có vẻ quá mới mẻ trong mắt họ. Ngay cả con đường dưới chân cũng được lát đá bằng phẳng. Vào trong điện, Phan Huy Ích hành lễ xã giao và nói:
- Sứ bộ ngoại giao Đại Việt xin chào Quốc vương Bệ hạ.
- Ồ! Ngài Phan, cũng khá lâu rồi chúng ta chưa gặp nhỉ – George III nói. – Ngài có khỏe không? Và có thể giới thiệu cho chúng tôi hai vị bên cạnh không?
- Tôi khỏe. Cho phép tôi giới thiệu, đây là Bắc Định Vương William Nguyễn và Đại đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, vị tướng quân cao cấp nhất của chúng tôi.
George III nghe vậy liền vồn vã ra mặt. Ông ta cùng Thùy và Tuyết nói mấy lời khách sáo đại loại như “Rất hân hạnh được biết Ngài”. Sau đó, ông hỏi Ích vì biết dù sao thì trưởng phái đoàn cũng chính là vị này.
- Ngài Phan. Chắc là Ngài đến đây không phải chỉ là chuyến thăm thông thường chứ?
- Đương nhiên. Chúng tôi có hai mục đích. Thứ nhất là xem xét quá trình học tập của những du học sinh lần trước cùng với Vương gia Jack của chúng tôi. Thứ hai…
Ích dừng lại rồi nói tiếp:
- Chúng tôi muốn Ngài tiếp nhận nhóm du học sinh thứ hai, số lượng là ba trăm , cả nam lẫn nữ.
- Ồ! Thế à? Nhóm du học sinh lần trước là theo thỏa thuận của chúng ta, không cần nói làm gì. Nhưng còn nhóm thứ hai, các Ngài cũng nên bỏ ra một chút gì đó gọi là “học phí” chứ. Các Giáo sư của chúng tôi cũng phải kiếm sống. – George III nói rất nhẹ nhàng, pha vào đó là một chút hài hước.
- Đương nhiên, chúng ta dù kết minh hữu nhưng không có nghĩa bên nào cho không bên nào thứ gì. Chúng tôi có đem “học phí” đến.
- Ha… ha… ha… Đại Việt các Ngài quả là biết cách ngoại giao. Được rồi, thế “học phí” các Ngài mang theo là gì?
- Muốn xem “học phí” này, tôi xin mượn của Bệ hạ một bãi luyện quân, nếu như không lầm thì các Ngài gọi đó là Quân trường nhỉ.
George III dĩ nhiên không có lý do gì để phản đối. Ông sai người chuẩn bị xe, đưa mình và phái đoàn đến Quân trường Hoàng gia. Trên đường đi, ông nhiều lần nhìn ngắm và đánh giá hai vị tướng, một già một trẻ của Đại Việt. George III hỏi Augustus có nhận xét thế nào về hai người này. Câu trả lời làm ông vô cùng ngạc nhiên, đó là: “Giỏi gấp mấy lần so với Thiếu tá Jack về quân sự nhưng lại kém hơn nhiều về ngoại giao”.
Cuối cùng cũng đến Quân trường, Phan Huy Ích lấy ra một chiếc hộp hình chữ nhật với chiều dài khoảng một mét và mở ra:
- Đây chính là học phí.
- Một cây súng à? – George III hỏi nhanh.
- Không phải một, mà là mười nghìn.
- Uy lực của nó thế nào thì thỉnh Vương gia nói cho Bệ hạ cùng các vị ở đây được rõ. Vì đây chính là phát minh của Ngài. – Ích quay sang nói với Thùy.
Nhà phát minh của chúng ta gật đầu rồi bắt đầu nói về công năng của súng. Nhưng trước hết, anh phải cho mọi người chứng kiến uy lực của súng cái đã. Thùy nhờ người Anh Cát Lợi chuẩn bị cho mình một bia bắn. Khoảng cách đặt bia là … tám trăm mét.
Đoành… Tiếng súng nổ vang. Mọi người chợt há hốc khi nhìn thấy viên đạn tuy lệch khá xa so với hồng tâm nhưng có thể xem là trúng đích. Đây tuyệt đối là điều không thể làm được với các loại súng hiện tại. Chưa cần tính đến độ chính xác, chỉ nói đến tầm xa của viên đạn đã đủ để làm mọi người thất kinh rồi. Đằng này, Thùy còn bắn trúng bia.
Chờ mọi người bình tâm lại, Thùy bắt đầu giới thiệu về cây súng. Đây là một khẩu súng với hai nòng, chiều dài không khác gì khẩu Điểu thương cải tiến lần thứ hai. Cả kích thước viên đạn cũng thế. Có điều, lượng thuốc súng được nhồi vào nhiều hơn một ít. Súng cũng có hai “con thỏ” nhưng chỉ có một cò súng duy nhất với hai nấc bấm. Khi nạp đạn, người bắn chỉ cần bẻ gập nòng súng xuống và bỏ đạn vào phần cuối nòng, sau đó bẻ thẳng này. Mẫu súng này so ra có vẻ tương tư như các loại súng săn xuất hiện sau đó khoảng ba mươi năm. Đoạn, người bắn chỉ cần mở chốt hai “con thỏ”, kéo cò với hai nấc, mỗi nấc tương ứng với việc một “con thỏ” đập vào hạt nổ.
- Trong quá trình nghiên cứu, tôi chợt nhớ đến điều này – Thùy nói. – Trước đây, em tôi, tức là vua David I có nói, uy lực của viên đạn ngoài lượng thuốc súng ra thì áp suất đóng vai trò then chốt. Trong lúc vô tình, một người thợ khi đúc nòng đã vô tình làm sản phẩm bị xoắn lại. Song, nếu không quan sát kỹ sẽ khó thấy được. Chính tôi là người phát hiện ra điều này. Tôi liền bắn thử và kết quả là nòng súng bị nứt ra, đương nhiên thôi. Tuy vậy, tôi nhận ra một điều, viên đạn có vẻ bay xa hơn và đường đạn cũng ổn hơn. Tôi đem điều này đi thỉnh giáo vài vị Giáo sư mà các Ngài đã hào phóng phái đến cùng với Thượng thư Vũ Huy Tấn. Cuối cùng, chúng tôi phát hiện ra, chính những rãnh xoắn đã làm nên tất cả. Từ đó, chúng tôi đã đúc nòng với hai lớp, lớp thứ nhất có những rãnh xoắn theo y như khuôn mẫu. Lớp thứ hai là một ống thép trơn, bao phủ vừa khít với ống xoắn.
- Ra là thế – Đại tá Arthur đứng gần đó chợt lên tiếng, ông là người rất biết nhìn hàng. – Nhưng tôi có một thắc mắc. Dù là uy lực, tầm xa và độ ổn định đường đạn có tăng lên, nhưng Ngài cũng không thể bắn trúng đích ở khoảng cách như vậy.
- Câu hỏi của Ngài rất hay. Nói đến đây, chúng tôi phải cám ơn một vị Giáo sư của các Ngài, Giáo sư Benjamin Robins. Chính ông ấy phát minh ra một thứ gọi là “thước ngắm và đầu ruồi”. Chúng tôi đã áp dụng ngay như các Ngài thấy đấy.
Nói đoạn, Thùy chỉ cho mọi người bộ phận gọi là thước ngắm và đầu ruồi ấy. Sau đó, chính Arthur đứng lên thử súng. Kết quả, anh bắn còn chính xác hơn Thùy khi đạn chỉ lệch hồng tâm một khoảng cách nhỏ hơn. Anh tỏ ra rất thích thú. Hơn nữa, một lần nạp đạn có thể bắn được hai viên nữa chứ. Đây chính là ưu thế không thể chối cãi trên chiến trường.
Lúc này, George III lên tiếng:
- Chúng tôi rất hài lòng, Ngài Phan ạ. Và tôi cũng phải ngã mũ thán phục sự thông minh của Ngài Thân vương William đây.
- Không có gì, thưa Bệ Hạ – Ích khiêm tốn đáp lời.
Bất chợt, George III quay sang Bàn và nói một lời làm mọi người hết sức bất ngờ:
- Thiếu tá Jack. Không cần Ngài phải chứng minh gì nữa. Ta bằng lòng gả Sophia cho Ngài. Nhân dịp có anh Ngài ở đây, tuần sau, ta sẽ cho cả hai thực hiện lễ đính hôn.
Ngày tiếp đón những người lính ưu tú mới từ chiến trường cả Quân trường như trong ngày hội. Khắp nơi đầy ắp những tiếng cười, lời ca tiếng hát cũng vang lên khắp nơi. Song, vui nhất có lẽ phải kể đến là Trung đội số mười ba. Chỉ huy của họ đã phá đi cái dớp “chết yểu”; chưa hết nha, Bàn còn lập nên một kỷ lục, Trung đoàn South Esset không hề mất một binh một tốt nào, vậy thì không cần phải nói đến những chàng trai pháo binh đi theo rồi.
Vui thì đồng ý là Trung đội kia vui rồi, nhưng nếu nói là hãnh diện thì… ai mà qua mặt được Đại úy John Smith. Giờ đây quân hàm của ông ta thấp hơn Bàn một bậc. Ấy thế mà đi đâu, gặp ai, ông cũng ưỡn ngực mà nói: “Cậu ta là học trò của tôi đấy nhé. Trò mà hơn thầy chứng tỏ thầy phải rất giỏi, ha… ha… ha…”. Mà đúng thật nha, ông chính là người đầu tiên dẫn dắt Bàn vào “nghề” pháo binh. Cho đến hiện tại, nếu so về căn góc bắn, Bàn cũng vẫn chỉ xứng đáng là học trò của ông.
Cuộc sống với Bàn giờ đây thật đẹp nhưng… cũng thật vất vả. Mỗi ngày, ngoài giờ tập luyện cùng trung đội buổi sáng, anh còn phải lên “giáo án” về phương pháp “hợp đồng tác chiến giữa các binh chủng” nữa, đây là mệnh lệnh của Đại tá Arthur Wellesley. Tại sao Arthur lại có cái “mệnh lệnh” kỳ khôi thế? Anh cũng sắp được phong hàm tướng rồi, nếu nói về nghệ thuật chiến tranh, lẽ ra anh phải còn giỏi hơn Bàn.
Số là thế này. Trong một ngày cuối tuần, Arthur đến thăm trại tập trung của Trung đoàn South Esset, Bàn không đi theo nhé, lý do thì ai cũng hiểu rồi. Đây là Trung đoàn tư nhân đầu tiên một tay ông gầy dựng, nơi tập hợp những con người cùng khổ nhưng cuộc sống lại chan hòa tình thân ái. Arthur muốn nghe binh sĩ đánh giá thế nào về chỉ huy mới của mình. Câu trả lời, thật ngạc nhiên, chỉ có một chữ, “thiên tài”. Họ ca ngợi Bàn đủ điều, từ tư duy chiến thuật, cách hành quân, đến cả việc đối xử với binh sĩ như anh em. Họ cũng kể về sự bố trí đội hình của vị Thiếu tá trẻ tuổi ở hai trận chiến, nhất là ở Diersheim.
Về phần Bàn, tuy rằng khối lượng công việc mỗi ngày một lớn lên và cũng có quá nhiều áp lực. Tuy nhiên, anh cũng không hề nề hà hay ca cẩm lấy một câu. Bởi lẽ, đi cùng với áp lực mỗi ngày một lớn chính là uy tín của anh càng ngày càng cao. Chính lúc anh mệt nhọc nhất, cảm thấy rã rời nhất, những lá thư với lời lẽ ngọt ngào đến từ nàng Sophia xinh đẹp lại làm Bàn như có thêm sức sống mới.
Ông bà ta ngày xưa có một câu nói đố mà sai được: “Cây kim trong bọc thể nào cũng có ngày lòi ra”. Chuyện tình yêu giữa chàng Vương gia nước Đại Việt và cô Công chúa xứ sương mù cuối cùng cũng đến tai nhà vua. George III tỏ ra khá giận dữ. Ông lập tức cho người “lôi” Bàn đến để “hỏi tội” vì dám yêu con gái ông. Những biểu hiện của ông còn làm cả Thái tử Augustus lo sợ, e rằng mối bang giao giữa hai nước sẽ tan thành mây khói theo tình yêu này mất thôi.
Ngược lại với lo lắng của mọi người, Bàn đến điện Buckingham với niềm hy vọng và tự tin. Qua tiếp xúc với những người con của Hoàng gia, Bàn biết được George III là người “ngoài lạnh, trong ấm”. Vậy thì biết đâu, việc cũng sẽ không đến nỗi tệ như mọi người nghĩ.
Nói bên lề một chút. Theo các sử gia ghi chép lại, George III là một vị “vua điên”. Ông có thể đánh mất lý trí bất cứ lúc nào, sẵn sàng xử tử hình một người bất cứ lúc nào dù họ có tội hay không. Nhưng cũng phải nói thêm, thật ra, việc ông phát điên chỉ xảy ra sau năm 1802 mà thôi. Đối với sự kiện ngày hôm nay, nói cho đúng thì không phải là đến lúc này ông mới phát hiện ra. Ông là một người rất tinh ý, nếu như ông không thấy được điều bất thường ở đêm dạ vũ nọ thì liệu rằng tước vị Hiệp sĩ sẽ đến tay Bàn được chắc. Trong tâm ông cũng có phần nào ủng hộ việc này, có điều không thể ra mặt và cũng chưa phải lúc. Ông muốn nước Anh có lợi ích lớn nhất, Chính trị mà.
Quay lại cuộc triệu kiến ở điện Buckingham. George III thấy được vẻ tự tin và ung dung của Bàn thì cảm thấy ưng ý lắm. “Quả là người có bản lĩnh, Sophia gả cho cậu trai trẻ này cũng không có gì là không tốt”, ông nghĩ.
- Thiếu tá Jack, – Geoger III hét lên. – Ngài thật cả gan khi dám yêu con gái của ta. Ngài có biết tội của mình không?
- Quốc vương Bệ hạ, – Bàn từ tốn trả lời. – Ngài là một vị vua anh minh. Chắc Ngài cũng hiểu, tình yêu không có tội, có điều, quan trọng là tình yêu đó đến lúc nào, trong hoàn cảnh nào, với mục địch tốt đẹp hay xấu xa.
Bàn trước hết nâng George III lên đến tận mây xanh, đoạn nói tiếp:
- Nhưng với tình yêu của tôi dành cho Sophia thì đó là một tình yêu vô vị lợi và chân thành nhất thế gian. Nếu như nói tôi yêu nàng vì nàng là công chúa thì tôi quả là thằng hèn nhất thế gian. Đằng này, tôi yêu nàng trước khi biết nàng là ai.
- Nói vậy, – giọng của nhà vua có vẻ dịu xuống – Ngài đã gặp và yêu con bé khi nào?
- Đêm dạ vũ Giáng sinh hai năm trước. Ngài không biết đâu, lúc đó, tôi vì mặc cảm về chiều cao của mình mà không dám mời ai nhảy cùng. Nhưng khi nhìn thấy nàng, tuy rằng không biết mặt, nhưng đôi mắt của nàng đã chấn nhiếp tâm hồn tôi. Cũng không hiểu tôi lấy đâu ra can đảm mà đến bắt chuyện với nàng. Tôi yêu nàng từ ngày ấy dù chưa hề biết nàng là ai.
- Thế nhưng, chồng của con gái ta không thể là hạng người vô danh. Dù Ngài gần đây khá có danh tiếng, nhưng bấy nhiêu chưa đủ.
- Tôi hiểu. Thế thì, nếu nói rằng tôi có cách giúp Bệ hạ kiểm soát được Vương triều Mysore ở miền Đông Nam Ấn thì đó có phải là lễ vật khiến Ngài vừa ý hay không?
Nói ra điều này, Bàn cảm thấy hơi run. Anh quả là quá to gan rồi. Cho dù nhà vua có đồng ý thì các tướng lĩnh cũng làm gì mà cho phép Bàn tung hoành. Vả lại, Vương triều thần bí này, anh cũng chỉ biết đôi nét.
- Ngài nói Ngài có cách hạ Mysore à?
- Cách thì có, nhưng chi tiết thế nào thì phải nhìn thấy thực địa mới quyết định được. Tôi cũng biết, Bệ hạ có dự tính cử Đại tá Arthur Wellesley đi Ấn Độ. Tôi cũng muốn đi cùng. Có thể cách của tôi không là hay nhất, nhưng ít nhiều cũng giúp Đại tá có thêm sự lựa chọn.
- Được rồi, – George III biết Bàn đã mắc câu rồi. Bằng mọi giá, anh cũng sẽ liều mạng vì nước Anh – ta dù muốn con rể mình là người có thực tài nhưng cũng không muốn y là một cái xác. Chỉ cần Ngài giữ được tính mạng trở về; đồng thời, chưa cần nói đến thắng bại, chỉ cần các tướng tham gia cuộc chiến đánh giá cao, ta sẽ đồng ý.
“Quá tốt rồi, không ngờ lại đơn giản như vậy. Ây da, khoan đã nào, nói vậy không lẽ tình yêu của ta sẽ bị định đoạt bởi các tướng kia sao? Vậy thì phải dùng kế ‘đi cửa sau’ rồi”. Bàn nghĩ thầm trong dạ.
Sự việc đã được định đoạt. Với Bàn thì không cần nói thêm nữa. Nhưng về vua George III thì khác. Ông đã ràng buộc lợi ích của Bàn vào nước Anh rồi. Nếu như anh thuận lợi vượt qua thì quá tốt, nếu không, ông cũng sẽ “mở” một đường gọi là cho cơ hội sau cùng. Đó là độc quyền về công nghệ chế tạo súng mà Đại Việt đang nắm giữ. Lẽ dĩ nhiên, ông sẽ không cấm Đại Việt phát minh cho chính mình dùng, chỉ là nếu muốn bàn cho nước nào, Đại Việt phải hỏi ý kiến của nước Anh.
Ngày 2 tháng 9 năm 1798, London.
Hôm nay, thủ đô nước Anh đón chào những vị khách mới. Họ đến từ một chiến thuyền mang tên Quang Trung. Đây là chiến thuyền đến từ Đại Việt, nhà Tây Sơn. Nó không mang dáng dấp của một chiến thuyền kiểu mẫu của Anh Cát Lơi. Đây là một chiến thuyền kiểu mới chăng? Không đâu, về hình dáng bên ngoài, nó chính là một chiếc Định Quốc.
Ngạc nhiên chưa? Định Quốc có thể vượt biển đó nha. Về cơ bản, các loại chiến thuyền trước đó của Đại Việt không có khả năng vượt đại dương. Vì hai lý do: hệ thống buồm và đáy thuyền.
Nói về buồm thì khỏi cần phải bàn, với loại buồm cũ của Châu Á, tốc độ của thuyền không thể nhanh được, chưa hết, nó làm thuyền đi theo đường zigzac với biên độ lớn. Từ ngày nhìn thấy chiếc “Người khai sáng”, thợ thuyền của Đại Việt đã dày công nghiên cứu và phát hiện ra tính năng đặc biệt của loại buồm trên chiến thuyền của Anh Cát Lợi. Từ đó, Toản yêu cầu thay đổi tất cả các loại buồm này và sử dụng hình mẫu của Anh Cát Lợi.
Về đáy thuyền. Tất cả các chiến thuyền ở phương Đông đều là đáy bằng. Điều này giúp thuyền dễ nổi hơn thật, nhưng nó cũng có nhược điểm chí mạng. Đó chính là làm tải trọng của thuyền không thể nâng cao, quan trọng nhất là độ ổn định không cao. Những “nghiên cứu” của bản thân Toản và công nghệ đóng tàu mà Anh Cát Lợi chuyển giao cho thấy một điều. Phải thay đổi sang dạng đáy nhọn như chiến thuyền của Anh Cát Lợi. Cuối cùng, Toản ra lệnh cải tạo toàn bộ số thuyền chiến hiện có, đặc biệt ưu tiên cho Định Quốc. Có điều, dù chiến thuyền Anh Cát Lợi được xem là đáy nhọn nhưng vẫn có hình dáng bầu bầu. Bàn lại khác, cậu yêu cầu đáy thuyền phải “nhọn” thật sự, điều này làm tăng tính ổn định của thuyền.
Kết quả là Đại Việt đã cải tạo thành công bảy chiếc Định Quốc hiện có và tiếp tục đóng thêm năm chiếc khác nhưng kích thước lớn hơn, tải trọng cũng lớn hơn. Và đương nhiên là, số lượng đại bác cũng nhiều hơn, là một trăm lẻ bốn khẩu. Việc này lẽ dĩ nhiên sẽ tốn rất nhiều thời gian, nhưng Toản cho huy động trên hai nghìn người chỉ lo cho việc đóng năm chiến thuyền này và thực hiện song song. Theo dự kiến, có lẽ hơn hai năm nữa để hoàn thành, tức là phải tốn thời gian năm năm tính từ năm 1796.
Quay lại với đoàn người, số lượng lần này cũng là ba trăm, dẫn đầu là Phan Huy Ích, đương nhiên, vì ông là người duy nhất ở Đại Việt đặt chân đến xứ sở sương mù năm đó và trở về. Điều bất ngờ là có sự hiện diện của hai người: Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết và Bắc định Vương Nguyễn Quang Thùy. Sự có mặt của Thùy không có gì là khó hiểu với lý do là đi thăm em. Còn Tuyết thì sao?
Số là ngày đoàn thuyền chở Quang Bàn khỏi hành cũng là lúc Phủ Đô đốc oanh động. Tiểu thư Nguyễn Thị Ngọc Sương mất tích. Cô đã đi đâu? Chính vì điều này mà suốt thời gian gần hai năm trời Đô đốc Tuyết bị vợ mắng nhiếc thậm tệ. Cũng may, vài ngày sau khi đoàn thuyền ra khơi, người hầu gái mang đến hai vợ chồng ông lá thư của Ngọc Sương. Trong đó, cô viết mình muốn đi cùng đoàn người và đã cải nam trang lên đường. Sự việc này chỉ có Phan Huy Ích là biết nhưng ông giấu nhẹm, chỉ đến khi quay về mới nói lại để trấn an vợ chồng ông bạn già.
Lần này, Đô đốc Tuyết nhất định phải đi cho bằng được. Ông ta lấy lý do là đi tìm con gái. Nhưng khỏi nói thì ai cũng hiểu, ông muốn “trốn” con cọp già nhà mình. Cuối cùng ông cũng toại nguyện khi nhìn thấy cô con gái rượu. Sau một hồi la mắng lấy lệ, ông lại bắt Ngọc Sương kể lại chuyến hành trình và học tập của mình.
Sáng hôm sau, Phan Huy Ích dẫn theo hai người cùng với sự có mặt của Bàn đến điện Buckingham. Nhìn cảnh vật ven đường, Thùy và Tuyết liên tục xuýt xoa. Mọi thứ có vẻ quá mới mẻ trong mắt họ. Ngay cả con đường dưới chân cũng được lát đá bằng phẳng. Vào trong điện, Phan Huy Ích hành lễ xã giao và nói:
- Sứ bộ ngoại giao Đại Việt xin chào Quốc vương Bệ hạ.
- Ồ! Ngài Phan, cũng khá lâu rồi chúng ta chưa gặp nhỉ – George III nói. – Ngài có khỏe không? Và có thể giới thiệu cho chúng tôi hai vị bên cạnh không?
- Tôi khỏe. Cho phép tôi giới thiệu, đây là Bắc Định Vương William Nguyễn và Đại đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, vị tướng quân cao cấp nhất của chúng tôi.
George III nghe vậy liền vồn vã ra mặt. Ông ta cùng Thùy và Tuyết nói mấy lời khách sáo đại loại như “Rất hân hạnh được biết Ngài”. Sau đó, ông hỏi Ích vì biết dù sao thì trưởng phái đoàn cũng chính là vị này.
- Ngài Phan. Chắc là Ngài đến đây không phải chỉ là chuyến thăm thông thường chứ?
- Đương nhiên. Chúng tôi có hai mục đích. Thứ nhất là xem xét quá trình học tập của những du học sinh lần trước cùng với Vương gia Jack của chúng tôi. Thứ hai…
Ích dừng lại rồi nói tiếp:
- Chúng tôi muốn Ngài tiếp nhận nhóm du học sinh thứ hai, số lượng là ba trăm , cả nam lẫn nữ.
- Ồ! Thế à? Nhóm du học sinh lần trước là theo thỏa thuận của chúng ta, không cần nói làm gì. Nhưng còn nhóm thứ hai, các Ngài cũng nên bỏ ra một chút gì đó gọi là “học phí” chứ. Các Giáo sư của chúng tôi cũng phải kiếm sống. – George III nói rất nhẹ nhàng, pha vào đó là một chút hài hước.
- Đương nhiên, chúng ta dù kết minh hữu nhưng không có nghĩa bên nào cho không bên nào thứ gì. Chúng tôi có đem “học phí” đến.
- Ha… ha… ha… Đại Việt các Ngài quả là biết cách ngoại giao. Được rồi, thế “học phí” các Ngài mang theo là gì?
- Muốn xem “học phí” này, tôi xin mượn của Bệ hạ một bãi luyện quân, nếu như không lầm thì các Ngài gọi đó là Quân trường nhỉ.
George III dĩ nhiên không có lý do gì để phản đối. Ông sai người chuẩn bị xe, đưa mình và phái đoàn đến Quân trường Hoàng gia. Trên đường đi, ông nhiều lần nhìn ngắm và đánh giá hai vị tướng, một già một trẻ của Đại Việt. George III hỏi Augustus có nhận xét thế nào về hai người này. Câu trả lời làm ông vô cùng ngạc nhiên, đó là: “Giỏi gấp mấy lần so với Thiếu tá Jack về quân sự nhưng lại kém hơn nhiều về ngoại giao”.
Cuối cùng cũng đến Quân trường, Phan Huy Ích lấy ra một chiếc hộp hình chữ nhật với chiều dài khoảng một mét và mở ra:
- Đây chính là học phí.
- Một cây súng à? – George III hỏi nhanh.
- Không phải một, mà là mười nghìn.
- Uy lực của nó thế nào thì thỉnh Vương gia nói cho Bệ hạ cùng các vị ở đây được rõ. Vì đây chính là phát minh của Ngài. – Ích quay sang nói với Thùy.
Nhà phát minh của chúng ta gật đầu rồi bắt đầu nói về công năng của súng. Nhưng trước hết, anh phải cho mọi người chứng kiến uy lực của súng cái đã. Thùy nhờ người Anh Cát Lợi chuẩn bị cho mình một bia bắn. Khoảng cách đặt bia là … tám trăm mét.
Đoành… Tiếng súng nổ vang. Mọi người chợt há hốc khi nhìn thấy viên đạn tuy lệch khá xa so với hồng tâm nhưng có thể xem là trúng đích. Đây tuyệt đối là điều không thể làm được với các loại súng hiện tại. Chưa cần tính đến độ chính xác, chỉ nói đến tầm xa của viên đạn đã đủ để làm mọi người thất kinh rồi. Đằng này, Thùy còn bắn trúng bia.
Chờ mọi người bình tâm lại, Thùy bắt đầu giới thiệu về cây súng. Đây là một khẩu súng với hai nòng, chiều dài không khác gì khẩu Điểu thương cải tiến lần thứ hai. Cả kích thước viên đạn cũng thế. Có điều, lượng thuốc súng được nhồi vào nhiều hơn một ít. Súng cũng có hai “con thỏ” nhưng chỉ có một cò súng duy nhất với hai nấc bấm. Khi nạp đạn, người bắn chỉ cần bẻ gập nòng súng xuống và bỏ đạn vào phần cuối nòng, sau đó bẻ thẳng này. Mẫu súng này so ra có vẻ tương tư như các loại súng săn xuất hiện sau đó khoảng ba mươi năm. Đoạn, người bắn chỉ cần mở chốt hai “con thỏ”, kéo cò với hai nấc, mỗi nấc tương ứng với việc một “con thỏ” đập vào hạt nổ.
- Trong quá trình nghiên cứu, tôi chợt nhớ đến điều này – Thùy nói. – Trước đây, em tôi, tức là vua David I có nói, uy lực của viên đạn ngoài lượng thuốc súng ra thì áp suất đóng vai trò then chốt. Trong lúc vô tình, một người thợ khi đúc nòng đã vô tình làm sản phẩm bị xoắn lại. Song, nếu không quan sát kỹ sẽ khó thấy được. Chính tôi là người phát hiện ra điều này. Tôi liền bắn thử và kết quả là nòng súng bị nứt ra, đương nhiên thôi. Tuy vậy, tôi nhận ra một điều, viên đạn có vẻ bay xa hơn và đường đạn cũng ổn hơn. Tôi đem điều này đi thỉnh giáo vài vị Giáo sư mà các Ngài đã hào phóng phái đến cùng với Thượng thư Vũ Huy Tấn. Cuối cùng, chúng tôi phát hiện ra, chính những rãnh xoắn đã làm nên tất cả. Từ đó, chúng tôi đã đúc nòng với hai lớp, lớp thứ nhất có những rãnh xoắn theo y như khuôn mẫu. Lớp thứ hai là một ống thép trơn, bao phủ vừa khít với ống xoắn.
- Ra là thế – Đại tá Arthur đứng gần đó chợt lên tiếng, ông là người rất biết nhìn hàng. – Nhưng tôi có một thắc mắc. Dù là uy lực, tầm xa và độ ổn định đường đạn có tăng lên, nhưng Ngài cũng không thể bắn trúng đích ở khoảng cách như vậy.
- Câu hỏi của Ngài rất hay. Nói đến đây, chúng tôi phải cám ơn một vị Giáo sư của các Ngài, Giáo sư Benjamin Robins. Chính ông ấy phát minh ra một thứ gọi là “thước ngắm và đầu ruồi”. Chúng tôi đã áp dụng ngay như các Ngài thấy đấy.
Nói đoạn, Thùy chỉ cho mọi người bộ phận gọi là thước ngắm và đầu ruồi ấy. Sau đó, chính Arthur đứng lên thử súng. Kết quả, anh bắn còn chính xác hơn Thùy khi đạn chỉ lệch hồng tâm một khoảng cách nhỏ hơn. Anh tỏ ra rất thích thú. Hơn nữa, một lần nạp đạn có thể bắn được hai viên nữa chứ. Đây chính là ưu thế không thể chối cãi trên chiến trường.
Lúc này, George III lên tiếng:
- Chúng tôi rất hài lòng, Ngài Phan ạ. Và tôi cũng phải ngã mũ thán phục sự thông minh của Ngài Thân vương William đây.
- Không có gì, thưa Bệ Hạ – Ích khiêm tốn đáp lời.
Bất chợt, George III quay sang Bàn và nói một lời làm mọi người hết sức bất ngờ:
- Thiếu tá Jack. Không cần Ngài phải chứng minh gì nữa. Ta bằng lòng gả Sophia cho Ngài. Nhân dịp có anh Ngài ở đây, tuần sau, ta sẽ cho cả hai thực hiện lễ đính hôn.