Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 17: Cả đời này anh cũng chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ là một phá nhị đại*
Trái tim Nam Vận đột nhiên đau nhói, cô thấy đau thay cho mẹ mình, cảm giác như có một chiếc đinh dài và sắc nhọn cắm vào lồng ngực.
Cảm giác này không gì hơn đau thấu tim gan.
Có phải từ trước tới giờ ba chưa từng yêu mẹ cô không?
Dù bà ấy còn sống hay sau khi chết, ông ấy cũng chưa bao giờ đặt bà trong lòng.
Mẹ cô vì ông ấy mà chấp nhận lấy chồng xa, vì ông ấy mà rời xa quê hương, vì ông ấy mà bán mất cả nhẫn gia truyền, bà vì ông đánh mất cả cuộc đời, ông ấy đã làm gì để đáp lại mẹ cô?
Ông ấy đã ngoại tình, nuôi một người phụ nữ bên ngoài và có con với bà ta.
Ông ấy đã từng quý trọng sự nỗ lực của mẹ cô chưa, không, ông ấy chưa bao giờ quý trọng mẹ cô. Ông ấy xem sự đóng góp của mẹ cô là đương nhiên nên ông ấy yên tâm tận hưởng tình yêu thương của mẹ cô, đồng thời phản bội bà ấy một cách thẳng thừng.
Ba cô không có lương tâm, bởi nếu còn vương vấn lương tâm thì sẽ không làm chuyện vô ơn bạc nghĩa như vậy.
Nam Vận thấy tiếc thay mẹ mình, nếu như có thể trở lại quá khứ cô thà rằng mình không sinh ra ở kiếp này, thà rằng không gặp được Dã tử, cũng muốn liều mạng mà ngăn cản mẹ cô gả cho Nam Khải Thăng.
Lòng như đao cắt, tầm mắt của cô trong nháy mắt đã mờ nhòa đi, cánh tay vừa giơ lên giờ vô lực rũ xuống, trong đầu cũng chẳng còn ý định đánh Nam Thù nữa.
Đánh cô ta cũng vô ích.
Đánh cô ta đâu thể làm nguôi ngoai cơn tức giận, cũng đâu thể đánh thức lương tâm, hơn nữa người cần bị đánh không phải Nam Thù mà là ba cô, Nam Khải Thăng.
Nam Vận càng khóc Nam Thù càng đắc ý. Chỉ cần có thể khiến Nam Vận tổn thương, cô ta sẽ rất vui.
“Đường đường là Đại tiểu thư Nam gia nói ra nghe thì hay thật ra cũng chỉ có thế?” Nam Thù từ tốn nói, nhưng trong giọng điệu toàn là vẻ trào phúng và khinh thường: “Cô không có mẹ, ba cũng chẳng yêu cô. Cô có khác thì cô nhi không? Có gì hơn mà đắc ý?”
Nam Vận biết mình không nên khóc, như vậy sẽ chỉ làm Nam Thù càng đắc ý hơn thôi, nhưng mà cô không khống chế được, cô thực sự cảm thấy có lỗi với mẹ mình.
Hít sâu một hơi cô lấy tay lau lau nước mắt, không nói thêm câu nào, nhanh chóng nhặt lên sổ tay rơi trên mặt đất rồi đeo cặp lên, xoay người rời đi.
Cô không thể ở trong ngôi nhà này một phút nào nữa, nơi này khiến cô buồn nôn và ngạt thở.
Ánh mắt Nam Thù lạnh lẽo nhìn chằm chằm bóng lưng cô, dương dương đắc ý mở miệng: “Cô muốn mua lại chiếc nhẫn của mẹ cô, nhưng lại không có tiền. Cô thậm chí còn không có tư cách vào địa điểm đấu giá, đến lúc đó tôi nhất định sẽ gửi video cho cô để cho cô xem xem ba giành chiếc nhẫn kia của mẹ cô cho mẹ tôi như thế nào. Mà cô thì chỉ có thể buồn tủi mà thu mình vào vòng tay của Lâm Du nghèo kiết xác mà khóc lóc thảm thiết thôi.”
Nam Vận phớt lờ lời chế giễu của cô ta, bước ra khỏi phòng ăn mà không quay đầu lại.
Ở cửa phòng ăn cô gặp chú Lâm trên tay vẫn cầm nồi nước ngô đang bốc khói mới ép.
Vành mắt Nam Vận vẫn đỏ hoe, chú Lâm vừa nhìn biết là cô đã khóc, ông lo lắng hỏi: “Làm sao vậy? Sao lại khóc…” Lời còn chưa nói hết đã thấy người ngồi trong phòng ăn là Nam Thù, trong nháy mắt ông đã hiểu ra tất cả.
Vừa rồi ở hoa viên cũng không trực tiếp nói cho Nam Vận biết thái độ của ba cô, chỉ vì sợ cô không chấp nhận được, ông muốn ngồi xuống bình tĩnh nói với cô về chuyện này, nhưng lại quên mất trong nhà còn có Nguyễn Lệ Oánh và Nam Thù.
Nam Vận là đứa trẻ được ông nuôi dưỡng từ nhỏ, cũng gần như là con gái cho nên vừa thấy cô khóc ông đã đau lòng, liên tục an ủi: “Đừng khóc, chú có cách, chắc chắn sẽ không để nhẫn của mẹ con rơi vào tay người khác đâu!”
Nghe xong lời này khóe mắt Nam Vận lại đỏ lên, lần này không phải bởi vì buồn bực mà là vì xúc động.
Cô biết tình hình kinh tế của chú Lâm. Ông ấy làm việc ở nhà họ Nam hơn mười năm, hiện tại lương tháng của ông ấy chỉ hơn 10.000 tệ, trong khi quản gia của các gia đình khác đã lên đến 20.000 hoặc 30.000. Dù cho hàng tháng chú Lâm không tiêu nhiều tiền thì chủ ấy cũng có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Căn bản là không mua nổi chiếc nhẫn của mẹ.
Nhưng ông ấy vẫn đang cố gắng nghĩ biện pháp.
Chú Lâm thực sự rất tốt với mẹ cô, tốt hơn ba cô rất nhiều.
Nam Thù đang ngồi trong phòng ăn nghe thấy lời của chú Lâm thì khịt mũi, trêu chọc: “Cô còn chưa đủ tư cách vào cuộc đấu giá, còn muốn mua một chiếc nhẫn? Cô đang mơ cái gì vậy?”
Cơn tức của Nam Vận trong nháy mắt lại bùng lên, cô còn định quay về phòng ăn cho Nam Thù một bạt tai nhưng chú Lâm đã giữ lấy cổ tay cô, tay còn lại đặt cốc nước ngô lên kệ bên cạnh, vừa kéo cô ra ngoài vừa nói: “Đừng tức giận, đi thôi, chú dẫn con đi ăn đồ ăn ngon.”
Câu nói này một lần nữa chọc vào điểm xúc động của Nam Vận.
Lúc nhỏ cô hay mắc lỗi, sau khi bị mẹ mắng cô sẽ khóc và chạy đến tìm chú Lâm,bày tỏ nỗi bất bình với chú: “Chú ơi, chú ơi, mẹ lại, lại mắng con.”
Ngay những lúc này chú Lâm sẽ bế cô lên dỗ dành: “Không sao không sao, chú đưa con đi ăn ngon nhé.”
Đã nhiều năm như vậy mà chú Lâm vẫn không thay đổi chút nào, ông ấy luôn đối xử với cô như con gái ruột của mình.
Chú Lâm và Dã tử chính là thần hộ mệnh mà mẹ để lại cho cô.
Ngay lúc cô và chú Lâm gần đi ra khỏi cửa Nguyễn Lệ Oánh bỗng nhiên xuất hiện, bà ta mặc một chiếc váy dài màu đen, hai tay khoanh trước ngực, vênh vênh váo váo nhìn chú Lâm: “Đang trong giờ làm việc, anh đi đâu đấy?”
Nam Vận biết Nguyễn Lệ Oánh đang cố tình bới móc bắt lỗi, cô lạnh lùng nhìn bà ta: “Tôi muốn chú Lâm đi cùng tôi…”
Cô chưa kịp nói hết lời thì đã bị chú Lâm cắt ngang: “Đi nộp phí tài sản rồi lại đi chợ cá, hôm qua Nam tiên sinh nói có đặt mua một con cá Huyết Long, bảo tôi hôm nay đi chọn một bể cá. ”
Dân nhà giàu rất chú trọng việc nuôi cá, không chỉ để thể hiện sự giàu có mà còn để làm cảnh, cá Huyết Long là loại cá cảnh đứng đầu trong số ít những loài cá cảnh được giới nhà giàu yêu thích nhất, có con trị giá cả trăm vạn.
Chú Lâm đang nói sự thật, Nguyễn Lệ Oánh ngày hôm qua cũng nghe Nam Khải Thăng nhắc đến chuyện này nên không thể ngăn cản nữa, tức giận nghiến răng nghiến lợi nói: “Đang trong giờ làm thì làm cho tốt, đừng có cầm lông gà mà tưởng là lệnh tiễn*. Nhà chúng tôi cũng không nuôi người rảnh rỗi.”
(*) Cầm lồng gà mà tưởng là lệnh tiễn: “Lông gà” là thứ vô dụng, trong khi lệnh tiễn là thứ mà ta có thể dựa vào nó để ra lệnh, là thứ vô cùng quan trọng. Về sau người ta dùng câu tục ngữ “Cầm lông gà làm lệnh tiễn” này để mô tả một người dựa vào thủ trưởng (hoặc là một người nào đó), lợi dụng quyền uy để sai khiến việc này, điều khiển việc kia. (Nguồn
MDH
)
Nam Vận tức giận không chịu nổi, định phản bác lại bà ta nhưng chú Lâm lại nắm chặt cổ tay cô ra hiệu cô đừng nói nữa. Nam Vận không thể làm gì khác hơn là im lặng chịu đựng.
Chú Lâm thờ ơ như không nhìn Nguyễn Lệ Oánh, không nhanh không chậm nói: “Tôi ở nhà họ Nam đã 15 năm. Bất kể là tiên sinh hay phu nhân cũng chưa bao giờ nói có điều gì không hài lòng ở tôi, nếu như bà đối với tôi có chỗ nào không vừa ý thì có thể sa thải tôi. Lâm mỗ tôi là người đi bất cứ nơi nào cũng có thể kiếm được miếng cơm tuyệt đối sẽ chẳng kém chỗ này, nếu không phải vì nể mặt phu nhân tôi đã rời khỏi đây lâu rồi.
Bất kể là trong lòng hay trong miệng thì phu nhân nhà họ Nam chỉ có một người là Bạch Nhược Uyển, còn Nguyễn Lệ Oánh chỉ là tu hú chiếm tổ chim khách mà thôi.
Những lời ông ấy nói chứa đầy ẩn ý, lời trong lời ngoài đều đang giễu cợt một cách trắng trợn rằng Nguyễn Lệ Oánh kém xa, tuy không mang theo lời lẽ miệt thị nhưng lại có sức mạnh như một cái tát khiến hai má của Nguyễn Lệ Oánh nóng bừng.
Đời này bà ta ghét nhất là bị người khác so sánh mình với Bạch Nhược Uyển, còn ghét hơn nữa là người khác nói rằng Bạch Nhược Uyển tốt hơn bà ta.
Tiểu thư khuê các thì giỏi lắm à? Xuất thân danh môn thì ghê gớm chắc? Cuối cùng không phải cũng bị bà ta giẫm dưới chân đấy sao?
Nhưng suy cho cùng bà ta vẫn không thể sánh bằng với thần thái kia của Bạch Nhược Uyển.
Nguyễn Lệ Oánh thẹn quá hóa giận: “Ông tự nhìn lại xem bản thân là thứ gì? Một người làm mà cũng dám nói chuyện với tôi như vậy?”
Chú Lâm hừ lạnh một tiếng: “Có gì mà gọi là dám hay không dám, chẳng qua là có muốn hay không thôi. Bà ấy à, đừng quá đề cao bản thân, còn chưa biết ai mới là người cười đến cuối cùng đâu. Không tin thì cứ đợi đấy!” Sau đó, ông ấy dắt Nam Vận rời đi mà không cho Nguyễn Lệ Oánh lấy một ánh mắt.
Nam Vận sợ đến ngây người. Hình tượng chú Lâm trong ấn tượng của cô vẫn là ôn tồn lễ độ, cho tới bây giờ cũng chưa từng nghĩ miệng miệng lưỡi chú ấy lại có thể sắc bén như vậy, đúng chuẩn miệng lưỡi như dao, từng câu từng chữ đều như đâm vào lòng dạ Nguyễn Lệ Oánh, khiến cô vô cùng thoải mái nhưng cũng làm cô lo lắng Nguyễn Lệ Oánh sẽ trả đũa khiến chú Lâm mất việc.
Thế nhưng nghĩ lại cô cảm thấy những gì chú Lâm nói vừa rồi cũng có lý, với khả năng làm việc của mình ông ấy có thể tìm được một công việc tốt hơn là làm quản gia ở nhà họ Nam. Nguyễn Lệ Oánh thúc ép bố cô đuổi chú Lâm, đối với chú Lâm mà nói lại không hẳn là chuyện xấu ngược lại mà có khi là chuyện tốt.
Chú Lâm là vì chăm sóc cho cô nên mới ở lại Nam gia, không phải là vì số tiền lương ít ỏi này.
Sau khi bước ra khỏi biệt thự nhà họ Nam, Nam Vận nói với chú Lâm: “Chú Lâm, nếu ba con sa thải chú, chú cứ đi đi. Đừng ở đây nhìn sắc mặt Nguyễn Lệ Oánh.”
Chú Lâm trả lời: “Chờ con và Dã tử kết hôn xong thì chú sẽ đi.” Chờ Nam Vận lập gia đình xong là ông đã hoàn thành sứ mệnh mà phu nhân đã giao cho.
Nam Vận có chút ngượng ngùng:”Vậy thì phải vài năm nữa con và Dã tử mới kết hôn.”
Chú Lâm cười không nói gì.
Chú Lâm cũng có xe của mình, là một chiếc chiếc Santana màu đen, đậu ở bãi đậu xe công cộng trong khu biệt thự.
Trước khi đến nơi đặt làm bể cá, chú Lâm lại đưa Nam Vận đến trường cấp 3 của cô. Trước cổng Trường trung học số 7 Tây Phụ có một cửa hàng tráng miệng đã mở nhiều năm, Nam Vận thích nhất là ăn món bánh crepe sầu riêng bán ở cửa hàng đó.
Giống như khi còn bé chú Lâm mua cho cô hai chiếc bánh sầu riêng, một cái để ăn trong cửa hàng và cái còn lại để gói mang về.
Trước đây chú Lâm hoặc Dã tử dẫn cô tới đây ăn đồ ngọt Nam Vận đều sẽ rất vui vẻ, những lần này lại khó có thể vui trở lại vì chiếc nhẫn của mẹ cô.
Nếu như ba cô chỉ là đơn giản là không muốn mua chiếc nhẫn của mẹ, có lẽ cô đã không để tâm nhiều đến thế. Nhưng ông ấy lại muốn mua chiếc nhẫn của mẹ cô để tặng cho Nguyễn Lệ Oánh, dù thế nào cô cũng không thể buông bỏ được.
Cô không muốn trơ mắt nhìn chiếc nhẫn gia truyền của mẹ mình rơi vào tay Nguyễn Lệ Oánh.
Cô thậm chí còn băn khoăn không biết có nên nhờ bà ngoại giúp đỡ hay không.
Nhà mẹ đẻ của mẹ cô ở Đông Phụ.
Nhà họ Bạch ở Đông Phụ chính là danh môn vọng tộc danh xứng với thực. Nếu như cô xin ông bà ngoại giúp đỡ, họ nhất định sẽ đồng ý giúp cô. Nhưng mà… Mẹ cô trước khi ra đi đã dặn cô không được nói với bà ngoại chuyện mẹ đã bán chiếc nhẫn gia truyền. Mẹ sợ bà ngoại trách mẹ.
Khi cô đang loay hoay không biết có nên phá vỡ lời hứa cuối cùng của mẹ mình hay không, chú Lâm đột nhiên nói với cô: “A Vận, con đừng suy nghĩ lung tung nữa. Chú và Dã Tử nhất định sẽ giúp con mua lại nhẫn cho phu nhân.”
Nam Vận bỗng nhiên ngẩng đầu vô cùng kinh ngạc mà nhìn chú Lâm.
Thì ra Dã Tử đã sớm biết chuyện này.
Chú Lâm cười đáp: Tối hôm nay về nhà Dã tử sẽ nói cho con biết một tin tốt.”
Nam Vận vội vàng hỏi: “Tin tốt gì ạ?”
Chú Lâm: “Chú phải giữ bí mật, để chính miệng Dã tử nói cho con.”Tiền không phải do ông bỏ ra cho nên ông cũng không tranh công.
Nam Vận bất đắc dĩ: “Chú Lâm, sao chú lại thừa nước đục thả câu thế?”
Chú Lâm tỏ ra bí hiểm: “Thiên cơ bất khả lộ”
“Vậy được thôi!” Nam Vận thở dài không thể làm gì khác hơn là cố nén lòng hiếu kỳ xuống đợi Dã Tử nói cho cô biết tin tức này.
Ăn xong bánh ngọt chú Lâm lại chở cô về nhà, về đến nhà là hai giờ chiều, cô cũng không có việc gì nên đi ngủ.
Từ sáng đến giờ tinh thần thật mệt mỏi, quá hao tâm tổn sức nên cô ngủ một giấc rất dài, khi tỉnh dậy thì trong nhà đã bay lên mùi cơm chín.
Cô nằm trên giường mất vài giây để phản ứng lại, sau đó đột ngột đứng dậy gọi to: “Dã Tử”
Không bao lâu sau cửa phòng ngủ đã bị mở ra.
Lâm Du Dã đã thay đồ đôi mặc ở nhà, chiếc tạp dề kẻ sọc màu xanh buộc trước người, chắc là vừa từ phòng bếp đi ra. Anh bước nhanh về phía cô rồi ngồi xuống bên giường: “Sao vậy? Gặp ác mộng à?”
“Không có.” Nam Vận nắm lấy cổ tay Dã tử sốt sắng hỏi, “Chú Lâm nói anh muốn nói cho em một tin tốt, tin tốt gì vậy?”
Bên ngoài trời đã sẩm tối, đèn trong phòng ngủ không bật, rèm cửa cũng không kéo ra.
Ánh sáng lờ mờ, Nam Vận không chớp mắt nhìn anh, đôi mắt cô rất sáng như thể đang ẩn chứa những vì sao.
Lâm Du Dã không khỏi cong môi, trịnh trọng nói: “Nhà cũ ở quê của anh bị phá dỡ rồi.” Nếu không phải vì để dỗ cho cô vui, cả đời này anh cũng chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ là một phá nhị đại*.
(*) Phá nhị đại: Chỉ những người được thừa kế bất động sản mà cha ông để lại, sau đó lúc mảnh đất được nhà nước quy hoạch để mở rộng đô thị thì được bồi thường một số tiền lớn, từ đó mà phất lên.
“Hả?” Nam Vận sửng sốt, nhưng điều thật sự khiến cô bất ngờ không phải là hai chữ “phá dỡ” mà là “nhà cũ ”.
Cẩn thận nhớ lại thì, hình như cô chưa bao giờ nghe chú Lâm và Dã Tử nói về chuyện gia đình của họ.
Trước đây lúc chú Lâm dẫn theo Dã Tử đến nhà họ, mẹ cô từng hỏi họ là người ở đâu?
Chú Lâm trả lời: “Ở huyện Lâm gần Tây Phụ, vì mẹ của đứa trẻ mất rồi nên tôi đưa theo thằng bé ra ngoài kiếm cơm.”
Mười mấy năm trước huyện Lâm vẫn chưa thuộc quyền quản lý của Tây Phụ, sau này Tây Phụ phát triển nên huyện Lâm đã được quy hoạch thành một huyện thuộc thẩm quyền Tây Phụ.
Phá dỡ là chuyện bình thường…. Nhưng nói phá là phá như vậy, có phải hơi đột ngột quá không?
Nam Vận kinh ngạc không thôi: “Chuyện khi nào thế ạ?”
“Nghe nói sẽ phá bỏ từ lâu rồi, nhưng nửa năm trước mới được quyết định.” Để câu chuyện càng thêm hoàn chỉnh, Lâm Du Dã còn đặc biệt tìm hiểu về giá bồi thường phá dỡ theo thị trường của thành phố Tây Phụ. “Hai ngày tới tiền bồi thường phá dỡ sẽ được chuyển đến. Trước đây anh vẫn chưa chắc chắn nên mới không nói với em.”
Vừa nghe sắp nhận được tiền bồi thường ánh mắt Nam Vận đã lập tức sáng lên: “Bao nhiêu tiền? Được bồi thường nhà à? Mấy căn?”.
Lâm Du Dã nhịn cười: “Theo dân số thì mỗi người được trả một căn nhà 90m2, cộng thêm một triệu. Nếu không muốn nhà cũng có thể chiết khấu thành tiền, một căn nhà cũng là một triệu. Nhưng vị trí của căn nhà hơi lệch một chút. Ba anh và anh đều không muốn nên chọn đổi thành tiền, tổng cộng là bốn trăm vạn.”
Bốn trăm vạn?
Một khoản kếch xù đấy!
Nam Vận bỗng có cảm giác sau một đêm mình thành triệu phú, nhưng cô còn chưa hết bất ngờ vì tự dưng phất lên thì Dã Tử lại nói: “Anh đã bàn bạc với ba anh rồi, tiền này anh sẽ đưa em hết để mua nhẫn của phu nhân về.”
Theo sự hiểu biết của anh về thị trường đấu giá, bốn trăm vạn chắc chỉ đủ với giá khởi điểm, vậy nên đến hôm đấu giá chiếc nhẫn anh nhất định phải tham gia. Cho dù cuối cùng có phải đập bao nhiêu tiền vào đó anh cũng phải thay cô giành về chiếc nhẫn của Nam phu nhân.
Bốn trăm vạn đưa cho cô lúc này chẳng qua chỉ là để dỗ cô vui lên thôi.
Vành mắt Nam Vận mắt lập tức đỏ hoe, trong lòng rất cảm động.
Nếu chú Lâm giữ trăm vạn, chú sẽ không phải ở lại Nam gia chịu đựng những cái trợn mắt của Nguyễn Lệ Oánh nữa, Dã Tử cũng có thể mua được nhà.
Im lặng một hồi, Nam Vận sụt sịt cái mũi cay cay, giọng nghèn nghẹn nói: “Dã Tử, em không cần nhẫn nữa. Chúng ta dùng tiền mua nhà rồi kết hôn đi.”
Lâm Du Dã hiểu trong lòng cô đang nghĩ gì, anh nắm lấy tay cô, vỗ về nói: “Sau này còn rất nhiều cơ hội mua nhà, nhưng cơ hội mua nhẫn chỉ có một lần này thôi. Em muốn làm gì thì cứ làm. Nhưng vẫn là câu nói đó, em còn có anh, trời có sập xuống cũng có anh chống đỡ cho em.”
Nam Vận khe khẽ giọng mũi nói: “Nhưng mà, nhưng mà anh và chú Lâm cũng không có bao nhiêu tiền, hai người lại lấy hết số tiền ấy cho em, em… em cảm thấy vô cùng áy náy.”
Lâm Du Dã: “Có gì mà áy náy? Em là vợ của anh, em không xài tiền của anh thì xài tiền của ai hả?”
Nam Vận: “Vậy em cũng đâu thể tiêu hết sạch tiền của anh trong một lần được, sau đó phải sống sao?”
Cô nàng ngốc.
Lâm Du Dã nhịn cười: “Em thì có thể xài bao nhiêu tiền?”
Nam Vận: “Anh nói cứ như mình gia tài bạc triệu ấy.”
Lâm Du Dã nhẹ nhíu mày: “Nếu là thật thì sao?” Lời nói của anh nghe như đùa, nhưng thật ra giọng điệu lại có chút ý thăm dò.
Cô gái nhỏ sắp hai mươi rồi, sớm muộn gì anh cũng phải nói cho cô biết sự thật cho nên anh muốn thử trước thái độ của cô.
Nam Vận không hề nghĩ ngợi: “Nếu thật sự là như vậy, nghĩa là suốt mấy năm nay anh toàn lừa em. Anh cho rằng em còn có thể cho anh vào nhà sao?”
Lâm Du Dã: “…”
Nam Vận lần nữa nghiêm túc nhắc lại: “Em nói cho anh biết, tuyệt đối đừng để em phát hiện ra anh lừa em, nếu không thì anh cứ cuốn gói đến công mà ở, sống với than đen tinh Lục Dã kia đến hết đời đi nhé.”
Lục Dã: “…”
Cảm giác này không gì hơn đau thấu tim gan.
Có phải từ trước tới giờ ba chưa từng yêu mẹ cô không?
Dù bà ấy còn sống hay sau khi chết, ông ấy cũng chưa bao giờ đặt bà trong lòng.
Mẹ cô vì ông ấy mà chấp nhận lấy chồng xa, vì ông ấy mà rời xa quê hương, vì ông ấy mà bán mất cả nhẫn gia truyền, bà vì ông đánh mất cả cuộc đời, ông ấy đã làm gì để đáp lại mẹ cô?
Ông ấy đã ngoại tình, nuôi một người phụ nữ bên ngoài và có con với bà ta.
Ông ấy đã từng quý trọng sự nỗ lực của mẹ cô chưa, không, ông ấy chưa bao giờ quý trọng mẹ cô. Ông ấy xem sự đóng góp của mẹ cô là đương nhiên nên ông ấy yên tâm tận hưởng tình yêu thương của mẹ cô, đồng thời phản bội bà ấy một cách thẳng thừng.
Ba cô không có lương tâm, bởi nếu còn vương vấn lương tâm thì sẽ không làm chuyện vô ơn bạc nghĩa như vậy.
Nam Vận thấy tiếc thay mẹ mình, nếu như có thể trở lại quá khứ cô thà rằng mình không sinh ra ở kiếp này, thà rằng không gặp được Dã tử, cũng muốn liều mạng mà ngăn cản mẹ cô gả cho Nam Khải Thăng.
Lòng như đao cắt, tầm mắt của cô trong nháy mắt đã mờ nhòa đi, cánh tay vừa giơ lên giờ vô lực rũ xuống, trong đầu cũng chẳng còn ý định đánh Nam Thù nữa.
Đánh cô ta cũng vô ích.
Đánh cô ta đâu thể làm nguôi ngoai cơn tức giận, cũng đâu thể đánh thức lương tâm, hơn nữa người cần bị đánh không phải Nam Thù mà là ba cô, Nam Khải Thăng.
Nam Vận càng khóc Nam Thù càng đắc ý. Chỉ cần có thể khiến Nam Vận tổn thương, cô ta sẽ rất vui.
“Đường đường là Đại tiểu thư Nam gia nói ra nghe thì hay thật ra cũng chỉ có thế?” Nam Thù từ tốn nói, nhưng trong giọng điệu toàn là vẻ trào phúng và khinh thường: “Cô không có mẹ, ba cũng chẳng yêu cô. Cô có khác thì cô nhi không? Có gì hơn mà đắc ý?”
Nam Vận biết mình không nên khóc, như vậy sẽ chỉ làm Nam Thù càng đắc ý hơn thôi, nhưng mà cô không khống chế được, cô thực sự cảm thấy có lỗi với mẹ mình.
Hít sâu một hơi cô lấy tay lau lau nước mắt, không nói thêm câu nào, nhanh chóng nhặt lên sổ tay rơi trên mặt đất rồi đeo cặp lên, xoay người rời đi.
Cô không thể ở trong ngôi nhà này một phút nào nữa, nơi này khiến cô buồn nôn và ngạt thở.
Ánh mắt Nam Thù lạnh lẽo nhìn chằm chằm bóng lưng cô, dương dương đắc ý mở miệng: “Cô muốn mua lại chiếc nhẫn của mẹ cô, nhưng lại không có tiền. Cô thậm chí còn không có tư cách vào địa điểm đấu giá, đến lúc đó tôi nhất định sẽ gửi video cho cô để cho cô xem xem ba giành chiếc nhẫn kia của mẹ cô cho mẹ tôi như thế nào. Mà cô thì chỉ có thể buồn tủi mà thu mình vào vòng tay của Lâm Du nghèo kiết xác mà khóc lóc thảm thiết thôi.”
Nam Vận phớt lờ lời chế giễu của cô ta, bước ra khỏi phòng ăn mà không quay đầu lại.
Ở cửa phòng ăn cô gặp chú Lâm trên tay vẫn cầm nồi nước ngô đang bốc khói mới ép.
Vành mắt Nam Vận vẫn đỏ hoe, chú Lâm vừa nhìn biết là cô đã khóc, ông lo lắng hỏi: “Làm sao vậy? Sao lại khóc…” Lời còn chưa nói hết đã thấy người ngồi trong phòng ăn là Nam Thù, trong nháy mắt ông đã hiểu ra tất cả.
Vừa rồi ở hoa viên cũng không trực tiếp nói cho Nam Vận biết thái độ của ba cô, chỉ vì sợ cô không chấp nhận được, ông muốn ngồi xuống bình tĩnh nói với cô về chuyện này, nhưng lại quên mất trong nhà còn có Nguyễn Lệ Oánh và Nam Thù.
Nam Vận là đứa trẻ được ông nuôi dưỡng từ nhỏ, cũng gần như là con gái cho nên vừa thấy cô khóc ông đã đau lòng, liên tục an ủi: “Đừng khóc, chú có cách, chắc chắn sẽ không để nhẫn của mẹ con rơi vào tay người khác đâu!”
Nghe xong lời này khóe mắt Nam Vận lại đỏ lên, lần này không phải bởi vì buồn bực mà là vì xúc động.
Cô biết tình hình kinh tế của chú Lâm. Ông ấy làm việc ở nhà họ Nam hơn mười năm, hiện tại lương tháng của ông ấy chỉ hơn 10.000 tệ, trong khi quản gia của các gia đình khác đã lên đến 20.000 hoặc 30.000. Dù cho hàng tháng chú Lâm không tiêu nhiều tiền thì chủ ấy cũng có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Căn bản là không mua nổi chiếc nhẫn của mẹ.
Nhưng ông ấy vẫn đang cố gắng nghĩ biện pháp.
Chú Lâm thực sự rất tốt với mẹ cô, tốt hơn ba cô rất nhiều.
Nam Thù đang ngồi trong phòng ăn nghe thấy lời của chú Lâm thì khịt mũi, trêu chọc: “Cô còn chưa đủ tư cách vào cuộc đấu giá, còn muốn mua một chiếc nhẫn? Cô đang mơ cái gì vậy?”
Cơn tức của Nam Vận trong nháy mắt lại bùng lên, cô còn định quay về phòng ăn cho Nam Thù một bạt tai nhưng chú Lâm đã giữ lấy cổ tay cô, tay còn lại đặt cốc nước ngô lên kệ bên cạnh, vừa kéo cô ra ngoài vừa nói: “Đừng tức giận, đi thôi, chú dẫn con đi ăn đồ ăn ngon.”
Câu nói này một lần nữa chọc vào điểm xúc động của Nam Vận.
Lúc nhỏ cô hay mắc lỗi, sau khi bị mẹ mắng cô sẽ khóc và chạy đến tìm chú Lâm,bày tỏ nỗi bất bình với chú: “Chú ơi, chú ơi, mẹ lại, lại mắng con.”
Ngay những lúc này chú Lâm sẽ bế cô lên dỗ dành: “Không sao không sao, chú đưa con đi ăn ngon nhé.”
Đã nhiều năm như vậy mà chú Lâm vẫn không thay đổi chút nào, ông ấy luôn đối xử với cô như con gái ruột của mình.
Chú Lâm và Dã tử chính là thần hộ mệnh mà mẹ để lại cho cô.
Ngay lúc cô và chú Lâm gần đi ra khỏi cửa Nguyễn Lệ Oánh bỗng nhiên xuất hiện, bà ta mặc một chiếc váy dài màu đen, hai tay khoanh trước ngực, vênh vênh váo váo nhìn chú Lâm: “Đang trong giờ làm việc, anh đi đâu đấy?”
Nam Vận biết Nguyễn Lệ Oánh đang cố tình bới móc bắt lỗi, cô lạnh lùng nhìn bà ta: “Tôi muốn chú Lâm đi cùng tôi…”
Cô chưa kịp nói hết lời thì đã bị chú Lâm cắt ngang: “Đi nộp phí tài sản rồi lại đi chợ cá, hôm qua Nam tiên sinh nói có đặt mua một con cá Huyết Long, bảo tôi hôm nay đi chọn một bể cá. ”
Dân nhà giàu rất chú trọng việc nuôi cá, không chỉ để thể hiện sự giàu có mà còn để làm cảnh, cá Huyết Long là loại cá cảnh đứng đầu trong số ít những loài cá cảnh được giới nhà giàu yêu thích nhất, có con trị giá cả trăm vạn.
Chú Lâm đang nói sự thật, Nguyễn Lệ Oánh ngày hôm qua cũng nghe Nam Khải Thăng nhắc đến chuyện này nên không thể ngăn cản nữa, tức giận nghiến răng nghiến lợi nói: “Đang trong giờ làm thì làm cho tốt, đừng có cầm lông gà mà tưởng là lệnh tiễn*. Nhà chúng tôi cũng không nuôi người rảnh rỗi.”
(*) Cầm lồng gà mà tưởng là lệnh tiễn: “Lông gà” là thứ vô dụng, trong khi lệnh tiễn là thứ mà ta có thể dựa vào nó để ra lệnh, là thứ vô cùng quan trọng. Về sau người ta dùng câu tục ngữ “Cầm lông gà làm lệnh tiễn” này để mô tả một người dựa vào thủ trưởng (hoặc là một người nào đó), lợi dụng quyền uy để sai khiến việc này, điều khiển việc kia. (Nguồn
MDH
)
Nam Vận tức giận không chịu nổi, định phản bác lại bà ta nhưng chú Lâm lại nắm chặt cổ tay cô ra hiệu cô đừng nói nữa. Nam Vận không thể làm gì khác hơn là im lặng chịu đựng.
Chú Lâm thờ ơ như không nhìn Nguyễn Lệ Oánh, không nhanh không chậm nói: “Tôi ở nhà họ Nam đã 15 năm. Bất kể là tiên sinh hay phu nhân cũng chưa bao giờ nói có điều gì không hài lòng ở tôi, nếu như bà đối với tôi có chỗ nào không vừa ý thì có thể sa thải tôi. Lâm mỗ tôi là người đi bất cứ nơi nào cũng có thể kiếm được miếng cơm tuyệt đối sẽ chẳng kém chỗ này, nếu không phải vì nể mặt phu nhân tôi đã rời khỏi đây lâu rồi.
Bất kể là trong lòng hay trong miệng thì phu nhân nhà họ Nam chỉ có một người là Bạch Nhược Uyển, còn Nguyễn Lệ Oánh chỉ là tu hú chiếm tổ chim khách mà thôi.
Những lời ông ấy nói chứa đầy ẩn ý, lời trong lời ngoài đều đang giễu cợt một cách trắng trợn rằng Nguyễn Lệ Oánh kém xa, tuy không mang theo lời lẽ miệt thị nhưng lại có sức mạnh như một cái tát khiến hai má của Nguyễn Lệ Oánh nóng bừng.
Đời này bà ta ghét nhất là bị người khác so sánh mình với Bạch Nhược Uyển, còn ghét hơn nữa là người khác nói rằng Bạch Nhược Uyển tốt hơn bà ta.
Tiểu thư khuê các thì giỏi lắm à? Xuất thân danh môn thì ghê gớm chắc? Cuối cùng không phải cũng bị bà ta giẫm dưới chân đấy sao?
Nhưng suy cho cùng bà ta vẫn không thể sánh bằng với thần thái kia của Bạch Nhược Uyển.
Nguyễn Lệ Oánh thẹn quá hóa giận: “Ông tự nhìn lại xem bản thân là thứ gì? Một người làm mà cũng dám nói chuyện với tôi như vậy?”
Chú Lâm hừ lạnh một tiếng: “Có gì mà gọi là dám hay không dám, chẳng qua là có muốn hay không thôi. Bà ấy à, đừng quá đề cao bản thân, còn chưa biết ai mới là người cười đến cuối cùng đâu. Không tin thì cứ đợi đấy!” Sau đó, ông ấy dắt Nam Vận rời đi mà không cho Nguyễn Lệ Oánh lấy một ánh mắt.
Nam Vận sợ đến ngây người. Hình tượng chú Lâm trong ấn tượng của cô vẫn là ôn tồn lễ độ, cho tới bây giờ cũng chưa từng nghĩ miệng miệng lưỡi chú ấy lại có thể sắc bén như vậy, đúng chuẩn miệng lưỡi như dao, từng câu từng chữ đều như đâm vào lòng dạ Nguyễn Lệ Oánh, khiến cô vô cùng thoải mái nhưng cũng làm cô lo lắng Nguyễn Lệ Oánh sẽ trả đũa khiến chú Lâm mất việc.
Thế nhưng nghĩ lại cô cảm thấy những gì chú Lâm nói vừa rồi cũng có lý, với khả năng làm việc của mình ông ấy có thể tìm được một công việc tốt hơn là làm quản gia ở nhà họ Nam. Nguyễn Lệ Oánh thúc ép bố cô đuổi chú Lâm, đối với chú Lâm mà nói lại không hẳn là chuyện xấu ngược lại mà có khi là chuyện tốt.
Chú Lâm là vì chăm sóc cho cô nên mới ở lại Nam gia, không phải là vì số tiền lương ít ỏi này.
Sau khi bước ra khỏi biệt thự nhà họ Nam, Nam Vận nói với chú Lâm: “Chú Lâm, nếu ba con sa thải chú, chú cứ đi đi. Đừng ở đây nhìn sắc mặt Nguyễn Lệ Oánh.”
Chú Lâm trả lời: “Chờ con và Dã tử kết hôn xong thì chú sẽ đi.” Chờ Nam Vận lập gia đình xong là ông đã hoàn thành sứ mệnh mà phu nhân đã giao cho.
Nam Vận có chút ngượng ngùng:”Vậy thì phải vài năm nữa con và Dã tử mới kết hôn.”
Chú Lâm cười không nói gì.
Chú Lâm cũng có xe của mình, là một chiếc chiếc Santana màu đen, đậu ở bãi đậu xe công cộng trong khu biệt thự.
Trước khi đến nơi đặt làm bể cá, chú Lâm lại đưa Nam Vận đến trường cấp 3 của cô. Trước cổng Trường trung học số 7 Tây Phụ có một cửa hàng tráng miệng đã mở nhiều năm, Nam Vận thích nhất là ăn món bánh crepe sầu riêng bán ở cửa hàng đó.
Giống như khi còn bé chú Lâm mua cho cô hai chiếc bánh sầu riêng, một cái để ăn trong cửa hàng và cái còn lại để gói mang về.
Trước đây chú Lâm hoặc Dã tử dẫn cô tới đây ăn đồ ngọt Nam Vận đều sẽ rất vui vẻ, những lần này lại khó có thể vui trở lại vì chiếc nhẫn của mẹ cô.
Nếu như ba cô chỉ là đơn giản là không muốn mua chiếc nhẫn của mẹ, có lẽ cô đã không để tâm nhiều đến thế. Nhưng ông ấy lại muốn mua chiếc nhẫn của mẹ cô để tặng cho Nguyễn Lệ Oánh, dù thế nào cô cũng không thể buông bỏ được.
Cô không muốn trơ mắt nhìn chiếc nhẫn gia truyền của mẹ mình rơi vào tay Nguyễn Lệ Oánh.
Cô thậm chí còn băn khoăn không biết có nên nhờ bà ngoại giúp đỡ hay không.
Nhà mẹ đẻ của mẹ cô ở Đông Phụ.
Nhà họ Bạch ở Đông Phụ chính là danh môn vọng tộc danh xứng với thực. Nếu như cô xin ông bà ngoại giúp đỡ, họ nhất định sẽ đồng ý giúp cô. Nhưng mà… Mẹ cô trước khi ra đi đã dặn cô không được nói với bà ngoại chuyện mẹ đã bán chiếc nhẫn gia truyền. Mẹ sợ bà ngoại trách mẹ.
Khi cô đang loay hoay không biết có nên phá vỡ lời hứa cuối cùng của mẹ mình hay không, chú Lâm đột nhiên nói với cô: “A Vận, con đừng suy nghĩ lung tung nữa. Chú và Dã Tử nhất định sẽ giúp con mua lại nhẫn cho phu nhân.”
Nam Vận bỗng nhiên ngẩng đầu vô cùng kinh ngạc mà nhìn chú Lâm.
Thì ra Dã Tử đã sớm biết chuyện này.
Chú Lâm cười đáp: Tối hôm nay về nhà Dã tử sẽ nói cho con biết một tin tốt.”
Nam Vận vội vàng hỏi: “Tin tốt gì ạ?”
Chú Lâm: “Chú phải giữ bí mật, để chính miệng Dã tử nói cho con.”Tiền không phải do ông bỏ ra cho nên ông cũng không tranh công.
Nam Vận bất đắc dĩ: “Chú Lâm, sao chú lại thừa nước đục thả câu thế?”
Chú Lâm tỏ ra bí hiểm: “Thiên cơ bất khả lộ”
“Vậy được thôi!” Nam Vận thở dài không thể làm gì khác hơn là cố nén lòng hiếu kỳ xuống đợi Dã Tử nói cho cô biết tin tức này.
Ăn xong bánh ngọt chú Lâm lại chở cô về nhà, về đến nhà là hai giờ chiều, cô cũng không có việc gì nên đi ngủ.
Từ sáng đến giờ tinh thần thật mệt mỏi, quá hao tâm tổn sức nên cô ngủ một giấc rất dài, khi tỉnh dậy thì trong nhà đã bay lên mùi cơm chín.
Cô nằm trên giường mất vài giây để phản ứng lại, sau đó đột ngột đứng dậy gọi to: “Dã Tử”
Không bao lâu sau cửa phòng ngủ đã bị mở ra.
Lâm Du Dã đã thay đồ đôi mặc ở nhà, chiếc tạp dề kẻ sọc màu xanh buộc trước người, chắc là vừa từ phòng bếp đi ra. Anh bước nhanh về phía cô rồi ngồi xuống bên giường: “Sao vậy? Gặp ác mộng à?”
“Không có.” Nam Vận nắm lấy cổ tay Dã tử sốt sắng hỏi, “Chú Lâm nói anh muốn nói cho em một tin tốt, tin tốt gì vậy?”
Bên ngoài trời đã sẩm tối, đèn trong phòng ngủ không bật, rèm cửa cũng không kéo ra.
Ánh sáng lờ mờ, Nam Vận không chớp mắt nhìn anh, đôi mắt cô rất sáng như thể đang ẩn chứa những vì sao.
Lâm Du Dã không khỏi cong môi, trịnh trọng nói: “Nhà cũ ở quê của anh bị phá dỡ rồi.” Nếu không phải vì để dỗ cho cô vui, cả đời này anh cũng chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ là một phá nhị đại*.
(*) Phá nhị đại: Chỉ những người được thừa kế bất động sản mà cha ông để lại, sau đó lúc mảnh đất được nhà nước quy hoạch để mở rộng đô thị thì được bồi thường một số tiền lớn, từ đó mà phất lên.
“Hả?” Nam Vận sửng sốt, nhưng điều thật sự khiến cô bất ngờ không phải là hai chữ “phá dỡ” mà là “nhà cũ ”.
Cẩn thận nhớ lại thì, hình như cô chưa bao giờ nghe chú Lâm và Dã Tử nói về chuyện gia đình của họ.
Trước đây lúc chú Lâm dẫn theo Dã Tử đến nhà họ, mẹ cô từng hỏi họ là người ở đâu?
Chú Lâm trả lời: “Ở huyện Lâm gần Tây Phụ, vì mẹ của đứa trẻ mất rồi nên tôi đưa theo thằng bé ra ngoài kiếm cơm.”
Mười mấy năm trước huyện Lâm vẫn chưa thuộc quyền quản lý của Tây Phụ, sau này Tây Phụ phát triển nên huyện Lâm đã được quy hoạch thành một huyện thuộc thẩm quyền Tây Phụ.
Phá dỡ là chuyện bình thường…. Nhưng nói phá là phá như vậy, có phải hơi đột ngột quá không?
Nam Vận kinh ngạc không thôi: “Chuyện khi nào thế ạ?”
“Nghe nói sẽ phá bỏ từ lâu rồi, nhưng nửa năm trước mới được quyết định.” Để câu chuyện càng thêm hoàn chỉnh, Lâm Du Dã còn đặc biệt tìm hiểu về giá bồi thường phá dỡ theo thị trường của thành phố Tây Phụ. “Hai ngày tới tiền bồi thường phá dỡ sẽ được chuyển đến. Trước đây anh vẫn chưa chắc chắn nên mới không nói với em.”
Vừa nghe sắp nhận được tiền bồi thường ánh mắt Nam Vận đã lập tức sáng lên: “Bao nhiêu tiền? Được bồi thường nhà à? Mấy căn?”.
Lâm Du Dã nhịn cười: “Theo dân số thì mỗi người được trả một căn nhà 90m2, cộng thêm một triệu. Nếu không muốn nhà cũng có thể chiết khấu thành tiền, một căn nhà cũng là một triệu. Nhưng vị trí của căn nhà hơi lệch một chút. Ba anh và anh đều không muốn nên chọn đổi thành tiền, tổng cộng là bốn trăm vạn.”
Bốn trăm vạn?
Một khoản kếch xù đấy!
Nam Vận bỗng có cảm giác sau một đêm mình thành triệu phú, nhưng cô còn chưa hết bất ngờ vì tự dưng phất lên thì Dã Tử lại nói: “Anh đã bàn bạc với ba anh rồi, tiền này anh sẽ đưa em hết để mua nhẫn của phu nhân về.”
Theo sự hiểu biết của anh về thị trường đấu giá, bốn trăm vạn chắc chỉ đủ với giá khởi điểm, vậy nên đến hôm đấu giá chiếc nhẫn anh nhất định phải tham gia. Cho dù cuối cùng có phải đập bao nhiêu tiền vào đó anh cũng phải thay cô giành về chiếc nhẫn của Nam phu nhân.
Bốn trăm vạn đưa cho cô lúc này chẳng qua chỉ là để dỗ cô vui lên thôi.
Vành mắt Nam Vận mắt lập tức đỏ hoe, trong lòng rất cảm động.
Nếu chú Lâm giữ trăm vạn, chú sẽ không phải ở lại Nam gia chịu đựng những cái trợn mắt của Nguyễn Lệ Oánh nữa, Dã Tử cũng có thể mua được nhà.
Im lặng một hồi, Nam Vận sụt sịt cái mũi cay cay, giọng nghèn nghẹn nói: “Dã Tử, em không cần nhẫn nữa. Chúng ta dùng tiền mua nhà rồi kết hôn đi.”
Lâm Du Dã hiểu trong lòng cô đang nghĩ gì, anh nắm lấy tay cô, vỗ về nói: “Sau này còn rất nhiều cơ hội mua nhà, nhưng cơ hội mua nhẫn chỉ có một lần này thôi. Em muốn làm gì thì cứ làm. Nhưng vẫn là câu nói đó, em còn có anh, trời có sập xuống cũng có anh chống đỡ cho em.”
Nam Vận khe khẽ giọng mũi nói: “Nhưng mà, nhưng mà anh và chú Lâm cũng không có bao nhiêu tiền, hai người lại lấy hết số tiền ấy cho em, em… em cảm thấy vô cùng áy náy.”
Lâm Du Dã: “Có gì mà áy náy? Em là vợ của anh, em không xài tiền của anh thì xài tiền của ai hả?”
Nam Vận: “Vậy em cũng đâu thể tiêu hết sạch tiền của anh trong một lần được, sau đó phải sống sao?”
Cô nàng ngốc.
Lâm Du Dã nhịn cười: “Em thì có thể xài bao nhiêu tiền?”
Nam Vận: “Anh nói cứ như mình gia tài bạc triệu ấy.”
Lâm Du Dã nhẹ nhíu mày: “Nếu là thật thì sao?” Lời nói của anh nghe như đùa, nhưng thật ra giọng điệu lại có chút ý thăm dò.
Cô gái nhỏ sắp hai mươi rồi, sớm muộn gì anh cũng phải nói cho cô biết sự thật cho nên anh muốn thử trước thái độ của cô.
Nam Vận không hề nghĩ ngợi: “Nếu thật sự là như vậy, nghĩa là suốt mấy năm nay anh toàn lừa em. Anh cho rằng em còn có thể cho anh vào nhà sao?”
Lâm Du Dã: “…”
Nam Vận lần nữa nghiêm túc nhắc lại: “Em nói cho anh biết, tuyệt đối đừng để em phát hiện ra anh lừa em, nếu không thì anh cứ cuốn gói đến công mà ở, sống với than đen tinh Lục Dã kia đến hết đời đi nhé.”
Lục Dã: “…”
Bình luận facebook