Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 17
Long Tộc? Long tộc là gì vậy trời?
- Bà Chín... bà có nhầm không? Sao tôi lại là truyền nhân của Long tộc được? Không thể nào đâu... chắc là có nhầm lẫn gì ở đây rồi.
Bà Chín Tàu chau mày, giọng nghiêm nghị:
- Vết bớt sau lưng cô chính là dấu ấn của việc phong ấn long mạch trong người cô. Nếu cô không bị phong ấn thì chỉ cần kim tiêm chạm vào người cô, long mạch sẽ hiện ra y như khi nãy. Tôi hỏi nè cô gái, ba mẹ cô là người như thế nào?
Tôi thở hắc ra:
- Cha mẹ con là nông dân, từ nhỏ tới giờ con chưa từng nghe cha hay mẹ nhắc gì tới chuyện long mạch hay là Long tộc gì hết. Mà con cũng không nghĩ cha mẹ con biết gì về chuyện này đâu... nhà con nghèo lắm, nội ngoại chết hết rồi, người Long tộc... ai mà nghèo như nhà con.
- Tôi không biết vì sao cô lại có long mạch trong người, còn về Long tộc... tôi cũng không rành để giải thích cho cô nghe mọi chuyện, cô cứ đợi bà Cúng về rồi bà ấy nói cho cô nghe. Nhưng tôi dám chắc, trong người cô có long mạch là sự thật, cô phải nên đề phòng cẩn thận những kẻ gian ác.
Tôi có chút lo lắng:
- Sao bọn họ lại muốn hại người của Long tộc hả bà?
Bà Chín trầm ngâm:
- Cô có từng nghe tới long mạch của đất hay chưa? Nếu đã từng nghe thì long mạch của người cũng giống như vậy. Long tộc là bộ tộc hiếm hoi và duy nhất trên đời này có được long mạch và huyết long trong người. Xét về mặt y học, máu của cô cũng chỉ là một trong các nhóm máu cơ bản của con người nhưng xét về mặt huyền bí thì máu của cô là vô cùng đặc biệt. Một mảnh đất dù có xấu tới đâu nhưng nếu muốn biến nó thành đất tốt thì cứ việc chôn sống một người có long mạch trong người. Tôi dám đảm bảo với cô, dù là hàng trăm năm về sau, mảnh đất đó vẫn là nơi đẻ ra tiền trăm tiền tỷ.
Dừng một lát, bà ấy lại nói tiếp:
- Tôi không phải người hiểu biết chuyên sâu về Long tộc, những thứ tôi biết chỉ là học lỏm của người khác. Cuộc đời của tôi cho tới bây giờ, phải nói là rất may mắn mới gặp được người của Long tộc. Nếu không bị phong ấn thì máu của cô có thể dùng để cứu người, long mạch trên người cô đặt ở đâu... vùng đất đó sẽ là nơi trù phú bậc nhất. Cô gái, kể từ nay về sau phải cẩn thận... người có mắt pháp nhìn vào cô sẽ biết cô là ai. Mà đã là người có mắt pháp, nếu là phe hắc đạo, kẻ đó sẽ không bao giờ bỏ qua báu vật trân quý như cô đâu.
Tôi gật đầu, trong lòng cũng tự giác cân nhắc mức độ nặng nhẹ của sự việc. Hóa ra tôi là người của Long tộc, trong người tôi có máu rồng... chuyện kinh thiên động địa như vậy... không lẽ cha mẹ tôi không biết?
Chợt nhớ đến một chuyện, tôi liền hỏi:
- Bà Chín... bà nói vết bớt sau lưng con là dấu ấn của phong ấn?
Bà Chín gật đầu:
- Phong ấn từ bao lâu thì tôi không biết nhưng theo tôi đoán, có lẽ là từ lúc cô sinh ra tới giờ. Có phải gần đây, cô từng bị tai nạn va đập phía sau lưng... có phải vậy không?
Tôi giật mình, có hơi run run mà gật gật:
- Dạ phải... hơn năm trước con bị té từ trên cao xuống, lưng đập xuống đất nhưng may là không sao, chỉ bị trầy xước một đường ở lưng...
- Chỗ vết bớt của cô có một vết sẹo cắt ngang, chính vết sẹo đó làm mất phong ấn trên người cô. Cũng may là bà Cúng phát hiện ra kịp thời, bà ấy dặn dò tôi phong ấn long mạch trong người cô lại. Nhưng có chuyện này, tôi cần phải nói cho cô biết...
- Dạ... có chuyện gì vậy bà?
Bà Chín híp mắt nhìn tôi:
- Sức lực của tôi không đủ mạnh, phong ấn tôi làm trên người cô chỉ là tạm thời, cô cần gặp người có đạo hạnh cao hơn tôi để giúp cô phong ấn vĩnh viễn... chỉ khi nào long mạch trên người cô bị ẩn đi, tính mạng của cô mới không bị đe dọa. Cho nên trong thời gian này, cô nên cẩn thận một chút, dù biết không phải ai cũng biết về Long tộc nhưng mà có đề phòng vẫn hơn. Cô hiểu chưa?
- Con... con hiểu rồi... con hiểu rồi.
Rời khỏi nhà bà Chín, tôi đi xe ôm về lại nhà mình, sẵn tiện ghé ngang chợ mua chút trái cây hoa quả về cúng cho mẹ rồi mua thêm đồ ăn về nấu bữa cơm cho cha. Về tới nhà, thấy cha không có nhà, tôi xoắn tay áo vào dọn đẹp nhà cửa rồi nấu cơm nước đợi sẵn. Cha tôi bữa nay chắc là đi ruộng, tầm này là chuẩn bị vào mùa rồi.
Trong lúc ngồi chờ cha về, tôi lại suy ngẫm những lời bà Chín Tàu nói với tôi khi nãy. Đúng là không biết trước được chuyện gì, tôi cứ tưởng tôi chỉ là người bình thường, ai dè giờ lại là người khác thường. Mà Long tộc... từ nhỏ tới giờ tôi chưa từng có khái niệm gì về bộ tộc này hết, cũng chưa từng nghe ai nói đến chuyện này. Cả cha cả mẹ tôi cũng chưa từng nhắc tới chuyện này với tôi. Hay là họ giấu tôi... chắc là như vậy rồi, chắc chỉ có thể là họ đang giấu tôi thôi.
Cha tôi đi từ đầu ngõ đã thấy con gái ngồi chờ, trên vai ông vác cuốc, chân dính đầy bùn sình nhưng miệng lại cười rất tươi:
- Ái chà, con gái về thăm cha hả?
Tôi chạy ra đón ông, đỡ ông đem cuốc xuống dựng sau nhà, tôi cười tíu tít:
- Cha mới về, rửa tay rửa chân đi rồi vô ăn cơm.
Cha tôi gật gù:
- Ừ, đợi cha rửa tay cái, mày vô dọn cơm đi.
- Con dọn sẵn rồi, đợi cha vô ăn thôi.
- Ừ, cha vô liền.
Cha tôi vào nhà, trước tiên là thắp nhang cho mẹ, ông thủ thỉ với bà là mới đi ruộng về, bữa nay có con gái về thăm. Thấy cha tình cảm với mẹ, tôi tự dưng thấy mủi lòng, đúng là cuộc đời của mẹ tôi gặp được cha tôi là điều hạnh phúc và đúng đắn nhất.
- Sao bữa nay về thăm cha vậy? Chủ cho nghỉ hả?
Tôi cười:
- Không có, con nhớ cha nên về thăm cha mà.
- Ừ, thôi ăn cơm đi, ăn đi con.
Hai cha con tôi vừa ăn cơm vừa kể đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Gần cuối bữa cơm, đợi cha ăn gần xong, tôi mới hỏi:
- Cha, cha với mẹ có gì giấu con không?
Cha tôi lùa cơm cho vào miệng, nhai nhai, ông trả lời:
- Giấu gì hả con gái? Cha có giấu gì con đâu.
Tôi hỏi tiếp:
- Thiệt luôn hả cha?
Cha tôi nhìn tôi, ông đặt chén cơm xuống bàn, nhíu mày tò mò, hỏi:
- Mày hỏi gì lạ vậy Mùa, đó giờ cha mẹ có giấu gì mày đâu. Mày nghe ai nói gì hay sao mà chạy về hỏi cha?
Nhìn vẻ mặt chân thật trên mặt ông, tôi không nghĩ là ông giấu tôi chuyện Long tộc. Cha tôi từ đó tới giờ không biết nói dối, mỗi lần nói dối là mắt ông cứ chớp liên hồi. Thấy tôi im lặng không trả lời, ông lại chau mày, lo lắng hỏi:
- Sao không trả lời cha, bộ có gì hả Mùa? Mày hỏi làm cha sợ vậy con?
Không muốn làm ông lo, tôi liền cười hề hề:
- Dạ có gì đâu cha, con hỏi giỡn á mà... con tưởng cha giấu con không nói cho con biết là nhà mình siêu giàu mà giả dạng người nghèo sống cho an nhàn... chứ có đâu mà cha con mình nghèo quá trời quá đất vậy hà.
Nghe tôi nói vậy, cha tôi mới giãn chân mày ra, ông gõ đầu tôi cái bốc:
- Mồ tổ cha mày, mày làm cha hết hồn. Bữa này bày đặt giỡn hớt với cha nữa ha, coi chừng tao đánh đòn mày bây giờ.
Tôi phì cười:
- Con coi trên phim hay có mấy vụ này lắm nè, gì mà cha làm chủ tịch giả bộ nghèo cho con cái không hư hỏng á. Con còn nghĩ nhà mình là bộ tộc gì đó nữa á chứ.
Cha tôi cười hỏi:
- Cha mày, tộc gì? Cái bang hả?
Tôi vừa cười vừa dò hỏi:
- Bậy, có thể là Long tộc hay là Rắn tộc, Rùa tộc gì đó. Chứ cái bang... nghe tên cái thấy nghèo liền hà.
Cha tôi lại gõ vào đầu tôi:
- Long tộc... mày coi phim kiếm hiệp nhiều quá mày khùng rồi hả con. Ở đâu ra long tộc, mà long tộc là rồng á hả?
Tôi gật gật:
- Có thiệt mà cha, trên đời này có Long tộc thiệt á, tại cha không biết thôi.
Cha tôi bĩu môi:
- Cái gì chứ cái tộc tiếc gì đó là tao bó tay, suốt ngày cắm cổ làm ruộng thì biết gì chuyện này chuyện kia đâu mạy.
- Vậy là cha không biết luôn á hả?
- Ờ, bữa này mày rảnh mày kể cho cha nghe rồi đặng cha đi tào lao với người ta chút coi.
Tôi nhìn cha, nhìn gương mặt thật thà của ông, tôi tin chắc là ông không có nói dối cũng không có giấu giếm tôi chuyện gì. Nhưng nếu ông thật sự không biết Long tộc là gì, vậy thì... coi bộ nhức đầu rồi đây. Chợt, tôi quay lên nhìn bàn thờ của mẹ, nhìn vào di ảnh của bà, lòng tôi sinh ra bao nhiêu nỗi bâng khuâng khó nói nên lời. Trong người tôi có long mạch là sự thật, mà long mạch này thì chắc chắn chỉ có người của Long tộc mới di truyền được cho nhau. Nếu cha tôi không biết gì về Long tộc, vậy thì chỉ có thể là mẹ tôi? Nhưng mà nếu mẹ tôi là người của Long tộc, chả nhẽ cha tôi không biết? Mà cha tôi, ông không nói dối, tôi sống với ông từ nhỏ tới lớn, thói quen sở thích của ông tôi biết rất rõ. Oầy, sao vậy nhỉ? Có chuyện gì khuất tất ở đây không vậy?
✿
Ăn cơm xong tôi về lại nhà chủ, dì Tư thấy tôi về liền kêu tôi lau dọn lại hai phòng trên lầu để mai đón khách. Sau khi dọn phòng xong, tôi hì hục lau chùi cầu thang, vừa làm vừa tập trung suy nghĩ chuyện Long tộc, tôi trượt chân ngã ì ạch lúc nào không hay. Cũng may là chỉ trượt chân ngã có hai ba bậc, chứ cỡ mà lăn long lóc như trong phim là xong đời tôi luôn rồi. Tự mình đứng dậy, tôi lết xuống nhà bếp rồi mếu máo khóc kể với dì Tư, dì Tư quát cho tôi một trận nhưng cũng phụ tôi dọn dẹp mớ hỗn độn ở cầu thang.
Đến chiều, do chân đau nên tôi không đạp xe đi dạy học được, cô Phi Uyển thấy vậy liền lấy xe đạp chở tôi đi. Đến tối về, cậu Phong định lấy xe chở tôi với cô Uyển về thì đột nhiên thấy xe cậu Ba khù lù bên đường. Thấy bọn tôi, cậu Ba bước qua, cậu cười với cô Uyển:
- Bọn em định về hả?
Cô Uyển cười tươi:
- Phong định chạy về lấy xe chở em với Mùa về, chân Mùa đâu đi xe không được.
Cậu Ba nhìn lướt qua tôi, cậu không thèm hỏi thăm tôi một câu, liền ngang ngược nói với cô Uyển:
- Vậy để Phong chở Mùa về đi, anh chở em về.
Tôi nhìn cậu, trong lòng cảm thấy khinh thường, làm như tôi muốn để cậu chở về lắm vậy á... hừ!
Quý Phong xoa xoa đầu tôi, cậu ta cười nói:
- Anh Ba chở chị Uyển về đi, để em đưa Nghi về cho.
Cô Uyển không chịu, cô ấy nói:
- Chi cho mắc công vậy, để anh Lãnh chở bé Mùa về luôn, em về nhà trước đi Phong.
Tôi im lặng nãy giờ, giờ mới cười hề hề lên tiếng:
- Dạ thôi cô, để cậu Phong chở em về được rồi, em với cậu cũng có chuyện cần nói mà... phải không Phong?
Quý Phong như hiểu được ý tôi, cậu ấy gật gù:
- Ờ ờ, để em chở Nghi về cho mà, anh Ba lo chở "bà xã tương lai" về đi, tụi em không dám làm kỳ đà cản mũi hai người đâu.
Nghe Quý Phong nói "bà xã tương lai", tôi liền quay sang nhìn cậu Ba không chớp mắt. Cậu Ba lúc này chỉ im lặng chứ không nói gì, biểu cảm bình thản không biết là đang vui hay đang buồn nữa.
Cô Uyển bị cậu Phong chọc ghẹo, cô ấy đỏ mặt cười duyên:
- Hai cái đứa này... đừng chọc chị nữa. Mùa, em lên xe đi, chị với cậu em đưa em về. Còn cái thằng quỷ nhỏ này nữa, muốn nói hay muốn tâm sự gì với bé Mùa thì để ngày mai đi, con nhỏ về trễ dì Tư la chết.
Quý Phong bĩu môi:
- Em mà thèm tâm sự với con bánh bèo này?
Tôi đi sát tới gần cậu ta, đấm cho cậu ta vài phát, tôi gào:
- Ông nói ai bánh bèo? Tôi mà thèm tâm sự với ông chắc? Nằm mơ đi.
- Chứ tôi thèm tâm sự với bà, ghê, con gái gì bạo lực thấy sợ.
Sợ bọn tôi đánh nhau ỏm tỏi, cô Uyển liền can ngăn, cô ấy nắm lấy tay tôi kéo tôi ra xe:
- Thôi thôi, chị đưa bé Mùa về trước, em cũng về luôn đi Phong.
Tôi đi theo cô Uyển ra xe, mắt lại nhìn nhìn cậu Ba, tôi hỏi nhỏ:
- Cô Uyển... cậu Ba...
Cô Uyển vỗ vỗ vai cậu Ba, cô ấy cười nói:
- Không cần sợ, cô bảo kê cho em.
Nói xong, cô ấy lại quay sang nhìn cậu Ba cười cười, cậu Ba cũng cười lại chứ không có nói là không đồng ý chở tôi về. Nhìn hai người bọn họ tình chàng ý thiếp, tôi thiệt là thấy hối hận. Biết vậy nãy theo Quý Phong về cho rồi, đi theo đôi thanh mai trúc mã này làm gì không biết nữa.
Cậu Ba mở cửa xe sau, cậu ấy nhìn tôi, giọng ngang ngược:
- Đứng đây làm gì, vô xe ngồi đi.
Tôi nhìn cậu ấy, mắt liếc ngang liếc dọc, xừ, làm như tôi thèm đi ké xe cậu lắm vậy á. Thử không chịu chở tôi đi, tôi ra đường bắt xe ôm về, làm như ở đây có mình cậu không bằng.
Bực thì bực nhưng tôi vẫn chui vào trong xe ngồi, cứ tưởng là cô Uyển sẽ ngồi ở ghế phụ lái với cậu Ba, thấy cô ấy chui vào ngồi kế bên tôi, tôi có hơi ngạc nhiên, khẽ hỏi:
- Cô Uyển... sao cô không ngồi ở trên kia với cậu, em ngồi mình ở đây là được rồi.
Cô Uyển cười cười, cô ấy kề sát tai tôi, nhỏ giọng:
- Không phải... cậu Ba em không thích người khác ngồi gần mình... đó giờ cậu em không cho ai ngồi ở ghế đó đâu.
- Dạ?
- Suỵt! Đừng có nói lớn, cậu Ba em khó tính lắm, cậu cằn nhằn cô bây giờ.
Sao lạ vậy nhỉ? Lần trước cậu Ba chở tôi đi bệnh viện thăm mợ Diệp, tôi cũng ngồi ở ghế phụ lái mà. Mà lúc đó cậu Ba có nói gì đâu, cũng đâu có mắng hay chửi tôi đâu... sao cô Uyển lại nói như vậy?
Tới cô Uyển còn không được ngồi ở vị trí đó, một đứa ô sin như tôi... làm sao có thể chứ?
Xe lúc này đã chạy, cậu Ba ngồi ở ghế lái, mắt cậu khẽ ngước nhìn vào gương phía trên. Vô tình tầm mắt cậu rơi ngay vào tầm mắt tôi, ánh nhìn dịu dàng vô cùng, không hề giống gì với khi nãy cả. Tôi không biết là cậu đang nhìn tôi hay là nhìn cô Uyển, tôi chỉ biết trong lòng mình lúc này đang cảm thấy hoang mang vô cùng. Mắt đối mắt với cậu... ánh mắt tinh anh dịu dàng kia thật là khiến tim tôi không chịu nổi mà.
Cậu Ba ơi là cậu Ba... cậu với em là sao vậy?!
✿
Ngày hôm sau, nhà bà chủ tôi có khách, khách này là khách của ông Năm, ông ấy là thầy cao tay được ông Năm mời về dự lễ mừng thọ của ông, sẵn dịp xem chuyện sống chết của mợ Diệp ra sao. Ông Năm và mọi người đều gọi ông ấy là thầy Dận, cái tên nghe thân thương phải biết.
Thầy Dận tầm U50 trở lên, dáng người cao gầy, tướng mặt trông rất nghiêm nghị nhưng giọng nói lại toát lên vẻ hiền khô. Sau khi ăn bữa cơm, ông Năm mới mời thầy Dận lên trước để bàn chuyện, tôi cũng được ông Năm và mọi người kêu lên cùng. Lên đến nhà trên, tôi đứng chung với cô Uyển, ông Năm lúc này đang kể lại chuyện của mợ Diệp cho thầy Dận nghe. Lúc kể đến đoạn có tôi, ông Năm có chỉ tay về chỗ tôi, thầy Dận cũng theo hướng tay mà nhìn tới. Bất chợt, khi ánh mắt thầy Dận nhìn về phía tôi và cô Uyển, tôi tự dưng thấy toàn thân mình nổi gai óc. Mà thầy Dận, thầy ấy cũng trở nên khác thường, hai mắt sắc lại, mày chau vào nhau... không biết là đang nhìn ai. Vài giây sau, ánh nhìn của thầy ấy lại thay đổi trở về trạng thái vui vẻ như ban đầu, thầy không chỉ vào tôi mà chỉ vào cô Uyển, thầy hỏi:
- Đó là ai?
Nghe thầy Dận hỏi về cô Uyển, tôi mới dám thở phào nhẹ nhõm xuống. Eo ôi, đáng sợ quá, ánh mắt kia đáng sợ quá đi mất!
- Bà Chín... bà có nhầm không? Sao tôi lại là truyền nhân của Long tộc được? Không thể nào đâu... chắc là có nhầm lẫn gì ở đây rồi.
Bà Chín Tàu chau mày, giọng nghiêm nghị:
- Vết bớt sau lưng cô chính là dấu ấn của việc phong ấn long mạch trong người cô. Nếu cô không bị phong ấn thì chỉ cần kim tiêm chạm vào người cô, long mạch sẽ hiện ra y như khi nãy. Tôi hỏi nè cô gái, ba mẹ cô là người như thế nào?
Tôi thở hắc ra:
- Cha mẹ con là nông dân, từ nhỏ tới giờ con chưa từng nghe cha hay mẹ nhắc gì tới chuyện long mạch hay là Long tộc gì hết. Mà con cũng không nghĩ cha mẹ con biết gì về chuyện này đâu... nhà con nghèo lắm, nội ngoại chết hết rồi, người Long tộc... ai mà nghèo như nhà con.
- Tôi không biết vì sao cô lại có long mạch trong người, còn về Long tộc... tôi cũng không rành để giải thích cho cô nghe mọi chuyện, cô cứ đợi bà Cúng về rồi bà ấy nói cho cô nghe. Nhưng tôi dám chắc, trong người cô có long mạch là sự thật, cô phải nên đề phòng cẩn thận những kẻ gian ác.
Tôi có chút lo lắng:
- Sao bọn họ lại muốn hại người của Long tộc hả bà?
Bà Chín trầm ngâm:
- Cô có từng nghe tới long mạch của đất hay chưa? Nếu đã từng nghe thì long mạch của người cũng giống như vậy. Long tộc là bộ tộc hiếm hoi và duy nhất trên đời này có được long mạch và huyết long trong người. Xét về mặt y học, máu của cô cũng chỉ là một trong các nhóm máu cơ bản của con người nhưng xét về mặt huyền bí thì máu của cô là vô cùng đặc biệt. Một mảnh đất dù có xấu tới đâu nhưng nếu muốn biến nó thành đất tốt thì cứ việc chôn sống một người có long mạch trong người. Tôi dám đảm bảo với cô, dù là hàng trăm năm về sau, mảnh đất đó vẫn là nơi đẻ ra tiền trăm tiền tỷ.
Dừng một lát, bà ấy lại nói tiếp:
- Tôi không phải người hiểu biết chuyên sâu về Long tộc, những thứ tôi biết chỉ là học lỏm của người khác. Cuộc đời của tôi cho tới bây giờ, phải nói là rất may mắn mới gặp được người của Long tộc. Nếu không bị phong ấn thì máu của cô có thể dùng để cứu người, long mạch trên người cô đặt ở đâu... vùng đất đó sẽ là nơi trù phú bậc nhất. Cô gái, kể từ nay về sau phải cẩn thận... người có mắt pháp nhìn vào cô sẽ biết cô là ai. Mà đã là người có mắt pháp, nếu là phe hắc đạo, kẻ đó sẽ không bao giờ bỏ qua báu vật trân quý như cô đâu.
Tôi gật đầu, trong lòng cũng tự giác cân nhắc mức độ nặng nhẹ của sự việc. Hóa ra tôi là người của Long tộc, trong người tôi có máu rồng... chuyện kinh thiên động địa như vậy... không lẽ cha mẹ tôi không biết?
Chợt nhớ đến một chuyện, tôi liền hỏi:
- Bà Chín... bà nói vết bớt sau lưng con là dấu ấn của phong ấn?
Bà Chín gật đầu:
- Phong ấn từ bao lâu thì tôi không biết nhưng theo tôi đoán, có lẽ là từ lúc cô sinh ra tới giờ. Có phải gần đây, cô từng bị tai nạn va đập phía sau lưng... có phải vậy không?
Tôi giật mình, có hơi run run mà gật gật:
- Dạ phải... hơn năm trước con bị té từ trên cao xuống, lưng đập xuống đất nhưng may là không sao, chỉ bị trầy xước một đường ở lưng...
- Chỗ vết bớt của cô có một vết sẹo cắt ngang, chính vết sẹo đó làm mất phong ấn trên người cô. Cũng may là bà Cúng phát hiện ra kịp thời, bà ấy dặn dò tôi phong ấn long mạch trong người cô lại. Nhưng có chuyện này, tôi cần phải nói cho cô biết...
- Dạ... có chuyện gì vậy bà?
Bà Chín híp mắt nhìn tôi:
- Sức lực của tôi không đủ mạnh, phong ấn tôi làm trên người cô chỉ là tạm thời, cô cần gặp người có đạo hạnh cao hơn tôi để giúp cô phong ấn vĩnh viễn... chỉ khi nào long mạch trên người cô bị ẩn đi, tính mạng của cô mới không bị đe dọa. Cho nên trong thời gian này, cô nên cẩn thận một chút, dù biết không phải ai cũng biết về Long tộc nhưng mà có đề phòng vẫn hơn. Cô hiểu chưa?
- Con... con hiểu rồi... con hiểu rồi.
Rời khỏi nhà bà Chín, tôi đi xe ôm về lại nhà mình, sẵn tiện ghé ngang chợ mua chút trái cây hoa quả về cúng cho mẹ rồi mua thêm đồ ăn về nấu bữa cơm cho cha. Về tới nhà, thấy cha không có nhà, tôi xoắn tay áo vào dọn đẹp nhà cửa rồi nấu cơm nước đợi sẵn. Cha tôi bữa nay chắc là đi ruộng, tầm này là chuẩn bị vào mùa rồi.
Trong lúc ngồi chờ cha về, tôi lại suy ngẫm những lời bà Chín Tàu nói với tôi khi nãy. Đúng là không biết trước được chuyện gì, tôi cứ tưởng tôi chỉ là người bình thường, ai dè giờ lại là người khác thường. Mà Long tộc... từ nhỏ tới giờ tôi chưa từng có khái niệm gì về bộ tộc này hết, cũng chưa từng nghe ai nói đến chuyện này. Cả cha cả mẹ tôi cũng chưa từng nhắc tới chuyện này với tôi. Hay là họ giấu tôi... chắc là như vậy rồi, chắc chỉ có thể là họ đang giấu tôi thôi.
Cha tôi đi từ đầu ngõ đã thấy con gái ngồi chờ, trên vai ông vác cuốc, chân dính đầy bùn sình nhưng miệng lại cười rất tươi:
- Ái chà, con gái về thăm cha hả?
Tôi chạy ra đón ông, đỡ ông đem cuốc xuống dựng sau nhà, tôi cười tíu tít:
- Cha mới về, rửa tay rửa chân đi rồi vô ăn cơm.
Cha tôi gật gù:
- Ừ, đợi cha rửa tay cái, mày vô dọn cơm đi.
- Con dọn sẵn rồi, đợi cha vô ăn thôi.
- Ừ, cha vô liền.
Cha tôi vào nhà, trước tiên là thắp nhang cho mẹ, ông thủ thỉ với bà là mới đi ruộng về, bữa nay có con gái về thăm. Thấy cha tình cảm với mẹ, tôi tự dưng thấy mủi lòng, đúng là cuộc đời của mẹ tôi gặp được cha tôi là điều hạnh phúc và đúng đắn nhất.
- Sao bữa nay về thăm cha vậy? Chủ cho nghỉ hả?
Tôi cười:
- Không có, con nhớ cha nên về thăm cha mà.
- Ừ, thôi ăn cơm đi, ăn đi con.
Hai cha con tôi vừa ăn cơm vừa kể đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Gần cuối bữa cơm, đợi cha ăn gần xong, tôi mới hỏi:
- Cha, cha với mẹ có gì giấu con không?
Cha tôi lùa cơm cho vào miệng, nhai nhai, ông trả lời:
- Giấu gì hả con gái? Cha có giấu gì con đâu.
Tôi hỏi tiếp:
- Thiệt luôn hả cha?
Cha tôi nhìn tôi, ông đặt chén cơm xuống bàn, nhíu mày tò mò, hỏi:
- Mày hỏi gì lạ vậy Mùa, đó giờ cha mẹ có giấu gì mày đâu. Mày nghe ai nói gì hay sao mà chạy về hỏi cha?
Nhìn vẻ mặt chân thật trên mặt ông, tôi không nghĩ là ông giấu tôi chuyện Long tộc. Cha tôi từ đó tới giờ không biết nói dối, mỗi lần nói dối là mắt ông cứ chớp liên hồi. Thấy tôi im lặng không trả lời, ông lại chau mày, lo lắng hỏi:
- Sao không trả lời cha, bộ có gì hả Mùa? Mày hỏi làm cha sợ vậy con?
Không muốn làm ông lo, tôi liền cười hề hề:
- Dạ có gì đâu cha, con hỏi giỡn á mà... con tưởng cha giấu con không nói cho con biết là nhà mình siêu giàu mà giả dạng người nghèo sống cho an nhàn... chứ có đâu mà cha con mình nghèo quá trời quá đất vậy hà.
Nghe tôi nói vậy, cha tôi mới giãn chân mày ra, ông gõ đầu tôi cái bốc:
- Mồ tổ cha mày, mày làm cha hết hồn. Bữa này bày đặt giỡn hớt với cha nữa ha, coi chừng tao đánh đòn mày bây giờ.
Tôi phì cười:
- Con coi trên phim hay có mấy vụ này lắm nè, gì mà cha làm chủ tịch giả bộ nghèo cho con cái không hư hỏng á. Con còn nghĩ nhà mình là bộ tộc gì đó nữa á chứ.
Cha tôi cười hỏi:
- Cha mày, tộc gì? Cái bang hả?
Tôi vừa cười vừa dò hỏi:
- Bậy, có thể là Long tộc hay là Rắn tộc, Rùa tộc gì đó. Chứ cái bang... nghe tên cái thấy nghèo liền hà.
Cha tôi lại gõ vào đầu tôi:
- Long tộc... mày coi phim kiếm hiệp nhiều quá mày khùng rồi hả con. Ở đâu ra long tộc, mà long tộc là rồng á hả?
Tôi gật gật:
- Có thiệt mà cha, trên đời này có Long tộc thiệt á, tại cha không biết thôi.
Cha tôi bĩu môi:
- Cái gì chứ cái tộc tiếc gì đó là tao bó tay, suốt ngày cắm cổ làm ruộng thì biết gì chuyện này chuyện kia đâu mạy.
- Vậy là cha không biết luôn á hả?
- Ờ, bữa này mày rảnh mày kể cho cha nghe rồi đặng cha đi tào lao với người ta chút coi.
Tôi nhìn cha, nhìn gương mặt thật thà của ông, tôi tin chắc là ông không có nói dối cũng không có giấu giếm tôi chuyện gì. Nhưng nếu ông thật sự không biết Long tộc là gì, vậy thì... coi bộ nhức đầu rồi đây. Chợt, tôi quay lên nhìn bàn thờ của mẹ, nhìn vào di ảnh của bà, lòng tôi sinh ra bao nhiêu nỗi bâng khuâng khó nói nên lời. Trong người tôi có long mạch là sự thật, mà long mạch này thì chắc chắn chỉ có người của Long tộc mới di truyền được cho nhau. Nếu cha tôi không biết gì về Long tộc, vậy thì chỉ có thể là mẹ tôi? Nhưng mà nếu mẹ tôi là người của Long tộc, chả nhẽ cha tôi không biết? Mà cha tôi, ông không nói dối, tôi sống với ông từ nhỏ tới lớn, thói quen sở thích của ông tôi biết rất rõ. Oầy, sao vậy nhỉ? Có chuyện gì khuất tất ở đây không vậy?
✿
Ăn cơm xong tôi về lại nhà chủ, dì Tư thấy tôi về liền kêu tôi lau dọn lại hai phòng trên lầu để mai đón khách. Sau khi dọn phòng xong, tôi hì hục lau chùi cầu thang, vừa làm vừa tập trung suy nghĩ chuyện Long tộc, tôi trượt chân ngã ì ạch lúc nào không hay. Cũng may là chỉ trượt chân ngã có hai ba bậc, chứ cỡ mà lăn long lóc như trong phim là xong đời tôi luôn rồi. Tự mình đứng dậy, tôi lết xuống nhà bếp rồi mếu máo khóc kể với dì Tư, dì Tư quát cho tôi một trận nhưng cũng phụ tôi dọn dẹp mớ hỗn độn ở cầu thang.
Đến chiều, do chân đau nên tôi không đạp xe đi dạy học được, cô Phi Uyển thấy vậy liền lấy xe đạp chở tôi đi. Đến tối về, cậu Phong định lấy xe chở tôi với cô Uyển về thì đột nhiên thấy xe cậu Ba khù lù bên đường. Thấy bọn tôi, cậu Ba bước qua, cậu cười với cô Uyển:
- Bọn em định về hả?
Cô Uyển cười tươi:
- Phong định chạy về lấy xe chở em với Mùa về, chân Mùa đâu đi xe không được.
Cậu Ba nhìn lướt qua tôi, cậu không thèm hỏi thăm tôi một câu, liền ngang ngược nói với cô Uyển:
- Vậy để Phong chở Mùa về đi, anh chở em về.
Tôi nhìn cậu, trong lòng cảm thấy khinh thường, làm như tôi muốn để cậu chở về lắm vậy á... hừ!
Quý Phong xoa xoa đầu tôi, cậu ta cười nói:
- Anh Ba chở chị Uyển về đi, để em đưa Nghi về cho.
Cô Uyển không chịu, cô ấy nói:
- Chi cho mắc công vậy, để anh Lãnh chở bé Mùa về luôn, em về nhà trước đi Phong.
Tôi im lặng nãy giờ, giờ mới cười hề hề lên tiếng:
- Dạ thôi cô, để cậu Phong chở em về được rồi, em với cậu cũng có chuyện cần nói mà... phải không Phong?
Quý Phong như hiểu được ý tôi, cậu ấy gật gù:
- Ờ ờ, để em chở Nghi về cho mà, anh Ba lo chở "bà xã tương lai" về đi, tụi em không dám làm kỳ đà cản mũi hai người đâu.
Nghe Quý Phong nói "bà xã tương lai", tôi liền quay sang nhìn cậu Ba không chớp mắt. Cậu Ba lúc này chỉ im lặng chứ không nói gì, biểu cảm bình thản không biết là đang vui hay đang buồn nữa.
Cô Uyển bị cậu Phong chọc ghẹo, cô ấy đỏ mặt cười duyên:
- Hai cái đứa này... đừng chọc chị nữa. Mùa, em lên xe đi, chị với cậu em đưa em về. Còn cái thằng quỷ nhỏ này nữa, muốn nói hay muốn tâm sự gì với bé Mùa thì để ngày mai đi, con nhỏ về trễ dì Tư la chết.
Quý Phong bĩu môi:
- Em mà thèm tâm sự với con bánh bèo này?
Tôi đi sát tới gần cậu ta, đấm cho cậu ta vài phát, tôi gào:
- Ông nói ai bánh bèo? Tôi mà thèm tâm sự với ông chắc? Nằm mơ đi.
- Chứ tôi thèm tâm sự với bà, ghê, con gái gì bạo lực thấy sợ.
Sợ bọn tôi đánh nhau ỏm tỏi, cô Uyển liền can ngăn, cô ấy nắm lấy tay tôi kéo tôi ra xe:
- Thôi thôi, chị đưa bé Mùa về trước, em cũng về luôn đi Phong.
Tôi đi theo cô Uyển ra xe, mắt lại nhìn nhìn cậu Ba, tôi hỏi nhỏ:
- Cô Uyển... cậu Ba...
Cô Uyển vỗ vỗ vai cậu Ba, cô ấy cười nói:
- Không cần sợ, cô bảo kê cho em.
Nói xong, cô ấy lại quay sang nhìn cậu Ba cười cười, cậu Ba cũng cười lại chứ không có nói là không đồng ý chở tôi về. Nhìn hai người bọn họ tình chàng ý thiếp, tôi thiệt là thấy hối hận. Biết vậy nãy theo Quý Phong về cho rồi, đi theo đôi thanh mai trúc mã này làm gì không biết nữa.
Cậu Ba mở cửa xe sau, cậu ấy nhìn tôi, giọng ngang ngược:
- Đứng đây làm gì, vô xe ngồi đi.
Tôi nhìn cậu ấy, mắt liếc ngang liếc dọc, xừ, làm như tôi thèm đi ké xe cậu lắm vậy á. Thử không chịu chở tôi đi, tôi ra đường bắt xe ôm về, làm như ở đây có mình cậu không bằng.
Bực thì bực nhưng tôi vẫn chui vào trong xe ngồi, cứ tưởng là cô Uyển sẽ ngồi ở ghế phụ lái với cậu Ba, thấy cô ấy chui vào ngồi kế bên tôi, tôi có hơi ngạc nhiên, khẽ hỏi:
- Cô Uyển... sao cô không ngồi ở trên kia với cậu, em ngồi mình ở đây là được rồi.
Cô Uyển cười cười, cô ấy kề sát tai tôi, nhỏ giọng:
- Không phải... cậu Ba em không thích người khác ngồi gần mình... đó giờ cậu em không cho ai ngồi ở ghế đó đâu.
- Dạ?
- Suỵt! Đừng có nói lớn, cậu Ba em khó tính lắm, cậu cằn nhằn cô bây giờ.
Sao lạ vậy nhỉ? Lần trước cậu Ba chở tôi đi bệnh viện thăm mợ Diệp, tôi cũng ngồi ở ghế phụ lái mà. Mà lúc đó cậu Ba có nói gì đâu, cũng đâu có mắng hay chửi tôi đâu... sao cô Uyển lại nói như vậy?
Tới cô Uyển còn không được ngồi ở vị trí đó, một đứa ô sin như tôi... làm sao có thể chứ?
Xe lúc này đã chạy, cậu Ba ngồi ở ghế lái, mắt cậu khẽ ngước nhìn vào gương phía trên. Vô tình tầm mắt cậu rơi ngay vào tầm mắt tôi, ánh nhìn dịu dàng vô cùng, không hề giống gì với khi nãy cả. Tôi không biết là cậu đang nhìn tôi hay là nhìn cô Uyển, tôi chỉ biết trong lòng mình lúc này đang cảm thấy hoang mang vô cùng. Mắt đối mắt với cậu... ánh mắt tinh anh dịu dàng kia thật là khiến tim tôi không chịu nổi mà.
Cậu Ba ơi là cậu Ba... cậu với em là sao vậy?!
✿
Ngày hôm sau, nhà bà chủ tôi có khách, khách này là khách của ông Năm, ông ấy là thầy cao tay được ông Năm mời về dự lễ mừng thọ của ông, sẵn dịp xem chuyện sống chết của mợ Diệp ra sao. Ông Năm và mọi người đều gọi ông ấy là thầy Dận, cái tên nghe thân thương phải biết.
Thầy Dận tầm U50 trở lên, dáng người cao gầy, tướng mặt trông rất nghiêm nghị nhưng giọng nói lại toát lên vẻ hiền khô. Sau khi ăn bữa cơm, ông Năm mới mời thầy Dận lên trước để bàn chuyện, tôi cũng được ông Năm và mọi người kêu lên cùng. Lên đến nhà trên, tôi đứng chung với cô Uyển, ông Năm lúc này đang kể lại chuyện của mợ Diệp cho thầy Dận nghe. Lúc kể đến đoạn có tôi, ông Năm có chỉ tay về chỗ tôi, thầy Dận cũng theo hướng tay mà nhìn tới. Bất chợt, khi ánh mắt thầy Dận nhìn về phía tôi và cô Uyển, tôi tự dưng thấy toàn thân mình nổi gai óc. Mà thầy Dận, thầy ấy cũng trở nên khác thường, hai mắt sắc lại, mày chau vào nhau... không biết là đang nhìn ai. Vài giây sau, ánh nhìn của thầy ấy lại thay đổi trở về trạng thái vui vẻ như ban đầu, thầy không chỉ vào tôi mà chỉ vào cô Uyển, thầy hỏi:
- Đó là ai?
Nghe thầy Dận hỏi về cô Uyển, tôi mới dám thở phào nhẹ nhõm xuống. Eo ôi, đáng sợ quá, ánh mắt kia đáng sợ quá đi mất!
Bình luận facebook