Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 12
Hội chùa mỗi năm tổ chức một lần bắt đầu rồi, dân các làng lân cận cũng rộn ràng như Tết, nhà nào cũng chuẩn bị hương khói và mấy món ăn nhẹ. Một sân khấu rộng rãi, cao ráo được dựng lên trong không gian thoáng đãng cạnh cây hòe già đầu thôn Hạ Thời. Mấy người công nhân tay chân nhanh nhẹn, không đến ba ngày thì sân khấu, màn che, thảm đều bố trí chỉnh tề, chờ nghệ sĩ Tần xoang đến nơi thì sự náo nhiệt chính thức bắt đầu.
Là người mê xem hát kịch từ xưa đến giờ, tất nhiên bà nội tôi không thể bỏ lỡ lần hội lớn này. Trời còn chưa sáng, bà đã giao nhiệm vụ cho tôi: ôm một băng ghế nhỏ chiếm chỗ dưới sân khấu, đến trước có thể ngồi hàng đầu tiên, có thể thấy rõ mặt mũi nghệ sĩ, còn có cơ hội giao lưu với họ, hơn nữa bà nội tôi lớn tuổi, tai nghễnh ngãng nên ngồi trước có thể nghe rõ hơn.
Tôi luẩn quẩn trong nhà một lúc lâu, lúc ra ngoài thì trời đã hửng sáng. Tôi ôm băng ghế nhỏ đi chầm chậm, ngang qua nhà Trương Gia Vũ thấy cậu ấy cũng ôm băng ghế nhỏ đi ra.
“Không phải cậu cũng đi chiếm chỗ đó chứ?”
“Đúng rồi, bà nội mình…”
Trương Gia Vũ chưa nói hết tôi đã hiểu, hóa ra bà nội Ngô cũng là người mê xem hát. Đúng lúc hai đứa tôi đi chung đường, Trương Gia Vũ kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện thú vị, trong đó có một câu chuyện nước ngoài, nam chính tên Harry Potter, trên trán cậu ấy có một vết sẹo hình tia chớp. Cậu ấy được sinh ra không bao lâu thì cha mẹ mất, từ nhỏ được gửi nuôi ở gia đình chú, bị gia đình người chú kỳ thị, bắt nạt. Nhưng vào ngày sinh nhật 11 tuổi ấy, Harry Potter biết được mình vốn là phù thủy, hơn nữa còn trúng tuyển trường Hogwarts. Bước lên tàu tốc hành Hogwarts, Harry bắt đầu cuộc hành trình kỳ diệu của mình… Tất cả những điều này đều là cậu ấy đọc trong sách.
Tôi nghe các loại phép thuật thần kỳ trong trường, nhìn Trương Gia Vũ đ ĩnh đạc kể chuyện, trong lòng lại dâng lên cảm giác hâm mộ cậu ấy, cảm thấy cậu ấy thật sự rất giỏi giang, sao mà cậu ấy có thể đọc nhiều sách như thế, biết nhiều câu chuyện mà từ trước đến giờ tôi chưa từng nghe thấy như thế!
Nhìn vẻ mặt tôi lắng nghe say sưa, Trương Gia Vũ hào phóng: “Ở nhà mình có rất nhiều sách, cậu có thể đến đọc bất cứ lúc nào.”
“Tốt quá!”
Hàng đầu của sân khấu đã có mấy băng ghế nhỏ, chúng tôi đặt ghế cạnh nhau, sợ bị nhầm nên Trương Gia Vũ còn lấy bút bi mang theo viết tên chúng tôi lên đó. Cậu ấy chu đáo quá! Tôi cảm thán trong lòng, nhìn lướt qua dòng chữ cậu ấy viết, không giống như vẻ phóng khoáng ngang tàng như chữ của anh Triệu Phi, chữ Trương Gia Vũ nhìn qua đoan chính, thanh tú trang nhã như chính cậu ấy.
Chiều hôm đó tan học về, chúng tôi đeo cặp sách trên lưng chạy về phía hội chùa.
Con đường nhỏ ngày thường vắng lặng giờ người đến người đi, hai bên đường những lều trại nhỏ dựng đầy, mấy người bán hàng rong đông đúc nhìn hoa cả mắt, đậu hũ thúi chiên, xiên cay, chả trứng mới cuốn, hồ lô ngào đường, bánh hạch đào, kẹp đậu phộng, mè xửng… Còn có rất nhiều quần áo, giày dép, đồ chơi, đồ thủ công mỹ nghệ, trò chơi ném xúc xắc, xem bói, cắt tóc, làm tóc, tạp kỹ, múa rối bóng… Không ngoa khi nói trong mắt tôi đây là lần hội hè náo nhiệt nhất, cho dù sau này lớn lên đi Bắc Kinh, Thượng Hải, nhìn thấy đường phố nhộn nhịp phồn hoa cũng không thể so được với lần lễ hội hoành tráng này của làng chúng tôi.
Vi Vi mê mẩn sơn móng tay với mấy loại khuyên tai, ghé vào gian hàng người ta rồi không chịu đi. Lâm Lỗi sợ cậu ấy đi lạc nên vẫn ở bên cạnh, Ngưu Thụy khinh thường: “Mấy này có gì mà đẹp, tớ đi Hong Kong thì mấy cái đó mới thật sự gọi là sơn móng tay, sơn lên móng rất thơm, còn không bị bong ra, nó luôn dính trên móng tay.”
“Cô bé này đừng nói bậy, sơn móng tay của tôi không kém đâu nhé, cô bé ngửi thử xem, thơm chưa này, sơn lên móng tay có thể giữ ít nhất là hai tháng đấy!” Người chủ quầy mặt không đổi sắc khoác lác.
Vi Vi động lòng, mua hai màu sơn hồng phấn và xanh, lại bị bà chủ quầy dụ dỗ xỏ hai lỗ tai.
Tôi muốn nghe hát kịch, lôi kéo Trương Gia Vũ đi tới cạnh sân khấu, chen vào đám đông tìm được vị trí hàng đầu của bà nội, ngồi xổm dựa gần bà.
Nghệ sĩ Tần xoang giọng vốn dĩ rất to, cộng với hiệu ứng âm thanh, khung cảnh đinh tai nhức óc, chúng tôi che tai lại vẫn thấy rất ồn nhưng lại cực kỳ đã ghiền, đã rất lâu rồi không trải qua không khí mấy vạn người đồng loạt vui chơi thả cửa thế này. Trên sân khấu đang hát trích đoạn kinh điển của Tần xoang, “Tam nương dạy con”, tôi còn có thể hát theo vài câu.
Giữa hai cảnh diễn, mấy nghệ sĩ đứng trên sân khấu giao lưu với khán giả bên dưới, mấy ông bà cụ cười tít mắt, có người ném tiền kim loại lên sân khấy, mấy người trẻ tuổi đứng phía sau vì có thể nhìn rõ được sân khấu, một số người trèo hẳn lên cây, mấy đứa nhỏ ngồi trên cổ người lớn ê a nhìn xung quanh.
“Có vị nào muốn lên sân khấu hát một đoạn không nào?” Người đàn ông thoa đầy thuốc màu trên mặt hô to với phía dưới sân khấu.
(Thuốc màu dùng để hóa trang)
Mọi người đang xem cuộc vui đều ngượng ngùng, cả đám người ồn ào kêu can đảm lên, nhưng người bình thường thích nổi bật giờ cũng không dám bỏ đi mặt mũi, cứ nấp sau lưng người khác.
Thấy mấy người lớn không hợp tác, tôi cực kỳ cao hứng giơ tay lên, hướng về phía người đàn ông kia hét to: “Cháu xung phong!” Nói gì thì nói, tôi cũng là người đã được từng luyện giọng ở đoàn hát, chuyện nhỏ này không làm khó được tôi. Mà tôi cũng muốn nhân cơ hội này diễn một đoạn cho bà nội xem, để bà thấy cháu gái mình trên sân khấu tuyệt thế nào. Ngoài việc đó ra, tôi còn một ít lòng riêng, chính là hy vọng thể hiện mặt ưu tú của mình để Trương Gia Vũ thấy, dù sao thì thời khắc tôi thực sự tỏa sáng ít đến thảm thương.
“Chà, cô bé này can đảm đấy, lên đi nào.” Tôi được mấy người lớn bế nâng lên sân khấu.
Đợi khi tôi đứng vững lại thì khung cảnh đúng là hơi dọa người, dưới sân khấu mênh mông những mái đầu đen, những ánh mắt từ bốn phương tám hướng đổ dồn về như muốn ăn thịt tôi.
Tôi hít sâu một hơi, tự lấy thêm can đảm cho bản thân, mắt nhìn về phía trước, xem những người bên dưới sân khấu như cọc gỗ, cất giọng hát “Tam nương dạy con”.
Anh Tiết Ất ở phía Nam học theo tôi lười học,
Ôm sách thánh hiền quay lại gia viên
Bạn học trong trường vạch trần sở đoản của tôi,
Họ nói tôi không có mẹ và điều đó thật khó hiểu.
Phen này tôi về nhà tranh cãi cùng mẹ,
Hỏi rõ ràng ai là ai,
Đi đến nhà trên không thấy mẹ,
Hỏi lão Tiết bảo mẹ ở bên kia…
Tôi không hề sợ sân khấu, giọng to lớn vang dội, ca từ lại chuẩn, dựa vào những kỹ năng đã được học mà biểu diễn một đoạn trên sân khấu. Người đàn ông thoa thuốc màu sáng bên cạnh tôi ngạc nhiên đến ngây người, dưới sân khấu tiếng vỗ tay như sấm dậy. Tôi mở mắt nhìn xuống dưới sân khấu, bà nội cười rạng rỡ, hận không thể thông báo với cả thiên hạ: Đó là cháu gái ruột của tôi, nhìn con bé hát hay đến thế kìa! Trương Gia Vũ lại đang điên cuồng vỗ tay cho tôi, tôi hết sức hạnh phúc, đứng ở trung tâm sân khấu khom người cúi đầu chào khán giả.
Sau đó ông chú kia đến nhà tôi, trò chuyện với ba mẹ tôi rất lâu, muốn đưa tôi đi học hát. Bị ba tôi từ chối, ông cảm thấy tôi vẫn nên chăm chỉ học hành, thi đậu đại học, đây mới là lối thoát đáng tin cậy nhất, dù thế nào thì tri thức mới thay đổi vận mệnh. Diễn kịch, nghệ sĩ gì đó trong mắt người thời bấy giờ không phải là một nghề ổn định, giàu có, thậm chí còn cảm thấy không được hãnh diện.
Đây là lần thứ hai trong đời tôi từ chối trở thành một nghệ sĩ kinh kịch, xem ra tôi và Tần xoang thực sự có duyên không phận.
Hội chùa kết thúc cả tuần rồi nhưng lòng chúng tôi vẫn chưa hồi phục, lúc đi học dễ phân tâm. Thảm nhất là Vi Vi, cậu ấy xỏ lỗ tai xong mà không được vệ sinh với kháng viêm kịp thời nên vết thương chảy máu, nhiễm trùng đỏ tấy lên. Lâm Lỗi mang dầu hoa hồng trong nhà đến, lúc tan học dùng tăm bông lau vết thương cho Vi Vi.
Tôi ngồi lại bàn cuối cùng với Châu Kiệt Thụy, cậu ta ăn tỏi nên miệng hôi rình, còn cố tình hà hơi vào tôi, sao trên đời này lại có đứa trẻ đáng ghét thế chứ!
Thầy giáo toán trên bục giảng đang giảng về phép chia, tâm trí tôi đã bay ra ngoài cửa sổ, tôi muốn ra ngoài trời, đứng dưới nắng mà tự do hít thở, làm gì cũng được, miễn đừng bắt tôi ngồi trong lớp nghe giảng bài.
“Lý An Tĩnh!”
“Dạ có!” Tôi đứng lên, căng thẳng nhìn thầy Trương Văn, ông là ông già ngoài năm mươi hung dữ, thích dùng gậy trúc gõ lỗ tai học sinh, ai cũng sợ ông.
“Bài này đáp án thế nào?” Ông dùng cây gậy trúc dài mảnh chỉ vào một đề bài.
Đầu óc tôi rối bời, toàn thân mất tự chủ, cả tiết không nghe gì nên không biết đáp án, đọc đại ra một con số.
Trương Văn cầm gây trúc đi xuống bục giảng, đến sát bên tôi: “Đứng yên, không được nhúc nhích.”
Tôi nhắm mắt lại, thần kinh căng thẳng, chờ gậy trúc Trương Văn rơi xuống.
Trương Văn đánh nhiều lần nên thành thạo các kỹ xảo, có thể đánh chính xác vào lỗ tai mà không bị thương những bộ phận khác. Vù, tai tôi đau nhói, sau đó là cảm giác tê dại tận xương tủy.
“Cho các em chừa tội đi học không nghiêm túc nghe giảng, có hai lỗ tai cũng như không.” Trương Văn có vẻ rất tức giận, nói đáp án của đề toán này ông mới vừa giảng qua một lần, cho dù là học sinh học không giỏi chỉ cần nghe qua bài giảng thì không thể nào đáp sai, thế mà Lý An Tĩnh dám trợn mắt nói dối, có thể không tức giận được sao, nhìn qua là biết không nghe giảng bài.
“Em, đi ra ngoài phòng học đứng, bị lạnh đông cứng cho tỉnh người.” Trương Văn ra lệnh, tôi tự giác rời khỏi chỗ đi ra ngoài lớp.
Tháng 12 phương Bắc, nhiệt độ chỉ ở mức 1 con số. Gió Tây Bắc thổi qua làm người đông lạnh đến run rẩy, thế nhưng tôi lại rất vui, rốt cuộc tôi có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành, ngồi cạnh Châu Kiệt Thụy là một loại cực hình, còn tra tấn hơn cả việc thi cử.
Trương Văn tiếp tục giảng bài, ông viết một đề bài mới lên bảng: “Có em nào đứng lên trả lời không, dùng phương pháp thầy vừa giảng đấy.” Trương Gia Vũ không do dự giơ tay lên, nhưng Trương Văn không định cho cậu ấy trả lời, ông muốn tìm mấy học sinh không chú ý nghe giảng trong lớp. Nhưng mọi người đầu sợ hãi cúi thấp đầu né tránh ánh mắt Trương Văn.
“Thôi được, Gia Vũ, em trả lời đi.” Trương Văn hài lòng nhìn cậu học sinh này, đây là học sinh giỏi nhất, ổn định nhất trong số những học sinh ông đã dạy, cậu hoàn toàn khác mấy đứa ngỗ nghịch này.
Tuy nhiên, người học trò đắc ý nhất của ông làm ông hoàn toàn thất vọng.
Trương Gia Vũ đáp sai, hơn nữa còn sai một cách quá đáng, nhìn qua là thấy không chú ý nghe giảng, càng tệ hơn là cậu ấy cố tình làm vậy.
“Sao lại thế này? Em lặp lại đáp án lần nữa.”
Trương Gia Vũ không hề sợ hãi, nói lại câu trả lời, anh dũng hy sinh chờ Trương Văn phạt.
Nhưng Trương Văn chỉ nhẹ nhàng gõ tai cậu ấy, rất thiên vị nói: “Ngồi xuống đi, nhưng không được phép tái phạm.”
Trương Gia Vũ không ngồi xuống, nói với Trương Văn: “Thưa thầy, em cũng ra bên ngoài đứng ạ, tối hôm qua em ngủ không ngon, ngồi lại đầu óc mệt rã rời.”
Khi tôi nhìn thấy Trương Gia Vũ ra ngoài thì kinh ngạc: “Sao cậu lại ra đây? Thầy nhờ cậu đi lấy đồ gì à?”
Cậu ấy ngượng ngùng gãi gãi đầu: “Mình ra ngoài đứng chịu phạt.”
“Hả? Tớ nghe lầm đúng không?”
“Mình giải không đúng bài.” Cậu ấy giải thích đơn giản.
Học sinh ba tốt luôn cầm cờ dẫn đầu vì giải toán sai bị ra ngoài đứng phạt, chuyện hiếm lạ này không khác gì trên trời rơi xuống cái bánh có nhân. Tôi vui vẻ nhìn người gặp họa: “Không ngờ nha, cậu mà có lúc cũng bị phạt đứng ha ha ha ha ha.”
Trong lớp truyền ra một tiếng rống giận dữ: “Bên ngoài kia, bị phạt đứng vinh quang lắm à? Còn cười à! Hết giờ thầy cho đứng luôn cả tiết sau mà nghe giảng.”
Tôi lập tức ngậm miệng, nhưng ý cười vẫn hiện rõ lên mặt. Trương Gia Vũ đứng thẳng tắp, hệt như người đứng canh gác, người này đúng là học sinh tốt, bị phạt đứng bên ngoài còn nghiêm túc thế. Bên ngoài trời rất lạnh, đứng một lát thì tay chân tôi bắt đầu tê dại, gió quất lên mặt đau đau, nghĩ đến việc tiết tới vẫn phải đứng bên ngoài, tôi dần không cười nổi nữa.
“Trời cao ơi, đất dày ơi, có ai đến cứu tôi không?” Tôi thấy hơi hối hận, trong lớp học ấm áp sung sướng hơn đứng bên ngoài chịu lạnh nhiều, sớm biết thế nên nghiêm túc nghe giảng…
Bạch Tố Ni vội vã đi đến, trên tay cô cầm một tập tài liệu đỏ rực. Cô không thèm nhìn đến chúng tôi mà đi thẳng vào lớp. Không biết cô đã nói gì mà trong lớp bùng lên tiếng hoan hô vang dậy, tiếp theo là học sinh đeo cặp chạy ra, miệng vui vẻ hú lên: “Tốt quá tốt quá.”
“Tốt cái gì mà tốt, đám ngốc này, tai họa đến nơi rồi.” Bạch Tố Ni lắc đầu, bất lực nhìn đám học sinh ngốc nghếch.
“Hai đứa em đừng đứng đây nữa, mau vào thu dọn đồ đạc đi.” Bạch Tố Ni đi ra, mặt lộ vẻ hoảng hốt, dặn dò từng học sinh khi đi ra ngoài: “Tuy rằng nghỉ nhưng không thể lơi là học tập, ở nhà phải nhớ làm bài tập mỗi ngày, ôn tập lại kiến thức chúng ta đã học trước đố.”
Tôi với Trương Gia Vũ cái hiểu cái không bước vào lớp, thu dọn đồ đạc, theo chân các bạn ra khỏi cổng trường.
Chúng tôi có kỳ nghỉ ba ngày, nguyên nhân là từ một từ rất lạ lẫm: SARS.
Là người mê xem hát kịch từ xưa đến giờ, tất nhiên bà nội tôi không thể bỏ lỡ lần hội lớn này. Trời còn chưa sáng, bà đã giao nhiệm vụ cho tôi: ôm một băng ghế nhỏ chiếm chỗ dưới sân khấu, đến trước có thể ngồi hàng đầu tiên, có thể thấy rõ mặt mũi nghệ sĩ, còn có cơ hội giao lưu với họ, hơn nữa bà nội tôi lớn tuổi, tai nghễnh ngãng nên ngồi trước có thể nghe rõ hơn.
Tôi luẩn quẩn trong nhà một lúc lâu, lúc ra ngoài thì trời đã hửng sáng. Tôi ôm băng ghế nhỏ đi chầm chậm, ngang qua nhà Trương Gia Vũ thấy cậu ấy cũng ôm băng ghế nhỏ đi ra.
“Không phải cậu cũng đi chiếm chỗ đó chứ?”
“Đúng rồi, bà nội mình…”
Trương Gia Vũ chưa nói hết tôi đã hiểu, hóa ra bà nội Ngô cũng là người mê xem hát. Đúng lúc hai đứa tôi đi chung đường, Trương Gia Vũ kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện thú vị, trong đó có một câu chuyện nước ngoài, nam chính tên Harry Potter, trên trán cậu ấy có một vết sẹo hình tia chớp. Cậu ấy được sinh ra không bao lâu thì cha mẹ mất, từ nhỏ được gửi nuôi ở gia đình chú, bị gia đình người chú kỳ thị, bắt nạt. Nhưng vào ngày sinh nhật 11 tuổi ấy, Harry Potter biết được mình vốn là phù thủy, hơn nữa còn trúng tuyển trường Hogwarts. Bước lên tàu tốc hành Hogwarts, Harry bắt đầu cuộc hành trình kỳ diệu của mình… Tất cả những điều này đều là cậu ấy đọc trong sách.
Tôi nghe các loại phép thuật thần kỳ trong trường, nhìn Trương Gia Vũ đ ĩnh đạc kể chuyện, trong lòng lại dâng lên cảm giác hâm mộ cậu ấy, cảm thấy cậu ấy thật sự rất giỏi giang, sao mà cậu ấy có thể đọc nhiều sách như thế, biết nhiều câu chuyện mà từ trước đến giờ tôi chưa từng nghe thấy như thế!
Nhìn vẻ mặt tôi lắng nghe say sưa, Trương Gia Vũ hào phóng: “Ở nhà mình có rất nhiều sách, cậu có thể đến đọc bất cứ lúc nào.”
“Tốt quá!”
Hàng đầu của sân khấu đã có mấy băng ghế nhỏ, chúng tôi đặt ghế cạnh nhau, sợ bị nhầm nên Trương Gia Vũ còn lấy bút bi mang theo viết tên chúng tôi lên đó. Cậu ấy chu đáo quá! Tôi cảm thán trong lòng, nhìn lướt qua dòng chữ cậu ấy viết, không giống như vẻ phóng khoáng ngang tàng như chữ của anh Triệu Phi, chữ Trương Gia Vũ nhìn qua đoan chính, thanh tú trang nhã như chính cậu ấy.
Chiều hôm đó tan học về, chúng tôi đeo cặp sách trên lưng chạy về phía hội chùa.
Con đường nhỏ ngày thường vắng lặng giờ người đến người đi, hai bên đường những lều trại nhỏ dựng đầy, mấy người bán hàng rong đông đúc nhìn hoa cả mắt, đậu hũ thúi chiên, xiên cay, chả trứng mới cuốn, hồ lô ngào đường, bánh hạch đào, kẹp đậu phộng, mè xửng… Còn có rất nhiều quần áo, giày dép, đồ chơi, đồ thủ công mỹ nghệ, trò chơi ném xúc xắc, xem bói, cắt tóc, làm tóc, tạp kỹ, múa rối bóng… Không ngoa khi nói trong mắt tôi đây là lần hội hè náo nhiệt nhất, cho dù sau này lớn lên đi Bắc Kinh, Thượng Hải, nhìn thấy đường phố nhộn nhịp phồn hoa cũng không thể so được với lần lễ hội hoành tráng này của làng chúng tôi.
Vi Vi mê mẩn sơn móng tay với mấy loại khuyên tai, ghé vào gian hàng người ta rồi không chịu đi. Lâm Lỗi sợ cậu ấy đi lạc nên vẫn ở bên cạnh, Ngưu Thụy khinh thường: “Mấy này có gì mà đẹp, tớ đi Hong Kong thì mấy cái đó mới thật sự gọi là sơn móng tay, sơn lên móng rất thơm, còn không bị bong ra, nó luôn dính trên móng tay.”
“Cô bé này đừng nói bậy, sơn móng tay của tôi không kém đâu nhé, cô bé ngửi thử xem, thơm chưa này, sơn lên móng tay có thể giữ ít nhất là hai tháng đấy!” Người chủ quầy mặt không đổi sắc khoác lác.
Vi Vi động lòng, mua hai màu sơn hồng phấn và xanh, lại bị bà chủ quầy dụ dỗ xỏ hai lỗ tai.
Tôi muốn nghe hát kịch, lôi kéo Trương Gia Vũ đi tới cạnh sân khấu, chen vào đám đông tìm được vị trí hàng đầu của bà nội, ngồi xổm dựa gần bà.
Nghệ sĩ Tần xoang giọng vốn dĩ rất to, cộng với hiệu ứng âm thanh, khung cảnh đinh tai nhức óc, chúng tôi che tai lại vẫn thấy rất ồn nhưng lại cực kỳ đã ghiền, đã rất lâu rồi không trải qua không khí mấy vạn người đồng loạt vui chơi thả cửa thế này. Trên sân khấu đang hát trích đoạn kinh điển của Tần xoang, “Tam nương dạy con”, tôi còn có thể hát theo vài câu.
Giữa hai cảnh diễn, mấy nghệ sĩ đứng trên sân khấu giao lưu với khán giả bên dưới, mấy ông bà cụ cười tít mắt, có người ném tiền kim loại lên sân khấy, mấy người trẻ tuổi đứng phía sau vì có thể nhìn rõ được sân khấu, một số người trèo hẳn lên cây, mấy đứa nhỏ ngồi trên cổ người lớn ê a nhìn xung quanh.
“Có vị nào muốn lên sân khấu hát một đoạn không nào?” Người đàn ông thoa đầy thuốc màu trên mặt hô to với phía dưới sân khấu.
(Thuốc màu dùng để hóa trang)
Mọi người đang xem cuộc vui đều ngượng ngùng, cả đám người ồn ào kêu can đảm lên, nhưng người bình thường thích nổi bật giờ cũng không dám bỏ đi mặt mũi, cứ nấp sau lưng người khác.
Thấy mấy người lớn không hợp tác, tôi cực kỳ cao hứng giơ tay lên, hướng về phía người đàn ông kia hét to: “Cháu xung phong!” Nói gì thì nói, tôi cũng là người đã được từng luyện giọng ở đoàn hát, chuyện nhỏ này không làm khó được tôi. Mà tôi cũng muốn nhân cơ hội này diễn một đoạn cho bà nội xem, để bà thấy cháu gái mình trên sân khấu tuyệt thế nào. Ngoài việc đó ra, tôi còn một ít lòng riêng, chính là hy vọng thể hiện mặt ưu tú của mình để Trương Gia Vũ thấy, dù sao thì thời khắc tôi thực sự tỏa sáng ít đến thảm thương.
“Chà, cô bé này can đảm đấy, lên đi nào.” Tôi được mấy người lớn bế nâng lên sân khấu.
Đợi khi tôi đứng vững lại thì khung cảnh đúng là hơi dọa người, dưới sân khấu mênh mông những mái đầu đen, những ánh mắt từ bốn phương tám hướng đổ dồn về như muốn ăn thịt tôi.
Tôi hít sâu một hơi, tự lấy thêm can đảm cho bản thân, mắt nhìn về phía trước, xem những người bên dưới sân khấu như cọc gỗ, cất giọng hát “Tam nương dạy con”.
Anh Tiết Ất ở phía Nam học theo tôi lười học,
Ôm sách thánh hiền quay lại gia viên
Bạn học trong trường vạch trần sở đoản của tôi,
Họ nói tôi không có mẹ và điều đó thật khó hiểu.
Phen này tôi về nhà tranh cãi cùng mẹ,
Hỏi rõ ràng ai là ai,
Đi đến nhà trên không thấy mẹ,
Hỏi lão Tiết bảo mẹ ở bên kia…
Tôi không hề sợ sân khấu, giọng to lớn vang dội, ca từ lại chuẩn, dựa vào những kỹ năng đã được học mà biểu diễn một đoạn trên sân khấu. Người đàn ông thoa thuốc màu sáng bên cạnh tôi ngạc nhiên đến ngây người, dưới sân khấu tiếng vỗ tay như sấm dậy. Tôi mở mắt nhìn xuống dưới sân khấu, bà nội cười rạng rỡ, hận không thể thông báo với cả thiên hạ: Đó là cháu gái ruột của tôi, nhìn con bé hát hay đến thế kìa! Trương Gia Vũ lại đang điên cuồng vỗ tay cho tôi, tôi hết sức hạnh phúc, đứng ở trung tâm sân khấu khom người cúi đầu chào khán giả.
Sau đó ông chú kia đến nhà tôi, trò chuyện với ba mẹ tôi rất lâu, muốn đưa tôi đi học hát. Bị ba tôi từ chối, ông cảm thấy tôi vẫn nên chăm chỉ học hành, thi đậu đại học, đây mới là lối thoát đáng tin cậy nhất, dù thế nào thì tri thức mới thay đổi vận mệnh. Diễn kịch, nghệ sĩ gì đó trong mắt người thời bấy giờ không phải là một nghề ổn định, giàu có, thậm chí còn cảm thấy không được hãnh diện.
Đây là lần thứ hai trong đời tôi từ chối trở thành một nghệ sĩ kinh kịch, xem ra tôi và Tần xoang thực sự có duyên không phận.
Hội chùa kết thúc cả tuần rồi nhưng lòng chúng tôi vẫn chưa hồi phục, lúc đi học dễ phân tâm. Thảm nhất là Vi Vi, cậu ấy xỏ lỗ tai xong mà không được vệ sinh với kháng viêm kịp thời nên vết thương chảy máu, nhiễm trùng đỏ tấy lên. Lâm Lỗi mang dầu hoa hồng trong nhà đến, lúc tan học dùng tăm bông lau vết thương cho Vi Vi.
Tôi ngồi lại bàn cuối cùng với Châu Kiệt Thụy, cậu ta ăn tỏi nên miệng hôi rình, còn cố tình hà hơi vào tôi, sao trên đời này lại có đứa trẻ đáng ghét thế chứ!
Thầy giáo toán trên bục giảng đang giảng về phép chia, tâm trí tôi đã bay ra ngoài cửa sổ, tôi muốn ra ngoài trời, đứng dưới nắng mà tự do hít thở, làm gì cũng được, miễn đừng bắt tôi ngồi trong lớp nghe giảng bài.
“Lý An Tĩnh!”
“Dạ có!” Tôi đứng lên, căng thẳng nhìn thầy Trương Văn, ông là ông già ngoài năm mươi hung dữ, thích dùng gậy trúc gõ lỗ tai học sinh, ai cũng sợ ông.
“Bài này đáp án thế nào?” Ông dùng cây gậy trúc dài mảnh chỉ vào một đề bài.
Đầu óc tôi rối bời, toàn thân mất tự chủ, cả tiết không nghe gì nên không biết đáp án, đọc đại ra một con số.
Trương Văn cầm gây trúc đi xuống bục giảng, đến sát bên tôi: “Đứng yên, không được nhúc nhích.”
Tôi nhắm mắt lại, thần kinh căng thẳng, chờ gậy trúc Trương Văn rơi xuống.
Trương Văn đánh nhiều lần nên thành thạo các kỹ xảo, có thể đánh chính xác vào lỗ tai mà không bị thương những bộ phận khác. Vù, tai tôi đau nhói, sau đó là cảm giác tê dại tận xương tủy.
“Cho các em chừa tội đi học không nghiêm túc nghe giảng, có hai lỗ tai cũng như không.” Trương Văn có vẻ rất tức giận, nói đáp án của đề toán này ông mới vừa giảng qua một lần, cho dù là học sinh học không giỏi chỉ cần nghe qua bài giảng thì không thể nào đáp sai, thế mà Lý An Tĩnh dám trợn mắt nói dối, có thể không tức giận được sao, nhìn qua là biết không nghe giảng bài.
“Em, đi ra ngoài phòng học đứng, bị lạnh đông cứng cho tỉnh người.” Trương Văn ra lệnh, tôi tự giác rời khỏi chỗ đi ra ngoài lớp.
Tháng 12 phương Bắc, nhiệt độ chỉ ở mức 1 con số. Gió Tây Bắc thổi qua làm người đông lạnh đến run rẩy, thế nhưng tôi lại rất vui, rốt cuộc tôi có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành, ngồi cạnh Châu Kiệt Thụy là một loại cực hình, còn tra tấn hơn cả việc thi cử.
Trương Văn tiếp tục giảng bài, ông viết một đề bài mới lên bảng: “Có em nào đứng lên trả lời không, dùng phương pháp thầy vừa giảng đấy.” Trương Gia Vũ không do dự giơ tay lên, nhưng Trương Văn không định cho cậu ấy trả lời, ông muốn tìm mấy học sinh không chú ý nghe giảng trong lớp. Nhưng mọi người đầu sợ hãi cúi thấp đầu né tránh ánh mắt Trương Văn.
“Thôi được, Gia Vũ, em trả lời đi.” Trương Văn hài lòng nhìn cậu học sinh này, đây là học sinh giỏi nhất, ổn định nhất trong số những học sinh ông đã dạy, cậu hoàn toàn khác mấy đứa ngỗ nghịch này.
Tuy nhiên, người học trò đắc ý nhất của ông làm ông hoàn toàn thất vọng.
Trương Gia Vũ đáp sai, hơn nữa còn sai một cách quá đáng, nhìn qua là thấy không chú ý nghe giảng, càng tệ hơn là cậu ấy cố tình làm vậy.
“Sao lại thế này? Em lặp lại đáp án lần nữa.”
Trương Gia Vũ không hề sợ hãi, nói lại câu trả lời, anh dũng hy sinh chờ Trương Văn phạt.
Nhưng Trương Văn chỉ nhẹ nhàng gõ tai cậu ấy, rất thiên vị nói: “Ngồi xuống đi, nhưng không được phép tái phạm.”
Trương Gia Vũ không ngồi xuống, nói với Trương Văn: “Thưa thầy, em cũng ra bên ngoài đứng ạ, tối hôm qua em ngủ không ngon, ngồi lại đầu óc mệt rã rời.”
Khi tôi nhìn thấy Trương Gia Vũ ra ngoài thì kinh ngạc: “Sao cậu lại ra đây? Thầy nhờ cậu đi lấy đồ gì à?”
Cậu ấy ngượng ngùng gãi gãi đầu: “Mình ra ngoài đứng chịu phạt.”
“Hả? Tớ nghe lầm đúng không?”
“Mình giải không đúng bài.” Cậu ấy giải thích đơn giản.
Học sinh ba tốt luôn cầm cờ dẫn đầu vì giải toán sai bị ra ngoài đứng phạt, chuyện hiếm lạ này không khác gì trên trời rơi xuống cái bánh có nhân. Tôi vui vẻ nhìn người gặp họa: “Không ngờ nha, cậu mà có lúc cũng bị phạt đứng ha ha ha ha ha.”
Trong lớp truyền ra một tiếng rống giận dữ: “Bên ngoài kia, bị phạt đứng vinh quang lắm à? Còn cười à! Hết giờ thầy cho đứng luôn cả tiết sau mà nghe giảng.”
Tôi lập tức ngậm miệng, nhưng ý cười vẫn hiện rõ lên mặt. Trương Gia Vũ đứng thẳng tắp, hệt như người đứng canh gác, người này đúng là học sinh tốt, bị phạt đứng bên ngoài còn nghiêm túc thế. Bên ngoài trời rất lạnh, đứng một lát thì tay chân tôi bắt đầu tê dại, gió quất lên mặt đau đau, nghĩ đến việc tiết tới vẫn phải đứng bên ngoài, tôi dần không cười nổi nữa.
“Trời cao ơi, đất dày ơi, có ai đến cứu tôi không?” Tôi thấy hơi hối hận, trong lớp học ấm áp sung sướng hơn đứng bên ngoài chịu lạnh nhiều, sớm biết thế nên nghiêm túc nghe giảng…
Bạch Tố Ni vội vã đi đến, trên tay cô cầm một tập tài liệu đỏ rực. Cô không thèm nhìn đến chúng tôi mà đi thẳng vào lớp. Không biết cô đã nói gì mà trong lớp bùng lên tiếng hoan hô vang dậy, tiếp theo là học sinh đeo cặp chạy ra, miệng vui vẻ hú lên: “Tốt quá tốt quá.”
“Tốt cái gì mà tốt, đám ngốc này, tai họa đến nơi rồi.” Bạch Tố Ni lắc đầu, bất lực nhìn đám học sinh ngốc nghếch.
“Hai đứa em đừng đứng đây nữa, mau vào thu dọn đồ đạc đi.” Bạch Tố Ni đi ra, mặt lộ vẻ hoảng hốt, dặn dò từng học sinh khi đi ra ngoài: “Tuy rằng nghỉ nhưng không thể lơi là học tập, ở nhà phải nhớ làm bài tập mỗi ngày, ôn tập lại kiến thức chúng ta đã học trước đố.”
Tôi với Trương Gia Vũ cái hiểu cái không bước vào lớp, thu dọn đồ đạc, theo chân các bạn ra khỏi cổng trường.
Chúng tôi có kỳ nghỉ ba ngày, nguyên nhân là từ một từ rất lạ lẫm: SARS.
Bình luận facebook