Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 37: Trái ngọt đầu mùa
London đã vào cuối mùa thu, tiết trời đã bắt đầu se lạnh. Trên những cành cây khẳng khiu, từng chiếc lá vàng úa cuối cùng cũng rơi rụng dần. Một cơn gió nhẹ mang theo sương mai giá buốt phả vào những người đi đường như muốn nhắc nhở đông đã đến gần.
Một chiếc xe ngựa mui trần đang chậm rãi chạy từ cuối đường Merron. Trên xe là hai người thanh niên da vàng. Trông dáng vẻ họ không có vẻ giống nhau lắm nhưng qua điệu bộ, người ta dễ đang nhận ra đó là hai anh em. Không cần phải suy đoán nhiều cũng có thể nhận biết họ là ai. Ở xứ sở sương mù mùa này, người da vàng và là anh em đâu có mấy ai.
- Chú ba, chú nói xem. Nhà Wellesley sao lại mời anh em ta đung bữa trưa?
- Vì những cây TSG anh đem đến và vì trận chiến sắp tới ở Ấn Độ.
Nói thêm một chút. TSG chính là tên của khẩu Điểu thương vừa được cải tiến. Tên đầy đủ của nó là Tay Son Gun. Sở dĩ lấy tiếng Anh Cát Lợi đặt tên cho nó là vì Quang Toản muốn phổ biến loại súng này ở Châu Âu, cậu muốn Đại Việt trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí. Nên nhớ, nhờ buôn bán súng ống mà Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ mới có được sự phồn vinh và phát triển thành một cuồng quốc trong thời gian ngắn.
- Anh hiểu. Nhưng buôn bán vũ khí là việc của Hoàng gia, nhà Wellesley được lợi gì ở đây?
- Anh hai, anh nên nhớ một điều, mỗi dòng họ quý tộc ở Anh Cát Lợi này đều là thương buôn. Bất kể thứ gì có thể kiếm ra tiền đều được họ khai thác triệt để. Em nghĩ, họ có thể Thoòng qua Hoàng gia để được nắm quyền buôn bán vũ khí. Muốn làm được điều đó, mối quan hệ với anh em mình là cần thiết nhất. Rồi anh xem, trong thời gian ngắn sắp tới, anh sẽ nhận được nhiều lời mời dùng bữa của những gia tộc khác nữa.
- Hiểu rồi. Trong ba anh em, anh là đứa ngốc nhất. Chú nghĩ anh phải ứng phó thế nào đây?
- Cứ tỏ ra thân thiện và đồng ý với nhà Wellesley. Các gia tộc khác thì tìm cách từ chối khéo.
- Sao chú lại không chọn những gia tộc khác?
- Quân sự, chính trị. Về mặt chính trị, nhà họ đang là những người có tiếng nói nhất. Về quân sự, anh chưa biết đâu, Arthur lúc này mới là Đại tá, nhưng anh ta có một tầm nhìn rất xa và là một thiên tài đó. Em nghĩ, trong chuyến đi đến Ấn Độ sắp tới, anh ta sẽ được thăng làm thiếu tướng.
- Xem ra thời gian chua ở đây không phải là uổng phí. Xem ra chú tư cho chú sang đây thật chính xác. Chú bảo sao thì anh làm vậy.
Hai anh em họ cũng thôi không nói chuyện nữa vì xe ngựa đã dừng lại trước căn nhà số bốn đường Merron, Dublin. Đây là căn nhà hai tầng với kiến trúc đặc trưng của những căn biệt thự cổ xưa và quý phái. Đối diện là trường Đại học Khoa học Hoàng gia, nơi hiện có khoảng hai trăm người Việt đang theo học cả hai nhóm du học sinh gộp lại.
Hai anh em xuống xe. Hôm nay họ cùng khoác lên mình bộ áo dài truyền thống. Bàn bước tới gõ lên cửa ba cái. Lát sau, một người hầu da đen ra mở cửa và dẫn họ vào sảnh lớn đung để tiếp khách.
Tiếp đón hai anh em là Arthur trong bộ trang phục đơn giản, mái tóc cắt ngắn, trái ngược hẳn với ông anh Hầu tước với bộ tóc giả dành cho giới quý tộc trên đầu. Arthur dẫn họ ra vườn sau, hôm nay nhà Wellesley tổ chức tiệc thịt nướng ngoài trời. Vị đại tá của chúng ta giới thiệu cho Thuỳ ba người anh của mình:
- Ngài Thân vương...
- Ngài cứ gọi tôi là William được rồi, Thuỳ ngắt lời.
- Được rồi, William. Đây là các anh tôi, Hầu tước Wellesley Ngài biết rồi. Bên trái là Nam tước Maryborough và Nam tước Cowley.
Hầu tước Wellesley bước đến bắt tay và nói với Thùy:
- William, rất hân hạnh được biết Ngài. Hôm trước tôi có xem Ngài biểu diễn kỹ thuật bắn của Ngài. Thứ cho tôi nói thẳng, tôi không tin là với một người khác, viên đạn có thể bay chính xác đến thế.
- Ngài nói đúng, nhưng ở đây chúng ta phải loại trừ Ngài Đại tá đây. Chẳng phải Ngài ấy bắn còn chính xác hơn tôi hay sao?
Arthur đang suy nghĩ điều gì chợt giật mình khi nghe Thùy nhắc đến:
- À, đó chỉ nhờ vào kinh nghiệm thôi – anh trả lời. – Nhưng theo tôi được biết, binh sĩ nước ngoài vẫn chưa sử dụng súng nhiều, họ quen với gươm giáo hơn. Vì thế, tôi chắc là họ cũng không bắn tốt được như Ngài đâu.
- Ngài nói vừa đúng, vừa chưa đúng, Arthur ạ. Đúng là binh sĩ của chúng tôi vẫn còn sử dụng gươm giáo, nhưng không lâu nữa, có lẽ là trong năm sau, chúng tôi sẽ thay đổi tất cả, chuyển sang dùng súng toàn bộ. Còn về độ chính xác khi bắn, thiết nghĩ cũng nói cho các Ngài hiểu rõ. Chúng tôi cho binh sĩ học võ. Thứ nhất là để giết chết kẻ thù, thứ nữa là để tăng thể lực cho họ. Nhờ thế, các giác quan của họ linh mẫn hơn. Bởi vậy, nếu người thường có thể ngắm bắn trong phạm vi ba trăm mét thì với họ, mục tiêu cách đó khoảng năm trăm mét vẫn có thể thấy được. Người có võ công càng cao thì càng nhìn được xa.
- Tôi đồng ý với Ngài điều này. Chắc Ngài cũng được nghe Thiếu tá Jack kể lại, Ngài ấy đã dạy cho binh sĩ của mình hai môn võ của nước mình. Hai môn võ này sau đó cũng được lan truyền rất nhanh trong các binh chủng khác. Tôi cũng tập và nhận thấy đúng như Ngài nói vừa nãy.
- Thôi nào – Nam tước Cowley xen vào. – Các vị tính nói chuyện này mãi ở đây hay sao? Chúng ta hãy mời những vị khách của mình ngồi vào bàn thôi.
Mọi người cùng cười, đoạn ngồi vào chỗ của mình trên bàn tiệc. Các món ăn được bày biện khá phong phú với đùi trừu nướng, thịt heo xông khói, xúc xích cùng món súp khoai tây. Bữa tiệc diễn ra trong không khí cởi mở và thân tình. Bởi lẽ ngoại trừ Thùy, đã rất nhiều lần Bàn đã được mời đến nhà Wellesley dự tiệc. Khi hỏi đến các vấn đề quân sự, tất cả đều tỏ ra rất ngạc nhiên và thán phục về Thùy. Họ không nghĩ đến, với một người ở độ tuổi của Thùy mà lại có thể vừa quản lý hơn một trăm năm mươi nghìn binh sĩ, lại quán xuyến cả các công việc hành chính ở Bắc Hà. Thêm vào đó, anh còn là một nhà nghiên cứu về vũ khí quân sự nữa chứ, không phải Thùy chính là tác giả của TSG sao. Mọi người bỏ qua hết thảy tước vị, phẩm cấp hiện tại mà nói chuyện với nhau.
Khi bữa tiệc đã đi qua được hơn phân nữa thời gian, Hầu tước Wellesley đặt ra một vấn đề:
- William, anh lần này mang đến mười nghìn cây súng chắc không phải chỉ là “học phí” cho các du học sinh của mình chứ?
- Anh thật tinh ý, anh Wellesley ạ. Chúng còn được sử dụng với mục đích nữa là “chào hàng”. Các anh thấy thế nào?
- Chúng đến trong thời điểm này là rất thích hợp, William ạ. Tôi cũng vừa ở chỗ nhà vua về cách nay mấy ngày. Ngài ấy cảm thấy rất thích thú với loại súng mới và trao cho tôi quyền thuyết phục các anh cung cấp số lượng lớn. Đương nhiên là với cái giá phù hợp nhất.
Ra là thế đấy, cả hai anh em đều không ngờ là nhà Wellesley lại nhanh hơn những người khác một bước. Họ nhanh chóng chộp lấy cơ hội này mà đề nghị nhà vua trao quyền thương lượng cho mình. Kể ra cũng tốt thôi, ít ra cả hai đều cảm nhận được sự thân thiện của gia tộc này.
- Ồ! Nếu thế thì tốt quá. Các anh cũng biết đấy, nước tôi nếu muốn nhanh chóng giàu mạnh hơn chỉ có một con đường là buôn bán. Ở miền Viễn Đông, dưới sự ảnh hưởng của người Trung Hoa, các nước đều thi hành lệnh “bế quan tỏa cảng”. Chính bởi vì vậy mà chúng tôi ngày càng lạc hậu, không có phát triển được mạnh mẽ như ở Châu Âu.
- Tôi hiểu điều này – Nam tước Cowley nói. – Một quốc gia cứ mãi đóng cửa, không giao lưu với các nước khác thì chả khác nào con ếch nằm trong đáy giếng. Điều này lại bóp chết chính họ. Thế các anh tính là mình sẽ bán đi những sản phẩm chủ lực nào?
- Vũ khí, lúa gạo, đồ gốm, tơ lụa, trà. Nhưng trước mắt, vũ khí chính là hàng hóa nhanh chóng sinh ra tiền nhất. Đã nhiều lần, chúng tôi có dự định thông qua Công ty Đông Ấn Anh mà xuất khẩu vũ khí, song, ngẫm lại thì không thấy phù hợp.
- Vì sao thế? Hầu tước Wellesley tỏ ra khá hứng thú.
- Vì giữa hai nước chúng ta có một hiệp ước. Thế nên, chúng tôi dự định sẽ bàn với cao tầng của Quý quốc. Vừa hay chính các anh lại mở lời trước. Vậy thì việc này nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Tốt, tốt lắm. Tôi sẽ bàn lại việc này với nhà vua. Về việc này nữa, mỗi năm các anh có thể sản xuất được bao nhiêu cây súng loại này?
- Chúng tôi sản xuất trên một “dây truyền” với quy mô khá lớn. Thế nên mỗi tháng có thể cho ra được khoảng mười nghìn cây chỉ với một công xưởng duy nhất. Nếu như tận lực của cả ba công xưởng hiện có thì số lượng chắc cũng tầm khoảng ba mươi nghìn. Năm vừa rồi, ngoài số súng cấp cho binh sĩ của mình, chúng tôi còn lưu kho khoảng một trăm nghìn cây súng như vậy.
- Thế thì tốt quá – Hầu tước Wellesley hào hứng. – Nếu có thể, chúng tôi sẽ thu mua hết toàn bộ số súng này.
- Một điều nữa, anh Wellesley. Chúng tôi có dự định bán chúng cho một số quốc gia ở Châu Âu, đương nhiên vẫn nằm trong liên minh của chúng ta thôi và giá cả phải cao hơn các anh khoảng mười phần trăm.
- Việc này hãy để em tôi, Nam tước Maryborough lo liệu, cậu ta là một thương buôn chính cống đấy nhé. Có điều, các anh hãy trao cho chúng tôi quyền phân phối chính thức và độc quyền, giá cả có thể tăng thêm năm đến mười phần trăm.
- Việc này không thành vấn đề. Với tư cách là một người được nhà vua trao cho nhiệm vụ đàm phán về việc này, tôi có thể ký kết một hiệp ước với các anh. Tuy nhiên, trong hiệp ước, chúng tôi chỉ để giá trị ở mức mười phần trăm thôi, việc nâng lên bao nhiêu thì tùy các anh.
Bữa tiệc kết thúc trong vui vẻ, ai cũng đều đạt được mục đích của mình. Hai anh em Thùy quay trở về và bàn bạc với những người khác trong đoàn về việc này. Ngày hôm sau, Hầu tước Welling ton báo cáo việc này với George III và được nhà vua đồng ý trao toàn quyền đàm phán, kể cả việc trở thành nhà phân phối cho Đại Việt.
Ba ngày tiếp theo nữa, Thùy đại diện cho Đại Việt ký kết một thỏa thuận buôn bán một trăm nghìn súng TSG với giá năm mươi Bảng một cây. Thời gian giao hàng cũng ghi rõ là trong vòng hai năm kể cả thời gian vận chuyển. Vậy là một bước quan trọng trong kế hoạch làm đất nước lớn mạnh của vị vua trẻ tuổi Nguyễn Quang Toản đã thành công. Trong tương lai, các mặt hàng khác cũng được đẩy mạnh khai thác. Những việc này đã mở ra một cơ hội mới để biến Đại Việt trở thành một cường quốc không chỉ ở khu vực Á Châu mà đã bắt đầu vươn ra Thế giới.
Đến ngày 20 tháng 9, đoàn sứ bộ Đại Việt lên thuyền trở về nước cùng với hai trăm du học sinh đã hoàn thành khóa học của mình. Ngoài ra, lần này chiếc “Quang Trung” còn mang theo khoảng hơn mười nhà khoa học của nước Anh Cát Lợi nữa. Những nhà khoa học này tỏ ra khá tò mò và hào hứng với đất nước nhỏ bé mà giàu tiềm năng ở miền Viễn Đông này.
Một chiếc xe ngựa mui trần đang chậm rãi chạy từ cuối đường Merron. Trên xe là hai người thanh niên da vàng. Trông dáng vẻ họ không có vẻ giống nhau lắm nhưng qua điệu bộ, người ta dễ đang nhận ra đó là hai anh em. Không cần phải suy đoán nhiều cũng có thể nhận biết họ là ai. Ở xứ sở sương mù mùa này, người da vàng và là anh em đâu có mấy ai.
- Chú ba, chú nói xem. Nhà Wellesley sao lại mời anh em ta đung bữa trưa?
- Vì những cây TSG anh đem đến và vì trận chiến sắp tới ở Ấn Độ.
Nói thêm một chút. TSG chính là tên của khẩu Điểu thương vừa được cải tiến. Tên đầy đủ của nó là Tay Son Gun. Sở dĩ lấy tiếng Anh Cát Lợi đặt tên cho nó là vì Quang Toản muốn phổ biến loại súng này ở Châu Âu, cậu muốn Đại Việt trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí. Nên nhớ, nhờ buôn bán súng ống mà Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ mới có được sự phồn vinh và phát triển thành một cuồng quốc trong thời gian ngắn.
- Anh hiểu. Nhưng buôn bán vũ khí là việc của Hoàng gia, nhà Wellesley được lợi gì ở đây?
- Anh hai, anh nên nhớ một điều, mỗi dòng họ quý tộc ở Anh Cát Lợi này đều là thương buôn. Bất kể thứ gì có thể kiếm ra tiền đều được họ khai thác triệt để. Em nghĩ, họ có thể Thoòng qua Hoàng gia để được nắm quyền buôn bán vũ khí. Muốn làm được điều đó, mối quan hệ với anh em mình là cần thiết nhất. Rồi anh xem, trong thời gian ngắn sắp tới, anh sẽ nhận được nhiều lời mời dùng bữa của những gia tộc khác nữa.
- Hiểu rồi. Trong ba anh em, anh là đứa ngốc nhất. Chú nghĩ anh phải ứng phó thế nào đây?
- Cứ tỏ ra thân thiện và đồng ý với nhà Wellesley. Các gia tộc khác thì tìm cách từ chối khéo.
- Sao chú lại không chọn những gia tộc khác?
- Quân sự, chính trị. Về mặt chính trị, nhà họ đang là những người có tiếng nói nhất. Về quân sự, anh chưa biết đâu, Arthur lúc này mới là Đại tá, nhưng anh ta có một tầm nhìn rất xa và là một thiên tài đó. Em nghĩ, trong chuyến đi đến Ấn Độ sắp tới, anh ta sẽ được thăng làm thiếu tướng.
- Xem ra thời gian chua ở đây không phải là uổng phí. Xem ra chú tư cho chú sang đây thật chính xác. Chú bảo sao thì anh làm vậy.
Hai anh em họ cũng thôi không nói chuyện nữa vì xe ngựa đã dừng lại trước căn nhà số bốn đường Merron, Dublin. Đây là căn nhà hai tầng với kiến trúc đặc trưng của những căn biệt thự cổ xưa và quý phái. Đối diện là trường Đại học Khoa học Hoàng gia, nơi hiện có khoảng hai trăm người Việt đang theo học cả hai nhóm du học sinh gộp lại.
Hai anh em xuống xe. Hôm nay họ cùng khoác lên mình bộ áo dài truyền thống. Bàn bước tới gõ lên cửa ba cái. Lát sau, một người hầu da đen ra mở cửa và dẫn họ vào sảnh lớn đung để tiếp khách.
Tiếp đón hai anh em là Arthur trong bộ trang phục đơn giản, mái tóc cắt ngắn, trái ngược hẳn với ông anh Hầu tước với bộ tóc giả dành cho giới quý tộc trên đầu. Arthur dẫn họ ra vườn sau, hôm nay nhà Wellesley tổ chức tiệc thịt nướng ngoài trời. Vị đại tá của chúng ta giới thiệu cho Thuỳ ba người anh của mình:
- Ngài Thân vương...
- Ngài cứ gọi tôi là William được rồi, Thuỳ ngắt lời.
- Được rồi, William. Đây là các anh tôi, Hầu tước Wellesley Ngài biết rồi. Bên trái là Nam tước Maryborough và Nam tước Cowley.
Hầu tước Wellesley bước đến bắt tay và nói với Thùy:
- William, rất hân hạnh được biết Ngài. Hôm trước tôi có xem Ngài biểu diễn kỹ thuật bắn của Ngài. Thứ cho tôi nói thẳng, tôi không tin là với một người khác, viên đạn có thể bay chính xác đến thế.
- Ngài nói đúng, nhưng ở đây chúng ta phải loại trừ Ngài Đại tá đây. Chẳng phải Ngài ấy bắn còn chính xác hơn tôi hay sao?
Arthur đang suy nghĩ điều gì chợt giật mình khi nghe Thùy nhắc đến:
- À, đó chỉ nhờ vào kinh nghiệm thôi – anh trả lời. – Nhưng theo tôi được biết, binh sĩ nước ngoài vẫn chưa sử dụng súng nhiều, họ quen với gươm giáo hơn. Vì thế, tôi chắc là họ cũng không bắn tốt được như Ngài đâu.
- Ngài nói vừa đúng, vừa chưa đúng, Arthur ạ. Đúng là binh sĩ của chúng tôi vẫn còn sử dụng gươm giáo, nhưng không lâu nữa, có lẽ là trong năm sau, chúng tôi sẽ thay đổi tất cả, chuyển sang dùng súng toàn bộ. Còn về độ chính xác khi bắn, thiết nghĩ cũng nói cho các Ngài hiểu rõ. Chúng tôi cho binh sĩ học võ. Thứ nhất là để giết chết kẻ thù, thứ nữa là để tăng thể lực cho họ. Nhờ thế, các giác quan của họ linh mẫn hơn. Bởi vậy, nếu người thường có thể ngắm bắn trong phạm vi ba trăm mét thì với họ, mục tiêu cách đó khoảng năm trăm mét vẫn có thể thấy được. Người có võ công càng cao thì càng nhìn được xa.
- Tôi đồng ý với Ngài điều này. Chắc Ngài cũng được nghe Thiếu tá Jack kể lại, Ngài ấy đã dạy cho binh sĩ của mình hai môn võ của nước mình. Hai môn võ này sau đó cũng được lan truyền rất nhanh trong các binh chủng khác. Tôi cũng tập và nhận thấy đúng như Ngài nói vừa nãy.
- Thôi nào – Nam tước Cowley xen vào. – Các vị tính nói chuyện này mãi ở đây hay sao? Chúng ta hãy mời những vị khách của mình ngồi vào bàn thôi.
Mọi người cùng cười, đoạn ngồi vào chỗ của mình trên bàn tiệc. Các món ăn được bày biện khá phong phú với đùi trừu nướng, thịt heo xông khói, xúc xích cùng món súp khoai tây. Bữa tiệc diễn ra trong không khí cởi mở và thân tình. Bởi lẽ ngoại trừ Thùy, đã rất nhiều lần Bàn đã được mời đến nhà Wellesley dự tiệc. Khi hỏi đến các vấn đề quân sự, tất cả đều tỏ ra rất ngạc nhiên và thán phục về Thùy. Họ không nghĩ đến, với một người ở độ tuổi của Thùy mà lại có thể vừa quản lý hơn một trăm năm mươi nghìn binh sĩ, lại quán xuyến cả các công việc hành chính ở Bắc Hà. Thêm vào đó, anh còn là một nhà nghiên cứu về vũ khí quân sự nữa chứ, không phải Thùy chính là tác giả của TSG sao. Mọi người bỏ qua hết thảy tước vị, phẩm cấp hiện tại mà nói chuyện với nhau.
Khi bữa tiệc đã đi qua được hơn phân nữa thời gian, Hầu tước Wellesley đặt ra một vấn đề:
- William, anh lần này mang đến mười nghìn cây súng chắc không phải chỉ là “học phí” cho các du học sinh của mình chứ?
- Anh thật tinh ý, anh Wellesley ạ. Chúng còn được sử dụng với mục đích nữa là “chào hàng”. Các anh thấy thế nào?
- Chúng đến trong thời điểm này là rất thích hợp, William ạ. Tôi cũng vừa ở chỗ nhà vua về cách nay mấy ngày. Ngài ấy cảm thấy rất thích thú với loại súng mới và trao cho tôi quyền thuyết phục các anh cung cấp số lượng lớn. Đương nhiên là với cái giá phù hợp nhất.
Ra là thế đấy, cả hai anh em đều không ngờ là nhà Wellesley lại nhanh hơn những người khác một bước. Họ nhanh chóng chộp lấy cơ hội này mà đề nghị nhà vua trao quyền thương lượng cho mình. Kể ra cũng tốt thôi, ít ra cả hai đều cảm nhận được sự thân thiện của gia tộc này.
- Ồ! Nếu thế thì tốt quá. Các anh cũng biết đấy, nước tôi nếu muốn nhanh chóng giàu mạnh hơn chỉ có một con đường là buôn bán. Ở miền Viễn Đông, dưới sự ảnh hưởng của người Trung Hoa, các nước đều thi hành lệnh “bế quan tỏa cảng”. Chính bởi vì vậy mà chúng tôi ngày càng lạc hậu, không có phát triển được mạnh mẽ như ở Châu Âu.
- Tôi hiểu điều này – Nam tước Cowley nói. – Một quốc gia cứ mãi đóng cửa, không giao lưu với các nước khác thì chả khác nào con ếch nằm trong đáy giếng. Điều này lại bóp chết chính họ. Thế các anh tính là mình sẽ bán đi những sản phẩm chủ lực nào?
- Vũ khí, lúa gạo, đồ gốm, tơ lụa, trà. Nhưng trước mắt, vũ khí chính là hàng hóa nhanh chóng sinh ra tiền nhất. Đã nhiều lần, chúng tôi có dự định thông qua Công ty Đông Ấn Anh mà xuất khẩu vũ khí, song, ngẫm lại thì không thấy phù hợp.
- Vì sao thế? Hầu tước Wellesley tỏ ra khá hứng thú.
- Vì giữa hai nước chúng ta có một hiệp ước. Thế nên, chúng tôi dự định sẽ bàn với cao tầng của Quý quốc. Vừa hay chính các anh lại mở lời trước. Vậy thì việc này nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Tốt, tốt lắm. Tôi sẽ bàn lại việc này với nhà vua. Về việc này nữa, mỗi năm các anh có thể sản xuất được bao nhiêu cây súng loại này?
- Chúng tôi sản xuất trên một “dây truyền” với quy mô khá lớn. Thế nên mỗi tháng có thể cho ra được khoảng mười nghìn cây chỉ với một công xưởng duy nhất. Nếu như tận lực của cả ba công xưởng hiện có thì số lượng chắc cũng tầm khoảng ba mươi nghìn. Năm vừa rồi, ngoài số súng cấp cho binh sĩ của mình, chúng tôi còn lưu kho khoảng một trăm nghìn cây súng như vậy.
- Thế thì tốt quá – Hầu tước Wellesley hào hứng. – Nếu có thể, chúng tôi sẽ thu mua hết toàn bộ số súng này.
- Một điều nữa, anh Wellesley. Chúng tôi có dự định bán chúng cho một số quốc gia ở Châu Âu, đương nhiên vẫn nằm trong liên minh của chúng ta thôi và giá cả phải cao hơn các anh khoảng mười phần trăm.
- Việc này hãy để em tôi, Nam tước Maryborough lo liệu, cậu ta là một thương buôn chính cống đấy nhé. Có điều, các anh hãy trao cho chúng tôi quyền phân phối chính thức và độc quyền, giá cả có thể tăng thêm năm đến mười phần trăm.
- Việc này không thành vấn đề. Với tư cách là một người được nhà vua trao cho nhiệm vụ đàm phán về việc này, tôi có thể ký kết một hiệp ước với các anh. Tuy nhiên, trong hiệp ước, chúng tôi chỉ để giá trị ở mức mười phần trăm thôi, việc nâng lên bao nhiêu thì tùy các anh.
Bữa tiệc kết thúc trong vui vẻ, ai cũng đều đạt được mục đích của mình. Hai anh em Thùy quay trở về và bàn bạc với những người khác trong đoàn về việc này. Ngày hôm sau, Hầu tước Welling ton báo cáo việc này với George III và được nhà vua đồng ý trao toàn quyền đàm phán, kể cả việc trở thành nhà phân phối cho Đại Việt.
Ba ngày tiếp theo nữa, Thùy đại diện cho Đại Việt ký kết một thỏa thuận buôn bán một trăm nghìn súng TSG với giá năm mươi Bảng một cây. Thời gian giao hàng cũng ghi rõ là trong vòng hai năm kể cả thời gian vận chuyển. Vậy là một bước quan trọng trong kế hoạch làm đất nước lớn mạnh của vị vua trẻ tuổi Nguyễn Quang Toản đã thành công. Trong tương lai, các mặt hàng khác cũng được đẩy mạnh khai thác. Những việc này đã mở ra một cơ hội mới để biến Đại Việt trở thành một cường quốc không chỉ ở khu vực Á Châu mà đã bắt đầu vươn ra Thế giới.
Đến ngày 20 tháng 9, đoàn sứ bộ Đại Việt lên thuyền trở về nước cùng với hai trăm du học sinh đã hoàn thành khóa học của mình. Ngoài ra, lần này chiếc “Quang Trung” còn mang theo khoảng hơn mười nhà khoa học của nước Anh Cát Lợi nữa. Những nhà khoa học này tỏ ra khá tò mò và hào hứng với đất nước nhỏ bé mà giàu tiềm năng ở miền Viễn Đông này.
Bình luận facebook