Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 12: Thanh Mai Trúc Mã
Trăm nghe không bằng một thấy, phải tới khi tôi nhìn thấy được cô Phi Uyển bằng da bằng thịt đứng trước mặt mình, tôi mới thấm thía hết những từ ngữ khen ngợi của mọi người xung quanh dành cho cô ấy.
Eo ôi, da trắng, gương mặt diễm lệ, vóc dáng hoàn hảo, vừa thon vừa gầy, đặc biệt là mái tóc dài đen mượt không một tì vết. Trông cô Uyển cứ như bước từ trong truyện cổ tích ra vậy, tìm mãi tìm mãi vẫn không thấy được một điểm gì để chê. Người đã đẹp, tính tình lại càng dễ thương, kính trên nhường dưới, đối xử với bọn người làm như tôi cũng tốt không kém gì người nhà. Người như cô Phi Uyển, ai nhìn mà không thích cơ chứ?
Cậu Ba đi đón cô Phi Uyển đến nhà ăn cơm, ông Năm với mọi người trông đứng trông ngồi từ sáng sớm. Bữa nay có cả cậu Trung, cậu Phong rồi ba mẹ cậu ấy sang dùng bữa chung nữa. Cậu Trung dắt theo vợ đang mang thai, cậu ấy là anh ruột của Quý Phong, con trai của người con thứ ba, là em trai ruột của ông chủ nhà tôi. Thức ăn được dọn hết lên bàn, tất cả mọi người đều mang theo gương mặt tươi cười phấn khởi. Tôi, dì Tư với chị Hồng đứng một bên phục vụ cơm cho chủ, riêng Ngọc Hương thì chuẩn bị phần ăn riêng cho ông Năm. Suốt bữa, tôi cứ nhìn cô Uyển không thôi, tôi thiệt sự không cách nào ngăn cho tầm mắt mình không nhìn đến cô ấy được. Quá xuất sắc, con cái nhà ai mà xuất sắc quá vậy hả trời?
Cậu Trung ngồi đối diện với cậu Ba và cô Uyển, cả buổi cậu không nói gì, bộ dạng ngang ngược như lần đầu tiên tôi gặp cũng không còn, thay vào đó là ánh mắt trầm ngâm hay lén nhìn cô Uyển. Cậu Trung thì vẫn cao to phong độ ngồi đó, chỉ riêng vợ cậu mặt mày xanh xao, lại không ăn được gì vì nghén ngẩm là thấy tội nghiệp. Mẹ cậu Trung là bà ba Tuyết thấy con dâu không ăn được gì, bà liền sai chị Hồng xuống bếp nấu giúp cho con dâu bát cháo tôm nhỏ, nhờ vậy mà mợ Hiền có được chút thức ăn cho vào bụng.
Thấy cậu Trung không quan tâm tới mợ Hiền, tôi mới khẽ hỏi dì Tư:
- Dì, cậu Trung với mợ Hiền... ngộ quá ha dì?
Dì Tư híp mắt cảnh cáo tôi, dì nhỏ giọng:
- Đừng có bàn tán, lát khách về tao kể cho nghe.
Tôi thức thời, liền gật đầu lia lịa:
- À dạ.
Đề tài chính của bữa cơm chỉ xoay quanh chuyện của cô Phi Uyển, hầu như mọi người đều rất vui khi cô Uyển về lại quê hương. Tôi thấy người trầm tính như cậu Ba cũng hoạt bát hơn bình thường rất nhiều, nụ cười trên môi cậu cũng xuất hiện nhiều hơn. Ông ba Lộc, ba của cậu Trung cũng thi thoảng góp vui vài câu, nhìn ông Lộc đến đây dùng bữa cũng đủ biết ông ấy nể mặt và coi trọng cô Phi Uyển đến nhường nào rồi.
Bà ba Tuyết vừa nhìn cậu Ba với cô Uyển, dì vừa cười hỏi:
- Phi Uyển về rồi, con định khi nào thì cầu hôn con gái nhà người ta đây hả Lãnh?
Cậu Ba khẽ cười, cậu chưa kịp trả lời thì cô Uyển đã lên tiếng trước:
- Dì... con chưa muốn lấy chồng đâu, vẫn còn trẻ mà.
Bà ba Tuyết lại nói:
- Con gái có thì, chưa muốn bận rộn con cái thì cứ cưới trước đi đã.
Ông Năm cũng chen vào:
- Vợ thằng Lộc nói đúng, hai đứa cứ cưới trước đi, cưới đi rồi hẵn tính.
Cô Uyển chỉ cười chứ không trả lời, cậu Ba lúc này mới lên tiếng giải vây:
- Con cũng chưa muốn cưới vợ.
Cô Uyển lại quay sang cậu, đùa vui:
- Anh cưới vợ đi chứ, già như thế rồi còn đợi gì nữa?
Quý Phong liền góp vui:
- Anh Ba là đang đợi chị về còn gì... giờ chị nói vậy là chết anh trai của em rồi.
Phi Uyển phản bác:
- Anh Ba em có mà đợi ai đó chứ hơi đâu mà đợi chị, em đừng nghe mọi người nói bậy.
Cậu Ba véo yêu lên mũi cô Uyển, cậu cười:
- Em đi thì thôi, về là làm náo loạn cả nhà, sau này lấy chồng ai mà chịu được em.
- Anh đừng có mà chê em, không có em cuộc đời của anh buồn thỉu buồn thiu kia kìa... anh cũng mau lấy vợ giống anh Trung đi, nhìn anh Trung đã hai con rồi mà anh không thấy gấp hả?
Cậu Trung nghe nhắc đến tên, cậu nhìn cô Uyển, cười rất đẹp:
- Nãy giờ anh còn chưa nói gì đến em mà em đã nhắc đến anh rồi à? Lại muốn kiếm chuyện hả Phi Uyển?
Cậu Trung với cô Uyển lại bắt đầu đấu võ mồm với nhau, cậu Ba với cậu Phong lâu lâu cũng góp vào vài câu khiến cả nhà cười nghiêng cười ngả. Người điềm tĩnh như cậu Tư cũng không nhịn được mà đùa vui, không khí nào nhiệt cứ như là ngày Tết. Ông Năm vui vẻ nên ăn nhiều hơn thường khi, phải đến khi Ngọc Hương nhắc ông dừng ăn, ông mới chợt giật mình mà buông đũa.
Sau bữa cơm, mấy cô chủ cậu chủ đi ra sân nói chuyện hàn thuyên, mợ Diệp hơi mệt nên lên phòng ngủ sớm, mợ Hiền cũng theo chân ba mẹ chồng mà về trước. Lúc tôi bưng trái cây lên, đã thấy cậu Ba đang tiễn chú thiếm Ba ra về, quan hệ chú cháu của bọn họ cũng coi như là tốt đẹp. Mà giờ tôi phải công nhận một điều, bà ba Tuyết vợ ông Lộc rất đẹp, tầm tuổi này mà nhan sắc còn mặn mà đến thế, hỏi sao ông Lộc không cưng chiều vợ mình cho được. Mà thấy lại thấy quen quen, tôi nhìn bà Tuyết cứ thấy quen mắt kiểu gì ấy, hình như tôi đã gặp người như bà ấy ở đâu rồi thì phải đó...
Ngẫm nghĩ mãi cũng không nhớ đã gặp được bà ba Tuyết ở đâu, tôi cũng chịu thua không nghĩ nữa rồi quay người đi vào trong để còn dọn dẹp. Lúc đi đến trước cửa nhà lớn, tôi bị bà chủ kêu lại, bà nhìn tôi, hỏi nhỏ:
- Ông bà ba về chưa?
Tôi gật gật:
- Dạ về rồi, cậu Ba đang tiễn ông bà ba ở ngoài cổng đó bà.
Bà chủ hơi không vui, bà lại hỏi:
- Cậu Ba hả?
- Dạ bà.
- Ờ thôi được rồi, mày vào trong dọn dẹp đi... rồi dọn phòng cho con Uyển chưa?
Nghe bà hỏi, tôi liền gật đầu:
- Dạ dọn từ sáng rồi bà, tối nay cô Uyển ở lại đây luôn hả bà?
Bà chủ cau mày, ý tứ khó chịu:
- Sao tao biết được, để coi coi nó có chịu ở không... thôi, tụi mày coi mà dọn dẹp, tao đi vô ngủ trước à. À quên nữa, lát nữa mày pha sữa với hấp bánh bao đem lên cho cậu Ba, tối nay cậu làm khuya.
- Con nhớ rồi bà.
- Ừm.
Đợi bà chủ đi vào trong rồi, tôi mới nhìn ra sân trước, chỗ có cô Uyển đang ngồi nói chuyện vui vẻ với mấy cậu. Hình như là bà chủ không thích cô Uyển cho lắm thì phải, nhớ lại hồi nãy suốt bữa cơm bà cũng không nói nhiều quá ba câu. Èo, cô Uyển vậy mà bà chủ không thích? Chả nhẽ bà chủ chỉ thích mỗi mình cô Thuỳ đanh đá kia thôi sao?
Mà nhắc đến cô Thuỳ, da gà da vịt tôi lại dựng hết cả lên... người gì đâu mà đáng sợ hà!
Đến gần khuya, mấy cô chủ cậu chủ mới giải tán ra về, bữa nay cô Uyển không ngủ lại mà về nhà người cậu ở trên cồn để ngủ. Cậu cô Uyển cũng là người sống trên cồn này, gia đình cũng giàu có khá giả lắm. Cậu Trung với cậu Phong phụ trách việc đưa cô Uyển về nhà, cậu Ba với cậu Tư chỉ tiễn tới cửa.
Đợi mọi người về hết, tôi mới dắt Gấu con đi dạo, cho cún con ăn xong tôi mới chuẩn bị bữa khuya đem lên cho cậu Ba. Bánh bao chín, sữa cũng pha xong, tôi liền bưng lên cho cậu. Vừa mới bưng khay bánh với sữa trên tay, quay người lại đã thấy cậu Ba đứng khù lù ngay sau lưng, đã vậy còn nhìn tôi chăm chăm nữa chứ. Có chút giật mình làm run tay, sữa trong ly cũng văng một chút ra bên ngoài, dính cả trên tay tôi âm ấm. Vừa hết hồn vừa khó chịu, tôi không vui nhìn cậu, cằn nhằn:
- Khuya rồi, cậu xuống bếp sao không lên tiếng?
Cậu Ba khoanh tay dựa lưng vào tủ, cậu nhàn nhạt trả lời:
- Nhà tôi, tôi muốn lên xuống cũng phải lên tiếng xin phép hả?
Thái độ vênh váo đấy!
- Thì biết là nhà cậu nhưng khuya rồi cậu đi xuống bếp cũng không lên tiếng cho em biết chứ. Em đã sợ ma rồi mà còn gặp cậu, có bữa đứng tim chết luôn rồi sao.
Cậu Ba cầm lấy khay bánh sữa trên tay tôi:
- Tôi xuống lấy đồ ăn khuya, đợi cô lâu quá.
Tôi hơi bĩu môi:
- Thì giờ em đem lên cho cậu nè, nãy giờ em dọn dẹp tùm lum chứ bộ.
- Cô nói thiệt không? Tại dọn dẹp mới làm đồ ăn khuya cho tôi trễ?
Tôi gật đầu:
- Phải mà, em mới vừa dọn dẹp xong đó cậu.
Tôi vừa dứt lời, cậu Ba đã chỉ tay vào Gấu con đang ở trong chuồng, giọng cậu nghe rất buồn cười:
- Cô cho nó ăn trước tôi.
Tôi ngớ người ra nhìn cậu, trong đầu giống như có đàn quạ vừa bay qua, tôi thật sự không hiểu.
- Nhưng, cho con Gấu ăn... không tới ba phút nữa đó cậu.
- Vậy là cô nhận cô nói dối rồi đúng không?
- Nhưng...
Không kịp nghe tôi giải thích, cậu Ba đã vênh váo nói:
- Chó là tôi đem về nhưng cô ít nhất phải biết phân biệt được thứ tự vai vế, lần này cảnh cáo, có lần sau nữa là trừ lương. Nghe rõ chưa?
- Ơ... dạ cậu Ba.
- Tôi đem bánh lên trước, cô cũng đi ngủ sớm đi, hết việc rồi.
- Mà sữa đổ ra ngoài một ít rồi, để em pha ly khác cho cậu.
Cậu Ba bỏ qua lời tôi nói, cậu vừa bưng khay sữa đi vào nhà trên vừa nói vọng lại:
- Không cần đâu, cô đi ngủ sớm đi.
Nói rồi cậu bỏ đi lên nhà trên, còn tôi thì đứng nhìn theo cậu thêm một lát nữa mới có thể rửa mặt đánh răng rồi đi ngủ. Đi ngang qua chuồng nhỏ của Gấu con, tôi chỉ có thể lắc đầu tội nghiệp cho nó. Đúng là bất hạnh, cả tôi cả nó đều có chung một "người chủ" dở hơi cám lợn... số khổ, đúng là số đày tớ khổ quá mà!
Cô Uyển mấy ngày sau thì dọn đến ở chung nhà với cậu Ba, người làm bọn tôi lại có thêm một vị chủ nhân để phục vụ. Mà nói vậy chứ cô Uyển dễ phục vụ lắm không có khó tính hay là chảnh choẹ như cô Thuỳ đâu. Với lại phần lớn thời gian cô Uyển không có ở nhà, cô ấy bận mở lớp dạy tình thương cho trẻ em nghèo trên cồn rồi, chỉ đến chiều mới về ăn cơm, tập múa rồi ngủ lại thôi.
Mà dạo gần đây, sức khỏe của mợ Diệp yếu đi hẳn, bác sĩ nói mợ bị trầm cảm hậu sinh non, tình hình có chút không tốt lắm. Cậu Tư sợ mợ nghĩ không thông nên lúc nào cũng để chị Hồng canh chừng mợ rồi mới yên tâm đi làm. Lắm lúc tôi cũng thay phiên chị Hồng đưa mợ xuống nhà hóng mát cho mợ thoải mái đầu óc hơn.
Đưa mợ Diệp xuống vườn nhà đi dạo, dìu mợ ngồi xuống ghế, tôi khẽ hỏi:
- Mợ, mợ đói không? Em lấy gì cho mợ ăn nha?
Mợ Diệp lắc đầu, gương mặt buồn bã:
- Mợ không ăn đâu... em đừng lấy. Em ngồi xuống đây nói chuyện với mợ đi, không cần đứng canh chừng mợ vậy đâu.
Thấy tâm trạng mợ Diệp không tốt, tôi liền ngồi xuống tâm sự với mợ.
- Mợ sao vậy? Có chuyện gì không vui hả mợ?
Mợ Diệp cười khổ:
- Sao mợ lại không vui? mợ lấy được chồng giàu, chồng mợ đẹp trai, thương vợ, có cái gì nữa mà không vui, mợ đang rất vui nữa là đằng khác đó Mùa.
Tôi nhìn mợ Diệp, cảm thấy mợ dường như đang dối lòng mình vậy.
- Mợ, nếu có chuyện gì không vui, mợ cứ nói với em đi đừng có ngại. Mợ mà cứ để trong lòng hoài là thành tâm bệnh, mà tâm bệnh là khó chữa nhất đó mợ.
Mợ Diệp chợt nhìn tôi chăm chú, môi mợ mấp máy như muốn nói ra điều gì đó. Tôi cứ nghĩ là mợ sẽ nói ra nhưng không, cuối cùng mợ vẫn không muốn nói cho tôi biết.
- Mợ thì có gì mà tâm bệnh với tiên bệnh, không có gì đâu Mùa.
Mợ Diệp không muốn nói, tôi cũng không ép mợ được. Hai mợ cháu nói thêm vài câu nữa, mợ Diệp than mệt muốn về phòng nằm nghỉ nên tôi liền dìu mợ về phòng. Đi đến bên cạnh mợ, tay tôi vừa chạm vào tay mợ, mợ liền giật mình thản thốt kêu lên một tiếng. Tôi cũng giật mình, vội vàng hỏi thăm:
- Mợ, mợ đau ở đâu hả? Có sao không mợ?
Mợ Diệp thở hắc ra một tiếng, nghe tôi hỏi, mợ vội giấu tay về sau lưng, gương mặt trắng bệch thấp thỏm trả lời:
- Không... mợ có gì đâu.
Mợ giấu tay nhanh thật nhưng làm sao nhanh bằng con mắt của tôi, ống tay áo mợ Diệp hở ra, tôi nhìn thấy rõ tay mợ bầm tím một mảng, lại giống như kiểu bị ai siết chặt mà bầm. Thấy tôi nhìn, mợ liền kéo tay áo xuống, che đi phần bầm tím ở tay, mợ liền nói:
- À cái này là mợ đi té, bị bầm ở tay nhưng mợ giấu không cho cậu em biết... sợ cậu lo. Em đừng có nói cho cậu Tư nghe nha Mùa, cậu không cho mợ ra khỏi phòng nữa thì buồn lắm.
- Dạ...em biết rồi mợ.
Mặc dù mợ Diệp nói vậy nhưng tôi vẫn thấy dường như mợ Diệp đang muốn giấu giếm tôi chuyện gì đó. Tôi không nghĩ là mợ Diệp té rồi bầm tay đâu, chẳng ai lại bầm tay kiểu như mợ được, cái này là do bị siết tay mà bầm đây nè.
Thấy tôi không hỏi thêm nữa, mợ Diệp liền kêu tôi dìu đi vào trong nhà, suốt dọc đường mợ nói nhiều lắm, nói nhiều hơn mọi khi rất nhiều. Mợ giống như đang muốn phân tán sự chú ý của tôi khỏi cái tay đang bầm tím của mợ vậy.
Thay ca cho chị Hồng chăm mợ Diệp, canh lúc mợ ngủ, tôi mới kêu chị Hồng xuống nhà dưới, tôi khẽ hỏi:
- Chị... chị có thấy mợ Diệp là lạ không?
Chị Hồng nhìn tôi, chị chau mày hỏi:
- Là lạ... là lạ sao em?
- Thì cậu với mợ... có gì khác thường ngày không chị?
Chị Hồng lắc đầu:
- Không, chị thấy cậu mợ Tư bình thường mà... mà sao em hỏi vậy, em thấy gì hả Mùa?
Tôi chau mày suy nghĩ một lát rồi mới quyết định kể cho chị Hồng nghe, nghe xong câu chuyện, chị Hồng thoáng sững sờ, chị trầm ngâm nói:
- Mợ Diệp bị bầm tay hả, sao chị dìu mợ đi lên đi xuống hoài mà chị không thấy?
- Em nghĩ là mợ giấu, em đoán vậy.
- Giấu? Sao phải giấu?
Tôi lắc đầu, chịu thua:
- Em cũng không biết nữa, mợ Diệp hình như đang giấu giếm cái gì đó á chị Hồng. Em thấy mợ không được bình thường, không biết cậu Tư có...
- Ấy, đừng có nói bậy... cậu Tư không phải loại người tệ bạc như vậy đâu Mùa. Nghĩ oan tội cậu, chị sống ở đây lâu chị biết tánh cậu mà.
Nghe chị Hồng bênh cậu Tư, tôi cũng không có ý phản bác, bởi lẽ tôi cũng tin vào nhân phẩm của cậu dữ lắm. Ai chứ cậu Tư thương vợ vô cùng, tôi có mắt tôi nhìn cũng biết mà. Nhưng còn mợ Diệp...
- Em cũng tin cậu Tư nhưng em cũng tin mợ Diệp nữa... tại chị không biết, mợ Diệp trông thấy thương lắm. Nói thì em không biết nói sao cho chị hiểu, mợ Diệp bây giờ không giống mợ Diệp lúc trước chút nào hết á chị. Em chỉ sợ có điều gì khuất tất thôi, chứ cậu Tư hay mợ Tư, em điều mong cho hai người họ luôn luôn hạnh phúc.
Nói tới đây, tôi lại thở dài:
- Đó, mợ Diệp vừa mới mất con, tâm lý chưa ổn định... em thiệt chỉ mong cho mợ được sống hạnh phúc thôi à chị. Chứ nếu mà cậu Tư phụ bạc mợ nữa, chắc mợ sống không nổi đâu, bị mợ thương cậu quá mà.
- Chưa chắc đâu Mùa...
- Hả? Chị nói gì? Cái gì chưa chắc?
Nghe tôi hỏi, chị Hồng có hơi sững sờ, chị vội vàng trả lời:
- À ý chị là chưa chắc những gì em nghĩ là đúng đâu, biết đâu mợ bị té thiệt thì sao... để lát chị dò hỏi mợ thử, chắc mợ cũng nói thôi.
Tôi gật gù:
- Phải đó chị, chị thân với mợ như vậy mà, chị thử hỏi mợ coi, biết đâu mợ kể chị nghe thì sao.
Chị Hồng gật gật:
- Ừ, để chị hỏi, mà chuyện này em đừng có nói với ai, mắc công người ta không biết lại...
- Em biết rồi mà, em biết mà.
- Ừ ừ, chị đi nấu cháo cho mợ Diệp, nồi thuốc còn chưa nấu nữa kìa.
- Vậy để em nấu thuốc cho, chị đi nấu cháo đi.
- Thôi đi cô nương, giờ này không lo phụ dì Tư cơm nước, một lát bị chửi thì đừng có la làng. Chị bắt thuốc lên nấu là xong à, nhanh còn hơn nấu cháo.
Hai chị em còn chưa nói xong, dưới bếp đã vọng lên giọng dì Tư lanh lảnh. Hai chị em tôi nhìn nhau phì cười rồi kéo nhau xuống bếp làm công chuyện nhà. Chuyện của mợ Diệp để chị Hồng hỏi thăm thêm vậy, không gấp được.
Eo ôi, da trắng, gương mặt diễm lệ, vóc dáng hoàn hảo, vừa thon vừa gầy, đặc biệt là mái tóc dài đen mượt không một tì vết. Trông cô Uyển cứ như bước từ trong truyện cổ tích ra vậy, tìm mãi tìm mãi vẫn không thấy được một điểm gì để chê. Người đã đẹp, tính tình lại càng dễ thương, kính trên nhường dưới, đối xử với bọn người làm như tôi cũng tốt không kém gì người nhà. Người như cô Phi Uyển, ai nhìn mà không thích cơ chứ?
Cậu Ba đi đón cô Phi Uyển đến nhà ăn cơm, ông Năm với mọi người trông đứng trông ngồi từ sáng sớm. Bữa nay có cả cậu Trung, cậu Phong rồi ba mẹ cậu ấy sang dùng bữa chung nữa. Cậu Trung dắt theo vợ đang mang thai, cậu ấy là anh ruột của Quý Phong, con trai của người con thứ ba, là em trai ruột của ông chủ nhà tôi. Thức ăn được dọn hết lên bàn, tất cả mọi người đều mang theo gương mặt tươi cười phấn khởi. Tôi, dì Tư với chị Hồng đứng một bên phục vụ cơm cho chủ, riêng Ngọc Hương thì chuẩn bị phần ăn riêng cho ông Năm. Suốt bữa, tôi cứ nhìn cô Uyển không thôi, tôi thiệt sự không cách nào ngăn cho tầm mắt mình không nhìn đến cô ấy được. Quá xuất sắc, con cái nhà ai mà xuất sắc quá vậy hả trời?
Cậu Trung ngồi đối diện với cậu Ba và cô Uyển, cả buổi cậu không nói gì, bộ dạng ngang ngược như lần đầu tiên tôi gặp cũng không còn, thay vào đó là ánh mắt trầm ngâm hay lén nhìn cô Uyển. Cậu Trung thì vẫn cao to phong độ ngồi đó, chỉ riêng vợ cậu mặt mày xanh xao, lại không ăn được gì vì nghén ngẩm là thấy tội nghiệp. Mẹ cậu Trung là bà ba Tuyết thấy con dâu không ăn được gì, bà liền sai chị Hồng xuống bếp nấu giúp cho con dâu bát cháo tôm nhỏ, nhờ vậy mà mợ Hiền có được chút thức ăn cho vào bụng.
Thấy cậu Trung không quan tâm tới mợ Hiền, tôi mới khẽ hỏi dì Tư:
- Dì, cậu Trung với mợ Hiền... ngộ quá ha dì?
Dì Tư híp mắt cảnh cáo tôi, dì nhỏ giọng:
- Đừng có bàn tán, lát khách về tao kể cho nghe.
Tôi thức thời, liền gật đầu lia lịa:
- À dạ.
Đề tài chính của bữa cơm chỉ xoay quanh chuyện của cô Phi Uyển, hầu như mọi người đều rất vui khi cô Uyển về lại quê hương. Tôi thấy người trầm tính như cậu Ba cũng hoạt bát hơn bình thường rất nhiều, nụ cười trên môi cậu cũng xuất hiện nhiều hơn. Ông ba Lộc, ba của cậu Trung cũng thi thoảng góp vui vài câu, nhìn ông Lộc đến đây dùng bữa cũng đủ biết ông ấy nể mặt và coi trọng cô Phi Uyển đến nhường nào rồi.
Bà ba Tuyết vừa nhìn cậu Ba với cô Uyển, dì vừa cười hỏi:
- Phi Uyển về rồi, con định khi nào thì cầu hôn con gái nhà người ta đây hả Lãnh?
Cậu Ba khẽ cười, cậu chưa kịp trả lời thì cô Uyển đã lên tiếng trước:
- Dì... con chưa muốn lấy chồng đâu, vẫn còn trẻ mà.
Bà ba Tuyết lại nói:
- Con gái có thì, chưa muốn bận rộn con cái thì cứ cưới trước đi đã.
Ông Năm cũng chen vào:
- Vợ thằng Lộc nói đúng, hai đứa cứ cưới trước đi, cưới đi rồi hẵn tính.
Cô Uyển chỉ cười chứ không trả lời, cậu Ba lúc này mới lên tiếng giải vây:
- Con cũng chưa muốn cưới vợ.
Cô Uyển lại quay sang cậu, đùa vui:
- Anh cưới vợ đi chứ, già như thế rồi còn đợi gì nữa?
Quý Phong liền góp vui:
- Anh Ba là đang đợi chị về còn gì... giờ chị nói vậy là chết anh trai của em rồi.
Phi Uyển phản bác:
- Anh Ba em có mà đợi ai đó chứ hơi đâu mà đợi chị, em đừng nghe mọi người nói bậy.
Cậu Ba véo yêu lên mũi cô Uyển, cậu cười:
- Em đi thì thôi, về là làm náo loạn cả nhà, sau này lấy chồng ai mà chịu được em.
- Anh đừng có mà chê em, không có em cuộc đời của anh buồn thỉu buồn thiu kia kìa... anh cũng mau lấy vợ giống anh Trung đi, nhìn anh Trung đã hai con rồi mà anh không thấy gấp hả?
Cậu Trung nghe nhắc đến tên, cậu nhìn cô Uyển, cười rất đẹp:
- Nãy giờ anh còn chưa nói gì đến em mà em đã nhắc đến anh rồi à? Lại muốn kiếm chuyện hả Phi Uyển?
Cậu Trung với cô Uyển lại bắt đầu đấu võ mồm với nhau, cậu Ba với cậu Phong lâu lâu cũng góp vào vài câu khiến cả nhà cười nghiêng cười ngả. Người điềm tĩnh như cậu Tư cũng không nhịn được mà đùa vui, không khí nào nhiệt cứ như là ngày Tết. Ông Năm vui vẻ nên ăn nhiều hơn thường khi, phải đến khi Ngọc Hương nhắc ông dừng ăn, ông mới chợt giật mình mà buông đũa.
Sau bữa cơm, mấy cô chủ cậu chủ đi ra sân nói chuyện hàn thuyên, mợ Diệp hơi mệt nên lên phòng ngủ sớm, mợ Hiền cũng theo chân ba mẹ chồng mà về trước. Lúc tôi bưng trái cây lên, đã thấy cậu Ba đang tiễn chú thiếm Ba ra về, quan hệ chú cháu của bọn họ cũng coi như là tốt đẹp. Mà giờ tôi phải công nhận một điều, bà ba Tuyết vợ ông Lộc rất đẹp, tầm tuổi này mà nhan sắc còn mặn mà đến thế, hỏi sao ông Lộc không cưng chiều vợ mình cho được. Mà thấy lại thấy quen quen, tôi nhìn bà Tuyết cứ thấy quen mắt kiểu gì ấy, hình như tôi đã gặp người như bà ấy ở đâu rồi thì phải đó...
Ngẫm nghĩ mãi cũng không nhớ đã gặp được bà ba Tuyết ở đâu, tôi cũng chịu thua không nghĩ nữa rồi quay người đi vào trong để còn dọn dẹp. Lúc đi đến trước cửa nhà lớn, tôi bị bà chủ kêu lại, bà nhìn tôi, hỏi nhỏ:
- Ông bà ba về chưa?
Tôi gật gật:
- Dạ về rồi, cậu Ba đang tiễn ông bà ba ở ngoài cổng đó bà.
Bà chủ hơi không vui, bà lại hỏi:
- Cậu Ba hả?
- Dạ bà.
- Ờ thôi được rồi, mày vào trong dọn dẹp đi... rồi dọn phòng cho con Uyển chưa?
Nghe bà hỏi, tôi liền gật đầu:
- Dạ dọn từ sáng rồi bà, tối nay cô Uyển ở lại đây luôn hả bà?
Bà chủ cau mày, ý tứ khó chịu:
- Sao tao biết được, để coi coi nó có chịu ở không... thôi, tụi mày coi mà dọn dẹp, tao đi vô ngủ trước à. À quên nữa, lát nữa mày pha sữa với hấp bánh bao đem lên cho cậu Ba, tối nay cậu làm khuya.
- Con nhớ rồi bà.
- Ừm.
Đợi bà chủ đi vào trong rồi, tôi mới nhìn ra sân trước, chỗ có cô Uyển đang ngồi nói chuyện vui vẻ với mấy cậu. Hình như là bà chủ không thích cô Uyển cho lắm thì phải, nhớ lại hồi nãy suốt bữa cơm bà cũng không nói nhiều quá ba câu. Èo, cô Uyển vậy mà bà chủ không thích? Chả nhẽ bà chủ chỉ thích mỗi mình cô Thuỳ đanh đá kia thôi sao?
Mà nhắc đến cô Thuỳ, da gà da vịt tôi lại dựng hết cả lên... người gì đâu mà đáng sợ hà!
Đến gần khuya, mấy cô chủ cậu chủ mới giải tán ra về, bữa nay cô Uyển không ngủ lại mà về nhà người cậu ở trên cồn để ngủ. Cậu cô Uyển cũng là người sống trên cồn này, gia đình cũng giàu có khá giả lắm. Cậu Trung với cậu Phong phụ trách việc đưa cô Uyển về nhà, cậu Ba với cậu Tư chỉ tiễn tới cửa.
Đợi mọi người về hết, tôi mới dắt Gấu con đi dạo, cho cún con ăn xong tôi mới chuẩn bị bữa khuya đem lên cho cậu Ba. Bánh bao chín, sữa cũng pha xong, tôi liền bưng lên cho cậu. Vừa mới bưng khay bánh với sữa trên tay, quay người lại đã thấy cậu Ba đứng khù lù ngay sau lưng, đã vậy còn nhìn tôi chăm chăm nữa chứ. Có chút giật mình làm run tay, sữa trong ly cũng văng một chút ra bên ngoài, dính cả trên tay tôi âm ấm. Vừa hết hồn vừa khó chịu, tôi không vui nhìn cậu, cằn nhằn:
- Khuya rồi, cậu xuống bếp sao không lên tiếng?
Cậu Ba khoanh tay dựa lưng vào tủ, cậu nhàn nhạt trả lời:
- Nhà tôi, tôi muốn lên xuống cũng phải lên tiếng xin phép hả?
Thái độ vênh váo đấy!
- Thì biết là nhà cậu nhưng khuya rồi cậu đi xuống bếp cũng không lên tiếng cho em biết chứ. Em đã sợ ma rồi mà còn gặp cậu, có bữa đứng tim chết luôn rồi sao.
Cậu Ba cầm lấy khay bánh sữa trên tay tôi:
- Tôi xuống lấy đồ ăn khuya, đợi cô lâu quá.
Tôi hơi bĩu môi:
- Thì giờ em đem lên cho cậu nè, nãy giờ em dọn dẹp tùm lum chứ bộ.
- Cô nói thiệt không? Tại dọn dẹp mới làm đồ ăn khuya cho tôi trễ?
Tôi gật đầu:
- Phải mà, em mới vừa dọn dẹp xong đó cậu.
Tôi vừa dứt lời, cậu Ba đã chỉ tay vào Gấu con đang ở trong chuồng, giọng cậu nghe rất buồn cười:
- Cô cho nó ăn trước tôi.
Tôi ngớ người ra nhìn cậu, trong đầu giống như có đàn quạ vừa bay qua, tôi thật sự không hiểu.
- Nhưng, cho con Gấu ăn... không tới ba phút nữa đó cậu.
- Vậy là cô nhận cô nói dối rồi đúng không?
- Nhưng...
Không kịp nghe tôi giải thích, cậu Ba đã vênh váo nói:
- Chó là tôi đem về nhưng cô ít nhất phải biết phân biệt được thứ tự vai vế, lần này cảnh cáo, có lần sau nữa là trừ lương. Nghe rõ chưa?
- Ơ... dạ cậu Ba.
- Tôi đem bánh lên trước, cô cũng đi ngủ sớm đi, hết việc rồi.
- Mà sữa đổ ra ngoài một ít rồi, để em pha ly khác cho cậu.
Cậu Ba bỏ qua lời tôi nói, cậu vừa bưng khay sữa đi vào nhà trên vừa nói vọng lại:
- Không cần đâu, cô đi ngủ sớm đi.
Nói rồi cậu bỏ đi lên nhà trên, còn tôi thì đứng nhìn theo cậu thêm một lát nữa mới có thể rửa mặt đánh răng rồi đi ngủ. Đi ngang qua chuồng nhỏ của Gấu con, tôi chỉ có thể lắc đầu tội nghiệp cho nó. Đúng là bất hạnh, cả tôi cả nó đều có chung một "người chủ" dở hơi cám lợn... số khổ, đúng là số đày tớ khổ quá mà!
Cô Uyển mấy ngày sau thì dọn đến ở chung nhà với cậu Ba, người làm bọn tôi lại có thêm một vị chủ nhân để phục vụ. Mà nói vậy chứ cô Uyển dễ phục vụ lắm không có khó tính hay là chảnh choẹ như cô Thuỳ đâu. Với lại phần lớn thời gian cô Uyển không có ở nhà, cô ấy bận mở lớp dạy tình thương cho trẻ em nghèo trên cồn rồi, chỉ đến chiều mới về ăn cơm, tập múa rồi ngủ lại thôi.
Mà dạo gần đây, sức khỏe của mợ Diệp yếu đi hẳn, bác sĩ nói mợ bị trầm cảm hậu sinh non, tình hình có chút không tốt lắm. Cậu Tư sợ mợ nghĩ không thông nên lúc nào cũng để chị Hồng canh chừng mợ rồi mới yên tâm đi làm. Lắm lúc tôi cũng thay phiên chị Hồng đưa mợ xuống nhà hóng mát cho mợ thoải mái đầu óc hơn.
Đưa mợ Diệp xuống vườn nhà đi dạo, dìu mợ ngồi xuống ghế, tôi khẽ hỏi:
- Mợ, mợ đói không? Em lấy gì cho mợ ăn nha?
Mợ Diệp lắc đầu, gương mặt buồn bã:
- Mợ không ăn đâu... em đừng lấy. Em ngồi xuống đây nói chuyện với mợ đi, không cần đứng canh chừng mợ vậy đâu.
Thấy tâm trạng mợ Diệp không tốt, tôi liền ngồi xuống tâm sự với mợ.
- Mợ sao vậy? Có chuyện gì không vui hả mợ?
Mợ Diệp cười khổ:
- Sao mợ lại không vui? mợ lấy được chồng giàu, chồng mợ đẹp trai, thương vợ, có cái gì nữa mà không vui, mợ đang rất vui nữa là đằng khác đó Mùa.
Tôi nhìn mợ Diệp, cảm thấy mợ dường như đang dối lòng mình vậy.
- Mợ, nếu có chuyện gì không vui, mợ cứ nói với em đi đừng có ngại. Mợ mà cứ để trong lòng hoài là thành tâm bệnh, mà tâm bệnh là khó chữa nhất đó mợ.
Mợ Diệp chợt nhìn tôi chăm chú, môi mợ mấp máy như muốn nói ra điều gì đó. Tôi cứ nghĩ là mợ sẽ nói ra nhưng không, cuối cùng mợ vẫn không muốn nói cho tôi biết.
- Mợ thì có gì mà tâm bệnh với tiên bệnh, không có gì đâu Mùa.
Mợ Diệp không muốn nói, tôi cũng không ép mợ được. Hai mợ cháu nói thêm vài câu nữa, mợ Diệp than mệt muốn về phòng nằm nghỉ nên tôi liền dìu mợ về phòng. Đi đến bên cạnh mợ, tay tôi vừa chạm vào tay mợ, mợ liền giật mình thản thốt kêu lên một tiếng. Tôi cũng giật mình, vội vàng hỏi thăm:
- Mợ, mợ đau ở đâu hả? Có sao không mợ?
Mợ Diệp thở hắc ra một tiếng, nghe tôi hỏi, mợ vội giấu tay về sau lưng, gương mặt trắng bệch thấp thỏm trả lời:
- Không... mợ có gì đâu.
Mợ giấu tay nhanh thật nhưng làm sao nhanh bằng con mắt của tôi, ống tay áo mợ Diệp hở ra, tôi nhìn thấy rõ tay mợ bầm tím một mảng, lại giống như kiểu bị ai siết chặt mà bầm. Thấy tôi nhìn, mợ liền kéo tay áo xuống, che đi phần bầm tím ở tay, mợ liền nói:
- À cái này là mợ đi té, bị bầm ở tay nhưng mợ giấu không cho cậu em biết... sợ cậu lo. Em đừng có nói cho cậu Tư nghe nha Mùa, cậu không cho mợ ra khỏi phòng nữa thì buồn lắm.
- Dạ...em biết rồi mợ.
Mặc dù mợ Diệp nói vậy nhưng tôi vẫn thấy dường như mợ Diệp đang muốn giấu giếm tôi chuyện gì đó. Tôi không nghĩ là mợ Diệp té rồi bầm tay đâu, chẳng ai lại bầm tay kiểu như mợ được, cái này là do bị siết tay mà bầm đây nè.
Thấy tôi không hỏi thêm nữa, mợ Diệp liền kêu tôi dìu đi vào trong nhà, suốt dọc đường mợ nói nhiều lắm, nói nhiều hơn mọi khi rất nhiều. Mợ giống như đang muốn phân tán sự chú ý của tôi khỏi cái tay đang bầm tím của mợ vậy.
Thay ca cho chị Hồng chăm mợ Diệp, canh lúc mợ ngủ, tôi mới kêu chị Hồng xuống nhà dưới, tôi khẽ hỏi:
- Chị... chị có thấy mợ Diệp là lạ không?
Chị Hồng nhìn tôi, chị chau mày hỏi:
- Là lạ... là lạ sao em?
- Thì cậu với mợ... có gì khác thường ngày không chị?
Chị Hồng lắc đầu:
- Không, chị thấy cậu mợ Tư bình thường mà... mà sao em hỏi vậy, em thấy gì hả Mùa?
Tôi chau mày suy nghĩ một lát rồi mới quyết định kể cho chị Hồng nghe, nghe xong câu chuyện, chị Hồng thoáng sững sờ, chị trầm ngâm nói:
- Mợ Diệp bị bầm tay hả, sao chị dìu mợ đi lên đi xuống hoài mà chị không thấy?
- Em nghĩ là mợ giấu, em đoán vậy.
- Giấu? Sao phải giấu?
Tôi lắc đầu, chịu thua:
- Em cũng không biết nữa, mợ Diệp hình như đang giấu giếm cái gì đó á chị Hồng. Em thấy mợ không được bình thường, không biết cậu Tư có...
- Ấy, đừng có nói bậy... cậu Tư không phải loại người tệ bạc như vậy đâu Mùa. Nghĩ oan tội cậu, chị sống ở đây lâu chị biết tánh cậu mà.
Nghe chị Hồng bênh cậu Tư, tôi cũng không có ý phản bác, bởi lẽ tôi cũng tin vào nhân phẩm của cậu dữ lắm. Ai chứ cậu Tư thương vợ vô cùng, tôi có mắt tôi nhìn cũng biết mà. Nhưng còn mợ Diệp...
- Em cũng tin cậu Tư nhưng em cũng tin mợ Diệp nữa... tại chị không biết, mợ Diệp trông thấy thương lắm. Nói thì em không biết nói sao cho chị hiểu, mợ Diệp bây giờ không giống mợ Diệp lúc trước chút nào hết á chị. Em chỉ sợ có điều gì khuất tất thôi, chứ cậu Tư hay mợ Tư, em điều mong cho hai người họ luôn luôn hạnh phúc.
Nói tới đây, tôi lại thở dài:
- Đó, mợ Diệp vừa mới mất con, tâm lý chưa ổn định... em thiệt chỉ mong cho mợ được sống hạnh phúc thôi à chị. Chứ nếu mà cậu Tư phụ bạc mợ nữa, chắc mợ sống không nổi đâu, bị mợ thương cậu quá mà.
- Chưa chắc đâu Mùa...
- Hả? Chị nói gì? Cái gì chưa chắc?
Nghe tôi hỏi, chị Hồng có hơi sững sờ, chị vội vàng trả lời:
- À ý chị là chưa chắc những gì em nghĩ là đúng đâu, biết đâu mợ bị té thiệt thì sao... để lát chị dò hỏi mợ thử, chắc mợ cũng nói thôi.
Tôi gật gù:
- Phải đó chị, chị thân với mợ như vậy mà, chị thử hỏi mợ coi, biết đâu mợ kể chị nghe thì sao.
Chị Hồng gật gật:
- Ừ, để chị hỏi, mà chuyện này em đừng có nói với ai, mắc công người ta không biết lại...
- Em biết rồi mà, em biết mà.
- Ừ ừ, chị đi nấu cháo cho mợ Diệp, nồi thuốc còn chưa nấu nữa kìa.
- Vậy để em nấu thuốc cho, chị đi nấu cháo đi.
- Thôi đi cô nương, giờ này không lo phụ dì Tư cơm nước, một lát bị chửi thì đừng có la làng. Chị bắt thuốc lên nấu là xong à, nhanh còn hơn nấu cháo.
Hai chị em còn chưa nói xong, dưới bếp đã vọng lên giọng dì Tư lanh lảnh. Hai chị em tôi nhìn nhau phì cười rồi kéo nhau xuống bếp làm công chuyện nhà. Chuyện của mợ Diệp để chị Hồng hỏi thăm thêm vậy, không gấp được.
Bình luận facebook