• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Câu hỏi về Thiên Sứ và Ma Quỷ (6 Viewers)

  • Kinh Thánh nói gì về quỷ nhập / quỷ nhập? Có phải điều này vẫn còn xảy ra ngày nay?

Kinh Thánh đưa ra một số trường hợp về những người bị quỷ ám hoặc chịu ảnh hưởng của quỷ. Từ các trường hợp này chúng ta có thể tìm thấy một số triệu chứng về ảnh hưởng của quỷ nhập và có được sự hiểu biết nhất định về cách nào ma quỷ đang nhập vào một ai đó. Dưới đây là một số trong những đoạn Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 9:32-33; 12:22, 17:18; Mác 5:1-20; 7:26-30; Lu-ca 4:33-36; Lu-ca 22:03; Công vụ 16:16-18. Trong số những đoạn này, quỷ ám gây ra bệnh lý như không có khả năng để nói chuyện, triệu chứng động kinh, mù loà.v.v… Trong các trường hợp khác, nó khiến cá nhân làm điều ác, Giu-đa là ví dụ chính. Trong Công vụ 16:16-18, tà linh rõ ràng cho một người đầy tớ gái một số khả năng để biết những điều vượt hơn sự học của chính cô ta. Người bị quỷ ám tại Ga-đa-ra, người bị vô số quỷ nhập vào (cả quân đoàn), có sức mạnh siêu nhân và sống trần truồng trong các hầm mộ. Vua Sau-lơ, sau khi chống nghịch với Chúa, bị khủng hoảng bởi một ác thần (I Sa-mu-ên 16:14-15; 18:10-11; 19:9-10) hậu quả rõ ràng của tâm trạng suy sụp là lòng ham muốn giết Đa-vít gia tăng.

Như vậy, có nhiều triệu chứng bị quỷ ám, như sự suy nhược cơ thể mà không thể quy về vấn đề thuộc sinh lý học, một sự thay đổi tính cách như trầm cảm hoặc gây hấn, sức mạnh siêu nhiên, tính khiếm nhã, hành vi chống đối xã hội, và có lẽ là khả năng chia sẻ thông tin mà một người không thể tự nhiên mà biết được. Điều quan trọng cần lưu ý rằng gần như tất cả, những đặc trưng này có thể có những giải thích khác, do đó điều quan trọng là không nên cho rằng tất cả những ai đang trong tình trạng trầm cảm hoặc động kinh là dò bị quỷ ám/nhập. Mặt khác, văn hóa phương Tây có lẽ không để tâm trí thật nghiêm túc về Sa-tan trong đời sống của mọi người.

Ngoài các sự phân biệt về thể chất hoặc cảm xúc, người ta cũng có thể nhìn vào những thuộc tính tâm linh thể hiện ảnh hưởng của ma quỷ. Chúng có thể bao gồm từ chối tha thứ (II Cô-rinh-tô 2:10-11) niềm tin sai lạc và truyền bá tà giáo, đặc biệt liên quan đến Chúa Giê Su Christ và công tác chuộc tội của Ngài (II Cô-rinh-tô 11:3-4, 13-15; I Ti-mô-thê 4 :1-5; I Giăng 4:1-3).

Xem xét sự liên quan của các ma quỷ trong cuộc sống của những người thuộc về Chúa, sứ đồ Phi-e-rơ là một minh hoạ thực tế của một tín hữu có thể bị ảnh hưởng ma quỷ (Ma-thi-ơ 16:23). Một số cho rằng những người của Chúa bị ảnh hưởng mạnh bởi ma quỷ gọi là "hiện tượng quỷ nhập" nhưng không bao giờ có một ví dụ nào trong Kinh Thánh về một người tin vào Đấng Christ lại bị quỷ nhập. Hầu hết các nhà thần học đều tin rằng một người của Chúa không thể bị quỷ nhập vì người ấy có Chúa Thánh Linh ở trong lòng (II Cô-rinh-tô 1:22; 5:5; I Cô-rinh-tô 6:19) và Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ không chia sẻ nơi cư trú với ma quỷ.

Chúng ta biết chính xác làm cách nào một người mở lòng ra để quỷ nhập. Nếu trường hợp của Giu-đa là tiêu biểu, ông đã mở lòng mình ra cho điều ác-trong trường hợp của ông do tính tham lam (Giăng 12:6). Nếu một người cho phép một số thói quen tội lỗi cai trị lòng mình, nó trở thành lời mời cho ma quỷ bước vào, đó là điều có thể xảy ra. Theo những kinh nghiệm của những người truyền giáo, ma quỷ ám dường như có liên quan đến việc thờ cúng thần tượng của người ngoại và cất giữ các đồ vật huyền bí. Kinh Thánh lập lại nhiều lần thờ thần tượng có liên quan đến thực tế thờ ma quỷ (Lê vi ký 17:7; Phục truyền luật lệ ký 32:17; Thi Thiên 106:37; I Cô-rinh-tô 10:20), vì vậy không có gì ngạc nhiên việc tham gia với thần tượng có thể dẫn đến bị quỷ ám.

Dựa vào những đoạn Kinh Thánh nói trên và một số kinh nghiệm của các nhà truyền giáo, chúng ta có thể kết luận rằng nhiều người mở lối sống của họ cho ma quỷ vào thông qua việc cưu mang những tội lỗi hoặc thông qua sự tham gia hệ thống sùng bái (dầu cố ý hay vô tình). Những ví dụ có thể bao gồm những điều vô đạo đức, nghiện ma túy, lạm dụng rượu gây ra những tình trạng thay đổi về ý thức, nổi loạn, cay đắng, và hoang tưởng. Một vấn đề khác nên được xem xét. Sa tan và các ma quỷ do nó bảo trợ có thể không được làm gì Chúa không cho phép chúng làm (Gióp 1-2). Đây là trường hợp, Sa-tan nghĩ nó đang hoàn thành các mục đích riêng của mình, thực ra là thực hiện những mục đích tốt đẹp của Thiên Chúa, như trong trường hợp phản bội của Giu-đa. Một số người phát triển niềm đam mê không lành mạnh với những hoạt động huyền bí và thuộc ma quỷ. Đây là hành động thiếu khôn ngoan và không hợp với Kinh Thánh. Nếu chúng ta theo Đức Chúa Trời, nếu chúng ta đang mặc áo giáp của Ngài và dựa vào sức mạnh của Ngài (Ê-phê-sô 6:10-18) chúng ta không có gì để sợ hãi những kẻ ác, vì Đức Chúa Trời cai trị trên tất cả!
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom