Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chiến Tranh Và Hòa Bình (Quyển 1) - Phần 3 - Chương 13
Phần III
Chương - 13
Đã năm giờ mà trời vẫn còn tối mịt. Đạo trung quân, đạo hậu bị và cánh trái của đội bộ binh có nhiệm vụ lao xuống sườn núi để tấn công sườn phải của quân Pháp và theo kế hoạch đánh lùi chúng về miền núi xứ Bohemie, đều đã trở ngại và đang ráo riết chuẩn bị xuất quân. Người ta ném vào các đống lửa trại tất cả những thứ vô dụng, khói xông lên cay xè cả mắt. Trời lạnh lẽo và u ám. Các sĩ quan uống nước trà và ăn chút điểm tâm qua quýt, binh lính nhai bánh mì khô, giậm chân xuống đất cho nóng người lên và chen chúc nhau xung quanh các đống lửa đốt bằng ván lều, ghế, bàn, bánh xe, thùng gỗ tất cả những gì không thể mang đi được. Cứ trông những viên hướng đạo người Áo đi lại giữa các đội quân Nga cũng đủ biết là sắp xuất phát. Hễ có một sĩ quan Áo đến bộ chỉ huy của một viên chỉ huy trung đoàn nào là trung đoàn ấy tức khắc lên đường: binh lính vội vã bỏ bếp lửa, đút ống điếu vào cổ giày, chất túi rết lên xe, cầm súng và xếp thành hàng ngũ; các sĩ quan cài khuy áo quân phục đeo gươm vào thắt lưng, nịt các xà cột và duyệt qua hàng ngũ, luôn mồm quát tháo; lính hộ tống và tuỳ tòng buộc ngựa vào xe, xếp hành lý lên, thắt lại các dây thắng; các cấp chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn, các sĩ quan phụ tá lên ngựa làm dấu chữ thập, ra những mệnh lệnh và chỉ thị cuối cùng cho những người hộ tống ở lại dự bị. Rồi cái tiếng rầm rập đều đều vang lên. Các đoàn quân ra đi mà không biết là đi đâu và không thể nhận ra trận địa mình bỏ lại cũng như trận địa mình sắp dấn thân vào, vì chen chúc nhau đông quá, lại thêm khói và sương mù mỗi lúc một bốc dày đặc.
Người bộ binh đang hành quân cũng bị đóng khung, giam kín trong hàng ngũ, bị trung đoàn lôi cuốn đi, như người thuỷ binh trên tàu biển. Dù đi xa đến đâu, dù dấn thân vào những miền xa lạ, nguy hiểm đến đâu đi nữa, anh ta cũng vẫn thấy trước mắt những cấp chỉ huy ấy, và con chó Jutsk vẫn đi theo đại đội cũng tựa hồ người lính thuỷ lúc nào cũng trông thấy cái boong tàu ấy, những cột buồm, những dây cáp ấy. Người lính không mấy khi muốn biết chiếc tàu của mình đang ở vĩ tuyến nào; nhưng khi đến ngày giao chiến thì toàn quân, không trừ một ai, đều nghe trong thâm tâm vang lên một âm điệu trầm hùng như một giếng gọi, thức tỉnh tính hiếu kỳ đã tê liệt của mỗi người và báo với họ rằng một cái gì trang nghiêm, quyết liệt đang tới gần. Bấy giờ họ mới cố chọc thủng cái chân trời hữu hạn của sinh hoạt binh đoàn, cố nghe ngóng, quan sát, đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác, háo hức tìm hiểu những việc xảy ra xung quanh.
Sương mù dày đặc đến nỗi trời đã sáng mà cách mười bước vẫn không nhìn thấy gì. Bụi cây con thì cứ tưởng là cây lớn, mặt đất phẳng thì tưởng là khe, hố. Ở khắp nơi, bên trái cũng như bên phải, không khéo là chạm chán với quân địch mà cách mười bước cũng không trông thấy được. Nhưng các đoàn quân vẫn đi rất lâu trong màn sương mù dai dẳng ấy, trong cái xứ sở lạ lùng ấy, xuống dốc rồi lại lên dốc, men mãi theo những hàng rào và vườn tược, mà không hề gặp một tên lính Pháp nào. Trái lại, khắp bốn phía, khi trước mặt, khi sau lưng, chỉ thấy ùn ùn những đoàn quân Nga cùng đi về một hướng. Và người lính thấy vững tâm khi nghĩ rằng ngoài mình ra còn có nhiều, rất nhiều quân lữ của ta cũng cùng đi đến địa điểm với mình, tuy chẳng rõ đến đâu.
Trong hàng ngũ, có tiếng bảo nhau:
- Kìa, có cả lính Kurxk nữa đấy.
- Ấy! Ghê thật đấy ông anh ạ, quân ta đông lắm! Tối qua khi đốt lửa lên, chẳng tài nào nhìn thấy hết được từ đầu đến cuối. Cứ y như là ở Moskva ấy!
Các vị tư lệnh các đạo quân đều đứng xa quân ngũ và không nói gì với binh sĩ: như ta đã thấy rõ cuộc hội nghị, các ngài đều đang bực mình; họ không tán thành trận đánh nên chỉ thừa hành mệnh lệnh mà không hề nghĩ đến việc khích lệ quân sĩ. Nhưng quân sĩ không phải vì thế mà không ra trận một cách vui vẻ như thường lệ khi người ta lên hoả tuyến và nhất là đi tấn, công quân địch. Nhưng hành quân được một giờ trong sương mù thì đại bộ phận các đạo quân phải dừng lại. Một cảm giác khó chịu, nặng nề truyền đi như thế nào thì khó lòng mà xác định được, nhưng điều chắc chắn là có truyền đi một cách chính xác và nhanh chóng lạ thường, không biết từ lúc nào, không sao ngăn nổi, như nước tràn xuống rãnh.
Nếu quân đội Nga chỉ có một mình, không có quân đồng minh, thì có lẽ ấn tượng ấy phải là hồi lâu mới có thể thành ra một điều chắc chắn, phổ biến được; Nhưng cơ sự đã như thế này thì người ta đổ tội một cách hết sức khoái trá và tự nhiên cho "bọn Đức ngu xuẩn", và mọi người đều thấy rõ là đang diễn ra một tình trạng rối ren bát nháo do bọn "ngốn xúc xích" gây nên.
- Thế nào? Sao lại đứng há? Đường nghẽn à? Hay là vấp phải quân Pháp rồi?
- Không phải thế, nếu thế chúng đã bắn, đằng này mãi chẳng nghe thấy gì.
- Thế mà cứ giục cuống lên bắt xuất phát; xuất phát rồi thì lại vô cớ cố chôn chân giữa đồng! Chỉ tại những thằng Đức chết tiệt ấy làm rối hết cả lại. Rõ ngu như lợn ấy!
- Nếu phải tay tớ thì tớ bắt chúng nó đi lên trước, chứ đâu lại rúc cả ở đằng sau. Còn chúng mình thì đứng mốc ở đây trong bụng chẳng có hột nào.
- Này, thế nào đấy, sắp xong chưa thế hả? Nghe nói kỵ binh làm nghẽn mất đường phải không? - Một sĩ quan nói.
- Chà cái bọn Đức chết tiệt! Đến đất nước của chúng, chúng cũng không biết nữa. - Một người khác nói.
Một sĩ quan phụ tá cưỡi ngựa đến và kêu lên:
- Sư đoàn nào thế này?
- Sư đoàn mười tám.
- Thế các cậu làm gì ở đây? Đáng lẽ các cậu phải đi lên đầu từ lâu rồi; Bây giờ thì đến tối chưa chắc đã qua được!
- Lệnh với liếc như cứt ấy! Chính họ cũng không biết họ đang làm gì nữa. - Viên sĩ quan lúc này vừa nói vừa thúc ngựa bỏ đi.
Một viên tướng tiếp tục đến và bực mình quát lên một câu nói gì bằng tiếng ngoại quốc rồi đi thẳng.
Một người lính nhại viên tướng nói:
- Ta. - Pha, ta. - Pha, hắn hót gì thế? Chẳng ai hiểu đếch gì cả Những đồ vô lại ấy, phải tay tớ thì tớ đem bắn hết!
- Phải bố trí xong trước chín giờ mà bây giờ thì chưa đi được hết nửa đường!… Mệnh với lệnh!
Và khí thế hăng hái của quân lính khi mới xuất phát bắt đầu chuyển thành lòng căm giận và thù oán đối với những cách điều quân ngu xuẩn và đối với quân Đức.
Sở dĩ tình hình rối loạn như vậy là vì trong khi kỵ binh Áo đang di chuyển ở cánh phải, bộ tư lệnh tối cao nhận thấy trung quân của ta xa hữu quân ta quá, bèn ra lệnh cho kỵ binh Áo phải chuyển sang cánh phải Vì vậy bộ binh phải chờ cho làn sóng mấy nghìn người ngựa đi qua hết mới tiến lên được.
Phía trước lại xảy ra một vụ xung đột giữa một viên tướng Nga với một viên hướng đạo Áo. Viên tướng quát tháo, bắt phải hãm kỵ binh lại; người Áo thì cãi rằng lỗi không phải ở y mà là ở bộ tư lệnh tối cao. Trong lúc ấy, quân sĩ phải đứng đợi mãi, đâm ra sốt ruột và ngã lòng. Một giờ sau, họ mới tiếp tục đi được và kéo xuống núi. Sương mù đã tản bớt trên núi lại dồn xuống càng dày đặc hơn ở những chỗ trũng nơi quân đội kéo xuống. Một hai tiếng súng vang lên ở phía trước, trong sương mù, vài tiếng nữa tiếp theo, trước còn không đều: "trat. - Ta… trát…" nhưng về sau nghe mỗi lúc một thêm đều đặn và dồn dập, và một trận đánh đã diễn ra trên bờ sông Grlobakh.
Vì không ngờ gặp địch ngay ở đây, phải chạm trán với chúng đột ngột trong sương mù mà không hề được nghe một lời khuyến khích của các vị tư lệnh, vì đinh ninh rằng mình đã quá muộn, và nhất là vì không thể trông thấy gì trước mắt và chung quanh, quân Nga chỉ bắn lại một cách chậm chạp, uể oải. Họ tiến lên, rồi dừng lại một lần nữa chẳng hề nhận được một mệnh lệnh nào của các tướng và sĩ quan phụ tá cho kịp thời vì những người này còn đang lang thang trong sương mù, trên trận địa lạ, tìm mãi không ra đơn vị của mình. Đạo quân thứ nhất, thứ nhì và thứ ba đã bắt đầu tác chiến như vậy, họ đều đã rời cao nguyên Pratxen xuống hết phía dưới chỉ còn có đạo quân thứ tư do chính Kutuzov chỉ huy còn đóng lại trên ấy.
Ở các thung lũng thấp, nơi mà chiến sự đã bắt đầu, sương mù còn dày đặc: còn trên cao thì trời đã quang dần, nhưng vẫn chưa thấy rõ phía trước mặt. Đại quân của địch còn ở cách đấy mười dặm như ta dự đoán, hay trái lại đang đợi ta sau màn sương mù này? Trước chín giờ chẳng ai biết đích xác là thế nào cả.
Đến chín giờ, một biển sương mù đặc sệt còn phủ kín những thung lũng thấp, nhưng ở làng Slapanitx trên cái cao điểm mà Napoléon đang đứng trước các nguyên soái thì sương đã tan hết. Trên đầu Napoléon là bầu trời xanh trong, và mặt trời như một cái phao khổng lồ, đỏ thắm, nổi lềnh bềnh nhìn ra một biển sữa. Không những toàn thể quân Pháp mà ngay cả đích thân Napoléon cùng bộ tham mưu đều không ở bên kia các khe suối và ao đầm Xokolniki là nơi quân ta định bố trí và giao chiến, mà chính là đang ở bên này, ngay cạnh quân ta, gần đến nỗi nhìn bằng mắt trần. Napoléon cũng phân biệt được bộ binh với một kỵ binh. Hoàng đế Pháp cưỡi một con ngựa A rập nhỏ, màu xám, một cái áo ca-pốt xanh thẫm vẫn mặc trong chiến tranh ở Ý và đứng ở phía trước hàng ngũ cách nguyên soái một quãng. Napoléon lặng lẽ ngắm các ngọn đồi như đang nổi dần lên trên biển sương. Trên các ngọn đồi ấy, xa xa có thể thấy các đoàn quân Nga đang chuyển đi, lắng tai nghe tiếng súng nổ dưới thung lũng. Trên khuôn mặt dạo ấy hãy còn gầy của Napoléon, không một thớ thịt nào cử động, đôi mắt sáng quắc đăm đăm nhìn về một điểm. Những dự đoán của Napoléon đều đúng; một phần quân Nga đã vào sâu trong hẻm núi, tiến về phía đầm lầy, phần còn lại đang chuẩn bị rời khỏi cao nguyên Pratxen mà Napoléon dự định tấn công và coi là điểm mấu chốt của trận địa. Qua sương mù, Napoléon thấy các đạo quân Nga ùn tới đi mãi về một phía, lưỡi lê tuốt trần lấp lánh ở đầu nòng súng, hết đạo này đến đạo khác mất hút trong biển sương mù tụ lại ở đáy các thung lũng giữa hai ngọn núi, gần làng Pratxen. Căn cứ vào những tin tức nhận được tối qua, vào tiếng chân ngựa kéo đi, vào tiếng bánh xe chuyển mà các điền đồn nghe được suốt đêm, và tình hình chuyển quân lộn xộn của bên địch, Napoléon biết rõ rằng đúng như ông đã dự đoán, quân đồng minh tưởng quân Pháp đã đi xa, rằng các đạo quân đang di chuyển gần Pratxen là trung quân của Nga, và đạo quân trung tâm ấy đã đủ suy yếu nhiều nên có thể đánh tan ngay được. Nhưng Napoléon vẫn chưa ra lệnh khởi chiến.
Ngày hôm sau là một ngày long trọng của Napoléon, ngày kỷ niệm lễ lên ngôi. Gần sáng ông ta đã ngủ được vài giờ nên rất khoẻ khoắn, tươi tỉnh. Với cái tinh thần sảng khoái vẫn khiến người ta tin rằng việc gì cũng có thể thực hiện được và làm gì cũng thành công. Napoléon cưỡi ngựa ra chiến trường.
Ông đứng yên, nhìn về phía các đỉnh núi đang hiện dần khỏi màn sương, khuôn mặt lạnh lùng phản chiếu một niềm tin và thích thú, niềm vui sướng của một cậu thiếu niên khi thấy tình yêu được đền đáp. Các nguyên soái đứng sau lưng không dám làm Hoàng đế sao nhãng mất sức chú ý. Napoléon hết nhìn về phía cao nguyên Pratxen lại nhìn vầng thái dương hiện rõ dần trên màn sương.
Khi mặt trời đã ló hẳn ra khỏi đám sương mù, chiếu ánh sáng chói lọi xuống cánh đồng và làn sương ở phía dưới, Napoléon tựa hồ như chỉ chờ có lúc ấy để khởi công, liền tháo chiếc găng trên bàn tay trắng đẹp vẫy chiếc găng một cái ra hiệu cho các nguyên soái, và hạ lệnh khởi chiến. Các nguyên soái và sĩ quan phụ tá của họ phi ngựa toả ra bốn phía, vài phút sau, quân chủ lực của Pháp xông nhanh lên cao nguyên Pratxen mà quân Nga đang rời bỏ dần để kéo xuống hẻm núi phía bên trái.
Chương - 13
Đã năm giờ mà trời vẫn còn tối mịt. Đạo trung quân, đạo hậu bị và cánh trái của đội bộ binh có nhiệm vụ lao xuống sườn núi để tấn công sườn phải của quân Pháp và theo kế hoạch đánh lùi chúng về miền núi xứ Bohemie, đều đã trở ngại và đang ráo riết chuẩn bị xuất quân. Người ta ném vào các đống lửa trại tất cả những thứ vô dụng, khói xông lên cay xè cả mắt. Trời lạnh lẽo và u ám. Các sĩ quan uống nước trà và ăn chút điểm tâm qua quýt, binh lính nhai bánh mì khô, giậm chân xuống đất cho nóng người lên và chen chúc nhau xung quanh các đống lửa đốt bằng ván lều, ghế, bàn, bánh xe, thùng gỗ tất cả những gì không thể mang đi được. Cứ trông những viên hướng đạo người Áo đi lại giữa các đội quân Nga cũng đủ biết là sắp xuất phát. Hễ có một sĩ quan Áo đến bộ chỉ huy của một viên chỉ huy trung đoàn nào là trung đoàn ấy tức khắc lên đường: binh lính vội vã bỏ bếp lửa, đút ống điếu vào cổ giày, chất túi rết lên xe, cầm súng và xếp thành hàng ngũ; các sĩ quan cài khuy áo quân phục đeo gươm vào thắt lưng, nịt các xà cột và duyệt qua hàng ngũ, luôn mồm quát tháo; lính hộ tống và tuỳ tòng buộc ngựa vào xe, xếp hành lý lên, thắt lại các dây thắng; các cấp chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn, các sĩ quan phụ tá lên ngựa làm dấu chữ thập, ra những mệnh lệnh và chỉ thị cuối cùng cho những người hộ tống ở lại dự bị. Rồi cái tiếng rầm rập đều đều vang lên. Các đoàn quân ra đi mà không biết là đi đâu và không thể nhận ra trận địa mình bỏ lại cũng như trận địa mình sắp dấn thân vào, vì chen chúc nhau đông quá, lại thêm khói và sương mù mỗi lúc một bốc dày đặc.
Người bộ binh đang hành quân cũng bị đóng khung, giam kín trong hàng ngũ, bị trung đoàn lôi cuốn đi, như người thuỷ binh trên tàu biển. Dù đi xa đến đâu, dù dấn thân vào những miền xa lạ, nguy hiểm đến đâu đi nữa, anh ta cũng vẫn thấy trước mắt những cấp chỉ huy ấy, và con chó Jutsk vẫn đi theo đại đội cũng tựa hồ người lính thuỷ lúc nào cũng trông thấy cái boong tàu ấy, những cột buồm, những dây cáp ấy. Người lính không mấy khi muốn biết chiếc tàu của mình đang ở vĩ tuyến nào; nhưng khi đến ngày giao chiến thì toàn quân, không trừ một ai, đều nghe trong thâm tâm vang lên một âm điệu trầm hùng như một giếng gọi, thức tỉnh tính hiếu kỳ đã tê liệt của mỗi người và báo với họ rằng một cái gì trang nghiêm, quyết liệt đang tới gần. Bấy giờ họ mới cố chọc thủng cái chân trời hữu hạn của sinh hoạt binh đoàn, cố nghe ngóng, quan sát, đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác, háo hức tìm hiểu những việc xảy ra xung quanh.
Sương mù dày đặc đến nỗi trời đã sáng mà cách mười bước vẫn không nhìn thấy gì. Bụi cây con thì cứ tưởng là cây lớn, mặt đất phẳng thì tưởng là khe, hố. Ở khắp nơi, bên trái cũng như bên phải, không khéo là chạm chán với quân địch mà cách mười bước cũng không trông thấy được. Nhưng các đoàn quân vẫn đi rất lâu trong màn sương mù dai dẳng ấy, trong cái xứ sở lạ lùng ấy, xuống dốc rồi lại lên dốc, men mãi theo những hàng rào và vườn tược, mà không hề gặp một tên lính Pháp nào. Trái lại, khắp bốn phía, khi trước mặt, khi sau lưng, chỉ thấy ùn ùn những đoàn quân Nga cùng đi về một hướng. Và người lính thấy vững tâm khi nghĩ rằng ngoài mình ra còn có nhiều, rất nhiều quân lữ của ta cũng cùng đi đến địa điểm với mình, tuy chẳng rõ đến đâu.
Trong hàng ngũ, có tiếng bảo nhau:
- Kìa, có cả lính Kurxk nữa đấy.
- Ấy! Ghê thật đấy ông anh ạ, quân ta đông lắm! Tối qua khi đốt lửa lên, chẳng tài nào nhìn thấy hết được từ đầu đến cuối. Cứ y như là ở Moskva ấy!
Các vị tư lệnh các đạo quân đều đứng xa quân ngũ và không nói gì với binh sĩ: như ta đã thấy rõ cuộc hội nghị, các ngài đều đang bực mình; họ không tán thành trận đánh nên chỉ thừa hành mệnh lệnh mà không hề nghĩ đến việc khích lệ quân sĩ. Nhưng quân sĩ không phải vì thế mà không ra trận một cách vui vẻ như thường lệ khi người ta lên hoả tuyến và nhất là đi tấn, công quân địch. Nhưng hành quân được một giờ trong sương mù thì đại bộ phận các đạo quân phải dừng lại. Một cảm giác khó chịu, nặng nề truyền đi như thế nào thì khó lòng mà xác định được, nhưng điều chắc chắn là có truyền đi một cách chính xác và nhanh chóng lạ thường, không biết từ lúc nào, không sao ngăn nổi, như nước tràn xuống rãnh.
Nếu quân đội Nga chỉ có một mình, không có quân đồng minh, thì có lẽ ấn tượng ấy phải là hồi lâu mới có thể thành ra một điều chắc chắn, phổ biến được; Nhưng cơ sự đã như thế này thì người ta đổ tội một cách hết sức khoái trá và tự nhiên cho "bọn Đức ngu xuẩn", và mọi người đều thấy rõ là đang diễn ra một tình trạng rối ren bát nháo do bọn "ngốn xúc xích" gây nên.
- Thế nào? Sao lại đứng há? Đường nghẽn à? Hay là vấp phải quân Pháp rồi?
- Không phải thế, nếu thế chúng đã bắn, đằng này mãi chẳng nghe thấy gì.
- Thế mà cứ giục cuống lên bắt xuất phát; xuất phát rồi thì lại vô cớ cố chôn chân giữa đồng! Chỉ tại những thằng Đức chết tiệt ấy làm rối hết cả lại. Rõ ngu như lợn ấy!
- Nếu phải tay tớ thì tớ bắt chúng nó đi lên trước, chứ đâu lại rúc cả ở đằng sau. Còn chúng mình thì đứng mốc ở đây trong bụng chẳng có hột nào.
- Này, thế nào đấy, sắp xong chưa thế hả? Nghe nói kỵ binh làm nghẽn mất đường phải không? - Một sĩ quan nói.
- Chà cái bọn Đức chết tiệt! Đến đất nước của chúng, chúng cũng không biết nữa. - Một người khác nói.
Một sĩ quan phụ tá cưỡi ngựa đến và kêu lên:
- Sư đoàn nào thế này?
- Sư đoàn mười tám.
- Thế các cậu làm gì ở đây? Đáng lẽ các cậu phải đi lên đầu từ lâu rồi; Bây giờ thì đến tối chưa chắc đã qua được!
- Lệnh với liếc như cứt ấy! Chính họ cũng không biết họ đang làm gì nữa. - Viên sĩ quan lúc này vừa nói vừa thúc ngựa bỏ đi.
Một viên tướng tiếp tục đến và bực mình quát lên một câu nói gì bằng tiếng ngoại quốc rồi đi thẳng.
Một người lính nhại viên tướng nói:
- Ta. - Pha, ta. - Pha, hắn hót gì thế? Chẳng ai hiểu đếch gì cả Những đồ vô lại ấy, phải tay tớ thì tớ đem bắn hết!
- Phải bố trí xong trước chín giờ mà bây giờ thì chưa đi được hết nửa đường!… Mệnh với lệnh!
Và khí thế hăng hái của quân lính khi mới xuất phát bắt đầu chuyển thành lòng căm giận và thù oán đối với những cách điều quân ngu xuẩn và đối với quân Đức.
Sở dĩ tình hình rối loạn như vậy là vì trong khi kỵ binh Áo đang di chuyển ở cánh phải, bộ tư lệnh tối cao nhận thấy trung quân của ta xa hữu quân ta quá, bèn ra lệnh cho kỵ binh Áo phải chuyển sang cánh phải Vì vậy bộ binh phải chờ cho làn sóng mấy nghìn người ngựa đi qua hết mới tiến lên được.
Phía trước lại xảy ra một vụ xung đột giữa một viên tướng Nga với một viên hướng đạo Áo. Viên tướng quát tháo, bắt phải hãm kỵ binh lại; người Áo thì cãi rằng lỗi không phải ở y mà là ở bộ tư lệnh tối cao. Trong lúc ấy, quân sĩ phải đứng đợi mãi, đâm ra sốt ruột và ngã lòng. Một giờ sau, họ mới tiếp tục đi được và kéo xuống núi. Sương mù đã tản bớt trên núi lại dồn xuống càng dày đặc hơn ở những chỗ trũng nơi quân đội kéo xuống. Một hai tiếng súng vang lên ở phía trước, trong sương mù, vài tiếng nữa tiếp theo, trước còn không đều: "trat. - Ta… trát…" nhưng về sau nghe mỗi lúc một thêm đều đặn và dồn dập, và một trận đánh đã diễn ra trên bờ sông Grlobakh.
Vì không ngờ gặp địch ngay ở đây, phải chạm trán với chúng đột ngột trong sương mù mà không hề được nghe một lời khuyến khích của các vị tư lệnh, vì đinh ninh rằng mình đã quá muộn, và nhất là vì không thể trông thấy gì trước mắt và chung quanh, quân Nga chỉ bắn lại một cách chậm chạp, uể oải. Họ tiến lên, rồi dừng lại một lần nữa chẳng hề nhận được một mệnh lệnh nào của các tướng và sĩ quan phụ tá cho kịp thời vì những người này còn đang lang thang trong sương mù, trên trận địa lạ, tìm mãi không ra đơn vị của mình. Đạo quân thứ nhất, thứ nhì và thứ ba đã bắt đầu tác chiến như vậy, họ đều đã rời cao nguyên Pratxen xuống hết phía dưới chỉ còn có đạo quân thứ tư do chính Kutuzov chỉ huy còn đóng lại trên ấy.
Ở các thung lũng thấp, nơi mà chiến sự đã bắt đầu, sương mù còn dày đặc: còn trên cao thì trời đã quang dần, nhưng vẫn chưa thấy rõ phía trước mặt. Đại quân của địch còn ở cách đấy mười dặm như ta dự đoán, hay trái lại đang đợi ta sau màn sương mù này? Trước chín giờ chẳng ai biết đích xác là thế nào cả.
Đến chín giờ, một biển sương mù đặc sệt còn phủ kín những thung lũng thấp, nhưng ở làng Slapanitx trên cái cao điểm mà Napoléon đang đứng trước các nguyên soái thì sương đã tan hết. Trên đầu Napoléon là bầu trời xanh trong, và mặt trời như một cái phao khổng lồ, đỏ thắm, nổi lềnh bềnh nhìn ra một biển sữa. Không những toàn thể quân Pháp mà ngay cả đích thân Napoléon cùng bộ tham mưu đều không ở bên kia các khe suối và ao đầm Xokolniki là nơi quân ta định bố trí và giao chiến, mà chính là đang ở bên này, ngay cạnh quân ta, gần đến nỗi nhìn bằng mắt trần. Napoléon cũng phân biệt được bộ binh với một kỵ binh. Hoàng đế Pháp cưỡi một con ngựa A rập nhỏ, màu xám, một cái áo ca-pốt xanh thẫm vẫn mặc trong chiến tranh ở Ý và đứng ở phía trước hàng ngũ cách nguyên soái một quãng. Napoléon lặng lẽ ngắm các ngọn đồi như đang nổi dần lên trên biển sương. Trên các ngọn đồi ấy, xa xa có thể thấy các đoàn quân Nga đang chuyển đi, lắng tai nghe tiếng súng nổ dưới thung lũng. Trên khuôn mặt dạo ấy hãy còn gầy của Napoléon, không một thớ thịt nào cử động, đôi mắt sáng quắc đăm đăm nhìn về một điểm. Những dự đoán của Napoléon đều đúng; một phần quân Nga đã vào sâu trong hẻm núi, tiến về phía đầm lầy, phần còn lại đang chuẩn bị rời khỏi cao nguyên Pratxen mà Napoléon dự định tấn công và coi là điểm mấu chốt của trận địa. Qua sương mù, Napoléon thấy các đạo quân Nga ùn tới đi mãi về một phía, lưỡi lê tuốt trần lấp lánh ở đầu nòng súng, hết đạo này đến đạo khác mất hút trong biển sương mù tụ lại ở đáy các thung lũng giữa hai ngọn núi, gần làng Pratxen. Căn cứ vào những tin tức nhận được tối qua, vào tiếng chân ngựa kéo đi, vào tiếng bánh xe chuyển mà các điền đồn nghe được suốt đêm, và tình hình chuyển quân lộn xộn của bên địch, Napoléon biết rõ rằng đúng như ông đã dự đoán, quân đồng minh tưởng quân Pháp đã đi xa, rằng các đạo quân đang di chuyển gần Pratxen là trung quân của Nga, và đạo quân trung tâm ấy đã đủ suy yếu nhiều nên có thể đánh tan ngay được. Nhưng Napoléon vẫn chưa ra lệnh khởi chiến.
Ngày hôm sau là một ngày long trọng của Napoléon, ngày kỷ niệm lễ lên ngôi. Gần sáng ông ta đã ngủ được vài giờ nên rất khoẻ khoắn, tươi tỉnh. Với cái tinh thần sảng khoái vẫn khiến người ta tin rằng việc gì cũng có thể thực hiện được và làm gì cũng thành công. Napoléon cưỡi ngựa ra chiến trường.
Ông đứng yên, nhìn về phía các đỉnh núi đang hiện dần khỏi màn sương, khuôn mặt lạnh lùng phản chiếu một niềm tin và thích thú, niềm vui sướng của một cậu thiếu niên khi thấy tình yêu được đền đáp. Các nguyên soái đứng sau lưng không dám làm Hoàng đế sao nhãng mất sức chú ý. Napoléon hết nhìn về phía cao nguyên Pratxen lại nhìn vầng thái dương hiện rõ dần trên màn sương.
Khi mặt trời đã ló hẳn ra khỏi đám sương mù, chiếu ánh sáng chói lọi xuống cánh đồng và làn sương ở phía dưới, Napoléon tựa hồ như chỉ chờ có lúc ấy để khởi công, liền tháo chiếc găng trên bàn tay trắng đẹp vẫy chiếc găng một cái ra hiệu cho các nguyên soái, và hạ lệnh khởi chiến. Các nguyên soái và sĩ quan phụ tá của họ phi ngựa toả ra bốn phía, vài phút sau, quân chủ lực của Pháp xông nhanh lên cao nguyên Pratxen mà quân Nga đang rời bỏ dần để kéo xuống hẻm núi phía bên trái.
Bình luận facebook