Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 19
Suốt một ngày một đêm đó, trong lòng tôi chất chứa đầy tâm sự. Lúc tảng sáng, Trần Khai thúc phái người đến báo cho tôi biết, cha tôi và bọn họ nhân lúc tối trời đã đục thủng lớp băng cứng, vớt suốt đêm ở sông Bạch Lãng, men theo bờ sông xuôi xuống hơn mười dặm nữa cũng không phát hiện ra thi thể Liễu Vũ Tương. Lòng dạ tôi khi đó mới được an ổn phần nào.
Không bao lâu sau, lại nghe Minh Nguyệt Hân Nhi bảo rằng Băng Nhi đã trở về, lòng tôi vui mừng, chỉ cảm thấy toàn thân tựa như hư thoát [1], trong tâm trí thật sự tràn đầy mệt mỏi.
[1] Chứng bệnh hạ đường huyết do mất máu, mất nước khiến toàn thân mệt mỏi, mất hết sức lực
Băng Nhi và Trần thúc đến chính đường bái kiến Lão phu nhân, tôi cũng dẫn theo Minh Nguyệt Hân Nhi đến đó. Băng Nhi nhìn có vẻ mệt mỏi phong trần, nhưng vẻ tươi đẹp thì không mảy may suy giảm. Hành trình lên kinh thành lần này vô cùng thuận lợi. Sau khi Trần thúc báo cáo xong, Lão phu nhân nghe mà gật đầu không thôi.
Thấy tôi, Băng Nhi vội kéo tay tôi, cười nói: “Cửu Dung tẩu tẩu, tẩu có nhớ muội không? Giới thiệu cho tẩu một người”. Theo hướng cô chỉ, tôi mới phát hiện phía bên kia có một người con gái đang đứng. Cô bé khoảng mười lăm mười sáu tuổi, mặc bồ đồ đỏ rực sát người, cầm trong tay một thanh kiếm vảy vàng tua ngọc, nhìn hết sức oai hung, tràn trề khí khái.
“Vị muội muội này là…?”
“Đây là Khúc Băng Ngưng. Là muội muội mà muội mới quen. Hành trình lên kinh thành lần này, nếu không có muội ấy giúp đỡ, xe chở rượu của chúng ta đã gặp sự cố rồi. Di nương đã cho phép muội ấy ở lại chỗ chúng ta”. Băng Nhi nói sang sảng, nhưng tôi lại chẳng hiểu ra sao. Sau khi được kể lại tỉ mỉ một lượt, tôi mới biết, thì ra trên đường chuyển rượu lên kinh thành lần này, nhóm Băng Nhi và Trần thúc gặp phải bọn sơn tặc cướp bóc, đang bên bờ nguy nan thì chợt có một vị tiểu cô nương vận áo đỏ cầm theo một thanh trường kiếm hàn quang lấp lóe tương trợ. Bọn sơn tặc thất bại thảm hại, vắt chân lên cổ mà bỏ chạy. Tiểu cô nương áo đỏ ấy chính là Khúc Băng Ngưng, về phần tên là gì thì chính cô bé cũng không nhớ được. Trí nhớ của cô bé gần như trống không. Hơn nửa năm trước, cô bé được một thôn dân đi chặt củi bắt rắn phát hiện ra trên một vách núi, lúc đó, cả người cô bê bết máu, đầu đang tựa vào một tảng đá lớn. Toàn bộ đồ đạc bên người chỉ có thanh trường kiếm khảm vàng tua ngọc này. Còn có một miếng ngọc phỉ thúy xanh biếc long lanh đeo trên cổ nữa.
Sau khi được người dân trong thôn cứu chữa, vết thương của cô bé bình phục rất mau, chẳng bao lâu đã có thể múa kiếm mạnh như rồng như hổ. Nhưng trí nhớ của cô lại không thể phục hồi. Cô bé chỉ có một thân một mình, phải dựa vào việc múa kiếm làm xiếc kiếm chút ngân lượng, trải qua ngày đói ngày no. Những lúc có chỗ ở thì sẽ ngụ trong miếu sơn thần, còn lúc không có chỗ ở thì ngủ nơi đất hoang ngoài trời. Bởi thanh trường kiếm và miếng ngọc phỉ thúy là bằng chứng để cô bé có thể tìm lại được thân thế của mình, vậy nên cho dù cuộc sống khó khăn, cô cũng một mực không bán chúng đi.
Lần này, cô bé đang ở nơi sơn dã, nghe trên con đường cái bên ngoài có tiếng chém giết bèn đi ra nhìn, phát hiện bọn cường đạo đang cướp bóc, vì thế, không suy nghĩ gì đã rút kiếm xông lên, cứu đoàn người của Băng Nhi, Trần thúc, còn giúp Băng Nhi và Trần thúc hộ tống xe rượu đến tận kinh thành. Băng Nhi mang ơn cứu mạng của cô bé, lại thương cho cô con gái một thân một mình phiêu bạt tứ phương thật tội nghiệp, bèn nhận cô làm muội muội kết nghĩa, đặt tên cho cô là Khúc Băng Ngưng, rồi đưa về Thẩm gia.
Tôi thấy Băng Ngưng nhỏ hơn tôi một chút, thân thể gầy yếu nhưng đôi mắt to tròn mà sáng ngời, tướng mạo thanh tú, trong lòng nhất thời đã thấy thích. Luôn cảm thấy cô bé và Băng Nhi dường như vốn nên là tỷ muội. Cô bé mới gặp tôi thì không có phản ứng gì, nhưng chưa được bao lâu đã trở nên thân thiết với Minh Nguyệt Hân Nhi.
Băng Nhi nói xong xuôi những việc này, lại hỏi: “Vũ Tương tẩu tẩu đâu? Sao không thấy tẩu ấy ra đón muội? Chẳng lẽ là bị ốm rồi ư?”. Trong lòng tôi căng thẳng, không có lời nào để đáp lại. Tuy biết sớm muộn gì Băng Nhi cũng hay chuyện này, nhưng thật sự không biết nên nói thế nào. May mà Lão phu nhân nghe thấy mấy câu này, liền nói: “Băng Nhi, con bôn ba cả chặng đường, cũng vất vả vì Thẩm gia chúng ta nhiều rồi. Đi về nghỉ ngơi trước đã. Di nương sẽ luận công ban thưởng. Mấy chuyện khác, con không cần để ý”.
Băng Nhi lặng người đi, thần sắc trên mặt khẽ thay đổi, chào từ giã Lão phu nhân rồi kéo tôi ra ngoài cùng.
Mãi tới khi đi vào trong phòng cô, đóng cửa lại, cô mới hỏi tôi: “Cửu Dung tẩu tẩu, có phải Vũ Tương tẩu tẩu đã xảy ra chuyện gì rồi không? Từ lúc muội hồi phủ đến giờ, đã gặp tất cả nha đầu, nữ quyến, chỉ không thấy tẩu ấy và Lạc Lạc”.
Tôi cúi đầu, thấp giọng nói: “Bảo Bảo không nói uội biết sao?”.
Mặt Băng Nhi tái hẳn đi, cô lắc lắc cánh tay tôi, hỏi: “Cửu Dung tẩu tẩu, rốt cuộc có chuyện gì? Bảo Bảo không chịu nói, tẩu cũng không chịu nói, chẳng lẽ muội phải đi hỏi đại ca ca sao?”.
Tôi thầm thở dài, biết trước sau gì cũng phải nói. Nhưng tình cảm của Băng Nhi và Liễu Vũ Tương khắng khít vô cùng, tôi thật sự sợ cô không chịu nổi đả kích. Tôi chậm chạp kể lại một lượt mọi chuyện đã xảy ra. Nghe xong, mặt mày Băng Nhi tái mét, đôi mắt sáng dường như phun ra lửa, cô gần như quát lên: “Bọn chúng hãm hại Vũ Tương tẩu tẩu, muội không thể không đi tìm di nương vạch trần lòng lang dạ thú của bọn chúng!”, nói xong, xoay người chạy ra bên ngoài.
Tôi níu cô lại, trầm giọng nói: “Băng Nhi, muội muốn đi tìm đường chết, ta không cản muội. Nhưng muội phải biết rằng, nếu vì thế mà muội xảy ra chuyện gì không may, oan khuất của tỷ tỷ vĩnh viễn không có cách nào gột rửa đâu”.
Băng Nhi vốn là người thanh khiết thông minh. Cô một lòng muốn lao ra tìm Lão phu nhân tranh luận cũng bởi nguyên nhân thương tâm quá đỗi. Hiện giờ, nghe tôi nói vậy thì có đôi phần tỉnh táo lại. Tôi lại nói thêm: “Bất kể chân tướng của chuyện này ra sao, Lão phu nhân và các tộc trưởng trong tộc đều đã cho rằng đó là sự thật, Lão phu nhân cũng đã trừng phạt tỷ tỷ. Bây giờ muội đi kêu oan cho tỷ tỷ, muội cho rằng Lão phu nhân sẽ tin sao? Nếu bà tin thì lúc trước ta đã nói rồi. Hơn nữa, thử nghĩ xem, cho dù hiện tại Lão phu nhân nghi ngờ rằng có phải bà đã nghi oan cho tỷ tỷ trong tình huống ấy hay không, thì bà cũng sẽ không thay đổi cách nghĩ của mình, bởi vì sai lầm lớn nhất đã đúc thành rồi. Nếu Lão phu nhân chịu thay đổi cách nghĩ, chẳng khác nào thừa nhận vì phán đoán sai lầm của bà mà hại chết tỷ tỷ. Cho nên, kế sách hiện giờ, nếu muốn trần tình rửa oan cho tỷ tỷ, cũng chỉ có thể từ từ điều tra nghe ngóng, tìm được chứng cứ bọn chúng hãm hại tỷ tỷ, đến lúc đó Lão phu nhân cũng sẽ không thiên vị bất cứ kẻ nào và che giấu sai lầm mà bà đã phạm phải đâu”.
Nghe tôi chậm rãi nói xong, vẻ bị phẫn trên mặt Băng Nhi dần hóa thành bất lực, cô suy sụp khụyu xuống ghế , một lúc lâu sau không nói gì, ánh mắt của cô, chỉ trong một thoáng đó, dường như đã già đi mười tuổi.
Tôi an ủi: “Băng Nhi, muội nhất định phải phấn chấn lên. Thi thể của tỷ tỷ vẫn còn chưa tìm thấy, nên tỷ ấy có thể vẫn còn sống. Chỉ là đã trốn đến một nơi không muốn ai biết thôi. Việc chúng ta phải làm bây giờ, đương nhiên là tìm ra chứng cớ bọn chúng làm hại tỷ tỷ, quan trọng hơn nữa, là chữa khỏi bệnh cho đại ca ca của muội. Nếu chàng có thể khỏe lại, vậy thì tất cả tình thế đều có lợi cho chúng ta hơn”.
Băng Nhi gật gật đầu, nắm tay tôi nói: “Cửu Dung tẩu tẩu, muội biết phải làm gì rồi”. Trái tim lơ lửng trong ngực tôi lúc này mới yên ổn hơn.
Lúc nửa đêm, gió Tây Bắc vù vù nghẹn ngào thổi mạnh, như xé ruột xé gan. Tôi nghe trong phòng Băng Nhi vẳng ra bài ca dao bi thương, như oán như hận, như khóc như than, dư âm vấn vít, sầu muội khôn nguôi. Tiếng ca đó rằng: “Nước sông cả khúc đổ về Đông, có người con gái tên Tương Liễu. Thán thán thán, hiền đức thiện lương dung nhan đẹp; sầu sầu sầu, người đẹp xuôi dòng chốn nào thu. Con sông Bạch Lãng xa mịt mù, chôn người con gái tên Tương Liễu. Khóc khóc khóc, nếu nàng chết chừ chàng đứt ruột; kể kể kể, thân thanh bạch để vốc đất bồi…”. Màn đêm như vậy, tiếng ca như vậy, làm người ta sau khi nghe xong cảm thấy lạnh thấm tận xương, lệ tuôn lã chã.
Tôi vốn muốn đến ngăn cô hát tiếp, nhưng nghe cô hát một lần rồi một lần nữa, đến phút cuối lại nghe đến ngơ ngẩn, bất tri bất giác, nghe suốt một đêm. Buổi sáng tỉnh lại, mới phát hiện ra trên gối mình đã đầm đìa nước mắt.
Không bao lâu sau, lại nghe Minh Nguyệt Hân Nhi bảo rằng Băng Nhi đã trở về, lòng tôi vui mừng, chỉ cảm thấy toàn thân tựa như hư thoát [1], trong tâm trí thật sự tràn đầy mệt mỏi.
[1] Chứng bệnh hạ đường huyết do mất máu, mất nước khiến toàn thân mệt mỏi, mất hết sức lực
Băng Nhi và Trần thúc đến chính đường bái kiến Lão phu nhân, tôi cũng dẫn theo Minh Nguyệt Hân Nhi đến đó. Băng Nhi nhìn có vẻ mệt mỏi phong trần, nhưng vẻ tươi đẹp thì không mảy may suy giảm. Hành trình lên kinh thành lần này vô cùng thuận lợi. Sau khi Trần thúc báo cáo xong, Lão phu nhân nghe mà gật đầu không thôi.
Thấy tôi, Băng Nhi vội kéo tay tôi, cười nói: “Cửu Dung tẩu tẩu, tẩu có nhớ muội không? Giới thiệu cho tẩu một người”. Theo hướng cô chỉ, tôi mới phát hiện phía bên kia có một người con gái đang đứng. Cô bé khoảng mười lăm mười sáu tuổi, mặc bồ đồ đỏ rực sát người, cầm trong tay một thanh kiếm vảy vàng tua ngọc, nhìn hết sức oai hung, tràn trề khí khái.
“Vị muội muội này là…?”
“Đây là Khúc Băng Ngưng. Là muội muội mà muội mới quen. Hành trình lên kinh thành lần này, nếu không có muội ấy giúp đỡ, xe chở rượu của chúng ta đã gặp sự cố rồi. Di nương đã cho phép muội ấy ở lại chỗ chúng ta”. Băng Nhi nói sang sảng, nhưng tôi lại chẳng hiểu ra sao. Sau khi được kể lại tỉ mỉ một lượt, tôi mới biết, thì ra trên đường chuyển rượu lên kinh thành lần này, nhóm Băng Nhi và Trần thúc gặp phải bọn sơn tặc cướp bóc, đang bên bờ nguy nan thì chợt có một vị tiểu cô nương vận áo đỏ cầm theo một thanh trường kiếm hàn quang lấp lóe tương trợ. Bọn sơn tặc thất bại thảm hại, vắt chân lên cổ mà bỏ chạy. Tiểu cô nương áo đỏ ấy chính là Khúc Băng Ngưng, về phần tên là gì thì chính cô bé cũng không nhớ được. Trí nhớ của cô bé gần như trống không. Hơn nửa năm trước, cô bé được một thôn dân đi chặt củi bắt rắn phát hiện ra trên một vách núi, lúc đó, cả người cô bê bết máu, đầu đang tựa vào một tảng đá lớn. Toàn bộ đồ đạc bên người chỉ có thanh trường kiếm khảm vàng tua ngọc này. Còn có một miếng ngọc phỉ thúy xanh biếc long lanh đeo trên cổ nữa.
Sau khi được người dân trong thôn cứu chữa, vết thương của cô bé bình phục rất mau, chẳng bao lâu đã có thể múa kiếm mạnh như rồng như hổ. Nhưng trí nhớ của cô lại không thể phục hồi. Cô bé chỉ có một thân một mình, phải dựa vào việc múa kiếm làm xiếc kiếm chút ngân lượng, trải qua ngày đói ngày no. Những lúc có chỗ ở thì sẽ ngụ trong miếu sơn thần, còn lúc không có chỗ ở thì ngủ nơi đất hoang ngoài trời. Bởi thanh trường kiếm và miếng ngọc phỉ thúy là bằng chứng để cô bé có thể tìm lại được thân thế của mình, vậy nên cho dù cuộc sống khó khăn, cô cũng một mực không bán chúng đi.
Lần này, cô bé đang ở nơi sơn dã, nghe trên con đường cái bên ngoài có tiếng chém giết bèn đi ra nhìn, phát hiện bọn cường đạo đang cướp bóc, vì thế, không suy nghĩ gì đã rút kiếm xông lên, cứu đoàn người của Băng Nhi, Trần thúc, còn giúp Băng Nhi và Trần thúc hộ tống xe rượu đến tận kinh thành. Băng Nhi mang ơn cứu mạng của cô bé, lại thương cho cô con gái một thân một mình phiêu bạt tứ phương thật tội nghiệp, bèn nhận cô làm muội muội kết nghĩa, đặt tên cho cô là Khúc Băng Ngưng, rồi đưa về Thẩm gia.
Tôi thấy Băng Ngưng nhỏ hơn tôi một chút, thân thể gầy yếu nhưng đôi mắt to tròn mà sáng ngời, tướng mạo thanh tú, trong lòng nhất thời đã thấy thích. Luôn cảm thấy cô bé và Băng Nhi dường như vốn nên là tỷ muội. Cô bé mới gặp tôi thì không có phản ứng gì, nhưng chưa được bao lâu đã trở nên thân thiết với Minh Nguyệt Hân Nhi.
Băng Nhi nói xong xuôi những việc này, lại hỏi: “Vũ Tương tẩu tẩu đâu? Sao không thấy tẩu ấy ra đón muội? Chẳng lẽ là bị ốm rồi ư?”. Trong lòng tôi căng thẳng, không có lời nào để đáp lại. Tuy biết sớm muộn gì Băng Nhi cũng hay chuyện này, nhưng thật sự không biết nên nói thế nào. May mà Lão phu nhân nghe thấy mấy câu này, liền nói: “Băng Nhi, con bôn ba cả chặng đường, cũng vất vả vì Thẩm gia chúng ta nhiều rồi. Đi về nghỉ ngơi trước đã. Di nương sẽ luận công ban thưởng. Mấy chuyện khác, con không cần để ý”.
Băng Nhi lặng người đi, thần sắc trên mặt khẽ thay đổi, chào từ giã Lão phu nhân rồi kéo tôi ra ngoài cùng.
Mãi tới khi đi vào trong phòng cô, đóng cửa lại, cô mới hỏi tôi: “Cửu Dung tẩu tẩu, có phải Vũ Tương tẩu tẩu đã xảy ra chuyện gì rồi không? Từ lúc muội hồi phủ đến giờ, đã gặp tất cả nha đầu, nữ quyến, chỉ không thấy tẩu ấy và Lạc Lạc”.
Tôi cúi đầu, thấp giọng nói: “Bảo Bảo không nói uội biết sao?”.
Mặt Băng Nhi tái hẳn đi, cô lắc lắc cánh tay tôi, hỏi: “Cửu Dung tẩu tẩu, rốt cuộc có chuyện gì? Bảo Bảo không chịu nói, tẩu cũng không chịu nói, chẳng lẽ muội phải đi hỏi đại ca ca sao?”.
Tôi thầm thở dài, biết trước sau gì cũng phải nói. Nhưng tình cảm của Băng Nhi và Liễu Vũ Tương khắng khít vô cùng, tôi thật sự sợ cô không chịu nổi đả kích. Tôi chậm chạp kể lại một lượt mọi chuyện đã xảy ra. Nghe xong, mặt mày Băng Nhi tái mét, đôi mắt sáng dường như phun ra lửa, cô gần như quát lên: “Bọn chúng hãm hại Vũ Tương tẩu tẩu, muội không thể không đi tìm di nương vạch trần lòng lang dạ thú của bọn chúng!”, nói xong, xoay người chạy ra bên ngoài.
Tôi níu cô lại, trầm giọng nói: “Băng Nhi, muội muốn đi tìm đường chết, ta không cản muội. Nhưng muội phải biết rằng, nếu vì thế mà muội xảy ra chuyện gì không may, oan khuất của tỷ tỷ vĩnh viễn không có cách nào gột rửa đâu”.
Băng Nhi vốn là người thanh khiết thông minh. Cô một lòng muốn lao ra tìm Lão phu nhân tranh luận cũng bởi nguyên nhân thương tâm quá đỗi. Hiện giờ, nghe tôi nói vậy thì có đôi phần tỉnh táo lại. Tôi lại nói thêm: “Bất kể chân tướng của chuyện này ra sao, Lão phu nhân và các tộc trưởng trong tộc đều đã cho rằng đó là sự thật, Lão phu nhân cũng đã trừng phạt tỷ tỷ. Bây giờ muội đi kêu oan cho tỷ tỷ, muội cho rằng Lão phu nhân sẽ tin sao? Nếu bà tin thì lúc trước ta đã nói rồi. Hơn nữa, thử nghĩ xem, cho dù hiện tại Lão phu nhân nghi ngờ rằng có phải bà đã nghi oan cho tỷ tỷ trong tình huống ấy hay không, thì bà cũng sẽ không thay đổi cách nghĩ của mình, bởi vì sai lầm lớn nhất đã đúc thành rồi. Nếu Lão phu nhân chịu thay đổi cách nghĩ, chẳng khác nào thừa nhận vì phán đoán sai lầm của bà mà hại chết tỷ tỷ. Cho nên, kế sách hiện giờ, nếu muốn trần tình rửa oan cho tỷ tỷ, cũng chỉ có thể từ từ điều tra nghe ngóng, tìm được chứng cứ bọn chúng hãm hại tỷ tỷ, đến lúc đó Lão phu nhân cũng sẽ không thiên vị bất cứ kẻ nào và che giấu sai lầm mà bà đã phạm phải đâu”.
Nghe tôi chậm rãi nói xong, vẻ bị phẫn trên mặt Băng Nhi dần hóa thành bất lực, cô suy sụp khụyu xuống ghế , một lúc lâu sau không nói gì, ánh mắt của cô, chỉ trong một thoáng đó, dường như đã già đi mười tuổi.
Tôi an ủi: “Băng Nhi, muội nhất định phải phấn chấn lên. Thi thể của tỷ tỷ vẫn còn chưa tìm thấy, nên tỷ ấy có thể vẫn còn sống. Chỉ là đã trốn đến một nơi không muốn ai biết thôi. Việc chúng ta phải làm bây giờ, đương nhiên là tìm ra chứng cớ bọn chúng làm hại tỷ tỷ, quan trọng hơn nữa, là chữa khỏi bệnh cho đại ca ca của muội. Nếu chàng có thể khỏe lại, vậy thì tất cả tình thế đều có lợi cho chúng ta hơn”.
Băng Nhi gật gật đầu, nắm tay tôi nói: “Cửu Dung tẩu tẩu, muội biết phải làm gì rồi”. Trái tim lơ lửng trong ngực tôi lúc này mới yên ổn hơn.
Lúc nửa đêm, gió Tây Bắc vù vù nghẹn ngào thổi mạnh, như xé ruột xé gan. Tôi nghe trong phòng Băng Nhi vẳng ra bài ca dao bi thương, như oán như hận, như khóc như than, dư âm vấn vít, sầu muội khôn nguôi. Tiếng ca đó rằng: “Nước sông cả khúc đổ về Đông, có người con gái tên Tương Liễu. Thán thán thán, hiền đức thiện lương dung nhan đẹp; sầu sầu sầu, người đẹp xuôi dòng chốn nào thu. Con sông Bạch Lãng xa mịt mù, chôn người con gái tên Tương Liễu. Khóc khóc khóc, nếu nàng chết chừ chàng đứt ruột; kể kể kể, thân thanh bạch để vốc đất bồi…”. Màn đêm như vậy, tiếng ca như vậy, làm người ta sau khi nghe xong cảm thấy lạnh thấm tận xương, lệ tuôn lã chã.
Tôi vốn muốn đến ngăn cô hát tiếp, nhưng nghe cô hát một lần rồi một lần nữa, đến phút cuối lại nghe đến ngơ ngẩn, bất tri bất giác, nghe suốt một đêm. Buổi sáng tỉnh lại, mới phát hiện ra trên gối mình đã đầm đìa nước mắt.
Bình luận facebook